Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả bước đầu điều trị ngộ độc rượu tại khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.15 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC RƯỢU TẠI KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Thị Thảo Sương*, Hoàng Văn Quang*

TÓM TẮT
Mở đầu: Các trường hợp ngộ độc rượu nặng và nguy hiểm là do ngộ độc các rượu khác ngoài Ethanol như
Methanol là một loại cồn công nghiệp gây tử vong cao. Việc chẩn đoán và điều trị ngộ độc rượu đặc biệt là
Methanol còn gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ngộ độc rượu.
Phướng pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca.
Kết quả: Từ 05/2011 đến 9/2014 có 06 trường hợp ngộ độ rượu nặng được đưa vào nghiên cứu. Tất cả đều
giới nam, tuổi từ 30 – 64 tuổi. 66,7% bệnh nhân có rối loạn tri giác, suy hô hấp và có giảm thị lực. Thiểu niệu có
3 ca (50%). Tụt huyết áp và nôn ói có 2 ca (33,3%) và không có trường hợp nào có co giật. pH 6,96 ± 0,16; PO2
168,05 ± 132,63; PCO2 22,2 ± 15,32; HCO3 6,63 ± 8,28; Anion Gap 33,97 ± 12,82. Thời gian nằm viện (ngày) :
2,33 ±1,21. Can thiệp điều trị: 100% bệnh nhân có bù Bicarbonate, 66,7% bệnh nhân có thở máy và lọc máu liện
tục và có 1 ca (16,7%) có dung thuốc vận mạch. Kết quả điều trị có 2 trường hợp tử vong (33,3%).
Kết luận: Ngộ độc rượu và nhất là ngộ độc Methanol là một cấp cứu nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao
(33,3%). Bệnh nhân có rối loạn tri giác, giảm thị lực và suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao (66,7%), cận lâm sàng cho thấy
có toan chuyển hóa nặng và tăng khoảng trống Anion. Điều trị bù Bicarbonate tích cực và lọc máu liên tục cần
thực hiện sớm.
Từ khóa: ngộ độc, ethanol, methanol.

ABSTRACT
PRIMARY RESULTS OF ALCOHOL POISONING TREATMENT
IN INTENSIVE CARE UNIT AT THONG NHAT HOSPITAL
Nguyen Thi Thao Suong, Hoang Van Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 180 - 183


Background: Cases of severe alcohol poisoning and dangers are due to poisoning other alcohol such as
methanol - an industrial alcohol, which cause high mortality. The diagnosis and treatment of alcohol intoxication
are difficult, especially Methanol.
Objective: Define the features of clinical and laboratory of alcohol poisoning.
Result: From 05/2011 to 9/2014, there were 06 cases of severe alcohol toxic. All of them were male, aged 3064 years old. 66.7% of patients with disorders of consciousness, respiratory failure and decreased vision. Oliguria
accounted 50% (3 cases). Hypotension and nausea accounted 33.3% (2 cases) and nobody had convulsions. pH
6.96 ± 0.16; PO2 168.05 ± 132.63; PCO2 22.2 ± 15.32; 6.63 ± 8.28 HCO3; Anion Gap 33.97 ± 12.82. Duration of
treatment (days): 2.33 ± 1.21. 100% of patients had been added Bicarbonate, 66.7% of patients with ventilator and
continuous dialysis. There was 1 case (16.7%) who taken vasopressin. Results of treatment: mortality of rate was
33.3%.
* Khoa HSTC Bệnh viện Thống Nhất – TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thảo Sương ĐT: 0914160285

180

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Alcohol poisoning is a emergency and had a high mortality rate (33.3%). Patients with
disorders of consciousness, decreasing of vision and respiratory distress acounted 66.7%. Characters of laboratory
showed severe metabolic acidosis and increased anion gap. Added Bicarbonate and continuous dialysis to perform
early.
Key words: poisoning, ethanol, methanol.


ĐẶT VẤN ĐỀ:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở nước ta hàng năm có khoảng trên 1000 ca
ngộ độc rượu và trên 20 người tử vong (thống kê
Bộ Y Tế). Loại rượu (hay cồn) để uống có tên là
rượu ethylic, hoặc ethanol hoặc ethyl alcohol và
nhất thiết phải là loại rượu được sản xuất riêng
và đạt tiêu chuẩn để uống. Các trường hợp ngộ
độc rượu nặng và nguy hiểm là do ngộ độc các
rượu khác ngoài ethanol, uống quá nhiều
ethanol hoặc ngộ độc ethanol có chấn thương,
biến chứng.

