Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân đái tháo đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.26 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017

KHẢO SÁT BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC
ĐỘNG MẠCH CẢNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đinh Hiếu Nhân*, Đào Thị Thanh Bình**, Tô Vũ Khánh An**

TÓM TẮT
Tổng quan: Đái tháo đường (ĐTĐ) là yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tim mạch. Bề dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh (Carotid intima media thickness-cIMT) từ lâu đã được sử dụng như một dấu chỉ điểm của tình
trạng xơ vữa động mạch ở giai đoạn sớm. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: khảo sát tỉ lệ xơ vữa đông
mạch cảnh trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 bằng chỉ số cIMT cũng như mối liên quan của nó với các yếu tố nguy cơ
tim mạch (tuổi, giới, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp (THA), rối loạn chuyển hóa lipid, thời gian mắc bệnh
ĐTĐ và HbA1C).
Phương pháp nghiên cứu: 169 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã được nhận vào nghiên cứu (57 nam và 112
nữ). Tất cả bệnh nhân được siêu âm ĐM cảnh nhằm ghi nhận mảng xơ vữa và đo chỉ số cIMT trung bình
tại các vị trí: ĐM cảnh chung, chỗ chia đôi và đoạn gần ĐM cảnh trong. Đồng thời, các bệnh nhân đều
được thăm khám lâm sàng, ghi nhận tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ tim mạch và thực hiện xét nghiệm về
HbA1C và chỉ số lipid máu.
Kết quả: Chúng tôi nhận thấy, bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có tình trạng dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
với cIMT=0,97±0,27 mm và gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh với tỉ lệ xơ vữa là 62,1%. Tuổi, nam giới,
THA, hút thuốc lá và thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm là các yếu tố làm gia tăng cIMT cũng như gia tăng
nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh trên đối tượng bệnh nhân này. Rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì và HbA1C
không cho thấy có mối liên quan với cIMT và xơ vữa động mạch cảnh.
Kết luận: Tỉ lệ xơ vữa động mạch cảnh trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 62,1% với cIMT trung bình là
0,97±0,27 mm. Tuổi, nam giới, THA, hút thuốc lá, thời giam mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm là các yếu tố làm gia
tăng nguy cơ xơ vữa động mạch cảnh và cIMT. Rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì và HbA1C không cho thấy có
mối liên quan với cIMT và xơ vữa động mạch cảnh.
Từ khóa: bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh, đái tháo đường


ABSTRACT
ASSESSMENT OF CAROTID INTIMA-MEDIA THICKNESS
IN TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENTS
Dinh Hieu Nhan, Dao Thi Thanh Binh, To Vu Khanh An
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 286 - 291
Background: Diabetes mellitus is associated with high risk of cardiovascular disease. Carotid intima media
thickness (cIMT) is widely used as a noninvasive test for the assessment of atherosclerosis. The objective of this
study was to find out the prevalence of carotid artery atherosclerosis by using cIMT in patients with type 2
diabetes mellitus (T2DM) and to assess the association of cIMT with cardiovascular risk factors (age, gender,
obesity, smoking, hypertension, lipid profile, duration of T2DM and HbA1C).
Materials and Methods: A total of 169 T2DM patients (57 men and 112 women) were selected. All the
patients were done B-mode ultrasonography of common, bifurcation and internal carotid arteries of both sides to

* ĐH Y-Dược Tp.HCM
* Bệnh viện Trưng Vương **Bệnh viện Nguyễn Trãi
Tác giả liên lạc: TS. BS. Đào Thị Thanh Bình ĐT: 0913704458 Email:

