MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................2
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................... 2
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá và khai thác khoáng sản rắn đáy biển .................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường liên quan đến khai thác
khoáng sản rắn đáy biển……….. ............................................................................... 10
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài nguyên khoáng sản rắn đáy biển .......................... 15
1.2.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong khai thác khoáng sản rắn đáy
biển……….. .............................................................................................................. 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
SÓC TRĂNG ........................................................................................................... 22
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................. 22
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 22
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .............................................................................. 23
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................. 24
2.1.4. Đặc điểm thủy, hải văn..................................................................................... 26
2.1.5. Đặc điểm địa chất............................................................................................. 28
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................... 35
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................. 35
2.2.2. Tình hình phát triển xã hội ............................................................................... 37
2.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ........................................................................ 38
Chương 3: TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG .... 40
3.1. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT THUẬN LỢI HÌNH THÀNH KHOÁNG SẢN RẮN
ĐÁY BIỂN ................................................................................................................ 40
3.1.1. Các thành tạo đá gốc ........................................................................................ 40
3.1.2. Các thành tạo trầm tích tầng mặt ...................................................................... 41
3.1.3. Các yếu tố địa hình, địa mạo ............................................................................ 42
3.1.4. Các tướng trầm tích đáy biển thuận lợi cho tích tụ khoáng sản rắn theo tài liệu
địa chấn nông độ phân giải cao .................................................................................. 43
3.2. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN ................................................................ 43
3.2.1. Khoáng sản kim loại ........................................................................................ 43
3.2.2. Vật liệu xây dựng ............................................................................................. 44
3.2.3. Vật liệu sét (sét loang lổ).................................................................................. 51
Chương 4: GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN
KHOÁNG SẢN RẮN TỈNH SÓC TRĂNG ............................................................ 53
4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUÁ
TRÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TẠI SÓC TRĂNG............................... 53
4.1.1. Độ sâu nước biển tại các khu vực có triển vọng khoáng sản rắn ....................... 53
4.1.2. Đặc điểm địa chất các trầm tích đáy biển tại các khu vực có triển vọng VLXD 53
4.1.3. Chế độ thủy – thạch động lực trong các khu vực có triển vọng khoáng sản ...... 54
4.2. DỰ BÁO MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TỪ QUÁ TRÌNH KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN RẮN ĐÁY BIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ........................................................... 60
4.2.1. Ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí khu vực ................................ 60
4.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước biển và trầm tích đáy ..................................... 61
4.2.3. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái khu vực .................................................... 63
4.2.4. Thay đổi địa hình đáy biển, chế độ lan truyền sóng .......................................... 64
4.2.5. Ảnh hưởng đến việc lưu thông các phương tiện vận tải biển ............................ 64
4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÁC
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. ................................................................... 65
4.3.1. Phạm vi khai thác ............................................................................................. 65
4.3.2. Khai thác khoáng sản VLXD kết hợp với khoáng sản kim loại......................... 67
4.3.3. Sử dụng hợp lý khoáng sản vật liệu xây dựng .................................................. 68
4.3.4. Các biện pháp bảo vệ môi trường ..................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 73
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác sa khoáng ven biển của các nước trên thế giới..............3
Bảng 1.2: Sản lượng khai thác VLXD từ biển tại các nước ..........................................7
Bảng 2.1: Tọa độ các điểm giới hạn diện tích vùng nghiên cứu .................................. 22
Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm) ..................................... 24
Bảng 2.3: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C) ........................................... 25
Bảng 2.4: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm .............................................. 25
Bảng 2.5: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm ...................................................... 26
Bảng 2.6: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Sóc Trăng (2008 - 2012)......... 36
Bảng 2.7: Diện tích và dân số các huyện ven biển Sóc Trăng.................................... 37
Bảng 3.1: Tổng hợp tài nguyên dự báo các vùng triển vọng tập trung sa khoáng ....... 44
Bảng 3.2: Tổng hợp tài nguyên dự báo các vùng triển vọng vật liệu xây dựng ........... 51
Bảng 4.1: Nguồn phát sinh khí bụi ............................................................................ 61
Bảng 4.2: Tổng hàm lượng TB khoáng vật nặng trong các vùng triển vọng VLXD.... 67
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí vùng nghiên cứu ............................................................................... 22
Hình 2.2: Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng .................................................................. 23
Hình 3.1: Sơ đồ khoáng sản vùng biển Sóc Trăng ...................................................... 45
Hình 3.2: Mặt cắt địa chấn tuyến Tu06-8 cho thấy triển vọng VLXD (vùng a1)......... 48
Hình 3.3: Băng Sonar quét sườn phản ánh thành phần là cát hạt thô, triển vọng vật liệu
xây dựng (tuyến T07-10C-vùng b2) ........................................................................... 49
Hình 4.1: Trường dòng chảy thường kỳ mùa Đông .................................................... 55
Hình 4.2: Trường dòng chảy thường kỳ mùa hè ......................................................... 56
Hình 4.3: Dòng triều lên vào mùa đông ..................................................................... 57
Hình 4.4: Dòng triều rút vào mùa đông ...................................................................... 57
Hình 4.5: Dòng triều lên vào mùa hè.......................................................................... 57
Hình 4.6: Dòng triều rút vào mùa hè .......................................................................... 57
Hình 4.7: Bản đồ biến đổi đáy trong ba tháng mùa mưa ............................................. 58
Hình 4.8: Bản đồ biến đổi đáy trong ba tháng mùa đông ............................................ 58
Hình 4.9: Bản đồ biến đổi đáy theo năm .................................................................... 59
Hình 4.10: Biến đổi địa hình đáy tại khu vực cửa sông Hậu theo năm........................ 59
Hình 4.11: Sơ dồ nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và trầm tích đáy........................ 63
Hình 4.12. Sơ đồ địa hình vùng biển Sóc Trăng ......................................................... 66
Hình 4.13. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực
nước biển dâng 1m [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012] ......................................... 69
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM:
Đánh giá tác động môi trường
KTKSRĐB:
Khai thác khoáng sản rắn đáy biển
VLXD:
Vật liệu xây dựng
MỞ ĐẦU
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km. Với lợi thế ấy cùng với việc có một
vùng thềm lục địa rộng lớn tiếp nối với các đồng bằng ven biển đã tạo cho Việt Nam
những triển vọng và tiềm năng đa dạng về khoáng sản biển, đặc biệt là dầu khí và
khoáng sản rắn.
Vùng biển nông ven bờ (từ 0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là một
trong những vùng có triển vọng khoáng sản rắn, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Đây là
nguồn tài nguyên đem lại giá trị kinh tế lớn, nhu cầu khai thác ngày càng nhiều. Hiện
nay không chỉ phục vụ nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước mà nhiều quốc gia đông
nam á cũng đã đặt vấn đề nhập khẩu nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên nên khai thác ở
đâu, bao nhiêu, bằng công nghệ gì, sử dụng như thế nào để tránh lãng phí tài nguyên, ô
nhiễm môi trường, tai biến xói lở trong xu thế dâng cao mực nước biển toàn cầu cần
phải có những nghiên cứu đánh giá cẩn trọng. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử
dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh
Sóc Trăng” góp phần đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản rắn và đề xuất các giải
pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được triển vọng tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ
của tỉnh Sóc Trăng;
- Đề xuất được các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển bền
vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và phân tích các dạng tài liệu, số liệu liên quan đến việc
đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản rắn và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.
