Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trƣờng trung quốc của công ty cổ phần thiết bị đị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.25 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập nghiên cứu nghiêm túc, được sự giúp đỡ quý báu của các
thầy cô và các anh chị trong đội ngũ nhân viên công ty Cổ phần Thiết bị Địa Việt,
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài:
“Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây
truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Thiết bị Địa
Việt”.
Để có được thành quả đó, trước tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến các Quý
thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa Thương mại quốc tế, đã
quan tâm, tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
trân trọng nhất đến PGS.TS: Doãn Kế Bôn, người đã giúp đỡ em rất nhiều trong
suốt quá trình nghiên cứu, tận tình hướng dẫn cho em để em có thể hoàn thành bài
viết một cách đầy đủ và khoa học.
Nhân đây, em cũng xin được cảm ơn các anh chị nhân viên công ty Cổ phần
Thiết Bị Địa Việt đã cho phép em được thực tập tại công ty, đồng thời nhiệt tình chỉ bảo,
cung cấp các tư liệu cần thiết liên quan để em có cơ sở thực hiện đề tài đã chọn.
Do đề tài còn khá mới mẻ, thời gian nghiên cứu giới hạn và tầm hiểu biết cá
nhân còn hạn chế, bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1

1


MỤC LỤC

,SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DDP: Điều kiện

INCOTERM: giao hàng tại nơi đến.

EXW: Điều kiện

INCOTERM: giao hàng tại xưởng người bán

NCKH: Nghiên cứu khoa học

2

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN CUNG CẤP HIỆN TẠI
TRONG NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG DÂY TRUYỀN MÁY MÓC TỪ
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
ĐỊA VIỆT
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên
khắp mọi miền, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, các nhà máy
công nghiệp nhanh chóng mọc lên, làm thay đổi diện mạo đất nước từng ngày. Cùng
với đó, nhu cầu về máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình này ngày càng tăng cao,
đặc biệt là dây truyền sản xuất các loại cửa và máy móc, thiết bị phụ từng đi kèm.
Nắm bắt được nhu cầu trong nước, năm 1996, Công ty Cổ phần Địa Việt từ khi mới
hình thành đã xác định cho mình sứ mệnh tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới
đất nước bằng cách nỗ lực cung cấp ra thị trường những dây truyền sản xuất cửa

nhựa, nhôm, các loại máy móc và thiết bị phục vụ trong việc xây dựng và trang trí
nội thất với chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Cho tới nay, công ty đã không ngừng khắc phục khó khăn để hoàn thành sứ
mệnh mà mình đã chọn, khẳng định và phát triển sự tín nhiệm của Địa Việt trên khu
vực thị trường miền Bắc. Để phục vụ cho nhu cầu thị trường ngày càng cao về các
mặt hàng chất lượng cao và ngoài tầm khả năng sản xuất của các công ty trong
nước, công ty đã đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của mình từ nhiều thị trường, trong
đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, để đảm bảo nguồn hàng cung cấp ra thị
trường. Mặc dù công ty Địa Việt đã và đang thực hiện việc đánh giá nguồn cung cấp
hiện tại trong nhập khẩu của mình ,coi đó là hoạt động có tính quyết định trong kinh
doanh thương mại của công ty, tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu, công ty vẫn
không tránh khỏi nhiều khó khăn, trong công tác đánh giá nguồn cung hiện tại.
Trong quá trình thực tập Công ty cổ phầnThiết bị Địa Việt, em đã có cơ hội
tiếp xúc và làm quen với những nghiệp vụ thương mại quốc tế của công ty, áp dụng
kiến thức học trên giảng đường vào tình huống cụ thể, nắm bắt được công tác đánh
giá nguồn cung cấp trong nhập khẩu tại công ty. Nhận thấy trong công tác đánh gia
nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị
3


trường Trung Quốc còn nhiều sai sót không đáng có, xuất phát từ nhận thức được
tầm quan trọng của hoạt động đánh giá nguồn cung cấp nhập khẩu trong hoạt động
kinh doanh thương mại của công ty và mong muốn có thể vận dụng hiệu quả những
kiến thức đã được trang bị tại trường đại học Thương mại, em đã lựa chọn đề tài:
“Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền
máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Thiết bị Địa Việt”
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đề tài “Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu” không phải là một
đề tài mới. Theo như tìm hiểu tại trường đại học Thương Mại, em nhận thấy đã có

nhiều sinh viên khoa Thương mại quốc tế đã thực hiện hướng đề tài này. Tuy nhiên,
so với các đề tài thực hiện trước, đề tài của em có sự khác biệt. Đó là khác biệt về
lĩnh vực nghiên cứu: dây truyền máy móc nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và
khác biệt về công ty nghiên cứu: công ty Cổ phần Thiết Bị Địa Việt .
Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại công ty Địa Việt, em đã tìm hiểu các
luận văn, chuyên đề của các khóa thực tập những năm trước. Tuy nhiên, hiện tại, em
thấy chưa có luận văn, chuyên đề nào nào làm về đề tài “Đánh giá nguồn cung cấp hiện
tại trong nhập khẩu mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc”.
Trước tính cấp thiết đã nêu trên cũng như tính không trùng lặp của đề tàì, em
mong muốn với đề tài: “Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt
hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần Thiết Bị
Địa Việt”; mà trọng tâm nghiên cứu là tiến hành phân tích công tác Đánh giá nguồn
cung hiện tại trong nhập khẩu của công ty từ công tác lập kế hoạch cho tới giám sát
điều hành trong thời gian qua từ thị trường Trung Quốc; sẽ chỉ ra được những mặt
thành công và hạn chế trong quá trình đánh giá nguồn cung cấp trong nhập khẩu; từ
đó, đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao công tác đánh giá nguồn cung
hiện tại trong nhập khẩu của Công ty.
1.3 Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình đánh giá nguồn cung cấp trong

nhập khẩu.
• Làm rõ thực trạng hoạt động Đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các
mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Thiết
bị Địa Việt.

4





Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá nguồn cung cấp
hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung
Quốc của công ty Cổ phần Thiết Bị Địa Việt.

