Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.67 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT TP.HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THỊ THU HẰNG

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HIỆP
ĐỊNH GATS VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 62.38.50.01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS MAI HỒNG QUỲ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – năm 2017


1


2
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Đề tài: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HIỆP ĐINH GATS
VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT NAM
1. Đặt vấn đề
Việc xác định những nguyên tắc cơ bản trong GATS rất quan
trọng. Vì hiểu được chúng là hiểu được bản chất của GATS và đảm bảo
rằng chúng ta có thể thực thi đúng nghĩa vụ của mình trong GATS tránh
những vi phạm có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó,
việc nắm rõ các nguyên tắc cơ bản của GATS giúp Việt Nam có thể tự bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ thương mại dịch vụ
quốc tế.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận về nguyên tắc cơ bản của GATS, đưa ra những tiêu chí để xác
định một quy tắc là nguyên tắc cơ bản của GATS, chỉ ra những quy định
còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn trong GATS. Bên cạnh đó, luận án cũng
nghiên cứu về một số án lệ của WTO về thương mại dịch vụ để khuyến cáo
Việt Nam về cách giải thích và vận dụng nguyên tắc cơ bản trong GATS
của cơ quan tài phán. Đồng thời luận án cũng đánh giá việc Việt Nam thực
hiện những nguyên tắc cơ bản của GATS, từ đó đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật và thủ tục trong nước liên quan đến thương mại
dịch vụ theo hướng phù hợp với GATS và những cam kết của Việt Nam.
3. Những điể m mới của luâ ̣n án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có
hệ thống về những nguyên tắc cơ bản của GATS và đánh giá vấn đề thực
thi các nguyên tắc cơ bản của GATS của Việt Nam.
Luận án cũng chỉ ra một số quy định chưa phù hợp liên quan đến
việc hiểu và vận dụng các nguyên tắc cơ bản của GATS, từ đó đưa ra
những khuyến cáo cho Việt Nam. Đồng thời luận án cũng đưa ra những
kiến nghị là cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp


3
luật điều chỉnh thương mại dịch vụ trong nước theo hướng phù hợp với các
quy định và cam kết của GATS.
Luận án là tài liệu nghiên cứu, tham khảo và học tập mang tính
toàn diện về các nguyên tắc cơ bản của GATS – với tính cách là những
nguyên tắc nền tảng mang tính kim chỉ nam cho những hiệp định thương
mại có liên quan đến dịch vụ thế hệ mới.
4. Kết cấu của luận án
Luận án có 3 phần: Phần mở đầu, phần tổng quan về vấn đề nghiên

cứu, phần nội dung. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận án bao
gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận về nguyên tắc cơ bản của GATS;
Chương 3: Những vấn đề pháp lý trong thực thi các nguyên tắc cơ
bản của GATS qua một số án lệ của WTO;
Chương 4: Đánh giá việc Việt Nam thực thi các nguyên tắc cơ bản
của GATS và một số khuyến nghị đảm bảo tuân thủ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ LUẬN ÁN
Nhìn chung,những công trình nghiên cứu trong nước chuyên sâu về
luật thương mại dịch vụ quốc tế còn ít, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện tổng thể cả về lý luận và thực tiễn về những nguyên tắc
cơ bản của GATS cũng như vấn đề thực thi chúng. Ở nước ngoài, số lượng
công trình, bài viết về GATS phong phú hơn ở Việt Nam. Tuy vậy vẫn
chưa có công trình, bài viết nào tiếp cận GATS dựa trên các nguyên tắc cơ
bản của nó. Từ việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, việc xây dựng và vận hành GATS được khẳng định là dựa
trên một số nguyên tắc cơ bản.
Hai là, các công trình nghiên cứu, bài viết nếu có đề cập đến
nguyên tắc cơ bản của GATS cũng chỉ mang tính trình bày sơ bộ dựa theo


4
quy định của GATS, chưa có sự phân tích sâu, lý giải rằng tại sao lại xác
định những nguyên tắc đó là cơ bản, và vai trò của các nguyên tắc cơ bản
đó.
Ba là, về những tiêu chí xác định nguyên tắc cơ bản của GATS. Có
thể nói, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các tiêu chí để

chỉ ra một tư tưởng hay phương hướng nào đó trở thành nguyên tắc cơ bản
của GATS.
Bốn là, về những yêu cầu để thực thi mỗi nguyên tắc cơ bản của
GATS. Để đảm bảo mỗi nguyên tắc cơ bản của GATS đều được thực thi
trên thực tế, GATS đã có những quy định về nội dung, yêu cầu tuy nhiên
mang tính chung chung, khái quát cao, do nó điều chỉnh mối quan hệ
thương mại dịch vụ giữa các quốc gia ở tầm vĩ mô.
Năm là, thực tiễn vận dụng các nguyên tắc cơ bản của GATS vào
trong giải quyết các tranh cấp thương mại quốc tế về dịch vụ. Các công
trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như không được tìm thấy ở Việt Nam.
Sáu là, việc thực thi các nguyên tắc cơ bản của GATS của Việt
Nam. Mặc dù Việt Nam gia nhập WTO đã được hơn 10 năm và cũng đã
hoàn thành Báo cáo rà soát chính sách thương mại lần thứ nhất cho Ban thư
ký WTO.
Bảy là, mối quan hệ giữa các nguyên tắc cơ bản của GATS. Các
nguyên tắc cơ bản của GATS được đặt ra nhằm theo đuổi mục tiêu tự do
hoá thương mại dịch vụ. Do vậy các nguyên tắc này có mối quan hệ gắn bó
lẫn nhau để ngăn chặn những biện pháp gây hạn chế thương mại dịch vụ.
Tám là, việc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của GATS có thể được
xem là hợp pháp nếu viện dẫn ngoại lệ thành công. Ở Việt Nam, hầu như
chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này thông qua phân tích thực tiễn
việc áp dụng các nguyên tắc của GATS, cũng như những ngoại lệ của việc
vận dụng những nguyên tắc này.


