Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các loại hình chứng khoán phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.55 KB, 6 trang )

NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT

CÁC LOẠI HÌNH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Nguyễn Vinh Hưng*

* TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin bài viết:
Từ khóa: chứng khoán, hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng
hoán đổi
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 13/03/2019
Biên tập : 17/04/2019
Duyệt bài : 22/04/2019

Article Infomation:
Keywords: stocks, forwards contract,
futures contract, swaps contract
Article History:
Received
: 13 Mar. 2019
Edited
: 17 Apr. 2019
Approved
: 22 Apr. 2019

1
2

26


Tóm tắt:
Trong vài chục năm qua, chứng khoán phái sinh ngày càng trở
nên phổ biến trong giao dịch chứng khoán và đã trở thành công
cụ không thể thiếu của các nhà quản lý danh mục đầu tư1. Chứng
khoán phái sinh (derivatives) khá đa dạng chủng loại và từng loại
hình của chứng khoán phái sinh lại cung cấp cho các nhà đầu tư
thêm các lựa chọn khác nhau. Vì thế, tại các quốc gia có thị trường
chứng khoán phát triển thường không thể thiếu sự tồn tại của các
loại hình chứng khoán phái sinh. Ở Việt Nam, thị trường chứng
khoán phái sinh mới chính thức được quy định gần đây2, nên với
nhiều nhà đầu tư Việt Nam, các loại hình chứng khoán phái sinh
vẫn còn khá xa lạ. Nghiên cứu về các loại hình chứng khoán phái
sinh, vì vậy, là rất cần thiết.
Abstract
For decades of years, derivative securities have become popular
in stock trading and have become an indispensable option for
portfolio managers. The derivative securities are quite diverse
and each type of the derivative securities provides the investors
with different options. Therefore, in countries of the developed
stock markets, it is often impossible to lack the appearence of
the derivatives. In Vietnam, the new derivative stock market is
officially regulated recently, so for several Vietnamese investors,
the derivative securities are still quite new options. Therefore,
studies of the derivative securities is so necessary.

Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb. Tài chính, tr. 371
Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam (2017), Chính thức khai trương thị trường chứng khoán phái sinh, nguồn:
truy cập ngày 27/02/2019.
Số 8(384) T4/2019



NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1. Các loại hình của chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán là thị trường
tài chính đặc biệt, có vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế ở các quốc
gia trên thế giới3. Hiện nay, ở các quốc gia
có nền kinh tế phát triển, thị trường chứng
khoán luôn được quan niệm “là một trong
số kênh tích lũy tư bản”4. Đây là nơi phân
phối các nguồn vốn và có khả năng sinh
lợi nhuận rất tốt cho nhà đầu tư. Trong đó,
không thể không kể đến sự đóng góp rất lớn
của các loại hình chứng khoán phái sinh.
Trên thực tế, tại hầu hết các quốc gia, các
loại hình chứng khoán phái sinh luôn thu hút
được sự tham gia đông đảo của các nhà đầu
tư bởi các đặc tính ưu việt của nó.
Đối với Việt Nam, thị trường chứng
khoán đang thu hút “các nguồn vốn nhàn
rỗi được nhà đầu tư chuyển giao trực tiếp
cho những người cần vốn như các công ty
hay Chính phủ và chính quyền địa phương
để sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc
thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước”5.
Tuy nhiên, chứng khoán là loại hình đầu tư
mạo hiểm, vì thế, để giúp cho nhà đầu tư có
thể hạn chế rủi ro thì việc quy định các loại
hình chứng khoán phái sinh là rất cần thiết
và quan trọng.

Về bản chất, “chứng khoán phái sinh
là những công cụ được phát hành trên cơ
sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái
3
4
5
6
7
8
9

phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như
phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo
lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ
là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các
đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu,
để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái
phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các
công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức
ban đầu”6. Chứng khoán phái sinh thường
tồn tại dưới các loại hình như: hợp đồng kỳ
hạn (forward); hợp đồng tương lai (future);
hợp đồng quyền chọn (option bao gồm hai
loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán);
và hợp đồng hoán đổi (swaps).
Hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn
là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa
thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một
số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một
mức giá đã được xác định vào một ngày đã

