Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và X quang trật khớp háng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.9 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG TRẬT KHỚP HÁNG
Trương Trí Hữu*, Khun Sokhuon**

TÓM TẮT
Mở đầu: Hoại tử vô mạch và thoái hóa khớp háng là biến chứng chủ yếu trong kết quả điều trị của trật khớp
háng. Tính đa dạng của trật khớp háng và kết quả của trật khớp háng cần được nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả dịch tể học của trật khớp háng được điều trị tại BV Chấn thương chỉnh hình
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu cắt ngang đựa trên triệu chứng lâm sàng và X quang của 117
bệnh nhân nội trú, từ tháng 1/2014-12/2016 có 117 (118 khớp háng) trường hợp gãy trật khớp háng được nhập
viện tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh
Kết quả: Tuổi trung bình là 39, nam chiếm 70%. Tai nạn lưu thông chiếm đa số 76,9%. Trật khớp háng ra
sau là đa số chiếm 78%. Thương tổn kết hợp 31%. Thời gian từ lúc chấn thương đến nắn kín dưới 6 giờ chiếm
35,19%, từ 6- 12 giờ là 37,03%, trên 12 giờ lả 27,28%, dài nhứt trong khoảng 1 ngày đến 15 ngày. Tỉ lệ nắn kín
thành công là 93,1%
Kết luận: Trật khớp háng do chấn thương thường tuổi thanh niên do tai nạn lưu thông là chính. Trật khớp
háng ra sau là chủ yếu, đa số đều nắn kín thành công. Thời gian xử trí nắn sớm dưới 12 giờ là chủ yếu.
Từ khóa: Trật khớp háng.

ABSTRACT
CLINICAL AND RADIOLOGICAL SURVEY OF PATIENTS WITH TRAUMATIC HIP DISLOCATION
Truong Tri Huu - Khun Sokhuon
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 264 - 268
Introduction: Avascular necrosis and traumatic arthritis were the chief complications encountered in hip
dislocations with unsatisfactory results. Variety of hip dislocations and their outcome should be researched.
Objective To describe the epidemiological survey of patients with traumatic hip dislocation treated in
Hospital for Traumatology Orthopedics HCM City
Methods A retrospective descriptive cross-sectional study based on chinical symtoms and radiological sign


involving 117 patients who suffered traumatic hip dislocation was conducted 2014 from January to December
2016 in Hospital for Traumatology Orthopedics HCM City
Results: The mean age of patients was 39 years old and 70% were male. Regarding the mechanism of injury,
76.9% involved traffic accidents. The posterior dislocation of the hip was the most common injury (78%).
Associated lesions were observed in 31% of patients. The time span between accident and dislocation reduction
was less than 6 hours in 35.19% of patients, between 6 and 12 hours in 37.03% and over 12 hours in 27.78%,
ranging from 1 hour to 15 days. A fraction of 93.10% of patients was successful to closed reduction.
Conclusion: Traumatic hip dislocation affected mostly young adults who are victims of traffic accidents. The
posterior dislocation of the hip was the most frequent injury and closed reduction was performed in most of
patients. The time span between accident and dislocation reduction was less than 12 hours in most patients.
Keyword: Hip dislocation.

* BV Chấn thương Chỉnh hình
** Bộ môn CTCH – Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS Trương Trí Hữu.
ĐT: 0918591576
Email:

264

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
MỞ ĐẦU
Trật khớp háng là một tổn thương khá mạnh
do chấn thương có năng lượng cao, nếu không
được điều trị nắn sửa sớm thì ảnh hưởng đến
chức năng khớp háng nặng nề, thậm chí ngay cả
được nắn chỉnh sớm thì cũng cần phải theo dõi