5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
CỦA GATS
2.1. Khái niệm nguyên tắc cơ bản của GATS
Tác giả cho rằng, nguyên tắc cơ bản của GATS là những quy tắc

mang tính nền tảng, chủ đạo trong GATS nhằm thực hiện mục tiêu thương
mại dịch vụ ngày càng tự do, công bằng và buộc mọi Thành viên của GATS
phải tuân thủ, trừ các ngoại lệ.
2.2. Tiêu chí xác định nguyên tắc cơ bản của GATS
Qua nghiên cứu tác giả cho rằng một nguyên tắc được xem là cơ
bản trong GATS phải thoả mãn những tiêu chí sau:

- Phải là một phần cốt lõi và được ghi nhận trong GATS.
- Phải là công cụ mà qua đó mục tiêu của GATS đạt được.
- Phải được các quốc gia Thành viên thừa nhận.
Từ những tiêu chí này, tác giả cho rằng có năm nguyên tắc cơ bản
trong GATS, gồm: (i) nguyên tắc tiếp cận thị trường; (ii) nguyên tắc đối xử
tối huệ quốc; (iii) nguyên tắc đối xử quốc gia, (iv) nguyên tắc minh bạch và
(v) nguyên tắc liên quan đến quy tắc trong nước.
2.3 Các nguyên tắc cơ bản trong Hiệp định GATS
2.3.1. Nguyên tắc tiếp cận thị trường (Market Access – MA)
Nguyên tắc tiếp cận thị trường là một trong những nguyên tắc cốt
lõi của GATS, được ghi nhận chủ yếu tại Điều XVI. Nguyên tắc này yêu
cầu mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ, người cung cấp dịch vụ của các
Thành viên khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ theo
những điều kiện, điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại
Danh mục cam kết cụ thể. Trong những lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị
trường, ngoài những hạn chế được liệt kê trong Danh mục cam kết các
Thành viên không được duy trì hoặc ban hành những biện pháp nhằm hạn


6
chế số lượng dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài dù là ở quy mô
vùng hoặc trên toàn lãnh thổ.1
2.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment –NT)

Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu mỗi Thành viên, ban hành, duy
trì tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, phải dành
cho dịch vụ, người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối
xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ của mình, trừ các điều kiện và tiêu chuẩn được quy
định trong Biểu cam kết của mình. Sự đối xử tương tự hoặc khác biệt về
hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làm thay đổi điều kiện cạnh
tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ của Thành viên đó so
với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ Thành viên nào
khác.2
2.3.3. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most-Favored Nation – MFN)
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được ghi nhận trong Điều II
GATS. Theo đó, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện
dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào
khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành
cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào
khác.3
2.3.4. Nguyên tắc minh bạch (Transparency)
GATS quy định về nguyên tắc minh bạch chủ yếu trong Điều III
của nó. Theo đó, để đảm bảo nguyên tắc minh bạch các Thành viên phải
thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi
hành Hiệp định GATS và những hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác
động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia.
Điều XVI:2 GATS.
Điều XVII GATS.
3
Điều II:1 GATS.
1
2



7
- Thông báo ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng thương mại
dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các
luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương
mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo GATS.
- Phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một
Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp
được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến
thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia.
- Thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo
yêu cầu của các Thành viên khác về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ
sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác
động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo GATS.
2.3.5. Nguyên tắ c liên quan đến các quy tắ c trong nước (Domestic
regulations)
Nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước được ghi nhận
chủ yếu tại Điều VI. Có thể nhóm các yêu cầu trên của nguyên tắc liên
quan đến các quy tắc trong nước thành hai nhóm: nhóm là những yêu cầu
mang tính thủ tục, chẳng hạn như Điều VI:1,2,3; nhóm những yêu cầu về
các yêu cầu về cấp phép, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật mang tính tối
thiểu liên quan đến chất lượng dịch vụ Điều VI:4,5,6.
2.4. Ngoại lệ chung của các nguyên tắc cơ bản trong GATS
2.5. Phạm vi điều chỉnh giữa các nguyên tắc cơ bản của Hiệp
định chung về thương mại dịch vụ
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG THỰC THI
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GATS QUA MỘT SỐ ÁN LỆ
CỦA WTO
3.1. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc tiếp cận thị trường



8
Tính cho đến nay, GATS/WTO đã ghi nhận có 04 vụ tranh chấp
liên quan đến việc thực thi nguyên tắc này.4
Sau vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc và cá cược thì việc xem xét những biện
pháp bị cấm thuộc Điều XVI, chỉ xem xét theo những hạn chế liệt kê trong
Điều XVI:2 và theo hai bước kể trên. Cách áp dụng này dẫn đến một số vấn
đề cần phải bàn thêm:
Thứ nhất, nó tạo sự mâu thuẫn trong Điều XVI, cụ thể là giữa Điều
XVI:1,2.
Điều nghịch lý hiện nay là khi ghi nhận về nguyên tắc tiếp cận thị
trường thì GATS thiết lập Điều XVI:1 với phạm vi rất rộng. Nhưng thực
tiễn xét xử thì phạm vi các biện pháp mà Thành viên có nghĩa vụ của Điều
XVI được cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO giải thích rằng chỉ bao
gồm những biện pháp được liệt kê ở Điều XVI:2.
Thứ hai, những hạn chế Thành viên liệt kê trong Biểu cam kết cụ
thể của mình không nằm trong sáu hạn chế bị cấm theo Điều XVI:2 sẽ xử lý
như thế nào?
Trong trường hợpThành viên đã liệt kê những biện pháp này vào
Biểu cam kết cụ thể của mình, nhưng đã ban hành những biện pháp vi
phạm những cam kết đó. Theo quan điểm áp dụng kể trên thì cơ quan xét
xử WTO không thể xử lý vi phạm đó theo nghĩa vụ tiếp cận thị trường
được. Điều này sẽ làm cho một phần Biểu cam kết cụ thể - tức một phần
của GATS trở lên vô nghĩa. Do vậy, phạm vi áp dụng của Điều XVI nên là
sáu biện pháp trong Điều XVI:2 và những hạn chế liệt kê trong Biểu cam
kết cụ thể của Thành viên.
Thứ ba,trong vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc và cá cược, Ban hội thẩm cho
rằng biện pháp cấm cung cấp dịch vụ thông qua phương tiện từ xa được


4

WTO, Xem tại:
ngày truy cập
01/01/2017.