được ấn định trước trong tương lai7. Có ý
kiến cho rằng, Hợp đồng kỳ hạn “là hợp
đồng thỏa thuận trước để mua hoặc bán
một lượng tài sản, chứng khoán tại một thời
điểm nhất định trong tương lai với mức giá
giao dịch được xác định trước”8. Quan điểm
khác cho rằng, Hợp đồng kỳ hạn chỉ “là một
thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và
bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất
định trong tương lai với mức giá được xác
định trước ngay ở thời điểm hiện tại”9. Đối
tượng mua bán trong Hợp đồng kỳ hạn khá

Lê Thị Thu Thủy (2016), Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 15.
Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 331.
Nguyễn Văn Tuyến (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb. Giáo dục, tr. 6.
Phạm Thế Anh (2007), Cẩm nang trong đầu tư chứng khoán, Nxb. Thanh niên, tr. 129.
Điểm c, khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 về chứng khoán phái sinh và thị trường
chứng khoán phái sinh.
Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 346.
Báo điện tử Báo mới (2018), Thị trường chứng khoán phái sinh: những điều cần biết trước khi tham gia, nguồn truy
cập: ,
truy cập ngày 28/02/2019.
Số 8(384) T4/2019

27


NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
đa dạng, phong phú vì có thể là các loại hàng

hóa nông sản như lúa, gạo, ca cao, hoa quả
hay các loại tiền tệ… Mặt khác, giữa Hợp
đồng kỳ hạn với Hợp đồng giao ngay khác
nhau ở chỗ: Hợp đồng giao ngay là sự thỏa
thuận khi mua hoặc bán một loại tài sản ở
vào thời điểm hiện tại; với Hợp đồng kỳ hạn,
bên mua đã đồng ý sẽ mua tài sản (chứng
khoán) vào một thời điểm đã xác định rõ
trong tương lai và với mức giá cũng đã được
các bên thỏa thuận, xác định trước. Đương
nhiên, bên bán cũng đã đồng ý sẽ bán vào
thời điểm trên và với mức giá căn cứ theo sự
thỏa thuận giữa hai bên trong Hợp đồng kỳ
hạn. Bên cạnh đó, cần có sự phân biệt giữa
Hợp đồng kỳ hạn với Hợp đồng tương lai vì
cả hai loại hợp đồng này có khá nhiều điểm
tương đồng nhau. Tuy nhiên, “điểm khác
biệt của Hợp đồng kỳ hạn (forward) với Hợp
đồng tương lai (future) là giá cả do hai bên
tự thỏa thuận với nhau dựa theo những ước
lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời
điểm giao nhận hàng hóa có thể thay đổi,
tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá
đã ký kết trong hợp đồng”10. Giữa hai loại
hợp đồng này còn có rất nhiều điểm khác
biệt như: bản chất của từng loại hợp đồng,
phương thức giao dịch, hình thức giao dịch,
tính thị trường, rủi ro, thời điểm thực hiện
hợp đồng…
Hợp đồng tương lai. Về bản chất, đây

là loại hợp đồng “cam kết mua hoặc bán các
loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc
chỉ số chứng khoán nhất định với một số
lượng và mức giá nhất định vào ngày xác
10
11
12
13
14

28

định trước trong tương lai”11. Đây chính là
“hợp đồng thỏa thuận trước để mua hoặc bán
một lượng tài sản, chứng khoán với mức giá
giao dịch được xác định trước vào một thời
điểm xác định trong tương lai”12. Cần lưu ý,
mức giá mà các bên đã xác định trong tương
lai sẽ không bị phụ thuộc vào thị trường
tại thời điểm giao dịch đó. Có thể xem xét
ví dụ: tháng 04 năm 2019, nhà đầu tư X
ký Hợp đồng tương lai với công ty chứng
khoán Y để mua 10.000 cổ phiếu có mã giao
dịch ABC với giá 20.000đồng/cổ phiếu và
với thời điểm mua vào tháng 12/2019. Như
vậy, vào thời điểm mua thì công ty Y phải
bán cho nhà đầu tư X đủ 10.000 cổ phiếu mã
ABC với giá 20.000đồng/cổ phiếu. Còn nhà
đầu tư X cũng phải mua 10.000 cổ phiếu có
mã ABC với giá 20.000đồng/cổ phiếu. Cho

dù thời điểm giao dịch tháng 12/2019, giá
của mã ABC đã có thể thay đổi rất nhiều so
với thời điểm tháng 04/2019. Trên thực tế,
“Hợp đồng tương lai đã được áp dụng trong
giao dịch kinh tế từ rất sớm, trước hết áp
dụng cho giao dịch hàng hóa”13. Ban đầu,
“đối tượng của các Hợp đồng tương lai trên
thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa
mỳ hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán
các Hợp đồng tương lai với mục đích nhằm
giảm bớt sự lo ngại hay xảy ra những biến
cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp
trong những tháng sau đó… Hợp đồng tương
lai thường được các nhà đầu tư xem là một
phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh
doanh”14. Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay
còn quy định một số hình thức giao dịch của

