Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị thang điểm gap trong tiên lượng kết cục 6 tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.03 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM GAP TRONG TIÊN LƯỢNG
KẾT CỤC 6 THÁNG Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NẶNG
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chấn thương là vấn đề sức khỏe toàn cầu hiện nay. Chấn thương, đặc biệt là chấn thương nặng
và sốc chấn thương có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng từ khi bệnh nhân
vào khoa Cấp cứu giúp cải thiện quá trình điều trị, chăm sóc và vật lý trị liệu ở bệnh nhân chấn thương. Thang
điêm GAP thường dùng để tiên lượng tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân chấn thương nhưng giá trị của
thang điểm GAP như thế nào trong tiên lượng kết cục 6 tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng chưa được nhiều
nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kết cục 6 tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng và giá trị của thang điểm
GAP tại thời điểm nhập khoa Cấp cứu trong tiên lượng kết cục sau 6 tháng ở nhóm bệnh nhân này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chấn thương nặng (ISS ≥ 16), nhập khoa Cấp cứu,
bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2017 đến 30/06/2017.
Phương pháp: Đoàn hệ tiến cứu.
Kết quả: Có 259 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 38,4±25,4; tỷ lệ nam/ nữ là 3,9/1.
Tỷ lệ tai nạn giao thông chiếm 83%. Tỷ lệ có chấn thương sọ não là 77,2%. Điểm GCS trung bình tại thời điểm
nhập viện là 7,8±4,1 điểm, chỉ số mức độ nặng chấn thương ISS trung bình là 23,1± 5,8. Tỷ lệ tử vong trong bệnh
viện là 47,9%. Tỷ lệ tử vong sau 6 tháng là 49%. Điểm GOSE trung bình sau 6 tháng là 3,6±2,9, trong đó tỷ lệ
đạt mức hồi phục tốt là 27,8%. Hệ số tương quan giữa điểm GCS khi nhập viện và điểm GOSE sau 6 tháng là
0,658. Tại điểm cắt tối ưu GAP = 17,5, GAP có độ nhạy 61,1%, độ đặc hiệu 89,8%, diện tích dưới đường cong
AUC = 82,4%.
Kết luận: Tỷ lệ tử vong sau 6 tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng là 49%, tỷ lệ phục hồi tốt là 27,8%. Hệ
số tương quan giữa điểm GCS khi nhập viện và điểm GOSE sau 6 tháng là 0,658. Thang điểm GAP tại thời điểm
nhập viện có giá trị tiên lượng kết cục sau 6 tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng.
Từ khóa: Chấn thương nặng, kết cục 6 tháng, thang điểm GAP.



ABSTRACT
GAP SCORE IS A PREDICTOR FOR 6 MONTH OUTCOMES IN SEVERE TRAUMA PATIENTS TO
EMERGENCY DEPARTMENT
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 64 - 69
Background: Trauma is a global health recently. The mortality and morbidity rate in severe trauma patients
is still very high, including developed countries. Finding out the morbidity and mortality predictors to support for
improving patient’s care. GAP score is used to predict the in - hospital mortality in traumatic patients and
traumatic shock patients. However, the value of GAP score in 6 month outcomes was not well studied.
Objectives: To determine the 6 month outcomes in severe trauma patients and the value of admission GAP
* Khoa Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy
** Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Tôn Thanh Trà
ĐT: 0903673451
Email:

68

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

score in prediction of 6 month outcomes.
Methods and participants: A prospective cohort study was done at Cho Ray hospital. Severe trauma
patients to Emergency department from 01/01/2017 to 30/06/2017 were enrolled. Patient’s characteristics, vital
signs, GAP score at admission were collected. Patients were following up to discharge and 6 month outcomes.

