Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh bướu nguyên bào men ở người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.87 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH
BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Võ Đắc Tuyến*, Lê Đức Lánh*, Nguyễn Thị Hồng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh bướu nguyên bào men (BNBM) ở người
Việt và phân tích sự liên quan giữa các yếu tố này.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu gồm 70 ca BNBM điều trị tại Bệnh
Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011 đến năm 2013. Các dữ liệu thu thập bao gồm lâm
sàng, X quang và giải phẫu bệnh.
Kết quả: Tỉ lệ phân bố nam:nữ là 1,12:1. Tuổi trung bình 34,6 ± 14,8 tuổi. Tuổi trung bình BNBM dạng
nang 30,5 ± 13,5 tuổi và BNBM dạng đặc 36,8 ± 15,2 tuổi. Bướu thường gặp nhất ở tuổi từ 20 đến 39 tuổi
(57,7%). Hàm dưới gặp nhiều hơn hàm trên (94,3% so với 5,7% ở hàm trên). Sưng mặt là triệu chứng gặp nhiều
nhất (92,9%). Thấu quang một hốc 18,6%, nhiều hốc 81,4%. BNBM có đường viền không rõ có tỉ lệ cao nhất
67,1%. 24,3% có răng ngầm và 77,1% tiêu chân răng. Tỉ lệ thủng vỏ xương là 58,6%, liên quan có ý nghĩa với
răng ngầm (p<0,05). Về vi thể, ở bướu dạng nang, dạng trong vách thường gặp nhất (48%), đa số bướu dạng
nang có đường viền không rõ là dạng trong vách (p<0,05). Ở bướu dạng đặc, dạng đám rối thường gặp nhất
(28,9%), có sự liên quan ý nghĩa giữa dạng vi thể và tuổi. Ở tuổi dưới 40 tuổi, dạng đám rối gặp nhiều nhất,
trong khi dạng gai và dạng tế bào hạt lại gặp ở tuổi lớn hơn.
Kết luận: Các dữ liệu liên quan đến giới tính, tuổi, vị trí, triệu chứng, đặc điểm X quang và giải phẫu bệnh
tương tự như các nghiên cứu trước đây ở trong nước và trên thế giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận
tuổi trung bình ở BNBM dạng nang cao hơn so với một số nghiên cứu khác. Dạng mô bệnh học thường gặp ở
BNBM dạng nang là dạng trong vách và ở BNBM dạng đặc là dạng đám rối.
Từ khóa: Bướu nguyên bào men dạng nang, bướu nguyên bào men dạng đặc.

ABSTRACT
CLINICAL, RADIOGRAPHIC AND HISTOPATHOLOGIC CHARACTERISTICS


OF AMELOBLASTOMA AMONG VIETNAMESE
Vo Dac Tuyen, Le Duc Lanh, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 146 - 154
Objectives: The aims of this study were to describe and analyze clinical, radiographic and histopathological
features of ameloblastoma among Vietnamese.
Materials and methods: Cross-sectional study was conducted. A total of 70 cases of ameloblastoma were
treated from 2011 to 2013 at the National Hospital of Odonto-Stomatology in HCM city
Results: Male to female ratio was 1.12:1. The mean age of patients was 34.6 ± 14.8 years. The mean age was
30.5 ± 13.5 years for unicystic ameloblastoma and 36.8 ± 15.2 years for solid ameloblastoma. The 20-39 year old
age group had the highest percentage of occurrence (57.7%). The location of ameloblastomas showed a marked
predominance in the mandible (94.3%). Swelling was the most common symptom (92.9%). 18.6% had unilocular
radiolucency and 81.4% had multilocular radiolucency. There were 47 cases of ill-defined edge (67.1%). There
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Võ Đắc Tuyến
ĐT: 0903776429

146

Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

were 17 cases (24.3%) of the tumor associated with embedded teeth in root resorption was 47 cases (77.1%) and
cortical perforation was 41 ones (58,6%). There was an association between the cortical perforation and impaction
of teeth (p<0.05). The most frequent histological patterns in solid ameloblastoma were plexiform (28.9%) and in

unicystic ameloblastoma were mural (48%). There was an association between the histopathological subtype of
solid ameloblastoma and age group and between the histopathological subtype of unicystic ameloblastoma and
radiographic boundary (p<0.05).
Conclusions: Data related to gender, age, site distribution, symptoms, and radiographic appearance,
histopathological subtypes were similar to previous studies in various parts of the world. In contrast to other
reports, we observed that unicystic ameloblastoma can occur in older patients. The most common histologic type
was plexiform solid ameloblastoma and mural unicystic ameloblastoma.
Key words: cystic/unicystic ameloblastoma, solid/multicystic ameloblastoma.
phần trong chẩn đoán và điều trị, cũng như có
ĐẶT VẤN ĐỀ
được những thông số cần thiết về BNBM ở
Bướu nguyên bào men (BNBM) là một
người Việt, làm tư liệu và tham khảo cho những
trong những loại bướu do răng thường gặp
nghiên cứu sau này.
nhất ở xương hàm. BNBM đa dạng về lâm
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
sàng, hình ảnh học, mô bệnh học và đặc biệt là
diễn tiến sinh học. Theo phân loại mô học
Thiết kế nghiên cứu
bướu do răng của WHO năm 2005, BNBM có 4
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả gồm 70 BNBM
loại: BNBM dạng đặc, BNBM dạng nang,
điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
BNBM dạng xơ hóa và BNBM ngoại vi hay
Ương Tp. HCM đáp ứng đủ tiêu chuẩn chọn
ngoài xương(6,7). BNBM luôn được sự quan tâm
mẫu, thuộc mẫu được chọn trong thời gian
đặc biệt của các nhà khoa học, bởi vì, dù được
nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013.

