Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá độc tính phác đồ Paclitaxel carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn III, không chỉ định mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.12 MB, 8 trang )

Bệnh viện Trung ương Huế

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH PHÁC ĐỒ PACLITAXEL-CARBOPLATIN
KẾT HỢP HOÁ XẠ ĐỒNG THỜI TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ, GIAI ĐOẠN III, KHÔNG CHỈ ĐỊNH MỔ
Hàng Quốc Tuấn1,Lê Hữu Đức1, Danh Thị Kim Nguyệt1

TÓM TẮT
Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn III, không mổ được hiện nay chủ yếu là hoá
trị và xạ trị. Phác đồ paclitaxel – carboplatin phối hợp hoá xạ trị là một trong những lựa chọn điều trị được
áp dụng hiện nay tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu: Đánh giá độc tính phác đồ Paclitaxel – Carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời trên bệnh nhân
ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn III không chỉ định mổ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên bệnh nhân UTPKTBN, giai
đoạn III không mổ được, được điều trị bằng phác đồ Paclitaxel – Carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời.
Kết quả nghiên cứu qua 33 bệnh nhân: Tuổi trung bình: 67 ± 12. Tỉ lệ Nam/Nữ=3,7. Giai đoạn IIIB
chiếm đa số (69,7%), với mô bệnh học chủ yếu là Carcinôm tuyến (81,8%), grad 2 (54,5%).90,9% bệnh
nhân nhận liều hoá chất ≥ 90% liều chỉ định; Liều trung bình của V95% u và hạch là 58,5 Gy ± 0,79 Gy.
Độc tính điều trị đa số xảy ra ở độ I và II như: nôn, buồn nôn, rụng tóc, giảm huyết sắc tố, giảm bạch cầu,
ngoài ra còn ghi nhận được viêm phổi (24,2%), viêm thực quản (9,1%).Các yếu tố giai đoạn bệnh và liều
hóa trị ảnh hưởng độc lập lên độc tính.
Kết luận: phác đồ Paclitaxel – Carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời điều trị bệnh nhân UTPKTBN giai
đoạn III không mổ được, có độc tính có thể dung nạp được và an toàn.
Từ khoá: ung thư phổi không tế bào nhỏ, paclitaxel-carboplatin, độc tính hoá xạ trị đồng thời.

ABSTRACT
EVALUATION OF TOXICITIES OF PACLITAXEL – CARBOPLATIN REGIMEN
COMBINED WITH CONCURRENT CHEMORADIOTHERAPY IN PATIENTS FOR
INOPERABLE NON-SMALL CELL LUNG CANCER STAGE III
Hang Quoc Tuan1, Le Huu Duc1, Danh Thi Kim Nguyet1
Background: Nowaday, treatment of non-small cell lung cancer (NSCLC) stage III, unoperable is mainly


chemotherapy and radiotherapy. The paclitaxel - carboplatin combination concurrent chemoradiotherapy is
one of the treatment options currently applied in Kien Giang Province General Hospital.
Objective: evaluation of toxicity of Paclitaxel – Carboplatin regimen combined with concurrent
chemoradiotherapy in patients with non-small cell lung cancer, stage III does not specify surgery.
1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang

- Ngày nhận bài (received): 28/4/2019; Ngày phản biện (revised): 30/7/2019
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): Hàng Quốc Tuấn
- Email: ; ĐT: 0983575977