Thiết kế nghiên cứu

Ngày nay do lợi nhuận mà nhiều người đã
sử dụng methanol,một loại cồn công nghiệp để
thay thế cho ethanol hoặc khi Methanol pha lẫn
trong rượu. Ngộ độc Methanol gây tử vong cao,
do methanol bị men alcohol dehydrogenase oxy
hóa thành formaldehyde, sau đó formaldehyde
bị men acetaldehyde dehydrogenase oxy hóa
thành acid formic. Acid formic gây toan chuyển
hóa, mù mắt và tử vong (Anderson, 1994).
Tại VN, 10 - 2008 Bệnh viện Chợ Rẫy nhận
cấp cứu 31 ngộ độc rượu Methanol trong đố có
11 trường hợp tử vong, 6-2009 tại thị xã Sađéc 8
trường hợp tử vong trong 14 ca ngộ độc

methanol. Việc chẩn đoán và điều trị ngộ độc
rượu methanol còn gặp nhiều khó khăn, do chẩn
đoán ban đầu từ tuyến dưới còn chậm trễ hoặc
xét nghiệm chẩn đoán xác định còn nhiều nơi
chưa làm được.
Tại bệnh viện Thống Nhất từ 05-2011 đến
tháng 9- 2014,chúng tôi gặp 6 trường hợp ngộ
độc rượu, trong đó 4 bệnh nhân tới bệnh viện đã
được cứu sống. Nhân trường hợp này chúng tôi
muốn bàn luận thêm về ngộ độc rượu, đặc biệt là
ngộ độc methanol. Qua đó có thể nhận biết sớm
ngộ độc methanol để cấp cứu kịp thời, cứu sống
người bệnh, cũng như tuyên truyền cho người
dân phòng tránh ngộ độc rượu methanol.

Báo cáo hàng loạt ca bệnh

Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 05/2011 đến tháng 9/2014

Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đóan ngộ độc
rượu nặng được điều trị tại khoa Hồi sức Tích
cực và chống độc, bệnh viện Thống Nhất.

Đo lường các biến
- Chẩn đoán: lời khai, triệu chứng LS, CLS,
nồng độ rượu trong máu.
- Một số định nghĩa:
+ Đánh giá mức độ ngộ độc: Glasgow, nồng

độ rượu/máu, toan chuyển hóa.
+ Đo lường các biến: Tuổi, giới, huyết áp, ion
đồ, đường máu, KMĐM
+ Huyết áp trung bình: HAtb= HA
HAtt – HAttr)

ttr

+ 1∕3(

-Biến kết cục (outcome): Thời gian nằm viện,
số lượng sodium bicarbonate (SBH) cần bù, kết
quả điều trị: tử vong và sống.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 05/2011 đến 9/2014 có 06 trường hợp ngộ
độ rượu nặng được đưa vào nghiên cứu. Tất cả
đều giới nam, tuổi từ 30 – 64, đều có tiền căn
nghiện rượu.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm
Rối loạn tri giác
Suy hô hấp
Giảm thị lực
Thiểu niệu
Tụt huyết áp
Nôn ói
Triệu chứng thần kinh ( co giật)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Kết quả n (%)
4 (66,7)
4 (66,7)
4 (66,7)
3 ( 50)
2 (33,3)
2 (33,3)
0 (0)

181


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Huyết áp trung bình: 89,44 ± 36,23
Thể tích nước tiểu 633,33 ± 326,59
Bảng 2: Kết quả cận lâm sàng
Đặc điểm
Ure
Creatinine
Glucose
Kali
pH
PO2
PCO2
HCO3
BE

Anion Gap
Áp lực thẩm thấu máu
Ceton niệu
Nồng độ ethanol

Kết quả TB ± ĐLC
4,25 ± 1,38
134,67 ± 36,93
13,9 ± 7,5
4,60 ± 0,87
6,96 ± 0,16
168,05 ± 132,63
22,2 ± 15,32
6,63 ± 8,28
-24,08 ± 10,25
33,97 ± 12,82
297,77 ± 3,37
1,75 ± 2,52
229,77 ± 68,88

Kết quả điều trị
Thời gian nằm viện (ngày) : 2,33 ±1,21
Phương pháp điều trị
Điều trị
Thở máy
Lọc máu
Bù bicarbonate
Thuốc vận mạch

Kết quả n (%)

4 (66,7)
4 (66,7)
6 (100)
1 (16,7)

Lượng bicarbonate bù 430 ± 333,54
Kết quả:
Đặc điểm
Tử vong
Sống

Kết quả n (%)
2 (33,3)
4 (66,7)

BÀN LUẬN
Từ 05/2011 đến 9/2014 có 06 trường hợp ngộ
độ rượu nặng được đưa vào điều trị tại khoa
HSTCCĐ, bệnh viện Thống Nhất. Tất cả các
trường hợp nhập viện đều là nam giới, với tuổi
trung bình là 46,83 ± 14,68. Nồng độ rượu
ethanol trung bình là 299,77 ± 68,88 và chưa định
lượng được nồng độ methanol máu do hiện nay
các bệnh viện chưa làm được xét nghiệm đo
nồng độ methanol trong máu.
Trong nhóm ngộ độc có 04 trường hợp bị rối
loạn tri giác, đánh giá theo thang điểm Glasgow
12,83 ± 1,94, không có trường hợp nào có biểu
hiện triệu chứng thần kinh như co giật. Có 4