Results: There were 259 patients enrolled. The mean age was 38.4±25.4; male to female was 3.9/1. Traffic
accident rate was 83%. The in-hospital mortality was 47.9%. The mortality after 6 months was 49.0% and the
good recovery rate was 27.8%. The correlation of admission GCS to 6 month GOSE was 0.658. The GAP score
was a 6 months outcome predictor. At GAP was 17.5, the mortality prediction had sensitivity = 61.1%; specificity
= 89.8% and AUC = 82.4%.
Conclusions: The 6 months mortality rate in severe trauma patients was 49%. The good recovery rate was
27.8%. The correlation of admission GCS and 6 month GOSE was 0.658. The admission GAP score was a good
predictor for 6 months mortality and mobility in severe trauma patients.
Key word: Severe trauma, 6 months outcome, GAP score

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là vấn đề sức khỏe toàn cầu
hiện nay. Chấn thương, đặc biệt là chấn
thương nặng và sốc chấn thương có tỷ lệ tử
vong cao và di chứng nặng nề. Tỷ lệ tử vong
do chấn thương, đặc biệt là những trường hợp
chấn thương nặng, sốc chấn thương vẫn còn
rất cao từ 20 - 50%(2,6). Nghiên cứu các yếu tố
tiên lượng từ khi bệnh nhân vào khoa Cấp cứu
giúp cải thiện quá trình điều trị, chăm sóc và
vật lý trị liệu ở bệnh nhân chấn thương. Thang
điêm GAP thường dùng để đánh giá mức độ
nặng và tiên lượng tử vong trong bệnh viện ở
bệnh nhân chấn thương(2,4,5). Tuy nhiên giá trị
của thang điểm GAP như thế nào trong tiên
lượng kết cục 6 tháng ở bệnh nhân chấn
thương nặng chưa được nhiều nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định kết cục 6 tháng ở bệnh nhân chấn
thương nặng và giá trị của thang điểm GAP tại

thời điểm nhập khoa Cấp cứu trong tiên lượng
kết cục 6 tháng

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Bệnh nhân chấn thương nặng vào khoa Cấp
cứu từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2017, có
chỉ số mức độ nặng chấn thương ISS ≥16 được
đưa vào nghiên cứu

Chuyên Đề Nội Khoa

Phương pháp
Đoàn hệ tiến cứu.
Quy trình nghiên cứu
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên
cứu được ghi nhận dấu hiệu sinh tồn, điểm
GAP khi nhập viện và các chỉ số cận lâm sàng.
Bệnh nhân được theo dõi để xác định tỷ lệ tử
vong trong bệnh viện và điểm Glasgow khi
xuất viện. Những bệnh nhân sống xuất viện sẽ
được theo dõi sau 6 tháng để xác định tỷ lệ tử
vong sau 6 tháng và đánh giá thang điểm
GOSE. Dùng đường cong ROC với điểm cắt
tối ưu xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và diện
tích dưới đường cong

KẾT QUẢ
Có 259 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,
tuổi trung bình là 38,4±25,4, tỷ lệ nam/nữ là 3,9/1.

Tỷ lệ tử vong trong bệnh viện là 47,9% và tỷ lệ tử
vong sau 6 tháng là 49%.
Bệnh nhân chấn thương chủ yếu là người trẻ,
nam giới chiếm đa số, nhập viện trong tình trạng
nặng, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao
thông và có vết thương hở.
Bệnh nhân vào cấp cứu có điểm Glasgow
thấp, kém rối loạn đông máu. Các yếu tố: Điểm
Glasgow, PT, aPTT có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm sống và nhóm tử vong.