9
xem là biện pháp định lượng bằng số 0 và nó thuộc Điều XVI:2(a).5 Do vậy
trong GATS khái niệm hạn chế định lượng của Điều XVI (restriction) còn
được mở rộng bao gồm cả biện pháp cấm (tức định lượng bằng 0).
3.2. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc đối xử quốc gia
Theo thống kê của WTO, số vụ tranh chấp đưa ra DSB liên quan
đến việc áp dụng đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ tính đến ngày
01/01/2017 là 23/24 vụ. Điều này cho thấy nghĩa vụ trong nguyên tắc đối
xử quốc gia có khả năng bị các Thành viên vi phạm nhiều nhất trong
GATS.
Thứ nhất, phạm vi các biện pháp trong đối xử quốc gia
Phạm vi các biện pháp trong đối xử quốc gia cũng được xem xét rất
rộng. Phạm vi của biện pháp đối xử quốc gia không chỉ nằm trong Điều
XVII mà “Các biện pháp không phù hợp với cả hai Điều XVI và XVII
được ghi vào cột dành cho Điều XVI. Trong trường hợp này hạng mục đó
cũng được coi là đặt một điều kiện hoặc tiêu chuẩn cho Điều XVII.”
Ban hội thẩm đã cho rằng “dòng chữ “unbound” trong cột Hạn chế
tiếp cận thị trường cũng được xem là một biện pháp, đơn giản nó là cách
viết tắt của những biện pháp trong hiện tại và tương lai không phù hợp với
Điều XVI:2”. “Giải thích của chúng tôi về ý nghĩa của "Không ràng buộc"
khi được ghi trong cột Hạn chế tiếp cận thị trường của một Biểu cam kết
mang lại ý nghĩa đầy đủ cho thuật ngữ đó. Bằng cách ghi "Không bị ràng
buộc" trong điều kiện tiếp cận thị trường, Trung Quốc có quyền duy trì bất

kỳ loại biện pháp nào trong sáu loại thuộc Điều XVI:2, bất kể nội dung của
nó trong cột đối xử quốc gia.”6Như vậy, ý nghĩa của Điều XX:2 đã được
Ban hội thẩm làm rõ trong vụ kiện này. Việc giải thích này dẫn đến phạm

WTO (2004), WT/DS285/R, United States — Measures Affecting the Cross-Border Supply of
Gambling and Betting Services - Report of the Panel, 10 November (Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa
Kỳ - Dịch vụ đánh bạc và cá cược ngày 10/11), đoạn 6.331.
6
WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China – Certain measures affecting
electronic payment services, đoạn 7.664 &7.667.
5


10
vi cam kết của nguyên tắc đối xử quốc gia phải được hiểu mở rộng hơn dựa
trên ngôn từ của Điều XVII GATS.
Thứ hai, Dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ tương tự
Trong vụ Trung Quốc – Thanh toán điện tử, Ban hội thẩm đã phải
làm rõ giữa dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử tương tự của
Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau khi phân tích Ban hội thẩm đã cho rằng: khi
xuất xứ là yếu tố duy nhất để đo lường sự khác biệt giữa các nhà cung cấp
dịch vụ trong nước và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, yêu cầu nhà
cung cấp dịch vụ “tương tự” được đáp ứng miễn là các nhà cung cấp dịch
vụ trong nước và nước ngoài có thể giống nhau về mọi khía cạnh vật chất,
trừ nguồn gốc.
Như vậy, về nguyên tắc, người khiếu nại có thể thiết lập tính
“tương tự” bằng cách chứng minh rằng một biện pháp nào đó tạo sự khác
biệt giữa dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ giả định dựa trên xuất thân
Thành viên của nhà cung cấp dịch vụ.
Thứ ba, đối xử kém thuận lợi hơn

Việc đối xử của một Thành viên làm thay đổi điều kiện cạnh tranh
gây ra tổn hại sẽ được xem xét là đối xử kém thuận lợi hơn. Trong vụ
Trung Quốc – Thanh toán điện tử, Ban hội thẩm đã phát hiện rằng: (i) Các
yêu cầu của nhà phát hành, tất cả những thẻ của các ngân hàng Trung Quốc
đều được xử lý quan mạng CUP, trong khi các nhà cung cấp EPS của các
Thành viên khác phải thuyết phục các nhà phát hành để tham gia mạng lưới
của họ; (ii) Về yêu cầu thiết bị đầu cuối, CUP được đảm bảo truy cập, trong
khi các nhà cung cấp EPS nước ngoài phải bán cho mỗi người dùng POS.
Những yêu cầu trên của Trung Quốc, cuối cùng Ban hội thẩm cũng kết luận
rằng nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh của nhà cung cấp dịch EPS nước
ngoài theo hướng bất lợi cho họ và có lợi cho CUP. Chẳng hạn, yêu cầu tổ


11
chức thanh toán phải đăng biểu tượng Yin Lian/ UnionPay, theo quan điểm
của Ban hội thẩm là điều chỉnh các điều kiện cạnh tranh có lợi cho CUP.7
3.3. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
Theo thống kê của WTO, số vụ tranh chấp trình lên cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO liên quan đến việc áp dụng MFN trong thương
mại dịch vụ tính đến ngày 01/01/2017 là 14/24 vụ.8
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá một biện pháp thuộc phạm vi điều
chỉnh của GATS. Mặc dù GATS có quy định về “biện pháp”, “biện pháp
của các Thành viên” nhưng lại không quy định cụ thể “biện pháp tác động
đến thương mại dịch vụ”.
Thứ hai, các tiêu chí để xác định tính tương tự của dịch vụ, nhà
cung cấp dịch vụ là một trong những nội dung cần chứng minh tính phù
hợp với Điều II.
Việc chứng minh tính “tương tự” trong thương mại dịch vụ nên
theo phương pháp của Panama, tức tiếp cận giả định. Cách chứng minh này
đơn giản, tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo theo yêu cầu của WTO. Tuy

nhiên, cơ quan xét xử phải kết luận rằng việc đối xử khác biệt chỉ dựa trên
nguồn gốc xuất xứ.
3.4. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc minh ba ̣ch
Theo thống kê của WTO, cho tới nay có 4/24 vụ được nguyên đơn
đề nghị xem xét nghĩa vụ liên quan đến nguyên tắc minh bạch của Thành
viên khác được ghi nhận chủ yếu trong Điều III và phần lời nói đầu của
GATS.9

