Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát các đặc điểm chuyển dạ giai đoạn hai của các thai phụ có gây tê ngoài màng cứng ở Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.12 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN DẠ GIAI ĐOẠN HAI
CỦA CÁC THAI PHỤ CÓ GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG
Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA THIỆN HẠNH
Trần Thị Thu Huyền*, Nguyễn Hồng Hoa**

TÓM TẮT
Mở đầu: Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng gây tê ngoài màng cứng
(GTNMC) đã trở thành một phương pháp giảm đau sản khoa phổ biến tại các bệnh viện Phụ sản trên thế giới và
Việt Nam. Bên cạnh các ưu điểm nổi trội được biết đến như làm giảm đau, giảm căng thẳng lo âu cho thai phụ do
cơn gò tử cung trong chuyển dạ gây ra, thì GTNMC còn có thể là một trong những nguyên nhân gây chuyển dạ
kéo dài và làm tăng nguy cơ sinh giúp ở thai phụ. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về GTNMTC và kết cục thai kỳ
đã từng được thực hiện nhưng có nghiên cứu nào tập trung khảo sát các đặc điểm của chuyển dạ giai đoạn II nên
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, 1 bệnh viện tư nhân ở Đắklắk có tỉ lệ sử
dụng GTNMC giảm đau cho thai phụ từ 40-60%.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của chuyển dạ giai đoạn hai của các thai phụ có GTNMC.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca trong thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2016.
Kết quả: Trên 614 thai phụ bước vào giai đoạn hai chuyển dạ có gây tê ngoài màng cứng: thời gian trung
bình của chuyển dạ giai đoạn hai: đối với con so 1,4 ± 0,79 giờ, còn đối với con rạ là 0,8 ± 0,46 giờ; Tim thai dao
động từ 110 - 160 lần/phút có tỷ lệ 98,05%; Có sử dụng oxytocin để tăng cơn gò tử cung chiếm 91,99%; Tỷ lệ
sinh thường là 93,81%, sinh giúp: 2,12% và sinh mổ: 4,07%.
Kết luận: GTNMC dường như không là nguyên nhân gây kéo dài giai đoạn hai của chuyển dạ cũng như
không là yếu tố tăng tỉ lệ sinh giúp. Nhưng có tỉ lệ cao sử dụng oxytocin để tăng cơn co tử cung trong chuyển dạ
giai đoạn II của các trường hợp có GTNMC.
Từ khóa: Gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ, chuyển dạ giai đoạn hai.

ABSTRACT
DISCRIBING CHARACTERISTICS OF THE SECOND STAGE OF LABOR IN PREGEGNANCY


WOMEN USED EPIDURAL ANALGESIA IN THIEN HANH HOSPITAL
Tran Thi Thu Huyen, Nguyen Hong Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 75 - 79
Background: A retrospective review of 614 selected records of parturient labors used epidural analgesia
administration in order to describe the characteristics of the second stage of labor. Labor management and
outcomes were also collected.
Methods: Case report.
Results: The second-stage length in labor of nulliparasis 1.4 ± 0.79 (hours) and of multiparas is 0.8 ± 0.46
(hours); fetal heart rate during 110 – 160 BPM (98.05%); having induced by oxytocin with 91.99%; the rate of
spontaneous vaginal delivery: 93.81%, instrumental vaginal delivery: 2.12%, and 4.07% cesarean deliveries.

* Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh- ĐakLak **Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hồng Hoa ĐT: 0908285186
Email:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em

75


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Conclusions: The epidural analgesia is not either considered the related factor of longer mean length of the second
stage or likely to experience instrument-assisted delivery. However, labors in the epidural group were more likely
to have oxytocin induction or augmentation.
Conclusion: Epidural analgesia did not increase the incidence of instrumental assisted delivery and was not
associated with prolonged second stage of labor.
Keywords: Epidural analgesia in labor, the second stage of labor.