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

45


Đánh giá độc tính phác đồBệnh
Paclitaxel-Carboplatin...
viện Trung ương Huế
Patients and methods: descriptive cross-sectional study, performed in patients with NSCLC, stage III
unoperative, treated with Paclitaxel – Carboplatin regimen combined with concurrent chemoradiotherapy.
The results of the study were 33 patients: an average age of 67 years, male / female ratio = 3.7,
stage IIIB (69.7%), histopathology as primary carcinoma (81.8) %), grad 2 (54.5%). 90.9% of patients
received a dose of ≥ 90% of the prescribed dose; the average dose of V95% tumor and lymph nodes is
58,5 Gy ± 0,79 Gy. Most toxicity occurs in degrees I and II such as: vomiting, nausea, alopecia, reduction
of hemoglobin, leukopenia, in addition to pneumonia (24.2%), esophagitis (9.1%). Pathological factors and
dose chemotherapy independently affect toxicity.
Conclusion: Paclitaxel – Carboplatin regimen combined with concurrent chemoradiotherapy while
treating NSCLC patients with stage III, unoperable that the toxicity can be tolerable and safe.
Keywords: non-small cell lung cancer, paclitaxel-carboplatin, concomitant chemoradiation therapy

toxicity.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh lí
ác tính thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu
trên phạm vi toàn cầu. Theo Globocan 2012, tại Việt
Nam ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất ở cả
2 giới, với tỉ lệ mắc 25,2/100.000 người, tử suất là
22,6/100.000 người. Và cũng là loại ung thư đứng
vị trí thứ nhất ở nam giới, tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi
(ASR) 41,1/100.000 và vị trí thứ 2 ở nữ giới, tỉ lệ
mắc chuẩn theo tuổi (ASR) 12,2/100.000[12].
Điều trị UTPKTBN phụ thuộc vào giai đoạn của
ung thư, loại mô bệnh học, thể trạng của bệnh nhân
và tình trạng các bệnh lí nội khoa đi kèm[10]. Đối
với khối u tiến triển tại chỗ, tại vùng không phẫu
thuật được, hoá trị (HT) phối hợp với xạ trị (XT)
sẽ giúp cải thiện tốt hơn so với xạ trị hoặc hoá trị
đơn thuần với các chứng cứ y học đã khẳng định tại
ASCO Guidelines, 2005[7][14][16].
Tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, mô thức hoá
trị trước phối hợp với hoá xạ trị đồng thời với phác đồ
Paclitaxel – carboplatin cho bệnh nhân UTPKTBN
đã được thực hiện trong vài năm gần đây. Tuy nhiên,
việc đánh giá độc tính của liệu pháp điều trị chưa
được ghi nhận đầy đủ. Để góp phần kiểm soát và
nâng cao hiệu quả điều trị UTPKTBN giai đoạn tiến
xa, tại chỗ, tại vùng với mô thức điều trị mới, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá độc tính

phác đồ Paclitaxel – Carboplatin kết hợp hoá xạ
đồng thời trên bệnh nhân ung thư phổi không tế

46

bào nhỏ, giai đoạn III không chỉ định mổ”.
Mục tiêu:
 Xác định tỉ lệ các mức độ độc tính xảy ra trên
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn
III, không chỉ định mổ sử dụng phác đồ PaclitaxelCarboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính
xảy ra trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ, giai đoạn III, không chỉ định mổ, sử dụng phác
đồ Paclitaxel- Carboplatin kết hợp hoá xạ đồng thời.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân
UTPKTBN giai đoạn III không chỉ định mổ,
được điều trị bằng phác đồ hoá chất paclitaxel –
carboplatin kết hợp hoá - xạ đồng thời tại khoa Ung
bướu, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ 01/01/2016
đến 30/6/2018.
2.2.1. Tiêu chí chọn bệnh
- UTPKTBN được xác định bằng mô bệnh học.
- Giai đoạn IIIA không thể mổ được hoặc giai
đoạn IIIB (AJCC 2010)
- Chưa điều trị bằng phương pháp tại chỗ hay
toàn thân trước đó.
- Không có chống chỉ định điều trị hoá chất và