286

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017

Nghiên cứu Y học

determine mean (CIMT) and plaque, along with history taking, physical examination and routine laboratory
investigations including lipid profile and glycated hemoglobin.
Results - Discussion: Patients with T2DM were found to have increased (CIMT) (mean cIMT= 0,97±0,27
mm) and high prevalence of carotid plaque (62,1%). Higher age increase (CIMT) and risk of carotid artery

atherosclerosis. Male gender has double risk of carotid artery atherosclerosis compared to female (OR=2,17,
p=0,03). Hypertension increases the risk of carotid artery atherosclerosis in patients with T2DM (OR=1,89, p =
0,04). Smoking also increases the risk of carotid artery atherosclerosis in patients with T2DM (OR = 2,4, p=0,03).
Duration of diabetes over 5 years has double risk of carotid artery atherosclerosis (OR=2, p=0,03). Hyperlipidemia,
obesity and HbA1C show no significant relation to (CIMT) and carotid artery atherosclerosis.
Conclusion: Prevalence of carotid artery atherosclerosis in T2DM patients is 62,1 % with mean
cIMT=0,97±0,27 mm. Higher age, male gender, hypertension, smoking and duration of diabetes over 5 years are
factors those increase the risk of thickening (CIMT) and carotid artery atherosclerosis. Hyperlipidemia, obesity
and HbA1C show no significant relation to (CIMT) and carotid artery atherosclerosis.
Keywords: CIMT, carotid intima media thickness, diabetes
Xuất phát từ hiện trạng trên, chúng tôi tiến
MỞ ĐẦU
hành nghiên cứu đề tài ”Khảo sát bề dày lớp
Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam
nội trung mạc động mạch cảnh trên bệnh
ngày càng phát triển, tỉ lệ bệnh đái tháo
nhân đái tháo đường”.
đường trong dân số ngày càng gia tăng. Tỉ lệ
Mục tiêu nghiên cứu
đái tháo đường tại Việt Nam năm 2010 là
- Xác định bề dày trung bình của lớp nội
2,9%, năm 2013 tăng lên đến 5,8 %, với số bệnh
trung
mạc động mạch cảnh trên bệnh nhân
nhân tử vong do đái tháo đường là trên 54000
ĐTĐ típ 2.
bệnh nhân(7). Trong số đó, hơn 70% bệnh nhân
đái tháo đường tử vong là do biến chứng xơ
vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã cho thấy đái tháo đường có mối liên hệ

mật thiết với xơ vữa động mạch: tỉ lệ nhồi máu
cơ tim, tai biến mạch máu não, tỉ lệ tàn phế do
tắc động mạch nuôi chi trên đối tượng bệnh
nhân đái tháo đường đều cao hơn rõ rệt so với
đối tượng bình thường khác(10,17). Do đó, việc
tầm soát, phát hiện bệnh xơ vữa động mạch
sớm trên đối tượng bệnh nhân đái tháo đường
mang một ý nghĩa quan trọng. Với mục tiêu
chẩn đoán sớm xơ vữa động mạch trước khi
xảy ra tổn thương cơ quan đích, từ những năm
1980 các bác sĩ lâm sàng đã đưa ra thông số bề
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh (CIMT)
như là một dấu chỉ điểm gián tiếp giúp chẩn
đoán xơ vữa động mạch nói chung và xơ vữa
động mạch cảnh nói riêng ở giai đoạn tiền lâm
sàng. Mặc dù có nhiều lợi điểm, nhưng việc áp
dụng chỉ số này trên đối tượng bệnh nhân đái
tháo đường chưa được thực hiện thường qui.

Tim Mạch

- Xác định tỉ lệ xơ vữa động mạch cảnh trên
bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
- Khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố
nguy cơ xơ vữa động mạch với bề dày lớp nội
trung mạc và tình trạng xơ vữa động mạch cảnh
trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

169 bệnh nhân mới mắc hoặc đã được chẩn
đoán Đái tháo đường típ 2 theo tiêu chí chẩn
đoán ĐTĐ của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2013(3),
điều trị nội trú tại khoa Nội Tim Mạch và Nội
Tiết bệnh viện Nguyễn Trãi trong khoảng thời
gian từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2013.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đái tháo đường típ 1.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.

287


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017

Bệnh nhân đã được đặt stent động mạch
cảnh hoặc đã được phẫu thuật bóc tách nội mạc
động mạch cảnh.

