Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học tổn thương phổi và một số đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân sởi tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.97 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG PHỔI
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN SỞI TỬ VONG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
Hoàng Ngọc Thạch*, Noriko Nakajima**, Lê Thanh Hải*, Kohei Toda***, Makiko Iijima***,
Tạ Anh Tuấn*, Đào Hữu Nam*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm mô bệnh học tổn thương phổi và một số đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh
nhân viêm phổi tử vong sau mắc sởi.
Đối tượng: Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Nhi trung ương được chẩn đoán viêm phổi/sởi, xét nghiệm
(XN) Eliza huyết thanh hoặc PCR đa mồi virus sởi (+).
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tổng số ca bệnh: 20. Tuổi trung bình 10,3 tháng. Tiền sử tiêm phòng: chưa tiêm 18 (90%), tiêm 1
mũi: 2 (10%). Mô bệnh học: Viêm phổi kẽ (100%), biểu hiện khác bao gồm hoại tử nhu mô, viêm hoại tử phế
quản, màng trong ở hầu hết các ca bệnh. Tế bào khổng lồ nhiều nhân hiếm gặp (5%). Hóa mô miễn dịch xác định
được 2 tác nhân đồng nhiễm sởi tại mô phổi là Adenovirus (ADV, 60%) và Cytomegalo virus(CMV, 10%). Xét
nghiệm PCR đa mồi thấy có đồng nhiễm virus (80%), vi khuẩn 40%, nấm 15%. Hầu hết bệnh nhân (74%) đều
có giảm số lượng tế bào miễn dịch CD4 hoặc CD8.
Kết luận: Trẻ tử vong do viêm phổi/sởi có độ tuổi thấp, chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ. Tổn
thương viêm phổi nặng gồm viêm phổi kẽ, hoại tử nhu mô, màng trong. Trên mô phổi xác định được các tác nhân
ADV (60%) và CMV (5%). XN vi sinh thấy tác nhân đồng nhiễm gồm cả virus, vi khuẩn và nấm.
Từ khóa: Sởi.

ABSTRACT
PATHOLOGICAL STUDY OF LUNG NECROPSY AND LABORATORIAN
FINDING FROM PNEUMONIA - MEASLE DEAD PATIENTS
AT NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS IN 2014


Hoang Ngoc Thach, Noriko Nakajima, Le Thanh Hai, Kohei Toda, Makiko Iijima, Ta Anh Tuan,
Dao Huu Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 103 - 108
Objectives: 1. To evaluate histopathological characteristics of lung necropsy and laboratory findings of
pneumonia-measles dead pateints.
Subjects: The dead patients at National Hospital of Pediatrics who was diagnose pneumonia/measles, Eliza
serum test or PCR: measles virus ( + ).
Method: Descriptive cross section study.
Results: Number of case: 20, male/female = 1,2/1, mean age: 10.3 months. Vaccination: Not injected 18
(90%) cases; injected 2 cases (10%). Lung histology: Interstitial pneumonia (100%), other lesions were
* Bệnh viện Nhi trung ương
** Viện truyễn nhiễm quốc gia, Tokyo, Nhật bản;
*** Thành viên chương trình tiêm chủng mở rộng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới
Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Ngọc Thạch ĐT: 0169.794.0955 Email:

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

parenchyma necrosis, necrotic bronchiolitis and hyalin membrain in almost cases. Fusion cell is rare (5%).
Immunohistochemistry defined 2 co-infective pathogens: ADV (60%) and CMV (10%). Lab finding discovered
co-infection including virus (80%), bacteria (40%), fungus (15%). Decrease number of immuno cell CD4 and
CD8 with high ratio (74%).
Conclusion: The dead pateint due to pneumonia/measles is low age, not yet vaccination or not enough
vaccination. Pneumonia lesion is severe containing Interstitialitis, parenchymal necrosis, hyalin membrain.
Pathogen discovery on lung samples: ADV (65%) and CMV (5%). Bioviology figure out co-infection pathogen
include virus, bacteria and fungus.
Key words: Measles.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus sởi
thuộc loại virus ARN, chi Morbillivirus, họ
Paramyxoviridae gây ra. Bệnh dễ lây qua đường
hô hấp, tiếp xúc, biểu hiện bằng sốt, phát ban
dạng dát sẩn tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân
tay. Nếu không có biến chứng, khi ban xuống
đến chân (2-3 ngày) thì sốt cũng đột ngột giảm
đi. Sau đó ban nhạt dần và mất đi theo đúng
tuần tự mà nó đã xuất hiện từ trên xuống dưới.
Sởi không điển hình có triệu chứng không giống
như mô tả, thường gặp trên bệnh nhân suy giảm
miễn dịch hoặc đang dùng thuốc thuốc ức chế
miễn dịch, phối hợp nhiễm trùng nặng…Các
biến chứng thường gặp của sởi là viêm tai giữa,
viêm phổi, tiêu chảy, viêm não…Các biến chứng
này gây kéo dài thời gian bệnh, trẻ suy dinh
dưỡng làm tiền đề cho có bệnh nhiễm trùng phát
sinh. Đây chính là vòng luẩn quẩn bệnh lý của
sởi. Điều trị sởi là điều trị hỗ trợ, điều trị triệu
chứng, bố sung vitamin A do chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu(1).
Bệnh nhân mắc sởi có thể xác định được 2
loại kháng thể lưu hành trong máu là kháng thể
IgM và kháng thể IgG. Kháng thể IgM cho biết
tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Kháng thể IgG
cho biết bệnh nhân đã được tiêm chủng hay đã
mắc bệnh trước đó, IgG cũng là kháng thể mẹ
truyền cho con qua rau thai và có tác dụng bảo

vệ trẻ trong vòng 4 - 6 tháng đầu đời.
Theo WHO – Tổ chức y tế thế giới, giai đoạn
trước năm 1980 khi chưa có vacxin, hàng năm
trên thế giới có tới 2,6 triệu trẻ chết do sởi(8). Sau
khi có vacxin, hàng triệu trẻ em đã được cứu

104

sống, năm 2013 số trường hợp tử vong là
145.700, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi, ước tính số tử
vong mỗi ngày là 400, mỗi giờ là 16 trường
hợp(8).
Năm 2014, trong những tháng đầu năm theo
ghi nhận của WHO(9), có gần 56.000 trường hợp
mắc sởi tại 75 quốc gia. Philippines đã công bố
dịch sởi, con số mắc sởi là 53.803; 69 ca tử vong,
tỷ lệ mắc bệnh là 53,75/100.000 dân. Số ca mắc
bệnh ở Trung Quốc là 52.485, tỷ lệ mắc là
3,77/100.000 dân. Việt Nam có 7.580 ca mắc bệnh,
tỷ lệ mắc là 8,19/100.000 dân. Năm 2014 dịch
bùng phát ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước
đã lấy đi sinh mạng hàng chục trẻ em và cả
người lớn, bệnh nhân tử vong chủ yếu tập trung
ở Miền Bắc, Miền Nam được ghi nhận chỉ có 01
ca tử vong do sởi. Hầu hết các trường hợp tử
vong đều là biến chứng, đặc biệt viêm phổi
nặng, suy hô hấp cấp, suy đa phủ tạng. Trước
tình hình đó, việc nghiên cứu đánh giá tiết đặc
điểm bệnh lý, căn nguyên tử vong, dịch tễ học và
các yếu tố liên quan khác nhằm phòng chống,

khống chế và điều trị có hiệu quả nếu dịch sởi
tiếp tục xảy ra được đặt ra cấp thiết. Trong phạm
vi của mình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu:
Đánh giá đặc điểm mô bệnh học tổn thương
phổi trên mẫu tử thiết tối thiểu mô phổi và một
số đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân
viêm phổi tử vong sau mắc sởi.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng
Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Nhi trung


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

ương có chẩn đoán viêm phổi/ sởi.

≤ 9 tháng: 13 (65%);

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
+ Các trường hợp bố mẹ bệnh nhân ký văn
bản đồng ý làm xét nghiệm tử thiết phổi tối
thiểu.