xạ trị
- Chấp thuận tham gia nghiên cứu.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
2.2.2. Tiêu chí loại trừ
- Ung thư phổi loại tế bào nhỏ.
- Có bệnh lý nội khoa nặng không thể tham gia
hoá trị và xạ trị được.
- Mắc từ 2 loại ung thư trở lên trong vòng 3 năm
gần đây.
- Bệnh nhân đã được điều trị ung thư trước đó.
- Bệnh nhân có thai và cho con bú
- Bệnh nhân từ chối hợp tác, không theo dõi
được.
2.3. Chọn mẫu thuận tiện theo tiêu chí trên
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu qua bệnh án nghiên cứu: ghi
nhận các thông tin tuổi, giới, tiền sử cá nhân và gia
đình, chỉ số KPS, triệu chứng lâm sàng, giai đoạn
bệnh theo TNM, kết quả xét nghiệm sinh hoá, huyết
học, marker ung thư, mô bệnh học, hình ảnh học.
Ghi nhận các độc tính sau các chu kì hóa trị và xạ
trị. Mỗi bệnh nhân được quản lí bằng một bệnh án
riêng. Các số liệu được mã hoá vào máy vi tính với
phần mềm SPSS 20.0 tại cơ sở nghiên cứu.
2.5. Các bước tiến hành
- Khám đánh giá lâm sàng; thực hiện các xét

nghiệm chẩn đoán
- Chẩn đoán giai đoạn: theo TNM năm 2010 của
UICC
- Xét khả năng không phẫu thuật:
+ UTPKTBN giai đoạn IIIA (T1-3;N2; M0 và
T4; N0-1; M0) hoặc giai đoạn IIIB
+ UTPKTBN giai đoạn IIIA ( T3; N1; M0)
nhưng bệnh nhân có chống chỉ định về gây mê và
phẫu thuật do có các bệnh lí nội khoa đi kèm, bệnh
nhân từ chối phẫu thuật.
- Các bước điều trị:
Bệnh nhân có đầy đủ tiêu chí chọn bệnh sẽ được tiến
hành điều trị 2 chu kì phác đồ Paclitaxel – carboplatin
liều: Paclitaxel 200mg/m2 da + Carboplatin AUC = 6
truyền TM N1, chu kì 3 tuần. Sau đó tiến hành hoá
xạ trị đồng thời theo phác đồ: Xạ trị lồng ngực (u
và hạch trung thất) tổng liều = 60Gy, 30 phân liều
(mỗi phân liều 2Gy), xạ 5 ngày/tuần. Đồng thời hoá

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

trị truyền TM Paclitaxel: 45mg/m2 da trong 1 giờ +
Carboplatin: AUC=2, hàng tuần (vào đầu mỗi tuần
xạ trị) x 6 tuần.
2.6. Đánh giá độc tính
- Phân độ độc tính hóa chất theo tiêu chuẩn của
WHO năm 2000[7, 29]. Ghi nhận độc tính trước
mỗi chu kì hoá trị và đầu mỗi tuần xạ trị.
- Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố ảnh
hưởng đến độc tính.

2.7. Phương pháp phân tích và xử lí kết quả
+ Phân tích số liệu được thực hiện với phần mềm
thống kê SPSS 20.0
+ Sử dụng phép kiểm chi bình phương, phép
kiểm Fisher’s exact để kiểm định các tỉ lệ, các so
sánh có ý nghĩa thống kê với p<0.05.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được 33 trường
hợp thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.
3.1. Đặc điểm dịch tể, lâm sàng và mô học
Bảng 1. Đặc điểm dịch tể, lâm sàng
và cận lâm sàng
Đặc điểm dịch tể, lâm sàng,
Tần số (%)/
cận lâm sàng
trung bình, N=33
Tuổi trung bình:
67 ± 12
Nam/nữ:
26/7=3,7
KPS: - 80
23 (69,7)
-90
10 (30,3)
Vị trí u: - Thùy trên
21 (63.6)
- Thùy dưới
9 (27.3)
Giai đoạn: - IIIA
10 (30,3)

- IIIB
23 (69,7)
Các phương pháp sinh thiết
-Qua soi phế quản
12 (36.4)
-Kim lõi dưới hướng
7 (21.2)
dẫn của CT Ngực
Mô học: - Carcinom tuyến
27 (81.8)
- Grade 2
18 (54.5)
Tuổi trung bình 67 tuổi (nhỏ nhất: 46 tuổi; lớn
nhất: 90 tuổi); giai đoạn IIIB thường gặp nhất 23
trường hợp (69,7%); 36,4% bệnh nhân được sinh
thiết qua nội soi phế quản. Loại mô học thường gặp
là carcinom tuyến: 81,8%, grad 2 54,5%.

