Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quốc tế: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 185 trang )

Tr−
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

ChÝnh s¸ch thóc ®Èy xuÊt khÈu
h ng ho¸ cña ViÖt Nam v o thÞ tr−êng EU
trong ®iÒu kiÖn tham gia v o WTO
!" #

$% &' (' ($

Người hướng dẫn khoa học


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thúy Hồng cam
đoan Luận án: “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia
vào WTO” là công trình khoa học do tôi nghiên cứu độc
lập và hoàn thành với kết quả nghiên cứu, đánh giá chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu tham khảo
trích dẫn trong luận án được nêu rõ xuất xứ và được ghi
trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước lời cam đoan trên.

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2014
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thị Thúy Hồng


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................. vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Sự cấp thiết của đề tài luận án ..............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ....................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án..................................................10
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................10
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án .........................................11
7. Ý nghĩa của luận án ..............................................................................................11
8. Kết cấu của luận án: .............................................................................................11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỖI QUỐC GIA ...................................................... 13
1.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ....................................13
1.2. Chức năng và vai trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ...........22
1.2.1. Chức năng của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ........................... 22
1.2.2. Vai trò của chính sách xuất khẩu hàng hóa................................................ 24
1.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.....25
1.3.1. Quy trình đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa..................... 25
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ................. 29
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và

các yêu cầu đặt ra trong điều kiện tham gia WTO...............................................35
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa....... 35
1.4.2. Yêu cầu đối với chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ......................... 37
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa – Bài học
cho Việt Nam .............................................................................................................42


iii

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ............ 42
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 50
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU
KIỆN THAM GIA VÀO WTO ............................................................................. 52
2.1. Chương trình GSP mới của EU } những thuận lợi cho xuất khẩu của Việt
Nam .............................................................................................................................52
2.2. Phân tích thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO ............................60
2.2.1. Tổng quan chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đã thực thi của Việt
Nam sang thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO ............................. 60
2.2.2. Chính sách mặt hàng xuất khẩu ................................................................. 67
2.2.3. Chính sách thị trường ................................................................................. 77
2.2.4. Chính sách xúc tiến thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU ........ 91
2.2.5. Các công cụ thực thi chính sách................................................................. 96
2.3. Đánh giá thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường EU ........................................................................................102
2.3.1. Những điểm hợp lý .................................................................................. 102
2.3.2. Những bất cập và nguyên nhân ................................................................ 105
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP


HOÀN THIỆN

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NAY ĐẾN 2025 VÀ TẦM NHÌN 2035 ......... 108
3.1. Dự báo tình hình biến đổi trong chính sách và kinh tế của EU có ảnh
hưởng đến việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường EU ........................................................................................108
3.2. Định hướng chiến lược hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam vào thị trường EU ...................................................................110
3.2.1. Tận dụng những cơ chế ưu đãi đặc biệt, khác biệt trong những quy định
của WTO để hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường EU ............................................................................ 111


iv

3.2.2. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế để hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường EU ............................................................... 112
3.2.3. Đổi mới về tư duy chiến lược trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường EU................................................................. 113
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào thị trường EU..................................................................................116
3.3.1. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và nhận thức trong thực hiện
và thực thi chính sách với EU, coi đó là giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất để thúc
đẩy xuất khẩu ..................................................................................................... 116
3.3.2. Tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt
Nam vào EU giữa các Bộ, Ngành và cộng đồng doanh nghiệp ........................ 118
3.3.3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang EU theo hướng khai thác
lợi thế cạnh tranh của đất nước, phù hợp với biến động nhu cầu trên thị trường

thế giới................................................................................................................ 122
3.3.4. Phát huy vai trò hỗ trợ thích hợp của Nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU .............................................................. 123
3.3.5. Chính sách đẩy mạnh thu hút và sử dụng FDI để thúc đẩy xuất khẩu..... 130
3.3.6. Chính sách khai thác có hiệu quả nguồn lực của đất nước, tiếp tục phát triển,
hòa nhập Việt Nam vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực........... 133
3.3.7. Đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu ................................ 134
3.4. Một số kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU ...............................135
3.4.1. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU....................................................... 135
3.4.2. Một số khuyến nghị với doanh nghiệp..................................................... 151
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................ 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1
2

