Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 143 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN ĐỨC KHOA







NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Ở HUYỆN NA HANG, TỈNHTUYÊN QUANG




Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH TUẤN








Hà Nội, 2010


1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11

6. Bố cục của luận văn 12
CHƢƠNG 1 14
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 14
1.1. Du lịch cộng đồng 14
1.1.1. Quan niệm về du lịch cộng đồng 14
1.1.2. Đặc điểm và lợi ích của du lịch cộng đồng 17
1.1.3. Du lịch cộng đồng trong mối quan hệ với một số loại hình du lịch 21
1.2. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng 25
1.2.1. Tài nguyên du lịch 25
1.2.2. Yếu tố cộng đồng dân cƣ 27
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 29
1.2.4. Khách du lịch 30
1.2.5. Liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch 30
1.2.6. Chính quyền địa phƣơng 31
1.2.7. Chủ trƣơng và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc 32
1.2.8. Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế 33
1.2.9. Sự liên kết giữa địa phƣơng với các doanh nghiệp du lịch 33
1.3. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và Việt Nam. 35
1.3.1. Du lịch cộng đồng tại Mai Châu - Hoà Bình 35
1.3.2. Du lịch công đồng tại công viên quốc gia Gunung Halimun, Indonesia. 38
CHƢƠNG 2 45
THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 45
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. 45
2.1. Khái quát về huyện Na Hang và tiềm năng phát triển du lịch 45
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 45
2.1.2. Cơ sở hạ tầng. 45
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 47
2.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Na Hang 49
2.2. Thực trạng về điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở Na Hang 53
2.2.1. Tài nguyên du lịch 53

2.2.2. Yếu tố cộng đồng dân cƣ 55
2.2.3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật 59
2.2.4. Khách du lịch 61
2.2.5. Liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch 63
2.2.6. Chính quyền địa phƣơng 63
2.2.7. Chủ trƣơng và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc 64

2
2.2.8. Hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nƣớc và quốc tế 65
2.2.9. Sự liên kết kết giữa địa phƣơng với các doanh nghiệp du lịch 65
2.3. Hoạt động khai thác điều kiện để phát triển du lịch ở Na Hang 66
2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch của huyện Na Hang 66
2.3.2. Thực trạng hoạt động khai thác điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng ở
Na Hang 72
2.4. Phân tích SWOT về hoạt động khai thác các điều kiện để phát triển du lịch cộng
đồng ở Na Hang 76
2.4.1. Điểm mạnh 76
2.4.2. Hạn chế 77
2.4.3. Cơ hội 78
2.4.4. Thách thức 78
CHƢƠNG 3 81
ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 81
CỘNG ĐỒNG HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. 81
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch huyện Na Hang 81
3.1.1. Định hƣớng phát triển du lịch của Tuyên Quang 81
3.1.2. Định hƣớng của Na Hang trong phát triển du lịch 85
3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang - Tuyên Quang 88
3.2.1. Giải pháp cho kế hoạch phát triển ngắn hạn 88
3.2.2. Giải pháp cho kế hoạch phát triển dài hạn 95
3.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang – Tuyên Quang 102

3.3.1. Giai đoạn một 103
3.3.2. Giai đoạn hai 105
3.3.3. Giai đoạn ba 108
3.4. Một số khuyến nghị 111
3.4.1. Khuyến nghị đối với Nhà nƣớc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 111
3.4.2. Khuyến nghị đối với UBND tỉnh và huyện Na Hang 112
3.4.3. Khuyến nghị đối với chính quyền cấp xã 113
3.4.4. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp du lịch 114
3.4.5. Khuyến nghị đối với ngƣời dân địa phƣơng 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEIS
Asia-Pacific Environmental Innovation Strategies
ASEAN
The Association of Southeast Asian Nations
CBT
Community Based Tourism
Du lịch dựa vào cộng đồng; du lịch cộng đồng
CO
Community Organisation
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IUCN
International Union for Conservation of Nature
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
NGO

Non-Govement Organization
Tổ chức phi chính phủ
GHNP
Gunung Halimun National Park
Công viên quốc gia Gunung Halimun
RISPO
Research on Innovative and Strategic Policy Options
Nghiên cứu chiến lƣợc lựa chọn chính sách và sáng tạo
UBND
Ủy ban nhân dân
UNCTAD
United Nation Conference on Trade and Development
Hội nghị của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO
The United Nation World Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU



STT
Bảng

Nội dung bảng
Trang
1
Bảng 1.1
Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái
21
2
Bảng 1.2
Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch homestay
23
3
Bảng 1.3
Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch văn hoá
24
4
Bảng 1.4
Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn
25
5
Bảng 1.5
Hệ thống phân phối lợi tức của các nhà khách ở công
viên quốc gia Gunung Halimun
41
6
Bảng 1.6
Bảng phân tích tác động của hoạt động du lịch cộng
đồng đối với công viên quôc gia Gunung Halimun
41
7
Bảng 2.1

Phân bố các tộc ngƣời ở huyện Na Hang
54
8
Bảng 2.2
Lƣợng khách du lịch tới Na Hang
66
9
Bảng 2.3
Doanh thu từ các hoạt động của khách du lịch
69
10
Bảng 2.4
Danh sách cơ sở lƣu trú tại Na Hang
70
11
Bảng 2.5
Danh sách cơ sở kinh doanh nhà hang và thuyền tại
Na Hang
71