47


Đánh giá độc tính phác đồBệnh
Paclitaxel-Carboplatin...
viện Trung ương Huế
3.2. Điều trị
Bảng 3. Đặc điểm điều trị

Bảng 2. Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng


Tần số (%), n=33

Mệt mỏi, chán ăn

Đặc điểm điều trị

29 (87,9)

Kết quả

Tỉ lệ % liều hoá trị so với
Tần số (%) n=33
liều chỉ định:
Đau ngực
19 (57,6)
- ≥ 90%
30 (90,9)
Khó thở
10 (30,3)
- 80%
3 (9,1)
Liều V95% của
Sụt cân
9 ( 27,3)
58,5 Gy ± 0,79 Gy
U + hạch trung thất
Ho khạc đàm
7 (21,2)
Liều xạ trên
Trung bình

Ho ra máu
6 (18,2)
cơ quan lành
- Max tuỷ
24,5 Gy ± 6,9 Gy
Sốt
6 (18,2)
- Phổi V35%
16,1 Gy ± 3,9 Gy
Xẹp phổi/CT Scan
3 (9,1)
- Thực quản V50%
33,1 Gy ± 9,4 Gy
Viêm phổi/CT Scan
2 (6,1)
- Tim V50%
31,6 Gy ± 7,2 Gy
90,9% bệnh nhân được nhận liều hoá trị ≥ 90% so với liều chỉ định; 95% thể tích u và hạch nhận liều xạ:
58,5 Gy ± 0,79 Gy. Liều xạ trên các cơ quan lành trong giới hạn cho phép.
3.3. Độc tính điều trị
Qua nghiên cứu 33 trường hợp tỉ lệ độc tính chung 26/33 (78,8%)
Bảng 4. Các loại độc tính và mức độ
Độ I
Độ II
Độ III
Độc tính của điều trị
Tần số (%)
Tần số (%)
Tần số (%)
n=33

n=33
n=33
Nôn, buồn nôn
13 (39,4)
8 (24,2)
3 (9,1)
Ho

23 (69,7)

Rụng tóc

19 (57,6)

4 (12,1)

0

Giảm Hgb

6 (18,2)

9 (27,3)

0

Giảm BC

7 (21.2)


3 (9,1)

0

2(6.1)
1 (3)
2 (6,1)
1(3)
8 (24,2)
3 (9,1)
4 (12,1)
4 (12,1)
1 (3)
2 (6,1)
4(12,1)
0
Bảng 5. Thời điểm ghi nhận độc tính

0
0
0
0
0
0

Giảm TC
Tiêu chảy
Tăng men gan
Viêm phổi
Viêm thực quản

Thần kinh
Thời điểm

Tần số (n=33)

n%

Chu kì I

3

9,1

Chu kì II

11

33,3

Sau 2 tuần Hóa xạ đồng thời

11

33,3

Sau 4 tuần Hóa xạ đồng thời

8

24,2


Thời điểm ghi nhận xuất hiện độc tính thường gặp ở chu kì 2 và khoảng sau 2 tuần hoá xạ đồng thời:
66,6%. Đa phần các độc tính xảy ra ở độ I, II: nôn, buồn nôn, rụng tóc, giảm Hgb, giảm BC.

