Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây phục vụ thị trường khách du lịch từ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.41 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018

125

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CUỐI TUẦN Ở THỊ XÃ SƠN TÂY PHỤC VỤ
THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TỪ HÀ NỘI
Phùng Thị Hạnh
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, du lịch cuối tuần đang trở thành một hoạt động du
lịch phổ biến đối với người dân cả nước, đặc biệt cư dân các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Điểm đến của họ thường là những nơi có thiên nhiên hoang
sơ, mát mẻ, không khí trong lành, khoảng cách không quá xa, đi lại dễ dàng. Thị xã Sơn
Tây cách Hà Nội 40km về phía Tây, có đủ các điều kiện để trở thành một điểm du lịch
cuối tuần hấp dẫn đối với người dân Hà Nội và các vùng phụ cận. Sơn Tây có tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hoá phong phú, đa dạng, có cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kĩ thuật đã được đầu tư đồng bộ.
Từ khoá: Du lịch cuối tuần, nhu cầu du lịch, cung cấp du lịch.
Nhận bài ngày 03.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.5.2018
Liên hệ tác giả: Phùng Thị Hạnh; Email:

1. MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng, đời sống
nhân dân đã được cải thiện, nâng cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực, đáng ghi nhận, cũng tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm như ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng, sức ép công việc ngày càng lớn... đe doạ đến sức khỏe của cộng đồng. Để
đối phó với tình trạng này, người dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự
nhiên trong lành, có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày
nghỉ, lễ tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần. Cho đến nay, du lịch cuối tuần (DLCT) đã
và đang trở thành một hoạt động du lịch phổ biến đối với người dân cả nước đặc biệt là cư
dân các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội... Điểm đến của họ thường là những nơi


có thiên nhiên hoang sơ, mát mẻ, không khí trong lành, khoảng cách không xa, đi lại dễ
dàng [1].
Thị xã Sơn Tây của Hà Nội có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển DLCT. Tuy
vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát các điều


126

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế, xã hội của Sơn Tây phục vụ phát triển DLCT. Việc quản lí,
tổ chức DLCT hầu như chưa được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp du lịch quan tâm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng hợp các điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây
làm tiền đề cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển loại hoạt động này là
hết sức có ý nghĩa.

2. NỘI DUNG
2.1. Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở Thị xã Sơn Tây

2.1.1. Điều kiện cung du lịch cuối tuần
Cung du lịch cuối tuần là khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch bằng những hàng
hoá, sản phẩm, dịch vụ, tài nguyên du lịch (TNDL). Theo tác giả Nguyễn Thị Hải (2002),
điều kiện cung DLCT bao gồm các yếu tố: độ hấp dẫn của TNDL tự nhiên, kể cả TNDL
nhân văn, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực... Các điều kiện này phải
đảm bảo thỏa mãn được mục đích và nhu cầu của khách du lịch cuối tuần tới các điểm cấp
khách tiềm năng [1]. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, Thị xã Sơn Tây có những mặt thuận
lợi cơ bản sau:
Về tài nguyên du lịch
Sơn Tây có hệ thống TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn phong phú rất thuận lợi cho
việc phát triển DLCT. Nằm cách Hà Nội 42 km về phía Tây, tiếp giáp với Khu công

nghiệp Việt Trì, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; các trung tâm văn hoá lớn trong tương lai
như: Làng Văn hoá  Du lịch các dân tộc Việt Nam, chuỗi đô thị Miếu Môn  Xuân Mai 
Hoà Lạc  Sơn Tây, trường Đại học Quốc gia..., Sơn Tây có vị trí rất thuận lợi cho các
chuyến DLCT của người dân Hà Nội và các vùng phụ cận.
Khí hậu tại Sơn Tây cũng ưu ái cho phát triển DLCT. Nền nhiệt độ trung bình 23,30C,
ít xảy ra nhiễu loạn thời tiết [6]. Sơn Tây có không gian thoáng đãng, mát mẻ, nhiều cây
xanh. Khách DLCT có thể đến Sơn Tây quanh năm, tham gia các hoạt động ngoài trời như
bơi, câu cá, thả diều, lướt ván, tập làm nông dân, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, lễ
chùa, thư giãn, nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe vì khí hậu ở đây rất trong lành.
Ngoài các điều kiện tự nhiên, Sơn Tây còn là một vùng đất địa linh nhân kiệt với địa
danh một ấp hai vua, với 288 vị tiến sỹ đỗ đạt dưới các triều đại tự chủ của đất nước. Thị
xã có 183 di tích, công trình tôn giáo, cơ sở thờ tự tín ngưỡng và hàng trăm ngôi nhà cổ,
trong đó có nhiều di tích mà tên gọi của nó gắn liền với tên đất, tên người Sơn Tây như:
Làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, đền và lăng Ngô Quyền, đền Phùng Hưng, đình Mông
Phụ, đồi “Hổ Gầm”, giếng sữa “Chuông Sa”, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, các lễ hội truyền


