Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

So sánh hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng dịch trong chẩn đoán ung thư hốc miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.69 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA XÉT NGHIỆM CHẢI TẾ BÀO THƯỜNG QUY
VÀ NHÚNG DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ HỐC MIỆNG
Trần Xuân Phương*, Ngô Thị Tuyết Hạnh**, Nguyễn Thị Hồng*

TÓM TẮT
Mở đầu: Xét nghiệm chải tế bào hỗ trợ phát hiện sớm ung thư hốc miệng. Gần đây, kỹ thuật tế bào nhúng
dịch ra đời đã giúp nâng cao độ chính xác của xét nghiệm tế bào học.
Mục tiêu: So sánh chất lượng mẫu tiêu bản và hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng
dịch trong chẩn đoán ung thư hốc miệng.
Đối tượng và phương pháp: Thực hiện xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng dịch trên 55 bệnh
nhân có tổn thương niêm mạc miệng đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, từ tháng 2/2014 đến tháng
6/2014. Việc đánh giá kết quả tế bào học và chất lượng mẫu tiêu bản được một bác sĩ chuyên khoa Giải phẫu bệnh
thực hiện. Kết quả của xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng dịch được đối chiếu với kết quả mô bệnh học
để đánh giá hiệu quả trong chẩn đoán ung thư hốc miệng.
Kết quả: Xét nghiệm chải tế bào thường quy có độ nhạy 91,1%, độ đặc hiệu 100%, giá trị tiên đoán dương
100%, giá trị tiên đoán âm 71,4% và độ chính xác 92,7%. Các giá trị này ở xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch lần
lượt là 93,3%, 100%, 100%, 76,9% và 94,5%. Xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch có chất lượng nền tiêu bản tốt
hơn đáng kể so với xét nghiệm chải tế bào thường quy (p < 0,05). Sự phân bố tế bào trên mẫu tiêu bản ở xét
nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng dịch không có sự khác biệt (p > 0,05).
Kết luận: Xét nghiệm chải tế bào là phương tiện phù hợp để kiểm tra, sàng lọc ban đầu những tổn thương
niêm mạc miệng giúp phát hiện sớm tổn thương ác tính. Việc lựa chọn xét nghiệm chải tế bào thường quy hoặc
nhúng dịch tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi phòng xét nghiệm, cũng như điều kiện kinh tế của
từng bệnh nhân.
Từ khóa: ung thư hốc miệng, chải tế bào, tế bào nhúng dịch.

ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF CONVENTIONAL VS LIQUID-BASED BRUSH CYTOLOGY IN ORAL


CANCER DIAGNOSIS
Tran Xuan Phuong, Ngo Thi Tuyet Hanh, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 58 - 64
Background: Brush cytology is a test that can aid in the early detection of oral cancer. The liquid-based
technique has recently been launched recently to enhance the accuracy of cytology test.
Objective: To compare the quality of the specimens obtained and the effectiveness in oral cancer diagnosis of
the conventional versus the liquid-based brush cytology.
Materials and methods: The conventional and liquid-based brush cytology tests were performed on 55
patients with oral mucosal lesions at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January to June 2014. The
cytology results were evaluated by a pathologist. The results of these conventional and liquid-based brush cytology
* Bộ môn Bệnh Lý miệng – Khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại Học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Thị Tuyết Hạnh
ĐT: 0918.181.722
Email:

58


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

tests were then contrasted with histopathological diagnosis to evaluate their effectiveness in oral cancer diagnosis.
Results: The conventional brush cytology test showed a sensitivity of 91.1%, a specificity of 100%, a positive
predictive value at 100%, a negative predictive value at 71.4%, and an accuracy of 92.7%. The corresponding
diagnostic values of the liquid-based brush cytology test were 93.3%, 100%, 100%, 76.9%, and 94.5%
respectively. The quality of the specimen background in the liquid-based brush cytology test was indicated to be
significantly better than that in the conventional ones (p <0.05). There was no difference in cells distribution
between the specimens obtained by conventional and liquid-based brush cytology tests (p> 0.05).