- Đánh giá được quy luật phân bố, trữ lượng khoáng sản sa khoáng và vật liệu
xây dựng khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc Trăng;
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển
bền vững.
Luận văn được bố cục thành 4 chương không kể mở đầu và kết luận, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng
Chương 3: Tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển Sóc Trăng
Chương 4: Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn tỉnh
Sóc Trăng.
1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại dương. Tiến ra biển là định hướng của toàn
nhân loại. Tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị lớn từ đại dương là một
trong những nguồn tài nguyên đã và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề khủng hoảng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu trong bối cảnh các
nguồn tài nguyên khoáng sản trên lực địa ngày càng cạn kiệt. Trong các loại tài
nguyên khoáng sản đáy biển, dầu và khí đã được khai thác từ đại dương nhiều thập kỷ
qua. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, các nước đặc biệt quan tâm đến khoáng sản
rắn đáy biển. Đây là các loại khoáng sản ít được khai thác trước đây, có trữ lượng lớn
và rất phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của các nước trên thế
giới.
Việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển đã được các nước trên thế giới bắt đầu
thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX dựa trên các kết quả điều tra cơ bản về địa
chất khoáng sản biển. Trong đó, các nước quan tâm khai thác hai loại hình khoáng sản
chính là sa khoáng và vật liệu xây dựng (VLXD) đáy biển. Đi đầu trong lĩnh vực này
phải kể đến các nước như Hoa Kỳ, Australia, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Nhật
Bản. Nhu cầu khai thác, sử dụng vật liệu xây dựng từ đáy biển của các nước trên thế
giới không ngừng tăng lên trong các năm gần đây. Nhu cầu sử dụng nguồn vật liệu xây
dựng từ đáy biển ở nước Anh và xứ Wales trong những năm 2000-2001 ước tính
khoảng 12-12,5 triệu m3/năm. Theo thống kê, cả Vương quốc Anh và Bắc Ireland (The
UK) sử dụng một lượng lớn cát khai thác từ đáy biển: 50% lượng cát cho ngành công
nghiệp xây dựng, 20% cho bảo vệ bờ biển và 30% còn lại là xuất khẩu. Ở Cộng hòa
Liên bang Đức, hoạt động khai thác cát, sỏi từ đáy biển bắt đầu từ năm 1976 với sản
lượng là 29.000 m3/năm. Sản lượng khai thác này liên tục tăng trong các thập kỷ tiếp
theo, đến năm 2005 sản lượng đạt khoảng 0,7 triệu m3/năm. Với sản lượng khai thác
lên đến 70 - 80 triệu tấn/năm, Nhật Bản là nước khai thác VLXD từ đáy biển lớn nhất
trên thế giới. Trong những năm gần đây, nguồn khoáng sản lấy từ đáy biển chiếm
khoảng 20 - 25% tổng sản lượng vật liệu xây dựng tự nhiên và chiếm khoảng 10% các
loại vật liệu xây dựng được sử dụng tại Nhật Bản. Như vậy, hoạt động khai thác
khoáng sản rắn từ đáy biển ở các nước trên thế giới đang diễn ra rất sôi động.
Ở Việt Nam, khai thác khoáng sản rắn đáy biển đã bắt đầu được thực hiện
nhưng chưa nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vật liệu phục vụ sản xuất và phát
triển cơ sở hạ tầng vùng ven biển của Việt Nam ngày càng tăng, các vật liệu xây dựng
2
có nguồn gốc lục địa ngày càng cạn kiệt và thiếu hụt, việc khai thác khoáng sản rắn
đáy biển là điều cần thiết. Đây cũng là xu hướng vận động chung của thế giới. Các kết
quả điều tra địa chất khoáng sản biển trong 21 năm qua đã khẳng định tiềm năng to lớn
của sa khoáng và vật liệu xây dựng đáy biển của Việt Nam.
Cùng với xu thế đó, Việt Nam xác định việc khai thác khoáng sản rắn đáy biển
là việc làm tất yếu, phục vụ kinh tế xã hội của đất nước, tuy nhiên cần có hệ thống
quản lý, giám sát hoạt động này, đảm bảo môi trường biển được bảo vệ, phòng tránh
và giảm thiểu những ảnh hưởng không đáng có do hoạt động khai thác.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá và khai thác khoáng sản rắn đáy biển
1.1.1.1.
Tình hình nghiên cứu đánh giá và khai thác khoáng sản rắn đáy biển
trên thế giới
a) Tình hình khai thác sa khoáng biển trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Cục Địa chất Hoa Kỳ các nước có sản lượng khai
thác sa khoáng ilmenit đứng hàng đầu trên thế giới bao gồm Australia, Nam Phi và
Canada (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác sa khoáng ven biển của các nước trên thế giới
Sản lượng khai thác năm 2006
STT
Quốc gia
1
Australia
1.140
2
Nam Phi
952
3
Canada
809
4
Trung Quốc
400
5
Na Uy
380
6
Hoa Kỳ
300
7
Ukraine
220
8
Ấn Độ
200
9
Brazil
130
10
Việt Nam
100
11
Mozambique
750
12
Madagascar
700
13
Senegal
150
14
Các nước khác
120
(nghìn tấn)
3
Tổng cộng
4.800
(Nguồn: Cục thống kê địa chất Hoa Kỳ)
Tại Australia sa khoáng ven biển chủ yếu được khai thác dọc theo bờ biển phía
tây. Các khu vực khác như lưu vực cửa sông Murray, dải ven biển phía tây nam New
South Wales và phía tây bắc bang Victoria cũng là những khu vực có trữ lượng sa
khoáng lớn.Từ năm 2003 Australia đã là nước khai thác sa khoáng hàng đầu thế giới
(28% sản lượng thế giới) với 2,01 triệu tấn ilmenit, 173.000 tấn rutil, 58.000 tấn
leucoxene và 462.000 tấn zircon.
Nam Phi là nước có sản lượng ilmenit khai thác lớn nhất tại châu Phi, và chiếm
hơn 30% sản lượng ilmenit của thế giới. Hoạt động khai thác sa khoáng ven biển là
một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao tại châu Phi, các quốc gia
khác tại châu Phi cũng có sản lượng sa khoáng ven biển lớn là Mozambique, Kenya,
Tanzania, Namibia, Mô-ri-ta-ni, Sierra Leone, Senegal và Gambia.
Đối với các loại sa khoáng biển có giá trị cao như vàng, kim cương cũng đã
được một số quốc gia và các công ty khai khoáng tiến hành khai thác. Tuy nhiên vàng
và kim cương thường phân bố tại những vùng biển có độ sâu lớn, để khai thác được
những sa khoáng này đòi hỏi có kỹ thuật và phương tiện hiện đại, do đó hiện nay mới
chỉ có Hoa Kỳ và một số công ty khai khoáng đa quốc gia có đủ trình độ, kỹ thuật hiện
đại tiến hành khai thác tại một số vùng biển trên thế giới.
b) Tình hình khai thác, sử dụng VLXD từ đáy biển trên thế giới
Ở Châu Âu, hoạt động khai thác VLXD từ biển diễn ra từ đầu thế kỷ 20 nhưng
đến những năm 70 mới thực sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và công nghệ khai
thác. Số liệu thống kê tại Bảng 1.2 cho thấy, sản lượng khai thác VLXD từ biển của
các nước châu Âu khá cao, điều đó chứng tỏ VLXD khai thác từ biển đóng vai trò
quan trọng ngành công nghiệp cây dựng tại các nước.
