Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc của các dị tật vùng bẹn, bìu ở trẻ em nam tại các trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Cần Thơ, 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.58 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 3 * 2016

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HIỆN MẮC CỦA CÁC DỊ TẬT VÙNG BẸN, BÌU
Ở TRẺ EM NAM TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ, 2015 – 2016
Đặng Hoàng Minh*, Đàm Văn Cương*, Phạm Trịnh Quốc Khanh**, Võ Văn Qui Lợt*

TÓMTẮT
Đặt vấn đề: Các dị tật vùng bẹn, bìu, dương vật là những biến đổi bất thường cấu trúc giải phẩu bẩm sinh.
Bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý sau này của trẻ nên cần được can thiệp sớm. Hiện nay, có rất ít
các nghiên cứu về tỉ lệ dị tật vùng bẹn, bìu, dương vật trên trẻ em ở trong nước và cả trên thế giới. Với mục đích
tạo cái nhìn tổng quan về những dị dạng này, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tỉ lệ
từng dị tật.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ hiện mắc các dị tật vùng bẹn, bìu, dương vật ở trẻ trai dưới 6 tuổi đang học tại
những trường mầm non trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, năm 2015 – 2016.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên đối
tượng trẻ em nam dưới 6 tuổi đang học tại các trường mầm non trên địa bàn 3 quận (huyện) trực thuộc Thành
phố Cần Thơ. Số lượng mẫu tham gia nghiên cứu là 2964, thời gian thực hiện 09 tháng, từ 8/2015 – 4/2016.
Kết quả: Có 2964 đối tượng được đưa vào nghiên cứu, tỉ lệ hiện mắc các loại dị tật thu được như sau: Miệng
niệu đạo đóng thấp (0,10%), tinh hoàn ẩn (1,59%), thoát vị bẹn (0,54%), hẹp bao qui đầu (77,29%), tràn dịch
màng tinh hoàn và nang nước thừng tinh (0,44%).
Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc các dị dạng vùng bẹn, bìu, dương vật nhìn chung cao 79,96%, riêng dị tật hẹp bao
qui chiếm tỉ lệ cao nhất 77,29%.
Từ khóa: Tinh hoàn ẩn, miệng niệu đạo đóng thấp, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh, hẹp bao qui đầu, tỉ lệ.

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF THE INGUINAL REGION, SCROTUM ABNORMALITIES IN CHILDREN
IN THE NURSERY SCHOOL IN THE CITY OF CAN THO, 2015-2016
Dang Hoang Minh, Dam Van Cuong, Pham Trinh Quoc Khanh, Vo Van Qui Lot


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 3 - 2016: 133 - 136
Background: The inguinal region, scrotum, deformities of the penis is the extraordinary transformation of
congenital anatomical structure. The disease can cause adverse physiological, later of the young so should be early
intervention. Currently, there is very little research on the ratio of inguinal region, scrotum abnormalities on the
children in the country and all over the world. With the aim to create the overview perspective of this
malformation, we have conducted research with the aim of assessing the ratio of individual deformities.
Objective: Survey of current rate caught the inguinal region, scrotum, deformities of the penis in children
less than 6 years old are in kindergartens across the city of Can Tho, in 2015-2016.
Material and Method: Cross-sectional study was applied, made on the subject of male children less than 6
years old are learning at the local nursery school in 3 district of the city of Can Tho. The number of samples
involved in research is 2964, duration 9 months, from 8/2015-4/2016.
Results: There are 2964 object is put into the study, the rate of incidence of deformities types currently
* Trường Đại học Y Dược Cần Thơ * * Bệnh Viện Trưng Vương
Tác giả liên lạc: BS Đặng Hoàng Minh
ĐT: 0939.537.772

Email:

133


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 3 * 2016

obtained are as follows: hypospadias (0.10%), cryptorchidism (1.59%), inguinal hernia (0.54%), phimosis
(77.29%), testicular hydrocele (0.44%).
Conclusion: The rate currently suffers malformations of the penis, scrotum, groin region is generally quite
high, especially, and phimosis is very high.
Key words: Cryptorchidism, hypospadias, testicular hydrocele, phimosis, inguinal hernia, incidence.