lâu dài vì biến chứng phức tạp. Nguyên nhân
thường gặp do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao
động nhưng gặp nhiều nhất là tai nạn giao
thông. Tổn thương trật khớp háng do chấn
thương gây thương tổn gân cơ bao khớp phần
mềm xung quanh khớp và nặng nề nhất là tổn
thương mạch máu nuôi chỏm xương đùi. Trật
khớp háng chấn thương là một cấp cứu ngoại
khoa trong chấn thương chỉnh hình và việc nắn
trật sớm giúp giảm những biến chứng hoại tử
chỏm vô mạch, nhưng theo ghi nhận từ các kết
quả nghiên cứu y văn có kết quả thuận lợi chỉ
dao động từ 40-80%(4). Việc nắn trật sớm là bắt
buộc nhưng vấn đề phương cách bất động sau
nắn và chịu nặng chân đau sau chấn thương vẫn
còn bàn cãi. Biến chứng sau trật khớp háng như
hoại tử chỏm vô mạch(HTVMCXĐ) và thoái hóa
khớp háng (THKH) đã được ghi nhận trong y
văn và cho kết quả khác nhau. Trên thế giới đã
có nhiều tác giả nghiên cứu: năm 1954, Steward(5)
và cộng sự, nghiên cứu 193 BN trật khớp háng
chấn thương trong 5 năm tại London, cho kết
quả phục hồi chức năng thuận lợi 57%, tỷ lệ
HTVMCXĐ 19%, THKH là 48%. Năm 1951,
Thompson và Epstein(6), nghiên cứu 116 BN trật
khớp háng chấn thương trong 21 năm tại Mỹ cho
kết quả phục hồi chức năng thuận lợi 67%, tỷ lệ
HTVMCXĐ 10%, THKH là 7%. Đề tài này khảo
sát đặc điểm lâm sàng và X quang trật khớp
háng do chấn thương, ghi nhận những phương

pháp nắn thích hợp cho từng loại trật vì sao có
loại nắn thất bại, xác định nguyên nhân cơ chế
chấn thương, biểu hiện lâm sàng và X quang của
các kiểu trật khớp háng.

Nghiên cứu Y học

Thương Chỉnh Hình Thành Phố Hồ Chí Minh từ
tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2016. BN
được chẩn đoán trật khớp háng chấn thương tại
Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình Thành Phố
Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn loại trừ
BN có dị tật bẩm sinh khớp háng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang mô tả hàng
loại ca, kết quả thu được sẽ được phân tích trên
phần mềm SPPSS 16
Phân loại kiểu trật khớp háng trên phim X
quang
Theo OTA (The Orthopaedic Trauma
Association) có cách phân loại thông dụng là
dựa vào vị trí di lệch của chỏm xương đùi so với
ô chảo gồm 4 loại(4): 30-A1: ra trước 30-A2: ra sau
30-A3: trung tâm 30-A4: kiểu bịt.
Phân loại trật khớp háng ra trước của Epstein(1)
Type I: Trật lên trên, bao gồm kiểu mu và
mỏm gai: IA: Không kèm theo gãy xương, IB:
Gãy kèm theo hoặc ảnh hưởng chỏm xương đùi,

IC: Kèm theo gãy ổ cối.
Type II: Trật xuống dưới, bao gồm cả kiểu bịt
và kiểu chậu: IIA: Không kèm theo gãy xương,
IIB: Gãy kèm theo hoặc ảnh hưởng chỏm xương
đùi, IIC: Kèm theo gãy ổ cối.

Hình 1. Phân loại trật khớp háng ra trước của
Epstein
" Nguồn: Epstein H. C., 1973 "(1)

Phân loại trật khớp háng ra sau của Thompson
và Epstein(6):

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

- Type I: trật khớp háng có hoặc không kèm
vỡ nhỏ ổ cối. Vững sau nắn.

Bao gồm trên 15 tuổi bị trật khớp háng chấn
thương được điều trị tại Bệnh Viện Chấn

- Type II: trật khớp háng kèm theo vỡ một
mãnh lớn bờ sau ổ cối. Không vững.