5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch và hoạt động du lịch đƣợc coi là ngành công nghiệp lớn
nhất thế giới. tạo ra một ƣớc tính khoảng 11% GDP toàn cầu và sử dụng 200 triệu
lao động năm 2001. Đến năm 2010, theo dự báo sẽ có hơn 328.000.000 công ăn
việc làm trực tiếp và liên quan đến du lịch trên toàn cầu. Các lợi ích kinh tế liên
quan đến ngành công nghiệp này là rất lớn và có thể đo lƣờng đƣợc ở cả hai mặt, đó
là tạo doanh thu và tạo nguồn việc làm cho xã hội. Các yếu tố xã hội và công nghệ

là hai yếu tố chính là cơ sở cho sự gia tăng sự phát triển trong ngành công nghiệp du
lịch và hoạt động du lịch. Kinh tế phát triển, thu nhập tăng dẫn đến khả năng chi
tiêu tăng lên, bên cạnh đó là sự phát triển của các điều kiện liên quan khác nhƣ công
nghệ thông tin, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng trong đó có giao thông vận
tải cùng các ngành dịch vụ hỗ trợ liên quan khác nhƣ kinh doanh khách sạn đƣợc
chuẩn hóa hơn, chất lƣợng dịch vụ cao hơn. Đó là những điều kiện và là các yếu tố
quyết định của việc tăng nhu cầu về du lịch trong xã hội.
Tổ chức du lịch thế giới đã tổng kết: Phát triển du lịch đã tạo ra một nguồn
thu nhập lớn đối với các quốc gia và các địa phƣơng. Đặc biệt, các nƣớc đang phát
triển đang quan tâm phát triển du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế, hàng năm lƣợng
khách lớn đã đóng góp không nhỏ cho thu nhập ngoại tệ của các quốc gia. Đối với
các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, Du lịch đã và đang trở thành một
ngành xuất khẩu tại chỗ mang lại nhiều lợi nhuận. Có nhiều quốc gia coi đây là giải
pháp phát triển nhanh chóng và là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các quốc gia
đó (UNWTO, 2002).
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) còn khẳng định rằng việc phát triển du
lịch ở các quốc gia đang phát triển sẽ tạo ra những cơ hội cho ngƣời dân đặc biệt là
ngƣời nghèo trong việc nâng cao mức sống của mình (UNWTO 2002). Nhƣ vậy,
việc phát triển du lịch đã là một biện pháp hay nói cách khác là cách thức để các
quốc gia thực hiện chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo. Thành công trong xóa đói giảm

6
nghèo thông qua việc phát triển du lịch phụ thuộc một phần vào cộng đồng của các
quốc gia, đồng thời phụ thuộc vào quan hệ đối tác giữa nhà nƣớc và tƣ nhân trong
quá trình triển khai hoạt động này để bảo đảm về quyền lợi của cộng đồng, đồng
thời phát triển đƣợc nền kinh tế địa phƣơng thông qua việc cung cấp các dịch vụ
liên quan đến du lịch.
Hội nghị về du lịch tại những nƣớc kém phát triển nhất tổ chức vào tháng ba
2001 tại Hà Lan đã kết luận rằng: đối với phần lớn những nƣớc kém phát triển nhất,
phát triển du lịch có thể là một phƣơng tiện để quốc gia đó tham gia ngày càng sâu

vào nền kinh tế toàn cầu, giảm đƣợc đói nghèo và đạt đƣợc tiến bộ kinh tế - xã hội
của mình. Có ít nhất 60% số nƣớc kém phát triển đã đặt việc phát triển du lịch quốc
tế là trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển của họ, và thông qua ngành kinh tế mũi
nhọn này để tái thiết lập nền kinh tế của họ.
Du lịch nhƣ vậy, tạo cơ hội lớn cho các nƣớc đang phát triển và kém phát
triển, tuy nhiên một điều dễ nhận thấy rằng rất nhiều các chính sách phát triển du
lịch chỉ đƣợc quyết định và triển khai bởi chính phủ các nƣớc mà không có sự tham
gia của cộng đồng địa phƣơng để phục vụ hiệu quả cho những nguyện vọng của
ngƣời dân nơi tổ chức các hoạt động du lịch. Trải qua quá trình dài, nhiều quốc gia
đã phát triển du lịch theo cách thức truyền thống của ngành du lịch mang tính đại
chúng, mà hậu quả của nó thƣờng là phá vỡ cơ cấu của nền kinh tế địa phƣơng, tăng
tỷ lệ thất nghiệp theo mùa, suy thoái của thiên nhiên và sự xói mòn các giá trị
truyền thống văn hóa. Hoạt động phát triển theo cách thức đó đã bộc lộ tính không
bền vững.
Từ nhiều trƣờng hợp cụ thể liên quan đến ảnh hƣởng của hoạt động phát triển
du lịch liên quan đến môi trƣờng và văn hóa truyền thống, thì ngành du lịch đã quan
tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống. Hội
nghị năm 2002 về Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Đông Nam Á đã khẳng
định rằng để giảm thiểu những ảnh hƣởng của hoạt đọng du lịch đến cuộc sống và
sinh kế của mình, cộng đồng địa phƣơng phải có quyền tự quyết và quyết định có
tham gia vào việc phá triển du lịch hay không.

7
Giải pháp của du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc đƣa ra và vận hành để cung cấp
các lợi ích kinh tế cho cộng đồng, hơn là việc dành trọn các lợi nhuận cho các tập
đoàn lớn thông các khu nghỉ mát trọn gói.
Vào đầu những năm 2000 loại hình du lịch cộng đồng mới bắt đầu đƣợc thử
nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên ở Việt Nam.
Một số khu, điểm du lịch ở miền núi vùng có các tộc ngƣời thiểu số cƣ trú là nơi đa
dạng tài nguyên thiên nhiên và phong phú tài nguyên nhân văn đang thu hút nhiều