Các bước tiến hành
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào
nghiên cứu:
Ghi nhận các yếu tố nguy cơ xơ vữa động
mạch (ĐM) và đặc điểm bệnh bao gồm: Tuổi,
giới, tăng huyết áp, tiền căn hút thuốc lá, tình
trạng béo phì, tình trạng rối loạn chuyển hóa

lipid, HbA1C và thời gian mắc bệnh ĐTĐ.
Tất cả bệnh nhân được siêu âm ĐM cảnh bởi
cùng một bác sĩ siêu âm mạch máu, đo bề dày
lớp nội trung mạc và ghi nhận mảng xơ vữa ĐM
cảnh. Tiến hành đo bề dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh với phần mềm Automated
cIMT của máy siêu âm Doppler Aloka Prosound.
Chỉ số cIMT ghi nhận được là chỉ số cIMT trung
bình với 6 lần đo cho cả hai bên ĐM cảnh tại các
vị trí: ĐM cảnh chung đoạn 2 cm gần chỗ chia
đôi, chỗ chia đôi, đoạn 1 cm phần gần động
mạch cảnh trong. IMT được cho là dầy bệnh lý
khi 0,9mm < cIMT < 1,5mm. Mảng xơ vữa được
định nghĩa là khi tăng bề dày lớp nội trung mạc
cIMT > 50 % so với bề dày của đoạn thành mạch
kế cận, khu trú và nhô vào lòng mạch hoặc khi
cIMT ≥ 1,5mm (theo Hội THA Châu Âu / Hội tim
mạch Châu Âu (2012)(13).
Xử lý và phân tích số liệu với phầm mềm
SPSS 19.0. Biến định tính được kiểm định bằng
phép kiểm chi bình phương. Biến liên tục được
kiểm định bằng phép kiểm Student và ANOVA.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=169)
Qua khảo sát mối liên quan giữa cIMT và xơ
vữa ĐM cảnh với các yếu tố nguy cơ trên bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 chúng tôi nhận thấy:
Nam giới có cIMT cao hơn nữ giới (p = 0.007)
và nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh cũng cao gấp 2.17

lần so với nữ giới (p = 0.03).
Tuổi và cIMT có mối tương quan thuận với
hệ số tương quan r = 0,28. Tuổi càng lớn cIMT và

288

nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh càng tăng (p = 0.03 và
p = 0.01).
THA làm tăng cIMT (p = 0.04) và tăng nguy
cơ xơ vữa ĐM cảnh gấp 1.89 lần (p = 0.04).
Hút thuốc lá làm tăng cIMT (p = 0.004) và
tăng nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh gấp 2.4 lần
(p = 0,03).
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm làm
tăng nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh gấp 2 lần
(p = 0,03).
Rối loạn chuyển hóa lipid (RLCHLP), béo
phì và HbA1C không cho thấy có mối liên quan
với cIMT và xơ vữa ĐM cảnh.
ĐẶC ĐIỂM
Tuổi (năm)
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ (năm)
BMI
HbA1C(%)
Cholesterol toàn phần (mmol/l)
Triglyceride (mmol/l)
HDL-cholesterol(mmol/l)
LDL-cholesterol (mmol/l)
THA
Hút thuốc lá

Béo phì
RLCHLP
cIMT (mm)
Dày nội trung mạc ĐM cảnh
Xơ vữa ĐM cảnh

TB ± ĐLC / TẦN
SUẤT(N,%)
67,2 ± 9,8
8,7 ± 7,4
24,2 ± 3,9
8,4 ± 1,9
5,1 ± 1,4
2,1 ± 1,5
1,1 ± 0,3
3,4 ± 1,0
109 (64.5%)
46 (27.2%)
58 (34.3%)
133 (78.7%)
0,97±0,27
92 (54,4%)
105 (62,1%)

RLCHLP: rối loạn chuyển hóa lipid

BÀN LUẬN
Trong 169 bệnh nhân ĐTĐ được khảo sát,
chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm đa
số so với bệnh nhân nam. Bệnh nhân nữ chiếm