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018

127

thống... [4]. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Khách đi DLCT đến
đây có thể tham quan các ngôi nhà cổ, tìm hiểu văn hoá lịch sử, phong tục tập quán của
người Việt xưa, tham quan các làng nghề thủ công truyền thống như làm tương, làm kẹo
lạc, kẹo giồi... Sơn Tây rất thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch ngoài trời
như cắm trại, picnic, teambuiding, và đặc biệt khi tới Sơn Tây du khách có thể thử sức làm
một nông dân thực thụ như cấy lúa, gặt lúa, làm đất, bắt cá... Chương trình này rất độc đáo,
thu hút được nhiều du khách tham gia, nhất là du khách nước ngoài, giúp họ hiểu hơn về
công việc của một nhà nông và sự vất vả, mệt nhọc của người nông dân khi làm ra được
hạt lúa.

Có thể nói rằng, sự đa dạng và hấp dẫn của hệ thống TNDL tại Sơn Tây sẽ giúp cho
thị xã có thể tổ chức nhiều loại hình hoạt động phục vụ khách DLCT. Đây là một điều kiện
rất thuận lợi cho phát triển DLCT mà không phải địa phương nào cũng có được. Tuy nhiên
hiện nay, hoạt động du lịch và phát triển du lịch của thị xã vẫn chưa khai thác hết được
tiềm năng sẵn có.
Về cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Sơn Tây về cơ bản, được xây dựng khá đồng bộ và hiện đại, hơn
nữa thị xã lại nằm rất gần với Thủ đô Hà Nội, nơi mà nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
đang trở nên bức thiết. Tính đến nay, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Sơn Tây là 70
(trong đó có 40 khách sạn và 30 nhà nghỉ), với tổng số phòng là 985 phòng và 2050
giường. Trong số các khách sạn được xếp hạng có 17 cơ sở được xếp hạng từ 1  2 sao và
một số cơ sở đang đề nghị được xếp hạng 3  4 sao như các khách sạn Thái Bình, Yên
Bình, Sơn Tây... Ngoài ra, Sơn Tây còn có 14 cơ sở vật lí trị liệu với 148 phòng (trong đó
có 08 cơ sở vật lí trị liệu nằm trong khuôn viên các cơ sở lưu trú, 6 cơ sở hoạt động
độc lập).
Các khách sạn, nhà nghỉ trên có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu ở lại qua đêm của
du khách. Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất hiện có tạm thời đáp ứng được các đối
tượng khách đa dạng, có nhu cầu và khả năng chi trả khác nhau. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho du khách đến tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại địa phương.
Về nguồn nhân lực du lịch
Hiện tại, trên địa bàn Sơn Tây đã có Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung triển
khai đào tạo chuyên ngành Cử nhân về du lịch. Mặt khác, do rất gần với Thủ đô Hà Nội
(trung tâm đào tạo và phát triển du lịch lớn của cả nước), nên tiềm năng về nhân lực phục
vụ du lịch của Sơn Tây luôn được cung ứng đầy đủ. Đó là những điều kiện rất thuận lợi để
Sơn Tây có thể xây dựng và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn cao đáp ứng
nhu cầu du lịch trong thời gian tới.