khách du lịch trong và ngoại nƣớc. Các khu điểm này cũng triển khai loại hình du
lịch cộng đồng và thu đƣợc hiệu quả bƣớc đầu. Đó là các khu vực nhƣ: Mai Châu –
Hòa Bình, Ba Bể - Bắc Cạn; Sa Pa – Lào Cai, Suối Voi – Huế . Tuy vậy, trong
nƣớc chƣa có công trình nghiên cứu riêng đầy đủ và phát triển du lịch cộng đồng để
áp dụng cho từng khu vực nên các hoạt động du lịch cộng đồng tại các khu vực này
chƣa dựa trên sự nghiên cứu hệ thống đầy đủ mà chỉ dựa vào kinh nghiệm mang
tính thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm,
với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, huyện Nà Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ
lạ của một vùng sinh thái đa dạng. Nà Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng
nguyên sinh và những con suối. Na Hang có rất nhiều các thắng cảnh đẹp và các
điểm tham quan hấp dẫn. Đồng thời Na Hang còn là địa bàn cƣ trú của 15 dân tộc
khác nhau phong phú, đặc trƣng, đậm đà văn hóa dân tộc.
Có thể khẳng định rằng, huyện Na Hang rất giàu tài nguyên du lịch. Tuy
nhiên, việc khai thác du lịch ở đây rất hạn chế. Đời sống của cộng đồng địa phƣơng
còn rất lạc hậu và khó khăn. Một giải pháp phát triển nền kinh tế ở đây là phát triển
du lịch. Trong đó, loại hình du lịch cộng đồng là một giải pháp phù hợp với điều
kiện tài nguyên và kinh tế ở đây. Du lịch cộng đồng không đỏi hỏi phải đầu tƣ quá
lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đem lại lợi ích kinh tế thiết thực đến
với cộng đồng địa phƣơng và góp phần bảo tồn những giá trị thiên nhiên và văn hóa
của huyện Na Hang. Việc khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch đã đƣợc
quan tâm, cụ thể là Sở Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch đã tổ chức một số các khoá

8
học cho dân cƣ địa phƣơng về phát triển cộng đồng, Triển khai hoạt động du lịch tại
Khu Bảo Tồn Na Hang. Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở huyện Na hang hiện nay
phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, số lƣợng khách du lịch đến Na hang còn
rất nhỏ.
Vấn đề ở đây là cần có một công trình nghiên cứu các điều kiện phát triển du
lịch cộng đồng phù hợp với điều kiện của huyện. Đồng thời, thu hút đƣợc cộng

đồng cƣ dân tham gia vào các hoạt động du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững,
nâng cao đời sống kinh tế của cộng đồng địa phƣơng từ du lịch, đƣa ngành du lịch
Nà Hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung phát triển ngang tầm với các tỉnh
khác trong cả nƣớc.
Vì lý do trên đây, học viên đã trọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện phát triển du
lịch cộng đồng ở huyện Na hang, tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khái niệm về cộng đồng cộng đồng đã đƣợc Liên hiệp quốc công nhân và
khuyến khích các quốc gia sử dụng vào năm 1950. Khái niện về du lịch cộng đồng
cũng đã đƣợc hình thành từ ba thập kỷ và đã đƣợc áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Tài liệu “Community Based Tourism for Conservation anh Development”
xuất bản năm 2003 của học viện The Mountain Institute, Hoa Kỳ (năm 2003) đã
đƣa ra các khái niệm về du lịch cộng đồng, vai trò, yếu tố phát triển. Các tác giả
cũng đƣa ra các ví dụ về các vùng ở Nam Mỹ và Malaysia đang hoạt động theo mô
hình du lịch cộng đồng. Các tác giả cũng đƣa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm thu hút khách du lịch theo loại hình du lịch cộng đồng.
Trong “Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng” (tập 1), TS. Võ Quế
(2006) đã phân tích, nghiên cứu lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với
khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng. Tác giả cũng nghiên cứu để đƣa ra mô hình phát triển
dựa vào cộng đồng của khu vực Châu Á và một số khu sinh thái trong nƣớc. Tuy
nhiên, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc một cách cụ thể và chi tiết cho các chủ thể và khách

9
du lịch về các điều kiện phát tiển du lịch cộng đồng cũng nhƣ mô hình cụ thể cho
khu vực miền núi ở Việt Nam.
“Du lich bền vững” của hai tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (năm
2001) đã khẳng định cộng đồng địa phƣơng tham gia vào lĩnh vực du lịch đóng vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, nhóm tác giả

cũng đánh giá vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa trong du lịch miền núi là vấn
đề quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, các tác giả cũng chƣa đƣa ra cụ thể về các yếu
tố, điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và định hƣớng phát triển du lịch cho các
địa phƣơng cụ thể ở Việt Nam.
“Chiến lƣợc tài chính bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Na hang, tỉnh Tuyên
Quang” của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2002) cũng
đƣa ra giải pháp lấy du lịch cộng đồng là một nguồn thu bền vững cho các khu bảo
tồn. Tuy nhiên, chƣơng trình này chỉ đề cập tới giải pháp tăng các nguồn thu nhập
cho khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, trong đó có hoạt động phát triển du lịch sinh
thái mà chƣa đƣa ra bất kỳ một cơ sở lý luận nào về các điều kiện phát triển du lịch
cộng đồng hay các giải pháp hoạt động, phát triển du lịch cộng đồng ở Na Hang.
Nhƣ vậy, đã có những nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng, phát triển
du lịch cộng đồng tuy nhiên, chƣa có những nghiên cứu về việc phát triển loại hình
du lịch cộng đồng tại Na Hang, Tuyên Quang, và nhƣ vậy việc lựa chọn đề tại này
là cần thiết, có thể đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về điều kiện phát triển du lịch cộng đồng áp
dụng cho huyện Na Hang.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng, các hình thức và
điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
- Làm rõ những điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng tại Na Hang, Tuyên
Quang

10
- Đánh giá thực trạng của việc khai thác các điều kiện để phát triển du lịch
cộng đồng của huyện Na hang
- Đƣa ra định hƣớng và vận dụng phát triển du lịch cộng đồng cho huyện Na
hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung theo định hƣớng phát triển bền vững