¾ dân số nghiên cứu với 112 ca, tỉ lệ 66,3%. Bệnh
nhân nam gồm 57 ca chiếm tỉ lệ 33,7%. Độ tuổi
trung bình dân số nghiên cứu tương đối cao: 67,2
± 9,8 tuổi, ở độ tuổi bắt đầu bộc lộ các triệu
chứng, hoặc biến chứng của tiến trình xơ vữa
động mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
dân số bệnh nhân ĐTĐ có BMI trung bình là 24,2
± 3,9, với tỉ lệ béo phì là 34,3%. Qua kết quả trên
cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ tỉ lệ béo phì cao hơn
hẳn so với dân số chung là 6,6 %. Trong khảo sát

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch bên cạnh
ĐTĐ, chúng tôi nhận thấy RLCHLP chiếm tỉ lệ
cao nhất trong số các yếu tố nguy cơ đi kèm là
78,7%. Nhìn chung, đối tượng bệnh nhân ĐTĐ
có tỉ lệ RLCHL đi kèm rất cao, trên 70%. Tỉ lệ
THA trên bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của
chúng tôi là 64,5%. ĐTĐ cao gần gấp 3 lần so với
dân số chung so với tỉ lệ THA trong dân số
chung 25.1%.
Chúng tôi ghi nhận được bề dày lớp nội
trung mạc ĐM cảnh trung bình của dân số
nghiên cứu là 0,97mm ± 0,27 mm. Đa phần bệnh
nhân ĐTĐ có bề dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh
bất thường, lớn hơn nhiều so với bề dày lớp nội
trung mạc ĐM cảnh bình thường của người Việt

Nam là 0,64 ± 0,18mm(9). Chỉ số này cũng lớn hơn
so với chỉ số trung bình của người Châu Á: 0,77 ±
0,14mm(8). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
khác biệt với tác giả Manuel A. Gomez-Marcos,
nghiên cứu trên 121 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận bề
dày nội trung mạc trung bình là 0,78 ± 0,11mm(6),
hoặc khác biệt với tác giả Ak Agarwal và cs
nghiên cứu trên 111 bệnh nhân ĐTĐ cho kết quả
bề dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh là 0,84 ± 0,2
mm(1). Sự khác biệt này có thể là do khác biệt về
độ tuổi của dân số nghiên cứu. Nghiên cứu của
hai tác giả trên có tuổi trung bình lần lượt là
60,2±10,0 và 58,1± 9,7 tuổi. Nghiên cứu của
chúng tôi có đối tượng bệnh nhân lớn tuổi hơn
67,2 ± 9,8 và HbA1C trung bình cao hơn (8,4 ±
1,9% so với 7,6 ±1,4%).
Tỉ lệ dày bệnh lý lớp nội trung mạc ĐM cảnh
(cIMT> 0,9mm) ở bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên
cứu của chúng tôi là 54,4 %. Như vậy hơn phân
nửa bệnh nhân ĐTĐ có tình trạng xơ vữa ĐM
cảnh ở giai đoạn sớm. Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ xơ
vữa ĐM cảnh là 62,1% cao hơn so với tỉ lệ xơ vữa
ĐM cảnh ở người lớn trên 60 tuổi là 44,2%(12). Từ
những kết quả trên có thể rút ra nhận định, đối
với bệnh nhân ĐTĐ mới chẩn đoán hoặc đang
điều trị thì hơn phân nửa bệnh nhân có xơ vữa
động mạch cảnh.
Tỉ lệ xơ vữa động mạch cảnh trong nghiên
cứu chúng tôi cũng như của các tác giả khác


