Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả bước đầu điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược chiều với nguồn phát laser Holmium tại Bệnh viện An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.63 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC CHIỀU
VỚI NGUỒN PHÁT LASER HOLMIUM TẠI BỆNH VIỆN AN BÌNH
Đoàn Vương Kiệt*, Bùi Mạnh Côn*, Hồng Tuấn An*, Trần Văn Phú*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược chiều với nguồn
phát laser Holmium.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu tiền cứu mô tả các trường hợp bệnh, có 56 bệnh nhân tham
gia nghiên cứu từ tháng 07/2015 – 07/2016.
Kết quả: Có 56 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 37,3 ± 4,7 tuổi, lớn nhất là 75 tuổi. Vị
trí sỏi niệu quản 1/3 trên 17,9 %, 1/3 giữa 66,1 %, 1/3 dưới 16,0 %. Tỉ lệ sạch sỏi chung là 82,1%, sỏi 1/3 trên
60,0%, sỏi 1/3 giữa 83,8%, sỏi 1/3 dưới 100,0%. Thời gian phẫu thuật trung bình: 40,3 ± 12,4 phút. Số ngày hậu
phẫu trung bình: 4,0 ± 1,3 ngày. Có 1 bệnh nhân thủng niệu quản điều trị bảo tồn đặt thông JJ niệu quản (1,8%),
đau quặn thận 16,1% và rối loạn đi tiểu 12,5%, không có bệnh nhân chảy máu cần phải truyền máu. Có 10 bệnh
nhân còn sót sỏi, 8 bệnh nhân không tiếp cận được sỏi và 02 bệnh nhân mãnh sỏi chạy lên thận.
Kết luận: Phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều với nguồn phát laser Holmium là phương
pháp hiệu quả và an toàn.
Từ khóa: Sỏi niệu quản, tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều.

ABSTRACT
THE EARLY EFFICACY OF SEMIRIGID UTEROSCOPIC HOLMIUM YAG LASER LITHOTRIPSY AT
AN BÌNH HOSPITAL
Doan Vuong Kiet, Bui Manh Con, Hong Tuan An, Tran Van Phu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 129 - 133
Purposes: Evaluate the efficacy and safety of semirigid uteroscopic Holmium YAG Laser lithotripsy.
Methods: Total of 56 patients who undergone semirigid uteroscopic Holmium YAG laser lithotripsy


participate in prospective case series research.
Results: 56 patients in research, mean ages: 37.3 ± 4,7 years, max 75 years. Proximal stones: 17.9%, mid
stones: 66.1% and distal stones: 16.0%. Overall stone – free rate: 82.1%, of proximal stones: 60.0%, of mid
stones: 83.8% and of distal stones: 100.0%. Mean time of procedure: 40.3 ± 12.4 minutes, postoperative time: 4.0
± 1.3 days. 01 patient has ureteral perforation (1.8%), renal colic 16.1%, lower urinary tract symptoms 12.5%,
no postoperative gross hematuria lead to blood transfusion. Residual stones 10 patients, unreachable stones 8
patients and stones migration 2 patients.
Conlusions: semirigid uteroscopic Holmium YAFG Laser lithotripsy is minimum invasive, efficacious and
safe procedures for treatment uteral stones.
Key words: ureteral stones, retrograde uteroscopic lithotripsy.

*Bệnh viện An Bình
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Đoàn Vương Kiệt

ĐT: 0908453883

E-mail:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

129


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi niệu quản là bệnh lý phổ biến chiếm
đến 28% - 40% số bệnh nhân có sỏi đường tiết

niệu (3). Phương pháp điều trị sỏi niệu quản
bằng nội soi tán sỏi người chiều được sử dụng
rộng rãi với tỉ lệ sạch sỏi cao và ít biến chứng.
Nguồn lực phát làm phá vỡ sỏi trong tán sỏi
nội soi ngược chiều thường được sử dụng là:
xông hơi, siêu âm, thủy điện lực, laser
Holmium YAG… Trong đó, nguồn phát laser
HolmiumYAG có những ưu điểm như có thể
tán được sỏi cứng, không phụ thuộc vào bản
chất cấu tạo hóa học của sỏi, và tán được sỏi có
kích thước lớn. Theo sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, Bệnh viện An Bình cũng đã bước
đầu
ứng
dụng
nguồn
phát
laser
HolmiumYAG trong phương pháp tán sỏi
niệu quản nội soi ngược chiều. Chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm mục đích khảo sát kết
quả điều trị, các tai biến, biến chứng của
phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược
chiều với nguồn phát là Laser HolmiumYAG.
Từ kết quả đề tài giúp chúng tôi rút ra những
kinh nghiệm lâm sàng và hoàn thiện hơn kỹ
năng thực hiện kỹ thuật.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng

Gồm các bệnh nhân có sỏi niệu quản được
điều trị tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều với
nguồn phát là laser HolmiumYAG tại Bệnh viện
An Bình từ tháng 07/2015 đến tháng 07/2016.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi > 18 tuổi, kích thước sỏi < 20 mm, đồng
ý tham gia nghiên cứu sau khi được tư vấn.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, tiến cứu các trường
hợp bệnh.
Các biến số nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân

130

Tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, tiền sử
phẫu thuật thuộc hệ tiết niệu.
Đặc điểm sỏi
Vị trí, kích thước sỏi, số lượng sỏi, một bên
thận hay hai bên thận, độ cản quang HU trên
phim MSCT.
Đặc điểm đường niệu trên và dưới sỏi
Trên sỏi: mức độ ứ nước thận, sỏi thận kèm
theo, hình dáng đài bể thận.
Dưới sỏi: hẹp niệu quản, niệu quản gập góc,
polyp niệu quản dưới sỏi.
Tỉ lệ sạch sỏi phân theo vị trí sỏi và kích

thước sỏi. Tỉ lệ sach sỏi được định nghĩa là
không còn sỏi trên phim chụp KUB sau tán sỏi.
Tỉ lệ tiếp cận được sỏi, tỉ lệ sỏi di chuyển
lên thận.
Thời gian tán sỏi trung bình, số ngày hậu
phẫu trung bình: ngày xuất viện – ngày tán sỏi
+ 1.
Tai biến, biến chứng: tiểu máu đại thể cần
truyền máu, thủng niệu quản, đứt niệu quản,
đau quặn thận, rối loạn đi tiểu.

Phương tiện nghiên cứu
Bộ nội soi tán sỏi niệu quản gồm ống soi
cứng 9.5 Fr Karl-Storz, máy tán sỏi Laser Sphinx
Ho: YAG – Fiber 400 – 600 micron của hãng Lisa
Laser CHLB Đức, dây dẫn đường, rọ bắt sỏi.
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Tổng cộng có 56 bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu, trong đó nam có 36 bệnh nhân,
chiếm 64,3%, nữ có 20 bệnh nhân, chiếm 35,7%.
Độ tuổi trung bình là 37,3 ± 4,7 tuổi, lớn nhất là
75 tuổi.
Tiền căn phẫu thuật thuộc hệ tiết niệu: 01
bệnh nhân phẫu thuật mở lấy sỏi san hô thận, 02


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
bệnh nhân được tán sỏi niệu quản nội soi ngược
chiều và 01 bệnh nhân tán sỏi thận ngoài cơ thể.

Đặc điểm sỏi
Số Bệnh nhân
10
37
09

Tỉ lệ (%)
17,9 %
66,1 %
16,0 %

Bảng 2: Kích thước sỏi niệu quản
Số Bệnh nhân
18
30
08

5 – 7 mm
7 – 10 mm
> 10 mm

Tỉ lệ (%)
32,1 %

53,6 %
14,3 %

Bảng 3: Số lượng sỏi
Số Bệnh nhân
53
01
01
01

01 sỏi
> 02 sỏi 1 bên
Sỏi chuỗi
Sỏi niệu quản hai bên

Độ cản quang Housfield trung bình: 974,3
± 123,9 HU.
Bảng 4: Mức độ ứ nước thận
Độ 1
Độ 2
Độ 3

Số Bệnh nhân
37
13
06

Tỉ lệ (%)
66,1 %
23,2 %

10,7 %

Bảng 5: Hình thái niệu quản dưới sỏi
Hẹp niệu quản
Niệu quản gập góc
Polyp dưới sỏi

Số Bệnh nhân
16
18
12

Tỉ lệ (%)
28,6 %
32,1 %
21,4 %

Tiếp cận được sỏi 48 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ:
86,7 %
Chạy sỏi: 08, chiếm tỉ lệ: 14,3 %.

Kết quả điều trị
Có 46 BN sạch sỏi, chiếm tỉ lệ 82,1%.
Bảng 6: Tỉ lệ sạch sỏi phân theo vị trí và kích thước
của sỏi
Sỏi 1/3 trên
Sỏi 1/3 giữa
Sỏi 1/3 dưới
Đường kính sỏi 5 – 7 mm
Đường kính sỏi 7 – 10 mm

Đường kính sỏi > 10 mm

Tất cả BN được đặt thông JJ niệu quản.
Thời gian phẫu thuật trung bình: 40,3 ±
12,4 phút.
Số ngày hậu phẫu trung bình: 4,0 ± 1,3 ngày.