trẻ em học nhờ, học gửi, chuyển trường từ nơi
ĐẶTVẤNĐỀ
khác đến không có tên trong danh sách học sinh
Các dị tật vùng bẹn, bìu, dương vật là một
của trường. Trẻ phản đối không cho khám, hoặc
bệnh lý hay gặp. Rất nhiều trường hợp không
người không đồng ý cho tham gia nghiên cứu.
biết đến dị tật cho đến khi trẻ trưởng thành gây
Phương pháp nghiên cứu
nhiều lo âu, mặc cảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc
Thiết kế nghiên cứu
gia đình của trẻ sau này. Việc phát hiện sớm
giúp tìm ra phương cách điều trị và phục hồi
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại cộng đồng.
chức năng, hạn chế những sang chấn tâm lý tối
Phương pháp chọn mẫu
đa cho trẻ bị dị tật là một việc làm cần thiết. Trên
Cần Thơ có 09 quận/huyện bóc thăm chọn ra
thế giới đã có những nghiên cứu về tỉ lệ các dị tật
1/3 số quận huyện của Thành phố được quận
này(3,4), còn ở Việt Nam, công tác nghiên cứu
Ninh Kiều, quận Bình Thủy, huyện Phong Điền.
cũng đã được thực hiện tại một số thành phố lớn
(1)
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh . Tuy
Từ mỗi quận huyện xác định số xã/phường hiện
nhiên, tại Cần Thơ chưa có nghiên cứu tương tự,
có: Ninh Kiều 11 phường, Bình Thủy 8 phường,
việc thực hiện một nghiên cứu nhằm cung cấp
Phong Điền 7 xã. Tại các xã/phường có một

các kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh vùng
trường mẫu giáo sẽ lấy vào nghiên cứu, các
bẹn, bìu, dương vật là cần thiết. Bên cạnh đó, kết
xã/phường có hơn một trường sẽ tiến hành bóc
quả nghiên cứu sẽ là nền tảng để tiến hành các
thăm chọn ra một đưa vào nghiên cứu. Tại mỗi
nghiên cứu ứng dụng và mở ra nhiều hướng
trường sẽ tiến hành khám sàng lọc bệnh cho tất
nghiên cứu mới. Việc chỉ ra tỉ lệ bệnh hiện mắc
trong cộng đồng còn giúp các nhà hoạch định
cả trẻ em nam đang học tại trường.
chiến lược y tế có định hướng hoạt động thỏa
Phương pháp thu thập mẫu
đáng ở tương lai. Đó là lí do chúng tôi thực hiện
Công tác khám sàng lọc được thực hiện tại
đề tài nghiên cứu này.
cộng đồng với kỹ năng nhìn, sờ, đo. Khi phát

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

hiện bệnh sẽ ghi nhận đưa về bệnh viện tiến

Đối tượng

hành kiểm tra bằng siêu âm (trừ hẹp bao qui đầu

Tất cả trẻ em nam dưới 6 tuổi đang học tại
các trường mẫu giáo được lựa chọn trên địa bàn
thành phố Cần Thơ, năm học 2015 – 2016.


không cần đưa về bệnh viện).

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ em nam sinh từ ngày 1/1/2010. Trẻ đang
học tại các trường mẫu giáo tham gia nghiên
cứu. Có sự đồng ý cho phép tham gia nghiên
cứu của hiệu trưởng các trường mẫu giáo.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ vắng mặt tại thời điểm thăm khám. Các

134

Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được xử lí và phân tích bằng phần
mềm SPSS 18.0

KẾTQUẢ
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu
thập được 2964 mẫu, qua xử lí và phân tích số
liệu chúng tôi thu được kết quả như sau:


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 3 * 2016
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ các loại dị dạng vùng bẹn,
bìu, dương vật
Dị dạng
Hẹp bao qui đầu (HBQĐ)
Tinh hoàn ẩn (THA)
Thoát vị bẹn (TVB)
Nang nước thừng tinh, tràn dịch

màng tinh (TDMT)
Miệng niệu đạo đóng thấp (LTĐT)
Tổng cộng

Tần suất
(người)
2291
47
16

Tỉ lệ
(%)
77,29
1,59
0,54

13

0,44

3
2370/2964

0,10
79,96%

Nghiên cứu Y học

tràn dịch màng tinh, miệng niệu đạo đóng thấp
chiếm tỉ lệ thấp (dưới 1%).