Tim Mạch

Nghiên cứu Y học

trong nước đều cho thấy tỉ lệ cao hơn hẵn so
với những nghiên cứu nước ngoài như của
Manuel A. Gomez và cs là 41,5%(6). Tác giả YuHong Zang nghiên cứu trên 250 bệnh nhân
ĐTĐ cho thấy tỉ lệ xơ vữa là 52,4%(19). Kết quả
xơ vữa ĐM cảnh trên bệnh nhân ĐTĐ của tác
giả Ak Argawal là 55%(1). Qua khảo sát đối
tượng nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về đặc
điểm dân số nghiên cứu. Mặc dù dân số ĐTĐ
trong các nghiên cứu nước ngoài có tuổi trung
bình tương ứng nhưng lại có HbA1C thấp hơn
so với dân số nghiên cứu của chúng tôi cũng
như của các tác giả trong nước. Chỉ số HbA1C
trung bình trong nghiên cứu của tác giả YuHong Zang và Ak Argawal lần lượt là 7,2% và
8,01%. Điều này cho thấy việc quản lí và điều
trị bệnh nhân tối ưu hơn có thể dẫn tới sự
khác biệt về tỉ lệ xơ vữa ĐM cảnh giữa các
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy tuổi và
cIMT có mối tương quan thuận, hệ số tương
quan r = 0,28 (p< 0,05). Tuổi càng cao thì cIMT và
tỉ lệ xơ vữa ĐM cảnh càng tăng. Đặc biệt tỉ lệ xơ
vữa tăng rõ rệt ở tuổi trên 50 (16% ở tuổi dưới 50
so với 45,5% ở tuổi trên 50).
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nam
giới có bề dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh cao

hơn nữ giới, đồng thời nam giới cũng có nguy cơ
xơ vữa ĐM cảnh cao gấp đôi so với nữ giới. Sự
khác biệt này có thể là do nam giới tiếp xúc với
nhiều yếu tố nguy cơ hơn là so với nữ, tỉ lệ nam
giới hút thuốc và uống rượu cao hơn nữ giới
trong nghiên cứu.
Bề dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh ở bệnh
nhân ĐTĐ kèm THA cao hơn so với bệnh nhân
không kèm THA (1,01±0,3 mm so với 0,92±0,21
mm). THA từ lâu đã được xem như một yếu tố
nguy cơ độc lập của bệnh xơ vữa động mạch và
bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu Frammingham
chỉ rõ nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch đối với
bệnh nhân THA cao hơn gấp 3 lần đối với bệnh
nhân không THA(5). THA là yếu tố không những
gây xơ vữa mà còn gây phì đại lớp trung mạc

289


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017

ĐM cảnh, góp phần làm dầy thêm lớp nội trung
mạc dù có hay không tình trạng xơ vữa động
mạch. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỉ lệ xơ
vữa ĐM cảnh trên đối tượng bệnh nhân ĐTĐ có
kèm THA cao hơn so với bệnh nhân không kèm
THA (66,4% so với 51,1%). Nguy cơ xơ vữa ĐM

cảnh trên bệnh nhân ĐTĐ có kèm THA cao gần
gấp đôi so với bệnh nhân ĐTĐ không kèm THA
(p = 0,04).
Bên cạnh đó, tỉ lệ dày bệnh lý nội trung mạc
ĐM cảnh tăng cao ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có
hút thuốc lá (71,7% so với 48%) và tỉ lệ xơ vữa
ĐM cảnh ở bệnh nhân hút thuốc lá cao hơn hẳn
so với bệnh nhân không hút thuốc lá (76,1% so
với 56,9%). Nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh ở nhóm
hút thuốc cao hơn gấp đôi so với nhóm không
hút thuốc lá (p=0,03). Điều này cho thấy rõ hút
thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây tổn thương nội
mạc mạch máu. Tác động bất lợi của hút thuốc lá
được chứng minh qua các nghiên cứu quan sát
mô tả KHID và ARIC khảo sát trên 2073 bệnh
nhân theo dõi trong 14 năm cho thấy mức độ
tiến triển lớp nội trung mạc cao nhất trên đối
tượng hút thuốc lá, ít hơn ở nhóm đã bỏ và thấp
nhất trên đối tượng không hút thuốc lá(14,18).
Nghiên cứu MARS cho thấy mức độ tiến triển
lớp nội trung mạc có thể chậm lại sau khi bỏ
thuốc lá và thay đổi lối sống(11).
Qua khảo sát 169 đối tượng bệnh nhân ĐTĐ,
chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa
bề dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh hay xơ vữa
ĐM cảnh với mọi dạng RLCHLP bao gồm tăng
cholesterol toàn phần, tăng LDL-cholesterol,
tăng Triglyceride hay giảm HDL-cholesterol. Có
sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng
tôi với các tác giả nước ngoài có thể là do số

lượng bệnh nhân còn hạn chế và đối tượng bệnh
nhân ĐTĐ của chúng tôi một số đã được điều trị
với thuốc chống RLCHLP. Chính việc điều trị
này có thể gây biến đổi nội mạc ĐM cảnh. Trong
nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy với
điều trị RLCHLP bằng nhóm thuốc statin gây
biến đổi tích cực trên bề dày nội mạc ĐM cảnh
của bệnh nhân(15,16).