48

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính (Phân tích đơn biến)
Độc tính (+)
Yếu tố
Tần số (%),
OR
CI 95% OR
Trung bình
Tuổi
≤ 60
7/10 (70%)
2
0,3 – 11,4
> 60
19/23 (82,6%)
Hút thuốc lá
Có hút
15/19 (78,9%)
1
0,2 – 5,5

Không hút
11/14 (78,6%)
Kích thước u/ CTScan
57,7 ± 19,4
1
0,9 – 1,05
Giai đoạn
IIIA
IIIB
KPS
>80
80
Bệnh nội khoa

Không
Liều Hóa trị
>80
80
Liều xạ vào 95% V của U
Yếu tố

7/10 (70%)
19/23 (82,6%)

2

p

0,04


1
0,6

0,36-11,4

0.01

20/27 (74,1%)
6/6 (100%)

0.03

20/26 (76,9%)
5/6 (83,3%)

1,5

0,15 – 15,4

1

24/30 (80%)
2/3 (66,7%)
58,5 ± 0,8

2

0,15 – 25,9

0,01


0,92

0,3 – 2,68

0,87

Bảng 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính (phân tích đa biến)
OR
CI 95% OR

p

Tuổi

0,3

0,06 – 1,6

0,2

Hút thuốc lá

2,5

0,3 – 50

0,5

Giai đoạn


4,2

0,3 - 52

0,02

Bệnh nội khoa

0,3

0,01 – 10,6

0,8

Liều Hóa trị

11,6

0,1 – 902

0,01

Liều xạ vào 95% V của U

1,8

0,4 – 7,9

0,4


IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình
67 ± 12 (nhỏ nhất: 46 tuổi; lớn nhất: 90 tuổi). Theo
E.C.J. Phernambucq và cs tuổi trung bình 62 tuổi
(nhỏ nhất 42 tuổi, lớn nhất 82 tuổi)[11]. Qua đó
chúng tôi thấy bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở
người lớn tuổi, chứng tỏ sống càng lâu thì khả năng
tích lũy các yếu tố nguy cơ càng nhiều. Nam thường
gặp nhiều hơn nữ, chúng tôi ghi nhận nam chiếm

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

26 (78,8%), nữ chiếm 7 (21,2%). Theo Nguyễn
Việt Quang giới tính nam (77,1%), nữ (22,9%)[5].
Kết quả nghiên cứu chúng tôi khá tương đồng với
tác giả trong nước. Ở Việt Nam có lẽ do nam hút
thuốc lá nhiều nên dễ mắc ung thư phổi hơn nữ.
Khảo sát vị trí u chúng tôi nhận thấy u thường
xảy ra thùy trên (63,6%). Theo Đinh Ngọc Việt,
bệnh viện Phổi TW nhận thấy u nguyên phát thường
gặp ở thùy trên chiếm đa số (64%)[6]. Kết quả này

49


Đánh giá độc tính phác đồBệnh
Paclitaxel-Carboplatin...
viện Trung ương Huế
tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Đánh

giá giai đoạn bệnh theo UICC 2010, chúng tôi ghi
nhận bệnh nhân giai đoạn IIIB nhiều hơn giai đoạn
IIIA: 69,7% > 30,3%. Theo Lê Tuấn Anh, Bệnh viện
Chợ Rẫy 44,2% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai
đoạn IIIA và 55,8% bệnh nhân ở giai đoạn IIIB [1];
Theo J. Liang và cs tỉ lệ bệnh nhân giai đoạn IIIA/
IIIB tương tự như chúng tôi (24%/76%) [13]. Nhìn
chung trong các nghiên cứu thường có xu hướng
chọn bệnh nhân giai đoạn IIIB, vì đây là giai đoạn
rất điển hình cho sự phối hợp 2 mô thức hoá trị và
xạ trị. Về phân loại mô học, chúng tôi thấy ung
thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ cao nhất (81,8%),
phân độ mô học Grade 2 thường gặp (54,5%).
Theo Nguyễn Việt Quang, Bệnh viện Ung bướu
Cần Thơ thì ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ cao
nhất 88,57%[5], kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với các tác giả khác trong nước, đa phần
là ung thư biểu mô tuyến.
U phổi là tổn thương nằm trong lồng ngực vì vậy
để tiếp cận u làm xét nghiệm mô bệnh học đôi khi
gặp nhiều khó khăn. Có nhiều phương cách để tiếp
cận u làm sinh thiết. Trong nghiên cứu chúng tôi
sinh thiết qua nội soi phế quản là chủ yếu chiếm
36,4%, kế đến là sinh thiết xuyên thành ngực dưới
hướng dẫn của CT Scan (21,2%). Theo Nguyễn Đức
Hạnh, bệnh viện phổi TW, ghi nhận sinh thiết xuyên
thành ngực dưới hướng dẫn của CT Scan (60%) và
qua soi phế quản (40%) [3]. Hai phương pháp này
khá thường qui trong sinh thiết tổn thương ở phổi có
thể lấy được nhiều mẫu mô với kích thước đủ lớn để