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình đánh giá nguồn cung cấp hiện tại nhập
khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ
phần Thiết bị Địa Việt, bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch đánh giá, tổ chức triển
khai đến giám sát, điều hành công tác đánh giá nguồn cung cấp trong nhập khẩu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về không gian: các hoạt động đánh giá nguồn cung cấp trong
nhập khẩu chủ yếu do phòng kinh doanh và phòng kế hoạch vật tư của công ty đảm
nhiệm.
-

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: thông tin, số liệu được thu thập phân tích trong
các năm từ 2014 đến hết 9 tháng đầu năm 2016.

-

Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác đánh giá
nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc, lĩnh
vực kinh doanh chủ lực của công ty, từ thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là
thị trường Trung Quốc.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, em sử dụng các phương pháp luận của phép duy

vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét giải quyết vấn đề. Các thông tin thứ cấp
và sơ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng hợp của các phòng ban cũng như từ
điều tra trực tiếp các nhân viên công ty có tham gia vào công tác đánh giá nguồn
cung cấp nhập khẩu các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp để tìm
ra các kết luận cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
1.7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,
kết luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của khóa luận bao gồm bốn
chương như sau:

5


Chương 1: Tổng quan về đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu
các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần
Thiết Bị Địa Việt
Chương 2: Cơ sở lý luận về đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu
các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần
Thiết bị Địa Việt.
Chương 3: Thực trạng đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các
mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ phần thiết
bị Địa Việt.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác đánh đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu các mặt hàng dây truyền
máy móc từ thị trường Trung Quốc của công ty Cổ phần Thiết bị Địa Việt.

6



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN CUNG CẤP HIỆN TẠI
TRONG NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG DÂY TRUYỀN MÁY MÓC TỪ THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUÓC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐỊA VIỆT.
2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của đánh giá nguồn cung cấp hiện tại.
2.1.1. Khái niệm về nguồn cung cấp hiện tại và đánh giá nguồn cung cấp
hiện tại.
Trong kinh doanh sản xuất, yếu tố nguyên vật liệu đầu vào là vô cùng quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tham
gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất cũng như tác động tới chất
lượng của thành phẩm.
Trong kinh doanh hiện đại các nhà xuất khẩu phải thường xuyên đánh giá các
nhà cung cấp hiện tại để:
Một là,thẩm định đánh giá quá trình cung cấp mới.
Hai là, kiểm tra các nguồn hàng hiện tại nhằm loại bỏ các nhà cung cấp không
đủ tiêu chuẩn, đồng thời kiểm tra các sai lệch của nguồn hàng hiện tại để có các
biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình chuẩn bị hàng.
Chính vì vậy, việc đánh giá được một nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt là yếu
tố quan trọng giúp doanh nghiệp từng bước xây dựng lên được thế mạnh của mình
cũng như uy tín đối với khách hàng. Có thể hiểu, nguồn cung cấp hiện tại là nguồn
cung cấp đã và đang cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp.
Từ đó, ta có được khái niệm nguồn cung cấp hiện tại là: các công ty bán sản
phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thông thường, nguồn cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp
những vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung
cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu :đánh giá nguồn cung cấp hiện tại là
việc doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một quy trình đánh giá khách quan dựa
trên các tiêu chí cơ sở và cho điểm theo từng tiêu chí để có giải pháp tốt nhất cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.


7


2.1.2. Phân loại nguồn cung cấp
1. Phân loại theo giá trị hàng mua

+ Nhà cung cấp chính: Là nhà cung cấp mà giá trị mua được từ đó chiếm tỉ
trọng lớn nhất và chủ yếu trong khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua về để
cung cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Nhà cung cấp này quyết
định khối lượng hàng hóa mua vào và độ ổn định của quá trình mua nên cần phải
được quan tâm thường xuyên.
+ Nhà cung cấp phụ: Là nhà cung cấp mà giá trị hàng hóa mua vào chiếm tỉ
trọng nhỏ trong khối lượng hàng mua được. Khối lượng hàng hóa mua được từ
nguồn này không ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mua và doanh số bán chúng trong
tương lai, nhất là đối với những nguồn hàng mới.
2. Phân loại theo tính chất quan hệ

+ Nhà cung cấp truyền thống: Doanh nghiệp đã có quan hệ mua bán với nhà
cung cấp trước đó, trong một thời gian dài, hai bên đã có mức độ hiểu biết lẫn nhau.
Mức độ rủi ro khi mua hàng tại nhà cung cấp truyền thống thấp.
+ Nhà cung cấp mới : Doanh nghiệp chưa có hoặc có ít qua hệ thương mại với
nhà cugn cấp này. Doanh nghiệp càn nhiều thông tin hơn về nhà cung cấp để đua ra
quyết định. Thông thường doanh nghiệp sẽ triển khai một số hợp đông mua hàng
không lớn để thăm dò và đánh giá năng lực và chất lượng nhà cung cấp.
3. Phân loại theo phạm vi địa lý:

+ Nhà cung cấp trong nước: Là những nhà cung cấp có cơ sở văn phòng tại
Việt Nam. Doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu những thông tin cần thiết liên
quan đến nhà cung cấp và việc mua hàng của họ. Doanh nghiệp thương mại có khả

năng kiểm soát tình hình cung cấp hàng hóa của họ theo các hợp đồng đã kí kết.
Tuy nhiên ở một số mặt hàng ( ví dụ như sắt, thép, hàng điện tử, phương tiện đi
lại, dụng cụ gia đình...) đều có chất lượng thấp, giá cao, kiểu dáng, mẫu mã
chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một số nhà
cung cấp trong nước chưa đảm bảo được độ tin cậy trong hoạt động kinh doanh,
thậm chí vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh.

