Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.76 KB, 9 trang )


mặt sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khiến
cho doanh nghiệp thực sự hiểu rõ nhất mình cần
nhân lực như thế nào để đủ chất lượng và linh
hoạt trong tình hình mới. Vì vậy, một lần nữa
đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp vào chiến
lược phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết.
Việt Nam hiện tại cũng đang ở trong quá
trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Chúng ta vừa ký
kết xong hai hiệp định thương mại thế hệ mới là
CPTPP (hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (hiệp định
thương mại tự do EU – Việt Nam) trong đó có
các tiêu chuẩn mới về lao động trong thương

19

mại. Theo hiệp định CPTPP và EVFTA vừa ký
kết thì người lao động được bảo đảm các quyền,
lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản trong đó
có những quyền rất mới ở Việt Nam như quyền
được tự do thành lập công đoàn, quyền được đào
tạo và phát triển tại nơi làm việc. Nói một cách
khác người lao động trong thời gian sắp tới sẽ có
đóng góp ý kiến lớn hơn đến chiến lược phát
triển chính bản thân mình
Cuối cùng, đặc điểm nền kinh tế Việt Nam
là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
hàm ý là một nền kinh tế theo mô hình hỗn hợp
trong đó nền kinh tế thị trường được vận hành
với định hướng của chính phủ theo mục tiêu chủ


nghĩa xã hội. Tuy nhiên với những điều kiện còn
hạn chế về cung, cầu lao động và hệ thống hỗ trợ,
Việt Nam chúng ta chưa thể thực hiện ngay chiến
lược nhà nước kiến tạo trong đó vai trò lớn nhất
quyết định chiến lược hay mô hình NHRD lại
thuộc về thị trường
Với tất cả các lý do kể trên, nhóm tác giả cho
rằng Việt Nam nên thực hiện chiến lược phát
triển nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế
chuyển đổi (thuộc nhóm 2) trong đó vai trò của
chính phủ vẫn là chủ đạo trong việc xây dựng chiến
lược, hoạch định và đề ra kế hoạch thực thi.
Thực tế, ở Việt Nam vấn đề phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng
cao đã được đặt ra từ lâu. Tại Đại hội Đảng lần
thứ 8 năm 1996, Đảng ta khẳng định nguồn nhân
lực là động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất
- nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền
vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Muốn phát triển
đất nước bền vững không thể không chăm lo phát
triển con người. Đảng ta xác định: con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có
hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới
có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Qua nhiều thảo luận và nghiên cứu
thì đến năm 2011, chúng ta mới chính thức ban
hành Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
thời kỳ 2011 – 2020, bản chiến lược NHRD đầu

tiên được viết theo hướng nền kinh tế chuyển đổi
tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình
thực hiện. Để tạo tiền đề thật tốt cho chiến lược


20

P.X. Truong, T.T. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 12-20

phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nền
kinh tế chuyển đổi, nhóm tác giả đề xuất một số
kiến nghị sau đây: i) Thay đổi chất lượng đào tạo
của hệ thống giáo dục công phù hợp với nhu cầu
của thị trường lao động bằng cách trao nhiều
quyền tự chủ hơn cho các đơn vị giáo dục công
lập đồng thời mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo
tư nhân để tạo bước đột phá trong cải cách chất
lượng giáo dục ii) Xây dựng mới hoặc điều
chỉnh lại cơ chế phối hợp thực hiện chiến lược
NHRD trong đó nên có một cơ quan đầu mối trực
tiếp trực thuộc chính phủ chẳng hạn như Hội
đồng nhân lực quốc gia phụ trách iii) Xây dựng
hệ thống phản hồi trong đó tạo nhiều kênh để
lắng nghe góp ý của các doanh nghiệp từng lĩnh
vực iv) Cuối cùng là cơ quan đầu mối về nguồn
nhân lực quốc gia xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực quốc gia phù hợp với chính sách
phát triển kinh tế nói chung từng thời kỳ.
Lời cảm ơn
Bài báo là sản phẩm nghiên cứu của đề tài

“Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4” mã số KHGD/1620.ĐT.046.
Tài liệu tham khảo
[1] Kenneth Andrews, The Concept of Corporate
Strategy, Dow Jones-Irwin, trang 16, 1971.
[2] Nguyễn Sinh Cúc, Nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực, Tạp chí Lí luận chính trị, Số 2 –
2014, trang 18, 2014

[3] Liên Hợp Quốc, Human resources development for
the 21st century: Report of the Secretary – General,
2017.
[4] J. Gold, R. Holden, P. Iles, J. Stewart, J. Beardwell,
Human resource development theory and practice
(2nd ed.), Palgrave Macmillan, Basingstoke, 2013.
[5] Oh, H.C, Choi, M., Comparative advantage of
OECD member countries’ competitive advantage
in National Human Resource Development
System, 14, trang 189-208, 2013.
[6] Alagaraja, M., & Wang, J., Reflections on the
invited response: Dominant themes in current
NHRD research. Human Resource Development
Review, 11(4), trang 437–442, 2012.
[7] McLean, G.N., National HRD: what is the world is
it?, trong Lee, Monica; Human Resource
Development As We Know It: Speeches That Have
Shaped the Field, EBSCOhost, trang 196 – 208,
2012.

[8] Nair P.K và các cộng sự. (2007). National Human
Resource Development: A multi – level
perspective.
[9] Bae, J., & Rowley, C. (2003). Changes and
continuities in South Korean HRM. Asia Pacific
Business Review, 9(4), trang 76–105.
[10] Tống Mạnh Hùng, Hàn Quốc phát hiện và đào tạo
nhân tài ngay từ khi còn là học sinh, Tạp chí điện
tử Tài năng Việt, 2018 (truy cập ngày 1/7/2019).
[11] Cho, E., & McLean, N., What we discovered about
NHRD and what it means for HRD. Advances in
Developing Human Resources, 6(3), trang 382393, 2004.
[12] Nguyễn Đắc Hưng, Phát triển nhân tài chấn hưng
đất nước, NXB Chính trị quốc gia, 2007.
[13] Chu Văn Cấp và cộng sự, Giáo dục – đào tạo với
phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc và những
gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội
nhập số 17 (27), trang 86 – 88, 2014.
[14] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sách trắng doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội, 2017.



×