xem là loại bướu lành tính, nhưng có tính chất
Tiêu chuẩn chọn mẫu
phá hủy, xâm lấn tại chỗ và có tỉ lệ tái phát rất
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, có
cao, tỉ lệ tái phát sau điều trị bảo tồn từ 50-90%
đầy đủ hồ sơ bệnh án và kết quả giải phẫu bệnh
và sau điều trị triệt để là 15%(11).
sau mổ là bướu nguyên bào men.
Các thông số liên quan đặc điểm lâm sàng Thu thập dữ liệu nghiên cứu
bệnh học của BNBM đã được nghiên cứu và báo
cáo ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, đã có
Ghi nhận các dữ liệu về tuổi, giới tính, triệu
một số nghiên cứu về lâm sàng, X quang và giải
chứng lâm sàng; các dữ liệu về X quang; đặc
phẫu bệnh của BNBM, tuy nhiên, phần lớn là các
điểm đại thể của bướu qua xem xét bệnh phẩm
nghiên cứu hồi cứu thu thập số liệu từ hồ sơ
mổ và dữ liệu về giải phẫu bệnh gồm các phần
bệnh án lưu trữ tại bệnh viện, do đó sẽ thiếu
sau: (1) Chẩn đoán xác định BNBM dựa trên các
những dữ liệu cần thiết và chính xác, nhất là là
tiêu chuẩn tế bào học do Vickers và Gorlin đề
các số liệu liên quan đến đặc điểm đại thể và vi
nghị năm 1970(29). (2) Xác định thể bệnh (dạng
thể của bướu, vì vậy không thể hoặc khó phân
đặc: về đại thể là mô đặc, có thể xen lẫn vùng
loại một cách chính xác các thể bệnh của BNBM,
thoái hóa nang - về vi thể các nguyên bào men
đặc biệt là giữa BNBM dạng đặc và dạng nang,
sắp xếp thành đám hay dải tế bào trong mô đệm

là hai thể bệnh chính của bướu ở xương hàm.
sợi; dạng nang: về đại thể chỉ có một túi nang về vi thể bao nang được lót bởi biểu mô nguyên
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả các đặc
bào men)(7,19). (3) Chẩn đoán dạng vi thể: Dạng
điểm lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh, đồng
đặc gồm có túi tuyến, đám rối, gai, tế bào hạt và
thời phân tích sự liên quan giữa các yếu tố này ở
tế bào đáy; dạng nang gồm có dạng ống, trong
BNBM dạng đặc và BNBM dạng nang nhằm góp

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

147


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
ống và trong vách.

Lâm sàng

Xử lý số liệu
Nhập dữ liệu và phân tích bằng phần mềm
STATA 12.

KẾT QUẢ
Giới tính và tuổi
Tỉ lệ phân bố giới tính tương tự nhau, gồm
37 nam, tỉ lệ 52,9% và 33 nữ, tỉ lệ 47,1%. Tỉ lệ

nam:nữ là 1,12:1. Về tuổi, mẫu phân bố ở
nhiều lứa tuổi, nhỏ nhất 14 tuổi, lớn nhất 74
tuổi, trung bình ở BNBM là 34,6 ± 14,8 tuổi, cụ
thể ở BNBM dạng nang là 30,5 ± 13,5 tuổi và ở
BNBM dạng đặc là 36,8 ± 15,2 tuổi.

Có 25 (35,7)
Không 45 (64,3)

3 (4,3)
Tê môi,
cằm
Không 67 (95,7)

6 (8,6)
Dò dịch,
mủ
Không 64 (91,4)
2 (2,9)
Loét niêm Có
mạc
Không 68 (97,1)
2 (2,9)
Nhổ răng Có
không lành Không 68 (97,1)
Đau

n ( %)

0-19

20-39
40-59
+
60

9 (12,9)
39 (55,7)
15 (21,4)
7 (10,0)

Giới tính
Nam
Nữ
8 (88,9)
1 (11,1)
19 (48,7) 20 (51,3)
9 (60,0)
6 (40,0)
1(14,3)
6 (85,7)

Vị trí

a

0,025

Bảng 2. Liên quan giữa thể bệnh với các nhóm tuổi
p
+


0-19
60
a
0,15
6
Dạng nang 25
14 (56,0) 4 (16,0) 1 (4,0)
(24,0)
Dạng đặc 45 3 (6,7) 25 (55,6) 11(24,4) 6(13,3)
a

: Phép kiểm chính xác Fisher

25
45

p
0,69

Phép kiểm chi bình phương

Thể bệnh
Dạng nang Dạng đặc
Có 65 (92,9) 24 (96,0) 41 (91,1)
Sưng mặt
Không 5 (7,1)
1 (4,0)
4 (8,9)


148

Dạng
nang

Dạng
đặc

p

2 (8,0) 0 (0,0)
1 (4,0) 7 (17,1)
0 (0,0) 2 (4,9)
7 (28,0) 9 (22,0)
a
0,06
4 (16,0) 10 (24,4)
5 (20,0) 11 (26,8)
6 (24,0)

2 (4,8)

0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)

2 (50,0)
1(25,0)
1(25,0)


(-)

Dạng thấu quang
Bảng 6. Tỉ lệ và liên quan giữa dạng thấu quang và
thể bệnh của BNBM
Thể bệnh
Dạng nang Dạng đặc
Một hốc 13 (18,6)
9 (36,0)
4 (8,9)
Nhiều hốc 57(81,4) 16 (64,0) 41 (91,1)

p
0,01

a

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

Bảng 7. Tỉ lệ và liên quan giữa thấu quang nhiều hốc
với thể bệnh của BNBM
Thể bệnh
p
Dạng
Dạng
nang
đặc
Bọt xà phòng

47 (82,5) 16 (100) 31(75,6)
Tổ ong
1 (1,8) 0 (0,0) 1 (2,4)
a
Mạng nhện
3 (5,3) 0 (0,0) 3 (7,3) 0,50
Bọt xà phòng + Tổ ong 4 (7,0) 0 (0,0) 4 (9,8)
Bọt xà phòng + Mạng nhện 2 (3,5) 0 (0,0) 2 (4,9)
Thấu quang
nhiều hốc

