Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khả năng kháng Enterococcus faecalis của dịch chiết cồn từ lá Neem khi bơm rửa ống tủy răng - nghiên cứu in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.23 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

KHẢ NĂNG KHÁNG ENTEROCOCCUS FAECALIS CỦA DỊCH CHIẾT
CỒN TỪ LÁ NEEM KHI BƠM RỬA ỐNG TỦY RĂNG- NGHIÊN CỨU
IN VITRO
Thiều Tú Trâm*, Huỳnh Thị Ngọc Lan**, Ngô Thị Quỳnh Lan***

TÓM TẮT
Mở đầu: Khả năng loại bỏ hệ vi khuẩn trong ống tủy là điều kiện tiên quyết cho kết quả điều trị nội nha
thành công, vì vậy dung dịch bơm rửa ống tủy được sử dụng trong điều trị nội nha phải có đặc tính kháng khuẩn
cao. Cây Azardirachta indica (Neem) là cây được sử dụng trong thuốc cổ truyền của Ấn Độ với khả năng kháng
khuẩn, kháng viêm…tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về Neem nhưng hiệu quả kháng khuẩn của Neem trong
nha khoa vẫn chưa được làm rõ.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả làm giảm vi khuẩn Enterococcus faecalis trong ống tủy của dịch chiết lá Neem
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm in vitro trên 60 răng cối nhỏ (40 răng
hàm dưới và 20 răng hàm trên) được nhiễm khuẩn vi khuẩn Enterococcus faecalis (ATCC29212). Mẫu được chia
thành 6 nhóm, bao gồm:
Nhóm 1 – A: Răng cối nhỏ hàm dưới+dung dịch NaCl 0,9 % Nhóm 2 – D: Răng cối nhỏ hàm trên + dịch chiết lá Neem
Nhóm 1 – B: Răng cối nhỏ hàm dưới+dung dịch NaOCl 2,5 % Nhóm 2 – E: Răng cối nhỏ hàm trên + dung dịch NaOCl
2,5%
Nhóm 1 – C: Răng cối nhỏ hàm dưới+dịch chiết lá Neem

Số lượng vi khuẩn trong mỗi ống tủy được ghi nhận ngay sau khi bơm rửa và sau 7 ngày điều trị.
Kết quả: NaOCl 2,5 % và dịch chiết lá Neem có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn trong ống tủy ngay
sau bơm rửa và sau 7 ngày điều trị, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: NaOCl 2,5 % và dịch chiết lá Neem có tác dụng kháng vi khuẩn như nhau.
Từ khóa: dịch chiết lá Neem, Sodium hypochlorite, Enterococcus faecalis, dung dịch bơm rửa ống tủy

ABSTRACT


THE ANTIMICROBIAL ACTIVITY OF NEEM LEAF ALCOHOL EXTRACT IRRIGATION ON
ENTEROCOCCUS FAECALIS- AN IN VITRO STUDY
Prefer: Evaluation of Neem leaf extract in reducing Enterococcus faecalis within root canals in vitro
Thieu Tu Tram, Huynh Thi Ngoc Lan, Ngo Thi Quynh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 90 - 96
Objectives: To evaluate the effectiveness of Neem leaf extract in reducing E.faecalis within root canals in
vitro
Methods: A total 60 extracted human premolar teeth (40 mandibular premolar teeth with a single root and
20 maxillary premolar teeth with two roots) were contaminated with Enterococcus faecalis (ATCC 29212) broth
culture. After an incubation period of 28 days, bacterial samples were collected and cultured on SF agar plate. The
sample was divided 6 groups:

* Học viên Cao học 2013 – 2015, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD, TP HCM
**Bộ môn Vi sinh - Ký sinh, Khoa Dược, ĐHYD, TP HCM
*** Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD, TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Thiều Tú Trâm
ĐT: 0978732777
Email:

90

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Group 1 – A:mandibular premolar + NaCl 0.9 %
Group 1 – B:mandibular premolar + NaOCl 2.5 %
Group 1 – C:mandibular premolar + Neem leaf extract

Nghiên cứu Y học


Group 2 – D:maxillary premolar + Neem leaf extract
Group 2 – E: maxillary premolar + NaOCl 2.5 %