> 9 tháng: 7 (35%)

+ Xét nghiệm Eliza kháng thể IGM hoặc PCR

đa mồi virus sởi (+).

Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không đủ thông tin nêu trên, mẫu bệnh
phẩm quá nhỏ không đánh giá được tổn thương.

Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập từ bệnh án thông tin hành chính,
tiền sử tiêm phòng; kết quả phân lập virus của
khoa di truyền phân tử các bệnh truyền nhiễm;
kết quả nuôi cấy vi khuẩn và xét nghiệm kháng
thể IgM sởi từ khoa vi sinh; tế bào miễn dịch
CD4, CD8 từ khoa xét nghiệm huyết học.

Giới:
Nam: 11 (55%); Nữ: 9
Nam/Nữ = 1,2/1.

(45%);

Tiền sử tiêm phòng: Chưa tiêm: 18 (90%); Đã
tiêm (1 mũi): 2 (10%).
Diễn biến bệnh: Ngắn nhất: 5 ngày; Dài nhất:
32 ngày; Trung bình: 18 ngày.

Đặc điểm mô bệnh học
Các tổn thương cơ bản

Bảng 1: Đặc điểm tổn thương mô học cơ bản nhu mô
phổi
Đặc điểm
Viêm phổi kẽ
Hoại tử nhu mô
Viêm hoại tử phế quản
Màng trong
Xơ hóa phổi
Dị sản
Thể vùi (virus)
Tế bào nhiều nhân (fusion cell)

Số lượng
20
17
17
16
11
3
9
1

%
100
85
85
80
55
15
45

5

Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu
+ Sinh thiết kim: lấy ít nhất 3 mẫu / 1 bệnh
nhân

Nhận xét: Tổn thương chình là viêm phổi kẽ
(100%). Tổn thương nhu mô phổi nặng có hoại
hoại tử và màng trong có tỷ lệ cao: 85% và 80%.

+ Sinh thiết mở thành ngực tối thiểu: lấy ít
nhất 1 mẫu, tối thiểu 1,5 cm.

Kết quản nhuộm Grocotte và Zielh-Neelsen
- Không thấy nấm và vi khuẩn kháng cồn
toan ở 100% ca bệnh.

Chẩn đoán vi thể
+ Mẫu sinh thiết được ngâm trong formol
10%, xử lí theo quy trình thường quy, cắt mảnh
dày 3 micromet, nhuộm HE (HematoxylinEosin), nhuộm Grocotte tìm nấm, nhuộm ZielhNeelsen loại trừ lao, đọc kết quả tại khoa Giải
Phẫu Bệnh dưới kính hiển vi quang học.
+ Khối nến chứa mẫu bệnh được gửi sang
Nhật, làm hóa mô miễn dịch (HMMD), tách
chiết AND/ARN để tìm virus sởi và tác nhân gây
bệnh phối hợp.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm chung
Số trường hợp nghiên cứu: 20

Tuổi: Nhỏ nhất: 3 tháng; Lớn nhất: 27 tháng;
Trung bình: 10,3 tháng

Kết quả phân tích tác nhân gây bệnh trên mẫu
tử thiết từ Nhật Bản
- Kết quả nhuộm HMMD: ADV (+):12 (60%);
CMV (+): 1 (5%); Virus sởi (+): 1 (5%)
- Tách chiết RNA/DNA: ADV (típ 7): 7
(35%); Virus sởi:
2 (10%).