Bảng 4. Tỉ lệ và liên quan giữa triệu chứng/dấu
chứng lâm sàng với thể bệnh của BNBM
n (%)

a

>0,99

: Phép kiểm chính xác Fisher

Triệu chứng / dấu chứng lâm sàng

Lâm sàng

>0,99

a

n (%)


Bảng 3. Liên quan giữa thể bệnh với giới tính

Dạng nang
Dạng đặc

n (%)

66
(94,3)
Cằm
2 (3,1)
Cành ngang
8 (12,1)
Góc hàm
2 (3,1)
Cằm - Cành ngang
16(24,2)
Cành ngang - góc hàm 14(21,2)
Cành ngang- góc hàm16
cành lên
(24,2)
Góc hàm - cành lên
8 (12,1)
Hàm trên
4(5,7)
Răng sau
2 (50)
Răng trước
1 (25)

Răng sau + Răng trước 1 (25)

BNBM dạng nang có 25 ca, tỉ lệ 37,5% và
BNBM dạng đặc có 45 ca, tỉ lệ 64,3%.

n

a

0,41

Hàm dưới

p

Giới tính
Nam
Nữ
14 (56,0)
11(44,0)
23 (51,1)
22 (48,9)

a

0,29

Bảng 5. Tỉ lệ và liên quan giữa vị trí bướu với thể
bệnh của BNBM


Thể bệnh

n

b

0,63

Vị trí bướu

: Phép kiểm chính xác Fisher

BNBM

p

: Phép kiểm chính xác Fisher, b: Phép kiểm chi bình phương

a

Nhóm tuổi
20-39
40-59

Thể bệnh
Dạng nang Dạng đặc
8 (32,0)
17 (37,8)
17 (68,0) 28 (62,2)
2 (8,0)

1 (2,2)
23 (92,0) 44 (97,8)
1 (4,0)
5 (11,1)
24 (96,0) 40 (88,9)
1 (4,0)
1 (2,2)
24 (96,0) 44 (97,8)
1 (4,0)
1 (2,2)
24 (96,0) 44 (97,8)

a

Bảng 1. Phân bố bướu nguyên bào men theo nhóm
tuổi và giới tính
Nhóm tuổi

n (%)

p
0,65

n (%)

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Bảng 11. Tỉ lệ và liên quan giữa kiểu tiêu ngót với thể
bệnh BNBM

Đặc điểm đường viền bướu
Bảng 8. Tỉ lệ và liên quan giữa đường viền bướu với
thể bệnh của BNBM
Đường
viền bướu

n (%)

Thể bệnh
P
Dạng nang Dạng đặc
6 (8,6)
3 (12,0)
3 (6,7)
a
17 (24,3)
7 (28,0)
10 (22,2) 0,58
47 (67,1) 15 (60,0) 32 (71,1)
n (%)

Rõ tụ cốt
Rõ không tụ cốt

Không rõ

Nghiên cứu Y học

Dao cắt
28(59,6)
Gọt viết chì
11(23,4)
Nhiều mặt cắt
5(10,6)
Dao cắt - gọt viết chì 3(6,4)

Thể bệnh
p
Dạng nang Dạng đặc
11 (68,8) 17 (54,8)
2 (12,5)
9 (29,0)
a
0,74
2 (12,5)
3 (9,7)
1 (6,3)
2 (6,5)

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

: Phép kiểm chính xác Fisher


a

Phồng xương và thủng vỏ xương

Răng ngầm trong bướu

Bảng 12. Tỉ lệ và liên quan giữa phồng/thủng vỏ
xương với thể lâm sàng BNBM

Bảng 9. Tỉ lệ và liên quan giữa răng ngầm và thể
bệnh của BNBM.
Răng ngầm

n (%)


Không

17(24,3)
53(75,7)

Thể bệnh
p
Dạng nang Dạng đặc
44 (97,8)
Phồng Có 69 (98,6) 25 (100)
>0,99
xương Không 1(1,4)
0 (0,0)

1(2,2)
41(58,6)
11(44,0)
30 (66,7)
Thủng Có
0,36
xương Không 29(41,4) 14 (56,0)
15 (33,3)
n (%)

Thể bệnh
p
Dạng nang Dạng đặc
9 (36,0)
8 (17,8)
0,09
16 (64,0)
37 (82,2)

Phép kiểm chi bình phương

Tiêu chân răng và kiểu hình thái tiêu chân
răng
Có 61 ca có chân răng nằm trong bướu, tỉ
lệ 87,2% (21 ca BNBM dạng nang và 40 ca
BNBM dạng đặc) và 9 ca không có chân răng
nằm trong bướu, tỉ lệ 12,8%.
Bảng 10. Tỉ lệ và liên quan giữa tiêu chân răng và thể
bệnh của BNBM
Tiêu chân răng


Không

Thể bệnh
Dạng nang Dạng đặc
47(77,1) 16 (76,2) 31 (77,5)
n (%)

14(22,9)

5 (23,8)

9 (22,5)

p
a

>0,99

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

Bảng 13. Liên quan giữa yếu tố tiên lượng với thủng
vỏ xương
Thủng vỏ xương
p
Có thủng Không thủng
Một hốc
5 (38,5)

8 (61,5)
Thấu
b
0,10
quang
Nhiều hốc
36 (63,2)
21 (36,8)
Rõ, tụ cốt
1 (16,7)
5 (83,3)
Đường
a
viền Rõ, không tụ cốt 10 (58,8)
7 (41,2)
0,12
bướu
Không rõ
30 (63,8)
17 (36,2)

6 (35,3)
11 (64,7)
Răng
b
0,03
ngầm
Không
35 (66,0)
18 ( 34,0)