Bacterial samples were collected immediately and 7 days after irrigation. Statistical analysis was performed
by One way-ANOVA, t - test and Mann – Whitney test
Results: Compared with the samples before irrigation immediately and 7 days after irrigation, the bacterial
count was significantly reduced after irrigation in all groups. There was no significant difference in bacterial
count reduction among the NaOCl 2.5 % and Neem leaf extract.
Conclusion: NaOCl 2.5 % and Neem leaf extract showed the effectiveness of reducing bacterial count was
similar.
Key word: Neem leaf extract, Sodium hypochlorite, Enterococcus faecalis, irrigation
khoáng chất bao gồm thuốc thành phẩm và dược
ĐẶT VẤN ĐỀ
liệu đạt tiêu chuẩn làm thuốc, kể cả dược liệu đã
Trong nhiều năm qua, chủng Enterococcus
chế biến theo phương pháp cổ truyền (còn gọi là
được cho là vô hại đối với con người, thậm chí
thuốc phiến). Trong lĩnh vực nha khoa, do gia
chúng còn được ứng dụng trong ngành công
tăng liên tục các chủng vi khuẩn kháng thuốc và
nghệ thực phẩm và các sản phẩm bổ sung vi
tác dụng phụ của dung dịch bơm rửa ống tủy đã
sinh (Probiotic). Tuy nhiên trong những năm
thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm giải pháp khắc
gần đây, Enterococci được tìm thấy trong các
phục khuyết điểm của dung dịch bơm rửa
nhiễm trùng bệnh viện là nguyên nhân gây tử
truyền thống từ đó dung dịch bơm rửa ống tủy
vong cho bệnh nhân lên đến 61%, trong đó

có nguồn gốc thảo dược ra đời(6).
chủng Enterococcus faecalis chiếm tỉ lệ lên đến 80 –
Cây Azardirachta indica (Neem) là cây được
90% do đó E.faecalis càng được quan tâm trong
sử
dụng
trong thuốc cổ truyền của Ấn Độ, được
điều trị y khoa(7). Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nha
dùng trong điều trị giảm đau, tẩy giun, kháng
khoa, vi khuẩn E.faecalis được tìm thấy trong
khuẩn, chống nấm, chống loét, ngừa thai, kháng
khoảng 4 - 40% trong những trường hợp nhiễm
nấm, hạ đường huyết, kháng viêm, kháng virus,
khuẩn nội nha ban đầu và lên đến 30 - 90% trong
chống sốt rét, thuốc lợi tiểu, hạ sốt, chống co thắt,
các trường hợp điều trị nội nha lại(12,15,16), thậm
kháng u, hạ cholesterol, hạ đường huyết, miễn
chí tỉ lệ E.faecalis được tìm thấy càng cao hơn
dịch(1). Trên thế giới, nhiều nghiên cứu được
nhiều trong bệnh lý viêm quanh chóp răng(13,17).
thực hiện để đánh giá khả năng kháng khuẩn
E.faecalis có khả năng hình thành màng sinh học
của từng bộ phận cây Neem(10), so sánh hiệu quả
(biofilm) ngay cả trong các điều kiện kém dinh
kháng khuẩn, kháng nấm trên các dung dịch
dưỡng, môi trường có pH cao và đề kháng luôn
bơm rửa nội nha (Sodium hypochlorite(NaOCl),
cả calci hydroxid(17), E.faecalis có khả năng tấn
Biopure MTAD…) và chiết xuất từ lá Neem
công vào ống ngà do đó tiêu diệt vi khuẩn gặp

tươi(3,4,8)…. Tại Việt Nam, từ năm 1981, tác giả
nhiều khó khăn(2). Từ đó cho thấy việc loại bỏ hệ
Lâm Công Định đã du nhập Neem và nhân
vi khuẩn này trong ống tủy là điều kiện tiên
giống tại Bình Thuận với mục đích phủ xanh
quyết cho kết quả điều trị nội nha thành công, vì
vùng đất cằn cỗi và cải tạo đất hoang hóa.
vậy dung dịch bơm rửa ống tủy được sử dụng
Những năm gần đây, các tác giả Trần Kim Quy,
trong điều trị nội nha phải có đặc tính kháng
Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng nghiên cứu
khuẩn cao(10).
hiệu quả của Neem trong sản phẩm bảo vệ thực
Theo luật Dược 2005 đã định nghĩa: Thuốc từ
vật(14,18,18). Tuy nhiên, cho đến nay hiệu quả
dược liệu là thuốc được sản xuất từ nguyên liệu
kháng khuẩn của Neem ứng dụng vào điều trị
có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc
nha khoa vẫn chưa được làm rõ. Vì vậy, nghiên