làm xét nghiệm.
Theo NCCN 2016 điều trị UTPKTBN giai đọan
III, không mổ được chủ yếu là hóa chất và xạ trị[15].
Nghiên cứu của chúng tôi có 90,9% bệnh nhân được
nhận liều hoá trị ≥ 90% so với liều chỉ định; 95% thể
tích u và hạch nhận liều xạ: 58,5 Gy ± 0,79 Gy. Liều
xạ trên các cơ quan lành trong giới hạn cho phép.
Đánh giá độc tính của điều trị, chúng tôi thấy:
thời điểm ghi nhận xuất hiện độc tính thường gặp
ở chu kì 2 và khoảng sau 2 tuần hoá xạ đồng thời

50

chiếm 66,6%. Đa phần các độc tính xảy ra ở độ I, II:
nôn, buồn nôn, rụng tóc, giảm Hgb, giảm BC. Có 3
trường hợp (9,1%) nôn độ 3 được xử lí bằng thuốc
chống nôn Ondasetron và Dexamethason, cả 3 đều
kiểm soát được. Viêm phổi và viêm thực quản gặp
với tỉ lệ: 24,2% và 9,1%, chủ yếu độ I và II. Tăng
men gan từ 2-3 lần chiếm 33,3%. Tuy nhiên, các
độc tính đều không ảnh hưởng nhiều đến liệu trình
điều trị và tính mạng bệnh nhân. Theo Nguyễn Việt
Long tỉ lệ nôn (28%), buồn nôn (66%), tỉ lệ giảm
bạch cầu và huyết sắc tố là 94% và 70%, thường
xảy ra trong thời gian ngắn, giảm bạch cầu độ 3
chiếm 20%, viêm thực quản 54%, độ 3 chiếm 14%,
viêm phổi (8%) chủ yếu độ 1 và 2 [4]. Theo Swan
Swan Leong và cộng sự nghiên cứu 63 bệnh nhân
UTPKTBN giai đoạn III, không mổ được với phác
đồ Paclitaxel+carboplatin sau đó hóa xạ đồng thời

với paclitaxel hàng tuần ghi nhận độc tính chính là
trên hệ tạo huyết và viêm thực quản; 34,9% giảm
bạch cầu độ 1-2; 37% giảm bạch cầu độ 3-4, trong
đó có 1 trường hợp chuyển sang nhiễm trùng do
giảm bạch cầu; thiếu máu độ 1-2 chiếm tỉ lệ 76%
(3% thiếu máu độ 3); giảm tiểu cầu chủ yếu là độ 1
(15,8%); độc tính ngoài hệ tạo máu chủ yếu là nôn
và buồn nôn độ 1-2 chiếm tỉ lệ 77,7% (4,7% nôn
buồn nôn độ 3); tiêu chảy độ 1-2 chiếm tỉ lệ 23,8%;
viêm thực quản chủ yếu là độ 1-2 (52,4%) chiếm tỉ
lệ cao[17]. Theo Chandra P.Belani và cộng sự ghi
nhận các độc tính chủ yếu xảy ra ở độ 3-4: thiếu
máu (7%); giảm bạch cầu (31%); giảm tiểu cầu
(9%); viêm thực quản (19%); viêm phổi (4%)[9].
So với các tác giả nước ngoài độc tính về huyết học
giống nhau, nhưng độc tính trên thực quản trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn và viêm phổi sau
xạ trị của chúng tôi cao hơn các tác giả nước ngoài.
Nhìn chung kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như các tác giả khác trong nước đó là các
độc tính xảy ra chủ yếu ở độ 1-2, không đe dọa đến
tính mạng người bệnh, cũng như không làm cản trở
quá trình điều trị.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính theo