Conclusions: Brush cytology is a suitable means of inspection and initial screening of oral mucosal lesions,
which would be helpful in the early detection of malignant lesions. Whether to select a conventional or a liquidbased brush cytology test depends on the facilities of each laboratory, as well as the economic status of each patient.
Keywords: oral cancer, brush cytology, liquid-based cytology.
mẫu tiêu bản, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
MỞ ĐẦU
đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác
Ung thư hốc miệng (UTHM), với trên 90% là
của xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng
carcinôm tế bào gai, là một trong mười loại ung
dịch trong chẩn đoán UTHM.
thư phổ biến nhất trên toàn cầu(2,8,13). Ở Việt
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Nam, UTHM chiếm 6% trong tổng số các loại
ung thư, đa số được phát hiện và điều trị ở giai
Mẫu nghiên cứu
đoạn trễ (68%), tỉ lệ sống còn 5 năm là 40%(12).
55 bệnh nhân có tổn thương niêm mạc miệng
Phát hiện sớm UTHM giúp tăng cường khả năng
đến khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung
điều trị, hạn chế các biến chứng, qua đó giảm tỉ
Bướu TPHCM, từ tháng 2/2014 đến tháng 6/2014.
lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho bệnh
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và có chỉ
nhân. Vào thập niên 1960 và 1970, phương pháp
định sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học.
xét nghiệm tế bào bong của niêm mạc miệng
Thiết kế nghiên cứu
được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, kỹ thuật
Thử nghiệm lâm sàng.
này cho tỉ lệ âm tính giả cao, có thể đến 30%(19,7).

Từ năm 1999, sự ra đời của phương pháp chải tế
Quy trình nghiên cứu
bào đã giúp cải thiện nhược điểm này nhờ sử
(1) Chọn bệnh nhân, hỏi bệnh sử, khám lâm
dụng một bàn chải niêm mạc được thiết kế đặc
sàng tổn thương.
biệt để có thể lấy được các tế bào ở cả ba lớp của
(2) Thực hiện xét nghiệm chải tế bào thường
biểu mô miệng. Xét nghiệm chải tế bào có độ
quy: Người nghiên cứu dùng bàn chải miệng
nhạy và độ đặc hiệu cao, thường từ 90% đến
MasterAmpTM Buccal Swab Brush chải trên toàn
100%(10,6,9,16,11). Một cải tiến gần đây với mục đích
bộ bề mặt tổn thương với áp lực vừa phải cho
nâng cao độ chính xác của xét nghiệm tế bào học
đến khi xuất hiện điểm lấm tấm chảy máu thì
là sự ra đời của kỹ thuật tế bào nhúng dịch. Kỹ
dừng lại. Phết đầu bàn chải lên trên lam kính.
thuật này giúp thu thập tế bào với số lượng lớn;
Ngâm lam kính vào cồn 950 trong ít nhất 30 phút.
đồng thời, giúp cải thiện chất lượng của tiêu bản
Mẫu tiêu bản được nhuộm bằng phương pháp
bằng cách loại bỏ máu, chất nhầy và các mô hoại
Papanicolaou tại phòng xét nghiệm Bộ môn Giải
tử. Nhờ vậy, việc xác định các tế bào bất thường
Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TPHCM.
và chẩn đoán các tổn thương ác tính niêm mạc
(3) Thực hiện xét nghiệm chải tế bào nhúng
miệng được chính xác hơn(2,4,5,9). Với mong muốn
dịch (sản phẩm Liqui-PREDTM): Sau khi phết

cải thiện độ chính xác của xét nghiệm tế bào học
bệnh phẩm lên trên lam kính để thực hiện xét
trong chẩn đoán UTHM, nghiên cứu này được
nghiệm chải tế bào thường quy, đầu bàn chải với
tiến hành nhằm xác định và so sánh chất lượng

59


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
phần tế bào còn lại được cắt rời và đặt vào lọ có
chứa chất bảo quản. Tại phòng xét nghiệm Bộ
môn Giải Phẫu Bệnh, Đại học Y Dược TPHCM,
toàn bộ mẫu được đổ vào ống nghiệm có chứa
dung dịch làm sạch; sau đó, ống nghiệm được
quay ly tâm với tốc độ 2475 vòng/phút trong 10
phút để loại bỏ dịch nổi; thêm vào dung dịch kết
nang, tỉ lệ 1:3 dựa vào thể tích cặn tế bào; đưa 50
μl lên một lam kính sạch, nhuộm bằng phương
pháp Papanicolaou.