WTO, WT/DS413/R ngày 16/7/2012, Báo cáo Ban Hội thẩm vụ China – Certain measures affecting
electronic payment services, đoạn 7.743.
8
Bao gồm:DS16, DS27, DS38, DS80, DS105, DS117, DS139, DS188, DS201, DS285,DS476,DS453,
DS503, DS525. Xem tại:
/>ngày
truy
cập
01/01/2017.
9
Bao gồm: DS38, DS45, DS117, DS503, DS525. Xem tại:
ngày truy cập 01/01/2017.
7


12
Nguyên tắc minh bạch được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch
vụ, không phụ thuộc vào phạm vi cam kết của thành viên, theo đó quy định
pháp luật trong nước cũng phải bảo đảm tính minh bạch. Mặc dù, vai trò
của nguyên tắc minh bạch rất quan trọng trong việc hạn chế những rào cản
trong thương mại dịch vụ, nhưng nếu tự thân nguyên tắc minh bạch thì nó
không thể loại bỏ được những rào cản này. Do vậy, trong thực tiễn xét xử

của WTO chưa có trường hợp nào, cơ quan xét xử kết luận thành viên của
nó vi phạm nghĩa vụ minh bạch theo Điều III GATS. Tuy nhiên, trong các
tranh chấp gần đây của GATS cơ quan tranh chấp đã phải viện dẫn đến
nguyên tắc minh bạch trong lập luận của mình. Đặc biệt nó là liên quan đến
phần Biểu cam kết cụ thể của các thành viên.
3.5. Thực tiễn vận dụng nguyên tắc liên quan đến quy tắc trong
nước
Nguyên tắc liên quan đến quy tắc trong nước được ghi nhận chủ
yếu trong Điều VI của GATS. Tính cho đến nay, WTO đã tiếp nhận 09/24
vụ có liên quan đến việc thực thi nghĩa vụ của nguyên tắc liên quan đến
quy tắc trong nước.10
Vấn đề áp dụng Điều VI của GATS lần đầu tiên được Antigua
trong vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc và cá cược đưa ra trong cáo buộc của mình
rằng Hoa Kỳ cấm cung cấp dịch vụ đánh bạc và cá cược qua biên giới và
các biện pháp hạn chế chuyển tiền thanh toán quốc tế liên quan đến dịch vụ
đánh bạc và cá cược không phù hợp với Biểu cam kết của Hoa Kỳ và Điều
VI:1,3 của GATS.11 Ban Hội thẩm vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc và cá cược đánh
giá rằng các yêu cầu của Antigua theo Điều VI:1 và theo Điều VI:3 dựa
trên tiền đề rằng các nhà cung cấp có nhu cầu cung cấp các dịch vụ cờ bạc

10

Bao gồm: DS38, DS45, DS80, DS168, DS204, DS237, DS285, DS476, DS503. Xem tại:
/>ngày
truy
cập
01/01/2017.
11
WTO (2004), WT/DS285/R, United States — Measures Affecting the Cross-Border Supply of
Gambling and Betting Services - Report of the Panel, 10 November (Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa

Kỳ - Dịch vụ đánh bạc và cá cược ngày 10/11), đoạn 2.1.


13
và cá cược tại Hoa Kỳ cần có thẩm quyền để cung cấp và các nhà cung cấp
Antiguan không thể có được sự ủy quyền đó. Tuy nhiên, Ban hội thẩm ghi
nhận rằng Antigua đã không xác định cụ thể những "biện pháp của nhà
nước và liên bang" và những quy định nào của những biện pháp này áp đặt
các yêu cầu ủy quyền đó. Cũng không có gì chứng minh rằng các nhà cung
cấp dịch vụ cờ bạc và cá cược của nó đã bao giờ đưa ra bất kỳ đơn xin phép
nào. Thực tế chỉ ra rằng các nhà cung cấp Antiguan chưa bao giờ thực hiện
các yêu cầu như vậy. Do đó, Ban Hội thẩm cho rằng Antigua đã không đưa
ra một minh chứng rõ ràng rằng các biện pháp được đề cập là không phù
hợp với Điều VI:1 và VI:3.12Như vậy, kết luận của Ban hội thẩm vụ Hoa
Kỳ - Đánh bạc và cá cược sẽ là cơ sở cho những phán quyết trong tương lai
về phạm vi áp dụng không chồng lấn của Điều VI:5 và điều XVI.
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VIỆC VIỆT NAM THỰC THI CÁC
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA GATS VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
ĐẢM BẢO YÊU CẦU TUÂN THỦ
4.1. Sự cần thiết, phạm vi và phương pháp đánh giá việc thực thi
các nguyên tắc cơ bản của thương mại dịch vụ trong luật thương mại
quốc tế ở Việt Nam
4.1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá việc thực thi các nguyên tắc
cơ bản của GATS ở Việt Nam
Mỗi Thành viên khi tham gia vào các cam kết quốc tế có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm túc các nội dung đã thỏa thuận và Việt Nam đã ý thức rõ
ràng về nghĩa vụ này.
4.1.2. Phạm vi và phương pháp tiến hành đánh giá việc thực thi
các nguyên tắc cơ bản của GATS ở Việt Nam
Về phạm vi, để quá trình rà soát, đánh giá khoa học và đảm bảo cái

nhìn bao quát tổng thể, tác giả tiến hành rà soát trên toàn bộ những ngành,
WTO (2004), WT/DS285/R, United States — Measures Affecting the Cross-Border Supply of
Gambling and Betting Services - Report of the Panel, 10 November (Báo cáo của Ban hội thẩm, Hoa
Kỳ - Dịch vụ đánh bạc và cá cược ngày 10/11), đoạn 6.437.
12