290

Chúng tôi cũng nhận thấy không có mối
liên quan giữa tình trạng béo phì với cIMT và
xơ vữa ĐM cảnh. Tác giả Marwan S. và cộng
sự nghiên cứu trên 46 bệnh nhân ĐTĐ cho
thấy bệnh nhân ĐTĐ béo phì có tỉ lệ dày bệnh
lý nội trung mạc ĐM cảnh cao hơn bệnh nhân
ĐTĐ có BMI bình thường(2).
Nghiên cứu của chúng tôi không cho thấy có
mối liên quan giữa nồng độ HbA1C với bề dày
lớp nội trung mạc và xơ vữa ĐM cảnh trên hai
nhóm bệnh nhân ĐTĐ có HbA1C lớn hơn 7% và
nhỏ hơn 7%, mức HbA1C khuyến cáo cần đạt
được theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ(3). Nghiên cứu
của chúng tôi và các nghiên cứu khác cho kết
quả khác biệt nhìn chung đều là những nghiên
cứu cắt ngang với cỡ mẫu hạn chế nên chưa cho
thấy có mối liên quan trên. Cần có những nghiên
cứu với cỡ mẫu lớn hơn đồng thời cần có thời
gian theo dõi diễn tiến của HbA1C để có kết quả

chính xác hơn, vì với nồng độ HbA1C tại một
thời điểm không phản ánh chính xác mức độ
cũng như tình trạng kiểm soát đường huyết của
bệnh nhân.
Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng chưa ghi
nhận được có mối liên quan giữa thời gian mắc
bệnh ĐTĐ và bề dày lớp nội trung mạc ĐM
cảnh, mặc dù chúng tôi nhận thấy đối với những
bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 5 năm bề
dày lớp nội trung mạc ĐM cảnh có xu hướng cao
hơn ở bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ngắn
hơn 5 năm. Trái ngược với bề dày nội trung mạc
ĐM cảnh, tỉ lệ xơ vữa ĐM cảnh ở bệnh nhân có
thời gian mắc bệnh dưới 5 năm và trên 5 năm lại
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nguy cơ xơ vữa
ĐM cảnh của nhóm bệnh nhân ĐTĐ với thời
gian mắc bệnh trên 5 năm cao gấp đôi so với
nhóm bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 5
năm. Như vậy việc phát hiện và điều trị sớm tích
cực có thể làm giảm nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh
trên bệnh nhân ĐTĐ(4).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 169 bệnh nhân ĐTĐ típ
2, chúng tôi rút ra kết luận như sau.

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017

Bề dày trung bình lớp nội trung mạc ĐM
cảnh ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 0,97±0,27mm, với
54,4% bệnh nhân có tình trạng dày bệnh lý lớp
nội trung mạc và 62,1% bệnh nhân có xơ vữa
ĐM cảnh.

9.

Tuổi, Giới, THA, Hút thuốc lá và thời gian
mắc bệnh ĐTĐ trên 5 năm là các yếu tố làm tăng
nguy cơ xơ vữa ĐM cảnh.

11.

RLCHLP, béo phì và HbA1C không có mối
liên quan với bề dày lớp nội trung mạc và xơ vữa
ĐM cảnh.

10.

12.