69


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

Nghiên cứu Y học

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Nam
Giới tính
Nữ
Tai nạn giao thông
Tai nạn lao động
Cơ chế chấn
thương
Tai nạn sinh hoạt
Đả thương


Cấp cứu tuyến
trước
Không
Vết thương kín
Tình trạng vết
thương
Vết thương hở

Chấn thương sọ
não
Không

Thủ thuật tại cấp
cứu
Không

Sống (n = 135)
107 (51,9%)
28 (52,8%)
110 (51,2%)
6 (66,7%)
9 (40,9%)
10 (76,9%)
122 (50,2%)
13 (81,3%)
53 (73,6%)
82 (43,9%)
85 (42,5%)
50 (84,7%)
89 (44,7%)

46 (76,7%)

Tử vong (n = 124)
99 (48,1%)
25 (47,2%)
105 (48,8%)
3 (33,3%)
13 (59,1%)
3 (23,1%)
121 (49,8%)
3 (18,8%)
19 (26,4%)
105 (56,1%)
115 (57,5%)
9 (15,3%)
110 (55,3%)
14 (23,3%)

OR (95% KTC)

p

0,965 (0,527-1,766)

0,908

-

0,161


0,233 (0,065-0,837)

0,016

3,6 (2,0-6,5)

<0,001

0,133 (0,062-0,285)

<0,001

0,246 (0,127-0,477)

<0,001

Bảng 2: Đặc điểm sinh tồn và kết quả xét nghiệm máu.
Đặc điểm
Mạch (lần/phút)
HATT (mmHg)
GCS (điểm)
Hct (%)
HGB (g/dl)
PT (giây)
aPTT (giây)
INR
FIB (d/dl)
BUN (mg/dl)
Creatinin (mg/dl)
Bạch cầu (G/L)

Tiểu cầu (G/L)
K (mmol/L)
Na(mmol/L)
Cl (mmol/L)
PH
HCO3-(mmol/L)
PaCO2 (mmHg)
PaO2 (mmHg)
BE

Sống (n = 135)
95,4±16,8
96,2±28,3
9,9±4,0
36,4±6,8
120,3±23,8
14,7±1,9
28,1±4,6
1,2±0,2
2,7±1,4
13,7±5,4
1,2±0,3
18,4±6,7
231,8±66,2
3,6±0,5
139,6±3,8
104,1±4,4
7,4±0,1
22,4±4,6
37,2±8,3

183,0±128,4
-2,6±5,6

Tử vong (n = 124)
95,7±28,6
92,1±45,6
5,5±2,9
37,0±7,9
122,3±28,2
18,7±13,9
36,4±20,9
1,6±1,6
2,8±1,8
16,3±14,0
2,3±7,6
17,8±6,7
211,3±86,8
3,7±1,1
142,2±8,5
105,7±9,0
7,3±0,2
19,7±5,4
37,2±12,9
178,2±110,6
-5,4±8,8

Bảng 3: Diễn tiến điểm Glasgow từ lúc nhập viện và
sau 6 tháng
Thang điểm
GCS lúc nhập viện

Thang điểm GOSE sau 6
tháng

Trung bình, độ lệch chuẩn
7,8±4,1
3,6±2,9

Có mối tương quan thuận chiều mức độ
trung bình giữa GCS với thang điểm GOSE sau 6
tháng với r = 0,658 (p<0,001).

70

OR (95% KTC)
0,967 (0,916-1,021)
0,965 (0,911-1,022)
0,665 (0,447-0,990)
0,806 (0,488-1,332)
1,092 (0,936-1,275)
291,9 (1,899-44889,4)
1,0 (0,914-1,109)
0 (0-0,212)
2,616 (1,176-5,819)
1,115 (0,827-1,504)
0,546 (0-620,6)
0,871 (0,689-1,102)
1,023 (1,001-1,0045)
0,954 (0,081-11,275)
1,526 (0,981-2,372)
1,027 (0,714-1,478)

0,0 (0,0-10,018)
0,005 (0-0,494)
1,204 (0,985-1,472)
1,01 (1,0-1,020)
144,5 (1,559-13383,1)

p
0,905
0,396
<0,001
0,562
0,567
0,005
<0,001
0,004
0,725
0,101
0,192
0,502
0,039
0,476
0,008
0,144
0,130
0,021
0,976
0,865
0,098

Bảng 4: Kết cục sau 6 tháng bằng thang điểm GOSE

Biến số
Tử vong
Sống thực vật
Di chứng nặng
Di chứng trung bình
Phục hồi tốt
Tổng

Tần số (n)
127
5
23
32
72
259

Tỷ lệ (%)
49,0
1,9
8,9
12,4
27,8
100,0

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong của nhóm nghiên
cứu khá cao và tỷ lệ phục hồi tốt (gồm phục

Chuyên Đề Nội Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
hồi hoàn toàn và phục hồi gần hoàn toàn)
chiếm 27,8%.