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là loại hình du lịch cộng đồng và điều kiện phát triển du
lịch cộng đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở Na Hang –
Tuyên Quang
Nghiên cứu về quan điểm, đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng, nội dung
các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng, thực trạng việc khai thác các điều kiện
phát triển du lịch cộng đồng ở Na Hang và các định hƣớng, giải pháp để khai thác
các điều kiện đó có hiệu quả
- Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại huyện Na Hang – Tuyên Quang cụ thể là thị trấn Na Hang và 2
xã Thƣợng Lâm, Hồng Thái
- Phạm vi về thời gian
Các số liệu đƣợc thu thập trong thời gian từ đầu năm 2003 tới đầu năm 2010
- Phạm vi về đối tƣợng điều tra
Bao gồm các yếu tố cấu thành các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở Na
Hang nhƣ: các tài nguyên du lịch, cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, cơ sở hạ tầng và
vật chất kỹ thuật tại Na Hang, các điểm du lịch có thể tạo thành tuyến du lịch kết
nối với Na Hang, nhu cầu thị trƣờng khách thông qua các doanh nghiệp du lịch tại
Hà Nội cùng các chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và
các tổ chức phi chính phủ

11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu trƣớc
đó về loại hình du lịch cộng đồng hay các loại hình du lịch liên quan tới du lịch

cộng đồng, các tài liệu về Na Hang và các hoạt động du lịch tại Na Hang:
- Sách, giáo trình trong nƣớc và nƣớc ngoài
- Báo, tạp trí chuyên ngành
- Văn bản pháp luật nhƣ Luật du lịch
- Báo cáo của chính quyền địa phƣơng và cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch
tại Tuyên Quang và Na Hang.
5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thức tế đƣợc tiến hành tại thị trấn Na Hang và 2 xã Thƣợng Lâm,
Hồng Thái cùng các điểm thắng cảnh nhƣ thác Pac Ban, khu sinh thái Na Hang,
chùa Phúc Lâm.
Khảo sát đƣợc tiến hành 2 đợt:
- Khảo sát lần 1 (Tháng 10 năm 2008): với mục đích tìm hiểu giá trị các tài
nguyên du lịch, dịch vụ sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có và đời sống, trình độ
nhận thức của cƣ dân địa phƣơng tại các khu vực nói trên.
- Khảo sát lần 2 (Tháng 2 năm 2010): Tìm hiểu thực trạng khai thác các điều
kiện phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực, đánh giá và tìm thêm các yếu tố có
thể tạo nên các sản phẩm cho loại hình du lịch cộng đồng.
5.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Phƣơng pháp điều tra xã hội học đƣợc thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp
bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu:
- Thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát: Đối tƣợng điều tra đƣợc phát
phiếu khảo sát bao gồm cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng bao gồm những ngƣời dân sinh sống tại thị trấn
Na Hang và 2 xã Thƣợng Lâm, Hồng Thái huyện Na Hang.

12
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế bao gồm các doanh
nghiệp lữ hành đang hoạt động tại địa bàn Hà Nội chuyên tổ chức các chuyến du
lịch cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đến các điểm du lịch trong nƣớc.

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi mở và đóng. Nghiên cứu điều kiện phát
triển du lịch cộng đồng ở Na Hang chủ yếu dựa vào định lƣợng khảo sát 50 doanh
nghiệp lữ hành và 200 cƣ dân sống tại khu vực kể trên.
- Phỏng vấn: Để bổ sung cho phần nghiên cứu định lƣợng, tác giả cũng thực
hiện nghiên cứu định tính (sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu). Tác giả đã tiến
hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, các cán bộ quản lý của chính quyền
địa phƣơng tại Na Hang, cán bộ quản lý tại Phòng Du lịch – Sở Văn hóa Thể thao
và Du lịch Tuyên Quang, một số ngƣời dân tại xã Thƣợng Lâm, xã Hồng Thái và
các chuyên gia du lịch.
5.4. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp là việc lựa chọn, xắp xếp các dữ liệu,
thông tin từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp nhằm định lƣợng chính xác và đầy đủ phục
vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu từ đó tổng hợp thành các nhận định, báo cáo
hoàn chỉnh nhằm đƣa ra một cái nhìn tổng thể về đối tƣợng nghiên cứu.
5.5. Phƣơng pháp khác
Phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp tham chiếu, phƣơng pháp dự báo v.v
đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình hoàn thành luận văn nhằm kiểm tra tính logic
và chính xác của kết quả điều tra và tính khả thi của định hƣớng và giải pháp
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chƣơng với nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng
Chƣơng 1 trình bày cơ sở lý luận về những quan điểm khái niệm về du lịch
cộng đồng, những đặc điểm riêng của du lịch cộng đồng so với các loại hình du lịch
khác. Đồng thời, Chƣơng 1 cũng tập hợp kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịch
cộng đồng một điểm du lịch trong nƣớc và một điểm du lịch nƣớc ngoài.

13
Chƣơng 2 Thực trạng khai thác điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở
huyện Na hang, Tỉnh tuyên quang
Chƣơng 2 trình bày về thực trạng điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở Na

Hang bao gồm: Tiềm năng và tính chất du lịch Na Hang, các điều kiện về tài
nguyên du lịch, cộng đồng dân cƣ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, các chính sách
và sự hỗ trợ. Chƣơng 2 còn đề cập tới hiện trạng hoạt động khai thác các điều kiện
phát triển du lịch cộng đồng và phân tích các điểm mạnh và hạn chế cũng nhƣ các
cơ hội và thách thức đối với việc phát triển du lịch cộng đồng ở Na Hang
Chƣơng 3 Định hƣớng khai thác điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
đồng huyện Na hang, Tỉnh tuyên quang
Chƣơng 3 trình bày các định hƣớng phù hợp dựa vào các định hƣớng của tỉnh
Tuyên Quang nói chung và huyện Na Hang nói riêng, giải pháp ngắn hạn và dài
hạn, mô hình hoạt động và một số kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả điều kiện phát
triển du lịch cộng đồng ở Na Hang. Các giải pháp và kiến nghị là sự cụ thể hóa
nhiệm vụ của từng chủ thể nhằm hƣớng đến khai thác du lịch có hiệu quả của Na
Hang.