Tại Bỉ, hầu hết cát được nạo vét từ bờ biển Kwinte và bờ biển phía đông của
Thornton và được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp xây dựng như vật liệu san
lấp, phụ gia xi măng hoặc trộn bê tông. Sản lượng khai thác cát và VLXD tại Bỉ trong
những năm từ 1991 đến 2005 trung bình khoảng 1,5 triệu m 3/năm. Tuy nhiên năm
1997, do nhu cầu sử dụng cát và VLXD để xây dựng đường ống dẫn khí đốt tăng cao,
sản lượng khai thác năm 1997 đạt 3,8 triệu m3.
Tại Đan Mạch lượng cát, sỏi khai thác từ biển chiếm khoảng 10 - 15% tổng sản
lượng vật liệu xây dựng. Từ năm 1988 đến nay trung bình mỗi năm Đan Mạch khai
thác 5 triệu m³ vật liệu xây dựng từ biển. Các khu vực khai thác chủ yếu ở biển Baltic
và Biển Bắc. Trung bình 50% khối lượng VLXD khai thác được sử dụng để phục vụ
xây dựng và phần còn lại được sử dụng để san lấp các bãi biển, một phần nhỏ còn lại
được dùng để xuất khẩu
4
Tại Phần Lan, trước năm 2004 lượng cát và sỏi khai thác từ các khu vực ven biển
của Phần Lan chiếm không đáng kể. Từ năm 2004 trở lại đây, do nhu cầu VLXD tăng cao
lượng cát, sỏi khai thác từ biển của Phần Lan tăng đáng kể, năm 2004 sản lượng khai thác
đạt 1,6 triệu tấn và đên năm 2005 sản lượng khai thác đạt 2,388triệum3.
Tại Pháp VLXD khai thác từ biển chỉ chiếm một phần nhỏ (1%) trên tổng sản
lượng VLXD của quốc gia. Sản lượng khai thác trung bình những năm gần đây
khoảng 4,65 triệu m3. Tại một số khu vực như bờ biển Normandy, Brittany vàdọc theo
bờ biểnĐạiTâyDương việc khai thác VLXD từ biển bị hạn chế và nằm dưới quyền
kiểm soát của Chính phủ, sản lượng khai thác của các khu vực này khoảng 0,3-0,4
triệu m3/năm.
Tại Đức, khai thác VLXD từ biển diễn ra ở cả biển Baltic và biển Bắc. Sản
lượng VLXD khai thác từ biển trung bình khoảng 5triệu m3/năm. Cát khai thác ở biển
Baltic chủ yếu được sử dụng để san lấp, bảo tồn các bãi biển ven bờ. Trong những
năm gần đây, việc khai thác VLXD tại Đức đã bị hạn chế do lo ngại các ảnh hưởng
xấu đến môi trường. Tuy nhiên tại khu vực biển Bắc hoạt động khai thác vẫn được tiếp
tục để phục vụ nhu cầu VLXD tại Đức và một phần dùng để xuất khẩu.
Tại Vương quốc Anh, VLXD có nguồn gốc từ biển có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong ngành công nghiệp xây dựng, đặc biệt là ở Anh và xứ Wales, nơi có
khoảng 20% cát và sỏi được khai thác từ biển. Sản lượng cát-sỏi khai thác hàng năm
từ biển của nước Anh và xứ Wales đạt khoảng 13,25 triệu m3/năm, trong đó khai thác
tại bờ biển phía nam nước Anh khoảng 6 triệu m3, còn lại được khai thác tại xứ Wales
và các khu vực khác. Khối lượng cát, sỏi khai thác được từ biển một phần phục vụ
xây dựng trong nước và một phần được xuất khẩu sang Pháp, Bỉ và Hà Lan (khoảng
(3,6-4.200.000 m³/năm).
Như vậy có thể thấy, hoạt động khai thác VLXD từ đáy biển ở các nước trên
thế giới đã và đang diễn ra rất sôi động.
c) Tình hình khai thác khoáng sản biển sâu trên thế giới
Từ những năm 1970 các nước công nghiệp như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật,
Đức đã tập trung thăm dò khai thác các kết hạch đa kim trên đáy biển, đã có những dự
án được tiến hành khảo sát và nghiên cứu thử nghiệm.
Tuy nhiên, trước những rào cản về tác động môi trường trong quá trình khai
thác và những hạn chế về trình độ công nghệ khai thác biển sâu, hầu hết các dự án khai
thác kết hạch đa kim đáy biển mới chỉ thực hiện ở mức thí nghiệm đánh giá trữ lượng.
Tuy nhiên một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo
đuổi các nghiên cứu về tìm kiếm, thăm dò và công nghệ khai thác các kết hạch đa kim
ở đại dương.
Với chính sách mở rộng các vùng đất ở biển khơi nhằm phát triển kinh tế đất
nước trong thời kỳ mới, Trung Quốc đã tiến tới các vùng biển quốc tế ở xa bờ. Năm
1991, Cơ quan quản lý biển của Liên hợp quốc đã cho phép Trung Quốc khai thác kết
hạch đa kim ở khu vực rộng 150.000km 2 trên vùng biển Thái Bình Dương. Hiện nay,
5
khu khai thác quặng đặc quyền thứ hai ở vùng biển quốc tế của Trung Quốc cũng đang
được Liên hợp quốc cân nhắc, xem xét.
6
Bảng 1.2: Sản lượng khai thác VLXD từ biển tại các nước
TT
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Bỉ
584.759
963.709
957.908
1.448.116
1.232.773
1.448.413
1.602.040
1.669.488
1.443.669
3.893.302
1.392.901
1.685.170
1.900.974
1.911.057
1.619.216
1.653.804
1.551.000
1.364.165
(Nguồn:Cục
Hà Lan
6.954.216
8.426.896
13.356.764
12.769.685
14.795.025
14.795.025
13.554.273
16.832.471
23.149.633
22.751.152
22.506.588
22.396.786
25.419.842
36.445.624
33.837.614
23.887.937
23.589.846
28.757.673
thống
Sản lượng khai thác VLXD của các quốc gia (m3)
Tây Ban
Đan Mạch
Phần Lan CH Pháp
Đức
Nha
3.565.968
7.675.728
5.74 1.765
663.797
6.397.951
663.797
4.379.183
1.315.433
<500.000
4.323.618
2.186.176
<500.000
5.174.042
2.752.974
<500.000
5.306.214
415.834
<500.000
6.321.817
1.477.981
<500.000
6.402.894
1.667.668
691.609
6.661.685
1.408.231
12.035.548
492.000
441.019
7.116.343
410.000
467.000 1.046.077
5.413.210
298.295
464.000
501.875
5.574.213
83.500
464.000
509.186
6.185.859
792.660
475.000
603.043
6.460.000
792.660
1.600.000
470.500
626.448
11.050.000
48.662
2.388.000
472.000
723.581
kê
địa
chất
Vương
quốc Anh
12.384.941
11.316.779
13.300.758
15.736.601
16.032.275
14.985.848
13.775.048
15.932.126
13.889.690
13.712.245
13.213.062
13.389.199
12.981.178
12.781.708
Hoa
Hoa Kỳ
16.350.000
7.115.000
12.320.000
11.900.000
9.350.000
13.400.000
13.200.000
11.400.000
6.000.000
8.600.000
15.800.000
19.700.000
9.600.000
12.600.000
4.500.000
5.751.000
Kỳ)
Tại Nhật Bản, từ năm 1969 đến năm 1971, một dự án điều tra cơ bản để phát
triển tài nguyên khoáng sản biển sâu đã được thực hiện bằng nguồn tài chính đặc biệt
của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Năm 1972, chương trình 5 năm “Điều
tra cơ bản để thăm dò tài nguyên khoáng sản biển sâu” đã được thực hiện bởi cơ quan
Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Phần lớn diện
tích khảo sát nằm ở vũng Mariana và dãy núi ngầm Magellan. Các kết hạch sắt
mangan đã được thu thập từ nhiều vị trí ở độ sâu trên 5000m. Nhiều chương trình
nghiên cứu công nghệ khai thác kết hạch đã được duy trì từ đầu những năm 80. Năm
1982, chính phủ đã thông qua về mặt pháp lý cho việc thành lập Hiệp hội nghiên cứu
công nghệ hệ thống khai mỏ các kết hạch mangan gồm 20 công ty Nhật Bản và Viện
Khoa học công nghiệp, kỹ thuật và công nghệ cao Quốc gia (AIST).