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

91


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

cứu này được thực hiện với mục tiêu:“Khảo sát

khả năng kháng vi khuẩn Enterococcus faecalis của
dịch chiết lá Neem và Sodium hypochlorite 2,5 % khi
bơm rửa ống tủy răng”

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Mẫu nghiên cứu bao gồm 80 răng cối nhỏ (60
răng hàm dưới và 20 răng hàm trên). Cỡ mẫu
dựa trên giới hạn về thời gian thực hiện đề tài.
Chọn mẫu thuận tiện không xác suất.

Tiêu chí chọn mẫu
Răng cối nhỏ hàm trên hoặc hàm dưới, thân
răng còn nguyên, không có miếng trám, chóp
chân răng đã trưởng thành và ống tủy không bị
calci hóa.

Tiêu chí loại trừ
Những răng có chiều dài từ chóp chân răng
đến đường nối men xi - măng ngắn hơn 14,0 mm
và các răng có ống tủy không phải loại 1 theo
Vertucci.

Chuẩn bị vi khuẩn
Cho 50 µl chủng Enterococcus faecalis ATCC
29212 vào 50 µl môi trường Brain - Heart
Infusion (BHI) nuôi cấy ở nhiệt độ 37 oC trong 24
giờ. Sau đó vi khuẩn được phân lập trên môi
trường Streptococcus Faecalis (SF), ủ ở 37 oC
trong 24 giờ. Hoạt hóa vi khuẩn bằng cách lấy 1 2 khóm vi khuẩn cấy vào môi trường BHI trong
6 giờ ở 37 oC sao cho độ đục khoảng McFarland

No 0,5 (khoảng 1,5x108 CFU/ml).

Chuẩn bị mẫu răng
Tất cả các chân răng được đồng nhất chiều
dài 14,0 mm và được sửa soạn đến trâm F4
(Protaper Universal). Sau đó, các chân răng được
đặt vào ống nhựa và khối cao su.

Nhiễm khuẩn mẫu răng
Huyền trọc vi khuẩn được đem trộn đều, sử
dụng đầu hút vi thể bán tự động bơm 20 µl vào
mỗi ống tủy. Nuôi cấy mẫu răng ở điều kiện
nhiệt độ 37 oC trong 28 ngày (thêm môi trường
BHI vô khuẩn sau 48 giờ).

92

Chuẩn bị dịch chiết lá Neem
Lá Neem được thu hái có nguồn gốc tại vườn
Dược liệu, khoa Dược, Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh. Lá cây loại bỏ các loại lá sâu,
rửa sạch, tiến hành chiết trong ngày. Tiến hành
chiết xuất bằng phương pháp chiết nguội và
dung môi cồn tuyệt đối, tỉ lệ dược liệu: dung môi
là 1:10.

Bơm rửa ống tủy
Dung dịch bơm rửa ống tủy được chứa
trong ống bơm plastic, mỗi ống tủy được bơm
rửa bởi 2ml dung dịch, Đặt kim bơm rửa nội nha

vừa chặt trong ống tủy, lùi lại 1,0 mm. Sau đó
bơm rửa với vận tốc bơm 2 ml/phút (nhóm răng
hàm dưới), 4 ml/phút (nhóm răng hàm trên).
Số lượng vi khuẩn trong mỗi ống tủy được
xác định trước khi bơm rửa, ngay sau bơm rửa
và sau 7 ngày điều trị.

KẾT QUẢ
Sự thay đổi số lượng vi khuẩn trong mỗi
nhóm dung dịch bơm rửa
Dung dịch NaCl 0,9% (nhóm chứng âm) có
tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn ngay sau
bơm rửa, tuy nhiên khi tái đánh giá sau 07 ngày
so với ban đầu số lượng vi khuẩn giảm không có
ý nghĩa thống kê (p = 0,132).
Khi sử dụng bơm rửa ống tủy dung dịch
NaOCl 2,5% và dịch chiết lá Neem, cả hai dung
dịch đều có tác dụng làm giảm số lượng vi
khuẩn trong ống tủy ngay sau khi bơm rửa và
sau 07 ngày (p<0,05).