Nghĩa đầy đủ

Ký hiệu
APEC
ASEAN


Tiếng Anh

Tiếng Việt

Asean o Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á

Cooperation

o Thái Bình Dương

Association of South East

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Asian Nations
3

ASEM

The Asia o Europe Meeting

Diễn đàn Á o Âu

4

ATPF


Asian Trade Promotion

Diễn đàn các Tổ chức xúc tiến

Forum

thương mại Châu Á

5

BTA

Bilateral Trade Agreement

Hiệp định thương mại

6

CEEC

Central and East European

Các nước Trung và Ðông Âu

Countries
7

CIE

Centre for International


Trung tâm Kinh tế quốc tế của

Economics in Australia

Úc

8

DRC

Domestic resource cost

Chi phí nguồn lực nội địa

9

EC

European Community

Cộng đồng Châu Âu

10

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


11

EU 15

European Union 15

Gồm 15 thành viên cũ của Liên
minh Châu Âu (từ trước
01/05/2004)

12

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

13

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

14

GSP


General System of

Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập

Preferences
15

GTGT

Value Added

Giá trị gia tăng

16

HACCP

Hazard Analysis on Critical

Tiêu chuẩn phân tích mối nguy

Control Point

hiểm tại điểm kiểm soát giới hạn
trọng yếu


vi


STT

Nghĩa đầy đủ

Ký hiệu

Tiếng Anh
International Monetary Fund

Tiếng Việt

17

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

18

ISO 9000

Tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng

19

ISO 14000

Tiêu chuẩn quốc tế về môi trường

20


ITC

International Trade Centre

Trung tâm thương mại quốc tế

21

JETRO

22

KOTRA

Japan External Trade
Organization
Korea Trade Investment

Tổ chức ngoại thương Nhật
Bản
Tổ chức xúc tiến thương mại và

Promotion Agency

đầu tư Hàn Quốc

23

MFN


Most Favour Nation

Chế độ Tối huệ quốc

24

ODA

Official Development

Viện trợ phát triển chính thức

Assistance
25

OPEC

Organization of Petroleum

Tổ chức các nước xuất khẩu

Exporting Countries

dầu mỏ

26

RCA


Mức lợi thế so sánh

27

SA8000

Social Act 8000

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

28

UNCTAD

United Nations Conference

Uỷ ban phát triển thương mại

on Trade Development

của Liên hợp quốc

29

USD

United States Dollar

Đôla Mỹ


30

VCCI

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

Vietnam Trade Promotion

Cục xúc tiến thương mại Việt

Agency

Nam

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

31 VIETRADE
32

WTO



vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng biểu:
Bảng 2.1:

Diễn giải mức thuế cam kết bình quân ............................................. 65

Bảng 2.2.

Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành của Việt Nam
trong WTO ........................................................................................ 66

Bảng 2.3:

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU trước gia
nhập WTO ......................................................................................... 70

Bảng 2.4:

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU sau gia
nhập WTO ......................................................................................... 73

Bảng 2.5:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam....................... 85

Bảng 2.6:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU từ năm

2007 đến nay ..................................................................................... 86

Bảng 2.7:

Tỷ trọng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
EU từ năm 2007 đến nay .................................................................. 89

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU trước gia
nhập WTO ......................................................................................... 71
Biểu đồ 2.2: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU sau gia
nhập WTO ......................................................................................... 74
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU từ năm
2007 đến nay ..................................................................................... 87
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
EU từ năm 2007 đến nay .................................................................. 88

Hình vẽ:
Hình 1.1.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện tham gia vào WTO
của các quốc gia đang phát triển ....................................................... 22


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành một xu thế khách

quan; Các quốc gia, dân tộc không còn cách lựa chọn nào khác là hội nhập để cùng
tồn tại và phát triển. Là một quốc gia đi lên từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam sớm
nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã thể hiện quyết tâm thực hiện tự do hoá thương mại và coi đây là ưu
tiên hàng đầu trong chương trình cải cách của mình. Việt Nam đã đạt được nhiều
thỏa thuận trong đàm phán thương mại song phương, đa phương với các đối tác
chiến lược như Hoa Kỳ, EU... và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã kết thúc thành
công tốt đẹp trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới o WTO và trở
thành thành viên của tổ chức này năm 2007. Tham gia WTO, Việt Nam đã ký kết
các thỏa thuận trong điều chỉnh chính sách thương mại với lộ trình được xác định.
Trong bối cảnh mới của quốc tế và điều kiện kinh tế trong nước cần phải có chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hợp lý để tăng cường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
vào thị trường quốc tế nói chung và đặc biệt là thị trường xuất khẩu trọng điểm và
chủ lực của Việt Nam o thị trường EU nói riêng.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
đang được chi phối bởi quá trình đàm phán về Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và EU (VE FTA) đang diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện
các cam kết với WTO đã và đang có những tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang
EU nói riêng.
Liên minh Châu Âu là một đối tác truyền thống lớn nhất và tiềm năng đối với
hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Với 28 quốc gia thành viên, dân số trên 500 triệu
người, GDP đạt khoảng 15 nghìn tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới), chiếm 45%


