Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Luật văn thạc sĩ luật học: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 222 trang )



LỜI CAM ĐOAN

Tôi  xin  cam  đoan  đây  là  công  trình  nghiên 
cứu  khoa  học  của  riêng  tôi.  Các  số  liệu,  ví  dụ 
và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ  tin cậy,  
chính  xác  và  trung  thực.  Những  kết  luận  khoa 
học  của luận  văn  chưa  từng  được  ai  công  bố 
trong  bất  kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thẩm Du


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
Lời cam đoan
MỤC LỤC
Danh mục các bảng

1.1.
1.1.1.

MỞ ĐẦU

1

Chương 1:  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC 



9

 NG
ƢỜsở 
I CHvà 
ƢAý 
 THÀNH NIÊN PH
ỘI định 
Khái  niệm,X  Ử
nh LÝ
ững
  cơ 
nghĩa  của  việẠcM   T
quy 
các  nguyên 
tắc  xử  lý ắng
i  chưườ
a  i ch
thành 
niên  phạm
Khái ni
ệm các nguyên t
c xườ
ử lý ng
ưa thành niên
    tộ i  

9
10


phạữm t
i trong lu
ự Viịệ
1.1.2. Nh
ng ộcơ 
sở  củaậ  t hình s
việc  quy đ
nht Nam
  các  nguyên  tắc xử lý 
ười chưủa thành niên ph
ạm t
ội trong luậắt hình s
ự Viườ
ệt i 
1.1.3. ng
Ý nghĩa c
a việc quy định
 các nguyên t
c xử lý ng

15

ch
ưa thành niên ph
ạm tội trong luật hình s
ự Việt Namắc   xử 
Khái quát l
ịch sử hình thành và phát tri
ển các nguyên t

lý  ngườ
  ch
ưa  thành  niên 
phạm  tội  trong  luật ếhình 
1.2.1. Giai đo
ạin t
ừ sau Cách m
ạng tháng Tám năm 1945 đ
n  sự 
trước khi ban hành B
ộ lu
ật hình s
ự năm
 1985
1.2.2. Giai 
đoạn  từ  khi  ban 
hành 
Bộ  lu
ật  hình 
sự  năm  1985 

21

1.2.

1.3.

19
21
26


đCác nguyên t
ến trước khi ban hành B
ộ lui ch
ật hình s
ự năm 1999ạm tội trong 32
ắc xử lý ngườ
ưa thành niên ph


pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước
1.3.1. Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 

32

trong pháp luậắt qu
ốc tế ười chưa thành niên phạm tội 
1.3.2. Các nguyên t
c xử lý ng

41

trong pháp lu
ự m  CÁC
ột số  NGUYÊN
 nước trên th
Ch
ương   2:  ậNt hình s
ỘI   DUNG
  TẮCế gi

  XỬớ iLÝ   NGƢỜI  

47

2.1.

Nội dung các nguyên t
CHƢA  THÀNH 
ắc xử lý ng
NIÊN  PHẠ
ườ
Mi T
 ch
Ộư
I aTRONG
 thành niên 
 BỘ  LUẬT 

47

2.2.

phạựm t
ộ lucác 
ật hình s
ự Vi
ệnườ
 hành
Th
c  tiộễi trong B

n  thi  hành 
nguyên 
tắệct Nam hi
  xử  lý  ng
i  chưa 

63

thành niên ph
ạm t
ội trong Bộ luật hình sựắ Vi
2.2.1. Đánh giá th
ực tr
ạng thi hành các nguyên t
c xệửt Nam hi
 lý ngườệi n 

63

chưữa thành niên ph
ạm tựộc ti
i ễn thi hành và vướng mắc trong 
2.2.2. Nh
ng tồn tại trong th

72

lCh
ập pháp hình s
ự liên quan đ

ệc áp d
ụảng các nguyên t
ắc   
ương 3:  hoàn thi
ện pháp luếận vi
t và nh
ững gi
i pháp bảo đảm thi

78

3.1.