8


+ Nhà cung cấp nước ngoài: Đây chính là nguồn hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể kí kết trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài hặc
nhập hàng hóa qua trung gian.
2.1.3. Vai trò của việc đánh giá nguồn cung hiện tại.
Nguồn cung có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ
phải tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng thường xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Hiệu quả của nguồn cung
được phản ánh thông qua việc phân tích các bước của quá trình đàm phán, mua
hàng đó là việc phân tích, lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng. Đây là quá trình
phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chu kì. Nó liên quan đến việc sử dụng các
kết quả phân tích các yếu tố trong quản lí cung ứng như: đánh giá môi trường
chung hiện tại và tương lai; thực trạng về cung cầu hàng hoá đó trên thị trường; cơ
cấu thị trường của sản phẩm; giá cả hiện hành và dự báo; thời hạn giao hàng và các
điều kiện, điều khoản; tình hình tài chính; lãi suất trong nước và ngoài; chi phí lưu
kho và hàng loạt các vấn đề khác. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện
các mục tiêu của quản trị mua hàng và nói rộng ra là của doanh nghiệp. Vì vậy, việc
đánh giá nguồn cung hiện tại là một hoạt động phải được duy trì thường xuyên và
giữ vai trò quan trọng với các nhà sản xuất.
Chính vì những yếu tố quan trọng của nguồn cung cấp ảnh hưởng trực tiếp tới
đầu ra của sản phẩm nên quy trình tìm kiếm và đánh giá nguồn cung hiện tại đóng
một vai trò vô cùng quan trọng mà nhà quản trị cần phải cân nhắc và tính toán thật

kỹ trước khi đưa ra quyết định .
Thứ nhất, việc đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong cả quá trình trước, trong
và sau khi mua hàng là công việc cần thiết của doanh nghiệp. Điều này cho phép
nhà quản trị nắm rõ được hiệu quả của việc mua hàng cũng như năng lực của đối tác
mới, từ đó có thể ra quyết định dừng hợp đồng hoặc tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp.
Thứ hai, trên thị trường thường xuyên xuất hiện những nhà cung cấp mới có
nhiều cơ hội và lợi thế hơn, vì thế thiết lập một quy tình đánh giá, phân loại nguồn
cung giúp nhà quản trị có được cái nhìn khách quan, tổng thể và chính xác nhất để

9


so sánh giữa các nhà cung cấp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong kinh
doanh.
Cuối cùng, việc đánh giá nguồn cung cấp hiện tại giúp chọn ra được những
nhà cung cấp tiềm năng và có hiệu quả nhất một cách nhanh chóng và chính xác
giữa một danh sách rất nhiều nhà cung cấp, giúp doanh nghiệp tạo được mối
quan hệ tốt với những nhà cung ứng tốt, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh
cũng như uy tín trên thị trường.
2.1.4. Các tiêu chí đánh giá nguồn cung hiện tại.
Để đánh giá một cách khách quan được những nhà cung cấp tiềm năng cho
doanh nghiệp thì trước tiên, nhà quản trị phải thiết lập được quy trình đánh giá cùng
với đó là những tiêu chí khách quan, chính xác và phù hợp với công ty, tạo tiền đề
để nhà quản trị tìm ra được những nhà cung cấp thích hợp. Các tiêu chí đó bao gồm:
-

Sự tuân thủ chất lượng của hàng hóa được giao: đánh giá chất lượng sản phẩm
thông qua 3 trường hợp đúng với yêu cầu của công ty; có sai sót nhỏ trong phạm vi

-


cho phép hay sai sót ngoài quy định, có thể khắc phục được.
Thời gian giao hàng: đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chí này dựa trên thời gian thỏa
thuận trong hợp đồng, việc cho điểm dựa trên sự tuân thủ đúng thời gian giao hay

chậm trễ so với hợp đồng.
Chất lượng dịch vụ: được xem xét trên các mặt sau:
 Tinh thần hợp tác của đối tác.
 Độ chính xác của chứng từ
 Tốc độ phản ứng giải quyết các tình huống phát sinhh trong quá trình thực hiện hợp
-

đồng và hiệu quả của nó.
 Dịch vụ sau khi làm như: thanh toán, gửi báo giá cho các hợp đồng sau…

2.2 Các phương pháp đánh giá nguồn cung cấp hiện tại.
2.2.1. Phương pháp sơ đồ tuyệt đối.
Phương pháp này chủ yếu mang tính suy xét. Dựa trên các tiêu thức đánh giá
các bộ phận có liên quan đến quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp bằng kinh
nghiệm của mình nhận xét từng hoạt động của các nhà cung cấp để phân loại các
nhà cung câp thành các loại “tốt”, “đạt” hoặc “chưa đạt”.
Phương pháp này đơn giản, không cần lưu trữ các số liệu đặc biệt cho quá
trình đánh giá này. Song trong trường hợp số lượng các nhà cung cấp ít, khối lượng
giao dịch nhỏ thì phương pháp vẫn đảm bảo độ tin cậy của nó.
10


2.2.2. Phương pháp tính điểm.
Phương pháp này rất thích hợp khi phải đưa ra các quyết định nhanh chóng về
tìm nguồn hàng khi có nhu cầu xuất khẩu khẩn cấp.

Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các tiêu thức đánh giá: Như đã đề cập trước đó, thì các tiêu
thức đánh giá nhà một nhà cung cấp hiện tại sẽ gồm: chất lượng, giao hàng và dịch vụ.
Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của các tiêu thức: Ví dụ: chất lượng:
60%; giao hàng là 30% và dịch vụ là 10%.
Bước 3: Phân tích hoạt động các nguồn hàng cần đánh giá. Giả sử chúng ta
đánh giá 3 nguồn hàng là 3 nhà cung cấp khác nhau A, B, C trong một thời gian xác
định để tính điểm cho các tiêu thức:
- Đánh giá theo tiêu chí chất lượng với thang điểm 100.
Các sản phẩm không đủ chất lượng sẽ bị loại ra và các sản phẩm không đủ
chất lượng nhưng vẫn nằm trong dung sai cho phép được người xuất khẩu chấp
nhận không phải loại ra mà chỉ bị phạt theo quy định của hợp đồng vẫn bị coi là
hàng kém phẩm chất và được tính toán đánh giá như sau:
Bảng 2.1: Đánh giá theo tiêu chí chất lượng
Nhà cung cấp

Số lượng hàng
giao

% Số hàng
kém phẩm
Điểm
chất
20
80
10
90
15
85
thương mại quốc tế- PGS.ThS Doãn


Số hàng kém
phẩm chất

A
1000
200
B
900
90
C
800
120
Nguồn: Giáo trình quản trị tác nghiệp
Kế Bôn 2014
- Đánh giá về giao hàng:

Được đánh giá theo số lần chậm trễ. Ví dụ: Số ngày muộn từ 1-10 mỗi ngày
trừ 1 điểm, từ 11-20 mỗi ngày trừ 2 điểm, từ 21-25 mỗi ngày trừ 3 điểm. Giả sử mỗi
lần mua hàng của mỗi nguồn hàng là 4, số liệu lưu trữ và kết quả đánh giá được sẽ
như sau:
Bảng 2.2 : Đánh giá theo tiêu chí thời gian giao hàng
Số lần mua hàng
1
11

Nguồn hàng A
Điểm
Số ngày
chậm

chậm
trễ
5
5x1=5

Nguồn hàng B
Số
Điểm
ngày
chậm trễ
chậm
12
10x1=10

Nguồn hàng C
Điểm
Số ngày
chậm
chậm
trễ
10
10x1=10


2x2=4
2

12

3


14

10x1=10
2x2=4
10x1=10
4x2=8
8x1=8

8
15

8x1=8
10x1=10
5x2=10
5x1=5

11

10x1=10
1x2=2

7

7x1=7

4
8
5
5

5x1=5
Tổng điểm chậm
45
47
34
trễ
Điểm chậm trễ/1
11,25
11,75
8,5
lần giao hàng
Điểm đạt được
88,75
88,25
91,5
Nguồn: Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế- PGS.ThS Doãn
Kế Bôn 2014
- Đánh giá về dịch vụ: Đánh giá về nội dung với các thang điểm như sau:
Bảng 2.3: Đánh giá theo chỉ tiêu về dịch vụ
Nội dung đánh giá
Điểm
Nguồn A
Nguồn B
Nguồn C
Tinh thần hợp tác
30
21
18
24
Độ chính xác của

20
14
12
18
chứng từ
Tốc độ phản ứng
20
13
10
17
Dịch vụ sau bán
30
24
16
25
Tổng điểm
100
72
56
84
Nguồn: Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế- PGS.ThS Doãn
Kế Bôn 2014

12


Bước 4: Tính số điểm tổng hợp và đưa ra kết luận đánh giá:
Căn cứ vào kết quả tính toán, nguồn hàng C có số điểm cao nhất, sau đó là đến
nguồn A và B. Tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cần tập trung, thời điểm giao
hàng… mà quyết định lựa chọn nguồn hàng cung cấp.

Bảng 2.4: Tính điểm tổng hợp theo từng nguồn cung cấp
Tiêu chí
Tỉ trọng
Nguồn hàng A Nguồn hàng B Nguồn hàng C
Chất lượng
0,6
80x0,6=48
90x0,6=54
85x0,6=51
Giao hàng
0,3
88,75x0,3=26,6 88,25x0,3=26,5 91,5x0,3=27,5
Dịch vụ
0,1
72x0,1=7,2
56x0,1=5,6
85x0,1=8,5
Tổng điểm
81,8
86,1
87
Nguồn: Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế- PGS.ThS Doãn
Kế Bôn 2014
2.2.3. Phương pháp phân tích tỉ lệ chi phí.
Nguyên tắc của phương pháp phân tích tỉ lệ chi phí thể hiện trên công thức:
RC=
Trong đó: RC : tỉ lệ chi phí phát sinh
C: Tổng giá trị các hợp đồng
Ck: Các chi phí phát sinh thêm cho người xuất khẩu do những thiếu sót trong
hoạt động nhà cung cấp.

Như vậy, phải phân tích tính toán cụ thể các chi phí phát sinh do nguồn hàng,
giao hàng chậm, giao hàng kém phẩm chất phải thêm chi phí đổi hàng khác hay chi
phí khiếu nại… Giao hàng chậm sẽ dẫn đến tình trạng hiệu quả của kho thấp hoặc
đứt quãng trong dây truyền sản xuất…
Để áp dụng được phương pháp này, người xuất khẩu phải lưu trữ các số liệu
về các chi phí phát sinh của từng nhà cung cấp một cách cố hệ thống trên cơ sở các
hợp đồng. Từ đó so sánh các tỉ lệ chi phí này để phân loại các nguồn hàng.
Trên cơ sở đánh giá phân tích các nguồn hàng như trên, các doanh nghiệp cần
đưa ra được các quyêt định sau: Các nguồn hàng không đủ tiêu chuẩn cần loại bỏ; các
nguồn hàng tốt cần duy trì; các nguồn hàng có thể duy trì nhưng cần tác động cụ thể.
2.3.Xác định quy trình đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu
các mặt hàng dây truyền máy móc từ thị trường Trung Quốc của Công ty Cổ
phần Thiết bị Địa Việt.

13


Để có thể đưa ra được kết quả đánh giá nguồn cung một cách khách quan và độ tin
cậy,các doanh nghiệp không chỉ cần dựa vào tiêu chí đánh giá mà họ lập ra mà trên thực
tế, mỗi doanh nghiệp phải xác định và xây dựng được quy trình lựa chọn, đánh giá phù
hợp với hiệu quả và phương án sản xuất kinh doanh của mình một cách hợp lý nhất.
Có rất nhiều phương án để thiết lập lên quy trình đánh giá nguồn cung hiện tại,
nhưng Địa Việt lại lựa chọn sử dụng đánh giá theo phương pháp tính điểm. Nhận
thấy sự khách quan và phù hợp của phương pháp này trong điều kiện sản xuất kinh
doanh và sự cần thiết của việc đánh giá là rất quan trọng. Công ty đưa ra quy trình
đánh giá theo các bước sau:
Sơ đồ 2.1: Các bước đánh giá nguồn cung cấp hiện tại của Địa Việt:

Bước 1: Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá


Bước 2: Xác định trọng số cho các chỉ tiêu

Bước 3:Phân tích các nhà cung cấp và xác định giá trị cho các chỉ tiêu

Bước 4: Tiến hành Đánh giá

Bước 5: Xếp hạng các nhà cung cấp

Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
Để có thể đánh giá một cách khách quan được những nhà cung cấp tiềm năng
cho doanh nghiệp thì trước tiên, nhà quản trị phải thiết lập được quy trình đánh giá
cùng với đó là những tiêu chí khách quan, chính xác và phù hợp với công ty, tạo
tiền đề để nhà quản trị tìm ra được những nhà cung cấp thích hợp. Dựa vào đặc thù
các sản phẩm sản xuất kinh doanh chủ yếu của mình là dây truyền máy móc, Địa
Việt đã đưa ra các tiêu chí cụ thể như sau:

14


- Về chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm dây truyền máy móc nhập khẩu của
Địa Việt chỉ đạt yêu cầu về chất lượng sau khi qua khâu kiểm tra kỹ thuật vận hành
của máy móc. Các tiêu chuẩn được đánh giá là đủ chất lượng được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.5: Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhập khẩu của Địa Việt
Mặt hàng

Yêu cầu về chất lượng

Dây truyền Máy cắt nhựa:
sản xuất cửa

+ Phạm vi góc cắt: -45 °, 45 °, 135 °, 90 °, chuyển vị trí góc cắt bằng tay,
nhựa
di chuyển đầu cắt bằng điện.
+ Kẹp phôi bằng hơi áp suất cao
+ Hệ thống băng chuyển động là băng tròn, Điện Sneider(Đức), hệ thống
khí theo tiêu chuẩn Châu Âu
+ Đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật của máy: tổng công suất 3,75Kw;
Áp suất hơi làm việc: 0,4-0,6 Mpa; Tốc độ vòng quay 2800r/min; Khẩu độ
cắt 470- 3700mm; đường kính lưỡi cắt 450mm; Kích thước
1200x1400x4700mm; Trọng lượng 1100kg.
Máy hàn 2 đầu:
+ Sử dụng bộ điều khiển lập trình PLC
+ Hệ thống băng chuyển động của máy là băng tròn, hệ thống điện và nút
điều kiển Sneider của Đức, Hệ thống khí và cốc lọc khí theo tiêu chuẩn
châu Âu
+ Bàn kẹp phôi và đầu của máy hàn bằng thép nguyên tấm cắt CNC
+ Thông số kĩ thuật: Tổng công suất: 2.15kw; Áp suất hơi làm việc: 0.40.6MPa; Tiêu hao hơi: 100L/min; Chiều cao hàn phôi: 20-120mm; Chiều
rộng hàn phôi: 0-120mm; Khẩu độ hàn: 400-3500mm; Kích thước: 4400 *
1100 * 1700mm; Trọng lượng: 1000kg.
Máy cắt nẹp kính: yêu cầu kỹ thuật: Công suất: 1.5KW; Không khí áp suất
:0.5-0 0,8 MPa; Tốc độ cắt: 2800r/min; Kích thước ngoài: 580 * 1200mm
* 1000mm; Trọng lượng: 210kg.
Máy đục lỗ khóa một đầu:
15


+ Tỉ lệ tiêu chuẩn chép hình 1:1.
+ Độ chính xác: sai số kích thước lỗ ≤ ± 0.2mm; sai lệch vị trí lỗ ≤ ±
0.3mm
Tiêu chuẩn kỹ thuật: Tổng công suất: 0.75kw; Phạm vi điều chỉnh chép

hình: 290mm * 90mm; Áp suất hơi làm việc: 0.5 – 0.6Mpa; Kích thước:
1000 * 1130 * 1500mm; Trọng lượng: 180kg
Máy phay đầu đố bán tự động: Yêu cầu kỹ thuật: Áp suất hơi làm việc:
0.4- 0.8Mpa; Tổng công suất: 1,1kw; Tốc độ trục quay: 2800r/min; Kích
thước: 700 * 600 * 1500mm.
Máy tạo rãnh thoát nước: Yêu cầu kỹ thuật: Công suất: 0,76kW; Điện áp:
Áp suất khí: 0.5-0 0,8 Mpa; Tốc độ: 2800r/min; Kích thước: 700 *
1300mm * 700 mm; Trọng lượng: 220kg.
Dây truyền Máy cắt nhôm:
sản xuất cửa
+ Phạm vi góc cắt: 45 °, 90 °, chuyển vị trí góc cắt tự động
nhôm
+ Kẹp phôi bằng hơi áp suất cao
+ Hệ thống băng chuyển động là Băng tròn con lăn
+ Yêu cầu kỹ thuật: Tổng công suất: 2,2 Kw x 2; Kích thước lưỡi cưa:
Φ500×4.4×Φ30×Z120mm; Áp suất hơi làm việc: 0.5- 0.8Mpa; Tốc độ
vòng quay: 2800r/min; Khẩu độ cắt: 400-4200mm; Độ rộng cắt 140 mm;
Chiều cao cắt 300 mm; Kích thước: 5500mm×1700mm×1800mm; Khối
lượng: 1800 Kg.
Máy ép góc: Yêu cầu kĩ thuật: Công suất động cơ 1.5 kw; Áp lực bơm dầu
15 Mpa; Tiêu thụ khí 20 lít/phút; Áp lực ép 0.5-0.8Mpa; Độ rộng biên
dạng 120 mm.
Máy đột dập: Yêu cầu kỹ thuật: Công suất động cơ: 2.2kw; Tốc độ quay
1400rpm; áp lực bơm dầu: 16Mpa; Dung tích 20L; Lực danh định 50KN;
Hành trình/phút 30 lần / phút; Trọng lượng: 500kg.
Máy phay đầu đố:
+ Máy phay đầu đố 1 dao: yêu cầu kỹ thuật: công suất 1,5Kw; Kích thước
800x800x1500; khối lượng 2250kg.
+ Máy phay đầu đố 3 dao,5 dao đa năng: Yêu cầu về thông số kĩ thuật:
Động cơ 6.6Kw; vận tốc 2800r/min; áp suất 0,5-0,8Mpa; Main shaft

16


diameter 32mm; Milling cutter diameter 250mm.
Độ dày: tùy theo loại nhôm có độ dày là: 50,55,60,70,93
Độ bền kéo đạt 157Newtons/mm2; sức mạnh năng suất:
108newtons/mm2.
Có 1 mầu duy nhất, rõ ràng: trắng, nâu sần.
Nhôm hệ
XingFa

Bề mặt nhôm không bị võng hoặc phình.
Không có khuyết tật: khe hở, bong bóng, chấm trắng trên bề mặt hoặc vết
nứt, gờ, bong tróc và các dị hình.
Phụ kiện Kinlong đồng bộ
Độ dày màng oxit 10micron.