128


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.1.2. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần ở Sơn Tây của người dân Hà Nội
Về nhu cầu, sở thích đi du lịch của người dân
Căn cứ vào cơ cấu dân cư các quận nội thành Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra nhu
cầu, sở thích của người dân Hà Nội theo một bảng hỏi được xây dựng riêng cho các ngành
nghề, lứa tuổi nhất định. Địa bàn điều tra tập trung ở 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm,
Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa), nơi số lượng và thành phần cư dân đông đúc và phong
phú nhất.
Kết quả điều tra đợt 1 tiến hành năm 2015 với 127 phiếu, có 75 người đi nghỉ cuối
tuần trên 2 lần/1 năm chiếm 59,1% số người được hỏi. Họ phần lớn là học sinh sinh viên,
số còn lại là các cán bộ làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, cán bộ nghiên cứu,
giáo viên. Một số ít là các nhà doanh nghiệp và những người làm các ngành nghề tự do
khác. 35,4% đi DLCT 1 2 lần trong năm, còn lại 4,5% ít đi DLCT.
Phân tích kết quả điều tra đợt 2 năm 2017 với 158 phiếu, có 106 người đi nghỉ cuối
tuần trên 2 lần chiếm 67,1% số người được hỏi, 28,5% đi từ 1  2 lần, 4,4% ít đi du lịch.
So sánh kết quả điều tra của hai năm 2015 và 2017 cho thấy lượng nhu cầu đi DLCT
tăng lên đáng kể. Nhu cầu đi DLCT của người dân Hà Nội ngày càng tăng cao do sức ép từ
công việc, môi trường sống ô nhiễm, người dân muốn đến những nơi có không khí trong
lành, mát mẻ để nghỉ ngơi, thư giãn.
Về cơ cấu khách tham gia DLCT của Hà Nội trong năm 2017 không có gì thay đổi so
với 2015, học sinh sinh viên, công chức nhà nước, giáo viên chiếm tỉ lệ lớn 64,7%, vì họ
có nhiều thời gian rảnh rỗi cuối tuần. 35,3%, là nhân viên doanh nghiệp, tiểu thương, nghỉ
hưu và các ngành nghề tự do khác, đối tượng này thường đi du lịch cuối tuần ít so với đối
tượng trên do hạn chế về thời gian và đặc điểm nghề nghiệp, họ thường có xu hướng đi du
lịch dài ngày vào một thời điểm trong năm. Điều này cho thấy số lượng cũng như cơ cấu
người đi DLCT ở Hà Nội chủ yếu là học sinh sinh viên, công chức nhà nước, giáo viên. Do
đó, cần tổ chức các chương trình DLCT phù hợp với nhu cầu, sở thích của đối tượng này.
Về nhu cầu đối với dịch vụ đặc trưng
Hiện nay, các hình thức hoạt động DLCT hết sức đa dạng và phong phú. Du khách có

thể tham quan ngắm cảnh, nghỉ ngơi thư giãn, câu cá, bơi thuyền, bơi lội, đốt lửa trại, chơi
thể thao (cầu lông, tennis, bóng chuyền)... Tuy nhiên, hoạt động mà khách ưa thích là tham
quan ngắm cảnh chiếm 27,5%, nghỉ ngơi thư giãn chiếm 25,4%. Ngoài ra các hoạt động
vui chơi ngoài trời người dân Hà Nội cũng rất thích, tổng các hoạt động này chiếm 46,79%
số người được khảo sát, trong đó câu cá chiếm 7,4%, bơi thuyền chiếm 6,65%, bơi lội
chiếm 8,1%, lửa trại chiếm 15,14%, chơi thể thao 9,5%.


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018

129

Khi được hỏi về mục đích của chuyến đi, có 40,1% khách đi DLCT trả lời để xả stress,
34,8% đi DLCT để có thời gian cùng gia đình, 25,1% đi DLCT để có thời gian cùng bạn
bè. Như vậy, khách đi DLCT chủ yếu để xả stress và có thời gian bên gia đình. Điều này
cũng dễ hiểu, do điều kiện làm việc áp lực, căng thẳng, cuộc sống bận rộn, ít có thời gian
bên gia đình, con cái. Vì vậy, các chuyến đi DLCT là để có thời gian vui chơi, thư giãn,
sum vầy cùng gia đình, xả stress, tái tạo lại sức lao động sau một tuần làm việc căng thẳng.
Ngoài ra, các chuyến đi DLCT còn là khoảng thời gian vui chơi, giải trí cùng bạn bè, mở
rộng các mối quan hệ. Đối tượng này chủ yếu là học sinh sinh viên. Họ thường tổ chức các
chuyến đi DLCT cùng bạn bè, thường từ 3  5 người trở lên hoặc tổ chức các hoạt động
teambuiding ngoài trời để hiểu nhau hơn và nâng cao kĩ năng sống của mình.
Nhìn chung, người dân Hà Nội khi đi DLCT rất thích đến những nơi có biển, núi, làng
quê yên bình để nghỉ ngơi, thư giãn, giải toả căng thẳng. Theo điều tra của tác giả ở 4 quận
nội thành Hà Nội thì người dân rất thích đi đến những nơi có biển chiếm 32,8% số người
được hỏi, 30,75% số người được hỏi thích đến những nơi có núi. Làng quê yên bình cũng
là một địa điểm lí tưởng cho những chuyến DLCT của người dân thành thị, chiếm 30,1%,
chủ yếu là những người về hưu, giáo viên, công chức, học sinh sinh viên đến để nghỉ ngơi,
thư giãn, tận hưởng không khí cũng như tìm hiểu văn hoá, lối sống, phong tục của làng quê
Việt Nam. Những địa điểm khác chiếm tỉ lệ ít 6,4%.