Nghiên cứu Y học

thang điểm GAP khi nhập viện và kết cục bệnh
nhân sau 6 tháng.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
Bảng 5: Giá trị của thang điểm GAP trong tiên lượng kết cục sau 6 tháng
Đặc điểm

Tử vong (n=127)

GAP

11,7 ±3,9

Sống thực vật
(n=5)
13,0±2,2

Di chứng nặng
(n=23)
13,8±1,8

Biều đồ 1: Đường cong ROC giá trị của thang điểm
GAP
Tại điểm cắt tối ưu GAP = 17,5 thang điểm

GAP có độ nhạy 61,1%, độ đặc hiệu 89,8%, diện
tích dưới đường cong AUC = 82,4%.

BÀN LUẬN
Chấn thương ở Việt Nam chủ yếu vẫn là
do tai nạn giao thông và thường xảy ra ở nam
giới, trẻ tuổi. Tỷ lệ tử vong do chấn thương
nặng sau 6 tháng vẫn còn rất cao, chiếm tỷ lệ
49 % trong nghiên cứu này. Từ khi xuất viện,
có 3 bệnh nhân tử vong sau đó. Tuy nhiên,
những trường hợp sống có 10,8% để lại di
chứng nặng nề gồm sống thực vật và di chứng
nặng (bảng 4). Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ
tử vong và di chứng sau chấn thương là vấn
đề nan giải. Trong điều kiện nguồn lực khác
nhau giữa các tuyến y tế như hiện nay và sự
quả tải thường xuyên bệnh nhân ở các bệnh
viện tuyến trên vẫn còn chưa giải quyết được.
Bệnh nhân chấn thương nặng vẫn cần phải
chăm sóc và điều trị ở các trung tâm chấn
thương. Tuy nhiên, việc vận chuyển các bệnh
nhân chấn thương nhẹ và trung bình đến các

Chuyên Đề Nội Khoa

Di chứng trung bình
(n=32)
16,2±3,4

Phục hồi tốt

(n=72)
18,1±3,9

p
<0,001

trung tâm chấn thương không làm thay đổi
kết cục điều trị mà còn làm tăng chi phí điều
trị lên 33,1% theo một nghiên cứu của Zocchi
S.M năm 2016 tại Mỹ(10). Chính vì lẽ đó, trong
cấp cứu trước viện cũng như tại thời điểm tiếp
nhận bệnh nhân tại khoa Cấp cứu cần xác
định nguy cơ tử vong cho từng bệnh nhân để
có thể tập trung điều trị hoặc vận chuyển kịp
thời đến đúng cơ sở có khả năng điều trị. Với
những bệnh nhân chấn thương nặng, cần phải
được điều trị tại các trung tâm chấn thương.
Nghiên cứu của Harnod ở Đài Loan năm 2014
trên 2497 bệnh nhân chấn thương nặng cho
thấy tỷ lệ tử vong trong bệnh viện là 12,5%.
Nhóm bệnh nhân không được điều trị ở các
trung tâm chấn thương có nguy cơ tử vong
cao hơn 1,58 lần và nhóm bệnh nhân lớn hơn
60 tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,89
lần (p = 0,004 và p = 0,005)(3). Tuy nhiên, ngay
tại thời điểm vào khoa Cấp cứu hoặc cấp cứu
ngoài hiện trường, cần sử dụng những thang
điểm đánh giá đơn giãn, khả thi. Thang điểm
GAP chứa 3 thành tố: Điểm Glasgow khi nhập
viện, tuổi và huyết áp tâm thu phản ảnh