14
phân ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết trong Danh mục cam kết của
mình trong GATS.
Về phương pháp, tác giả tiến hành thu thập, hệ thống hoá những
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cũng như phải tìm
hiểu sưu tầm những thủ tục, hành vi hành chính của các cơ quan liên quan
áp dụng trong thực tế. Sau đó nghiên cứu, rà soát và đưa ra những phân
tích, đánh giá những biện pháp đang áp dụng này đã phù hợp với yêu cầu
thực thi của các nguyên tắc cơ bản trong thương mại dịch vụ.
4.2. Đánh giá việc thực thi nguyên tắc tiếp cận thị trường và kiến
nghị nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ
Vấn đề thứ nhất, liên quan đến dịch vụ kế toán, kiểm toán (CPC
862)
Những quy định trong Luật Kế toán năm 2015, Luật Kiểm toán độc
lập năm 2011 và Nghị định 174/2016/NĐ-CP, Nghị định 17/2012/NĐ-CP
không phù hợp với nghĩa vụ được quy định trong Điều XVI:2(e) của
GATS. Việc đãi ngộ này khiến doanh nghiệp kế toán/kiểm toán nước ngoài
“kém thuận lợi hơn” so với Biểu cam kết của Việt Nam. Cụ thể, dịch vụ kế
toán/kiểm toán được liệt kê trong Mục 1A(b) và phần cam kết nền của Biểu
cam kết của Việt Nam. Vì vậy, chúng không phù hợp với nghĩa vụ mà Việt
Nam phải thực hiện theo Điều XVI và Biểu cam kết của mình. Cũng cần
thông tin thêm rằng, tính đến giữa Tháng 3/2017 Việt Nam hiện chỉ có 157
doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.13

Vấn đề thứ hai, liên quan tới dịch vụ trọng tài hoà giải (CPC
86602)
Quy định Trọng tài viên sáng lập “chỉ là công dân Việt Nam” đã
không cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cơ hội nào để thiết lập hiện
diện thương mại dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam. Quy định này đã làm vô hiệu nội dung cam kết về tiếp cận thị
Danh sách này lập ngày 13/03/2017 do Bộ Tài chính công bố định kỳ trên Website
(www.mof.gov.vn).
13


15
trường đầy đủ đối với dịch vụ trọng tài, hoà giải ở Phương thức (3) của
Việt Nam. Do vậy, chúng tôi cho rằng quy định này đã làm vô hiệu toàn bộ
nội dung cam kết về tiếp cận thị trường đầy đủ đối với dịch vụ trọng tài,
hoà giải ở Phương thức (3) của Việt Nam.14 Do vậy, chúng tôi cho rằng,
quy định này cần phải được gỡ bỏ.
Vấn đề thứ ba, liên quan đến dịch vụ bán lẻ (CPC 631, 632, 61112,
6113, 6121)
Điều 7.1 Thông tư số 08/2013/TT-BCT quy định: việc lập cơ sở
bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất, phải tuân thủ quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy
hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến
lập cơ sở bán lẻ.15 Như vậy, việc lập cơ sở bán lẻ đầu tiên của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng phải được sự chấp thuận của
chính quyền địa phương phù hợp với quy hoạch có liên quan. Điều kiện
này cũng không được quy định trong cột tiếp cận thị trường Mục 4(C)
Danh mục cam kết của Việt Nam. Do vậy, chúng tôi kiến nghị gỡ bỏ quy
định này.
Thứ tư, liên quan tới dịch vụ quảng cáo (CPC 871)

Quy định mang tính hạn chế một phần số lượng của nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại
Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt
động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
của Việt Nam thực hiện.”16 không phù hợp với Điều XVI:2(a) và mục 1F(a)
Danh mục cam kết cụ thể của Việt Nam. Do vậy, quy định này cũng cần
phải sửa đổi lại theo hướng bỏ “những hạn chế”.

WTO (2001), Hội đồng thương mại dịch vụ, Hướng dẫn về lập Danh mục cam kết cụ thể theo Hiệp
định GATS, S/L/92, ngày 28/3, đoạn 11.
15
Điều 7.1 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22 tháng 4 năm 2013 quy định chi tiết về hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
16
Điều 39 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.
14


16
Thứ năm, liên quan đến dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục cho
người lớn và giáo dục khác (CPC 923, 924, 929 và đào tạo ngoại ngữ)
Pháp luật trong nước quy định thêm những điều kiện để nhà cung
cấp dịch vụ giáo dục đại học hoặc nghề nghiệp nước ngoài phải đáp ứng để
được gia nhập thị trường như: phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu
đồng/người học, diện tích đất để xây dựng đạt bình quân, tỷ lệ nhà giáo có
trình độ sau đại học.17
4.3. Đánh giá việc thực thi nguyên tắc đối xử quốc gia và kiến nghị
nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ
Vấn đề thứ nhất, liên quan đến dịch vụ kiểm toán (CPC 862)

Những quy định về điều kiện để doanh nghiệp kiểm toán nước
ngoài được đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới,18Cụ thể, yêu
cầu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm
trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ
kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam, mức yêu cầu cao gần gấp đôi so với
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam là 5 tỷ đồng. Yêu cầuphải ký hợp đồng
Hợp đồng liên danh với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam trướckhi ký
hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam đã trực
tiếp tạo thêm khó khăn dẫn đến việc đối xử kém thuận lợi hơn đối với các
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài. Tóm lại, các quy định này đã làm suy
giảm các điều kiện cạnh tranh giữa các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm
toán của các Thành viên khác so với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ kiểm
toán Việt Nam. Do vậy, những quy định này hoàn toàn không phù hợp với
nghĩa vụ thành viên theo Điều XVII của GATS cũng như nghĩa vụ theo
cam kết trong Mục 1A(b) Danh mục cam kết của Việt Nam.