Đối chiếu với các nhu cầu, sở thích của số đông những người có nhu cầu nghỉ ngơi
nhắn ngày, tranh thủ thời gian rảnh rỗi cuối tuần trên, có thể thấy Sơn Tây có đầy đủ các
điều kiện để đáp ứng khách du lịch Hà Nội và phụ cận. Sơn Tây có nhiều hồ nước nhân tạo
như hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, Suối Hai, Khoang Xanh, KS Asean resort & spa... có
thể tổ chức các hoạt động bơi lội, bơi thuyền, câu cá; có địa hình đồi núi xen kẽ có thể tổ
chức cắm trại trong rừng như Làng Văn hoá  Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn tinh
caping ở Đồng Mô..., Làng cổ Đường Lâm  một vùng quê yên bình còn lưu giữ lại được
những nét đẹp cổ kính của làng quê Việt Bắc Bộ, có không gian rộng để du khách có thể
thả diều, tập làm nông dân, tham quan các di tích lịch sử, làng nghề thủ công truyền thống...
Người đi DLCT còn quan tâm tới khoảng cách của điểm du lịch so với nơi thường trú
của họ. Nghiên cứu yếu tố này sẽ cho biết khoảng cách được ưa thích, từ đó có thể ưu tiên
lựa chọn tài nguyên nằm trong khoảng cách phù hợp. Theo điều tra của chúng tôi, số người
thích khoảng cách từ 36  75 km, di chuyển mất khoảng 1 đến 2 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất
47,5%; sau đó là số người thích khoảng cách đi đường dưới 1 giờ từ 15  35 km 28,5%;
khoảng cách xa hơn hoặc quá gần thường ít được ưa thích. Sơn Tây chỉ cách Hà Nội hơn
40 km về phía Tây, giao thông thuận lợi, hoàn toàn phù hợp tâm lí, nhu cầu và khả năng di
chuyển của người đi du lịch, do vậy, nếu được tổ chức tốt, đây chắc chắn hứa hẹn sẽ là một
điểm DLCT hấp dẫn với người dân thành phố.


130

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Về nhu cầu đối với dịch vụ chính
Dịch vụ chính bao gồm dịch vụ vận chuyển và dịch vụ đảm bảo sự lưu trú, ăn uống.
Dịch vụ vận chuyển đảm bảo sự di chuyển từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch và
ngược lại. Không có dịch vụ vận chuyển sẽ không có du lịch bởi lẽ bản chất của du lịch là
sự đi lại.
Hiện tại, phương tiện giao thông trong hoạt động DLCT của Hà Nội vẫn chủ yếu là

các phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp, và xe ô tô các loại thuê theo dạng hợp đồng.
Trong các loại phương tiện đang được sử dụng này, xe ô tô thuê theo hợp đồng là phổ biến
hơn cả (60,1% lượng khách), chủ yếu là giáo viên, công chức nhà nước, nhân viên doanh
nghiệp, người nghỉ hưu, học sinh sinh viên đi theo lớp, nhóm đông. Tuy nhiên, muốn giá
cả không quá cao, khách thường phải đi tập thể hoặc đi theo nhóm tương đối đông. Thanh
niên thường sử dụng xe máy (20,2%), vì nó phù hợp và có thể chỉ đi theo nhóm nhỏ, loại
phương tiện này phù hợp với những người trẻ tuổi, sinh viên đi với khoảng cách ngắn. Xe
buýt tuyến chỉ phục vụ một số ít ở những điểm du lịch có khoảng cách gần (chiếm 6,3%).
Những phương tiện khác chiếm 13,3%. Những người có thu nhập cao như tiểu thương,
doanh nghiệp có thể đi taxi hoặc đi xe ô tô cá nhân.
Tuy nhiên, qua thăm dò, hầu hết khách du lịch đều muốn có các tuyến xe buýt hoạt
động ở các điểm du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần để đưa đón khách. Đây là phương
tiện rẻ và thuận tiện, đảm bảo sức khỏe của khách, tránh được ách tắc giao thông và tiết
kiệm được thời gian. Ở Sơn Tây hiện nay có rất nhiều tuyến xe buýt từ nội thành Hà Nội
về Sơn Tây giá vé rất rẻ có thể phục vụ khách đi DLCT.
Dịch vụ ăn uống và lưu trú mặc dù không phải là mục đích của chuyến đi, nhưng do
tính chất tự nhiên, cầu về dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm một phần đáng kể trong chi tiêu
của khách, hơn nữa nó còn góp phần đảm bảo chất lượng của chuyến đi.
Về ăn uống, do không hợp khẩu vị và chủ yếu là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nên 33,6% khách được hỏi mang đồ ăn, thức uống ở nhà đi, họ chủ yếu là sinh viên,
giáo viên, mang đồ ăn ở nhà đi vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí và hợp khẩu vị, đảm
bảo vệ sinh; 39,3% khách có nguyện vọng được phục vụ bữa ăn tại chỗ, phù hợp với túi
tiền và sở thích, đa số là tiểu thương, nhân viên doanh nghiệp, công chức nhà nước. Khách
đi cắm trại còn có một thú vui nữa là tự tổ chức nấu ăn ngoài trời nên muốn có dịch vụ cho
thuê dụng cụ nấu ăn chiếm 14,5%, số này thường là học sinh sinh viên đi dã ngoại hoặc
những người trẻ tuổi đi du lịch theo nhóm đông thì hình thức đốt lửa trại, nấu ăn ngoài trời
rất được ưa thích. Khách có nhu cầu ăn ở nhà hàng chiếm 12,6%, đây là những người có
thu nhập cao.



TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018

131

Nhu cầu về dịch vụ lưu trú cũng khá đa dạng, phụ thuộc vào khả năng chi trả, vào lứa
tuổi, các dịch vụ này có thể từ bình dân đến cao cấp. Khách có thu nhập cao hơn hoặc
những người có tuổi, có nhu cầu ở những nhà nghỉ, khách sạn có tiện nghi tương đối đầy
đủ chiếm 32,8%, chủ yếu là công chức nhà nước, nhân viên doanh nghiệp, tiểu thương,
những người về hưu; khách là học sinh sinh viên, giáo viên, lại thích ở lều trại, nhà dân
chiếm 45,4%, các hình thức khác như nhà trọ, khu resort... chiếm 21,8%. Vì vậy, cần
nghiên cứu nhu cầu này cụ thể ở từng nơi, theo từng mùa để tránh xây dựng các nhà nghỉ,
khách sạn tràn lan, kém hiệu quả sử dụng mà lại vẫn không đáp ứng được sở thích của khách.
Khi được hỏi về các điểm tham quan DLCT ở Sơn Tây thì hầu hết người dân Hà Nội
đều biết đến Làng cổ Đường Lâm, Chùa Mía, Thành cổ Sơn Tây, khu du lịch Đồng Mô,
Làng Văn hoá  Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đền Và, KS Asean resort... Tuy nhiên cũng
có một số điểm mà khách không biết như Khu du lịch phường Xuân Khanh có tới 68%
người dân Hà Nội chưa nghe thấy, Nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh có tới 70% khách
không biết. Do đó, cần làm tốt hơn công tác quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch ở Sơn
Tây đối với du khách.
Về nhu cầu đối với dịch vụ bổ sung
Hầu hết người dân Hà Nội đều muốn tới những điểm du lịch có dịch vụ bổ sung đa
dạng như có hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng, đặt phòng, vé máy bay, giặt là, chăm
sóc sức khỏe, sửa chữa đồ đạc, xe cộ... Tuy là những dịch vụ bổ sung, song nó rất quan
trọng, không thể thiếu, giúp cho khách cảm thấy an tâm, thoải mái khi đi du lịch. Ở Sơn
Tây các dịch vụ bổ sung như chăm sóc sức khỏe, cây rút tiền, sữa chữa đồ đạc... và các
dịch vụ vui chơi giải trí còn hạn chế. Để thu hút khách du lịch đến với điểm DLCT Sơn
Tây thì Sơn Tây cần quan tâm, đầu tư, xây dựng các dịch vụ bổ sung đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách.
Về thời gian và lượng khách
Ở Hà Nội tập trung đông lực lượng học sinh sinh viên, viên chức nhà nước, giáo viên.