Bảng 2. Đánh giá chất lượng mẫu tiêu bản

Việc đánh giá kết quả tế bào học và chất
lượng mẫu tiêu bản được một bác sĩ chuyên
khoa Giải phẫu bệnh của Bộ môn Giải Phẫu
Bệnh, Đại học Y Dược TPHCM thực hiện với độ
kiên định 100%. Bác sĩ Giải phẫu bệnh này hoàn

toàn không biết thông tin về kết quả mô bệnh
học.

KẾT QUẢ

(4) Sau khi tiến hành chải tế bào, bác sĩ
phòng khám thực hiện sinh thiết một phần tổn
thương niêm mạc miệng ngay trên vị trí đã chải.
Sử dụng bệnh phẩm này làm xét nghiệm mô
bệnh học tại Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện
Ung Bướu TPHCM. Ghi nhận kết quả mô bệnh
học.
(5) Đối chiếu kết quả của xét nghiệm chải tế
bào thường quy và nhúng dịch với kết quả mô
bệnh học để đánh giá hiệu quả trong chẩn đoán
UTHM.

Các tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá kết quả tế bào học theo tiêu chuẩn
của Afrogheh (2013)(1) (Bảng 1):
Bảng 1. Hệ thống đánh giá kết quả tế bào học
Mức độ
Bình thường
Không điển hình:
- phản ứng (viêm, nhiễm trùng, sửa chữa mô)
- tổn thương biểu mô gai mức độ thấp
Không điển hình: - tổn thương biểu mô gai
mức độ cao
Carcinôm tế bào gai xâm lấn
Ung thư khác


Kết luận
ÂM TÍNH

DƯƠNG
TÍNH

- Đánh giá chất lượng mẫu tiêu bản theo tiêu
chuẩn của Dwivedi (2012)(4) (Bảng 2):

60

Tiêu
chí

Thang
điểm

Nền
tiêu
bản

0

Phân
bố tế
bào

1
2

0
1
2

Đặc điểm
Mô hoại tử và hồng cầu hiện diện nhiều,
gây khó khăn cho chẩn đoán
Mô hoại tử và hồng cầu hiện diện ít
Nền tiêu bản sạch
Tế bào tập trung ở một vùng duy nhất trên
tiêu bản
Tế bào tập trung ở một số vùng trên tiêu
bản
Tế bào phân bố đều khắp trên tiêu bản

Mẫu nghiên cứu gồm có 45 ca (81,8%)
UTHM và 10 ca (18,2%) tổn thương lành tính. Ở
nhóm UTHM, nam giới chiếm đa số (64,4%),
nhóm tuổi phổ biến nhất là 40-60 tuổi (53,3%).

Chất lượng mẫu tiêu bản
Nền tiêu bản: Điểm số trung bình ở xét
nghiệm chải tế bào thường quy là 1,04 ± 0,54,
thấp hơn so với xét nghiệm chải tế bào nhúng
dịch là 1,58 ± 0,50. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Phân bố tế bào: Điểm số trung bình ở xét
nghiệm chải tế bào thường quy là 1,67 ± 0,47,
thấp hơn so với xét nghiệm chải tế bào nhúng
dịch là 1,76 ± 0,43. Tuy nhiên, sự khác biệt này

không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào
thường quy và nhúng dịch
Xét nghiệm chải tế bào thường quy
Trong 55 ca tổn thương niêm mạc miệng, xét
nghiệm chải tế bào thường quy cho kết quả 41 ca
dương tính (74,5%) và 14 ca âm tính (25,5%). Đối
chiếu kết quả xét nghiệm chải tế bào thường quy
với mô bệnh học, nhận thấy có 4 ca âm tính giả
và không có ca dương tính giả nào (Bảng 3). Từ
đó, tính được giá trị của xét nghiệm chải tế bào
thường quy: độ nhạy 91,1%, độ đặc hiệu 100%,
giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán
âm 71,4% và độ chính xác 92,7%.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
Bảng 3. Đối chiếu kết quả xét nghiệm chải tế bào
thường quy với mô bệnh học