Năm 2010, ngoài việc nghiên cứu các vùng biển xa, Nhật Bản đang tích cực
đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản quanh các vùng biển sâu
gần Nhật Bản với số vốn đầu tư lên đến 4 tỷ yên nhằm tìm quặng kim loại dưới đáy
biển như mangan, coban, chì và kẽm.
Công ty phát triển Khoáng sản đáy đại dương (DORD) của Nhật Bản đã ký hợp
đồng thăm dò, khai thác khoáng sản đáy đại dương với Cơ quan quyền lực đáy đại
dương vào ngày 20 tháng 6 năm 2001. Công ty hiện vẫn chưa tiến hành hoạt động
thăm dò nào nhưng các số liệu đã thu thập trước đó đang được tiến hành phân tích để
nghiên cứu các phương án đầu tư và thiết kế các pha thăm dò tiếp theo.
Ấn Độ tiến hành điều tra nghiên cứu về kết hạch đa kim từ những năm đầu thập
kỷ 80 của thế kỷ 20. Cục Phát triển đại dương (DOD) là cơ quan thực hiện các chương
trình với sự tham gia của các Bộ, sở, ngành, các cơ quan Chính phủ và các tổ chức tư
nhân. Ấn Độ chuẩn bị gia nhập Chương trình Khai thác Đại dương Hợp nhất (IODP),
một liên minh gồm 17 nước châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Tháng 8 năm 1987, Ấn Độ
được giao khu vực 150.000 km 2 ở miền Trung Ấn Độ Dương. Ấn Độ cũng đã hợp tác
với các nước như Nga, Đức, Nhật… trong điều tra, thăm dò khoáng sản kết hạch đa
kim.
Hàn Quốc, từ năm 1994 đã được cấp 150.000km2 để khai thác mỏ sunfur đa
kim thuộc đới đứt gãy Clarion-Clipperton, năm 2002 đã có 75.000km2 được điều tra
cơ bản. Năm 2007, bằng việc lấy mẫu phân tích kết hạch và số liệu phân tích môi
trường đã thành lập bản đồ môi trường cơ bản cho 40.000km2 diện tích vùng mỏ ưu
tiên. Trong năm 2007, Hàn Quốc cũng đã tổ chức hai đoàn khảo sát đo vẽ đáy biển với
mức độ chi tiết cao và nghiên cứu các mẫu trầm tích để lựa chọn 20.000km2 để ưu tiên
khai thác.
Công ty công ty khai thác mỏ Nautilus liên doanh giữa Ôxtrâylia và Cannada
cũng là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới tiến hành thăm dò đại dương ở
quy mô thương mại để tìm kiếm các mỏ sulfur chứa vàng và đồng. Công ty này vừa
nhận được giấy phép của chính quyền Papua New Guinea và bắt đầu khai thác xung
8
quanh các ống khói đen ở giữa ngoài khơi hòn đảo này vào giữa năm 2009. Những
mũi khoan thăm dò cho thấy trữ lượng đồng ở đây có thể lên đến hơn 2 triệu tấn. Công
ty đang tập trung vào dự án Solwara 1 nằm ở vùng nước sâu của Papua New Guinea ở
Tây Thái Bình Dương.
Năm 2008, công ty Nautilus đã công bố tóm tắt kết quả thăm dò ở Tonga, đây
là chương trình thăm dò vùng nước sâu với quy mô thương mại tại khu vực đặc quyền
kinh tế của Vương quốc Tonga.
Trong năm 2008, chương trình thăm dò kết hợp đã xác định được 10 khu vực
tích tụ sulfur (SMS) khổng lồ mới ở đáy biển của Tonga. Trong đó 6 hệ thống đã được
Nautilus đo vẽ vào giữa tháng 9 năm 2008. Kết quả này bổ xung vào 4 hệ thống do
công ty Tech-company phát hiện ra, Tech-company đóng góp 4 khu vực triển vọng
vào thoả thuận liên doanh với Nautilus. Kết quả tìm kiếm này cho thấy nguồn tài
nguyên lớn mà Nautilus theo đuổi đã đạt được mục tiêu và kết quả đã được kiểm tra.
Phần lớn của chương trình khảo sát năm 2008 tập trung vào kiểm tra các mục
tiêu trong một dải tương đối ngắn 100 km/1.500km mà Nautilus đã xin phép thăm dò.
Đã xác định được thành phần khoáng hoá chủ yếu là kẽm với hàm lượng cao.
Ngoài ra, Nautilus cũng xin được thăm dò và khai thác một diện tích 591 km 2, ở
độ sâu 1,6 km trong 25 năm ở biển Bismark, nằm về phía bắc Papua New Guinea. Uớc
tính các mỏ đang thăm dò hiện nay có giá trị khoáng sản là một tỷ đô la Mỹ (theo giá
khoáng sản hiện nay). Công ty này đang sử dụng kết hợp công nghệ khai thác được
phát triển trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ ở ngoài khơi để khai thác khoáng
sản đáy biển sâu.
Tháng 7/2009, Tập đoàn Khoáng sản của CHLB Nga đã khám phá mỏ quặng
hỗn hợp rất giàu tại khu vực dải núi ngầm giữa Đại Tây Dương ở độ sâu gần 4 km với
dự đoán tài nguyên hơn 13 tỷ tấn. Gần đây nhất, Nga đã phát hiện vỉa quặng kim loại
hỗn hợp lớn, bao gồm sắt, đồng, kẽm, nikel trên đáy Đại Tây Dương. Tập đoàn
Khoáng sản Liên Bang Nga “Polimetall” đang nghiên cứu vỉa quặng coban ở Thái
Bình Dương. Hiện Tập đoàn “Polimetall” đã có 1 Hợp đồng ký năm 2001 với Cơ quan
quyền lực về thăm dò khoáng sản đáy đại dương để chuẩn bị mở rộng phạm vi tìm
kiếm.
1.1.1.2.