Phạm Thế Anh (2007), Hướng dẫn đầu tư trên thị trường chứng khoán, Nxb. Thanh niên, tr. 12.
Khoản 8, Điều 6 của Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 346.
Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 346.
Phạm Thế Anh (2007), Cẩm nang trong đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 130.
Số 8(384) T4/2019


NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Hợp đồng tương lai chứng khoán như Hợp
đồng tương lai chỉ số và Hợp đồng tương lai
trái phiếu Chính phủ. Trong đó, Hợp đồng

tương lai chỉ số được xác định: “tài sản cơ sở
của hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số chứng
khoán do Sở giao dịch chứng khoán thiết kế
trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng và quản
lý chỉ số do Sở giao dịch chứng khoán ban
hành sau khi được Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước chấp thuận. Hợp đồng tương lai
chỉ số khi đáo hạn được thực hiện dưới hình
thức thanh toán bằng tiền theo quy chế do
Trung tâm lưu ký chứng khoán ban hành sau
khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận”15.
Hợp đồng quyền chọn. Đây “là hợp
đồng cho phép người nắm giữ có quyền mua
hoặc bán một loại chứng khoán vào thời
điểm nhất định trong tương lai với mức giá
xác định trước”16. Nói cách khác, “quyền
chọn mua, quyền chọn bán là quyền được
ghi trong hợp đồng cho phép người mua
lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một
số lượng chứng khoán được xác định trước
trong khoảng thời gian nhất định với mức
giá được xác định trước”17. Như vậy, quyền
lựa chọn mua hoặc quyền bán cổ phiếu được
hiểu là quyền của các nhà đầu tư (không
phải là nghĩa vụ), trong đó, nhà đầu tư được
phép mua hoặc bán một số lượng cổ phiếu
được xác định trước theo giá cũng đã xác
định trước trong một thời điểm tương lai.
Hợp đồng quyền chọn được chia thành hai

loại: Hợp đồng quyền chọn mua; Hợp đồng
quyền chọn bán.

Hợp đồng quyền chọn mua. Về nguyên
tắc, “người mua option sẽ trả cho người bán
option một khoản tiền, gọi là giá trị quyền
chọn hay phí quyền chọn (option premium)
và người mua option sẽ có quyền được mua
(nhưng không bắt buôc phải mua) một lượng
tài sản nhất định (chứng khoán, ngoại tệ,
hàng hóa…) theo một mức giá đã được thỏa
thuận trước tại thời điểm đã xác định trong
tương lai. Người bán option nhận được tiền
từ người mua option nên họ có trách nhiệm
phải bán một lượng chứng khoán nhất định
theo một giá cả đã được thỏa thuận trước
vào một ngày xác định trong tương lai (hoặc
được thực hiện trước ngày đó) khi người
mua option muốn thực hiện cái quyền được
mua”18. Ví dụ, giả thiết giá cổ phiếu CTG
trong thời điểm hiện tại là 30.000đ/cổ phiếu,
nhà đầu tư dự đoán rằng giá CTG sẽ vẫn tiếp
tục tăng lên trong tương lai và hiện tại, nếu
muốn mua 10.000 cổ phiếu CTG thì sẽ phải
trả số tiền 300.000.000 đồng, mặt khác, nhà
đầu tư lại lo ngại nếu thời gian sau, CTG giảm
giá 50% thì sẽ mất 150.000.000đ. Vì vậy, để
hạn chế bớt rủi ro nhưng vẫn có thể thực hiện
theo ý định muốn mua thì nhà đầu tư có thể
tham gia Hợp đồng quyền chọn mua. Theo

đó, nhà đầu tư ký Hợp đồng quyền chọn
mua với giá thỏa thuận trước là 30.000đ/cổ
phiếu, thời gian 3 tháng, số lượng 10.000 cổ
phiếu và với mức phí theo thỏa thuận 10%
(3000đ/cổ phiếu). Như vậy, trong thời gian
này nếu giá của CTG tăng trên 30.000đ/
cổ phiếu (có thể là 50.000đ/cổ phiếu)
thì nhà đầu tư có thể thực hiện quyền được
mua chứng khoán với giá thỏa thuận trước
là 30.000đ/cổ phiếu (mua tối đa 10.000 cổ
phiếu) và sau đó bán lại trên thị trường với
giá tạm xác định là 50.000đ/cổ phiếu. Từ đó,
nếu tính toán trừ đi chi phí 3.000đ/cổ phiếu