Điều 16 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề
nghiệpngày 15 tháng 05 năm 2015; Điều 28.6, 29, 31 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09
năm 2012 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
18
Điều 11 & 12 Nghị định 17/2012 NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.
17


17
Vấn đề thứ hai, liên quan đến dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục
cho người lớn và giáo dục khác (CPC 923, 924, 929)
Thứ nhất, quy định người nước ngoài giảng dạy tại cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải

có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnhvực giảng dạy đã mở rộng phạm vi
của hạn chế đãi ngộ quốc gia bằng cách thêm hai bốn chữ “trong cùng lĩnh
vực” vào quy định so với Biểu cam kết.
Thứ hai, nhà cung cấp dịch vụ trong nước cũng không bị áp đặt
thời gian tồn tại của pháp nhân hiện diện thương mại, trong khi với nhà
cung cấp dịch vụ giáo dục nước ngoài chỉ tồn tại đến 50 năm hoặc trường
hợp cần thiết được gia hạn thì đến 70 năm, sau đó phải giải thể và muốn
tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký thiết lập hiện diện thương mại mới.
Tương tự điều kiện về diện tích đất xây dựng, mức vốn đầu tư tối thiểu trên
đầu sinh viên cũng như tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học cũng là
những quy định dẫn đến điều kiện cạnh tranh của khu vực trong nước và
nước ngoài trong lĩnh vực này không bình đẳng và gây khó khăn hơn cho
nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, những quy định này trong lĩnh vực dịch
vụ giáo dục cũng không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều
XVII và Mục 5(C), (D), (E) Danh mục cam kết của Việt Nam.
Vấn đề thứ ba, liên quan đến dịch vụ du lịch (CPC 7471)
Theo cam kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải sử
dụng hướng dẫn viên là công dân Việt Nam khi cung cấp dịch vụ lữ hành ở
Phương thức (3)19 nhưng trong văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch yêu cầu chỉ được sử dụng hướng dẫn viên là công dân
Việt Nam, có địa chỉ thường trú ở Việt Nam.20Như vậy, quy định này cũng

19

WTO, WT/ACC/VNM/48/Add.2 - Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam, ngày 27/10/2006, Mục 9
(B),Trang 52.
20
Khoản 6, mục 1, Thông tư số 89/2008/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số Điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp

du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.


18
không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều XVI của GATS và
nội dung cam kết được quy định Mục 9(B) Danh mục cam kết của Việt
Nam. Do đó, cần phải gỡ bỏ điều kiện này.
4.4. Đánh giá việc thực thi nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và kiến
nghị nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là một trong những nguyên tắc cơ
bản, nền tảng nhất trong các Hiệp định thương mại dịch vụ, đặc biệt là các
Hiệp định đa phương. Qua rà soát những quy định pháp luật, những thủ tục
và hành vi hành chính trên thực tế cho đến nay, có thể nói Việt Nam đã
thực hiện rất tốt nghĩa vụ MFN trong quan hệ thương mại quốc tế về dịch
vụ. Tác giả chưa tìm thấy bất kỳ biện pháp nào về mặt hình thức cũng như
mặt thực tiễn của Việt Nam vi phạm nghĩa vụ này trong quá trình thực hiện
các cam kết quốc tế về thương mại dịch vụ.
4.5. Đánh giá việc thực thi nguyên tắc minh ba ̣ch và kiến nghị
nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ
Vấ n đề thứ nhấ t, dich
̣ vụ môi trường, dich
̣ vụ liên quan đế n nông
nghiê ̣p, săn bắ n và lâm nghiê ̣p (CPC 881)
Theo Biể u cam kế t của Viê ̣t Nam, dich
̣ vu ̣ môi trường bao gồ m
dich
̣ vu ̣ xử lý nước thải và xử lý rác thải nhưng Viê ̣t Nam bảo lưu “vì lý do
an ninh quố c gia, viê ̣c tiế p cận một số khu vực đi ̣a lý có thể bi ̣ hạn chế .”21
Tương tự, dich
̣ vu ̣ liên quan đế n nông nghiê ̣p, săn bắ n và lâm nghiê ̣p trong

cô ̣t ha ̣n chế đố i xử quố c gia, Viê ̣t Nam cũng bảo lưu viê ̣c tiế p câ ̣n mô ̣t số
khu vực điạ lý nhấ t đinh,
̣ nhà cung cấ p dich
̣ vu ̣ nước ngoài bi ̣ ha ̣n chế .22
Tuy nhiên vẫn chưa ban hành bấ t kỳ mô ̣t quy đinh
̣ nào về “khu vực điạ lý
có thể bi ha
̣ ̣n chế ” đố i với nhà cung cấ p dich
̣ vu ̣ nước ngoài.

21

WTO (2006), WT/ACC/VNM/48/Add.2, Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. ngày 27/10, Mục 6,
Trang 42.
22
WTO (2006), WT/ACC/VNM/48/Add.2, Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. ngày 27/10, Mục 1
F (f), Trang 20.


19
Vấ n đề thứ hai, dich
̣ vụ nhượng quyền thương ma ̣i, dich
̣ vụ vụ tư
vấ n quản lý (CPC 866)
Theo Biể u cam kế t về dich
̣ vu ̣, Viê ̣t Nam cho phép nhà cung cấ p
dich
̣ vu ̣ nước ngoài đươ ̣c thành lâ ̣p chi nhánh sau 3 năm kể từ ngày gia
nhâ ̣p và trưởng chi nhánh phải là người thường trú ta ̣i Viê ̣t Nam. Tuy
nhiên, Nghi ̣ đinh