Máy móc và Một số phụ kiện kèm theo và hàng hóa vật tư khác được đánh giá qua sự
thiết bị phụ đồng bộ với sản phẩm chính và không có dấu hiệu hỏng hóc hay bong tróc
tùng đi kèm sơn.
Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư Địa Việt
Việc đánh giá các nhà cung cấp hiện tại của Địa Việt được dựa trên việc tuân
thủ chất lượng hàng hóa mà công ty đã đưa ra ở trên, Công ty sẽ đánh giá các nhà
cung cấp dựa trên mức độ thỏa mãn chất lượng hàng hóa trong mỗi hợp đồng để
cho điểm các nhà cung cấp tùy thuộc vào chất lượng hàng hóa và dung sai hàng
kém phẩm chất để đánh giá một cách khách quan.
-

Về Thời gian giao hàng: Địa Việt đánh giá các nhà cung cấp theo tiêu chí này dựa
trên số lần chậm trễ về thời gian giao hàng của các hợp đồng mà đưa ra cách tính

điểm cho mỗi trường hợp như sau:
+ Giao hàng đúng hạn: trừ 0 điểm.
+ Giao hàng chậm 1-4 ngày, mỗi ngày trừ 1điểm
+ Giao hàng chậm 5-10 ,mỗi ngày trừ 2 điểm
+ Giao hàng chậm sau 11, mỗi ngày trừ 3 điểm.
17


-

Đánh giá về dịch vụ: Dựa trên các dịch vụ của mua bán hàng hóa quốc tế mà Công
ty Địa Việt đưa ra các nội dung để đánh giá trên thang điểm 100 như sau:
+ Về tinh thần hợp tác: Địa Việt hiện đang có 3 nhà cung cấp chính từ thị
trường Trung Quốc là Chanhe, Yuefeng và CCI Group, với mỗi nhà cung cấp khác
nhau thì mức độ hợp tác và quan hệ trao đổi mua bán quốc tế là khác nhau. Tuy
nhiên, dựa vào tình hình kinh doanh và số liệu thống kê các hợp thương mại quốc tế
của Địa Việt với thị trường Trung Quốc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ
hợp tác giữa công ty và 3 nhà cung ứng này là tương đối chặt chẽ. Vì thế, xây dựng
tiêu chí đánh giá này, Địa Việt đánh giá theo thang điểm với trọng số là 20 trong
tổng 100điểm.
+ Về độ chính xác của chứng từ: Địa Việt đánh giá với trọng số là 30/100. Các
tiêu chí để đánh giá nội dung này dựa trên mức độ sai sót về chứng từ trong mỗi
hợp đồng: Các lỗi liên quan đến địa điểm giao hàng trừ 3 điểm, các lỗi về thanh
toán trừ 5 điểm, các lỗi về tên hàng hóa, bao bì, kí hiệu trừ 2 điểm, các lỗi về bảo
hiểm hàng hóa trừ 3 điểm…
+ Đánh giá về tốc độ phản ứng: Chỉ tiêu này liên quan đến các rủi ro trong quá
trình vận chuyển hay giao hàng hóa. Để đánh giá chỉ tiêu này, Địa Việt đưa ra mức
thang điểm là 20/100 điểm. Trong đó, các điểm trừ sẽ được tính theo số giờ phản
ứng lại các rủi ro trong quá trình vận chuyển hay giao hàng: Phản ứng sau 2h xảy ra
rủi ro trừ 2 điểm; sau 4h trừ 3 điểm ; sau 1 ngày trừ 5 điểm…

+ Đánh giá về dịch vụ sau bán bao gồm các dịch vụ như điều kiện bảo hành,
thông báo khi có mẫu hàng mới, chào hàng cho lần tiếp theo… sẽ được đánh giá với
thang điểm 30/100. Các điểm bị trừ khi đánh giá gồm: sự cố về hàng hóa bảo hành
trừ 2 điểm; xử lí các khiếu nại sau bán: 3 điểm…
Sau khi thiết lập các chỉ tiêu cho việc đánh giá, Địa Việt sẽ từng bước đi vào
quá trình đánh giá các nguồn cung hiện tại từ thị trường Trung Quốc dựa trên bảng
chi tiết các chỉ tiêu và cho điểm theo đúng thang điểm để có được kết quả đánh giá
khách quan nhất.
18


Bước 2: Xác định trọng số cho các chỉ tiêu.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được thiết lập, Địa Việt đi xây dựng trọng số
cho các tiêu thức như sau:
-

Về chất lượng là : 60%. Do yêu cầu hàng đầu của Công ty trong sản xuất kinh
doanh là vấn đề uy tín của công ty lên hàng đầu. Với bề dày kinh nghiệm trong việc
phân phối cũng như sản xuất các sản phẩm sử dụng dây truyền sản xuất nhập khẩu
để kinh doanh, nên việc lựa chọn một nguồn cung cấp tín nhiệm được Công ty đặt

-

lên trước tiên.
Về thời gian giao hàng: đây là yếu tố then chốt quyết định thứ hai sau tiêu chí chất
lượng, bởi trong thương mại quốc tế, thời gian giao hàng ảnh hưởng rất nhiều đến chi

-

phí vì thế, đánh giá tiêu chí này, Địa Việt đưa ra mức thang điểm là 30%.