Nghiên cứu Y học
Bảng 4. Đối chiếu kết quả xét nghiệm chải tế bào
nhúng dịch với mô bệnh học

MÔ BỆNH HỌC
Tổng
Ác tính
Lành tính
41

0
41
TẾ BÀO Dương tính
HỌC
Âm tính
4
10
14
Tổng số ca
45
10
55

Chẩn đoán

Xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch
Trong 55 ca tổn thương niêm mạc miệng, xét
nghiệm chải tế bào nhúng dịch cho kết quả 42 ca
dương tính (76,4%) và 13 ca âm tính (23,6%). Đối
chiếu kết quả xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch
với mô bệnh học, nhận thấy có 3 ca âm tính giả
và không có ca dương tính giả nào (Bảng 4). Từ
đó, tính được giá trị của xét nghiệm chải tế bào
nhúng dịch: độ nhạy 93,3%, độ đặc hiệu 100%,
giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán
âm 76,9% và độ chính xác 94,5%.

Chẩn đoán
TẾ BÀO Dương tính
HỌC

Âm tính
Tổng số ca

MÔ BỆNH HỌC
Ác tính
Lành tính
42
0
3
10
45
10

Tổng
42
13
55

Các trường hợp chải tế bào âm tính giả
Trong 55 ca tổn thương niêm mạc miệng, cả
hai xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng
dịch đều không cho kết quả dương tính giả nào.
Tuy nhiên, cả hai phương pháp xét nghiệm này
đều có những kết quả âm tính giả. Có 4 kết quả
âm tính giả ở nhóm xét nghiệm chải tế bào
thường quy và 3 kết quả âm tính giả ở nhóm xét
nghiệm chải tế bào nhúng dịch (Bảng 5).

Bảng 5. Các trường hợp âm tính giả của xét nghiệm chải tế bào thường quy và nhúng dịch
STT

Vị trí
Dạng tổn thương Giai đoạn
1
Khẩu cái
Cục
II
2 Niêm mạc má
Chồi sùi
II
3
Lưỡi
Chồi sùi
I
4
Lưỡi
Chồi sùi
III
5
Nướu
Chồi sùi
I

Mô bệnh học
Carcinôm tuyến nước bọt, độ ác thấp
Carcinôm tế bào gai, grad 1
Carcinôm tế bào gai, grad 1
Carcinôm tế bào gai, grad 2
Carcinôm tế bào gai, grad 1

BÀN LUẬN

Chất lượng mẫu tiêu bản
Nền tiêu bản
Điểm số trung bình về chất lượng nền tiêu
bản ở nhóm xét nghiệm chải tế bào thường quy
là 1,04 ± 0,54, thấp hơn so với xét nghiệm chải tế
bào nhúng dịch là 1,58 ± 0,50 có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Điều này có được nhờ sự cải tiến về
mặt kỹ thuật trong quá trình xử lý mẫu bệnh
phẩm tế bào. Nếu như ở phương pháp thường
quy, mẫu tế bào sau khi được lấy từ tổn thương
sẽ phết trực tiếp trên lam kính; thì ở phương
pháp nhúng dịch, toàn bộ mẫu bệnh phẩm sẽ
được xử lý qua dung dịch bảo quản và dung
dịch làm sạch trước khi đưa lên lam tiêu chuẩn
của phòng xét nghiệm. Bên cạnh việc bảo quản
mẫu và cố định hình thái tế bào, dung dịch bảo
quản còn giúp ly giải máu và chất nhầy trong
mẫu bệnh phẩm. Dung dịch làm sạch, thông qua