Chuyên Đề Ngoại Khoa

265


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018


Nghiên cứu Y học

- Type III: trật khớp háng kèm theo vỡ vụn
nhiều mảnh bờ sau ổ cối.
- Type IV: trật khớp háng kèm theo gãy sàn ổ
cối

Phân loại
IIA
Trật trung tâm
30-A3
Tổng cộng

N
21
14
118

Tỷ lệ (%)
17,80
11,86
100

Bảng 2: Phân loại gãy trật ra sau loại V theo Pipkin

- Type V: trật khớp háng kèm theo gãy cổ
xương đùi.

Loại


N

Tỷ lệ (%)

I
II
III
IV
Tổng số:

2
9
1
1
13

15,38
69,23
7,69
7,69
100

Tổn thương phối hợp
36 ca
Phương pháp điều trị
- Nhóm trật đơn thuần
Đa số bệnh nhân trật đơn thuần được điều
trị bằng phương pháp nắn kín chiếm tỷ lệ
93,10%. Trong đó 4 trường hợp cần phẫu thuật

nắn do: Nắn kín thất bại 03 trường hợp, bệnh
nhân bị trật nhưng tự điều trị ở nhà 5 tuần 01
trường hợp.
Hình 1. Phân loại trật khớp háng ra sau
củaThompson và Epstein " Nguồn: Thompson V. P. và
Epstein, H. C., 1951 "(6)

KẾT QUẢ
Phân bố theo giới
- Nam có 82 trường hợp chiếm tỷ lệ: 70 % Nữ
có 35 trường hợp chiếm tỷ lệ: 30 %
Phân bố theo tuổi:tuổi trung bình là 39 tuổi,
tuổi nhỏ nhất là 16, tuổi lớn nhất là 94.
Nguyên nhân: tai nạn giao thông (TNGT) 90
ca (76,72%), tai nạn lao động (TNLĐ) 8 (6,84%),
tai nạn sinh hoạt (TNSH) 19 (16,24%).
Bên trật khớp bên trái 64 ca (54,70%), bên
phải 52 (44,44%, Hai bên 1 (0,85%).
Bảng 1: Phân loại trật khớp háng
Trật ra sau

Trật ra trước

266

Phân loại
I
II
III
IV

V
IA

N
36
18
7
8
13
1

Tỷ lệ (%)
30,51
15,25
5,93
6,78
11,02
0,85

- Nhóm gãy trật
Đa số bệnh nhân được điều trị bằng phương
pháp phẫu thuật nắn và kết hợp xương chiếm tỷ
lệ 76,67%. 04 trường hợp điều trị nắn kín, 08
trường hợp điều trị bảo tồn, 01 trường hợp điều
trị thay khớp háng toàn phần do gãy trật 8
tháng.
Thời điểm nắn: Thời gian từ lúc chấn thương
đến nắn kín dưới 6 giờ chiếm 35,19%, từ 6- 12 giờ
là 37,03%, trên 12 giờ lả 27,28%, dài nhứt trong
khoảng 1 ngày đến 15 ngày. Tỉ lệ nắn kín thành

công là 93,1%
- Phương pháp nắn: Phương pháp nắn
thường dùng là Allis.
- Nhóm gãy trật
Tất cả BN được nắn cấp cứu dưới gây tê tủy
sống hoặc gây mê tại phòng mổ. Sau khi nắn
xong được kiểm tra độ vững và bất động hoặc
xuyên kim kéo tạ chờ mổ chương trình. Đa số
bệnh nhân được mổ nắn kết hợp xương trong
vòng 02 tuần đầu sau khi tình trạng ổn định và
đã chuẩn bị đầy đủ xét nghiệm tiền phẫu chiếm

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

Nghiên cứu Y học

tỷ lệ 71,74%. Số bệnh nhân được mổ sớm 2-6
ngày chiếm tỷ lệ 26,09 %, 08 trường hợp được
mổ sau 21 ngày.

xe máy còn của tác giả nước ngoài là tai nạn xe
ô tô lực mạnh hơn, gãy nhiều mảnh nhiều hơn
(Bảng 3).