̣ 35/2006/NĐ-CP về nhươ ̣ng quyề n thương ma ̣i la ̣i không
có quy đinh
̣ nào về vấ n đề này. Do vâ ̣y, gây khó khăn cho viê ̣c thực thi cam
kế t từ cả phiá cơ quan nhà nước và nhà cung cấ p dich
̣ vu ̣ và chưa đảm bảo
tính minh ba ̣ch.
Vấ n đề thứ ba, dich
̣ vụ nghiên cứu và phát triể n đố i với khoa học
tự nhiên (CPC 851)
Luâ ̣t Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ năm 2013 có quy đinh
̣ viê ̣c thành lâ ̣p
tổ chức khoa ho ̣c và công nghê ̣ có vố n đầ u tư nước ngoài phải tuân thủ như
tổ chức khoa ho ̣c và công nghê ̣ trong nước, ngoài ra còn phải đươ ̣c Bô ̣
trưởng Bô ̣ Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ cho phép, đươ ̣c UBND cấ p tin̉ h cho
phép đă ̣t tru ̣ sở làm viê ̣c ta ̣i điạ phương.23 Do vâ ̣y, nế u Bô ̣ trưởng Bô ̣ Khoa
ho ̣c và Công nghê ̣ từ chố i cấ p phép hoă ̣c/và UBND cấ p tin̉ h cho phép đă ̣t
tru ̣ sở làm viê ̣c ta ̣i điạ phương thì nhà cung cấ p dich
̣ vu ̣ nước ngoài không
thể thiế t lâ ̣p hiê ̣n diê ̣n thương ma ̣i để cung cấ p dich
̣ vu ̣ ở Viê ̣t Nam. Viê ̣c từ
chố i hay cho phép hiê ̣n nay chưa đươ ̣c quy đinh
̣ tiêu chí rõ ràng. Chính vì
thế , nó đang phu ̣ thuô ̣c vào ý chí chủ quan của cơ quan có thẩ m quyề n.
Vấ n đề thứ tư, dich
̣ vụ quy hoa ̣ch đô thi ̣ và kiế n trúc cảnh quan
đô thi ̣(CPC 8674)
Nghi ̣ đinh
̣ 37/2010/NĐ-CP la ̣i quy đinh
̣ thêm những yêu cầu. Theo
đó, nhà cung cấ p dich

̣ vu ̣ nước ngoài phải “có giấ y phép hoa ̣t đô ̣ng theo
quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam” và “phải đươ ̣c Bô ̣ Xây dựng công nhâ ̣n
sự phù hơ ̣p về năng lực của tổ chức tư vấ n với công viê ̣c đươ ̣c đảm nhâ ̣n.”

Điề u 11 Luâ ̣t Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013.

23


20
Tuy nhiên, những tiêu chí cũng như triǹ h tự, thủ tu ̣c để đáp ứng yêu cầ u
minh ba ̣ch la ̣i chưa đươ ̣c ban hành.
4.6. Đánh giá việc thực thi nguyên tắ c liên quan đến các quy tắ c
trong nước và kiến nghị nhằm đảm bảo yêu cầu tuân thủ
Vấn đề thứ nhất, liên quan đến những biện pháp dụng chung
trong thương mại dịch vụ
Một là, mặc dù Luật Đầu tư năm 2014 không yêu cầu các doanh
nghiệp nước ngoài khi thành lập chi nhánh thì phải làm thủ tục đăng ký đầu
tư. Tuy nhiên, Công văn số 5122/BKHĐT-PC của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quy định: “Việc thành lập chi nhánh không nhất thiết phải có dự án đầu tư
và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2014”.24Và
trên thực tế, các cơ quan quản lý cấp phép vẫn yêu cầu bắt buộc các doanh
nghiệp có vốn nước ngoài thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu
tư năm 2014 phải lập dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
cho việc lập một chi nhánh mới. Bên cạnh đó, hồ sơ thành lập chi nhánh
trong một số lĩnh vực, chẳng hạn dịch vụ du lịch phải hợp pháp hoá lãnh sự
toàn bộ và thậm chí còn yêu cầu vừa hợp pháp hoá vừa chứng thực.25
Hai là, quy định về thứ tự điều chỉnh thủ tục kinh doanh và thủ tục
đầu tư chưa thống nhất. Theo quy định tại Điều 32.1(a) Luật Doanh nghiệp

năm 2014 và Điều 40.1 Luật Đầu tư năm 2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài khi muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh (đồng thời là nội
dung hoạt động của dự án đầu tư) thì phải tiến hành thủ tục: (i) thông báo
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh;
và (ii) đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan đăng ký đầu tư.Tuy vậy
hiện nay không có quy định cụ thể thủ tục nào sẽ cần được doanh nghiệp
Mục 4 Công văn số 5122/BKHĐT-PC, ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn thi hành Luật Đầu tư.
25
Điều 22.3 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Du lịch&Mục 2 Thông tư 89/2008/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh
nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.
24


21
tiến hành trước. Do vậy cần có quy định về thứ tự điều chỉnh thủ tục kinh
doanh và thủ tục đầu tư cần có văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất.
Ba là, yêu cầu làm thủ tục góp vốn, mua cổ phần đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hợp lý. Hiện nay, theo quy định thì
trường hợp cá nhân nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ vốn góp của
công ty 100% vốn nước ngoài không thuộc trường hợp phải làm thủ tục
đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, cụ thể theo Điều 46.2 Nghị
định 118/2015/NĐ-CP26.
KẾT LUẬN
Khi trở thành thành viên của WTO, thách thức đầu tiên mà các nhà
lãnh đạo, các doanh nghiệp và người dân Việt Nam phải đối mặt là phải
hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản vốn là nền tảng của WTO cũng như cơ chế

vận hành trên thực tế của các nguyên tắc đó.27
Qua nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của GATS và việc thực
thi ở Việt Nam, Luận án đã rút ra một số kết luận sau đây:
Về mặt lý luận, Luận án đã xác định được khái niệm nguyên tắc cơ
bản của GATS, đó là những quy tắc mang tính nền tảng, chủ đạo trong
GATS nhằm thực hiện mục tiêu thương mại dịch vụ ngày càng tự do, công
bằng và buộc mọi Thành viên của GATS phải tuân thủ, trừ các ngoại lệ;
Những tiêu chí để xác định nguyên tắc cơ bản. Dựa trên những tiêu chí này
tác giả cho rằng có năm nguyên tắc cơ bản trong GATS, bao gồm: (i)
nguyên tắc tiếp cận thị trường; (ii) nguyên tắc đối xử tối huệ quốc; (iii)
nguyên tắc đối xử quốc gia, (iv) nguyên tắc minh bạch và (v) nguyên tắc
liên quan đến các quy tắc trong nước. Đồng thời trình bày nội dung của
từng nguyên tắc này và phân tích về phạm vi điều chỉnh giữa những nguyên
tắc này trong GATS.
Về mặt thực tiễn, thực tế đã chỉ ra rằng việc thực thi các nguyên tắc
cơ bản của GATS được xem xét ở hai cấp độ: (i) cấp độ quốc gia, và (ii)
Nghị định 118/2015/NĐ-CPngày 12 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Đầu tư.
26

27

Steve Parker, Dennis Zvinakis (2007), Các văn bản pháp lý cơ bản của Tổ chức
thương mại thế giới –WTO, Hà Nội, tr.7.