2

thương mại và 47% đầu tư trực tiếp ra toàn cầu1. Trong những năm qua, trước khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
vào EU luôn có những bước phát triển qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong thời

gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật ngày càng gay gắt từ thị trường
này. Hơn nữa, từ khi là thành viên của WTO, Việt Nam phải thực hiện những cam
kết gia nhập như mở cửa thị trường hàng hoá, cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, làm
cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giảm đi khả năng cạnh tranh về giá với các
đối thủ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đối với thị trường EU. Một số
mặt hàng như da giày của Việt Nam không còn được hưởng hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập GSP của EU. Cùng với đó là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu khiến cho nhiều nền kinh tế của các thành viên EU rơi vào tình trạng suy
thoái, làm suy giảm cầu đối với hàng nhập khẩu của EU, dẫn tới hệ quả là thị trường
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tại EU bị ảnh hưởng trong khi các yêu cầu đối
với hàng hoá nhập khẩu vào EU ngày càng được nâng lên.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, hệ quả tất yếu dẫn đến
thu nhập của người dân các nước bị suy giảm, thất nghiệp gia tăng, đầu tư đình
trệ… khiến cho thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bị thu hẹp, trong khi
cạnh tranh thì ngày càng gay gắt.
Trước bối cảnh quốc tế và quốc gia hiện tại Việt Nam đã nhanh chóng đẩy
nhanh tiến trình cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương,
định hướng của Ðảng và Nhà nước; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới,
tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song
phương, khu vực và đa phương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra
hiện nay là sau gần tám năm Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam cần phải nghiên
cứu, tổng kết một cách khoa học và có hệ thống về chính sách xuất khẩu sang EU o
một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam đã và đang

1

Theo số liệu thống kê của Eurostat năm 2012



3

thực thi trên cả hai phương diện: những điểm hợp lý, những bất cập và nguyên
nhân. Hơn nữa, Việt Nam và EU đã và đang trong quá trình đàm phán để ký Hiệp
định thương mại tự do, đang cùng nhau tìm ra một hướng đi nhằm giải quyết bế tắc
trong vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại thế giới.
Một trong các vấn đề đang nổi lên là làm thế nào để có một hệ thống chính
sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO một cách hữu hiệu. Góp phần giải quyết các vấn đề
này cả về phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong
điều kiện tham gia vào WTO” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE) thực hiện nghiên cứu về công cụ chính
sách thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như các quy định về thương mại, chính
sách xuất khẩu o Nghiên cứu này hoàn thành năm 1998. Tuy nhiên chính sách thúc
đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU chưa được đề cập tới.
Việt Nam đã có nhiều công trình, sách tham khảo về vấn đề hội nhập kinh tế
quốc tế; Công trình “Hội nhập kinh tế quốc tế: áp lực cạnh tranh trên thị trường và
đối sách của một số nước” do Viện nghiên cứu Quản lý Trung ương và cơ quan phát
triển quốc tế Thuỵ Điển phối hợp thực hiện vào năm 2003 [101].
Tài liệu: “Việt Nam sẵn sàng gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”
do Trung tâm Khoa học và Nhân văn quốc gia và Ngân hàng thế giới phối hợp thực
hiện vào năm 2004 [89]. Các công trình này giới thiệu những vấn đề trọng tâm của
hội nhập kinh tế quốc tế hoặc dừng lại ở những bài học kinh nghiệm trong quá trình
gia nhập WTO mà chưa nghiên cứu và đề cập tới quá trình điều chỉnh chính sách
thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện tham gia vào WTO
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu đã được quan tâm nghiên cứu ở các nước trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó luận án của Liesel Anna (2001) với tựa đề

“Ý nghĩa xã hội của tổ chức xúc tiến xuất khẩu trong ngành may mặc Thổ Nhĩ Kỳ”