Sự  cần thiếhành các nguyên t
t của việc hoàn thi
ện pháp lu
ề  các nguyên
ắc xử lý ng
ƣời chậ
ƣt v
a thành niên ph
ạm  

78

3.2.

tHoàn 
ắc xử 
ườcác 

i  chnguyên 
ưa  thành 
m ườ
tội  ch
trong 
Bộ  luật 
thilý 
ệnng
  về 
tắniên 
c  xử ph
lý ạng
ưa  thành 

82

ạm t
ội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
3.2.1. niên ph
Nhận xét
 chung

82

3.2.2. Sửa đổi bổ sung các nguyên tắc xử lý người chưa thành    niên 88


phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
Những giải pháp bảo đảm thi hành các nguyên tắc   xử  lý 
người ựch

ưa ộthành 
niên 
phạm  tội  trong  Bộ  luảậi quy
t  hình 
3.3.1. Xây d
ng đ
i ngũ th
ẩm phán chuyên trách gi
ết  sự 
án 
ười ch
a thành niên ph
i và nghiên c
ứu thành l
3.3.2. ng
Tăng 
cườưng
  xử  lý  chuyểnạ  hm t
ướộng
  đối  với  ngườ
i  chưa  ập  

89

ạm tộệi sang áp d
ụng biệận pháp x
3.3.3. thành niên ph
Tăng cường các bi
n pháp tái hòa nh
p cộng đửồ lý không 

ng đối  với 
ng
kếtườ
 luậi ch
n ưa thành niên phạm tội

101

3.3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

90
97
106
109


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số 

Tên bảng

Trang

hiệu 
bảng
1.1


So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số 
nước

17

1.2

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người

18

2.1

Tương  quan  giữa  tổng  số  vụ   án  đã  xét  xử   trên   toàn 

64

quốc và  tổng  số  vụ  án  có  bị  cáo  là  người  chưa  thành 
niên  đã xét  xử  trên  toàn  quốc  giai  đoạn  từ  năm  2007 
2.2

T
ươ
đế
n ng quan gi
năm 2012 ữa tổng số  bị  cáo  đã xét xử  trên toàn 

65

quốc với tổng số bị cáo là người chưa thành niên đã xét 

xử trên toàn quốc giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012
2.3

Tương quan giữa tổng số  bị  cáo là người chưa thành 

66

niên   đã  xét  xử  trên  toàn  quốc  với  tổng  số  người 
chưa  thành niên được miễn trách nhiệm hình sự từ năm 
2.4

Các v
ự có bị cáo là người chưa thành niên   và 
2007  ụđ án hình s
ến năm 2012

67

kết quả  giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố  Hà 
Nội từ năm 2007 đến năm 2012
2.5

Các vụ  án hình sự  sơ  thẩm có bị  cáo là người chưa  
thành niên và việc áp dụng biện pháp tư  pháp của Tòa 
án  nhân dân thành phố  Hà Nội từ  năm 2007 đến năm 
2012