Bảng 1: Vị trí sỏi niệu quản
1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới

Nghiên cứu Y học

Số Bệnh nhân Tỉ lệ (%)
6
60,0 %
31
83,8 %
9
100,0 %
12
66,7 %
27
90 %
7
87,5 %

Bảng 7: Các tai biến – biến chứng
Chảy máu phải truyền máu

Thủng niệu quản
Đau quặn thận
Rối loạn đi tiểu

Số Bệnh nhân Tỉ lệ (%)
0
0,0 %
1
1,8 %
9
16,1 %
7
12,5 %

BÀN LUẬN
Đặc điểm sỏi niệu quản
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu này có sỏi
nằm ở 1/3 giữa và có kích thước sỏi từ 7 – 10 mm.
Có thể vì sỏi niệu quản nằm ở vị trí 1/3 giữa và
kích thước từ 7 – 10 mm thường được các bác sĩ
tại bệnh viện chỉ định tán sỏi niệu quản nội soi
ngược chiều với nguồn phát laser nhiều hơn.
Hiện tại Bệnh viện An Bình, chúng tôi có thực
hiện các kỹ thuật khác trong điều trị sỏi niệu
quản như nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản
và tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều với
nguồn phát xung hơi. Chính vì vậy, sỏi niệu
quản có kích thước lớn hơn 15 mm thường được
các bác sĩ chỉ định phương pháp nội soi sau phúc
mạc lấy sỏi niệu quản hay sỏi có đường kính nhỏ

hơn 7 mm thì nguồn phát thường được sử dụng
là xông hơi. Và hiện nay cũng chưa có một
hướng dẫn rõ ràng nào về việc lựa chọn các
phương pháp điều trị sỏi niệu quản khác nhau
dựa trên vị trí và kích thước sỏi, các kỹ thuật
điều trị có ưu và khuyết điểm khác nhau, việc
ứng dụng kỹ thuật điều trị nào còn phụ thuộc
vào trang thiết bị của bệnh viện cũng như kĩ
năng của các bác sĩ.
Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi chỉ có một sỏi niệu quản và thận cũng
mới ứ nước độ 1, kết quả này cũng tương tự như
kết quả của các nghiên cứu khác. Triệu chứng
thường gặp trong bệnh lý sỏi niệu quản là đau
quặn thận, đây là một cơn đau thường có mức
độ trung bình đến dữ dội, ít khi được bệnh nhân
bỏ qua và là một triệu chứng khiến bệnh nhân

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

131


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

phải vào viện. Cùng với sự phát triển của chẩn
đoán hình ảnh, đặc biệt là MSCT cho chẩn đoán
rất chính xác bệnh lý sỏi niệu quản. Cho nên,

bệnh lý sỏi niệu quản được chẩn đoán sớm hơn
và ít bị bỏ sót hơn, xác suất phát hiện bệnh nhân
có một sỏi niệu quản và thận mới ứ nước độ 1
cũng sẽ nhiều hơn.

Kết quả điều trị
Tỉ lệ sạch sỏi trong nghiên cứu của chúng tôi
là 82,1%, tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của tác
giả Hồ Vũ Sang với tỉ lệ sạch sỏi là 100% (1).
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ sạch sỏi trong nghiên
cứu này thấp là vì nhóm bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi có những bệnh nhân
có sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên, trong khi tác giả
Hồ Vũ Sang nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân bị
sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới. Vị trí sỏi rất
quan trọng trong tiên lượng thành công của
phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược
chiều với nguồn lực là laser Holmium. Theo
nghiên cứu của Subhani và cộng sự, tác giả nhận
thấy tỉ lệ sạch sỏi khi điều trị bằng phương pháp
tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều với nguồn
lực là laser Holmium ít thay đổi theo kích thước
mà phụ thuộc nhiều hơn vào vị trí sỏi (5). Tác giả
Turkc và cộng sự nghiên cứu phân tích đa trung
tâm, tỉ lệ sạch sỏi với sỏi niệu quản đoạn 1/3 dưới
là từ 90 – 100%, trong khi đó với sỏi niệu quản
1/3 trên chỉ khoảng 74% (6). Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tỉ lệ sạch sỏi với sỏi niệu quản 1/3
dưới là 100%, sỏi niệu quản 1/3 giữa là 83,8% và
sỏi niệu quản 1/3 trên chỉ là 60,0 %. Có 10 bệnh