Bảng 2: Sự phân bố dị dạng vùng bẹn, bìu theo
vùng địa dư sinh sống
Vùng địa dư Bệnh (%) Không bệnh (%) Tổng cộng (%)
Thành thị
58,84
10,37
69,21
Nông thôn
21,12
9,67
30,79
Tổng cộng
79,96
20,04
100

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh có sự khác nhau về vùng

Nhận xét: Tỉ lệ trẻ em bị hẹp bao qui đầu

địa dư, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý

trong cộng đồng rất cao (77,29%), trong khi các

nghĩa thống kê, phép kiểm định giả thuyết χ2 với

dị dạng như thoát vị bẹn, nang nước thừng tinh,

p = 0,271.


Bảng 3: Sự phân bố các dị tật vùng bẹn, bìu theo tuổi
Tuổi
< 2 tuổi
2 - < 3 tuổi
3 - < 4 tuổi
4 - < 5 tuổi
5 - < 6 tuổi
Tổng

n
241
467
795
802
659
2964

THA n (%)
12 (4,98)
6 (1,28)
5 (0,63)
13 (1,62)
11 (1,67)
47 (1,59)

TVB n (%)
2 (0,83)
5 (1,07)
2 (0,25)
3 (0,37)

4 (0,61)
16 (0,54)

TDMTn %)
2 (0,83)
2 (0,43)
1 (0,13)
5 (0,62)
3 (0,46)
13 (0,44)

LTĐT n%)
0 (0,00)
0 (0,00)
0(0,00)
2 (0,25)
1 (0,15)
3 (0,10)

HBQĐ n (%)
217 (90,04)
399 (85,44)
603 (75,85)
621 (77,43)
451 (68,66)
2291 (77,29)

Nhận xét: Tuổi càng lớn tỉ lệ hẹp bao qui đầu càng giảm. Các dị tật khác không có sự thay đổi theo
tuổi.
Bảng 4: Phân độ hẹp bao qui đầu

Phân độ
Hẹp hoàn toàn
Bán hẹp
Bình thường
Tổng cộng

Tần suất (người)
1471
820
673
2964

Tỉ lệ (%)
49,63
27,67
22,70
100

Nhận xét: Tỉ lệ hẹp hoàn toàn chiếm cao nhất
49,63%, trong khi bán hẹp chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Bảng 5: Phân bố dị tật tinh hoàn ẩn theo vị trí
Phân bố
Lỗ bẹn nông
Ống bẹn
Lỗ bẹn sâu
Không sờ chạm
Tổng cộng

Tần suất (người)
3

37
4
3
47

Tỉ lệ (%)
6,38
78,72
8,52
6,38
100

Nhận xét: Tinh hoàn ẩn nằm trong ống bẹn

Vị trí
Thể sau
Tổng cộng

Tần suất (người)
0
3

Tỉ lệ (%)
0
100

Nhận xét: 3 trường hợp miệng niệu đạo đóng
thấp đều ở thể giữa, chưa gặp trường hợp nào ở
thể khác.


BÀNLUẬN
Tỉ lệ chung của các dị tật vùng bẹn, bìu: Theo
bảng 1, tỉ lệ dị dạng vùng bẹn, bìu, dương vật
chung trong khảo sát này là 79,96%. Tỉ lệ này cao
hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Rooh-Allah
Yegane (2005) thực hiện tại Iran trong trường
tiểu học (6,64%)(9). Lý do của sự chênh lệch là do
nghiên cứu của tác giả trên không đưa dị tật hẹp

chiếm tỉ lệ cao nhất (78,72%).

bao qui đầu vào khảo sát. Cũng nghiên cứu trên

Bảng 6: Phân bố miệng niệu đạo đóng thấp theo vị
trí

khi so sánh các tỉ lệ của những dị dạng còn lại

Vị trí
Thể trước
Thể giữa

Tần suất (người)
0
3

Tỉ lệ (%)
0
100


như thoát vị bẹn 2,4%, tinh hoàn ẩn 1,12%, tràn
dịch màng tinh 0,87%, miệng niệu đạo đóng

135


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 3 * 2016

thấp 0,78%(9). Các tỉ lệ trên đều cao hơn so với

KẾTLUẬN

chúng tôi nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

Qua nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc các dị tật vùng
bẹn, bìu của trẻ em nam 1 – 6 tuổi tại các trường
mẫu giáo trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có kết
luận sau:

Nhận định cụ thể về các dị dạng vùng
bẹn, bìu, dương vật:
Đối với hẹp bao qui đầu
Tỉ lệ hẹp bao qui đầu rất cao ở trẻ em trai
mới sinh của Nhật Bản 88,5%(5), tương tự tỉ lệ
này là 85%(8) ở những trẻ em nam nhỏ hơn 5
tuổi ở Anh. Tỉ lệ của chúng tôi là 77,29% có
thấp hơn so với các nghiên cứu khác có thể do
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn,

số lượng trẻ em từ 3 – 6 tuổi nhiều hơn so với
đối tượng < 3 tuổi.
Đối với tinh hoàn ẩn
Tỉ lệ bệnh theo xu hướng những năm gần
đây giảm, tỉ lệ này gặp ở 33% trẻ sinh non và 3%
trẻ sơ sinh đủ tháng(4), nghiên cứu khác ở Anh
chỉ ra rằng tỉ lệ tinh hoàn ẩn ở trẻ em nam mới
sinh là 5,9%(3). Trong khi nghiên cứu ở Việt Nam
của Lê Minh Trác (2009) thực hiện trên đối tượng
các trẻ em mới sinh thu được tỉ lệ 3,1%(1). Nghiên
cứu của chúng tôi có tỉ lệ 1.59% thấp hơn so với
các nghiên cứu còn lại có lẻ do sự phát triển của
xã hội, đời sống thai phụ được chăm sóc toàn
diện hơn, tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng giảm
đã góp phần kéo giảm tỉ lệ tinh hoàn ẩn. Ngày
này phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu nên thực
hiện sớm ở 12 tháng tuổi(2).
Đối với thoát vị bẹn
Nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thoát vị bẹn
là 0,54% cao hơn so nghiên cứu tỉ lệ thoát vị tại
Newcastle cho thấy tỉ lệ này là 0,10% bao gồm cả
nam và nữ(6).
Đối với miệng niệu đạo đóng thấp
Nghiên cứu của chúng tôi thu được tỉ lệ rất
thấp 0,10% nhưng tất cả các trường hợp trẻ bệnh
đều không được điều trị. So sánh với nghiên cứu
của Janelle Fox (2011) với tỉ lệ 0,11%(8), rất tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi.

136


Tỉ lệ dị tật vùng bẹn, bìu chung là 79,96%.
Tỉ lệ dị tật hẹp bao qui đầu 77,29%; tinh hoàn
ẩn là 1,59%; thoát vị bẹn 0,54%; nang nước thừng
tinh, tràn dịch màng tinh 0,44%; miệng niệu đạo
đóng thấp 0,10%.
Tỉ lệ hẹp bao qui đầu giảm dần khi trẻ lớn
lên: < 2 tuổi 90,04%; 2 - < 3 tuổi 85,44%; 3 - < 4 tuổi
75,85%; 4 - < 5 tuổi 77,43%; 5 - < 6 tuổi 77,29%.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

3.
4.

5.
6.
7.

8.

9.

Acerini CL, Miles HL, Dunger DB (2009), "The descriptive
epidemiology of congenital and acquired cryptorchidism in a
UK infant cohort", Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 94, pp. 868
- 872.

Biswas S, Konar S, Singha KB (2016), "Study on Congenital
Inguino-Scrotal Abnormalities Associated With Undescended
Testis", Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 4 (2B), pp.
370 - 374.
Colon TF, Herndon A and Baker LA (2014), "Evaluate and
treatment of cryptorchidism: AUA guideline", (1), pp. 38.
Fox J, Higuchi T, Granberg C, Husmann D (2011), "what is the
incidence of hypospadias in Olmsted county, Minnesota?",
The Journal Of Urology, 158(4S), pp. 101 - 101.
Imamura E (1997), "Phimosis of infants and young children in
Japan", Acta Paediatrica Japonica, 39, pp. 403-405.
Knox G (2015), "The incidence of inguinal hernia in newcastle
children", Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 34, pp. 842 - 846.
Lê Minh Trác (2009), "Nghiên cứu phát hiện tinh hoàn không
xuống bìu sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm
2008", Y học thực hành, 662 (5/2009), pp. 49-51.
Rickwood AMK, Walker J (1989), "Is phimosis overdiagnosed
in boys and are too many circumcisions performed in
consequence?", Annals of the Royal College of Surgeons of
England, 71, pp. 275 - 277.
Yegane RA, Kheirollahi AR, M Bashashati M (2005), "The
prevalence of penoscrotal abnormalities and inguinal hernia
in elementary-school boys in the west of Iran", International
Journal of Urology, 12, pp. 479 - 483.

Ngày nhận bài báo:

01/05/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


10/05/2016

Ngày bài báo được đăng:

30/06/2016



×