74



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây và hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ 
em  ở  nước ta luôn  được coi là sự  nghiệp lớn của  đất nước và dân tộc, 
được đúc  kết bởi tư  tưởng của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh về  giáo dục: Vì lợi  
ích mười năm phải trồng  cây,  vì  lợi  ích  trăm  năm  phải  trồng  người.  Tiếp 
thu  tư  tưởng  trên  của Người,  Đảng  và  Nhà  nước  ta  khẳng  định:  "Chính 
sách  chăm  sóc,  bảo  vệ  trẻ  em tập trung vào thực hiện quyền trẻ  em, tạo 
điều kiện cho trẻ  em  được  sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, 
phát triển hài hòa về  thể  chất, trí  tuệ, tinh thần và đạo đức" [16], và trong 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong  thời kỳ  quá độ  lên chủ  nghĩa xã hội 
của  Đại hội  Đảng toàn quốc lần thứ  XI,  Đảng ta  cũng  khẳng  định  lại: 
"Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập  của  thanh  niên, 
thiếu  niên,  giáo  dục  và  bảo  vệ  trẻ  em"  [22].  Cho  nên, chính sách của 
Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ  em là một lĩnh 
vực chính sách  đặc biệt ­  đều coi trẻ  em ­ người chưa thành niên  là  đối 
tượng  bảo  vệ,  chăm sóc  và  quan  tâm đặc  biệt.  Với  quan  điểm nhất  quán 
trong việc bảo vệ  trẻ  em, ngay từ  khi Công ước quốc tế  về  quyền trẻ  em 
năm 1989 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Việt Nam là nước 
thứ  hai trên  thế  giới  và  là  nước  đầu  tiên  của  Châu  Á  tham  gia.  Trên  cơ 
sở  đó,  Nhà nước ta  đã thúc  đẩy hoàn thiện hệ  thống pháp luật bảo vệ 
quyền trẻ em,  trong đó đã dành sự  quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ  em 
vi phạm pháp luật,  nhất là những trường hợp người chưa thành niên phạm 
tội.
Xuất  phát  từ  chính  sách  hình  sự  được  ghi  nhận  trong  Công  ước 
về  quyền trẻ  em năm 1989 là: "Trẻ  em, do còn non nớt về  thể  chất và trí 
tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả bảo vệ thích hợp về mặt 



pháp  lí  trước cũng  như  sau  khi  ra  đời"  [33].  Bộ  luật  hình  sự  hiện  hành 
đã  xây  dựng  một chương  riêng  quy  định  đường  lối  xử  lý  đối  với  người 
chưa thành niên phạm


tội. Quy  định này dựa trên cơ  sở  phân tích về  tâm, sinh lý  đối với người 
chưa thành niên. Đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng 
như  tâm, sinh  lý,  họ  bị  hạn  chế  về  trình  độ  nhận  thức  cũng  như  về kinh 
nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh, tự lập, khả năng tự kìm 
chế chưa cao  nên họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động 
phiêu  lưu,  mạo  hiểm. Do đó, pháp luật hình sự  Việt Nam đã đặt ra những 
nguyên tắc riêng khi xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên, đó 
là  những  nguyên  tắc  cơ  bản có  tính  chất  chỉ  đạo,  xuyên  suốt  trong  quá 
trình  khi  xử  lý  người  chưa  thành niên  phạm  tội  cũng  như  phân  loại  mức 
độ phải chịu trách nhiệm hình sự của từng lứa tuổi. Theo đó, người chưa 
thành niên ngay cả khi trở thành chủ thể của tội phạm thì việc bảo vệ các 
quyền và lợi ích của họ  cũng  được tôn  trọng  và  đặt  lên  hàng  đầu,  lấy 
mục  đích  xử  lý  giáo  dục,  phòng  ngừa  là  chính,  làm sao để  các em có thể 
quay lại trở thành công dân có ích.
Tuy nhiên, trước tình trạng chung hiện nay, tội phạm có xu hướng 
trẻ  hóa, tội phạm do người chưa thành niên ngày càng diễn biến phức tạp 
và  gia tăng, chiếm 15­18%. Hàng năm các cơ  quan thi hành pháp luật bắt 
giữ, truy tố hơn 115 nghìn người, trong đó có 16 ­ 18 nghìn trẻ vị  thành niên 
[10].
Bên  cạnh  đó,  một  số  quy  định  về  nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa 
thành niên  phạm  tội  còn  chưa  cụ  thể  dẫn  đến  việc  áp  dụng  các  nguyên 
tắc này của các  cơ  quan  tiến  hành  tố  tụng  còn  chưa  thống  nhất  và  triệt 
để  như  việc  áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đối với 
người chưa thành niên phạm  tội,  tình  trạng  áp  dụng  hình  phạt  tù  có  thời 
hạn  đối  với  người  chưa thành  niên  còn  phổ  biến.  Chỉ  tính  riêng  trên  địa 

bàn  thành  phố  Hà  Nội  trong năm  2012,  Tòa  án  nhân  dân  các  cấp  đã  tuyên 
phạt 286 bị cáo là người chưa thành niên hình phạt tù có thời hạn (trong đó 
có 220 trường hợp cho hưởng án treo)... (bảng 2.4 ­ trang 56).