Thường quy Nhúng dịch
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Dương tính
Âm tính
Dương tính
Dương tính
Âm tính


công nghệ tách vật lý (công nghệ gradient mật
độ), khiến những tế bào cần khảo sát tạo thành
cặn tế bào ở đáy ống ly tâm, tách rời với phần
trên của dung dịch làm sạch chứa máu, mô
viêm, mô hoại tử và chất nhầy(4,5,7,9).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho
thấy sự cải thiện đáng kể về chất lượng nền tiêu
bản khi sử dụng phương pháp nhúng dịch so
với phương pháp thường quy. Dwivedi và cs.
(2012)(4) đã tiến hành chải tế bào trên 50 bệnh
nhân có tổn thương niêm mạc miệng. Kết quả
cho thấy nền tiêu bản của xét nghiệm tế bào
nhúng dịch cải thiện đáng kể so với xét nghiệm
tế bào thông thường (p < 0,001). Sato và cs.
(2009)(17) khi tiến hành lấy mẫu tế bào ở những
bệnh nhân carcinôm tế bào gai để đánh giá chất
lượng của xét nghiệm tế bào nhúng dịch cũng
cho kết luận nền tiêu bản rõ, xuất hiện rất ít các
thành phần như mô hoại tử (có nhiều ở tổn
thương ung thư), chất nhầy và máu.

61


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học
Phân bố tế bào
Điểm số trung bình về phân bố tế bào của

phương pháp thường quy là 1,67 ± 0,47, thấp
hơn so với phương pháp nhúng dịch là 1,76 ±
0,43. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).

đưa mẫu tế bào lên lam kính được máy thực
hiện một cách đồng bộ thông qua hệ thống màng
lọc chân không. Điều này giúp cho tế bào được
phân bố đồng nhất hơn trên nền tiêu bản.

Hayama và cs. (2005)(5) cũng tiến hành đánh
giá về chất lượng phân bố tế bào trên mẫu tiêu
bản khi sử dụng phương pháp thường quy và
nhúng dịch, cho kết quả xét nghiệm chải tế bào
nhúng dịch có sự phân bố tế bào tốt hơn đáng kể
so với xét nghiệm chải tế bào thường quy (p <
0,05). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Dwivedi và
cs. (2012)(4), sự phân bố tế bào khi sử dụng hai
phương pháp thường quy và nhúng dịch lại
không có sự khác biệt (p > 0,05). Kết quả trong
nghiên cứu này có sự tương đồng với nghiên
cứu của Dwivedi(4), nhưng lại không phù hợp
với nhận định cho rằng phương pháp nhúng
dịch có phân bố tế bào tốt hơn trên nền tiêu bản
như trong nghiên cứu của Hayama(5). Điều này
có thể do sự khác biệt về kỹ thuật xử lý mẫu.
Nghiên cứu này và nghiên cứu của Dwivedi(4) sử
dụng công nghệ bán tự động; việc trải mẫu bệnh
phẩm tế bào lên lam kính do kỹ thuật viên Giải
phẫu bệnh thực hiện. Trong khi đó, nghiên cứu

của Hayama(5) sử dụng hệ thống tự động, việc

Các trường hợp chải tế bào âm tính giả
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ âm tính giả của
xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch là 6,7%, và
của xét nghiệm chải tế bào thường quy là 8,9%.
Tỉ lệ này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn
Phan Thế Huy và cs.(10) (7,3%), Nguyễn Quốc
Trưởng và cs.(11) (6%) khi nghiên cứu về hiệu quả
của xét nghiệm chải tế bào thường quy trong
chẩn đoán UTHM. Mặc dù tỉ lệ âm tính giả của
xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch trong nghiên
cứu này chưa cho thấy sự cải thiện so với xét
nghiệm chải tế bào thường quy; tuy nhiên, xét
nghiệm chải tế bào nói chung đã cho thấy sự
vượt trội trong việc giảm tỉ lệ âm tính giả so với
xét nghiệm phết tế bào bong. Nghiên cứu của
Trần Thị Kim Cúc và cs.(19) về giá trị của xét
nghiệm phết tế bào bong trong chẩn đoán
UTHM cho kết quả tỉ lệ âm tính giả là 21,6%
(Bảng 6).

Hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào
thường quy và nhúng dịch

Bảng 6. Tỉ lệ âm tính giả của xét nghiệm tế bào học giữa các nghiên cứu trong nước
Tác giả
(19)
T.T.K.Cúc (1995)
(11)

N.Q.Trưởng (2012)
(10)
N.P.T.Huy (2013)
Nghiên cứu này (2014)

Phết tế bào bong
21,6%
-

Giá trị của xét nghiệm chải tế bào thường quy
Trong nghiên cứu này, xét nghiệm chải tế
bào thường quy có độ nhạy 91,1%, độ đặc hiệu
100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên
đoán âm 71,4% và độ chính xác 92,7%. Kết quả
này cho thấy đây là một xét nghiệm đáng tin
cậy để khảo sát những tổn thương vùng hốc
miệng. Khi so sánh với các nghiên cứu khác
trên thế giới, có thể nhận ra sự biến thiên rất
khác nhau về các giá trị chẩn đoán: độ nhạy từ
43,7% đến 100% ; độ đặc hiệu từ 32% đến

62

Chải tế bào thường quy
6%
7,3%
8,9%

Chải tế bào nhúng dịch
6,7%


100%(10,9,15,16). Điều này xuất phát từ sự khác
biệt trong tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại
kết quả tế bào học; đặc điểm tổn thương được
khảo sát trong mỗi nghiên cứu; sự hỗ trợ của
máy tính trong chẩn đoán.
Một số nghiên cứu có độ nhạy và độ đặc
hiệu khá thấp, như nghiên cứu của Poate và cs.(14)
(độ nhạy 71,4%, độ đặc hiệu 32%), Rahman và
cs.(15) (độ nhạy 70,3%, độ đặc hiệu 77,9%). Nhờ sự
hỗ trợ của máy tính trong phân tích kết quả tế
bào học (hệ thống OralCDx), những giá trị này


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
đã có sự cải thiện đáng kể, hầu hết đều trên 90%,
như trong nghiên cứu của Sciubba và cs.(18) (độ
nhạy 96% - 100%, độ đặc hiệu 90% - 100%),
Mehrotra và cs.(6) (độ nhạy 96,3%, độ đặc hiệu
90,4% - 100%).
Tuy nhiên, có những nghiên cứu dù không
được sự hỗ trợ của máy tính nhưng cũng cho độ
nhạy và độ đặc hiệu ở mức cao, như nghiên cứu
của Navone và cs(9) (độ nhạy 85,7%, độ đặc hiệu
95,9%), Remmerbach và cs(16) (độ nhạy 96,3%, độ
đặc hiệu 90,63%). Ở trong nước, hai nghiên cứu
gần đây về hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào
thường quy cũng cho những kết quả rất tốt, với
độ nhạy 92,7% - 94% và độ đặc hiệu 100%(10,11).
Kết quả trong nghiên cứu này giúp khẳng định

thêm về hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào
thường quy trong chẩn đoán UTHM.

Giá trị của xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch
Trong nghiên cứu này, xét nghiệm chải tế
bào nhúng dịch có độ nhạy 93,3%, độ đặc hiệu
100%, giá trị tiên đoán dương 100%, giá trị tiên
đoán âm 76,9% và độ chính xác 94,5%. Đây là kết
quả phù hợp khi so sánh với các nghiên cứu đã
được thực hiện trước đây.
Hầu hết các nghiên cứu về ứng dụng kỹ
thuật nhúng dịch vào xét nghiệm tế bào học đều
cho kết quả tốt. Nghiên cứu của Navone và cs.(9),
Afrogheh và cs(2) cho kết quả độ nhạy, độ đặc
hiệu rất cao (>95%). Tuy nhiên, ở một số nghiên
cứu khác, giá trị này lại khá thấp, như nghiên
cứu của Perez-Sayans và cs(13) (độ nhạy 69%),
Braz-Silva và cs(3) (độ nhạy 62%), Remmerbach
và cs(16) (độ đặc hiệu 68,75%).