tiến hành nghiên cứu với kỳ vọng mang lại
ĐẶT VẤN ĐỀ
những giá trị về chẩn đoán và xử trí giai đoạn
Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) là một
hai của chuyển dạ cho các bác sỹ lâm sàng.
phương pháp giảm đau trong chuyển dạ được
Mục tiêu nghiên cứu
áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hằng năm có
Mô tả đặc điểm của chuyển dạ giai đoạn hai
khoảng 60% thai phụ trong chuyển dạ lựa chọn
trên
các thai phụ có gây tê ngoài màng cứng
giảm đau sản khoa (2,4 tỉ thai phụ) theo thống kê
(thời gian giai đoạn hai cuộc chuyển dạ, đặc
của Mỹ(10). Tại Việt Nam có rất nhiều bệnh viện
điểm tim thai, cơn gò, vị trí của thai trong khung
sản phụ khoa đã áp dụng phương pháp
chậu, cách sinh).
GTNMC trong đó có bệnh viện Hùng Vương và
bệnh viện Từ Dũ từ những năm 1998 và 1999.
GTNMC được đánh giá và công nhận là phương
pháp điều trị giảm đau hiệu quả và an toàn(8).
Tuy nhiên, GTNMC có thể là một trong những
nguyên nhân gây chuyển dạ giai đoạn hai kéo
dài dẫn tới sinh giúp(3,13). Nghiên cứu của Yancey
MK và cộng sự(11)ghi nhận ở bệnh viện Tripler
Army có tỷ lệ thai phụ gây tê ngoài màng cứng
tăng lên gần 60% nhưng tỷ lệ sinh giúp không
thay đổi (từ 11,1% lên 11,9%). Nghiên cứu mới
nhất của Anim S.M và cs lại khẳng định sản phụ

có gây tê ngoài màng cứng tăng nguy cơ sinh
giúp 1,42 lần (KTC 95% 1,28 đến 1,57) và kéo dài
giai đoạn hai chuyển dạ gấp 13,66 lần (KTC 95%:
6,67 - 20,66), tăng nguy cơ sử dụng oxytocin lên
1,19 lần (KTC 95% 1,03 đến 1,39)(1). Như vậy,các
nghiên cứu hiện nay vẫn còn tiếp tục thực hiện
để xác định GTNMC có làm thay đổi thời gian
chuyển dạ giai đoạn hai và tăng nguy cơ sinh
giúp hay không? Hiện tại có nhiều nghiên cứu
đánh giá về GTNMC trong sản khoa tại Việt
Nam nhưng chưa có nghiên cứu tập trung khảo
sát đặc điểm giai đoạn hai của chuyển dạ trong
các trường hợp sinh ngã âm đạo có GTNMC.
Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đăk Lăk là một
bệnh viện đa khoa tư nhân ở khu vực Tây
Nguyên, khoa Sản áp dụng giảm đau sản khoa
từ đầu năm 2006, cho nên chúng tôi quyết định

76

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Một nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca từ
01/01/2016 đến 31/12/2016 trên 614 thai phụ có
gây tê ngoài màng cứng bước vào giai đoạn hai
chuyển dạ tại khoa sản bệnh viện Đa khoa Thiện
Hạnh.Thu thập số liệu theo hồ sơ bệnh án lưu.
Tiêu chuẩn chọn vào:
Những thai phụ có sử dụng giảm đau sản
khoa bằng gây tê ngoài màng cứng thỏa các tiêu

chuẩn: Các thai phụ đạt tiêu chuẩn ASA I – II và
bước vào giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Không ghi đầy đủ các số liệu về cuộc sinh
như: thời điểm giai đoạn hai chuyển dạ, cơn gò
tử cung, tim thai, ngôi thai, độ lọt, màu sắc nước
ối. Thai chết lưu, thai dị tật bẩm sinh nặng có chỉ
định chấm dứt thai kỳ.