22
cấp độ quốc tế. Ở cấp độ quốc gia, Thành viên sẽ đảm bảo các chính sách
thương mại, quy định trong nước của mình đáp ứng những yêu cầu phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của GATS. Ở cấp độ quốc tế, Luận án sẽ nghiên

cứu việc vận dụng những nguyên tắc cơ bản của GATS trong xét xử của cơ
quan giải quyết tranh chấp WTO.
Ở cấp độ quốc gia, tác giả đã tiến hành sưu tầm, rà soát và đánh giá
những quy định của pháp luật trong nước, những hành vi hành chính liên
quan đến thủ tục trong thương mại dịch vụ, xem sự tương thích với các yêu
cầu của nguyên tắc cơ bản của GATS ở Việt Nam và rút ra một số kết luận
sau:
Về nguyên tắc tiếp cận thị trường, trong các lĩnh vực kế toán, kiểm
toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; dịch vụ trọng tài hoà giải,
Việt Nam vẫn duy trì những điều kiện nhất định đã làm hạn chế khả năng
thành lập doanh nghiệp, tiếp cận thị trường Việt Nam đối với nhà cung cấp
dịch vụ nước ngoài.
Về nguyên tắc đối xử quốc gia, trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục đại
học, giáo dục cho người lớn và giáo dục khác, Việt Nam đã đặt ra yêu cầu
khó khăn hơn cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Trong lĩnh vực kiểm
toán, pháp luật Việt Nam yêu cầu để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên
giới, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải ký hai hợp đồng là: Hợp
đồng kiểm toán với khách hàng và Hợp đồng liên danh với doanh kiểm
toán tại Việt Nam..
Về nguyên tắc minh bạch, pháp luật Việt Nam chưa giải thích rõ
ràng một số thuật ngữ pháp lý dùng trong văn bản quy phạm pháp luật, và
một quy trình, thủ tục vẫn chưa đảm bảo việc tuân thủ cam kết, Việt Nam
vẫn chưa có điểm hỏi đáp trong danh sách của WTO.
Về nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước, các quy định
pháp luật Việt Nam còn chưa phù hợp, chẳng hạn: thủ tục thành lập chi
nhánh, thủ tục liên quan đến mở điểm phân phối trong dịch vụ vụ phân
phối; tiêu chuẩn năng lực chuyên môn thành thạo tiếng Việt trong lĩnh vực
y tế.



23
Ở cấp độ quốc tế, Luận án đã sưu tầm, hệ thống và phân tích được
những yêu cầu khi giải thích, vận dụng những quy định của GATS vào
đánh giá một biện pháp cụ thể đang được xem xét là vi phạm nghĩa vụ cơ
bản của GATS, cụ thể:
- Đối với nguyên tắc tiếp cận thị trường phải xác định được hai
nội dung để đi đến kết luận: một là, phải xác định rằng bên bị khiếu nại đã
cam kết thị trường trong Biểu cam kết cụ thể của GATS; hai là, phải xác
định những bằng chứng hỗ trợ, những quy định luật pháp bị thách thức là
“những hạn chế” không thể chấp nhận được nằm trong ý nghĩa Điều XVI:2.
- Đối với nguyên tắc đối xử quốc gia phải xác định được hai nội
dung để đi đến kết luận: Một là, Bên bị đơn đã cam kết đối xử quốc gia
trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan, theo Phương thức đang tranh chấp với
điều kiện, tiêu chuẩn hoặc hạn chế trong Biểu cam kết cụ thể; Hai là, các
biện pháp mà Bên bị đơn đang áp dụng có ảnh hưởng đến dịch vụ, nhà
cung cấp dịch vụ “tương tự” ở Phương thức đang tranh chấp; Ba là, các
biện pháp mà Bên bị đơn dành cho dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của Bên
nguyên đơn kém thuận lợi hơn so với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ của
Bên bị đơn.
- Đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên đơn phải chứng
minh những nội dung sau: (i) Các biện pháp đang bị cáo buộc thuộc phạm
vi của Điều II của GATS; (ii) các dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ có liên
quan có “tính tương tự”; (iii) các biện pháp được để cập đối xử kém thuận
lợi hơn “ngay lập tức và vô điều kiện” đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch
vụ “tương tự” của các Thành viên khác.
- Đối với nguyên tắc minh bạch, dường như nó chỉ hỗ trợ để
giảm bớt rào cản trong thương mại nên thực tiễn chưa có vụ án nào Thành
viên khiếu nại chỉ bởi Thành viên khác vi phạm nguyên tắc này.
Đối với nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước. Nội dung
tập trung chủ yếu của nó là Điều VI:5. Do vậy, các yêu cầu về cấp phép và

chuyên môn và các tiêu chuẩn kỹ thuật làm vô hiệu hoặc giảm bớt mức mà
Thành viên đã cam kết.


24
DANH MỤC NHỮNG BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đào Thị Thu Hằng (2010), Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong
thương mại dịch vụ và khả năng áp dụng Điều XXI Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
7/2010.
2. Đào Thị Thu Hằng (2017), Một số bất cập trong tiếp cận thị trường
thương mại dịch vụ ở Việt Nam hiện nay căn cứ theo cam kết WTO,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2017.
3. Đào Thị Thu Hằng (2017), Những nguyên tắc cơ bản trong Hiệp
định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Tạp chí Khoa học pháp
lý số 8/2017.
4. Đào Thị Thu Hằng (2017), Thực thi nguyên tắc tiếp cận thị trường
trong thương mại dịch vụ ở Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 9/2017.
5. Đào Thị Thu Hằng (2017), Thực thi nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
trong thương mại dịch vụ sau mười năm Việt Nam gia nhập WTO,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19/2017.
6. Đào Thị Thu Hằng (2018), Phạm vi điều chỉnh giữa Điều XVI – Tiếp
cận thị trường với Điều XVII – Đối xử quốc gia trong GATS và lưu
ý về thiết kế của Biểu Cam kết cụ thể, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 5/2018.


×