Sự thay đổi số lượng vi khuẩn giữa 2 nhóm
dung dịch bơm rửa (dịch chiết lá Neem và
dung dịch NaOCl 2,5%)
Ngay sau bơm rửa
Bảng 1. Số lượng vi khuẩn ngay sau bơm rửa bằng
dung dịch NaOCl 2,5% và dịch chiết lá Neem
Nhóm Trung vị CFU/ống tủy
B
0

C
0
D
0
E
0

Tối thiểu - Tối đa
p
0 – 4.000
0,516
0 - 395
0-395
0,059
0-96.000

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Phép kiểm Mann-Whitney

Số lượng vi khuẩn giảm giữa hai nhóm dung
dịch khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở
nhóm răng hàm dưới p = 0,516, nhóm răng hàm
trên p = 0,059).


Sau 7 ngày
Sau 7 ngày điều trị, số lượng vi khuẩn trong
ống tủy giảm trong mỗi nhóm. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm dung
dịch thử nghiệm.
Bảng 2. Số lượng vi khuẩn sau 07 ngày bơm rửa
bằng dung dịch NaOCl 2,5% và dịch chiết lá Neem

Biểu đồ 2. Sự thay đổi về số lượng vi khuẩn sau 7
ngày so với ngay sau bơm rửa

Nhóm Trung vị CFU/ống tủy
B
0
C
0
D
0
E
0

Ngay sau bơm rửa sự hiện diện của vi khuẩn
trong ống tủy được ghi nhận như sau:

Tối thiểu - Tối đa
p
0 - 520
0,515
0 - 47,5
0-0

0,076
0-72.650

Phép kiểm Mann-Whitney
B: Nhóm răng hàm dưới được bơm rửa dung dịch
Sodium hypochlorite 2,5%; C: Nhóm răng hàm dưới
được bơm rửa dịch chiết lá Neem; D: Nhóm răng hàm
trên được bơm rửa dịch chiết lá Neem; E: Nhóm răng
hàm trên được bơm rửa dung dịch Sodium hypochlorite
2,5%.

Sự thay đổi mức độ vi khuẩn giữa 2 nhóm
dung dịch bơm rửa (dịch chiết lá Neem và
dung dịch NaOCl 2,5%) ngay sau bơm rửa
và sau 7 ngày

- Nhóm A: tất cả các ống tủy còn vi khuẩn
- Nhóm B: trong số 20 ống tủy có 13 ống tủy
không còn vi khuẩn, 07 ống tủy còn vi khuẩn
- Nhóm C: trong số 20 ống tủy có 14 ống tủy
không còn vi khuẩn, 06 ống tủy còn vi khuẩn
- Nhóm D: 10 răng cối nhỏ hàm trên, mỗi
răng có 02 ống tủy, khảo sát tổng cộng 20 ống
tủy có 15 ống tủy không còn vi khuẩn và 05 ống
tủy còn vi khuẩn.
- Nhóm E: 10 răng cối nhỏ hàm trên, mỗi
răng có 02 ống tủy, khảo sát 20 ống tủy có 11 ống
tủy không còn vi khuẩn và 09 ống tủy còn vi
khuẩn.
Sự thay đổi mức độ vi khuẩn giữa hai nhóm

dung dịch tại thời điểm sau 7 ngày:
-Nhóm A: số lượng vi khuẩn trong ống tủy
tăng ở tất cả các ống tủy.

Biểu đồ 1. Sự thay đổi vi khuẩn ngay sau bơm rửa
A: Nhóm răng hàm dưới được bơm rửa dung dịch NaCl
0,9% (nhóm chứng âm); B: Nhóm răng hàm dưới được
bơm rửa dung dịch Sodium hypochlorite 2,5%; C: Nhóm
răng hàm dưới được bơm rửa dịch chiết lá Neem; D: Nhóm
răng hàm trên được bơm rửa dịch chiết lá Neem; E: Nhóm
răng hàm trên được bơm rửa dung dịch Sodium
hypochlorite 2,5%

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

-Nhóm B: ngay sau bơm rửa 07 ống tủy còn
vi khuẩn. Sau 07 ngày thu được kết quả: 06 ống
tủy số lượng vi khuẩn giảm, 01 ống tủy số lượng
vi khuẩn tăng.
-Nhóm C: ngay sau bơm rửa có 06 ống tủy
còn vi khuẩn. Sau 07 ngày tất cả ống tủy đều có
số lượng vi khuẩn giảm.
-Nhóm D: ngay sau bơm rửa có 05 ống tủy
còn vi khuẩn. Sau 07 ngày số lượng vi khuẩn đều
giảm trong tất cả các ống tủy.