Yếu tố tiên lượng

a

: Phép kiểm chính xác Fisher, b: Phép kiểm chi bình phương

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

Đặc điểm giải phẫu bệnh bướu nguyên bào men dạng nang
Bảng 14. Liên quan giữa tuổi, giới tính và giải phẫu bệnh BNBM dạng nang

Giới tính

Nhóm tuổi

Nam
Nữ
0 – 19
20 – 39
40 – 59
+
60

Dạng ống
4 (28,6)
3 (27,3)
2 (33,3)
4 (28,6)

1(25,0)
0 (0,0)

Giải phẫu bệnh BNBM dạng nang
Trong ống
Trong vách
Trong vách - trong ống
2 (14,3)
7 (50,0)
1 (7,1)
1 (9,1)
5 (45,4)
2(18,2)
2 (33,3)
1(16,7)
1(16,7)
0 (0,0)
9 (64,3)
1(7,1)
0 (0,0)
2 (50,0)
1(25,0)
1(100)
0 (0,0)
0 (0,0)

p
a

0,93


a

0,10

a

: Phép kiểm chính xác Fisher.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận dạng ống có 7
ca, 28%; dạng trong ống có 3 ca, 12%; dạng trong

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

vách có 12 ca, 48% và dạng kết hợp trong vách trong ống có 3 ca, 12%.

149


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Bảng 15. Liên quan giữa đặc điểm X quang và giải phẫu bệnh BNBM dạng nang

Thấu quang
Đường viền
bướu
Tiêu chân
răng

Thủng vỏ
xương
Răng ngầm

Một hốc
Nhiều hốc
Rõ, tụ cốt
Rõ, không tụ cốt
Không rõ

Không

Không

Không

Dạng ống
4 (44,5)
3 (18,7)
2 (66,7)
5 (71,4)
0 (0,0)
3 (18,8)
3 (60,0)
2 (18,2)
5 (35,7)
3 (33,3)
4 (25,0)

Giải phẫu bệnh BNBM dạng nang

Trong ống
Trong vách Trong vách Trong ống
2 (22,2)
2 (22,2)
1 (11,1)
1 (6,3)
10 (62,5)
2 (12,5)
1(33,3)
0(0,0)
0 (0,0)
1(14,3)
0 (0,0)
1(14,3)
1(6,7)
12 (80,0)
2 (13,3)
1(6,3)
9 (56,2)
3(18,7)
1(20,0)
1 (20,0)
0 (0,0)
0 (0)
8 (72,7)
1 (9,1)
3 (21,4)
4 (28,6)
2 (14,3)
2 (22,2)

3 (33,3)
1(11,2)
1 (6,3)
9 (56,2)
2 (12,5)

p
0,20
a

0,00

a

0,16

a

0,17

a

0,67

: Phép kiểm chính xác Fisher

a

Đặc điểm giải phẫu bệnh bướu nguyên bào
men dạng đặc

Kết quả nghiên cứu ghi nhận dạng túi tuyến
có 12 ca, 26,7%; dạng đám rối có 13 ca, 28,9%;

dạng gai có 6 ca, 13,3%; dạng tế bào hạt có 3 ca,
6,7% và dạng kết hợp túi tuyến - đám rối có 11
ca, 24,4%.

Bảng 16. Liên quan giữa tuổi, giới tính và giải phẫu bệnh của bướu

Giới tính

Nhóm tuổi

Nam
Nữ
0 – 19
20 – 39
40 – 59
+
60

Túi tuyến
4 (17,4)
8 (36,4)
0 (0)
7 (28,0)
3 (27,3)
2 (33,3)

Giải phẫu bệnh BNBM dạng đặc

p
Đám rối
Gai
Tế bào hạt Túi tuyến đám rối
9 (39,1)
2 (8,7)
1 (4,4)
7 (30,4)
a
0,29
4 (18,2)
4 (18,2)
2 (9,1)
4 (18,2)
3 (100)
0 (0)
0 (0)
0 (0)
9 (36,0)
2 (8,0)
0 (0)
7 (28,0)
a
0,004
1 (9,1)
3 (27,3)
0 (0)
4 (36,4)
0 (0)
1 (16,7)

3 (50,0)
0 (0)

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

Bảng 17. Liên quan giữa đặc điểm X quang với giải phẫu bệnh của BNBM dạng đặc

Thấu quang

Đường viền

Tiêu chân răng
Thủng xương
Răng ngầm

Một hốc
Nhiều hốc
Rõ tụ cốt
Rõ không tụ cốt
Không rõ

Không

Không

Không

Túi tuyến

1 (25,0)
11(26,8)
0 (0,0)
4 (40,0)
8 (25,0)
6 (19,3)
3 (33,4)
8 (26,7)
4 (26,7)
0 (0,0)
12 (32,4)

Giải phẫu bệnh BNBM dạng đặc
Đám rối
Gai
Tế bào hạt Túi tuyến Đám rối
1 (25,0)
1 (25,0)
1 (25,0)
0 (0,0)
12 (29,3)
5 (12,2)
2 (4,9)
11 (26,8)
2 (66,7)
0 (0,0)
0 (0,0)
1 (33,3)
4 (40,0)
1 (10,0)