những rối loạn sinh lý của bệnh nhân sau chấn
thương. Nghiên cứu của Sim J và cộng sự năm
2015 tại Hàn Quốc trên 915 bệnh nhân chấn
thương nặng với tỷ lệ tử vong trong bệnh viện
là 18,8% cho thấy điểm Glasgow khi nhập
viện, huyết áp tâm thu, tuổi và chỉ số ISS có
liên quan đến tử vong(7). Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy điểm Glasgow khi
nhập viện tương quan với hệ số là 0,658 với
khi xuất viện (bảng 3) có ý nghĩa tiên lượng
tình trạng tri giác của bệnh nhân sau 6 tháng.
Nghiên cứu của Vũ Hoàng Phương và cộng sự
năm 2016 trên 76 bệnh nhân chấn thương sọ

71


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

não nặng cho thấy kết cục tử vong sau 6 tháng
là 17,1%, tỷ lệ phục hồi tốt là 55,2% và tỷ lệ
phục hồi kém là 27,6%. Không có sự khác biệt
diểm Glasgow tại thời điểm rời khởi khoa Hồi
sức tích cực giữa hai nhóm phục hồi tốt và
phục hồi kém (8,7±3,7 và 8,4±3,1), p> 0,05(9).
Nghiên cứu của Deepika S và công sự trên 88
bệnh nhân chấn thương nặng ở Ấn Độ năm
2016 cho thấy hệ số tương quan giữa điểm

Glasgow khi xuất viện và sau 6 tháng là
0,553(1).
Thang điểm GOSE dùng để đánh giá kết cục
sau 6 tháng với 8 mức: 1 điểm là tử vong và 8
điểm là phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, thang
điểm GOSE còn dùng để đánh giá và so sánh
chất lượng điều trị của các trung tâm chấn
thương với nhau.
Kết cục 6 tháng của bệnh nhân chấn thương
nặng không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả điều trị
trong thời gian nằm viện mà còn bị ảnh hưởng
bởi giai đoạn phục hồi sau xuất viện. Trong giai
đoạn này, bệnh nhân cần được tập vật lý trị liệu,
phục hồi chức năng và tâm lý liệu pháp. Nghiên
cứu của Sveen U và cộng sự năm 2016 trên 163
bệnh nhân chấn thương sọ não nặng cho thấy
những bệnh nhân được tập vật lý trị liệu bằng ở
các trung tâm chuyên khoa có khả năng phục hồi
chức năng cao hơn gấp 4,3 lần so với những
bệnh nhân không được tập phục hồi chức
năng(8). Khả năng phục hồi vẫn được tiếp tục
duy trì sau 01 năm nếu được vật lý trị liệu và
phục hồi chức năng tốt. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi không khảo sát được số lượng bệnh
nhân được tập vật lý trị liệu tại nhà có nhân viên
y tế hỗ trợ. Đây có thể là một trong những
nguyên nhân làm cho việc phục hồi chức năng
của bệnh nhân bị hạn chế. Ngoài ra, tâm lý trị
liệu sau chấn thương không được thực hiện bởi
nhân viên y tế. Vì vậy, nhiều bệnh nhân có tình

trạng rối loạn tâm lý sau chấn thương mà không
được điều trị đúng cách.
Ngoài khả năng tiên đoán tử vong trong
bệnh viện, thang điểm GAP còn có giá trị tiên
lượng kết cục sau 6 tháng ở nhóm bệnh nhân