KẾT QUẢ
Qua phân tích 614 trường hợp, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
Đặc điểm dịch tễ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi mẹ
trung bình là 26,27 ± 4,73 (Bảng 1). Thai phụ
nhỏ nhất là 16 tuổi và thai phụ lớn tuổi nhất là
44 tuổi. Thai phụ con so chiếm tỷ lệ 67,92%;

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
thai phụ con rạ chiếm 32,08%. Tuổi thai trung
bình 38,65 ± 1,02 tuần; tuổi thai nhỏ nhất trong
nghiên cứu là 30 tuần và tuổi thai lớn nhất là
41 tuần.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm

Tần số (n)


Tuổi mẹ (tuổi)
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Tiền thai
Con so
Con rạ
Tuổi thai (tuần)
Trung bình
Nhỏ nhất
Lớn nhất

Tỷ lệ (%)

26,27 ± 4,73
16
44
417
197

67,92
32,08

38,65 ± 1,02
30
41

Đối với con so thời gian trung bình của
chuyển dạ giai đoạn hai là 1,4 ± 0,79 giờ (Bảng

2). Trường hợp chuyển dạ giai đoạn hai nhanh
nhất là 5 phút (0,09 giờ) và dài nhất là 5 giờ. Đối
với con rạ thời gian trung bình của chuyển dạ
giai đoạn hai là 0,8 ± 0,46 giờ. Trường hợp
chuyển dạ giai đoạn hai nhanh nhất là 5 phút
(0,09 giờ) và dài nhất là 2 giờ 55 phút (2,92 giờ).
Bảng 2. Thời gian chuyển dạ giai đoạn hai:

Con so
Con rạ

Trung bình
Lớn nhất
Thời gian giai đoạn: 2 (giờ)
1,4 ± 0,79
5,00
0,8 ± 0,46
2,92

Bảng 3. Đặc điểm chuyển dạ giai đoạn hai
Đặc điểm
Tần số (n)
Tim thai (lần/phút)
< 110
6
110 - 160
602
> 160
6
Sử dụng oxytocin (giọt/phút)


563
Không
51
Kiểu thế
Trước
541
Sau
70
Ngang
3
Cách sinh
Sinh thường
576
Sinh kềm
13
Sinh mổ
25

Tỷ lệ (%)
0,98
98,05
0,98
91,69
8,31
88,11
11,40
0,49
93,81
2,12

4,07

BÀN LUẬN

Thời gian chuyển dạ giai đoạn hai

Đặc điểm

Nghiên cứu Y học

Nhỏ nhất
0,09
0,09

Đặc điểm chuyển dạ giai đoạn hai
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần số tim
thai 110-160 lần/phút của thai phụ bước vào
giai đoạn hai chuyển dạ chiếm 98,05%; tần số
tim thai < 110 lần/phút và tim thai > 160
lần/phút chiếm tỷ lệ thấp đều là 0,98% (Bảng
3). Trong giai đoạn hai chuyển dạ, thai phụ sử
dụng oxytocin chiếm tỷ lệ cao 91,69%. Kiểu
thế trước tại thời điểm này chiếm 88,11%; kiểu
thế sau chiếm 11,40%; chỉ có 3 trường hợp là
kiểu thế ngang chiếm 0,49%. Đa số sinh
thường chiếm tỷ lệ 93,81%; đối tượng tham gia
nghiên cứu sinh giúp cụ thể là sinh kềm chiếm
2,12% và sinh mổ chiếm 4,07%.