Do  đó,  nhằm  bảo  đảm  thực  hiện  triệt  để  các  nguyên  tắc  xử  lý 
người chưa  thành  niên  phạm  tội,  thời  gian  qua,  trên  sách  báo  pháp  lý  và 
các  công


trình nghiên cứu đã viết nhiều về  người chưa thành niên phạm tội, ở  việc 
phân tích tình hình tội phạm do người chưa thành niên phạm tội và những 
giải  pháp  đấu  tranh,  phòng   ngừa  hoặc  ở  các   khía  cạnh  khác   như  trách 
nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội; các hình phạt và biện 
pháp tư  pháp áp  dụng đối với người chưa thành niên phạm tội… mà chưa 
có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu riêng biệt, độc lập và dưới góc 
độ  pháp lý hình sự  ­ chuyên đề  về  các nguyên tắc xử  lý người chưa thành 
niên phạm tội trong  luật hình sự  Việt Nam. Bên cạnh đó, ngày 19/6/2009, 
Quốc hội  đã sửa  đổi một  số  nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa  thành  niên 
phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, Điều 69 Bộ luật hình 
sự  được  sửa  đổi,  bổ  sung  thêm  nguyên tắc  xử  lý  người  chưa  thành  niên 
phạm tội đã được ghi nhận trong Công ước về quyền trẻ em và các chuẩn 
mực quốc tế  khác, đó là biện pháp giam giữ  chỉ  được áp dụng cuối cùng 
khi không còn biện pháp thích hợp nào khác và  trong thời  hạn  ngắn  nhất. 
Cụ thể, khoản 5 Điều 69 được bổ sung thêm nguyên tắc chỉ đạo: "Khi áp 
dụng hình phạt  đối với người chưa thành niên phạm tội  cần hạn chế  áp 
dụng hình phạt tù" [58],  để  mở  ra khả  năng cho người chưa  thành  niên 
phạm tội sớm tự  cải tạo, giáo dục trở  thành người có ích cho gia đình  và 
cộng đồng.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề    tài  "Các  

nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa  thành  niên  phạm  tội  trong  luật  hình  sự 
Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình  khoa 
học đề  cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề  tài này hoặc xem xét nó trong 
tương quan là một phần, mục trong các giáo trình, sách chuyên khảo, bình 


luận  hoặc đề  cập  chung  khi  nghiên  cứu  vấn  đề  trách  nhiệm  hình  sự  đối 
với người chưa