4

đã phân tích vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu dưới khía cạnh xã hội đối với
ngành may mặc ở Thổ Nhĩ Kỳ [50], chính sách thúc đẩy xuất khẩu chưa được đề
cập một cách hệ thống trong công trình này.
Công trình “Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ” của Nguyễn Thị Nhiễu xuất bản năm 2003 đã hệ thống hoá được những vấn đề
lý luận về hoạt động xúc tiến xuất khẩu và phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất
các giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu khá cụ thể về
hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên những nội dung
phân tích, đánh giá và giải pháp đề xuất trong công trình này chỉ là một nội dung
trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung. Nội dung
liên quan đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường EU chưa đề cập đến [62].
Bên cạnh đó, công trình “Xúc tiến thương mại” của Viện Nghiên cứu Thương
mại (2003) đề cập một cách hệ thống những vấn đề mang tính lý luận chung về hoạt
động xúc tiến thương mại (bao gồm cả xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và
xúc tiến bán hàng trong nước) [96].
Một công trình nghiên cứu khá toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế là luận án của Phạm Thu Hương có tựa đề “Thực trạng và các giải pháp
thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam”. Trong đó, những
vấn đề lý luận chung về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế cả ở hai cấp độ vĩ
mô và vi mô cũng như kinh nghiệm của một số nước đã được đề cập một cách hệ
thống. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của Việt Nam đã được
phân tích và đánh giá một cách sát thực dựa trên cơ sở dữ liệu điều tra thông qua

phiếu hỏi, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp; Công trình này đã cho người
đọc thấy được một bức tranh tổng thể về hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Tuy nhiên, công trình này hoạt
động xúc tiến xuất khẩu mới chỉ được nghiên cứu như một bộ phận của hoạt xúc


5

tiến thương mại quốc tế; chưa có sự xem xét đối với một thị trường cụ thể [44].
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng được đề cập trong các tài liệu của
Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các bài báo trong thời
gian qua. Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu đó, hoạt động xúc tiến xuất khẩu
chỉ được đề cập như một trong những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hoặc là một
nội dung của xúc tiến thương mại quốc tế nói chung, chưa có nghiên cứu gắn với
một khu vực thị trường, một nhóm hàng hoặc mặt hàng cụ thể.
Như vậy, về cơ bản các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở những kết
quả mang tính khái quát, tổng thể chung về xúc tiến thương mại nói chung và hoạt
động xúc tiến xuất khẩu nói riêng, do đó chưa có kết luận cụ thể về những thành
công, hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến đối với nhóm hàng cụ
thể làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn.
Về bài học kinh nghiệm quốc tế cho chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc kể
từ khi nước này thực hiện chính sách cải cách và mở cửa kinh tế đến nay. Trong số
đó đáng chú ý là những công trình của các tác giả: Nguyễn Kim Bảo (2000), "Đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ 1979 đến nay"; Phạm Thái Quốc (2001),
"Trung Quốc < quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX". Những
công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về quá trình cải cách kinh tế nói chung,
và chính sách mở cửa đối ngoại, chính sách công nghiệp hóa, và chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc nói riêng, chứ chưa đề cập một cách
trực tiếp đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, với tư cách là những

bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam [1], [73].
Gần đây, một số công trình nghiên cứu về Trung Quốc như đề tài nghiên cứu
cấp nhà nước "Quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Trung
Quốc và những bài học cho Việt Nam" do PGS.TSKH Võ Đại Lược (2004) làm chủ
nhiệm, và luận án tiến sĩ kinh tế "Vai trò của ngoại thương đối với phát triển kinh tế
Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa" của Nguyễn Phú Thái (2004) cũng có đề cập
đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở Trung Quốc, nhưng chủ yếu là nhằm phục vụ


6

cho việc phân tích động thái của hệ thống ngoại thương Trung Quốc trong quá trình
đàm phán gia nhập WTO và tác động của ngoại thương tới phát triển kinh tế của
Trung Quốc. Ngoài ra, có một số bài viết về xuất khẩu của Trung Quốc đăng trên các
tạp chí và ấn phẩm khác ở Việt Nam, nhưng với quy mô hạn chế nên các bài viết này
cũng mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ lược và đưa ra một số đánh giá có tính khái
quát về xuất khẩu và chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc [52], [78].
“Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến
nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Anh Minh năm
2006. Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu nói chung ở các nước đang
phát triển, phân tích làm rõ những điểm phổ quát và đặc thù trong chính sách thúc
đẩy xuất khẩu của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa kinh tế và rút ra những bài
học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo vận dụngvới tư cách là một nước
đang phát triển nhưng chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường [58].
Một số luận án tiến sĩ đã thực hiện các nghiên cứu về chính sách ngoại thương
hay thúc đẩy xuất khẩu như: “Những biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam sang các nước khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong
giai đoạn đến 2010” của Nguyễn Thanh Hà thực hiện năm 2003; “Tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam theo con đường thúc đẩy xuất khẩu: Những điều kiện cần
thiết và những giải pháp” của Nguyễn Văn Hoè thực hiện 2002; “Hoàn thiện chính

sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập với khu vực và thế giới” của Từ Thanh Thuỷ thực hiện năm 2003; Những tài
liệu này chủ yếu đề cập đến những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung, mà chưa đề cập sâu đến chính sách vĩ
mô của Chính phủ trong thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU – Một thị trường có
quy mô lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO [35],
[43], [78].
“Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” luận án tiến sĩ của Mai Thế Cường 2006; Luận án đã trình
bày khái quát những cải cách về thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc


7

tế của Chính phủ Việt Nam. Luận án đề cập đến chính sách thương mại quốc tế nói
chung của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, còn đi nghiên cứu sâu về chính sách
thúc đẩy sang một thị trường cụ thể trong bối cảnh hội nhập vào Tổ chức Thương
mại Thế giới thì luận án chưa đề cập tới [17].
Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Chính sách cạnh tranh của EU. Một số tác
động đến quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu” của Đặng Minh Đức, năm
2008. Đề tài trình bày những nét chính của EU và vai trò cũng như các tác động của
chính sách cạnh tranh EU. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU [33].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – EU:
Thực trạng và triển vọng” Viện nghiên cứu Châu Âu, 2008. Nội dung chủ yếu đề
cập đến bối cảnh mới trong năm 2007 về mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – EU;
về thực trạng quan hệ Việt Nam – EU trên các lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, du lịch
và những tổng kết đánh giá được rút ra cho Việt Nam và EU trong năm 2007 cũng
như triển vọng đưa ra cho năm 2008 [95].
Sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2003) của GS Chu Văn Cấp (chủ biên), đã

nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu như gạo, chè, cà
phê, thủy sản cho đến năm 1999 dựa trên các tiêu chí về chi phí sản xuất, giá xuất
khẩu, chất lượng và uy tín sản phẩm, thị trường tiêu thụ v.v.. [16].
Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác đã nghiên
cứu từng loại nông sản xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua như: “Nâng cao
sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” – Luận án tiến sĩ của PGS.TS Ngô Thị Tuyết
Mai. “Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới o hướng xuất khẩu” của TS.
Nguyễn Trung Vãn; “Cà phê Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới” của TS. Nguyễn Tiến Mạnh; “Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất
khẩu và phát triển” của TS. Nguyễn Hữu Khải; “Một số giải pháp phát triển xuất
khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010”, của Bộ Công thương v.v.. [53],
[92], [54], [48], [8].


8

Hội thảo khoa học quốc gia bàn về: “Chính sách thương mại nhằm phát triển
bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011o2020” do Bộ Công thương chủ trì tháng 6 năm
2011. Những nội dung chính của hội thảo xoay quanh những vấn đề về chính sách
thương mại của Việt Nam nhằm hướng tới sự phát triển bền vững với 3 trụ cột
chính: kinh tế, xã hội và môi trường; những đề tài này chưa đề cập sâu về chính
sách thức đẩy xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với thị trường EUo một thị
trường trọng yếu trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam [7].
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa o hiện đại hóa” của PGS.TS
Đinh Văn Thành với Mã số 2007 – 78 – 012, Viện Nghiên cứu Thương mại [78b].
Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2010 của PGS.TS Trần Công Sách – Viện
Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương: “Một số chính sách khuyến khích
phát triển xuất khẩu sản phẩm dịch vụ có lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế”, với Mã số: 2007 o 78 – 010
Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2010 của PGS.TS Phạm Tất Thắng – Viện
Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng
thương mại với tăng trưởng kinh tế”, Mã số: 2007 o 78 – 014
Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, toàn diện và có hệ thống về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường EU trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Đặc biệt, những
nghiên cứu về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường EU với mục đích đưa ra những gợi mở, đóng góp cho việc hoạch định và
thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường
EU lại càng chưa có. Vì vậy, có thể nói đề tài được lựa chọn nghiên cứu trong
luận án là hoàn toàn mới mẻ.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án: là nghiên cứu và làm rõ thêm những vấn đề lý luận
về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong


9

điều kiện tham gia vào WTO, phân tích đúng và khách quan hiện trạng chính sách
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua.
Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Để đạt được mục tiêu của luận án nêu
trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Luận án hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của các quốc gia trong điều kiện tham gia vào WTO. Chức năng, vai
trò của chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Quy trình chính sách thúc đẩy xuất
khẩu cũng như hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

của mỗi một quốc gia. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa ở Việt Nam. Những yêu cầu đặt ra đối với việc chính sách thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Thứ hai: Luận án xem xét kinh nghiệm quốc tế trong việc hoàn thiện chính
sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang EU o với tư cách là những bài học hữu ích
cho Việt Nam trong hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang EU
trong điều kiện tham gia vào WTO.
Thứ ba: Luận án tập trung phân tích toàn diện và đánh giá đúng thực trạng
chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường EU
trong thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất cập và nguyên nhân
trong ban hành, thực thi chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
thị trường EU.
Thứ tư: Luận án đưa ra các quan điểm, định hướng, cũng như những dự báo
tình hình biến đổi trong chính sách và kinh tế của EU có ảnh hưởng đến việc hoàn
thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam vào thị trường EU trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến những
năm 2025, tầm nhìn 2035.


10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế
nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam o một nước có nền kinh tế đang
phát triển, nhưng đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thương mại quốc
tế nhằm vào thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Luận
án tập trung chủ yếu vào ba chính sách: chính sách mặt hàng, chính sách thị

trường và chính sách hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ tập trung chủ yếu về các chính
sách xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Về mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam vào EU, luận án tập trung và một số mặt hàng như giày dép, dệt may, thuỷ
sản, nông sản. Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam vào EU, luận án tập trung
chủ yếu vào EU 15
Về thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2007 – kể từ
khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp
phổ biến trong nghiên cứu kinh tế sau đây:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống:
Việc nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
được thực hiện một cách đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ
thể. Các biện pháp chính sách chủ yếu được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với
nhau cả về không gian và thời gian, và được đặt trong bối cảnh chung của toàn bộ
quá trình cải cách mở cửa kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO.
Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để
phục vụ cho việc phân tích chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang EU và tính thực thi của chính sách đó qua các giai đoạn.


11

Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng mảng chính
sách, luận án đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về toàn bộ hệ thống
chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU sau
gia nhập WTO.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường EU được xem xét trên cơ sở có sự so sánh giữa các biện pháp chính
sách áp dụng và kết quả đạt được qua từng giai đoạn, cũng như với thực tiễn vận
dụng chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở các nước khác.

6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất: Làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa của mỗi quốc gia.
Thứ hai: Khái quát một số vấn đề có tính quy luật của chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong bối cảnh là thành viên của WTO.
Thứ ba: Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU.

7. Ý nghĩa của luận án
Luận án làm rõ hơn những cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa nói chung cũng như cơ sở thực tiễn trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU – Một đối tác quan trọng trong quan hệ
kinh tế quốc tế với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học. Là tài liệu tham khảo
trong hoạch định chính sách của Nhà nước.

8. Kết cấu của luận án:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của mỗi
quốc gia. Trong chương này, tác giả làm rõ cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy


12

xuất khẩu của các quốc gia trong điều kiện tham gia vào WTO. Luận án tập trung

luận giải những yêu cầu mang tính khách quan và mang tính chủ quan đặt ra đối với
chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia đang phát triển sang thị
trường EU. Phân tích những nhân tố quốc tế và quốc gia ảnh hưởng đến chính sách
thúc đẩy xuất khẩu của các quóc gia vào thị trường EU. Luận án xem xét kinh
nghiệm quốc tế trong việc hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá o với
tư cách là những bài học hữu ích cho Việt Nam trong điều kiện tham gia vào WTO.
Chương 2: Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang thị trường EU. Trong chương này, luận án tập trung phân tích và đánh giá
thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU trong
thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những điểm hợp lý, bất cập và nguyên nhân
trong chính sách.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU. Trong chương này tác giả
đưa ra các quan điểm, định hướng chiến lược, cũng như những vấn đề đặt ra
trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU
và giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào
thị trường EU trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO đến những năm
2025 và tầm nhìn 2035.