Tình hình nghiên cứu đánh giá và khai thác khoáng sản rắn đáy biển
ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng
Ở Việt Nam hiện nay việc khai thác sa khoáng và VLXD từ biển chưa được cấp
phép chính thức từ các cơ quan quản lý. Ngoại trừ một số dự án khai thác cát ven biển
dưới hình thức tận dụng sản phẩm nạo vét luồng lạch cửa sông như các dự án sau: (1)
Dự án nạo vét khai thông cửa Lở sông Vệ của Công ty cổ phần Saphia quốc tế - chi
nhánh tại Quảng Ngãi, dự tính 30.000 tấn cát đầu tiên từ việc nạo hút cửa sông này sẽ
được xuất khẩu sang Singapore theo hợp đồng 20 triệu mét khối được thực hiện trong
9
ba năm; (2) Dự án khai thác cát san lấp phục vụ khu lấn biển Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh. Khu vực khai thác là mỏ cát cách bờ 4km nằm ở độ sâu trung bình 4,7m.
Sản lượng khai thác dự kiến khoảng 5 triệu mét khối cát được khai thác bằng tàu hút
và bơm theo đường ống về bãi san lấp cách khu vực khai thác 4km.
Tại các tỉnh như Thanh Hóa (khu vực cửa biển Lạch Hới), Thừa Thiên Huế (bãi
biển xã Vinh Thanh), Đà Nẵng (khu vực vịnh Đà Nẵng), Trà Vinh (xóm Khâu Lầu, xã
Trường Long Hà)… vẫn thường diễn ra hoạt động khai thác cát biển với quy mô vừa
và nhỏ.
Nhu cầu khai thác vật liệu xây dựng đáy biển thực sự đang rất cao đối với cả
các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài. Nhu cầu này
xuất phát từ giá trị kinh tế việc khai thác cát, và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế biển,
cụ thể như trường hợp tỉnh Sóc Trăng sau đây:
Ngày 19 tháng 2 năm 2003, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng có công văn số
133/CV.HC.03 gửi Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công
ty Rohde Nielsen A/S đề nghị thực hiện dự án hợp tác thăm dò và khai thác cát biển tại
tỉnh Sóc Trăng. Xem xét ý kiến đề xuất của tỉnh Sóc Trăng, Chính phủ đã có ý kiến chỉ
đạo tại công văn số số 1331/VPCP-QHQT ngày 23 tháng 3 năm 2004 cần “khẩn
trương hoàn tất việc thăm dò, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng ven biển
Sóc Trăng để có căn cứ cho các doanh nghiệp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,
cũng là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định các dự án
đầu tư vào khu vực này”.
Tổng tài nguyên dự báo đối với khoáng sản vật liệu xây dựng đáy biển tỉnh Sóc
Trăng là 13,9 tỷ m3, trong đó diện tích cát có triển vọng làm vật liệu xây dựng tốt nhất
là khu vực phía Đông Bắc Công Đảo, với diện tích là 350km2, tài nguyên dự báo là
1.937 tỷ m3 (chiều dày tập trầm tích là 10m). Nếu tính khai thác 35% tổng trữ lượng
dự báo (~ 0,7 tỷ m3), thì lợi nhuận đem lại cho tỉnh Sóc Trăng theo như công ty Rohde
Nielsen A/S xác định năm 2003 (lợi nhuận ~ 30 đến 50 cent/m3) là 350 triệu USD
(tương đương với 7.700 tỷ đồng theo tỷ giá USD năm tháng 5/2012); nếu tính chỉ khai
thác 10% tài nguyên dự báo (~0,2 tỷ m3), lợi nhuận đem lại cho tỉnh Sóc Trăng là 100
triệu USD (tương đưong với 2.200 tỷ đồng theo tỷ giá USD năm tháng 5/2012). Đây
thực sự là một nguồn thu không nhỏ đối với tỉnh Sóc Trăng nếu như các dự án đầu tư
khai thách được đưa vào thực hiện. Nguồn thu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân tỉnh Sóc Trăng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu dân
giàu, nước mạnh của Đảng và Nhà nước.được minh chứng bằng ví dụ của tỉnh Sóc
Trăng trong những năm gần đây.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá tác động môi trường liên quan đến khai
thác khoáng sản rắn đáy biển
10
1.1.2.1.
Công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt
động có liên quan đến khai thác khoáng sản biển của các nước trên
thế giới
Viêc khai thác khoáng sản rắn đáy biển đang diễn ra ở nhiều quốc gia có biển
trên thế giới và hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên,
nếu không có đánh giá, kiểm soát các tác động xấu từ các hoạt động này thì nguy cơ ô
nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên là vấn đề tất yếu. Nhận thức được nguy cơ
xấu này, từ đầu những năm 80 các nước trên thế giới đã quan tâm tới vấn đề đánh giá
tác động môi trường, một mặt giúp nâng cao năng lực nghiên cứu biển, mặt khác cung
cấp cơ sở cho các cơ quan ban hành luật trong nước và quốc tế để bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Đánh giá tác động môi trường được coi là công cụ chủ đạo nhằm
đảm bảo rằng các vấn đề môi trường được xem xét trong quá trình xây dựng và triển
khai Dự án đầu tư.
Tại Mỹ, có riêng một tổ chức chịu các trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới
môi trường trong khai thác khoáng sản là Cục Quản lý Khoáng sản (the Minerals
Management Service - MMS) thuộc Bộ Nội vụ Mỹ (U.S. Department of Interior DOI). Việc bảo vệ môi trường và tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý cho việc ban hành
những biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường trong toàn bộ hoạt động thăm dò
và khai thác khoáng sản biển là một trong những nhiệm vụ chính của MMS. Do đó,
MMS đã dựa trên những yêu cầu của Đạo luật về chính sách môi trường quốc gia (the
National Environmental Policy Act - NEPA) và những quy định của Hội đồng chất
lượng môi trường (Council of Environmental Quality - CEQ), để thực hiện các phân
tích và đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản biển dự định
tiến hành dựa trên những trường hợp cụ thể. Tài liệu này cung cấp cho MMS những
hướng dẫn cụ thể trong việc quy định các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
của những hoạt động khai thác khoáng sản biển trong tương lai tại vùng thềm lục địa
(OCS) của Mỹ. Nhìn chung, các yêu cầu chính trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường của Mỹ luôn đảm bảo được ba yêu cầu chính là:
(1) Dự đoán tác động môi trường;
(2) Thiết lập các mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường;
(2) Cung cấp tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát mục tiêu giảm thiểu tác động
môi trường.
Vương quốc Anh cũng là quốc gia có sản lượng vật liệu xây dựng được khai
thác từ biển lớn. Cơ quan cấp phép khai thác tại Vương quốc Anh là Estate Crown.
Các khu vực khai thác chủ chính là phía ngoài cửa sông Thames, Great Yarmouth và
khu vực đảo Wight. Công tác đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động khai
thác khoáng sản biển đã được quan tâm. Tại Anh nội dung của công tác đánh giá tác
động môi trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
11
(1) Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu;
(2) Xác định các tác động đến môi trường;
(3) Xác định các phương pháp đánh giá tác động và so sánh với các tiêu chuẩn
môi trường;
(4) Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng đến môi trường;
(5) Đề xuất các biện pháp giám sát môi trường.