93


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

-Nhóm E: ngay sau bơm rửa có 09 ống tủy
còn vi khuẩn. Sau 07 ngày ghi nhận được 06 ống
tủy số lượng vi khuẩn giảm và 03 ống tủy số
lượng vi khuẩn tăng.

BÀN LUẬN
Về sự thay đổi mức độvi khuẩn trong ống
tủy
- Ngay sau bơm rửa, sự hiện diện của vi
khuẩn trong ống tủy được ghi nhận như sau:
Đối với nhóm sử dụng dung dịch bơm rửa
NaOCl 2,5%, ngay sau khi bơm rửa có: 07/20
ống tủy hàm dưới và 09/20 ống tuỷ hàm trên
còn vi khuẩn.
Đối với nhóm sử dụng dung dịch bơm rửa
dịch chiết lá Neem, ngay sau khi bơm rửa có:
06/20 ống tủy hàm dưới và 05/20 ống tủy hàm
trên còn vi khuẩn.
Từ đó cho thấy, ngay sau bơm rửa bằng
dung dịch NaOCl 2,5% có số ống tủy còn vi
khuẩn nhiều hơn nhóm bơm rửa bằng dịch chiết
lá Neem.
- Sau 07 ngày, sự hiện diện của vi khuẩn
trong ống tủy được ghi nhận như sau:
Nhóm bơm rửa dung dịch NaOCl 2,5%: răng
hàm dưới ngay sau bơm rửa có 07 ống tủy còn vi
khuẩn, sau 07 ngày thu được kết quả: 06 ống tủy

có số lượng vi khuẩn giảm, 01 ống tủy có số
lượng vi khuẩn tăng. Răng hàm trên: ngay sau
bơm rửa có 09 ống tủy còn vi khuẩn, sau 07 ngày
ghi nhận được 06 ống tủy có số lượng vi khuẩn
giảm và 03 ống tủy có số lượng vi khuẩn tăng.
Nhóm bơm rửa dịch chiết lá Neem: răng
hàm dưới ngay sau bơm rửa có 06 ống tủy còn
vi khuẩn, sau 07 ngày tất cả ống tủy đều có số
lượng vi khuẩn giảm. Răng hàm trên: ngay
sau bơm rửa có 05 ống tủy còn vi khuẩn, sau
07 ngày số lượng vi khuẩn đều giảm trong tất
cả các ống tủy.
Vậy tại thời điểm sau 07 ngày, tất cả ống tủy
được bơm rửa dịch chiết lá Neem đều có số
lượng vi khuẩn giảm. Tuy nhiên ở nhóm sử
dụng dung dịch NaOCl 2,5% có 1/7 ống tủy hàm

94

dưới và 3/9 ống tủy hàm trên có sự tăng vi
khuẩn, chứng tỏ vi khuẩn trong các ống tủy này
còn khả năng tăng trưởng. Điều này cho thấy
dung dịch NaOCl 2,5% không có khả năng
kháng khuẩn ở tất cả các ống tủy và dịch chiết lá
Neem có hiệu quả kháng khuẩn ở tất cả ống tủy
nghiên cứu.