So sánh hiệu quả của xét nghiệm chải tế bào
thường quy và nhúng dịch
Trong nghiên cứu này, độ nhạy của xét
nghiệm chải tế bào nhúng dịch (93,3%) cao hơn
so với độ nhạy của xét nghiệm chải tế bào
thường quy (91,1%). Tuy nhiên, mức độ chênh
lệch chỉ là 2,2%. Độ đặc hiệu của hai phương
pháp không có sự khác biệt, đều đạt 100% (Bảng
7). Ở nghiên cứu của Navone và cs(9), phương
pháp nhúng dịch cho kết quả giá trị độ nhạy và


Nghiên cứu Y học
độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp thường
quy: độ nhạy tăng 9,4%, độ đặc hiệu tăng 3,1%.
Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Remmerbach và
cs(16), dù độ nhạy của phương pháp nhúng dịch
cao hơn so với phương pháp thường quy (tăng
1,23%), nhưng độ đặc hiệu lại giảm đi đáng kể
(giảm 21,88%).
Bảng 7. Các giá trị của xét nghiệm chải tế bào thường
quy và nhúng dịch trong nghiên cứu này
Giá trị xét nghiệm
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Giá trị tiên đoán dương (%)
Giá trị tiên đoán âm (%)
Độ chính xác (%)

Thường quy Nhúng dịch
91,1
93,3
100
100
100
100
71,4
76,9
92,7
94,5


KẾT LUẬN
Dù xét nghiệm chải tế bào nhúng dịch chưa
cho thấy sự cải thiện đáng kể về các giá trị chẩn
đoán, nhưng không thể phủ nhận những ưu
điểm của kỹ thuật tế bào nhúng dịch trong việc
gia tăng chất lượng mẫu tiêu bản: nền tiêu bản
sạch, giảm đáng kể tế bào máu, mô viêm, mô
hoại tử. Điều này giúp người đọc kết quả tế bào
học dễ dàng quan sát và phát hiện những biến
đổi bất thường của tế bào. Tuy nhiên, đó cũng
chỉ là những yếu tố khách quan góp phần hỗ trợ
cho chẩn đoán. Yếu tố quan trọng nhất đối với
mỗi chẩn đoán tế bào học là trình độ chuyên
môn của người bác sĩ Giải phẫu bệnh, dù xét
nghiệm được thực hiện là phương pháp thông
thường, cổ điển hoặc có sự hỗ trợ của các công
nghệ tiên tiến.
Hiện nay, xét nghiệm mô bệnh học vẫn là
tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tình
trạng bệnh. Nhưng xét nghiệm chải tế bào - với
ưu điểm ít xâm lấn, thực hiện đơn giản, nhưng
không kém phần hiệu quả - là phương tiện phù
hợp cho việc kiểm tra, sàng lọc ban đầu những
tổn thương niêm mạc miệng trong quá trình
thăm khám nha khoa; qua đó, giúp phát hiện
sớm những tổn thương ác tính. Việc lựa chọn xét
nghiệm chải tế bào thường quy hoặc nhúng dịch
tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi

63



Nghiên cứu Y học
phòng xét nghiệm, cũng như điều kiện kinh tế
của từng bệnh nhân.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015

12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.


11.

64

Afrogheh A, Hille J, Mehrotra R (2013), "The development of a
novel oral cytologic grading system ", Oral Cytology, Springer,
New York, pp.73-90.
Afrogheh A, Sellars SL, Pelser A, Hille J (2012), "An evaluation
of the Shandon Papspin liquid-based oral test using a novel
cytologic scoring system", Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral
Radiol, 113(6), pp.799-807.
Braz-Silva PH, Santos RT, Schussel JL, Gallottini M (2013),
"Oral hairy leukoplakia diagnosis by Epstein-Barr virus in situ
hybridization in liquid-based cytology", Cytopathology, 25(1),
pp.21-26.
Dwivedi N, Agarwal A, Raj V, Kashjap B, Chandra S (2012),
"Comparison of centrifused liquid based cytology method
with conventional brush cytology in oral lesions", Eur J Gen
Dent, 1(3), pp.192-196.
Hayama FH, Motta AC, Silva Ade P, Migliari DA (2005),
"Liquid-based preparations versus conventional cytology:
specimen adequacy and diagnostic agreement in oral lesions",
Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 10 (2), pp.115-122.
Mehrotra R, Mishra S, Singh M (2011), "The efficacy of oral
brush biopsy with computer-assisted analysis in identifying
precancerous and cancerous lesions", Head Neck Oncol, 3,
pp.39-46.
Mendes SF, de Oliveira Ramos G, Rivero ER, Modolo F,
Grando LJ, Meurer MI (2011), "Techniques for precancerous