Trong quá trình ĐTM của các hoạt động KTKSRĐB, các chủ đầu tư tại Vương
Quốc Anh cần phải tuân thủ hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược (Strategic
Environmental Assessment - SEA). Vai trò của SEA trong khai thác tổng hợp biển
được hiểu như một phương pháp tiếp cận, SEA có thể cung cấp một chiến lược phù
hợp và phương pháp tiếp cận bền vững cho việc xác định và phân bổ các khu vực khai
thác tổng hợp biển ở các vùng nước biển Anh. Mục tiêu chính của SEA là "Lồng ghép
các vấn đề môi trường vào việc chuẩn bị và thông qua các kế hoạch và chương trình
nhằm thúc đẩy phát triển bền vững". Trách nhiệm quan trọng để kiểm sóat các nhà đầu
tư để tiến hành SEA thuộc về Chính phủ và các cơ quan quản lý.
Ấn Độ cũng là nước có hoạt động khai thác khoáng sản biển từ khá sớm. Nhận
thức được tầm quan trọng của môi trường đới ven bờ và nhu cầu cần thiết phải bảo tồn
đới bờ từ các tác động của khai thác khoáng sản biển, Ấn Độ đã tiến hành đánh giá tác
động môi trường với mục đích:
(1) Đánh giá các điều kiện môi trường có liên quan tới các loại hình sa khoáng
dọc theo bờ biển phía đông và tây Ấn Độ;
(2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm dự báo tác động môi trường từ hoạt
động khai thác;
(3) Xây dựng các quy định cụ thể về quan trắc và thu thập dữ liệu môi trường;
(4) Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường cho các mỏ sa khoáng khác nhau.
Tại Australia, các cơ quan Chính phủ và địa phương có trách nhiệm quản lý
việc khai thác cát và sỏi từ đáy biển. Các công ty khai thác phải được chấp nhận từ cấp
có thẩm quyền có liên quan trước khi tiến hành việc khai thác cát và sỏi. Các dự án
khai thác phải lập báo cáo ĐTM và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong
suốt thời gian khai thác. Báo cáo ĐTM được hoàn thành sau khi có sự thống nhất của
các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương có liên quan và được thông báo
công khai để lấy ý kiến đóng góp của người dân, các nhóm cộng đồng, các cơ quan
Chính phủ và các bên có quan tâm khác trước khi quyết định đưa ra áp dụng để có thể
triển khai việc khai thác.
Nhật Bản là quốc gia sử dụng vật liệu xây dựng khai thác từ đáy biển lớn nhất
trên thế giới. Chính quyền địa phương cấp giấy phép cho việc khai thác phải dựa trên
hệ thống luật liên quan đến sự an toàn của biển, bảo vệ môi trường biển, bảo vệ các
12
bến cảng, bờ biển, các nguồn sinh vật biển, bảo vệ nước biển không bị ô nhiễm, các
khu vực cảng. Việc khai thác được phép chỉ khi các hoạt động khai thác đáp ứng được
các yêu cầu về tự nhiên về luật pháp và kỹ thuật. Nhằm mục đích bảo vệ đường bờ
biển, việc khai thác trên biển giới hạnngoài 1km so với bờ biển. Đồng thời, Chính phủ
ngăn cấm việc khai thác ở những vùng nước sâu dưới 30 mét. Những yêu cầu này
chính là cơ sở để tiến hành đánh giá tác động môi trường ở Nhật Bản đối với các hoạt
động khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển.
Đối với Malaysia, việc quản lý khai thác cát biển do Chính phủ và các cấp
chính quyền địa phương kiểm soát tùy theo mức độ đầu tư và quy mô khai thác. Trong
giới hạn 3 hải lý từ bờ biển thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương. Ngoài 3
hải lý là lãnh hải do chính phủ quản lý và cấp phép khai thác. Các dự án có diện tích
vùng khai thác trên 50 ha (0,5 km2) đều phải tiến hành ĐTM. Chính phủ Malaysia
không cho phép tiến hành khai thác ở những khu vực cách bờ chưa đến 1,5 km và khu
vực có độ sâu dưới 10 mét. Điều này đảm bảo rằng việc nạo vét sẽ không phá vỡ sự
cân bằng của sự di chuyển trầm tích gần bờ. Nếu như không thể đáp ứng được yêu cầu
này do các điều kiện thực tiễn, các lý do kỹ thuật hoặc lý do kinh tế, thì bắt buộc phải
tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
1.1.2.2.
Công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt
động có liên quan đến khai thác tài nguyên biển và ven biển ở Việt
Nam
Từ năm 1999, sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường với quy định đánh giá tác
động môi trường đã bao quát các đơn vị khi đầu tư xây dựng những công trình, dự án
mới trong tất cả các lĩnh vực. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và
đánh giá tác động môi trường cũng ngày càng được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả
bảo vệ môi trường Việt Nam. Trong đó công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động
môi trường các hoạt động có liên quan đến khai thác tài nguyên biển và ven biển đã
được quan tâm, chú trọng.
Như các phần trên đã trình bày, các hoạt động KTKSRĐB chưa được triển khai ở
Việt Nam do thiếu các văn bản pháp lý…vì thế để có thể xây dựng các quy định,
hướng dẫn ĐTM cho các dự án KTKSRĐB cần phải tham khảo các hướng dẫn, quy
định tài liệu có liên quan đến ĐTM của các chuyên ngành có liên quan đến biển và
khai thác khoáng sản. Dưới đây là một số đánh giá tổng quan về quy định về ĐTM của
3 lĩnh vực:
- Thăm dò, khai thác dầu khí;
- Nuôi trồng thủy sản trên biển;
- Khai thác sa khoáng và VLXD ven biển, cửa sông.
a)
Thăm dò, khai thác dầu khí
13
Trong lĩnh vực hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, vận
chuyển, chế biến, kinh doanh dầu khí hệ thống các văn bản ĐTM cũng đã được ban
hành và việc thực hiện các công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các
hoạt động dầu khí đã được tiến hành trong hơn 20 năm qua. Hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật, quy định, quy trình kỹ thuật phục vụ thực hiện ĐTM và lập báo cáo
ĐTM cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, vận chuyển, chế
biến, kinh doanh dầu khí đã được xây dựng tương đối đầy đủ và đã được áp dụng có
hệ thống. Các báo cáo ĐTM của các dự án dầu khí trên thế giới nói chung và ở nước
ta được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp lý của các nước sở tại và các công ước,
điều ước quốc tế mà nước đó tham gia (ví dụ như UNCLOS, Công ước Ramsa, Công
ước London, MARPOL, Nghị định thư Kyoto, v.v…) , áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường bắt buộc áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của quốc gia
sở tại, các tiêu chuẩn, hướng dẫn đã được áp dụng rộng rãi của ngành công nghiệp dầu
khí thế giới như: (i) Hướng dẫn quản lý nước thải của Diễn đàn Thăm dò & Khai
thác-E&P Forum, (ii) Tài liệu kỹ thuật Quản lý môi trường trong thăm dò và khai thác
dầu khí của E&P Forum và Diễn đàn môi trường dầu khí biển của Chương trình Môi
trường Liên Hợp Quốc-UNEP (iii), Chính sách Sức khỏe và An toàn của Cơ quan
Điều hành Sức khỏe và An toàn-HSE, (iv)Sổ tay môi trường của Liên đoàn các nhà
thầu địa vật lý thế giới-IAGC (2001) (v) Hướng dẫn của Hiệp hội Hải sản Anh
(UKOOA, tháng 4 năm 1995),v.v...