Về tỉ lệ vi khuẩn giảm trong ống tủy
Ngay sau bơm rửa
Khi khảo sát tỉ lệ giữa số vi khuẩn bị tiêu

diệt với số vi khuẩn ban đầu trong mỗi ống
tủy cho thấy: nhóm răng bơm rửa dung dịch
NaOCl 2,5% có tỉ lệ vi khuẩn giảm răng hàm
dưới là 99,78% và nhóm răng hàm trên là
98,23%; nhóm răng bơm rửa dịch chiết lá
Neem có tỉ lệ vi khuẩn giảm răng hàm dưới là
99,98% và nhóm răng hàm trên là 99,99%.
Nhận xét thấy tỉ lệ vi khuẩn bị tiêu diệt trong
nhóm sử dụng dịch chiết lá Neem cao hơn khi
sử dụng dung dịch NaOCl 2,5%.
Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của
Arindam Dutta (2014)(5) - đánh giá khả năng
kháng khuẩn của Neem và các dung dịch bơm
rửa
ống
tủy:
Sodium
hypochlorite,
Chlorhexidine gluconate (CHX). Đây là nghiên
cứu được thực hiện trên răng một ống tủy có chỉ
định điều trị nội nha, đồng thời bệnh nhân
không sử dụng thuốc kháng sinh trước và trong
quá trình điều trị nội nha. 36 bệnh nhân được
chia ngẫu nhiên vào 6 nhóm sử dụng các loại
dung dịch khác nhau, kết quả như sau:
Bảng 3. Tỉ lệ vi khuẩn giảm ngay sau bơm rửa của 6
nhóm thử nghiệm
Loại dung dịch
I
II

III
IV
V
VI

Sodium hypochlorite 2,5%
CHX 0,2%
Dung dịch chiết xuất lá Neem
Sodium hypochlorite 2,5%
và dịch chiết lá Neem
CHX 0,2% và dung dịch
chiết xuất lá Neem
NaCl 0,9%

Tỉ lệ vi khuẩn giảm
(%)
84,86
69,17
74,09
100
86,83
4,55

(6)

Nguồn Arindam Dutta (2014)

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Kết quả trên cho thấy khả năng kháng khuẩn
của dịch chiết lá Neem (74,09%) thấp hơn so với
Sodium hypochlorite 2,5% ( 84,86%). Tỉ lệ trong
nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi: tỉ lệ vi khuẩn giảm ngay sau bơm rửa
của cả hai loại dung dịch là như nhau, trong đó
Sodium hypochlorite 2,5% (99,78%) và dịch chiết
lá Neem (99,98%). Do cỡ mẫu trong nghiên cứu
Arindam khá nhỏ (06 răng/nhóm) do vậy cần
tăng thêm số lượng mẫu để thấy rõ hiệu quả
kháng khuẩn của dung dịch bơm rửa ống tủy.
Theo nghiên cứu của Machado (2013)(10), so
sánh sự ảnh hưởng của các hệ thống trâm được
dùng trong giai đoạn sửa soạn ống tủy lên vi
khuẩn E.faecalis, kết quả ngay sau khi sửa soạn
được ghi nhận từ các nhóm như sau: trâm nội
nha bằng tay (93,0%), ProTaper (94,7%),
WaveOne (95,1%), Reciproc (96%), Mtwo (93%).
Ngay sau bơm rửa ống tủy, tỉ lệ vi khuẩn giảm
trong nghiên cứu của Machado là 93,0% đến
97,5% so với kết quả nghiên cứu này là 98,23%
đến 99,99%, từ kết quả trên cho thấy thực tế hiệu
quả diệt khuẩn của cơ học (dụng cụ sửa soạn hệ
thống ống tủy) không được đánh giá cao so với
hiệu quả diệt khuẩn của tác nhân hóa học (dung
dịch bơm rửa).

Sau 07 ngày
Khi khảo sát tỉ lệ giữa số lượng vi khuẩn bị

tiêu diệt và số lượng vi khuẩn ban đầu trong mỗi
ống tủy cho thấy: nhóm răng bơm rửa dung dịch
NaOCl 2,5% có tỉ lệ vi khuẩn giảm răng hàm
dưới là 99,98% và nhóm răng hàm trên là
98,76%; nhóm răng bơm rửa dịch chiết lá Neem
có tỉ lệ vi khuẩn giảm răng hàm dưới là 99,99%
và nhóm răng hàm trên là 100,00%. Vậy sau 07
ngày, hiệu quả kháng khuẩn của dịch chiết lá
Neem cao hơn dung dịch NaOCl 2,5% trong
nhóm răng hàm trên và hàm dưới.
Từ kết quả trên có thể nhận thấy, dung dịch
chiết xuất lá Neem có hiệu quả kháng khuẩn
trên hai nhóm: răng cối nhỏ 1 ống tủy hàm dưới
và răng cối nhỏ 2 ống tủy hàm trên. Trong đó,
ngay sau bơm rửa hiệu quả ở nhóm răng hàm