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỖI QUỐC GIA
1.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng với những nghĩa khác nhau trong các tài
liệu khoa học, theo Crane (1982) trong tác phẩm The Evaluation of socia policies.
Kluwer Nijhoff, Boston “Chính sách là sự cam kết một đường hướng hành động dựa
trên những kế hoạch và nguyên tắc chung”. Một số nhà nghiên cứu khác như

Harman (1980) Hogwood và Gunn (1984) cho rằng: “Về cơ bản chính sách được
xem xét như đường hướng hành động hoặc không hành động để tiến tới đạt mục
đích mong muốn” o Theo cách hiểu này, chính sách được xem như một quá trình, nó
bao gồm không chỉ việc xây dựng chính sách mà còn bao hàm cả việc triển khai,
đánh giá và điều chỉnh chính sách. Đây là cách hiểu chính sách một cách thực tiễn
nhất, bởi chỉ xem xét chính sách là một quá trình và đường hướng của một hành
động hoặc không hành động thì chính sách mới thực sự giúp giải quyết vấn đề và
đạt tới mục tiêu. Hơn thế nữa, chỉ khi xem chính sách là một quá trình, thì tính biện
chứng của việc thực hiện chính sách, điều chỉnh chính sách, và mục tiêu mới được
đảm bảo trong quá trình thay đổi của điều kiện môi trường o Quan điểm quá trình
được chấp nhận rộng rãi trong xây dựng và thực thi chính sách. Khái niệm làm
chính sách (xây dựng chính sách) được hiểu là việc chuẩn bị quyết định và ban hành
chính sách – một bộ phận của quá trình lớn hơn, quá trình chính sách. Quá trình
chính sách bao gồm nhiều bước và giai đoạn trong đó chính sách được xây dựng,
thông qua và thực thi trong thực tiễn [118].
Như vậy, chính sách có thể được hiểu là: “Chính sách là phương thức hành
động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp
đi, lặp lại”. Trên giác độ vĩ mô chủ thể đưa ra chính sách là chính phủ, chính sách
xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chính sách vạch ra phạm
vi hay giới hạn cho phép của các quyết định nào là có thể và không thể. Theo đó,


14

chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức nào đó
vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức, của quốc gia.
Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách thương mại quốc tế được
viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy); Mạng lưới điện toán của
nước Anh định nghĩa: “Chính sách thương mại quốc tế là chính sách của chính phủ
nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương” [47.1].

Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách thương
mại quốc tế có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách
xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác [131]. Các quy định về
thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ thống
pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát
hàng hoá theo các quy định cấm xuất, cấm nhập; kiểm soát khối lượng; kiểm soát
xuất nhập khẩu theo chuyên ngành (kiểm soát hàng hoá).
Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ các quốc gia đã áp dụng các biện pháp
như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất. Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng các
lệnh cấm xuất, cấm nhập, hệ thống giấy phép, các quy định kiểm soát khối lượng hay
quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu. Các chính
sách hỗ trợ khác được áp dụng bao gồm khuyến khích khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng vào xuất khẩu (miễn thuế và ưu đãi
thuế) hay khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bằng các khoản tín dụng xuất khẩu
với lãi suất ưu đãi, đảm bảo tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh các tài
sản, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại.
Theo Krugman và Obstfeld: các công cụ của chính sách thương mại quốc tế
có thể được phân chia thành các công cụ thuế quan và phi thuế quan [49]. Hệ thống
thuế được xem xét thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp.
Các công cụ thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng
xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) hoặc xuất o nhập cảnh phải nộp cho cơ quan đại diện,


15

cơ quan hải quan của nước sở tại. Thuế quan có tác động điều tiết lượng hàng hóa
xuất khẩu (nhập khẩu) và tăng thu cho ngân sách của Nhà nước. Đây là biện pháp
mà WTO (Tổ chức thương mại thế giới) cho phép sử dụng để bảo vệ thị trường

trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có
lịch trình cắt giảm, do vậy có xu hướng ngày càng giảm đi. Sự tự do hóa biểu hiện
thông qua các chính sách về quy chế tối huệ quốc (MFN), chế độ thuế quan ưu đãi
phổ cập (GSP), Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết
kinh tế như: EU, NAFTA, AFTA, APEC… o Chính sách thuế quan đối với hàng
xuất khẩu bao gồm các quy định về: Mức thuế suất xuất khẩu; các mặt hàng xuất
khẩu chịu thuế suất; cách tính thuế; thời hạn nộp thuế. Các công cụ phi thuế quan:
Biện pháp phi thuế quan (NTM) là những biện pháp ngoài thuế quan có liên quan
hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước.
Phần lớn các biện pháp phi thuế thường được áp dụng cho hoạt động quản lí
nhập khẩu hàng hoá, khi nói tới hàng rào phi thuế là nói tới các biện pháp phi thuế
quan có tính chất bảo hộ nền sản xuất trong nước, chúng đặt ra các quy định khắt
khe hơn đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nội địa. Các biện
pháp phi thuế áp dụng cho hoạt động xuất khẩu bao gồm: Biện pháp quản lí định
lượng là những quy định của một quốc gia về số lượng hoặc giá trị hàng hoá được
xuất khẩu. Bao gồm các quy định: (1) Cấm xuất khẩu: là việc Nhà nước không cho
phép một hay một mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài (2) Hạn ngạch xuất khẩu
(quota): là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu sang
một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). (3) Quy
định về giấy phép xuất khẩu: Giấy phép xuất khẩu là một văn bản cho phép các
doanh nghiệp được thực hiện xuất khẩu, phải xuất trình cơ quan hải quan kiểm tra
khi thực hiện xuất khẩu. Có 2 loại giấy phép xuất khẩu: (1) Giấy phép xuất khẩu tự
động là một văn bản cho phép thực hiện hoạt động xuất khẩu không theo điều kiện
gì đối với người làm đơn xin giấy phép o Chế độ cấp phép này mang tính quản lý để
điều tiết hoạt động xuất khẩu chứ không cản trở hoạt động xuất khẩu. (2) Giấy phép