Theo bảng 1, đối tượng tham gia nghiên

cứu của chúng tôi là lứa tuổi sinh đẻ của người
phụ nữ Việt Nam. Và tuổi thai trung bình chủ
yếu là thai đủ trưởng thành. Bên cạnh đó trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ con so và con rạ
tương tự như nghiên cứu của Phan Thị Thu Ba
và của Phan Thị Hằng(7,8). GTNMC được thai
phụ con so chấp nhận nhiều hơn con rạ vì thời
gian chuyển dạ kéo dài hơn ở những thai phụ
sinh con so và họ chưa từng trải qua những cơn
đau của cuộc chuyển dạ nên chưa có sự chuẩn
bị về tâm lý nhiều.
Trong bảng 2, thời gian trung bình của
chuyển dạ giai đoạn hai trong nghiên cứu của
chúng tôi đối với con so (1,4 ± 0,79 giờ). Nghiên
cứu của Rimaitis K là 0,9 ± 0,2 giờ và với nghiên
cứu của Yee LM có thời gian trung bình của giai
đoạn hai là 3,1 ± 0,02 giờ(10,13). Điều này được lý
giải do các nghiên cứu khác nhau lựa chọn đối
tượng nghiên cứu khác nhau, nồng độ thuốc
GTNMC, liều lượng thuốc GTNMC khác nhau
giữa các nghiên cứu. Thời gian trung bình của
chuyển dạ giai đoạn hai đối với con rạ trong
nghiên cứu của chúng tôi (0,8 ± 0,46 giờ) tương
đương so với nghiên cứu của Rimaitis K 1,1 ± 0,3
giờ(8). Thời gian trung bình của giai đoạn hai của
chúng tôi ở con so và con rạ đều dưới 2 giờ, điều
này ghi nhận cho thấy GTNMC không làm kéo

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em


77


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

dài giai đoạn hai cuộc chuyển dạ, kết quả này
tương đương với nghiên cứu của Phan Thị Thu
Ba ghi nhận GTNMC không làm kéo dài giai
đoạn hai cuộc chuyển dạ(8).
Theo Bảng 3, nghiên cứu của chúng tôi chủ
yếu tim thai dao động từ 110 – 160 lần/phút đây
là biều hiện thai nhi chưa có dấu hiện thiếu oxy.
Đa số các trường hợp có kiểu thế trước và kiểu
thế sau là kiểu thế thuận lợi tiên lượng sinh ngã
âm đạo thành công và phù hợp với tỷ lệ kiểu thế
trong dân số chung (kiểu thế ngang chiếm 510%). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3
trường hợp kiểu thế ngang đều mổ lấy thai trong
giai đoạn hai do đầu không lọt và tim thai suy.
Tương tự nghiên cứu của tác giả Atanasova M(2).
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sử dụng
Oxytocin khá cao nên có thể là yếu tố dẫn tới
thời gian chuyển dạ giai đoạn hai của chúng tôi
không kéo dài (bảng 3). Kết quả của chúng tôi
tương đương với kết quả của tác giả Đỗ Văn Lợi
có truyền oxytocin tăng co với tổng dịch truyền
trong cuộc chuyển dạ dao động từ 150ml - 190
ml dung dịch Glucose 5%(5). Nhưng, khác với các
nghiên cứu của tác giả Cheng YW và tác giả

Singh SK có tỷ lệ sử dụng oxytocin trong nhóm
GTNMC thấp hơn(3,4,11). Điều này có thể do
nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận sử dụng
oxytocin trong giai đoạn hai của chuyển dạ so
với các tác giả Cheng Y.W sử dụng oxytocin từ
giai đoạn một và không thấy có sự tương quan
giữa sử dụng oxytocin với thời gian chuyển dạ.
Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu Ba thực
hiện tạibệnh viện Từ Dũ cótỷ lệ sinh giúp là
17,20%(8), tác giả Phan Thị Hằng -bệnh viện
Hùng Vương là 19%(7) và tác giả Đỗ Văn Lợi
bệnh viện Phụ sản Trung Ương lại có tỷ lệ
12,2%(5); đều cao hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Có lẽ do các bác sỹ ở bệnh viện tuyến trên có
kinh nghiệm lâu năm nhiều hơn và kỹ thuật
thực hiện thủ thuật tốt hơn. Tỷ lệ sinh giúp của
chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của Phùng
Quang Thủy nghiên cứu tại bệnh viện Trung
Ương Huế (sinh kềm 8,1%) nhưng cao hơn
nghiên cứu của tác giả Phạm Thiều Trung thực

78

hiện nghiên cứu ở bệnh viện Đa khoa Cần Thơ
(tỷ lệ sinh giúp 1,49%)(6,9). Tác giả Rimaitis K có
kết quả sinh giúp là 2,43% trong đó tỷ lệ sinh
giác hút 2,16%, tương tự với nghiên cứu của
chúng tôi và đều thấp hơn tác giả Singh SK có
kết quả sinh giúp 9%(10,11). Điều này cho thấy
GTNMC chưa chắc là yếu tố chính làm gia tăng

mức độ sinh giúp.