Một số đặc điểm cận lâm sàng khác
Đặc điểm vi sinh vật đồng nhiễm (xét nghiệm
máu, dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản)
Bảng 2: Danh mục vi sinh vật đồng nhiễm
Tác nhân
ADV
CMV
EBV
Rhino
A/H1N1

Số lượng (ca mắc)
12
9
3
1
1

%

60
45
15
5
5

105


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
Tác nhân
Số lượng (ca mắc)
Nấm (Dịch tỵ hầu)
4
Staphylococcus Aureus
2
Klebsiella
2
Streptococcus pneumonia
1
Enterococcus
1
Acinetobacter
1
Ralstonia pickettii
1
Pseudomonas Aeruginosa
1

Stenotrophomonas maltophylia
1

%
20
10
10
5
5
5
5
5
5

Nhận xét:
Đồng nhiễm ADV có tỷ lệ cao nhất (60%).
- Nhiễm khuẩn:

8 trường hợp (40%)

- Nhiễm nấm:

3 trường hợp (15%)

- Nhiễm virus:

15 trường hợp (80%)

Bảng 3: Tần suất đồng nhiễm vi sinh vật
Mức đồng nhiễm

Có đồng nhiễm
1 loại vi sinh vật
2 loại vi sinh vật
3 loại vi sinh vật
4 loại vi sinh vật

Số lượng
17
4
5
5
3

%
85
20
25
25
15

Nhận xét: 85% các trường hợp viểm phổi/ sởi
có có đồng nhiễm với ít nhất 1 loại vi sinh vật, có
thể đồng nhiễm sởi với 4 loại vi sinh vật gây
bệnh khác nhau.

Một số hình ảnh mô học tổn thương phổi và hóa mô miễn dịch

Hình 1: Viêm phổi hoại tử, mất cấu trúc phế nang, thể vùi (trái), HMMD (phải) ADV (+)

Hình 2: Viêm phổi /sởi ngày 6, tế bào khổng lồ nhiều nhân (trái), HMMD (phải) sởi (+)


Đặc điểm biến đổi tế bào miễn dịch trong máu
Phần lớn các trường hợp bệnh có thiếu hụt tế
bào miễn dịch (74%). Thiếu hụt cả 2 loại tế bào có
tỷ lệ khá cao (53%).

106

Bảng 4: Đặc điểm biến đổi số lượng tế bào miễn dịch
CD4, CD8 (19 bệnh nhân)
Loại tế bào Thiếu hụt (< Không thiếu (≥ Tổng số (%)
500)
500)
CD4
11 (58%)
8 (42%)
19 (100%)
CD8
13 (68%)
6 (32%)
19 (100%)


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Loại tế bào Thiếu hụt (< Không thiếu (≥ Tổng số (%)
500)
500)
Cả CD4 và
10 (53%)
9 (47%)

19 (100%)
CD8
CD4 hoặc
14 (74%)
5 (26%)
19 (100%)
CD8

BÀN LUẬN
Các trường hợp bệnh trong nghiên cứu đều
ở độ tuổi rất nhỏ, trung bình là 10,3 tháng. Trong
số 20 trẻ, có tới 18 trẻ (90%) chưa tiêm phòng, 2
trẻ (10%) tiêm chưa đủ (1 mũi), tuy nhiên có tới
65% trẻ ở tuổi ≤ 9 tháng là độ tuổi chưa cần tiêm
phòng (chương trình tiêm chủng quốc gia).
Cũng trong nghiên cứu này, trẻ nhỏ nhất là 3
tháng tuổi và trẻ lớn nhất là 27 tháng. Theo một
số tác giả trên thế giới thì tuổi mắc thường tập
trung ở dưới 6 tuổi(1) hoặc 2 – 11 tuổi(3). Mặc dù
vậy, ca bệnh sởi nhỏ nhất được báo cáo có viêm
phổi nặng tử vong là một trường hợp tại
Achentina, bệnh nhân mới có 21 ngày tuổi.
Đặc điểm bệnh ít liên quan về giới, tỷ lệ
Nam/nữ là 1,2/1. Diễn biến bệnh từ khi khởi phát
đến khi tử vong thường khá nhanh, trung bình
là 18 ngày, ngắn nhất là 5 ngày, điều này cho
thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa tổn thương
nặng của sởi biến chứng đến thời gian tử vong.
Kết quả này cùng phù hợp với đặc điểm bệnh
trong một số nghiên cứu khác với diễn biến bệnh