1 (10,0)
0 (0,0)
7 (21,9)
5 (15,6)
2 (6,3)
10 (31,2)
11 (35,5)
4(12,9)
2 (6,5)
8 (25,8)
2(22,2)
2 (22,2)
1(11,1)
1 (11,1)
7 (23,3)
6 (20,0)
1 (3,3)
8 (26,7)
6 (40)
0 (0,0)
2 (13,3)
3 (20,0)
4 (50,0)
1 (12,5)
0 (0,0)
3 (37,5)
9 (24,3)
5 (13,5)
3(8,2)
8 (21,6)


p
a

0,36

a

0,28

a

0,63

a

0,22

a

0,23

a

: Phép kiểm chính xác Fisher

150

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
BÀN LUẬN
Giới tính và tuổi
Trong nghiên cứu này tỉ lệ phân bố theo giới
tính gần như tương tự nhau, nam 52,9% và nữ
47,1%, tỉ lệ nam: nữ là 1,12:1. Kết quả này tương
tự như nghiên cứu của Reichart và cs có tỉ lệ
nam/nữ là 1,14:1(22). Đa số các nghiên cứu cho
thấy không có sự khác biệt giới tính trong
BNBM, tuy nhiên một số nghiên cứu ở Nigeria,
Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy BNBM thường
gặp nhiều hơn ở nam(23,26). Về tuổi mắc bệnh,
trong nghiên cứu này BNBM thường gặp ở lứa
tuổi 20-39 tuổi (55,7%), trung bình 34 tuổi, nhỏ
nhất 14 tuổi, lớn nhất 74 tuổi. Tuổi trung bình
BNBM dạng nang là 30,5 tuổi, và BNBM dạng
đặc là 36,8 tuổi. Kết quả này cũng tương tự như
một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của
Reichart và cs trên 3677 ca BNBM từ năm 1960
đến 1993, tuổi trung bình là 35 tuổi, nhỏ nhất 4
tuổi và lớn nhất 92 tuổi(22). Ledesma-Montes
nghiên cứu 163 ca BNBM cho thấy tuổi trung
bình BNBM dạng đặc là 41,4 tuổi, trong khi đó
tuổi trung bình BNBM dạng nang là 26,3 tuổi(13).
Ở Việt Nam, nghiên cứu hồi cứu của Phan
Huỳnh An trên 52 ca BNBM cho thấy bướu
thường gặp nhất từ 20 - 40 tuổi (46,2%), trung
bình 33 tuổi(18). Nghiên cứu của Đỗ Thị Thảo, tuổi
thường gặp 21- 40 tuổi (trung bình 33,5 tuổi)(9).

Tuổi trung bình dạng nang trong nghiên cứu này
có cao hơn so với một số nghiên cứu khác trên
thế giới, điều này cũng có thể do liên quan đến
tình trạng kinh tế - xã hội ở nước ta, bệnh nhân
thường không có điều kiện đến khám phát hiện
bệnh và trì hoãn điều trị trong thời gian dài.
Nghiên cứu này cũng cho thấy có sự liên quan
có ý nghĩa giữa nhóm tuổi và phân bố giới tính,
ở lứa tuổi từ 0-19 tuổi, nam chiếm tỉ lệ cao hơn, tỉ
lệ nam:nữ là 88,9%:11,1%, trong khi đó ở lứa tuổi
trên 60, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn, tỉ lệ nam : nữ là
14,3% : 85,7%.

Vị trí
Theo y văn, BNBM gặp ở hàm dưới nhiều
hơn hàm trên, vị trí thường nhất là ở vùng

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

răng sau hàm dưới. Trong nghiên cứu này,
bướu ở hàm dưới chiếm tỉ lệ 94,3%, bướu hàm
trên chỉ có 5,7%. Ở vùng cành ngang - góc
hàm, bướu dạng đặc chiếm tỉ lệ cao hơn
(24,4%) trong khi đó, ở vùng góc hàm - cành
lên, bướu dạng nang chiếm tỉ lệ cao hơn
(24%). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự
như các nghiên cứu trước đây(5,27).


Thể bệnh
Dựa trên biểu hiện sinh học và đặc điểm mô
bệnh học, BNBM được chia thành nhiều thể
bệnh và có tiên lượng hoàn toàn khác nhau.
Trong đó, BNBM dạng đặc và BNBM dạng nang
thường gặp nhất trên lâm sàng, Hiện nay, các
nhà khoa học đều cho rằng BNBM dạng nang là
một thực thể riêng biệt, cần phân biệt với BNBM
dạng đặc vì điều này có liên quan đến kế hoạch
điều trị và tiên lượng bệnh(4). Trong nghiên cứu
này chúng tôi kết hợp xem xét đại thể bệnh
phẩm mổ và chẩn đoán vi thể để xác định chính
xác thể bệnh của bướu, trong số 70 ca BNBM có
45 ca BNBM dạng đặc tỉ lệ 64,3% và 25 ca BNBM
dạng nang tỉ lệ 37,5%. Kết quả tương tự nghiên
cứu gần đây của của Đỗ Thị Thảo trên 33 ca
BNBM (BNBM dạng đặc 57,6% và BNBM dạng
nang 42,4%)(9). Theo y văn, BNBM dạng đặc
chiếm tỉ lệ khoảng 80 - 85%, trong khi BNBM
dạng nang chiếm khoảng 5-15%. Nghiên cứu của
Reichart và cs, tỉ lệ BNBM dạng nang là 6,2%(22);
nghiên cứu của Santos và cs, BNBM dạng nang
là 15,3%(23); nghiên cứu Ledesma-Montes và cs,
BNBM dạng nang là 63,2%(13). Các kết quả này
tương đối khác nhau giữa các nghiên cứu, điều
này có thể được giải thích một phần do sự khác
biệt về chủng tộc và một phần khác do khác biệt
về các tiêu chuẩn áp dụng trong chẩn đoán
BNBM dạng nang và BNBM dạng đặc.


Đặc điểm lâm sàng
Sưng biến dạng mặt và đau là những dấu
chứng, triệu chứng gặp nhiều nhất với tỉ lệ lần
lượt là 92,9% và 35,7%. Kết quả cũng ghi nhận
không có sự khác biệt về biểu hiện các triệu
chứng, dấu chứng giữa BNBM dạng nang và

151


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

dạng đặc (p>0,05). Kết quả này cũng tương tự
một số nghiên cứu trước đây(6,22,26).