thành  niên  phạm  hay  vấn  đề  quyết  định  hình  phạt  hay  dưới  góc  độ  tội 
phạm học ­ phòng ngừa tội phạm do đối tượng đặc thù này thực hiện…
Trước hết, về  giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các   công 
trình sau: 1) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, "Chương XVIII ­ Những đặc thù 
về  trách nhiệm hình sự  đối với người chưa thành niên phạm tội",  Giáo 
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),  Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 
2001, tái  bản năm 2003, 2007 (Tập thể  tác giả  do GS. TSKH. Lê Cảm chủ 
biên); 2)  TS. Hoàng  Văn  Hùng,  "Chương  XVI  ­  Trách  nhiệm  hình  sự  đối 
với  người  chưa thành  niên  phạm  tội",  Giáo  trình  luật  hình  sự  Việt  Nam, 
Nxb  Công  an  nhân dân,  Hà  Nội,  2000  (tập  thể  tác  giả  do  GS.  TS  Nguyễn 
Ngọc  Hòa  chỉ  biên);  3)  PGS.  TS  Trần  Đình Nhã, "Chương XXIV ­ Trách 
nhiệm hình sự  đối với  người chưa  thành  niên  phạm  tội",  Giáo  trình  luật 
hình  sự  Việt  Nam,  Nxb  Công  an nhân dân, Hà Nội, 2003 (tập thể tác giả do 
GS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên); 4) GS. TS Nguyễn Xuân Yêm, "Chương 27 
­ Phòng ngừa các tội phạm do  người chưa thành niên gây ra",  Tội phạm  
học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,  Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 
2001; 5) ThS. Trịnh Đình Thể, Áp dụng  chính sách  hình  sự  đối  với  người 
chưa  thành  niên  phạm  tội,  Nxb  Tư  pháp,  Hà  Nội,  2006;  6)  TS.  Vũ Đức 

Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hán, Trần Phàn, Phòng 
ngừa người chưa thành niên phạm tội, Nxb Pháp lý, Hà  Nội, 1987;  7)  ThS. 
Trần  Đức  Châm,  Thanh,  thiếu  niên  làm  trái  pháp  luật  ­  Thực trạng và  
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; v.v…
Bên cạnh đó, dưới góc độ  khoa học cho thấy mới có một số  công 
trình ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nhưng dưới khía cạnh pháp lý hình 
sự  hoặc tội phạm học hay xem xét nội dung vấn đề  trong tương quan với 
nhiều  nội  dung  khác  như  quyết  định  hình  phạt,  trách  nhiệm  hình  sự 
người chưa thành niên:
1)  Đào  Thị  Nga,  Quyết  định  hình  phạt  đối  với  người  chưa  thành  niên 
phạm tội, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; 2) 


Trần Văn Dũng,  Trách  nhiệm  hình  sự  của  người  chưa  thành  niên  phạm 
tội trong luật


hình  sự  Việt  Nam,  Luận  văn  thạc  sĩ  Luật  học,  Trường  Đại  học  Luật  Hà 
Nội, 2003; 3) Nguyễn Minh Khuê,  Quyết định hình phạt đối với người  
chưa  thành  niên  phạm  tội,  Luận  văn  thạc  sĩ  Luật  học,  Khoa  Luật,  Đại 
học  Quốc  gia  Hà Nội,  2007;  4)  Lưu  Ngọc  Cảnh,  Các  hình  phạt  và  biện 
pháp  tư  pháp  áp  dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật  
hình sự  Việt Nam (trên  cơ  sở  thực tiễn xét xử  trên địa bàn thành phố  Hà  
Nội),  Luận văn thạc sĩ Luật  học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
2010; v.v…
Còn  về  các  công  trình  dưới  dạng  bài  viết  đăng  trên  tạp  chí  khoa 
học pháp  lý  có  thể  kể đến  các công trình sau: 1) GS.  TSKH  Lê Cảm, TS. 
Đỗ Thị Phượng,  Tư  pháp  hình  sự  đối  với  người  chưa  thành  niên:  Những 
khía  cạnh pháp  lý hình  sự, tố tụng hình sự, tội phạm  học và  so sánh luật 
học,  Tạp  chí Tòa  án  nhân  dân,  số  20­10/2004;  2)  TS.  Trần  Văn  Dũng, 