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
phương pháp hồi qui Logistic chúng tôi ghi nhận

các yếu tố tuổi, KPS, giai đoạn bệnh, liều hóa chất
có ảnh hưởng đến độc tính điều trị. Những bệnh
nhân lớn tuổi ≥60 tuổi có tỉ lệ độc tính là 82,6%
cao hơn những bệnh nhân < 60 tuổi (70%) (p=0,04).
Những bệnh nhân có KPS=80 và giai đoạn IIIB có
tỉ lệ độc tính là 100% và 82,6% cao hơn những bệnh
nhân có KPS >80 và giai đoạn IIIA (74,1% và 70%)
(p<0,05). Những bệnh nhân nhận liều hóa chất đầy
đủ ≥ 90% so với liều chỉ định có tỉ lệ độc tính là 80%
cao hơn những bệnh nhân nhận liều hóa chất bằng
80% liều chỉ định (66,7%) (p =0,01). Tuy nhiên, khi
phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy chỉ có yếu
tố giai đoạn bệnh và liều hóa trị có ảnh hưởng độc
lập với độc tính. Đối với giai đoạn bệnh: OR= 4,2
(CI95% OR: 0,3-52), p=0,02. Đối với Liều hóa trị:
OR= 11,6 (CI95% OR: 0,2-902), p=0,01. Theo Caro
C.Koningthực hiện nghiên cứu tổng hợp các bài báo
một cách có hệ thống các nghiên cứu về độc tính
của hóa xạ đồng thời trong UTPKTBN nhận xét:
“nôn, buồn nôn, độc tính huyết học được ghi nhận
đa số với hóa trị liều cao” [8]. Điều này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 33 trường hợp điều trị ung thư
phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không mổ được,
bằng phác đồ paclitaxel – carboplatin phối hợp hoá
xạ đồng thời, tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Tuổi trung bình: 67 ± 12. Tỉ lệ Nam/Nữ=3,7.

Giai đoạn IIIB chiếm đa số (69,7%), với mô bệnh
học chủ yếu là Carcinôm tuyến (81,8%), grad 2
(54,5%).
- 90,9% bệnh nhân nhận liều hoá chất ≥ 90% liều
chỉ định; Liều trung bình của V95% u và hạch là
58,5 Gy ± 0,79 Gy.
- Độc tính điều trị đa số xảy ra ở độ I và II như:
nôn, buồn nôn, rụng tóc, giảm huyết sắc tố, giảm
bạch cầu, ngoài ra còn ghi nhận được viêm phổi
(24,2%), viêm thực quản (9,1%).
- Các yếu tố giai đoạn bệnh và liều hóa trị ảnh
hưởng độc lập lên độc tính.
Tóm lại, độc tính của phác đồ Paclitaxelcarboplatin phối hợp hóa xạ trị đồng thời trên bệnh
nhân UTPKTBN giai đoạn III không mổ được có
thể dung nạp được và an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tuấn Anh và cs (2016). Kết quả sống còn 5
năm và các yếu tố tiên lượng của hoá xạ trị đồng
thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III.
Tạp chí Ung thư Việt Nam. 1, 197-202
2. Lê Thu Hà (2010). Đánh giá hiệu quả phác đồ
Paclitaxel – Carboplatin trong điều trị ung thư
phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Tạp chí Ung thư
học Việt Nam. 1, 268-275.
3. Nguyễn Đức Hạnh (2015). Đánh giá kết quả
điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn
IIIB bằng phương pháp hóa-xạ trị đồng thời tại
Bệnh viện phổi Trung ương Tạp chí Ung thư Việt