Đặc điểm X quang
Ueno và cs cho rằng đặc điểm X quang có
liên quan đến biểu hiện sinh học của bướu và
bướu có hình ảnh thấu quang nhiều hốc
thường có tiên lượng xấu hơn(28). Trong nghiên
cứu này, khảo sát trên phim toàn cảnh 70 ca
BNBM có 13 ca biểu hiện thấu quang một hốc,
tỉ lệ 18,6% và 57 ca biểu hiện thấu quang nhiều
hốc, tỉ lệ 81,4%. Hình ảnh thấu quang nhiều
hốc thường gặp nhất là dạng bọt xà phòng, tỉ
lệ 82,5%. Kết quả này cũng tương tự với một
số nghiên cứu trong nước của Đỗ Thị Thảo(9),
với tỉ lệ thấu quang một hốc / nhiều hốc lần

lượt là 15% / 85%. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu như của Reichart và cs, Tatapudi và cs cho
thấy dạng thấu quang một hốc chiếm tỉ lệ khá
cao, lần lượt là 51,1% và 50%(22,27). Sự khác biệt
này có thể một phần là do BNBM dạng nang
chiếm tỉ lệ cao trong mẫu khảo sát. BNBM
dạng nang thường có hình ảnh thấu quang
một hốc, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây
cho thấy BNBM dạng nang cũng có hình ảnh
thấu quang nhiều hốc, đặc biệt trong nhưng
trường hợp bướu không liên quan đến răng
ngầm(4,16,24,25). Trong nghiên cứu này, trong số
57 ca thấu quang nhiều hốc, có 16 ca là bướu
dạng nang, chiếm tỉ lệ 64%. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa hình ảnh thấu quanh một
hốc/nhiều hốc với thể bệnh bướu dạng đặc
hay dạng nang (p<0,05).
Đường viền bướu trên phim X quang cũng là
một thông số có giá trị đánh giá tỉ lệ tăng trưởng
của bướu. Bướu có đường viền rõ tụ cốt được
xem là tiến triển chậm, trong trường hợp này
xương lành xung quanh phản ứng mạnh tạo
thành một đường viền xơ hóa tụ cốt, có vai trò
như lớp xương đặc hạn chế sự xâm lấn của tế
bào bướu và tiên lượng tốt hơn. Nghiên cứu của
Li và cs trên 97 ca bướu nguyên bào men, bướu
đường viền rõ tụ cốt 24,7%; rõ không tụ cốt
42,3% và không rõ 33%(14). Trong nghiên cứu


152

này, bướu có đường viền rõ tụ cốt, rõ không tụ
cốt và không rõ với tỉ lệ lần lượt là 8,6%, 24,3%
và 67,1%. Sự khác biệt kết quả giữa hai nghiên
cứu có thể do sự khác nhau về phân bố tỉ lệ
BNBM dạng nang và dạng đặc trong mẫu
nghiên cứu. Nếu chỉ xem xét riêng trên BNBM
dạng nang ở nghiên cứu này thì đường viền rõ
tụ cốt, rõ không tụ cốt và không rõ phân bố với tỉ
lệ lần lượt là 12%, 28% và 60%. Kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy trong số bướu có đường viền
không rõ, bướu dạng đặc có tỉ lệ 71,1% nhiều
hơn bướu dạng nang 60%, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tiêu chân răng liên quan bướu là một đặc
điểm thường thấy ở bướu nguyên bào men.
Trong một nghiên cứu trước đây của chúng
tôi(30), tỉ lệ tiêu chân răng là 60%. Trong nghiên
cứu này, tỉ lệ tiêu chân răng là 77,1%, tương tự
như kết quả nghiên cứu gần đây của Apajalahti
và cs 2015, tỉ lệ tiêu chân răng là 72%(3), tuy
nhiên, kết quả này hơi cao hơn so với một số các
nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của
Ogunsalu, tỉ lệ tiêu chân răng là 31,6%(18), của
MacDonald-Jankowsdi là 59%(16). Một số nghiên
cứu trước đây trong nước cũng cho thấy tỉ lệ tiêu
chân răng khá cao, nghiên cứu của Phan Huỳnh
An là 59,6%, của Đỗ Thị Thảo 63,6%(9,18). Theo
Philipsen, bướu dạng đặc thường làm tiêu ngót

chân răng hơn bướu dạng nang(19), trong nghiên
cứu này bướu dạng đặc có tỉ lệ tiêu chân răng
(77,5%) cao hơn bướu dạng nang (76,2%), dạng
tiêu ngót thường gặp nhất là dạng dao cắt,
59,6%, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý
nghĩa về tỉ lệ tiêu chân răng, tỉ lệ phân bố các
kiểu tiêu chân răng giữa bướu dạng nang và
dạng đặc.
Phần lớn các nghiên cứu đều báo cáo sự
hiện diện của răng ngầm trong bướu. Nghiên
cứu này ghi nhận tỉ lệ răng ngầm trong BNBM
là 24,3%, thấp hơn tỉ lệ 36,5% của Phan Huỳnh
An(18), nhưng cao hơn nghiên cứu của Arotiba,
17,8(5). Trong nghiên cứu này cũng ghi nhận
bướu dạng nang có tỉ lệ răng ngầm là 36% cao
hơn bướu dạng đặc 17,8%, tương tự trong

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
nghiên cứu của Philipsen, tỉ lệ răng ngầm
trong BNBM dạng nang là 52-80%; trong khi ở
dạng đặc là 15-40%(19).
Tình trạng phồng và thủng vỏ xương được
đánh giá chính xác trên phim CT. Gần như tất cả
bướu nguyên bào men đều gây phồng và mỏng
lớp vỏ xương.Trong nghiên cứu này, tỉ lệ gây
phồng xương là 98,6%, không có sự khác biệt
giữa bướu dạng đặc và bướu dạng nang. Nghiên

cứu của Apajalahti và cs 2015, tỉ lệ thủng vỏ
xương là 77%(3), trong nghiên cứu này tỉ lệ thủng
vỏ xương là 58,6%, bướu dạng đặc có tỉ lệ thủng
vỏ xương cao hơn bướu dạng nang. Liên quan
giữa một số yếu tố được xem là yếu tố tiên lượng
như một hốc/nhiều hốc, tiêu chân răng và răng
ngầm trong bướu với tình trạng thủng xương
được phân tích. Bướu nhiều hốc, đường viền
không rõ có tỉ lệ thủng xương cao hơn, đặc biệt
kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự liên quan ý
nghĩa thống kê giữa răng ngầm trong bướu và
thủng vỏ xương, bướu không có răng ngầm có tỉ
lệ thủng vỏ xương cao hơn (p<0,05).

