TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
- Tác giả luận văn:
Vũ Sơn Hà
Khóa: CH 2010A
- Người hướng dẫn: TS. Đặng Vũ Tùng
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài.
Trong hệ thống tài chính của Quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu
chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của
Nhà nước. Đồng thời NSNN là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước để đảm bảo
về mặt vật chất cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà
nước đảm nhận. Ngân sách nhà nước nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ để
nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH). Trong phạm vi địa phương, ngân sách địa phương (NSĐP) tồn tại
như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương
ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã
được phân công quản lý.
Trong những năm gần đây, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi
còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc
quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất
thoát, lãng phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế,
giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Vì vậy, việc quản lý chi NSNN như
thế nào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, khắc phục tình
trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không đúng thẩm quyền, sai quy định của
Luật NSNN đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và quan
tâm nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Yêu cầu chung đó cũng đòi hỏi mỗi địa phương cần phải tiếp tục hoàn thiện
cơ chế quản lý chi ngân sách ở địa phương nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên
để góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và
sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để
nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh với mong muốn góp phần đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, luận văn đánh giá, phân tích thực trạng chi NSNN và quản lý chi NSNN
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2011, từ đó đề xuất các giải pháp tăng
cường công tác quản lý chi NSNN trong thời gian tới nhằm phục vụ cho sự nghiệp
phát triển KT - XH trên địa bàn đạt hiệu quả ngày càng cao.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tai: Những vấn đề cơ bản về quản lý chi
NSNN.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Giới hạn nghiên cứu của Luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi ngân sách địa phương,
không bao gồm các khoản chi từ ngân sách trung ương được thực hiện trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
3. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích, đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại
KBNN Quảng Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB tại KBNN Quảng Ninh.
Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng
từ NSNN, quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN qua KBNN; Làm rõ thực trạng quản
lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN qua KBNN Quảng Ninh trong thời gian 3 năm (2009
- 2011). Tác giả đã sâu chuỗi các vấn đề một cách lô gích qua các chương, từ cơ sở
lý luận của chương 1 dựa trên các các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng để
phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ninh, từ
đó đánh giá những mặt tốt, mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế tại chương 2, trên
cơ sở đó và định hướng phát triển của hệ thống KBNN để xây dựng các nhóm giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, phân tích chi tiết, thống kê dữ liệu, tổng hợp, đối
chứng, mô hình hóa, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn để thực
hiện đề tài.
5. Kết luận.
2
Quản lý vốn đầu tư xây dựng tại KBNN là một trong những nội dung quan
trọng nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế quản lý công khai, minh bạch góp phần
tiết kiệm thời gian, nhân lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để phát
triển đất nước. Mặc dù quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là một vấn đề khá
phức tạp có phạm vi rộng, nhưng trong quá trình nghiên cứu tác giả đã giải quyết cơ
bản các vấn đề đặt ra và đưa ra các giải pháp khắc phục vấn đề nhằm hoàn thiện
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ninh. Các vấn đề mà tác giả
đặt ra được thể hiện trong ba nội dung:
Thứ nhất, đã hệ thống hoá và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về vốn đầu tư
XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, đặc điểm, yêu cầu, nội dung quản lý
vốn đầu tư xây dựng từ NSNN qua KBNN.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận, các chỉ tiêu, yếu tố ảnh hưởng được nêu ra tại
chương một, đã phân tích, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống thực trạng
quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN qua KBNN Quảng Ninh từ năm 2009 đến
năm 2011; những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của nó.
Thứ ba, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã nêu ra, đề xuất
ba giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng tại
KBNN Quảng Ninh.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là một lĩnh vực liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành, là một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm. Tác giả hy vọng rằng
nội dung nghiên cứu và những giải pháp trình bày trong luận văn sẽ góp phần hoàn
thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ninh; nâng cao hiệu quả
vốn đầu tư xây dựng từ NSNN, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý
NSNN trên địa bàn. Đồng thời góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2015 như Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Ninh lần thứ
XIII đã xác định./.
3