15 Điều 3 của Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2015/NĐCP
ngày 15/5/2015 của Chính phủ về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
16 Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 350.
17 Khoản 7, Điều 6 của Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
18 Phạm Thế Anh (2007), Hướng dẫn đầu tư trên thị trường chứng khoán, tr. 12.
Số 8(384) T4/2019

29


NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
của Hợp đồng quyền chọn mua thì nhà đầu
tư đã có lợi nhuận là 17.000đ/cổ phiếu và
với 10.000 cổ phiếu sẽ là 170.000.000 đồng.
Trường hợp giá của CTG giảm xuống liên
tục cho đến ngày cuối của hợp đồng (tạm gọi

CTG chỉ còn 10.000đ/cổ phiếu) thì nhà đầu
tư có quyền không thực hiện việc chọn mua
của mình và chỉ phải mất tiền phí 3.000đ/
cổ phiếu (mất 30.000.000 đồng). Qua đó,
có thể thấy rằng, với Hợp đồng quyền chọn
mua thì trong trường hợp xấu nhất, người
mua cũng sẽ chịu lỗ ở mức giới hạn trước,
còn nếu biết xem xét, tính toán thì lợi nhuận
thu được có thể sẽ rất lớn. Ngược lại, người
bán option (bên cung cấp dịch vụ) cũng có
thể thu được lợi nhuận từ phí mua option
của bên mua phải trả.
Hợp đồng quyền chọn bán. Khác với
Hợp đồng quyền chọn mua, Hợp đồng quyền
chọn bán được nhà đầu tư sử dụng như một
công cụ nhằm tự bảo vệ khi họ dự báo giá
chứng khoán có khả năng sụt giảm trong
tương lai. Ví dụ, nhà đầu tư có 10.000 cổ
phiếu CTG với giá 30.000đ/cổ phiếu trong
thời điểm hiện tại và lo lắng giá sẽ sụt giảm
trong lương lai, nhà đầu tư có thể ký Hợp
đồng quyền chọn bán với nhà cung ứng dịch
vụ với giá 3.000đ/cổ phiếu trong thời hạn 03
tháng tới. Như vậy, về nguyên tắc, trong thời
hạn 03 tháng hợp đồng, nhà đầu tư có thể
bán bất kỳ lúc nào cho nhà cung ứng dịch vụ
với giá 30.000đ/cổ phiếu với khối lượng tối
đa 10.000 cổ phiếu CTG. Vì thế, nếu trong
tương lai 03 tháng mà giá CTG giảm xuống
(tạm gọi chỉ còn 10.000đ/cổ phiếu) thì nhà

đầu tư đã được đảm bảo hạn chế rủi ro và chỉ
mất khoản phí là 3.000đ/cổ phiếu. Trường
hợp giá CTG tăng lên thì nhà đầu tư có
quyền không bán và nhà cung ứng dịch vụ
sẽ được hưởng lợi từ khoản phí 3.000đ/cổ

phiếu. Từ đó, cho thấy, các Hợp đồng quyền
chọn được sáng tạo dựa trên cơ sở tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư luôn có cảm giác an
toàn, vì các nhà đầu tư đã chắc chắn sẽ được
mua hoặc được bán chứng khoán với giá đã
được ấn định. Các nhà đầu tư chỉ bỏ ra một
khoản phí và nếu biết tính toán hợp lý, sẽ thu
được lợi nhuận đáng kể.
Hiện nay, có hai loại quyền chọn đang
áp dụng trên các thị trường chứng khoán:
quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu
Mỹ. Đối với quyền chọn kiểu châu Âu, quyền
thực hiện hợp đồng chỉ được thực hiện đúng
vào thời điểm kết thúc hợp đồng, còn quyền
chọn kiểu Mỹ cho phép nhà đầu tư thực hiện
quyền trong thời điểm bất kỳ trong hợp đồng
trước thời điểm kết thúc hợp đồng19.
Hợp đồng hoán đổi (swaps). Đây được
xem “là một thỏa thuận giữa hai bên về việc
hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công
cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ
quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền
và phương pháp tính toán cụ thể”20. Hay có
thể quan niệm, “Swaps cũng là một công cụ