Cuối cùng là các yếu tố liên quan đến dịch vụ chiếm 10% trong tổng đánh giá mức
độ quan trọng của các chỉ tiêu.
Bước 3: Phân tích các nhà cung cấp và xác định giá trị các chỉ tiêu.
Hiện tại, từ thị trường Trung Quốc, Công ty nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ 3
nguồn chính, chiềm hơn 80% tổng số hàng hóa máy móc nhập khẩu. 3 nhà cung cấp
chính là Yuefeng, Chanhe và CCI Group. Để tiến hành đánh giá 3 nhà cung cấp này
một cách tổng quan và chính xác dựa trên tình hình nhập khẩu qua các năm gần đây
từ 2014-2016. Công ty đánh giá các chỉ tiêu cho từng nhà cung cấp Bằng cách cho
điểm các nhà cung cấp dựa trên tỉ trọng % số hàng giao không đủ phẩm chất trong
tổng số lượng giao hàng.
Trong giai đoạn cụ thể từ 2014 – 2016, Địa Việt đánh giá gộp tổng số lượng
hàng giao trong 3 năm liền và tính tỷ trọng phần trăm số hàng không đủ chất lượng.
Dựa theo việc đánh giá các lỗi mắc phải của các nhà cung cấp trong một
khoảng thời gian xác định, Công ty dựa trên các ưu và nhược điểm của từng nhà
cung cấp để đánh giá, nhằm đưa ra những phương pháp cụ thể để hạn chế những sai
sót và phát huy những tiềm năng của các nhà cung cấp. Việc đánh giá theo từng chỉ
tiêu cụ thể nhằm giúp công ty thấy được điểm mạnh, điểm yếu của từng nguồn cung,
qua đó đưa ra các giải pháp và chiến lược cụ thể cho hướng đi của doanh nghiệp.
Bước 4: Tiến hành đánh giá.
Dựa trên các tiêu chí và các thang điểm, Địa Việt thành lập tổ đánh giá toàn
diện các nhà cung cấp và dựa trên phương pháp tính điểm như trên, các chuyên gia
19


kỹ thuật và nhà quản trị sẽ tiến hành đánh giá, cho điểm và phân tích từng nhà cung
cấp. Đây là bước then chốt trong quá trình đánh giá.Người ta sẽ tính điểm ttoongr
cộng bằng cách lấy điểm của từng chỉ tiêu nhân với trọng số tương ứng rồi cộng lại.
Kết quả cuối cùng ra bao nhiêu sẽ là điểm số cuối cùng của nhà cung cấp đó.
Sau khi thống kê được các sai sót, các điểm trừ và tính tổng điểm đạt được của
mỗi nhà cung cấp, tổ đánh giá sẽ lập bảng thống kê chi tiết danh sách các nhược

điểm cũng như các thành công của từng nhà cung cấp để có phương án điều chỉnh
thích hợp.
Dựa trên bảng điểm thống kê cuối cùng, Địa Việt sẽ đánh giá được nhà cung
cấp nào là tiềm năng và hiệu quả nhất, đồng thời cũng thấy rõ những thiếu sót và
hạn chế từng mặt của nguồn cung và đề xuất góp ý chỉnh sửa hoặc có phương án
thích hợp. Nhà cung cấp có điểm cao nhất sẽ là nhà cung cấp hiệu quả nhất và
ngược lại.
Bước 5: Xếp hạng các nhà cung cấp.
Căn cứ vào kết quả tính toán, Công ty đưa ra nguồn hàng có số điểm cao nhất
và thấp nhất. Nhà cung cấp có số điểm cao nhất sẽ được đánh giá là tiềm năng nhất
và cần ưu tiên trong các đơn đặt hàng tiếp theo.
Ngược lại, nhà cung cấp có điểm đánh giá thấp nhất cần phải tìm hiểu những
sai sót và hạn chế. Có thể khắc phục được thì nên cân nhắc. Còn không mang lại
hiệu quả kinh tế tối thiểu, sẽ có biện pháp hoặc tìm nguồn cung mới hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tùy vào tình hình từng giai đoạn và mục tiêu kinh doanh của công
ty, Địa Việt sẽ có lựa chọn các nhà cung cấp mang lại hiệu quả nhất. Không chỉ xét
riêng dưới góc độ các chỉ tiêu mà còn lựa chọn, xếp hạng dựa trên thái độ và tinh
thần hợp tác của nguồn cung.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN CUNG CẤP HIỆN TẠI
TRONG NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG DÂY TRUYỀN MÁY MÓC TỪ
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
ĐỊA VIỆT
3.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Địa Việt
3.1.1. Tổng quan về công ty Cổ phần thiết bị Địa Việt
Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sau khi Việt Nam vượt qua được cuộc
khủng hoảng, trì trệ về kinh tế do tàn dư của chiến tranh và hậu quả của chế độ bao
20


cấp, nước ta đã bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, chủ động tham gia nền

kinh tế thế giới. Kể từ đó tới nay tình hình đầu tư và hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu ngày càng phát triển với tốc độ tăng dần qua các năm. Đã đến lúc các
nhân viên xuất nhập khẩu cần phải chú trọng hơn nữa vào nghiệp vụ cũng như
chuyên môn hóa trong việc tổ chức xuất khẩu cũng như nhập khẩu hàng hóa một
cách chặt chẽ và an toàn nhất. Với sự phát triển ngày càng mạnh trong ngành công
nghiệp xây dựng. Nhu cầu về trang trí nội thất, sản xuất, lắp đặt cửa nhôm, cửa nhựa
ngày càng tăng cao. Nắm được nhu cầu không thể thiếu của việc cung cấp các sản phẩm
cũng như dây chuyền sản xuất loại cửa này, ngày 08/04/1996 Công ty Cổ Phần Thiết Bị
Địa Việt được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0100370822 do Sở Kế Hoạch







và Đầu Tư cấp.
Thông tin công ty :
Tên giao dịch quốc tế: DIA VIET EQUIPMENT.,JSC
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Địa Việt
Mã số thuế: 0100370822
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế quận Long Biên
Địa chỉ trụ sở:551 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố






Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04 379 53 456
Fax: 6500441
Email:
Chủ sở hữu: Nguyễn Mạnh Hùng
Vốn điều lệ của công ty là 1.700.000.000 đồng Việt Nam (một tỷ bẩy trăm
triệu đồng chẵn)
Trụ sở sản xuất: số 551 Nguyễn văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng đại diện: Số 551 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
a. Nhập khẩu:




Công ty nhập khẩu các mặt hàng như dây truyền sản xuất cửa nhựa, cửa nhôm
Các thiết bị máy móc và phụ tùng đi kèm
b. Sản xuất:
Công ty sản xuất và chế tạo một số chi tiết dùng cho ngành công nghiệp xây
dựng như:




thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển
máy thông dụng khác
21





phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ
c. Gia công:
Ngoài nhập khẩu để kinh doanh và sản xuất, Công ty còn gia công cơ khí, xử
lý và tráng phủ kim loại.
3.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty Địa Việt
Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đa
phần đều luôn theo đuổi mục tiêu chính là tối đa hoá lợi nhuận. Công ty Cổ Phần
Thiết Bị Địa Việt cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Mục tiêu đó được đánh giá
thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được qua mỗi năm.
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện qua bảng dưới đây:

22


Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2014-2016)
Đơn vị: triệu đồng
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


Chỉ tiêu
Doanh thu thuần về bán hàng và

2014
121,888.19

2015

2016

145,156.73
168,646.68
cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng hóa
88,808.60
106,022.45
118,931.76
Lợi nhuận gộp
33,079.59
39,434.28
49,714.92
Doanh thu hoạt động tài chính
18.76
21.22
36.48
Chi phí tài chính
125.42
184.49
220.66

Chi phí bán hàng
607.98
823.13
926.98
Chi phí quản lý doanh nghiệp
12.260.74
13,066.51
16,645.26
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
20,104.21
25,381.37
31,958.50
Lợi nhuận khác
-25.64
-45.84
-56.45
Lợi nhuận trước thuế
20,078.57
25,335.53
31,902.05
Thuế suất thuế TNDN (%)
22
22
22
Thuế thu nhập doanh nghiệp
4,417.29
5,573.82
7,018.45
Lợi nhuận sau thuế
15,661.28

19,761.71
24,883.60
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – phòng kế toán tài chính, 2016)
Nhận xét: Tình hình kinh doanh của công ty: qua số liệu thống kê trong 3 năm

liên tiếp là 2014, 2015, 2016 cho thấy công ty đã có kết quả kinh doanh tăng trưởng
vô cùng ấn tượng với mức tăng trưởng doanh thu so với năm 2014 là 119% năm
2015 và 138% năm 2016, cùng với đó mức lợi nhuận sau thuế đã tăng 159% từ
2014 đến 9 tháng đầu năm 2016. Hoạt động mang lại lợi nhuận cho công ty là phân
phối các sản phẩm, máy móc phục vụ hoạt động xây dựng và kiến trúc, chiếm
khoảng 68% tổng lợi nhuận năm 2015, ngoài ra hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí
phục vụ cho xây dựng là 20%, còn lại là từ các hoạt động khác. Trong bối cảnh kinh
tế quốc tế và trong nước cạnh tranh ngày càng gay gắt trong những năm gần đây thì
kết quả kinh doanh của công ty là đáng được khen ngợi. Chứng tỏ khả năng quản lý
tốt của đội ngũ lãnh đạo của công ty và sự hoạt động hiệu quả của toàn thể nhân
viên trong công ty

23


3.1.4 Hoạt động nhập khẩu của công ty Địa Việt
3.1.4.1. Kết quả tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty trong
những năm gần đây.
Dựa trên số liệu của các năm, ta có thể tổng kết tình hình thực hiện hợp đồng
nhập tại Công ty Cổ Phần Thiết Bị Địa Việt thời gian qua như sau:
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty
giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2014
Chỉ tiêu


HĐNK đã ký kết
HĐNK đã thực
hiện
HĐNK bị hủy bỏ

Số

Tỷ

hợp

trọng

đồng

(%)

64

100

64
0

Năm 2015

Năm 2016

Tỷ


Số

Tỷ

trọng

hợp

trọng

(%)

đồng

(%)

87

100

90

100

100

86

98.85


90

100

0

1

1.15

0

0

Số hợp
đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh, năm 2016)
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Địa Việt là
tương đối tốt. Hầu hết số hợp đồng ký kết đều thực hiện được, chỉ có một số rất ít
hợp đồng không được hoàn thành. Điều này thể hiện tính chuyên nghiệp trong khâu
tổ chức hợp đồng nhập khẩu của Công ty.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Với hoạt động kinh doanh chủ yếu là phân phối các mặt hàng nhập khẩu từ
nước ngoài vào thị trường trong nước. Dưới đây là một số mặt hàng nhập khẩu chủ
yếu của công ty:

24



Bảng 3.3: Mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Triệu USD

Stt

1
2
3

4

5

Mặt hàng
Dây truyền sản
xuất cửa nhựa
Dây truyền sản
xuất cửa nhôm
Nhôm hệ Xing
FA
Máy móc và
thiết bị phụ
tùng đi kèm
Hàng hóa vật tư

khác
Tổng cộng

Năm 2014

Tỉ
Giá trị
trọng
(USD)
(%)

Năm 2015

T9-năm 2016

Giá trị

Tỉ trọng

Giá trị

Tỉ trọng

(USD)

(%)

(USD)

(%)

5.245

31.74


5.789

30.48

6.812

30.97

6.355

38.46

7.428

39.11

8.875

40.35

2.126

12.87

2.654

13.98

2.754


12.52

1.945

11.77

2.135

11.24

2.423

11.02

0.854

5.17

0.985

5.19

1.132

5.15

16.525
100
18.991
100

21.996
100
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư của Công ty – năm 2016)

- Về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu: Qua bảng số liệu trên ta thấy mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu của công ty là dây truyền sản xuất cửa nhựa và cửa nhôm. Ngoài
ra mặt hàng mà công ty nhập khẩu ít nhất đó là các loại vật tư máy móc khác bao
gồm các loại que hàn, ốc vít, đinh, kẹp nhựa… Trong dây truyền sản xuất cửa nhựa
công ty nhập các loại máy như: máy cắt nhựa 2 đầu, máy hàn, máy phay đầu đổ,
máy cắt nẹp kính, máy khoan ổ khóa, máy tạo rãnh thoát nước, máy làm sạch góc
hàn, máy uốn vòm cửa nhựa. Với dây truyền sản xuất cửa nhôm công ty nhập
các loại máy như: máy cắt, máy ép góc, máy cắt ke, máy đột dập và máy khoan
lỗ khóa, máy phay đầu đố giống như dây truyền sản xuất cửa nhựa. Đối với các
loại máy móc thiết bị và phụ tùng khác thì công ty nhập khẩu các loại như: tay cài,
tay nắm cửa, khóa sò, chốt cánh phụ, thanh chuyển động có khóa trượt cửa, bản lề
chữ A, điểm khóa cửa 1 cánh, thân khóa,…
- Về kim ngạch nhập khẩu: nhìn vào bảng ta thấy tổng giá trị kim ngạch nhập
khẩu của công ty tăng đều qua các năm, cụ thể:
25


×