Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.34 KB, 4 trang )

1
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Xây dựng công trình giao thông là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, làm
tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những
năm qua, nhiều công trình xây dựng giao thông đường bộ đầu tư bằng ngân sách
nhà nước đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, Quốc
lộ 279, Quốc lộ 4B, đường Hồ Chí Minh, đường Láng – Hòa Lạc,... Những công
trình này đã góp phần thay đổi diện mạo đất nước, rút ngắn khoảng cách giữa
các vùng miền, làm tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình hình vi phạm pháp luật trong
đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh
vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Qua công tác thanh
kiểm tra cho thấy các vi phạm diễn ra ở tất cả các khâu trong qui trình đầu tư
xây dựng. Có nhiều nguyên nhân được xác định, trong đó có nguyên nhân do tác
động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự
bất cập thiếu đồng bộ của hệ thống các quy định pháp luật về quản lý quản lý
đầu tư xây dựng và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước một số bộ
phận thực thi chưa nghiêm. Nhằm quản lý tốt các công tác đầu tư xây dựng,
những năm qua Nhà nước đã tập trung xây dựng và ban hành hàng loạt các văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện và kiểm soát việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng, trong đó có Luật đấu thầu.
Quá trình thực hiện công tác đấu thầu ở nước ta nói chung, và trong Sở
GTVT QN nói riêng trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định.
Thông qua việc tổ chức đấu thầu đã lựa chọn được những nhà thầu có kinh
nghiệm và năng lực để đảm nhận việc thi công các gói thầu, dự án giao thông.
Tuy nhiên, qua theo dõi công tác quản lý đấu thầu các dự án do Sở GTVT QN
làm Chủ đầu tư cho thấy còn có một số hạn chế, bất cập, đặc biệt là trong việc


phân chia các gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Đề tài “Một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT
Quảng Ninh” đề cập đến một số tồn tại trong các quy định về đấu thầu hiện nay
có liên quan đến quy trình xét thầu xây lắp, đồng thời cũng đề xuất một số giải
pháp để tiếp tục hoàn thiện quy trình nhằm lựa chọn được những nhà thầu có
năng lực, kinh nghiệm phù hợp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về kỹ
thuật, chất lượng, tiến độ và giá thành. Đây chính là lý do lựa chọn đề tài.
Mục đích của đề tài là vận dụng lý luận về công tác đấu thầu các công
trình, kết hợp với thực tiễn để phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp các
công trình giao thông, phát hiện vấn đề, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống chính sách pháp luật hiện
hành của Nhà nước và các thỏa thuận, hướng dẫn của Nhà tài trợ về đầu tư xây
dựng, về công tác đấu thầu; Thực trạng công tác đấu thầu các dự án do Sở
Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội


2
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh

GTVT QN làm Chủ đầu tư (thông qua phân tích một số dự án điển hình). Bằng
lý luận và thực tiễn để so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp vấn đề, đánh giá và
tìm ra các giải pháp.
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài được giới hạn trong hoạt động đấu thầu
xây lắp các công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư.
Phương pháp nghiên cứu của Đề tài là tổng hợp các vấn đề liên quan,
thống kê tình hình hoạt động đấu thầu trong các dự án xây dựng giao thông do
Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư; Phân tích đánh giá thực trạng, xác định các tồn
tại cần khắc phục, đề xuất giải pháp.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác đấu thầu, hướng dẫn thi hành Luật đấu

thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng (hệ thống hóa các lý luận về công
tác đấu thầu các công trình)
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án xây dựng
công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư (vận dụng lý thuyết để
phân tích thực trạng công tác đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao
thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư, phát hiện tồn tại, nguyên nhân của các
tồn tại đó)
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị và
đánh giá thầu các dự án do Sở GTVT QN làm chủ đầu tư (trên cơ sở phân tích,
kết hợp với lý luận đã được trang bị, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện công tác đấu thầu, nâng cao chất lượng đấu thầu các dự án xây lắp).
Kết quả nghiên cứu bao gồm các vấn đề cần được quan tâm giải quyết và
các giải pháp có cơ sở khoa học và tính thực tiễn nhằm góp phần tăng cường
chất lượng quản lý đầu thầu xây lắp các công trình xây dựng giao thông.
Cụ thể:
Trong chương 1, luận văn tập trung hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
công tác đầu thầu xây lắp: khái niệm, vai trò, yêu cầu đối với công tác đấu thầu;
đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh pháp lý đối với công tác đấu thầu, nội dung và
trình tự công tác đấu thầu; Phân tích hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác đấu thầu, đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế xã hội, pháp lý đang có
nhiều diễn biến phức tạp, biến động liên tục theo thời gian; Phân tích môi
trường bên ngoài cũng như bên trong làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp có
tính khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu.
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác đấu thầu
xây lắp các dự án xây dựng công trình giao thông ở Sở GTVT QN. Qua phân
tích đánh giá cho thấy: Trong phạm vi quản lý của ngành, các gói thầu rất đa dạng:
Xây lắp, tư vấn, mua sắm hàng hoá, bảo hiểm…; sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau,
công tác lựa chọn nhà thầu của Sở GTVT QN cơ bản đều thực hiện theo đúng yêu
Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội



3
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh

cầu của công tác đấu thầu. Tuy nhiên trong quá trình quản lý điều hành dự án vẫn
còn có những nhà thầu thi công chưa đảm bảo tiến độ, quản lý giá còn thiếu chặt
chẽ. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do: (1) Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực này còn có những bất cập; (2) Việc ban hành nhiều văn
bản sửa đổi, bổ sung trong thời gian qua ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng; (3)
Chất lượng HSDT của các nhà thầu tham gia đấu thầu có chất lượng thấp; (4)
Năng lực trên hồ sơ dự thầu với năng lực thực tế không phù hợp; (5) Một số
trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật đấu thầu; (6) Quản lý
giá thành xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, đạo đức, bản lĩnh của cơ
quan quản lý và điều hành dự án.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác này ở chương 2,
trong Chương 3, luận văn đưa ra một số giải pháp để giải quyết:
1. Khẩn trương khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức: Phổ biến sâu
rộng các quy định của pháp luật về đấu thầu, tạo chuyển biến về nhận thức để
các cấp, các ngành và mọi người dân cùng quán triệt, thực hiện, đồng thời theo
dõi và phát hiện những việc làm sai trái; Tăng cường thanh kiểm tra công tác
đấu thầu và xử lý nghiêm các vi phạm; Khuyến khích sử dụng các tổ chức đấu
thầu chuyên nghiệp; Đăng tải công khai các thông tin vi phạm pháp luật về đấu
thầu trên Báo Đấu thầu và trang Web về đấu thầu.
2. Chuyển đổi sang mô hình tổ chức đấu thầu qua mạng nhằm tăng hiệu
quả áp dụng pháp luật về đấu thầu, tiết kiệm chi phí về tổ chức đấu thầu, thời
gian tham gia đấu thầu, đem lại sự công khai, minh bạch hơn so với hình thức
đấu thầu hiện nay.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đấu thầu. Đẩy mạnh đào tạo,
bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác đấu thầu đảm
bảo có kiến thức về quản lý dự án, trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu

pháp luật về đấu thầu.
4. Phân chia gói thầu hợp lý trong Kế hoạch đấu thầu sao cho Nhà thầu có
thể phát huy tối đa thiết bị và dây chuyền thi công như thiết bị thi công, đảm bảo
thời gian hợp lý để hạn chế phát sinh do trượt giá, qui mô gói thầu phù hợp để
những nhà thầu nhỏ có thể tham gia, những nhà thầu trong nước có điều kiện
liên danh với các nhà thầu nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm.
5. Điều chỉnh cải tiến các tài liệu yêu cầu liên quan đến công tác đấu thầu,
qui định cho phép tham chiếu các thông tin liên quan thực tế (tránh tình trạng
trên hồ sơ thì năng lực tốt, nhưng thực tế thì không).
6. Đưa thêm 4 nhóm chỉ tiêu liên quan đến năng lực của Doanh nghiệp:
(1) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán; (2) Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài
chính; (3) Chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực; (4) Chỉ tiêu
đặc trưng về khả năng sinh lợi (nhằm đánh giá được tương đối chính xác hơn
khả năng tài chính của Nhà thầu).
Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội


4
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở GTVT Quảng Ninh

7. Bổ sung điểm thưởng cho những Nhà thầu có điểm kỹ thuật từ khá, giỏi
trở lên hoặc quy đổi từ điểm thưởng kỹ thuật ra giá trị tiền tương ứng để xác
định giá đánh giá (nhằm khắc phục tình trạng chỉ quan tâm đến giá, không quan
tâm đến kỹ thuật).
8. Bổ sung tiêu chuẩn xác định giá đánh giá cho các HSDT gồm: (1) Hiệu
quả do rút ngắn thời gian thực hiện gói thầu; (2) Hiệu quả do nhà thầu đề xuất
ứng vốn hỗ trợ thực hiện gói thầu; (3) Xác định hiệu quả do nhà thầu đề xuất
kéo dài thời gian bảo hành (nhằm khuyến khích các nhà thầu tăng khả năng tạm
ứng vốn để thi công công trình, khả năng rút ngắn thời gian thi công, khả năng
đưa ra các đề xuất về chất lượng và biện pháp thi công đặc biệt, mang lại hiệu

quả cho dự án). Giá đánh giá xếp hạng các Nhà thầu sẽ là Giá đề nghị trúng thầu
của các nhà thầu trừ đi giá trị phần hiệu quả mang lại từ các đề xuất của Nhà
thầu. Nhà thầu nào có Giá đánh giá thấp nhất sẽ là Nhà thầu được kiến nghị
trúng thầu.
Tóm lại: Quá trình thực hiện công tác đấu thầu ở nước ta trong những
năm vừa qua đã có được những tiến bộ và đạt được nhiều kết quả thông qua việc
tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác quản lý đấu thầu và quá trình
xét thầu ở nhiều dự án, gói thầu xây lắp cho thấy còn có những mặt tồn tại, hạn
chế. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá quá trình thực hiện các quy
định về đấu thầu hiện hành và công tác đấu thầu ở một số dự án lớn của Sở
GTVT QN trong thời gian qua, Luận văn đã phát hiện một số tồn tại và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đấu thầu.
Phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn trong hoạt động lựa chọn nhà
thầu xây dựng các công trình giao thông do Sở GTVT QN làm Chủ đầu tư. Do
thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên luận văn chưa đi sâu, chi tiết vào
từng công đoạn và các giải pháp xử lý cụ thể. Hướng nghiên cứu tiếp theo của
đề tài này là sẽ đi sâu vào từng công đoạn, bổ sung và hoàn thiện từng giải pháp
cụ thể, chi tiết hơn đảm bảo chắc chắn hơn việc việc lựa chọn được nhà thầu có
năng lực phù hợp, thi công đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và
giá thầu hợp lý./.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TS. Phạm Thị Thu Hà

Trần Như Long

Trần Như Long – Cao học QTKD 2010 – Đại học Bách khoa Hà Nội




×