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

dưới và nhóm răng hàm trên đều hiệu quả như
nhau, khi tái đánh giá sau 07 ngày hiệu quả của
dung dịch chiết xuất lá Neem trên nhóm răng
hàm trên cao hơn nhóm răng hàm dưới.
Như vậy sự phức tạp của ống tủy và số
lượng ống tủy của răng không ảnh hưởng đến
hiệu quả của chiết xuất Neem, thậm chí số lượng
ống tủy càng nhiều hiệu quả của dung dịch chiết
xuất lá Neem càng cao có thể chiết xuất Neem
ngay sau khi bơm rửa đã bám vào các ống ngà

và tiếp tục phát huy tác dụng sau giai đoạn bơm
rửa ống tủy.

Cơ chế tác động của dịch chiết lá Neem
Trong nghiên cứu này, dịch chiết lá Neem
gồm các thành phần chính là dịch chiết lá Neem
và cồn với tỉ lệ thích hợp có tác dụng kháng vi
khuẩn E.faecalis trong ống tủy theo cơ chế sau:
Do vi khuẩn E.faecalis có khả năng hình
thành màng sinh học nên làm tăng khả năng đề
kháng của vi khuẩn đối với các dung dịch kháng
khuẩn. Dịch chiết lá Neem ngăn cản sự bám
dính của E.faecalis lên ngà răng. Thêm vào đó,
dịch chiết lá Neem có thành phần galotannin
phá vỡ glucan ngoại bào - tạo sự liên kết các
khúm vi khuẩn của màng sinh học(5).
Thêm vào đó, dịch chiết lá Neem bao gồm
các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng
kháng khuẩn, có thể kể đến các
tetranortriterpenes bao gồm: nimbin, nimbinin,
nimbolide và axit nimbinic. Các thành phần này
tác động ức chế sự hình thành màng tế bào của
vi khuẩn(9).
Sự hiện diện của cồn trong chiết xuất chỉ
đóng vai trò dung môi, trong nghiên cứu in vitro
của Dutta (2013)(5), cho thấy cồn không đóng vai
trò kháng khuẩn trong dịch chiết lá Neem. Tuy
nhiên, cồn không thể thiếu trong thành phần của
dịch chiết vì cồn giúp dịch chiết có thể đi sâu vào
trong các ống ngà(5).

Tóm lại, dịch chiết lá Neem có thành phần
chính là các hợp chất trong dịch chiết đã làm
phá vỡ glucan ngoại bào dẫn đến phá vỡ
màng sinh học của vi khuẩn, đồng thời ngăn

95


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

cản sự hình thành màng tế bào của vi khuẩn
và cồn có tác dụng giúp thành phần của dịch
chiết Neem đi vào sâu trong các ống ngà của
ống tủy chân răng.

9.

10.

KẾT LUẬN
1. Vi khuẩn trong tất cả ống tủy thực nghiệm
giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau khi bơm rửa
và sau 07 ngày trong mỗi nhóm dung dịch bơm
rửa: Sodium hypochlorite 2,5%, dịch chiết lá
Neem (p< 0,001).
2. Vi khuẩn trong ống tủy thực nghiệm đều
giảm như nhau ngay sau bơm rửa và sau 07
ngày ở hai nhóm dung dịch bơm rửa: Sodium

hypochlorite 2,5% và dịch chiết lá Neem.

11.

12.

13.

14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

96

Azad IHH, Ahmed A (2012), "Neem (Azadirachta indica A.