Đây là đối tượng khách có nhiều thời gian rỗi vào cuối tuần, các dịp lễ, tết, có khả năng
thanh toán cho mình các chuyến đi du lịch ngắn ngày để vui chơi, giải trí, thư giãn sau
những ngày học tập và làm việc mệt mỏi và căng thẳng.
Theo kết quả điều tra, học sinh sinh viên thường tập trung đi du lịch nhiều nhất từ
tháng 26/3 đến đầu tháng 5 và từ đầu tháng 8 đến tháng 10. Thời gian này, sinh viên không
phải ôn thi học kì nên có nhiều thời gian rảnh vào cuối tuần để đi du lịch, họ thường đi
theo nhóm, lớp, hội... Đối với công nhân, nhân viên doanh nghiệp; viên chức nhà nước;
giáo viên thường đi nhiều vào các dịp lễ, tết đặc biệt khi các dịp lễ, tết trùng với thứ bảy,
chủ nhật và khoảng thời gian đi nhiều từ tháng 5 đến tháng 7. Đây cũng là dịp nghỉ hè, có


132

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

nhiều thời gian nên họ thường tổ chức đi DLCT cho cả gia đình và con cái để thư giãn,
nghỉ ngơi. Đối tượng học sinh sinh viên đi DLCT nhiều hơn vì có nhiều thời gian rảnh cuối
tuần, chi phí cho mỗi chuyến đi thấp vì thu nhập một phần vẫn dựa vào gia đình; ngược lại,
đối tượng công nhân, viên chức, giáo viên đi du lịch cuối tuần ít hơn nhưng chi phí cho
mỗi chuyến đi thường lớn hơn do họ có nguồn thu nhập ổn định. Vào những tháng mùa
đông giá lạnh, ít người đi DLCT. Chính điều này đã tạo nên tính thời vụ du lịch. Vì vậy,
muốn hạn chế tính thời vụ cần có biện pháp kéo dài thời vụ du lịch chính, tạo điều kiện để
mở thời vụ thứ hai thay thế. Điều này đòi hỏi phải xây dựng các loại hình du lịch mới, đa
dạng hoá các dịch vụ bổ sung tại điểm du lịch để thu hút khách, kéo dài mùa vụ du lịch.
Ngoài ra, cần có các biện pháp khuyến khích, giảm giá, quảng cáo, giới thiệu...

3. KẾT LUẬN
Nghiên cứu điều kiện phát triển DLCT ở thị xã Sơn Tây là nghiên cứu mối quan hệ
giữa TNDL của Sơn Tây và nhu cầu DLCT của người dân Hà Nội. Vì vậy, việc nghiên cứu
nhu cầu, sở thích của người dân Hà Nội và tiềm năng TNDL của Sơn Tây để đề xuất giải

pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch tại đây là hết sức cần thiết. Sơn Tây hiện có nhiều lợi thế
về tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên tự nhiên; vậy nên, cùng với việc tăng cường phát
triển kinh tế, bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, xây dựng không gian văn hoá..., ngành du
lịch Sơn Tây cần quan tâm, đưa ra chiến lược và các chương trình cụ thể để nhanh chóng
thúc đẩy hoạt động DLCT một cách thiết thực, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thị Hải (2002), “Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối
tuần của Hà Nội”,  Luận án Tiến sĩ Khoa học Địa lí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 
Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.

UBND Thị xã Sơn Tây (2012), Đề án phát triển thương mại  du lịch  dịch vụ giai đoạn
2012 2016, định hướng đến năm 2020.

3.

UBND Thị xã Sơn Tây (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014.

4.

UBND Thành phố Hà Nội (2011), Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.

5.


Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch,  Nxb Giáo dục.


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 23/2018

133

STUDYING CONDITIONS TO DEVELOP WEEKEND TOURISM
AT SON TAY TOWNS TO SERVE THE MARKET FROM HA NOI
Abstract: In recent years, weekend travel has become more and more popular, especially
with citizens in major cities such as Hanoi, Ho Chi Minh city, Hai Phong...ect. Their
destinations are often considered at wild beauty and fresh atmosphere locations which
are not far from the city centre and can be reached easily. In the northern Vietnam, one
of the most suitable place is Son Tay Town which is located at the western part of Hanoi
and it takes around 40 kilometres to reach there. There are conveninent facilities which
are required to meet the needs of tourists including numerous natural resources, unique
cultural heritages as well as a synchronous and considerable investments in
infrastructure system there.
Keywords: Weekend travel, tourism demand, toursim supply.



×