16

xuất khẩu không tự động là giấy phép chỉ cho phép được thực hiện xuất khẩu mặt

hàng khi người xuất khẩu đáp ứng được một số điều kiện cần thiết.
Các biện pháp tương đương thuế quan là các biện pháp làm gia tăng giá hàng
xuất khẩu theo cách tương tự như thuế quan. Biện pháp tương đương thuế quan áp
dụng đối với hàng xuất khẩu tại Việt Nam là biện pháp phụ thu cho một số mặt
hàng xuất khẩu.
Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp bao gồm: quy định về quyền kinh
doanh xuất khẩu (Quyền kinh doanh xuất khẩu là quyền dành cho một số công ty
nhất định được tiến hành hoạt động xuất khẩu đối với tất cả các mặt hàng hoặc một
số mặt hàng nhất định trên một số thị trường nhất định hoặc trong một thị trường
nhất định), quy định về đầu mối xuất khẩu.
Biện pháp liên quan đến đầu tư: yêu cầu về tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc (Yêu cầu
tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc là tỉ lệ sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị sản xuất phải
thực hiện xuất khẩu. Lí do đưa ra tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc vì sản xuất trong nước đã
đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, số lượng)
Các biện pháp quản lí ngoại tệ
Nhóm biện pháp tài chính: (1) Tín dụng xuất khẩu (là hình thức cho vay hoặc
trả sau): Cấp tín dụng là việc Nhà nước cung cấp vốn với mức ưu đãi lãi suất thấp
cho các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình trao đổi, buôn bán và
xuất khẩu hàng hoá. (2) Trợ cấp xuất khẩu: là việc Chính phủ dành cho doanh
nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có
được. Bao gồm các hình thức: (1) Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu
đãi hoặc góp cổ phần) hoặc Chính phủ bảo lãnh các khoản vay. (2) Chính phủ miễn
các khoản thu lẽ ra doanh nghiệp phải đóng như các loại thuế, phí (ưu đãi về thuế).
(3) Chính phủ cung ứng những khoản trợ cấp cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hay
tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu mà họ không phải
hoàn trả lại cho Nhà nước o Đây là điểm khác với tín dụng xuất khẩu.
Thủ tục hải quan: là quy trình mà nhà xuất khẩu phải tiến hành khi xuất khẩu
hàng hoá qua biên giới.



17

Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp là các thủ tục, biện pháp áp
dụng đối với các hàng hoá bị coi là bán phá giá hay trợ cấp;
Thúc đẩy xuất khẩu thông qua các khu công nghiệp và khu chế xuất tạo
điều kiện cho các nhà sản xuất xuất khẩu những ưu đãi như: tiền thuê đất, hệ
thống cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn thông) hiệu quả và đáng tin cậy, thủ tục
hành chính thuận lợi.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chính sách thương mại của một
nước là: “Khuôn khổ hoàn chỉnh các luật, quy định, các hiệp định quốc tế và kết
quả đàm phán được Chính phủ một nước chấp nhận để đạt được sự tiếp cận thị
trường có ràng buộc về mặt pháp lý đối với các công ty trong nước” (Goode, 1998,
P.283). Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lí
qui định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động
ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của
sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn
rất nhiều lĩnh vực khác nữa… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản
làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này, và trở thành nền tảng của hệ thống
thương mại đa biên, đó là:
(1) Thương mại không có sự phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai
nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): "Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước
(được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiên nhất". Nội dung của nguyên tắc này thực
chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các
đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi
thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công
bằng như những đối tác "ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác thương
mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự
như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành
viên đều được "ưu tiên nhất", kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác

thương mại nào.


×