14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1. Du lịch cộng đồng
1.1.1. Quan niệm về du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based
Tourism) xuất phát từ hoạt động du lịch bản làng đƣợc hình thành từ những năm
1970. Khách du lịch tham quan các bản làng, tìm hiểu các phong tục tập quán, cuộc
sống hàng ngày, lễ hội hoặc một số khách du lịch tham gia hoạt động du lịch sinh
thái. Thông thƣờng thì các hoạt động du lịch này thƣờng đƣợc tổ chức ở những khu
vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng nhƣng còn
hẻo lánh, thƣa thớt dân cƣ. Điều này dẫn đến việc khách du lịch gặp khó khăn rất
nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin, đƣờng đi, hay các điều
kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác. Lúc đó, khách du lịch cần sự hỗ trợ của
ngƣời dân bản xứ nhƣ: dẫn đƣờng, cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ Khách du lịch đã đƣa

ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của ngƣời dân bản
xứ”. Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch cộng đồng và phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng.
Qua quá trình phát triển, chính phủ các nƣớc, các tổ chức xã hội đã nhận ra
rằng các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong khu vực làng bản đƣợc cải
thiện rất nhiều nếu diễn ra các hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các
dịch vụ do cộng đồng địa phƣơng cung cấp mang đậm nét bản sắc văn hóa cộng với
cơ hội đƣợc hòa nhập với cộng đồng cƣ dân đã là một yếu tố thu hút khách du lịch
và cải thiện đời sống lạc hậu của cộng đồng địa phƣơng. Nhờ có du lịch cộng đồng,
ngƣời dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và môi trƣờng sống của
họ. Nếu không có khách du lịch thì ngƣời dân sống trong vùng tài nguyên đã dựa
vào tài nguyên để mƣu sinh, ý thức bảo vệ tài nguyên của họ không cao. Nhƣng khi
có khách du lịch tham quan nhiều hơn, ý thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên do họ
có tiếp xúc với những ngƣời khách có nhận thức tốt về giá trị bảo tồn tài nguyên.

15
Tài nguyên càng có giá trị bao nhiêu thì càng thu hút đƣợc khách du lịch bấy nhiêu
và đồng nghĩa với công ăn việc làm và thu nhập của họ tăng lên. Từ đó có thể cho
thấy khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ, hoạt động phục vụ
khách du lịch có thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các tác động tiêu cực
của cộng đồng và các nhóm khách du lịch.
Phát triển du lịch cộng đồng dần dần hình thành, lan rộng không chỉ một khu,
vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản phẩm du lịch. Du lịch
cộng đồng bắt đầu phát triển tại các nƣớc châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh vào
những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, thông qua cá tổ chức phi chính phủ, Hội Thiên
nhiên Thế giới. Sau đó du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nƣớc châu
Á trong đó có các nƣớc khu vực ASEAN.
Thuật ngữ du lịch cộng đồng xuất hiện rộng rãi ở các nƣớc ASEAN từ tháng 5
năm 1995 thông qua cuộc hội thảo: “Xây dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng” đƣợc tổ chức tại Bali, Indonesia và tại hội thảo ở Philipppin. Tại cuộc

hội thảo đã có nhiều báo cáo đƣa ra các quan điểm, khái niệm, phƣơng thức, điều
kiện và cách thức tiến hành xây dựng mô hình phát triển cũng nhƣ các kinh nghiệm
tổ chức mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Sau những cuộc hội thảo này, cả về lý
luận và thực tế xây dựng mô hình đã đƣợc các nƣớc trong khu vực quan tâm và
nghiên cứu. Lý thuyết du lịch cộng đồng dần dần đƣợc hình thành và trải qua nhiều
mô hình nghiên cứu đã đúc rút ra đƣợc khái niệm, mục tiêu, tiêu chí và các điều
kiện để phát triển du lịch cộng đồng.
Một số học giả đã đề cao du lịch cộng đồng và so sánh với hai loại hình du
lịch sinh thái và du lịch bền vững. Tiến sĩ Klodiana Gorica, trƣờng đại học Tirana,
Albania, khi đƣa ra báo cáo về nghiên cứu “ứng dụng du lịch cộng đồng vào vƣờn
quốc gia Butrin, nam Albania” (Năm 2006) đã khẳng định: Khái niệm về du lịch
dựa vào cộng đồng (CBT) là một bƣớc phát triển xa hơn trong cách tiếp cận du lịch
bền vững. Từ lý thuyết và thực hành phát triển có sự tham gia của nó đặc biệt tập
trung vào du lịch có thể có tác động vào cộng đồng địa phƣơng với mục tiêu tối đa
hóa lợi ích về công ăn việc làm, sự giàu có, và hỗ trợ cho văn hóa địa phƣơng, bảo

16
vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên. Các thách thức nhƣ vậy là để đƣa cộng đồng địa
phƣơng vào trung tâm của các quyền chủ động trong hoạt động du lịch, trong một
nỗ lực để tạo ra giải pháp hai bên cùng có lợi liên quan đến việc quản lý các điểm
đến du lịch.
Du lịch cộng đồng đƣợc quy hoạch với mục tiêu bảo toàn tài sản thiên nhiên
và văn hóa địa phƣơng, vì vậy mà cả cƣ dân và du khách có thể hƣởng lợi từ những
kinh nghiệm du lịch. CBT tập trung vào cuộc sống lâu dài của cộng đồng, và bao
gồm những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án nhƣ các đối tác trong quá trình phát triển,
thị trƣờng thuận lợi để phát triển bền vững.
Năm 2003, Robert M. Davison, Roger W. Harris và Douglas R Vogel của City
University of Hong Kong trong báo cáo nghiên cứu “ Phƣơng thức kinh doanh cho
du lịch cộng đồng ở những nƣớc đang phát triển” cũng đƣa ra rằng: Du lịch cộng
đồng đƣợc đánh giá nhƣ các giải pháp dành cho sự phát triển cộng đồng và bảo tồn

tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và nó liên quan mật thiết với du lịch sinh thái.
Nó vừa khuyến khích và đóng góp việc bảo tồn tự nhiên và văn hóa vừa cải thiện
nâng cao đời sống của cộng. Nó có khả năng tạo việc làm và nhiều cơ hội kinh
doanh từ những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho mọi ngƣời bao gồm cộng
đồng ở nông thôn và đặc biệt là phụ nữ. Du lịch cộng đồng đã đƣợc thực hiện ở
nhiều nƣớc đang phát triển, thƣờng là hỗ trợ việc quản lý động vật hoang dã, bảo vệ
môi trƣờng hay phát triển và bảo vệ con ngƣời, văn hóa bản. Du lịch cộng đồng
xuất hiện khi những quyết định về hoạt động và phát triển du lịch tiến hành bởi
cộng đồng bản địa. Nó thƣờng liên quan tới một hình thức trao đổi văn hóa nơi
khách du lịch gặp gỡ với cộng đồng địa phƣơng và tham quan, hoặc tham gia vào
một khía cạnh nào đó trong cuộc sống của họ. Du lịch sinh thái cũng nhấn mạnh tới
việc khách du lịch tham quan và học tập, phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn văn
hóa và gia tăng sự tồn tại của cộng đồng và tài nguyên tự nhiên. [30, tr. 7 - 8]
Viện nghiên cứu phát triển miền núi (Mountain Institute) đƣa ra khái niệm về
du lịch cộng đồng nhƣ sau:

17
“Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch có mục đích bảo tồn tài nguyên du
lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch
cộng đồng khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng trong du lịch và có
các cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”.
“Du lịch cộng đồng là một quá trình tƣơng tác giữa cộng đồng (chủ) và khách
du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn
cho cộng đồng và môi trƣờng địa phƣơng” [11, tr. 32 ].
Từ các quan điểm và khái niệm trên, ta có thể rút ra khái niệm phát triển du
lịch cộng đồng trong phạm vi luận văn này nhƣ sau:
“Du lịch cộng đồng là phƣơng thức phát triển dựa vào du lịch có định hƣớng
bền vững trong đó cộng đồng địa phƣơng là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt
động du lịch. Cộng đồng địa phƣơng vừa cung cấp các dịch vụ du lịch để phát triển
du lịch vừa bảo tồn tài nguyên văn hóa, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Đồng

thời, cộng đồng đƣợc hƣởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ du lịch và thành
quả bảo tồn đó”.

1.1.2. Đặc điểm và lợi ích của du lịch cộng đồng
1.1.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
- Cộng đồng dân cƣ đƣợc trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản
lý phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc đảm bảo sự công bằng
trong việc chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia.
- Cộng đồng phải là những ngƣời dân địa phƣơng đang sinh sống làm ăn trong
hoặc liền kề với các khu vực chứa tài nguyên du lịch.
- Du lịch cộng đồng huy động vốn sẵn có của cƣ dân địa phƣơng. Quy mô đầu
tƣ cho cơ sở vật chất so với các loại hình du lịch khác thƣờng nhỏ hơn.
- Các khu du lịch, điểm du lịch có thể phát triển dựa vào cộng đồng phải có tài
nguyên du lịch đặc trƣng, hấp dẫn hay những tài nguyên du lịch còn nguyên vẹn
đang bị tác động hủy hoại cần đƣợc bảo vệ.

18
- Trong loại hình du lịch cộng đồng, các dịch vụ do cộng đồng cung cấp mang
tính đặc trƣng và không mang tính chuyên môn hóa cao.
- Khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng thƣờng không đòi hỏi các dịch vụ
có chất lƣợng và hoàn hảo so với các loại hình du lịch khác
- Trong loại hình du lịch cộng đồng, cộng đồng dân cƣ vừa là chủ thể vừa là
khách thể.
- Cộng đồng dân cƣ là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài
nguyên du lịch và môi trƣờng, nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động của khách du lịch
và khai thác của chính bản thân cộng đồng dân cƣ.
- Khách du lịch tham gia các chƣơng trình du lịch cộng đồng là những ngƣời
có mục đích khám phá, tìm hiểu hay có nhu cầu nhận thức cao.
- Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng

đƣợc tham gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài
nguyên môi trƣờng
1.1.2.2. Những lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng
Phát triển du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều lợi ích cho các đối tƣợng khác
nhau.
- Đối với sự phát triển du lịch.
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch. Du lịch cộng đồng đã đem lại một
sảm phẩm du lịch mới có tính hấp dẫn cao. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tăng
cƣờng sự thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Du lịch cộng
đồng tận dụng tối đa nội lực sẵn có của ngƣời dân địa phƣơng góp phần khai thác
tối đa tài nguyên du lịch bản địa tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện
địa phƣơng
- Đối với nền kinh tế trong khu vực.
Ngày nay, du lịch đã đƣợc gọi là ngành công nghiệp không khói đem lại lợi
ích kinh tế rất lớn cho khu vực. Kinh doanh du lịch tức là xuất khẩu tại chỗ các loại
hàng hóa dịch vụ thu tiền của khách du lịch từ nơi khác đến. Du lịch cộng đồng
cũng đem lại lợi ích này.