Đặc điểm giải phẫu bệnh
Kết quả nghiên cứu qua khảo sát vi thể
BNBM dạng nang cho thấy dạng trong vách
chiếm tỉ lệ cao nhất 48% kết quả này tương tự
như nghiên cứu của Ackerman và cs trên 57 ca
BNBM dạng nang cũng cho thấy dạng trong
vách chiếm tỉ lệ cao nhất 49%(1). Đối với BNBM
dạng đặc, đa số các nghiên cứu ghi nhận dạng
túi tuyến là dạng thường gặp nhất. Nghiên cứu
của Chizonga và cs qua 117 ca BNBM cũng cho
thấy dạng túi tuyến thường gặp nhất chiếm tỉ lệ
70,1%, kế đến là dạng đám rối chiếm tỉ lệ
31,6%(8). Nghiên cứu của Fulco trên 54 ca BNBM
dạng đặc cho thấy dạng túi tuyến chiếm tỉ lệ
77,6%(10). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lâm Ngọc
Ấn ghi nhận dạng túi tuyến gặp nhiều nhất

52%(13), nghiên cứu của Đỗ thị Thảo cũng thấy
dạng túi tuyến thường gặp nhất 60,6%(9). Tuy
nhiên, cũng có nghiên cứu ghi nhận dạng đám
rối phổ biến hơn dạng túi tuyến. Trong nghiên
cứu này, dạng đám rối thường gặp nhất, tỉ lệ
28,9%, dạng túi tuyến và dạng kết hợp túi tuyến

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

- đám rối có tỉ lệ lần lượt là 26,7% và 24,4%. Kết
quả này giống nghiên cứu của Shoor và cs, dạng
đám rối chiếm tỉ lệ cao nhất 6/21ca(26) và trong
nghiên cứu của Kim và cs, dạng đám rối chiếm
35,2%, dạng túi tuyến 29,6%(12). Liên quan giữa
đặc điểm mô học của bướu với tuổi, giới tính và
đặc điểm X quang cũng được phân tích. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan có ý
nghĩa giữa đường viền bướu và dạng vi thể của
bướu dạng nang, bướu có đường viền không rõ,
về vi thể thường là dạng trong vách, tỉ lệ 80%
(p<0,05). Bướu có đường viền không rõ được
xem là có biểu hiện xâm lấn nhiều hơn các loại
khác(14). Dạng trong vách có sự thâm nhiễm của
tế bào bướu vào xương lành xung quanh khoảng
2,5 mm(20) là thể xâm lấn nhiều nhất, có tỉ lệ tái
phát rất cao 35,7%(2,25). Kết quả nghiên cứu này
cũng ghi nhận có sự liên quan có ý nghĩa giữa
tuổi và phân nhóm mô bệnh học của bướu dạng

đặc, ở tuổi từ 0-19 tuổi, thường gặp nhất là đám
rối trong khi ở lứa tuổi lớn hơn từ 40 - 60 tuổi,
dạng gai và dạng tế bào hạt chiếm tỉ lệ cao hơn
lần lượt là 27,3% và 50%. Nghiên cứu của
Reichart và cs có kết quả tương tự dạng đám rối
thường gặp ở tuổi nhỏ hơn khi so sánh với dạng
gai (50 tuổi)(22); nghiên cứu của Takahashi cũng
thấy BNBM ở trẻ em chủ yếu là dạng đám rối(14).

KẾT LUẬN
Các thông số về tuổi, giới tính, vị trí, đặc
điểm lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh của
bướu nguyên bào men cũng gần tương tự như
các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, BNBM dạng
nang gặp ở tuổi lớn hơn so với một số nghiên
cứu trước đây. Dạng trong vách thường gặp
nhất ở BNBM dạng nang và có liên quan ý
nghĩa với đường viền bướu trên phim X
quang. Trong khi đó, dạng đám rối gặp nhiều
nhất ở BNBM dạng đặc, thường gặp ở tuổi
nhỏ hơn 40 tuổi, trong khi dạng gai và tế bào
hạt lại gặp ở tuổi lớn hơn.
Dựa trên các đặc điểm đại thể và vi thể có
thể cho phép phân biệt được chính xác giữa
BNBM dạng đặc và BNBM dạng nang, điều này

153


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên
lượng bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.
7.

8.

9.

10.

11.

12.


13.

14.

15.

154

Ackerman GL, Altini M, Shear M (1988), “The unicystic
ameloblastoma: a clinical pathological study of 57 cases”, J
Oral Pathol, l17 (9-10), 541-546.
Adeyemo W.L., Bamgbose B.O., Ladeinde A.L., Ogunlewe
M.O.(2007), “Surgical management of ameloblastomas:
conservative or radical approach? A critical review of the
literature”, Oral Surgery, 1, 22-27.
Apajalahti S., Kelppe J., Kontio R., Hagstrom J. (2015),
“Imaging characteristics of ameloblastoma and diagnotic
value of computed tomography and magnetic resonance
imaging in a series of 26 patients”, Oral Surg Oral Med Oral
Pathol Oral Radio,120 (2), 118-130.
Arora S. (2015), “Unicystic Ameloblastoma: A Perception for
the Cautious Interpretation of Radiographic and Histological
Findings”, Journal of the colege of Physicians and Surgeons
Pakistan, 25(10), 761- 764.
Arotiba G.T., Ladeinde A.L., Arotiba J.T., Ajike S.O., Ugboko
V.I., Ajayi O.F. (2005), “Ameloblastoma in Nigerian children
and Adolescents: A review of 79 cases”, J Oral Maxillofac Surg,
63, 747-751.
Barnes L. (2009), “ Surgical pathology of the head and neck”,
Informa Healthcare USA, Vol 3, third edition, 1201-1314.