182

trường hợp giảm thị lực, trong 4 ca này nghĩ do
ngộ dộc Methanol. Có 2 trường hợp có biểu hiện
nôn ói, không có trường hợp nào bị hạ đường
huyết.
Có 2 trường hợp tụt huyết áp (33,3%), trong
đó có 1 trường hợp phải sử dụng thuốc vận
mạch. Có 4 trường hợp (66,7%) nhập viện với
tình trạng suy hô hấp phải thở máy xâm lấn hỗ
trợ.
Về kết quả cận lâm các trường hợp nhập
viện đều có biểu hiện suy thận cấp nhẹ với
Creatinin 134,67 ± 36,73, thiểu niệu với thể tích
nước tiểu trung bình trong 24h là 633,33 ± 326,59,
kali máu 4,6±0,87. Áp lực thẩm thấu máu trung
bình 297,77 ± 3,37.
Cả 06 trường hợp xét nghiệm khí máu động
mạch đều có biểu hiện toan chuyển hóa nặng với
tăng khoảng trống anion, với pH 6,96 ± 0,16,
nồng độ HCO3 là 6,63 ± 8,28 với AG 33,97 ± 12,82.
Nồng độ ceton niệu là 1,75 ± 2,52.
Nồng độ axít formic liên quan đến mức độ
toan máu và tăng khoảng trống anion. Tỷ lệ tử
vong và các triệu chứng thị giác có liên quan đến
mức độ toan máu. Theo tác giả Coulter CV và
cộng sự khoảng trống anion tăng và pH máu
thấp kết hợp với sự gia tăng tỷ lệ tử vong(4,2)
Lượng sodium bicarbonat (SBH) trung bình
cần bù là 430 ± 333,54 mmol , cả 06 trường hợp

ngộ độc methanol đều được bù SBH đúng chỉ
định. Trong đó có 4 trường hợp toan chuyển hóa
nặng phải lọc máu cấp cứu (66,7%).
Kết cục điều trị: về thời gian điều trị trung
bình là 2,33 ±1,21. Có 02 bệnh nhân tử vong,
chiếm tỉ lệ 33,3%. Đây là 2 trường hợp nhập viện
trễ sau 12h, suy hô hấp, toan máu nặng không
đáp ứng với điều trị lọc máu, trong đó có 01
trường hợp rối loạn huyết động phải sử dụng
thuốc vận mạch. Tuy nhiên trong nhóm ngộ độc
này có 3 trường hợp phải thở máy do suy hô
hấp; toan chuyển hóa nặng nhưng bệnh hồi
phục tốt sau khi được điều trị lọc máu ngắt
quãng, và rút được nội khí quản sau 01 ngày thở
máy.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
KẾT LUẬN
Ngộ độc rượu và nhất là ngộ dôc Methanol
là một cấp cứu nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao
(33,3%). Bệnh nhân có rối loạn tri giác, giảm thị
lực và suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao (66,7%), cận
lâm sàng cho thấy có toan chuyển hóa nặng và
tăng khoảng trống Anion. Điều trị bù
Bicarbonate tích cực và lọc máu cần thực hiện
sớm, đặc biệt khi người bệnh có toan chuyển hóa
nặng, có ảnh hưởng đến các tạng như nhìn mờ

và suy thận. Qua đây chúng ta cần phổ biến sâu
rộng cho cộng đồng đặc biệt là những người
nghiện rượu biết được sự nguy hiểm của ngộ
độc rượu, cần nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc
để vào viện kịp thời, và đối với khoa cấp cứu cần
nhận định chính xác tình trạng, dấu hiệu nặng

Nghiên cứu Y học

của người bệnh để có chỉ định lọc máu kịp thời,
cứu sống bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

Anderson IB (1994). Methanol Poisoning & Drug Overdose. 2nd
Edition. Prentice-Hall International, New Jersey. 215-216.
Duffull SB, Coulter CV, Farquhar SE, McSherry CM, Isbister GK,
(2011), Methanol and ethylene glycol acute poisonings predictors of mortality. Clin Toxicol (Phila). 49(10) 2011:90-160.
Nassif M, Otepka H (2010). Overdosage. In: Hemant Godara
(Editors). The Washington Manual of Medical Therapeutics.
Wolters Kluwer Lippincot Williams & Wilkins. Philadelphia.
31st Edition , 577- 579.
Phạm Ngọc Trung, Nguyễn Thị Bích Phượng (2012). So sánh
ngộ độc rượu ethanol và methanol, khoa HSTCCĐ. Kỷ yéu

bệnh viện An Giang, 2012; 101-105.

Ngày nhận bài báo:

01/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

183



×