đến khi tử vong trong vòng 28 ngày(2).
Về hình thái mô bệnh học, viêm phổi kẽ biểu
hiện ở tất cả các trường hợp bệnh, bên cạnh đó
tổn thương phổi nặng biểu hiện bằng hoại tử
nhu mô (85%), viêm hoại tử phế quản (85%).
Đây là các tổn thương khó phục hồi do đó tình
trạng bệnh nhân thường rất nặng do suy hô hấp
(bệnh nhân thường biểu hiện hội chứng suy hô
hấp cấp). Hơn nữa tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh
màng trong (hyalin membrain) cũng chiếm tỷ lệ
cao (80% trường hợp), đây là tổn thương thường
gặp ở viêm phổi sơ sinh, phổi non và viêm phổi
nặng. Màng trong lót trong lòng phế nang biểu
hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau gây cản
trở hô hấp qua vách phế nang càng làm cho tình
trạng suy hô hấp thêm nặng nề. Ở 15% các ca
bệnh không thấy hoại tử nhu mô có thể là do

Nghiên cứu Y học
mẫu sinh thiết kim hoặc mẫu tử thiết tối thiểu
nhỏ chưa đại diện toàn bộ tổn thương của phổi.
Phối hợp các tổn thương bao gồm hoại tử nhu
mô (tổn thương không hồi phục), màng trong tại
lòng các phế nang và viêm hoại tử phế quản làm
cho hầu hết hệ thống đường hô hấp dưới từ phế
quản đến phế nang mất chức năng. Các tổn
thương này giải thích cho tình trạng vô cùng
nặng nề của bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Các
đặc điểm tổn thương phổi trên đây cũng đã
được một số tác giả mô tả trong các nghiên cứu

trên các bệnh nhân viêm phổi/ sởi tử vong, mặc
dù số lượng ca bệnh trong nghiên cứu của họ
không lớn(2,7). Xơ hóa và dị sản phổi là các tổn
thương gặp trong các ca bệnh có diễn biến kéo
dài. Mô hóa sẽ diễn ra tại các vùng hoại tử nhu
mô bào gồm cả hoại tử phế nang. Xơ tăng sinh
tại các ổ hoại tử đánh dấu sự mất cấu trúc và
chức năng thực sự của vùng nhu mô phổi và phế
nang tương ứng. Dị sản thường biểu hiện tại phế
quản, biểu mô đường hô hấp dị sản thành các
đám biểu mô lát tầng không sừng hóa, biểu mô
lót lòng phế quản không có nhung mao làm cản
trở thông khí và mất chức năng nhu động tống
dị vật ra ngoài.
Thể vùi và tế bào nhiều nhân (bảng 1) là các
hình ảnh gợi ý cho sự có mặt của virus. Nhiều
loại virus khác nhau có thể có hình ảnh thể vùi,
tuy nhiên đối chiếu hình ảnh mô học với hóa mô
miễn dịch (hình 1) cho thấy tổn thương này là
biểu hiện của Adenovirus. Trong kết quả phân
tích hóa mô miễn dịch trên mô phổi từ chuyên
gia Nhật, ADV (+) chiếm đến 60% các trường
hợp. Đây là bằng chứng biểu hiện sự có mặt của
virus tại mô. Tách chiết AND/ARN thấy các
trường hợp ADV đều thuộc típ 7, đây là típ virus
mà bản thân nó có khả năng gây viêm phổi và
gây tử vong trên người(4). Tế bào khổng lồ nhiều
nhân được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu
đồng nghĩa với một đặc điểm của tổn thương do
sởi(6,3), tuy nhiên trong nghiên cứu này, chỉ có

một trường hợp có tế bào khổng lồ nhiều nhân,
nhuộm hóa mô miễn dịch sởi (+) (hình 2). Tách
chiết AND/ARN cũng chỉ xác định được 2