nhân còn sót sỏi, trong đó có 8 bệnh nhân là do
không tiếp cận được sỏi và 2 bệnh nhân do sỏi
chạy lên thận trong quá trình tán sỏi. Trong quá
trình thực hiện kĩ thuật chúng tôi nhận thấy việc
tiếp cận được sỏi là rất quan trọng liên quan đến
thành công của phương pháp điều trị. Tỉ lệ tiếp
cận sỏi trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ
86,7%, thấp hơn nghiên cứu của Hồ Vũ Sang
(98,05%) và nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường
thực hiện tán sỏi niệu quản nội soi cho sỏi 1/3
trên (98,3%) (4). Có thể tỉ lệ tiếp cận sỏi trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn là do tỉ lệ hẹp

132

niệu quản trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn 28,6% so với 19,7% trong nghiên cứu của
Nguyễn Việt Cường. Hiện tại, ở Bệnh viện An
Bình chúng tôi chưa có dụng cụ nong niệu quản
bằng bóng cũng như hệ thống ống nong niệu
quản theo số, chúng tôi thường nong niệu quản
bằng ống nội soi và việc làm này đôi khi rất
nguy hiểm có thể dẫn đến biến chứng đứt hoặc
bức gốc niệu quản. Một trong các lí do ngăn cản
việc tiếp cận sỏi là niệu quản gập góc dưới sỏi và
polyp dưới sỏi. Chúng tôi nhận thấy trong hai
trường hợp trên việc đặt được dây dẫn đường
qua sỏi đóng vai trò quyết định dẫn đến tiếp cận
sỏi thành công. Việc lưu lại dây dẫn đường qua
sỏi là một bước quan trọng không thể thiếu

trong quá trình thực hiện kỹ thuật, dây dẫn
đường giúp việc đặt máy soi không lạc đường,
vào lại miệng niệu quản dễ dàng hơn cũng như
tạo khoảng trống giữa niệu quản và ống soi giúp
nước từ trên thận có thể xuống được tới bàng
quang trong suốt quá trình tán sỏi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có tai
biến nghiêm trọng nào xảy ra, chúng tôi có một
trường hợp thủng niệu quản cũng được xử lý
bảo tồn đặt ống thông JJ niệu quản, không cần
chuyển đổi phương pháp phẫu thuật. Các
nghiên cứu của các tác giả khác cũng có tỉ lệ tai
biến và biến chứng thấp, nghiên cứu của
Nguyễn Việt Cường là 5,1%, của Hoàng Đức
Minh lả 1,6% (2). Phương pháp tán sỏi niệu quản
nội soi ngược chiều với nguồn phát laser
Holmium có tính an toàn cao, ít tai biến và biến
chứng nguy hiểm.

KẾT LUẬN
Phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi
ngược chiều với nguồn phát laser Holmium có tỉ
lệ sạch sỏi cao và an toàn. Vị trí sỏi và hình thái
niệu quản dưới sỏi là các yêu tố có thể liên quan
đến tỉ lệ sạch sỏi, cần có nghiên cứu đoàn hệ để
xác định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Hồ Vũ Sang (2015). Điều trị sỏi niệu quản qua nội soi niệu
quản ngược dòng bằng Holmium YAG Laser tại Bệnh viện C

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016

2.

3.
4.

Đà Nẵng. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 19, Số 4,
2015, tr 88 – 92.
Hoàng Đức Minh và cộng sự. Đánh giá an toàn và hiệu quả
của nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng laser trong điều
trị sỏi niệu quản. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập
19, Số 4, 2015, tr 214 – 219.
Ngô Gia Hy (1985). Phẫu thuật niệu quản. Niệu học, tập V.
Chương 3, tr 21 – 25.
Nguyễn Việt Cường và cộng sự. Đánh giá kết quả điều trị sỏi
niệu quản 1/3 trên bằng phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu
quản ngược dòng với nguồn tán laser tại Bệnh viện Quân y
175. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 19, Số 4, 2015,
tr 193 – 198.

5.

6.


Nghiên cứu Y học

Subhani G.M. (2009), “ Outcome of Retrograde Ureteroscopy
for the Management of Ureteric Calculi: Four years
Experience”, A.P.M.C, Vol 3, No.1, pp 8-12.
Turkc, Knoll et al, 2011, Guidelines on urolithiasis in European
Association of Urology (Ed), pp 47 – 55.

Ngày nhận bài báo:

03/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

19/08/2016

Ngày bài báo được đăng:

05/10/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện An Bình năm 2016

133



×