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Agarwal A. K, Gupta P, Prasad A. (2008),”Carotid
intimomedial thickness in type 2 diabetic patients and its
correlation with coronary risk factors". J Assoc Physicians India,
56 tr. 581-6.
Al-Nimer MSM., S. Hussein II (2009),”Increased mean carotid
intima media thickness in type 2 diabetes mellitus patients
with non-blood pressure component metabolic syndrome: A
preliminary report". Int J Diabetes Dev Ctries, 29 (1), tr. 19-22.
Association American Diabetes (2013),”Standards of medical
care in diabetes--2013". Diabetes Care, 36 Suppl 1 tr. S11-66.
Foundation National Kidney (2002),”K/DOQI clinical practice
guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification,
and stratification". Am J Kidney Dis, 39 (2 Suppl 1), tr. S1-266.
Franklin SS Larson MG, Khan SA,Wong ND, (2001),”Does the
relation of blood pressure to coronary heart disease risk change
with aging? The Framingham Heart Study". Circulation 103 tr.
1245-1249.
Gómez-Marcos Manuel A., Recio-Rodríguez José I., RodríguezSánchez (2011),”Carotid Intima-Media Thickness in Diabetics
and Hypertensive Patients”Revista Española de Cardiología
(English Edition), 64 (7), tr. 622-625.

Guariguata L., Whiting D. R., et al. (2014),”Global estimates of
diabetes prevalence for 2013 and projections for 2035". Diabetes
Research and Clinical Practice, 103 (2), tr. 137-149.
Kazuhiko Nenchung Chang (1998),”A study of carotid
ultrasonography in 505 cases of healthy Japanese-Standard
value of intima-media thickness and asymtomatic plaque”,
Atherosclerosis, Official Journal of the European atherosclerosis
society Affiliated with the international atherosclerosis society,
tr. 47.

Tim Mạch

14.

15.

16.

17.

18.

19.

Nghiên cứu Y học

Lê Văn Sĩ, Trần Đức Thọ, Phạm Thắng (2000),”Nghiên cứu độ
dày nội trung mạc động mạch cảnh ở người bình thường bằng
siêu âm mạch máu". Kỷ yếu toàn văn đề tài khoa học Đại Hội Tim
mạch học quốc gia Việt Nam, tr. 813-819.

Luscher T. F., Creager M. A., Beckman J. A. (2003),”Diabetes
and vascular disease: pathophysiology, clinical consequences,
and medical therapy: Part II". Circulation, 108 (13), tr. 1655-61.
Markus R. A., Mack W. J., Azen S. P. (1997),”Influence of
lifestyle modification on atherosclerotic progression
determined by ultrasonographic change in the common carotid
intima-media thickness". Am J Clin Nutr, 65 (4), tr. 1000-4.
Nguyễn Phú (2000),”Khảo sát siêu âm động mạch não ngoài sọ ở
người có tuổi". Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp. Hồ
Chí Minh.
Perk J., De Backer G., Gohlke H. et al. (2012),”European
Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical
practice (version 2012): The Fifth Joint Task Force of the
European Society of Cardiology and Other Societies on
Cardiovascular Disease Prevention in Clinical Practice
(constituted by representatives of nine societies and by invited
experts)". Atherosclerosis, 223 (1), tr. 1-68.
Salonen J. T., Salonen R. (1991),”Ultrasonographically assessed
carotid morphology and the risk of coronary heart disease".
Arterioscler Thromb, 11 (5), tr. 1245-9.
Sibal L., Agarwal S. C., (2011),”Carotid intima-media thickness
as a surrogate marker of cardiovascular disease in diabetes".
Diabetes Metab Syndr Obes, 4 tr. 23-34.
Taylor A. J., Villines T. C., Stanek E. J. et al. (2009),”Extendedrelease niacin or ezetimibe and carotid intima-media
thickness". N Engl J Med, 361 (22), tr. 2113-22.
Vijay Achari AK Thakur, Arun K Sinha”The Metabolic
Syndrome: Its Prevalence and Association with Coronary
Artery Disease in Type 2 Diabetes”(2006).
Wattanakit K. Folsom AR. Selvin E. et al. (2005),”Risk factors
for peripheral arterial disease incidence in persons with

diabetes: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC)
Study". Atherosclerosis, 180 (2), tr. 389-397.
Zhang YH., Gao Y., Mao X. (2013),”Assessment of Carotid
Atherosclerosis in Type 2 Diabetes Mellitus Patients with
Microalbuminuria by High-Frequency Ultrasonography".
International Journal of Endocrinology, 2013 tr. 6.

Ngày nhận bài báo:

18/11/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/12/2016

Ngày bài báo được đăng:

01/03/2017

291



×