72

chấn thương nặng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tai điểm cắt GAP = 17,5 điểm, tiên lượng kết cục
tốt sau 6 tháng có độ nhạy là 61,1%, độ đặc hiệu
89,8, với diện tích dưới đường cong là 82,4%.
Hạn chế của thang điểm GAP
Thang điểm GAP chứa thành tố tuổi không
phải lúc nào cũng xác định được nhất là trong
những giờ đầu vào khoa Cấp cứu. Ngoài ra,
thang điểm GAP chứa điểm Glasgow đôi khi
khó đánh giá chính xác ở những bệnh nhân có
uống rượu bia hoặc sử dụng các chất gây nghiện.
Mặt khác, trên thực hành lâm sàng phần lớn
huyết áp tâm được đo bằng tay nên có tỷ lệ sai số
nhất định.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ tử vong sau 6 tháng ở bệnh nhân
chấn thương nặng là 49%. Tỷ lệ phục hồi tốt
sau 6 tháng là 27,8%. Hệ số tương quan giữa
điểm GCS khi nhập viện và điểm GOSE sau 6
tháng là 0,658. Thang điểm GAP tại thời điểm
nhập viện có giá trị tiên lượng kết cục tốt sau 6

tháng ở bệnh nhân chấn thương nặng. Tại
điểm cắt tối ưu GAP = 17,5, GAP có độ nhạy
61,1%, độ đặc hiệu 89,8%, diện tích dưới
đường cong AUC = 82,4%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Deepika A, Devi IB, Shukla D (2017 ), "Predictive validity of
disability rating scale in determining functional outcome in
patients with severe traumatic brain injury". Neurolory India
65(1), pp. 83 - 86.
Grigorakos L, Alexopoulou A, Katerina T, el at (2016),
"Predictors of outcome in patients with severe traumatic brain
injury". J Neurosci Clin Res 1(1), pp. 100 -103.
Harnod D, Chen J.R, Chang HW, Chang ER, Chang HC
(2014), "Mortality factors in major trauma patients: Nationwide population based research in Taiwan". International
Journal of Gerontology, 8, pp. 18 - 21.
Laytin DA, Kumar V, Juillard JC, Sarang B, Lashoher A, Roy
N, et al (2015), "Choice of injury scoring system in low- and

middle-income countries: Lessons from Mumbai". Injury, Int. J.
Care Injured 46(2015), pp. 2491 - 2497.
Quirós MA, Pérez BA, Fernández PA, Perilla PP, Núñez RA,
Virto MA, et al (2015), "Mortality in patients with potentially
severe trauma in a tertiary care hospital emergency
department and evaluation of risk prediction with the GAP
prognostic scale". Emergencias, 27(2015), pp. 371 -374
Rizoli SAP, Eileen B, Raul C, Kerby DJ, Minei J, et al. (2016),
"Early prediction of outcome after severe traumatic brain

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018

7.

8.

9.

injury: a simple and practical model". BMC Emergency
Medicine 16(32), pp. 2 - 8.
Sim J, Lee J, Cook J, Jong L, Yunjung H, Heejung W, et al
(2015), "Risk factors for mortality of severe trauma based on 3
years’ data at a single Korean institution". Ann Surg Treat Res
89(4), pp. 215 -219.
Sveen U, Roe C, Sigurdardottir S, Skandsen T, Andelic N,
Manskow U, et al. (2016), "Rehabilitation pathways and
functional independence one year after severe traumatic brain

injury". Eur J Phys Rehabil Med. , 52(5), pp. 650 - 661.
Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Quốc Kính (2016), "Đánh giá
hiệu quả phác đồ điều trị dựa vào theo dõi oxy tô chức não

Chuyên Đề Nội Khoa

10.

Nghiên cứu Y học

trong chấn thương sọ não nặng". Tạp chí Nghiên cứu Y học
99(1), tr. 73 - 80.
Zocchi SM, Hsia YR, Carr GB, Sarani B, Pines MJ (2016),
"Comparison of mortality and costs at trauma and nontrauma centers for minor and moderately severe injuries in
California". Ann Emerg Med. (67), pp. 56 – 67.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

13/11/2017

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2018

73




×