Nam. 4, 167-172.
4. Nguyễn Việt Long (2010). “Đánh giá kết quả hoá
xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

giai đoạn III tại Bệnh viện K” Luận văn Thạc sĩ
Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Việt Quang, Huỳnh Quyết Thắng, Tăng
Kim Sơn (2015). Đánh giá hiệu quả hóa trị ung
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV
bằng phác đồ Paclitaxel – Carboplatin tại Bệnh
viện Ung bướu Cần Thơ. Tạp chí Ung thư học
Việt Nam. 4, 141-148
6. Đinh Ngọc Việt (2015). Đánh giá kết quả phác
đồ Docetaxel – Carboplatin trong điều trị ung
thư phổi tế bào không nhỏ giai đoạn IV. Tạp chí
Ung thư Việt Nam. 4, 161-166.
7. Belvedere O, Grossi F. (2006). “Lung Cancer
Highlights from ASCO 2005.” Oncologist 11(1),
p: 39-50.
8. Caro C. Koning, Sanne J. Wouterse, Joost

51


Đánh giá độc tính phác đồBệnh
Paclitaxel-Carboplatin...
viện Trung ương Huế
G. Daams (2013). “Toxicity of concurrent

radiochemotherapy for locally advanced NonSmall-Cell Lung Cancer: A systematic review
of the literature”, Clinical lung cancer, Vol.14,
No.5, p:481-7.
9. Chandra P. Belani, Hak Choy, Phil Bonomi
(2005).
“Combined
chemoradiotherapy
regimens of Paclitaxel and Carboplatin for
locally advanced Non-Small-Cell lung cancer:
a randomized phase II locally advanced multimodality protocol” Journal of clinical oncology,
23, p:5883-5890.
10.DeVita Jr., Vincent T. (2015). “Non-Small cell
lung cancer.” DeVita, Hellman, and Rosenberg’s
Cancer principles and Practice of Oncology 10,
p:5154-5529.
11.E.J.Phernambucq,et al. (2011). “Outcomes of
concurrent chemoradiotherapy in patients with
stage III non-small-cell lung cancer and significant comorbidity”, Annals of Oncology 22:
132–138.
12.Globocan 2012 (2012). “Globocan 2012:
estimated cancer incidence, mortality and
prevalence worldwide in 2012.” http://www.
globocan.iarc.fr/.

52

13.J. Liang, N. Bi, S. Wu, M. Chen, C. Lv
(2017).
Etoposide and cisplatin versus paclitaxel
and carboplatin with concurrent thoracic
radiotherapy in unresectable stage III non-small

cell lung cancer: a multicenter randomized phase
III trial. Annals of Oncology 28: 777–783.
14.Langer CJ, Movsas B, Hudes R (1997). Induction paclitaxel and carboplatin followed
by concurrent chemoradiotherapy in patients with unresectable, locally advanced
non-small cell lung carcinoma: report of Fox
Chase Cancer Center study 94-001. Semin
Oncol. 24(4 ):89-95.
15.National comprhensive cancer network (NCCN)
(2014). “Non small cell lung cancer.” NCCN
clinical practice guidelines in oncology V2.2014,
/>16.Shalini K. Vinod, et al. (2012).Stage III Non–
Small-Cell Lung Cancer. J Thorac Oncol.
2012;7: 1155–1163.
17.Swan Swan Leong, Kam Weng Fong, Yew
Kwang Ong (2004). Chemo-radiotherapy for
stage III unresectable non-small cell lung cancerFlong-term results of a prospective study .Respiratory medicine, 98, 1080-1086.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019



×