19
Du lịch cộng đồng phát triển sẽ kích thích sản xuất các ngành sản xuất thủ
công truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp và đem lại nhiều việc làm cho cộng
đồng dân cƣ tại địa phƣơng. Thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng cao lên sẽ thúc
đẩy tiêu dùng và lại tạo ra nhiều công ăn việc làm khác.
Thu nhập từ du lịch còn đƣợc quay vòng tái đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển. Du lịch cộng
đồng huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng địa phƣơng để phát huy hiệu quả kinh
tế, biến nhiều tài nguyên tiềm năng thành hiệu quả kinh tế. Điều này tác động rất
lớn tới kinh tế khu vực.
- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên.
Trong điều kiện sống lạc hậu, kinh tế khó khăn, cộng đồng địa phƣơng có thể

là tác nhân phá hoại môi trƣờng do nhận thức hạn chế. Vì điều kiện sống, họ có thể
khai thác bừa bãi các tài nguyên nhƣ: săn bắn, phá rừng, đốt rừng để mƣu sinh
gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Đời sống khó khăn cũng gây ra sự ô nhiễm môi
trƣờng do thiếu ý thức. Môi trƣờng và bản sắc văn hóa bản địa cũng không đƣợc coi
trọng dẫn đến dần dần bị suy thoái.
Du lịch cộng đồng giao quyền trực tiếp cho ngƣời dân hoạt động du lịch đồng
thời quản lý tài nguyên. Thông qua điều này, cộng đồng địa phƣơng có cuộc sống
kinh tế khá lên đồng thời họ có thêm kinh nghiệm và kiến thức thông qua tiếp xúc
với khách du lịch. Họ nhận ra việc bảo vệ các tài nguyên chính là bảo vệ quyền lợi
của họ. Các tài nguyên càng đƣợc bảo tồn thì càng có giá trị để thu hút khách du
lịch đồng nghĩa với sự tỷ lệ thuận với số lƣợng công ăn việc làm và thu nhập của
họ. Du lịch cộng đồng đã biến ngƣời dân địa phƣơng thành chủ thể trong việc bảo
tồn tài nguyên. Ngoài ra, du lịch cộng đồng cũng giúp cho cộng đồng phát huy sáng
tạo, phát huy và khôi phục các nét văn hóa truyền thống để phục vụ vào mục đích
du lịch.
- Đối với cộng đồng.

20
Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham
gia trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác
cũng đƣợc hƣởng lợi từ du lịch.
Những thành viên trong cộng đồng có cơ hội đƣợc học hỏi trong quá trình đào
tạo và tham gia hoạt động du lịch, có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát
triển cộng đồng và trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên, môi trƣờng và văn hóa.
Cộng đồng địa phƣơng sẽ phát triển nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Dân
cƣ địa phƣơng học hỏi đƣợc từ các nhà quản lý, công ty du lịch và khách du lịch.
Phát triển du lịch cộng đồng giúp cộng đồng địa phƣơng đƣợc hƣởng lợi từ
phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phƣơng.
Cộng đồng khác sẽ nhận đƣợc lợi ích từ việc bảo tồn tài nguyên môi trƣờng,
sự thay đổi về tài nguyên môi trƣờng địa phƣơng này làm cho cộng đồng địa

phƣơng khác nhận ra trách nhiệm của mình đối với nguồn tài nguyên môi trƣờng và
văn hóa địa phƣơng. Đồng thời, tham dự của cộng đồng sẽ trở thành điểm để cho
cộng đồng khác và các tổ chức học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng.
- Đối với khách du lịch.
Du lịch cộng đồng giúp cho khách du lịch đƣợc tiếp cận văn hóa bản địa của
điểm đến sâu hơn. Với loại hình du lịch cộng đồng, khách du lịch không chỉ tham
quan, tìm hiểu mà còn có cơ hội hòa mình vào môi trƣờng bản địa, cảm nhận đƣợc
các giá trị văn hóa, thiên nhiên một cách đầy đủ hơn. Ngoài ra, du lịch cộng đồng
cũng giúp khách du lịch giảm bớt nhiều chi phí trong chuyến du lịch.
- Đối với các doanh nghiệp du lịch.
Du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành dễ tạo ra các
sản phẩm du lịch của mình. Các dịch vụ trong loại hình du lịch cộng đồng chủ yếu
đều do cộng đồng địa phƣơng cung cấp nên chi phí thông thƣờng thấp hơn là do các
doanh nghiêp du lịch khác cung cấp. Các hoạt động du lịch ở các nơi xa xôi hẻo
lánh cần nhiều trang thiết bị. Cộng đồng địa phƣơng có thể cung cấp các dịch vụ
hoặc thiết bị đó giúp doanh nghiệp lữ hành có thể giảm chi phí và công sức trong
quá trình thực hiện chƣơng trình du lịch. Đồng thời, du lịch cộng đồng cũng giúp

21
cho các doanh nghiệp lữ hành tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng thu hút
khách du lịch. Các doanh nghiệp du lịch khác cũng ít phải đầu tƣ chi phí hơn vào
khu vực mà vẫn phát huy hiệu quả kinh tế.

1.1.3. Du lịch cộng đồng trong mối quan hệ với một số loại hình du lịch
1.1.3.1. Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch của con ngƣời đi tới những vùng tự
nhiên còn nguyên sơ hay ít bị tác động của con ngƣời với muc tiêu là thƣởng thức
cảnh quan, nghiên cứu, thƣởng thức cảnh đẹp và hệ động vật hoang dã cũng nhƣ
đặc điểm văn hóa trong khu vực. Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tố giáo
dục, nâng cao ý thức con ngƣời trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn

phát huy giá trị văn hóa do con ngƣời tạo ra.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đƣợc phát triển dựa vào giá trị của thiên
nhiên và văn hóa bản địa, đƣợc quản lý bền vững về môi trƣờng sinh thái, có giáo
dục và diễn giải về môi trƣờng và có sự nỗ lực đóng góp cho các bảo tồn và phát
triển cộng đồng.
Du lịch sinh thái chỉ đƣợc phát triển trong điều kiện điểm đến có sự tồn tại của
các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Đồng thời, loại hình du
lịch sinh thái đỏi hỏi phải có một đội ngũ hƣớng dẫn viên hiểu biết chuyên ngành về
hệ sinh thái, ngƣời điều hành nguyên tắc. Du lịch sinh thái chỉ đƣợc tổ chức với sự
tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa. [7, tr. 7-21]
Nhƣ vậy, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đều có mục tiêu chung là
hƣớng tới việc nâng cao ý thức con ngƣời trong vấn đề bảo vệ, bảo tông thiên nhiên
và bảo tồn phát huy giá trị văn hóa do con ngƣời tạo ra. Tuy nhiên, du lịch cộng
đồng có nhiều điểm khác biệt so với du lịch sinh thái.