BÀN LUẬN

Bảng 3: So sánh tỷ lệ độ gãy


Tuổi và giới: trong hầu hết các nghiên cứu
trước đây về trật khớp háng đều xảy ra ở tuổi
trẻ, đang ở tuổi lao động và nam giới nhiều
hơn nữ giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
N=117 ca, tuổi trung bình là 39 tuổi, tuổi
thường gặp là 15-30 chiếm tỷ lệ 34,19 % và
nam chiếm 70 %. Về tuổi và giới, nghiên cứu
của chúng tôi không khác biệt so với nghiên
cứu của các tác giả nước ngoài(3,5).
Nguyên nhân chấn thương: nghiên cứu của
chúng tôi, N =117 ca, nguyên nhân chủ yếu do
tai nạn giao thông chiếm 76,92 %, các nguyên
nhân khác (tai nạn sinh hoạt chiếm 16.24 %, tai
nạn lao động chiếm 6,84%). Về nguyên nhân trật
khớp háng, phần lớn do tai nạn giao thông.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài(1,2,5). Tuy
nhiên, trong các nghiên cứu nước ngoài, nguyên
nhân thường gặp là do tai nạn xe ô tô. Lô nghiên
cứu của chúng tôi nguyên nhân thường gặp là
do tai nạn xe máy.
Sự khác biệt này là do phương tiện giao
thông của người dân nước ta chủ yếu là xe
máy khác với châu Âu và Bắc Mỹ chủ yếu là
xe ô tô(1,5).
Vị trí chân bên trật khớp:Về vị trí chân bên
trật khớp, bên T gặp nhiều hơn bên P. Nghiên
cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài(5).

Phân loại trật khớp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, áp dụng
phân loại trật ra sau theo Thompson và trật ra
trước của Epstein, riêng độ V có gãy chỏm
xương đùi kết hợp thêm với bảng phân loại của
Pipkin để giúp chỉ định điều trị.
Giải thích sự khác biệt này giữa nghiên
cứu của chúng tôi và so với tác giả nước ngoài:
Nguyên nhân chủ yếu của chúng tôi là tai nạn

Chuyên Đề Ngoại Khoa

Tác giả Chúng
Phân loại tôi (%)
I
30,51
II
15,25
III
5,93
IV
6,78
V
11,02
Ra trước 18,65
Trung tâm 11,86
Tỷ lệ
100%

Stewart và

(5)
Milford (%)

Thompson và
(6)
Epstein (%)

27,32
23,71
10,82
9,28
2,06
7,22
19,59
100%

18,63
13,66
17,39
12,42
6,83
3,11
27,95
100%

Phương pháp điều trị

Nhóm trật đơn thuần
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số
bệnh nhân trật đơn thuần được điều trị bằng

phương pháp nắn kín 93,10 % (54/58), và phẫu
thuật nắn 6,90 % (4/58). Trong đó 4 trường hợp
cần phẫu thuật nắn do: Nắn kín thất bại 03
trường hợp, bệnh nhân bị trật nhưng tự điều
trị ở nhà 5 tuần 01 trường hợp. Trong nghiên
cứu của Thompson và Epstein, N = 204 ca, đa
số bệnh nhân trật đơn thuần được điều trị
bằng phương pháp nắn kín 100%(6).
Nhóm gãy trật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh
nhân gãy trật được điều trị bằng phương pháp
phẫu thuật nắn 76,67%, nắn kín 8,33 %, bảo tồn
8% và thay khớp háng 1,67%. Trong nghiên cứu
của Thompson và Epstein, N = 204 ca, đa số bệnh
nhân gãy trật được điều trị bằng phương pháp
phẫu thuật nắn 63,87 %, nắn kín 36,13%(6).
Thời điểm nắn
Trong tất cả nghiên cứu, các tác giả đều
đồng ý rằng nắn khớp háng sau trật càng sớm
càng tốt để hạn chế di chứng về sau: Tất cả BN
được nắn cấp cứu tại phòng mổ, vô cảm bằng
tê tủy sống hoặc mê nội khí quản dưới sự
giám sát của bác sĩ gây mê. Phương pháp nắn
thường dùng là Allis. Đa số được nắn trong
vòng 12 giờ đầu sau chấn thương. Tỷ lệ nắn
được của chúng tôi không khác biệt so với kết