Juss)- A Nature's Drugstore: An overview". International
Research Journal of Biological Sciences, 1 (6), pp. 76-79.
Chivatxaranukul P, Dashper SG, Messer HH (2008), "Dentinal
tubule invasion and adherence by Enterococcus faecalis".
International Endodontic Journal, 41, pp. 873–82.
Dhanya KNM, Preena S (2011), "The antimicrobial activity of
azardirachta indica, glycyrrhiza glabra, cinnamum
zeylanicum, syzygium aromaticum, accacia nilotica on
Streptococcus mutans and Enterococcus faecalis - An in vitro
study". ENDODONTOLOGY, 23 (1), pp. 18-25.
Dubey S, Manisha CT, Prashant G (2012), "Comparative study
of the antimicrobial efficiency of Neem leaf extract , Sodium
hypochlorite and Biopure MTAD - An in vitro study". Indian
Journal of Dental Advancements, 4 (1), pp. 740-743.
Dutta A, Kundabala M (2013), "Antimicrobial efficacy of
endodontic irrigants from Azadirachta indica: An in vitro
study". Acta Odontologica Scandinavica, 71, pp. 1594–1598.
Ghonmode WN, Balsaraf OD, Tambe VH, Saujanya KP, Patil
AK, Kakde DD (2013), "Comparison of antibacterial efficiency
of neem leaf extracts, grape seed extracts and 3% sodium
hypochlorite against E.faecalis- An in vitro study". Journal
International Oral Health, 5 (6), pp. 61–66.
Gijo J, Kumar KP, Gopal S.S, Kumari S., Reddy B.K (2015),
"Enterococcus faecalis, a nightmare to endodontist: A systematic
review". African Journal of Microbiology Research, 9 (13), pp. 898908.
Hegde V, Kesaria DP (2013), "Comparative evaluation of
antimicrobial activity of neem, propolis, turmeric, liquorice
and sodium hypochlorite as root canal irrigants against E.

15.


16.

17.

18.

19.

faecalis and C. Albicans - An in vitro study". Endodontology, 25
(2).
Kausik B, Chattopadhyay I, Banerjee RK, Bandyopadhyay U
(2002), "Biological activities and medicinal properties of neem
(Azadirachta indica) ". Current Science 82 (11), pp. 1336-45.
Kundabala M (2014), "Comparative anti-microbial efficacy of
Azadirachta indica irrigant with standard endodontic irrigants:
A preliminary study". Journal of Conservative Dentistry, 17 (2),
pp. 133-137
Machado MEL Nabeshima CK Leonardo MFP, Reis FAS,
Britto MLB, Cai S (2013), "Influence of reciprocating single- file
and rotary instrumentation on bacterial reduction on infected
root canals". International Endodontic Journal, 46, pp. 1083–1087.
Molander A, Reit C, Dahlén G, Kvist T (1998),
"Microbiological status of root-filled teeth with apical
periodontitis". International Endodontic Journal, 31 (1), pp. 1-7.
Nakamura VC, Cai S (2013), "Ex vivo evaluation of the effects
of several root canal preparation techniques and irrigation
regimens on a mixed microbial infection". International
Endodontic Journal, 46, pp. 217–224.
Nguyễn Tiến Thắng (2005), "Biến động hàm lượng

Azadirachtin và Nimbin trong lá Neem (Azadirachta Indica
A.Juss) và hiệu quả xua đuổi, gây chết và biến dạng của dịch
chiết nhân hạt Neem đối với rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)".
Tuyển tập các báo cáo NCCB trong KHTN, pp. 48-50.
Portenier I, Waltimo TMT, Haapasalo M (2003), "Enterococcus
faecalis – the root canal survivor and ‘star’ in post treatment
disease ". Endodontic Topics, 6, pp. 135–159
Rôças I.N, Siqueira J.F, Santos K.R.N (2004), "Association of
Enterococcus faecalis with different forms of periradicular
diseases". Journal of Endodontics, 30 (5), pp. 315–20.
Stuart CH, Schwartz SA, Beeson TJ, Owatz CB (2006),
"Enterococcus faecalis: its role in root canal treatment failure and
current concepts in retreatment". Journal of Endodontics, 32, pp.
93–8.
Vũ Văn Độ (2006), "Chiết tách, tinh sạch và khảo sát tác dụng
đối kháng vi sinh vật Salanin từ nhân hạt cây xoan Ấn Độ
(Azadirachta indica A. juss) trồng tại Việt Nam". Tạp chí Khoa
học và công nghệ, 44 (2), trang 24-31.
Vũ Văn Độ (2011), "Xác định điều kiện tối ưu loại Chlorophyll
trong dịch chiết lá Neem bằng nước cất theo phương pháp bề
mặt đáp ứng". Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, 14 (6),
trang 36-42.

Ngày nhận bài báo:

05/01/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

26/02/2016


Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×