phái sinh dựa trên sự trao đổi và thực hiện
hợp đồng trong lĩnh vực lãi suất và tiền tệ…
Swaps là một cam kết song phương, theo
đó, các nhà đầu tư sẽ trao cho nhau vào một
ngày nhất định một số lượng tiền nhất định
đồng tiền của một quốc gia để lấy một số
lượng nhất định đồng tiền của quốc gia khác
đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại
trong một thời gian xác định với điều hứa
hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn”21. Mặc dù vậy,
cho đến nay, loại hình chứng khoán phái sinh
này vẫn còn khá mới lạ tại Việt Nam. Tuy
nhiên, trước sự phát triển và tác động mạnh
mẽ của kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế, chứng khoán phái sinh swaps sẽ có nhiều
cơ hội, triển vọng phát triển trong tương lai.

19 Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, sđd, tr. 351.
20 Báo điện tử Báo mới (2018), Thị trường chứng khoán phái sinh: những điều cần biết trước khi tham gia, sđd, truy cập
ngày 28/02/2019.
21 Phạm Thế Anh (2007), Hướng dẫn đầu tư trên thị trường chứng khoán, tr. 14.

30

Số 8(384) T4/2019


NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Tóm lại, các loại hình chứng khoán
phái sinh mang lại cho nhà đầu tư sự an toàn.

Nói cách khác, “thị trường chứng khoán
phái sinh đã bước đầu thể hiện vai trò là một
kênh đầu tư và phòng vệ rủi ro hiệu quả, đặc
biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh”22.

Do vậy, đây có thể là sự bảo đảm để các nhà
đầu tư có thể yên tâm và mạnh dạn tham gia
đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vì thế,
nếu biết khai thác và quản lý phù hợp, chứng
khoán phái sinh có thể mang lại những đóng
góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thế Anh (2007), Cẩm nang trong đầu tư chứng khoán, Nxb. Thanh niên.
2. Phạm Thế Anh (2007), Hướng dẫn đầu tư trên thị trường chứng khoán, Nxb. Thanh niên.
3. Báo điện tử An ninh thủ đô (2018), Thị trường chứng khoán phái sinh: Những điều cần biết trước khi tham
gia, nguồn truy cập: , ngày truy cập: 04/3/2019.
4. Báo điện tử Báo mới (2018), Thị trường chứng khoán phái sinh: những điều cần biết trước khi tham gia,
nguồn truy cập: , truy cập ngày 28/02/2019.
5. Báo điện tử Cafef.vn (2018), Góc tối của chứng khoán phái sinh, nguồn truy cập: ngày truy cập: 04/3/3019.
6. Báo điện tử Nhân dân (2019), Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng vượt kỳ vọng, nguồn truy cập:
, truy cập ngày 27/02/2019.
7. Báo điện tử Tin nhanh chứng khoán (2019), Chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển thị trường phái sinh, nguồn
truy cập: , truy cập ngày 04/3/2019.
8. Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam (2017), Chính thức khai trương thị trường chứng khoán phái sinh,
nguồn truy cập: ; truy cập ngày 27/02/2019.
9. Báo điện tử Vietnambiz.vn (2019), Thị trường phái sinh lên ngôi với vai trò đầu cơ, nguồn truy cập: https://
vietnambiz.vn/thi-truong-phai-sinh-len-ngoi-voi-vai-tro-dau-co-53346.htm, truy cập ngày 27/02/2019.
10. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 về Hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 45/2015/NĐCP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán

phái sinh.
11. Chính phủ (2015), Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 về chứng khoán phái sinh và thị trường
chứng khoán phái sinh.
12. Nguyễn Vinh Hưng (2017), Từ truyền thống thương mại đến việc định hướng các loại hình doanh nghiệp
tham gia kinh doanh tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 83 (tháng 7 + 8).
13. Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb. Tài chính, tr. 371.
14. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010).
16. Nguyễn Văn Tuyến (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, Nxb. giáo dục.
17. Lê Thị Thu Thủy (2016), Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

22 Báo điện tử Nhân dân (2019), Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng vượt kỳ vọng, nguồn truy cập: http://www.
nhandan.com.vn/chungkhoan/item/38744502-thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-tang-truong-vuot-ky-vong.html , truy
cập ngày 27/02/2019.
Số 8(384) T4/2019

31



×