Quyết  định  hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội,  
Tạp chí Luật học,  số  5/2000;  3)  TS.  Dương  Tuyết  Miên,  Quyết  định 
hình  phạt  đối  với  đối  với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật 
học, số 4/2002; 4) TS.  Trương Minh  Mạnh,  Phân  loại  tội  phạm  với  việc 
quy  định  trách  nhiệm  hình  sự  của người chưa thành niên, Tạp chí Kiểm 
sát, số 8/2002; 5) TS. Trịnh Tiến Việt, Những khía cạnh pháp lý hình sự về 
hình  phạt  và  biện  pháp  áp  dụng  đối  với người  chưa  thành  niên  phạm 
tội,  Tạp  chí  Tòa  án  nhân  dân,  số  13  (6),  14 (7)/2010; v.v…
Tuy  nhiên,  hiện  nay  trong  khoa  học  luật  hình  sự  Việt  Nam  vẫn 
chưa có  công trình nào  đề cập  một  cách  tương  đối  có hệ thống, đồng bộ 
và  toàn diện về  các nguyên tắc xử  lý người chưa thành niên phạm tội và 
đặc biệt là  ở  cấp  độ  một luận văn thạc sĩ đúng như  tên gọi của  đề  tài ­ 
Các nguyên tắc xử lý người  chưa  thành  niên  phạm  tội  trong  luật  hình  sự 
Việt Nam.  Do đó, với tư cách là một cán bộ ngành Kiểm sát ­ Cơ quan bảo 
vệ  pháp luật, việc lựa  chọn đề  tài này góp phần làm sáng tỏ  các quy định 


của pháp luật hình sự  Việt  Nam về  các  nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa 
thành  niên  phạm tội,  đồng  thời  đưa  ra


những kiến nghị  khả  thi, tiến tới xây dựng một hệ  thống chính sách pháp 
luật và giải pháp nhất quán trong pháp luật và nhận thức về  tội phạm 
người  chưa thành  niên,  về  các  nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa  thành  niên, 
qua đó  nâng cao hiệu quả  công tác giáo dục, phòng ngừa người chưa thành 
niên phạm tội.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Luận  văn  nghiên  cứu  một  cách  có  hệ  thống  về  những  vấn  đề 
pháp  lý cơ  bản về  các nguyên tắc xử  lý người chưa thành niên phạm tội 

như sau:
1) Khái niệm các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội;
2) Khái quát lịch sử  hình thành và phát triển của các nguyên tắc xử 
lý người chưa thành niên phạm tội từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 
đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999;
3) Nghiên  cứu,  phân  tích  một  số  quy  định  về  nguyên  tắc  xử  lý 
người chưa thành niên phạm tội và các lý luận về  hình sự  trong pháp luật 
quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế giới;
4) Phân tích quy định của Bộ  luật hình sự  năm 1999 hiện hành về 
các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội;
5) Phân  tích,  đánh  giá  tình  hình  thi  hành  các  nguyên  tắc  xử  lý 
người chưa  thành  niên  phạm  trong  giai  đoạn  từ  năm  2007  đến  năm  2012 
và rút ra những tồn tại, hạn chế;
6) Đề  xuất  một  số  kiến  nghị  hoàn  thiện  pháp  luật  hình  sự  Việt 
Nam, cũng  như  các  giải  pháp  bảo  đảm  thi  hành  các  nguyên  tắc  xử  lý 
người  chưa thành niên phạm tội.
Đối tượng nghiên cứu


Đối  tượng  nghiên  cứu  của  luận  văn  đúng  như  tên  gọi  của  nó  ­  Các 
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt 
Nam.


4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
Cơ  sở  phương  pháp  luận  của  việc  nghiên  cứu  đề  tài  là  hệ  thống 
các quan  điểm  của  chủ  nghĩa  Mác  ­  Lênin  và  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh 
về  các nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa  thành niên phạm tội;  các  quan  điểm 
của  Đảng Cộng sản Việt Nam về  pháp luật nói chung, chính sách hình sự 