107


Nghiên cứu Y học
trường hợp sởi (+). Kết quả này được giải thích là
do virus sởi thường chỉ tồn tại ở tuần đầu tiên,
mất đi ở các tuần tiếp theo., tuy nhiên kháng thể
IgM thì có thể tồn tại vài tháng.
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn và xét nghiệm
PCR đa mồi tổng hợp trong bảng 2 và bảng 3 cho
thấy tỷ lệ đồng nhiễm bệnh rất cao chiếm tới
85% các trường hợp, bao gồm cả nhiễm virus
(85% các trường hợp), nhiễm khuẩn (40%),
nhiễm nấm (15%). Trong số này nhiễm ADV hay
gặp nhất (60%), tiếp theo là CMV (45%), các tác
nhân khác ít gặp hơn nhưng lại đặc biệt nguy
hiểm bao gồm cả tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh,
nấm. Có 3 trường hợp đồng nhiễm với 4 tác
nhân bao gồm cả vi khuẩn và virus. Với rất
nhiều tác nhân nguy hiểm như trên, kèm theo
tình trạng suy giảm miễn dịch của bệnh nhân sởi
biểu hiện bằng giảm số lượng tế bào CD4 hoặc
CD8 ở 74% các trường hợp (bảng 4) sẽ làm cho
khả năng không đáp ứng với điều trị dẫn đến tử
vong là rất cao.


KẾT LUẬN
Trẻ tử vong do viêm phổi/ sởi có độ tuổi
thấp, trung bình 10,3 tháng, hầu hết chưa được
tiêm phòng hoặc mới tiêm được 1 mũi.
Tổn thương phổi thường rất nặng biểu hiện
bằng tình trạng viêm phổi kẽ, viêm hoại tử nhu
mô, màng trong, viêm hoại tử phế quản. Dễ
dàng tìm thấy thể vùi (chỉ điểm virus đồng
nhiễm) ở gần 1/2 số ca bệnh trong khi tế bào
khổng lồ nhiều nhân (chỉ điểm sự có mặt của
virus sởi) hiếm thấy.

108

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Không thấy sự có mặt của nấm và vi khuẩn
kháng cồn toan tại mô phổi, tuy nhiên HMMD
chỉ ra sự có mặt của ADV ở 60% trường hợp,
phân tích AND/ARN chỉ ra virus thuộc típ 7, loại
có khả năng gây tử vong cho người nhiễm bệnh.
Xét nghiệm vi sinh cho thấy hầu hết các bệnh
nhân sởi (85%) có đồng nhiễm thêm ít nhất 1 loại
vi sinh vật gây bệnh, đó là virus, vi khuẩn hoặc
nấm, thậm chí có thể đồng nhiễm cùng lúc với 4
loại vi sinh vật gây bệnh khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

4.

5.

6.
7.

8.
9.

D’Souza RM, D’Souza R (2002). Vitamin A for preventing
secondary infection in chidren with measles – a systemic
review. J trop Pediatr, 48(2): 72-7.
Kaschula RO., Druker J., Kipps A (1983). Late morphologic
consequences of measle: a lethal and debilitating lung disease
among the poor. Rev Infect Dis, 5 (3): 395-404.
Kjell H., Knut J (2009). Measles and its relationship to giant
cell pneumonia (Hecht pneumonia). Acta Pathologiaca,
Microbiologica Immunologica Scandinavica, 81A (6): 761-769.
Liuying T., Li W., Xiaojuan T. et all (2011). Adenovirus
serotype 7 associated with a severe lower respiratory tract
disease outbreak in infants in Shaanxi Province, China.
Virology Journal, 8:23
Plaza JA., Nuovo GJ (2005). Histologic and molecular
correlates of fatals infection in children. Diagn Mol Pathol,
June; 14(2): 97-102.
Ricardo D., Rosa MD (1988). Measle pneumonia in a new

born. Fetal and Pediatrics Pathology, 8 (5): 553-557.
Radoycich GE., Zuppan CW., Weeks DA. et all (1992).
Patterns of measles pneumonitis. Pediatr Pathol, 12 (6): 773786.
World Health Organization (2015). Media centre, Measles,
Fact sheet No 286.
World Health Organization (2015). Reported measles cases
and incidence rates by WHO Member States 2103, 2014 as of
February 2015.

Ngày nhận bài báo:

20/07/15

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015



×