Bảng 1.1. Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái.
Tiêu chí
Du lịch cộng đồng
Du lịch sinh thái
Loại hình
Du lịch tự nhiên và văn hóa
Du lịch tự nhiên

22
Mục tiêu
Phát triển lợi ích của cộng
đồng và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên, môi trƣờng và văn
hóa
bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên, môi trƣờng và văn hóa
Đối tƣợng tham
quan
Tài tự nhiên và tài nguyên văn
hóa
Tài tự nhiên và một phần tài
nguyên văn hóa bản địa
Đối tƣợng cung
cấp dịch vụ
Cộng đồng dân cƣ
Các tổ chức, các nhà chuyên
môn
Đối tƣợng tham
gia
Cộng đồng dân cƣ đƣợc trao
quyền làm chủ
Không nhất thiết phải có sự
tham gia của cộng đồng.
Truyền đạt thông
tin cho khách du
lịch
Cộng đồng dân cƣ
Các hƣớng dẫn viên chuyên
ngành hoặc các nhà chuyên
môn.

1.1.3.2. Du lịch Homestay
Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch đến tạm thời và
tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của gia đình ngƣời dân bản địa
trong thời gian chuyến du lịch để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa bản

địa.
Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân nghĩa là ngƣời dân chính là cơ
sở lƣu trú phục vụ khách du lịch và cung cấp cho khách du lịch dịch vụ bổ sung
trong quá trình lƣu trú. Khách du lịch thông qua loại hình này có thể khám phá, tìm
hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa đặc trƣng. Du lịch homestay là loại hình hƣớng tới
lợi ích của cộng đồng địa phƣơng, ƣu tiên chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng
địa phƣơng nhằm đảm bảo sự công bằng trong du lịch, góp phần bảo tồn tài nguyên
du lịch.
Du lịch homestay chỉ đƣợc phát triển trong trƣờng hợp cộng đồng địa phƣơng
có đủ điều kiện cho khách du lịch lƣu trú về không gian nhà vừa mang đặc trƣng
văn hóa vừa đủ vệ sinh và điều kiện sinh hoạt cho khách du lịch.

23
Nhƣ vậy, loại hình du lịch homestay là một bộ phận của du lịch cộng đồng. Do
vậy du lịch homestay có những đặc điểm giống nhƣ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên,
do du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bao trùm hơn nên nó còn có nhiều đặc
điểm khác hơn du lịch homestay.


Bảng 1.2. Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch homestay.
Tiêu chí
Du lịch cộng đồng
Du lịch homestay
Loại hình
Du lịch tự nhiên và văn hóa
Du lịch văn hóa
Mục tiêu
Khai thác và bảo tồn các giá trị
tự nhiên và văn hóa bản địa
Khai thác và bảo tồn các giá

trị văn hóa bản địa
Đối tƣợng tham
quan
Tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn
của điểm đến
Nhà dân và một phần tài
nguyên du lịch tự nhiên và
văn hóa của điểm đến
Lƣu trú
Có thể ở nhà dân hoặc không
Ở nhà dân
Mức độ tham gia
hoạt động du lịch
Cung cấp đa dạng các sản
phẩm dịch vụ, nhiều hình thức
khác nhau
Chủ yếu là dịch vụ lƣu trú và
ăn uống.
Lợi ích
Lợi ích toàn bộ cộng đồng
Chủ nhà và một phần lợi ích
cộng đồng.

1.1.3.3. Du lịch văn hoá
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
[19. tr.2]
Mục đích chủ yếu của khách du lịch khi tham gia du lịch văn hóa là nghiên
cứu, tìm hiểu các đối tƣợng văn hóa nhƣ: các di tích văn hóa lịch sử, các công trình

kiến trúc tiêu biểu, các di sản văn hóa, các phong tục, tập quán… Mục đích chủ yếu
của du lịch văn hóa là bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa các giá trị văn hóa vào

24
hoạt động du lịch, truyền bá các giá trị văn hóa bản địa nói riêng và nhân loại nói
chung tới khách du lịch.
Du lịch văn hóa chỉ có thể phát triển đƣợc khi điểm đến chứa đựng nhiều đối
tƣợng có giá trị văn hóa cao, mang tính đặc trƣng. Văn hóa cần đƣợc bảo tồn, giữ
gìn, phục hồi, phát huy. Để có đƣợc điều kiện này, du lịch văn hóa cần phát triển
theo hƣớng bền vững, có sự tham gia tích cực của dân cƣ địa phƣơng.
Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng cùng có chung tài nguyên du lịch, hƣớng
tới sự phát triển bền vững, cần có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng. Tuy
nhiên, du lịch cộng đồng có một số điểm khác biệt
Bảng 1.3. Phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịch văn hoá.
Tiêu chí
Du lịch cộng đồng
Du lịch văn hoá
Loại hình
Du lịch tự nhiên và văn hóa
Du lịch văn hóa
Mục tiêu
Phát triển lợi ích của cộng
đồng và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên, môi trƣờng và văn
hóa
Bảo tồn, phát huy tài nguyên
văn hóa
Đối tƣợng tham
quan
Tài nguyên du lịch tự nhiên và

tài nguyên du lịch nhân văn
của điểm đến
Tài nguyên du lịch nhân văn
của điểm đến
Đối tƣợng tham
gia
Cộng đồng dân cƣ đƣợc trao
quyền làm chủ, cộng đồng dân
cƣ địa phƣơng cung cấp dịch
vụ.
Không nhất thiết phải có sự
tham gia của cộng đồng.
Đối tƣợng chỉ dẫn
Không cần mang tính chuyên
môn cao
Cần mang tính chuyên môn
cao.

1.1.3.4. Du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trong địa bàn nông thôn và khai
thác các tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn ở vùng nông thôn.

×