nói riêng,  đặc biệt là các quan điểm, tư  tưởng về  cải tạo, giáo dục, phòng 
ngừa tội phạm  đối với người chưa thành niên, cũng như  việc áp dụng các 
nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong nước và quốc tế.
Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử  dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình 
sự  như:  phân  tích,  tổng  hợp  và  thống  kê  xã  hội  học,  phương  pháp  so 
sánh,  đối chiếu, phương pháp điều tra án điển hình để  phân tích các giá trị 
tri thức  khoa học  luật  hình  sự  và  luận  chứng  các  vấn  đề  khoa  học  cần 
được  nghiên  cứu trong luận văn này.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Xuất phát từ  thực tiễn thi hành các nguyên tắc xử  lý người chưa 
thành  niên  phạm  tội  và  qua  nghiên  cứu  các  quan  điểm,  chủ  đạo  của 
Đảng  và  Nhà nước về  việc xử  lý người chưa thành niên phạm tội, chúng 
tôi lựa chọn đề  tài này với  mong  muốn  làm rõ  một  số  vấn  đề  lý  luận  về 
các  nguyên  tắc  xử  lý người  chưa  thành  niên  phạm  tội;  phân  tích  những 
quy định  của Bộ  luật  hình sự  hiện hành  về  các  nguyên  tắc xử  lý  đối  với 
đối  tượng  này.  Trên  cơ  sở  đó, luận văn đưa ra những đề  xuất, giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả  thi hành các nguyên tắc xử  lý người chưa thành 
niên phạm tội  ở  khía cạnh lý luận,  xây dựng pháp luật và áp dụng trong 
thực tiễn.


Bên  cạnh  đó,  luận  văn  có  ý  nghĩa  là  tài  liệu  tham  khảo  cần  thiết 
cho những  nhà  nghiên  cứu  pháp  luật,  sinh  viên,  nghiên  cứu  sinh  chuyên 
ngành pháp  luật,  đặc  biệt  là  cán  bộ  trong  các  cơ  quan  tư  pháp  đang  hoạt 
động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành 
niên,  qua  đó góp  phần  nâng  cao  hiệu  quả  công  tác  giáo  dục,  cải  tạo  và 

phòng  ngừa  đối tượng người chưa thành niên, một  đối tượng  đặc thù  ở 
nước ta hiện nay.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài  phần  mở  đầu,  kết  luận  và  danh  mục  tài  liệu  tham  khảo, 
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương  1:  Một  số  vấn  đề  chung  về  các  nguyên  tắc  xử  lý  người 
chưa thành niên phạm tội.
Chương  2:  Nội  dung  các  nguyên  tắc  xử  lý  người  chưa  thành 
niên phạm tội trong Bộ  luật hình sự  Việt Nam hiện hành và thực tiễn thi 
hành.
Chương 3:  Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp bảo  đảm thi 
hành các  nguyên  tắc xử  lý người  chưa thành  niên phạm tội  trong  Bộ  luật 
hình sự Việt Nam.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XỬ 
LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

KHÁI  NIỆM,  NHỮNG  CƠ  SỞ  VÀ  Ý  NGHĨA  CỦA  VIỆC  QUY  ĐỊNH CÁC 
NGUYÊN TẮC XỬ  LÝ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI   TRONG LUẬT 
HÌNH SỰ VIỆT NAM

Đường  lối  nhất  quán  của  Đảng  và  Nhà  nước  ta  là  tôn  trọng,  bảo 
đảm quyền con người, lấy con người là mục tiêu và động lực của sự  phát 
triển,  đặc biệt là đối với trẻ em. Với đối tượng này, Đảng ta đã chỉ rõ:
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ  trẻ  em là vấn  đề  có tính 
chiến lược,  lâu  dài,  góp  phần  quan  trọng  cho  việc  chuẩn  bị  và 
nâng  cao chất  lượng  nguồn  nhân  lực  phục  vụ  sự  nghiệp  Công 
nghiệp  hóa  ­ Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư 

cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước,… [23].
Thực   tế,   sau   hơn   10   năm   thực   hiện   Chỉ  thị  số  55­CT/TW  ngày 
28/6/2000 của Bộ  Chính trị  khóa VIII, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo 
dục trẻ em đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan 
trọng:
Hệ  thống  pháp  luật,  chính  sách  bảo  vệ,  chăm  sóc  và 
giáo dục trẻ  em đã từng bước được hoàn thiện. Công tác quản lý 
Nhà nước  về  bảo  vệ,  chăm  sóc  và  giáo  dục  trẻ  em  được  tăng 
cường. Việc  huy  động  và  sử  dụng  nguồn  lực  để  thực  hiện 
mục  tiêu  vì  trẻ  em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, 
đảm bảo dinh  dưỡng  cho trẻ  em  được cải thiện  đáng kể. Số 


trường  đạt chuẩn quốc gia  và tỉ  lệ  trẻ  em  đi học  đúng  độ  tuổi 
ngày càng tăng; đã hoàn thành  phổ cập trung học cơ sở… [23].


Tuy   nhiên,   tình   trạng   trẻ  em   vi   phạm   pháp   luật   ngày   càng   tăng 
"hàng năm có khoảng 18.000.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, 
trong đó 15%  phạm  tội  đặc  biệt  nghiêm  trọng"  [29].  Cũng  như  mọi  chính 
sách  pháp luật  khác  của  Nhà  nước,  pháp  luật  hình  sự  Việt  Nam  luôn 
coi  người  chưa thành niên là đối tượng cần được bảo vệ, ngay cả khi các 
em là đối tượng vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Khi các em là chủ  thể 
của tội phạm thì  việc xử  lý  các  em  phải  tuân  theo  nguyên  tắc  bao  trùm 
mang  tính  chất  chỉ  đạo  thể  hiện  chính  sách  hình  sự  của  Đảng  và  Nhà 
nước  ta  là  lấy  giáo  dục  làm  nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ 
án.  Chính  vì vậy,  Bộ  luật hình  sự đã quy định tại Điều 69, về  các nguyên 
tắc xử lý người chưa thành niên phạm.
Khái  niệm  các  nguyên  tắc  xử  lý  ngƣời  chƣa  thành  niên 
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Kế  thừa  và  phát  huy  tư  tưởng  của  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh,  kể  từ 
khi thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm sóc, 
bảo  vệ  và giáo dục trẻ  em, hệ  thống pháp luật, chính sách, chăm sóc bảo 
vệ  trẻ  em  đã từng  bước  được  hoàn  thiện.  Trẻ  em  được  cộng  đồng  quan 
tâm,  giáo  dục  và bảo  vệ trước hành  vi xâm hại  và  ngay cả  khi  các  em là 
chủ  thể  của  tội  phạm thì  pháp  luật  hình  sự  cũng  dành  cho  các  em  sự 
quan  tâm  đặc  biệt.  Theo  Bộ  luật hình sự, việc xử  lý, giải quyết các vụ  án 
do người chưa thành niên  phạm tội phải tuân thủ  các nguyên tắc cơ  bản. 
Đó là "Nguyên tắc xử  lý người  chưa thành niên phạm tội" được quy định 
tại Điều 69 Bộ luật hình sự.
Trước khi có Bộ  luật hình sự  đầu tiên, tuy chưa có  hệ  thống hoàn 
chỉnh các nguyên tắc xử  lý người chưa thành niên phạm tội nhưng cũng đã 
có một  số  nguyên  tắc  cơ  bản  được  đề  cập  tại  sách  báo  pháp  lý  hoặc 
văn  bản hướng dẫn nghiệp vụ  cấp ngành. Ví dụ: Bản tổng kết 452­HS2 
ngày 10/8/1970  của  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao  hướng  dẫn  việc  xét  xử  đối 
với  người chưa  thành  niên  phạm  tội  giết  người,  Chuyên  đề  sơ  kết  kinh 


nghiệm  về  việc xét  xử  vụ  án  về  người  chưa  thành  niên  phạm  tội  gửi 
kèm  Công  văn  số  37­ NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao...


×