267



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018

quả nước ngoài và phù hợp tỷ lệ y văn thế giới
ghi nhận(2). Tuy nhiên có sự khác biệt ở thời
điểm nắn, điều này do ở nước ta mạng lưới y
tế cơ sở vật chất chưa tốt, nhiều cơ sở y tế
không có bác sĩ và nhân viên gây mê, cơ sở hạ
tầng xuống cấp do đó vận chuyển bệnh nhân
từ tuyến trước lên mất nhiều thời gian trong
khi nhiều trường hợp chưa được nắn.
Thời điểm mổ: BN trong nghiên cứu của
chúng tôi, sau khi nắn được cố định tạm bằng
xuyên đinh kéo tạ và mổ chương trình sau khi
tình trạng chung của bệnh nhân đã ổn đồng thời
các xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn cho
phép phẫu thuật. Mổ sớm nhất của chúng tôi là
sau 02 ngày, trễ nhất là 120 ngày là do bệnh nhân
điều trị ở tuyến dưới trước. Thời gian mổ trung
bình của chúng tôi là 15,7 ngày.Trong nhiên cứu
của chúng tôi, các BN được mổ đa số trong vòng
7-14 ngày trong khi của các tác giả nước ngoài là
24 giờ(1,5). Sự khác biệt này là do tình trạng quá
tải bệnh nhân phải chờ lên chương trình mổ và
đặc biệt là do bệnh nhân đến trễ.

KẾT LUẬN
Trật khớp háng chấn thương thường gặp ở
bệnh nhân trẻ trong tuổi lao động từ 15-30

tuổi chiếm tỷ lệ 34,19% và nam gặp nhiều hơn
nữ (70% và 30%). Nguyên nhân thường do
chấn thương có năng lượng cao, chủ yếu là do

268

tai nạn giao thông (76,92%). Bệnh nhân
thường trật bên T nhiều hơn bên P (54,70% và
44,44%), trật ra sau gặp nhiều nhất (69,49%).
Trong 117 trường hợp (118 khớp háng) có
49,15% trường hợp trật đơn thuần và 50,85 %
gãy trật. Chấn thương phối hợp tại chỗ là liệt
thần kinh tọa 4,27%. Thời gian từ lúc chấn
thương đến lúc nắn trước 12 giờ là 72,22% cho
nhóm trật đơn thuần trong đó phương pháp
nắn thường dùng là phương pháp Allis.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.
5.

6.

Epstein HC (1973). "Traumatic dislocations of the hip", Clin
Orthop Relat Res(92), pp. 116-142.

Lima LC, et al (2014). "Epidemiology of traumatic hip
dislocation in patients treated in Ceara, Brazil", Acta Ortop
Bras. 22(3), pp. 151- 154.
Onyemaechi NO and Eyichukwu GO (2011). "Traumatic hip
dislocation at a regional trauma centre in Nigeria", Niger J
Med. 20(1), pp. 124-130.
OTA A (2007). "OTA dislocation classification system", J
Orthop Trauma. 21(10), p. 10.
Stewart MJ, and Milford LW (1954). "Fracture-dislocation of
the hip; an end-result study", J Bone Joint Surg Am. 36(A:2), pp.
315-342.
Thompson VP and Epstein HC (1951). "Traumatic dislocation
of the hip; a survey of two hundred and four cases covering a
period of twenty-one years", J Bone Joint Surg Am. 33-A(3), pp.
746-758.

Ngày nhận bài báo:

21/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

28/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

Chuyên Đề Ngoại Khoa




×