lesion diagnosis", J Oncol, 2011, Article ID 326094, 5 pages.
Natarajan E, Eisenberg E (2011), "Contemporary concepts in
the diagnosis of oral cancer and precancer", Dent Clin North
Am, 55(1), pp.63-88.
Navone R, Burlo P, Pich A, Pentenero M, Broccoletti R,
Marsico A, Gandolfo S (2007), "The impact of liquid-based oral
cytology on the diagnosis of oral squamous dysplasia and
carcinoma", Cytopathology, 18(6), pp.356-360.
Nguyễn Phan Thế Huy, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn
Thành, Nguyễn Thị Hồng (2013), Xét nghiệm Xanh Toluidin
và chải tế bào trong chẩn đoán ung thư hốc miệng, Tạp chí
Ung thư học Việt Nam, số 4, tr.48-53.
Nguyễn Quốc Trưởng, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn
Thành, Nguyễn Văn Thái (2012), "Phát hiện ung thư hốc

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

miệng bằng phương pháp chải tế bào", Tạp chí Y học Thành phố

Hồ Chí Minh, 16, tr.3-7.
Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Phương
Thảo, Nguyễn Chấn Hùng (2007), "Tình hình ung thư niêm
mạc miệng qua các nghiên cứu tại Bệnh viện Ung Bướu
TPHCM (1996-2006)", Tạp chí Y học TPHCM, 11, tr.31-36.
Perez-Sayans M, Reboiras-Lopez MD, Gayoso-Diz P, SeijasNaya F, Antunez-Lopez JR, Gandara-Rey JM, Garcia-Garcia A
(2012), "Non-computer-assisted liquid-based cytology for
diagnosis of oral squamous cell carcinoma", Biotech Histochem,
87(1), pp.59-65.
Poate TW, Buchanan JA, Hodgson TA, Speight P.M., Barrett
A.W., Moles D.R., Scully C., Porter S.R. (2004), "An audit of the
efficacy of the oral brush biopsy technique in a specialist Oral
Medicine unit", Oral Oncol, 40(8), pp.829-834.
Rahman F, Tippu SR, Khandelwal S, Girish KL, Manjunath
BC, Bhargava A (2012), "A study to evaluate the efficacy of
toluidine blue and cytology in detecting oral cancer and
dysplastic lesions", Quintessence Int, 43(1), pp.51-59.
Remmerbach TW, Hemprich A, Boecking A (2007),
"Effectiveness of liquid based cytology (LBC) in minimal
invasive oral brush biopsies: a comparison of conventional
cytopreparation techniques", Oral Oncology Supplement 2(1),
pp.119.
Sato K, Tanaka Y, Yamauchi T (2009), "The evaluation of
liquid based cytology in oral squamous cell carcinoma",
International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 38 (5),
pp.565-566.
Sciubba JJ (1999), "Improving detection of precancerous and
cancerous oral lesions. Computer-assisted analysis of the oral
brush biopsy. U.S. Collaborative OralCDx Study Group", J Am
Dent Assoc, 130 (10), pp.1445-1457.

Trần Thị Kim Cúc (1995), "Bước đầu áp dụng kỹ thuật chẩn
đoán tế bào học đối với một số tổn thương niêm mạc miệng",
Tập san Hình thái học, 5(2), tr.33-36.

Ngày nhận bài báo:

10/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/08/2015

Ngày bài báo được đăng:

05/09/2015



×