KẾT LUẬN
GTNMC dường như không là nguyên nhân
gây kéo dài giai đoạn hai của chuyển dạ cũng
như không là yếu tố tăng tỷ lệ sinh giúp nhưng
có tỷ lệ cao sử dụng oxytocin để tăng cơn co tử
cung trong chuyển dạ giai đoạn II của các trường
hợp có GTNMC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.


11.

Anim-Somuah M, Smyth. RH, Jones L (2011). ”Epidural versus
non-epidural or no analgesia in labour”. Cochrane Database Syst
Rev, 7(12):pp.CD000331. DOI: 10.1002/14651858.CD000331.pub3.
Atanasova M, Nikolov A(2011). “Epidutal anagesia for vaginal
delivery. Influence over the delivery, fetal presentation, the
method of delivery and laction”. Akush Ginekol (Sofiia), 50
(6):pp.28-36.
Cheng YW, Hopkins LM, Laros RK Jr, Caughey AB (2007).
“Duration of the second stage of labor in multiparous women:
maternal and neonatal outcomes”. American Journal of Obstetrics
and Gynecology, 196(6). DOI:10.1016/j.ajog.2007.03.021.
Cheng YW, Shaffer BL, Nicholson JM, et al ( 2014). “Second Stage
of Labor and Epidural Use: A Larger Effect Than Previously
Suggested”. Obstet Gynecol, 123(3):pp.527–535.
Đỗ Văn Lợi (2017). “Nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong
chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và
không do bệnh nhân tự điều khiển”. Luận án tiến sĩ y học, pp.8990. Đại học Y Hà nội.
Phạm Thiều Trung (2011). “Nghiên cứu giảm đau trong chuyển
dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục tại bệnh viện đa khoa
TP. Cần Thơ”. Luận án CK cấp II, pp.39-45. Đại học Y Cần Thơ.
Phan Thị Hằng, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2015). “Bí tiểu
sau sinh và các yếu tố nguy cơ trên thai phụ có giảm đau sản
khoa”. Tạp Chí Phụ Sản, 14(03):pp.59-62.
Phan Thị Thu Ba (2013). “So sánh kết cục sinh ngả âm đạo giữa
có và không giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng". Tạp chí Y
học TP. HCM, 17(01):pp.141-148.
Phùng Quang Thủy, Cao Ngọc Thành, Lê Quang Vinh (2012).

“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đẻ không đau bằng
phương pháp gây tê ngoài màng cứng”. Y Học Thực Hành,
12(854):pp.29-32.
Rimaitis K, Klimenko O, Rimaitis M, et al ( 2015). “Labor
epidural analgesia and the incidence of instrumental assisted
delivery”. Medicina, 51(2):pp.76-80.
Singh SK, Yahya N, Misiran K, et al (2016). "Combined spinalepidural analgesia in labour: its effects on delivery outcome".
Revista Brasileira De Anestesiologia, 66(3):pp.259-264.

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
12.

13.

Yancey MK, Pierce B, Schweitzer D, et al (1999). “Observations
on labor epidural analgesia and operative delivery rates”. Am J
Obstet Gynecol, 180(2Pt1):pp.353-9.
Yee LM, Sandoval G, Bailit J, et al (2016). “Maternal and
Neonatal Outcomes With Early Compared With Delayed

Nghiên cứu Y học

Pushing Among Nulliparous Women”. The American College of
Obstetricians and Gynecologists, 128(5):pp.1039-1047.

Ngày nhận bài báo:
Ngày nhận phản biện:

Ngày bài báo được đăng:

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ Em

17/11/2017
25/12/2017
30/03/2018

79



×