Barnes L., Everson J.W., Reichart P., Sdransky D. (2005),
“Pathology and genetic of head and neck tumors”, World Health
Organization Classification of Tumors, IARC Press: Lyon, 287300.
Chidzonga M.M., Perez V.M.L., Alvarez A.L.P., Harare A.
(1996), “Ameloblastoma -The Zimbawean experience over 10
years”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endol, 82, 3841.
Đỗ Thị Thảo (2010), “Đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh, và biểu
hiện p53 trong bướu nguyên bào men”, Luận văn thạc sỹ y học,
Đại Học Y Dược Tp. HCM.
Fulco G.M., Francisco C., Nonaka W., De Souza L.P., De Costa
Miguel L.C., Pinto L.P. (2010), “Solid ameloblastomas Retrospective clinical and histopathologic study of 54 cases”,
Braz J Otorhinolaryngol, 76 (2),172-177.
Jhamb T., Kramer J.M. (2014) “Molecular concepts in the
pathogenesis of ameloblastoma: Implications for therapeutics”
Experimental and Molecular Pathology, 97, 345-353.
Kim S.G., Jang H.S., Kwang J. (2001), “Ameloblastoma: A
clinical, radiographic and histopathologic analysis”, Oral Surg
Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endo, 91, 649-653.
Lâm Ngọc Ấn, Khương Tấn Khánh, Huỳnh Đại Hải, Trần
Công Chánh, Lâm Hoài Phương, Đặng Duy Hiếu (2000), “U
men xương hàm tại miền nam Việt Nam:Phương pháp điều trị”, Kỹ
yếu công trình Viện RHM 1975 -1993, trang 207-216.
Ledesma-Montes C., Mosqueda-Taylor A., Carlos-Bregni R.,
Romero de Leon E., Palma-Guzman J.M., Paez-Valencia C.,
Meneses-Garcia A. (2007), “Ameloblastomas: a regional Latin
- American multicentric study”, Oral Disease, 13, 303-307.
Li Y., Han B., Li L.J. (2012). “Prognostic and proliferative
evaluation of ameloblastoma based on radiographic
boundary” International Journal of Oral Science, 4, 30-33.


16.

17.

18.

19.

20.

21.
22.

23.

24.
25.

26.

27.

28.

29.

30.

MacDonald–Jankowski D.S., Yeung R., Lee K.M., Li T.K.
(2004), “Ameloblastoma in the Hong Kong Chinese. Part 2:

systematic
review
and
radiological
presentation”,
Dentomaxillofacial Radiology, 33, 141-151.
Neville B.W., Damm D.D., Allen C.M., Bouquot A. (2009),
“Oral and maxillofacial pathology”, W B Saunders Company,
third edition, 611-619.
Ogunsalu C., Daisley H., Henry K., Bedayse S., White K.,
Jagdeo B., Baldeo S. (2006), “A new radiological classification
for ameloblastoma based on analysis of 19 cases”, West Indian
Med J, 55(6), 36.
Phan Huỳnh An (2009), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và X quang
u nguyên bào men”, Tiểu luận tốt nghiệp BS RHM, Đại Học Y
Dược Tp.HCM.
Philipsen
H.P,
Reichart
P.A.
(1998),
“Unicystic
ameloblastoma. A review of 193 cases from literature”, Oral
Oncology, 34, 317-325.
Rastogi S., Pandilwar P.K., Maitra S. (2010), “Ameloblastoma:
an evidence based study”, J Maxillofac Oral Surg, 9 (2), 173-177.
Reichart P.A., Philipsen H.P. Sonner S. (1995),
“Ameloblastoma: Biological Profile of 3677cases”, Oral Oncol,
Eur J Cancer, 31B(2), 86-99.
Santos T.S., Piva MR., Andrade ESS., Vajgel A., Vasconcelos

RJH., Martins-Filho PRS. (2014), “Ameloblastoma in the
Northeast region of Brazil: A review of 112 cases”, J Oral
Maxillofac Pathol, 118, 66-71.
Sapp J.P., Eversole L.R., Wysocky G.P. (2004), “Contemporary
oral and maxillofacical pathology”, Mosby, 2nd edition, 135-143.
Seintou A., Martinelli-KlayCP., Lombardi. (2014), “ Unicystic
ameloblastoma in children: systematic review of
clinicopathological features and treatment outcomes”, Int J
Oral Maxillofac Surg, 43,405-412.
Shoor H., Pai K.M., Gupta S., Garg A., Sharma H., Kumar N.
(2014), “Clinical, Radiographic and Histopathologic Features
of Ameloblastoma: A retrospective Analysis of 21 Cases”,
International Journal of Scientific Study, 2(9), 83-88.
Tatapudi R., Samad S.A., Reddy RS., Boddu NK. (2014),
“Prevalence of ameloblastoma: A three-year retrospective
study”, Journal of Indian Academy of Oral Medicine & Radiology,
26(2), 145-151.
Ueno S., Mushimoto K., Shirasu R. (1989), “Prognostic
evaluation of ameloblastoma based on histologic and
radiographic typing”, J Oral Maxillofac Surg, 47, 11-15.
Vickers R.A., Gorlin R.J. (1970), “Ameloblastoma: Delineation
of early histopathologic features of neoplasia”, Cancer , 26(3),
699-709.
Võ Đắc Tuyến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lương Văn Tô My
(2013), “Hình ảnh bướu nguyên bào men trên phim chụp cắt
lớp điện toán”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17,
phụ bản số 2, 207-213.

Ngày nhận bài báo:


05/01/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/02/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×