b)
Nuôi trồng thủy sản trên biển
Trong lĩnh vực thủy sản, Việt Nam trong hơn 10 năm qua đã có bước phát triển
vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh trên thế
giới. Trong đó, nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản
lượng, giá trị xuất khẩu và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là vùng
nông thôn ven biển.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh
tế - xã hội nhưng mặt khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng gây ra không ít tác
động xấu tới môi trường
Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững cần có một khuôn khổ pháp lý cho
quản lý và bảo vệ môi trường vùng ven biển Việt Nam. Luật Thuỷ sản của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành
từ01/07/2004; Cùng với Luật bảo vệ môi trường, hai bộ luật này tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược đối
với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Nhận rõ tính cấp thiết của công tác quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản
ven biển, tháng 1/2007 Bộ Thủy sản (nay là Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn)đã ban hành Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường nuôi
trồng thủy sản ven biển. Bản hướng dẫn đã cung cấp những hướng dẫn kỹ thuật có thể
14
sử dụng để đánh giá các tác động môi trường khi xây dựng một dự án nuôi trồng thuỷ
sản và đề xuất những biện pháp thực tiễn giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi
trường. Mặt khác Hướng dẫn cũng hỗ trợ cho việc thực thi Luật bảo vệ môi trường và
Luật thuỷ sản trong hoạt động quản lý môi trường nuôi trồng thỷ sản ven biển tại Việt
Nam.
c) Khai thác sa khoáng và VLXD ven biển, cửa sông
Đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản biển. Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản
pháp lý nào được cơ quan có thẩm quyền ban hành để quản lý, hướng dẫn đánh giá tác
động môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản biển. Đối với một số dự án khai
thác vật liệu xây dựng ở các khu vực ven biển, báo cáo đánh giá tác động môi trường
cũng đã được xây dựng để đáp ứng các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nội dung báo
cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo hướng dẫn chung cho các dự án
phát triển, thiếu các đánh giá mang tính đặc thù của hoạt động khai thác khoáng sản
biển, làm cho báo cáo đánh giá tác động môi trường phần nào thiếu tính thực tiễn.
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài nguyên khoáng sản rắn đáy biển
1.2.1.1.
a)
Nhóm các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Phương pháp lộ trình khảo sát địa chất trên bờ
Vùng bãi triều và đất liền ven biển tỉnh Sóc Trăng chủ yếu được cấu tạo bởi bùn
sét, bùn cát, cát bột, vì vậy tiến hành các lộ trình để khảo sát rất khó khăn. Ở đây các
loại ghe xuồng nhỏ được sử dụng để di chuyển theo mạng lưới kênh rạch và ven biển
khi thi công thực địa. Nghiên cứu đặc điểm trầm tích và thu thập các loại mẫu, địa chất
lộ ra trên đới bờ, các cấu tạo bãi triều và xem xét mối quan hệ giữa các trầm tích dưới
biển và trầm tích trên lục địa;
b)
Phương pháp lộ trình khảo sát nghiên cứu địa chất, trầm tích trên biển.
Khảo sát địa chất lấy mẫu theo mạng lưới đã được thiết kế của toàn đề án. Sử
dụng các kết quả khảo sát địa hình, địa chấn nông độ phân giải cao, phổ gamma, sonar
quét sườn để định hướng cho công tác lấy mẫu các loại (đan dày mạng lưới, bổ sung
12 trạm khảo sát ở diện lộ Pleistocen ở khu vực tây nam vùng nghiên cứu ở độ sâu 1820m nước)
c) Phương pháp lấy mẫu trầm tích.
- Dọc đường bờ bãi triều, tại các trạm khảo sát, mẫu trầm tích được lấy trên
mặt, và trong các hố đào;
- Trên biển: mẫu được lấy bằng cuốc đại dương (mẫu mặt) và mẫu ống phóng
trọng lực (cột mẫu có thể dài từ vài chục centimet tới vài mét).
15
- Nghiên cứu theo chiều sâu của cột địa tầng trầm tích: mẫu được lấy theo các
ống phóng trọng lực, ống phóng piston, mẫu hút piston tay, các lỗ khoan tay, khoan
thổi và trong các lỗ khoan máy ở bãi triều.
1.2.1.2.
Nhóm các phương pháp trong phòng
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: được tiến hành trong quá trình lập đề
cương và trong thời gian thi công, gồm các dạng tài liệu: các bài báo, báo cáo, công
trình đo vẽ địa chất, kết quả phân tích, …. có liên quan đến vùng nghiên cứu
- Các phương pháp phân tích mẫu (độ hạt, thạch học, định lượng toàn diện các
đá bở rời, khoáng vật sét, cổ sinh, tuổi tuyệt đối...).
+ Phương pháp phân tích thành phần độ hạt
Các mẫu trầm tích Đệ tứ của vùng nghiên cứu được phân tích chủ yếu bằng hai
phương pháp rây và pipet:
- Phương pháp rây: phương pháp này áp dụng cho trầm tích có thành phần cấp
hạt > 0,1 m m . Bộ rây sử dụng là rây 10√10 .
- Phương pháp pipet được áp dụng để phân tích trầm tích có thành phần cấp hạt
< 0,1mm.
Kết quả của hai phương pháp trên sẽ cho ta hàm lượng % của các cấp hạt từ thô
tới mịn. Từ kết quả này sẽ dựng đường cong tích luỹ và tính toán các hệ số độ hạt Md
(kích thước hạt trung bình ), So (độ chọn lọc), Sk (hệ số bất đối xứng) theo phương
pháp Trask.
+ Phương pháp xác định thành phần khoáng vật vụn cơ học
Xác định thành phần khoáng vật nặng: được phân tích theo thành phần cấp hạt
và dùng dung dịch Bromofort có tỉ trọng d= 2,9. Khoáng vật nặng chủ yếu là các
khoáng vật phụ, khoáng vật tạo đá giầu sắt, magnhe và một số khoáng vật trầm tích
khác. Khoáng vật nặng rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu địa tầng, xác định nguồn
cung cấp vật liệu. Khi nghiên cứu chú ý vào từng loại khoáng vật hoặc từng tổ hợp
khoáng vật.
Phương pháp phân tích định lượng toàn diện các đá bở rời: Sử dụng bộ rây tách
thành 5 cấp hạt (0,063-0,1; 0,1-0,25; 0,25-0,5; 0,5-1,0; >1,0 mm), sau đó từng cấp hạt
được phân tích dưới kính hai mắt. Phương pháp này cho phép xác định định lượng
thành phần nhóm khoáng vật tạo đá, khoáng vật tại sinh, nhóm mảnh vụn sinh vật. Từ
đó có thể tái lập lại điều kiện thành tạo, cũng như điều kiện cổ địa lý của tầng trầm
tích.
+ Phương pháp xác định định lượng thành phần khoáng vật sét bằng các phân
tích Rơnghen định lượng, Nhiệt vi sai.
Các phương pháp này cho phép xác định hàm lượng % của từng khoáng vật sét
có trong mẫu hoặc mức độ ưu thế của các loại khoáng vật. Căn cứ vào đặc điểm hàm
16
lượng tỷ lệ này giúp cho việc xác định tính chất của môi trường trầm tích. Ngoài ra,
nghiên cứu xác định thành phần khoáng vật sét dùng để xác định và đánh giá chất
lượng về mặt khoáng sản sét.
+ Phương pháp phân tích cổ sinh
Trong đề án này đã sử dụng kết quả phân tích các nhóm vi cổ sinh gồm
Foraminifera, bào tử phấn hoa, tảo vôi, tảo silic nhằm xác định tuổi và môi trường
thành tạo trầm tích cũng như luận giải về điều kiện cổ địa lý.
+ Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối bằng 14C
Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối bằng phương pháp đồng vị 14C được sử
dụng để luận giải, so sánh, phân chia địa tầng trầm tích Đệ Tứ, đồng thời nhằm xác
lập lịch sử phát triển của các thành tạo Đệ tứ cho vùng nghiên cứu.
- Các phương pháp xử lý, luận giải kết quả phân tích, tính toán các tham số
trầm tích, khoáng vật.
- Phương pháp thạch địa tầng
- Phương pháp sinh địa tầng
- Phương pháp địa chấn địa tầng
- Phương pháp liên hệ so sánh
- Phương pháp phân tích nhịp, chu kỳ trong trầm tích Đệ tứ
1.2.1.3. Nguyên tắc phân vùng triển vọng khoáng sản biển
Dựa theo các tiền đề, dấu hiệu đã biết để phân tích, so sánh một cách tổng quát
mối quan hệ giữa chúng cũng như qui mô trữ lượng, chất lượng, khả năng sử dụng...
để có thể phân vùng triển vọng khoáng sản. Ở đây khoanh định các diện tích có triển
vọng dựa theo tiêu chuẩn sau :
a) Triển vọng khoáng sản kim loại
Vùng triển vọng loại (A)
+ Có tiền đề thuận lợi được xác định (vùng phát triển các tướng trầm tích địa
mạo cổ như bãi biển cổ, bờ biển cổ, lòng sông cổ, cồn cát chôn vùi có điều kiện
tích tụ sa khoáng nằm gần hoặc không xa nguồn cung cấp sa khoáng).
+ Có các mỏ, điểm quặng ở trên bờ và đáy biển lân cận vùng triển vọng đã được
phát hiện.
+ Có các dị thường trọng sa, dị thường các nguyên tố quặng, các dị thường xạ
phổ thori, uran....
+ Có hàm lượng trung bình các khoáng vật quặng Ti-Zr-TR lớn hơn 5.000g/m3
(0,33%).
17
Vùng triển vọng loại (B)
+ Có tiền đề thuận lợi được xác định (vùng phát triển các tướng trầm tích địa
mạo cổ như bãi biển cổ, bờ biển cổ, lòng sông cổ, cồn cát chôn vùi có điều kiện
tích tụ sa khoáng nằm gần hoặc không xa nguồn cung cấp sa khoáng).
+ Có các mỏ, điểm quặng ở trên bờ và đáy biển lân cận vùng triển vọng đã được
phát hiện.
+ Có các dị thường trọng sa, dị thường các nguyên tố quặng, các dị thường xạ
phổ thori, uran....
+ Có hàm lượng trung bình các khoáng vật quặng Ti-Zr-TR từ 1.000g/m3 đến
5.000g/m3 (0,33%).
Vùng tập trung sa khoáng loại (C)
+ Có điều kiện tích tụ trầm tích nhưng có ít hoặc chưa rõ biểu hiện khoáng sản.
+ Có tiền đề thuận lợi được xác định (vùng phát triển các tướng trầm tích địa
mạo cổ như bãi biển cổ, bờ biển cổ, lòng sông cổ, cồn cát chôn vùi có điều kiện
tích tụ sa khoáng).
+ Có các dị thường trọng sa, dị thường các nguyên tố quặng, các dị thường xạ
phổ thori, uran.... bậc thấp
+ Có hàm lượng trung bình các khoáng vật quặng Ti-Zr-TR nhỏ hơn 1.000g/m3
(0,06%).
Cấp tài nguyên dự kiến là 334a, 334b.
b) Triển vọng vật liệu xây dựng
Vùng triển vọng loại (a)
+ Có kết quả phân tích các mẫu tầng mặt hoặc dưới sâu đạt tiêu chuẩn chất lượng
vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng Việt Nam (cát dùng cho bê tông nặng, cát
dùng làm vữa xây trát …), có cấu trúc thuận lợi, được xác định rõ các yếu tố địa
chất liên quan với khoáng sản đã biết, cả trên băng địa chấn nông độ phân giải
cao.
+ Xác định được chiều dày lớp trầm tích triển vọng vật liệu xây dựng bằng các
công trình sâu (khoan, hút piston tay…) kết hợp với luận giải qua tài liệu địa
chấn nông độ phân giải cao.
+ Chiều dày lớp trầm tích >1m.
Vùng triển vọng loại (b)
+ Có kết quả phân tích các mẫu tầng mặt hoặc dưới sâu đạt tiêu chuẩn chất lượng
vật liệu xây dựng của Bộ Xây dựng Việt Nam (cát dùng làm vữa xây trát, cát san
lấp), có cấu trúc thuận lợi được xác định rõ các yếu tố địa chất liên quan với
18
khoáng sản đã biết, kể cả trên băng địa chấn nông độ phân giải cao, có dấu hiệu
vật liệu xây dựng như cát sạn có khả năng đạt chất lượng.
+ Xác định được chiều dày lớp trầm tích triển vọng vật liệu xây dựng bằng luận
giải qua tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao.
+ Chiều dày lớp trầm tích >1m.
Vùng triển vọng khoáng sản loại (c): Các diện tích còn lại có tiềm năng vật liệu
xây dựng, vật liệu san lấp..v..v
Cấp tài nguyên dự kiến là 334a, 334b.
1.2.1.4.
Phương pháp tính tài nguyên khoáng sản
a) Phương pháp tính tài nguyên dự báo sa khoáng biển
Từ kết quả khoanh vẽ vành trọng sa, luận giải tài liệu địa chấn nông độ phân
giải cao, cột địa tầng lỗ khoan, ống phóng xác định các vành trọng sa có triển vọng sa
khoáng làm cơ sở để tính tài nguyên dự báo.
Tài nguyên dự báo có triển vọng sa khoáng được tính theo công thức:
Q=S×H×X
Q: Là tài nguyên dự báo của các khoáng vật trọng sa.
S: Là diện tích phân bố sa khoáng theo kết quả phân tích trọng sa.
H: Là chiều dày của lớp trầm tích chứa sa khoáng.
Ở khu vực bãi triều, H được xác định dựa trên các tài liệu khoan tay và khoan
máy bãi triều, khoan máy cửa sông. Ở độ sâu lớn hơn 1,5m nước H được xác định dựa
theo các tài liệu địa vật lí, ống phóng piston, ống phóng trọng lực, khoan thổi….
X: Là hàm lượng trung bình của tổng khoáng vật nặng của các trạm khảo sát
được lấy mẫu và phân tích trong diện tích có triển vọng sa khoáng.
b) Phương pháp tính tài nguyên dự báo vật liệu xây dựng (VLXD)
Tài nguyên dự báo VLXD (Q) được tính theo công thức:
Q = S × L × k.
Trong đó:
Q: Là tài nguyên dự báo của VLXD
S: Diện tích khu vực có triển vọng VLXD
L: Chiều dày trung bình của khu vực có triển vọng VLXD
k: Hệ số xác định hợp phần có ích sử dụng làm VLXD.
Các chỉ số này được xác định như sau:
- Diện tích khu vực có triển vọng vật liệu xây dựng (S) được xác định trên cơ sở
khoanh nối các điểm khảo sát có trầm tích đạt chất lượng làm VLXD. Trước đây theo
19