Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trƣờng nhật bản của công ty cổ phần phát triển dịch vụ CEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.58 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS.
Phan Thu Giang – Bộ môn Kinh tế Quốc Tế - Khoa Thương Mại Quốc Tế - Trường
Đại học Thương Mại đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài này.
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài này, em không thể quên
công lao giảng dạy của các thầy cô trường Đại học Thương Mại – những người đã
dìu dắt em trong suốt 4 năm học tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, các anh chị làm việc tại Công ty Cổ
phần Phát triển Dịch vụ CEO đã giúp đỡ em nhiệt tình trong thời gian thực tập tại
công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phương

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
19
Cổ đông..............................................................................................................22
Cổ phần..............................................................................................................22
Tỉ lệ góp vốn......................................................................................................22
Số tiền đã góp....................................................................................................22
Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO.....................................................................22
2.295.000............................................................................................................22
51.00%...............................................................................................................22
22.950.000.000...................................................................................................22


Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Thành Nam.................................................22
810.000...............................................................................................................22
18,00%...............................................................................................................22
8.100.000.000.....................................................................................................22
Ông Đoàn Văn Minh.........................................................................................22
277.000...............................................................................................................22
6,16%.................................................................................................................22
2.770.000.000.....................................................................................................22
Công ty TNHH MTV Bình Linh Anh..............................................................22
985.000...............................................................................................................22
21,89%...............................................................................................................22
9.850.000.000.....................................................................................................22
Các cổ đông khác..............................................................................................22
133.000...............................................................................................................22
2,96%.................................................................................................................22
1.330.000.000.....................................................................................................22
Tổng...................................................................................................................22
4.500.000............................................................................................................22
100,00%.............................................................................................................22
45.000.000.000...................................................................................................22
ii


3.4.1. Những thành tựu Công ty CPPTDV CEO đạt được trong hoạt động
XKLĐ sang thị trường Nhật Bản..............................................................34
KẾT LUẬN........................................................................................................43

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
19
Cổ đông..............................................................................................................22
Cổ phần..............................................................................................................22
Tỉ lệ góp vốn......................................................................................................22
Số tiền đã góp....................................................................................................22
Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO.....................................................................22
2.295.000............................................................................................................22
51.00%...............................................................................................................22
22.950.000.000...................................................................................................22
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Thành Nam.................................................22

iii


810.000...............................................................................................................22
18,00%...............................................................................................................22
8.100.000.000.....................................................................................................22
Ông Đoàn Văn Minh.........................................................................................22
277.000...............................................................................................................22
6,16%.................................................................................................................22
2.770.000.000.....................................................................................................22
Công ty TNHH MTV Bình Linh Anh..............................................................22
985.000...............................................................................................................22
21,89%...............................................................................................................22
9.850.000.000.....................................................................................................22
Các cổ đông khác..............................................................................................22
133.000...............................................................................................................22
2,96%.................................................................................................................22
1.330.000.000.....................................................................................................22

Tổng...................................................................................................................22
4.500.000............................................................................................................22
100,00%.............................................................................................................22
45.000.000.000...................................................................................................22
3.4.1. Những thành tựu Công ty CPPTDV CEO đạt được trong hoạt động
XKLĐ sang thị trường Nhật Bản..............................................................34
KẾT LUẬN........................................................................................................43
Sơ đồ2.1 Quy trình xuất khẩu lao động của nước ta..Error: Reference source not
found
Sơ đồ 3.1. Cấu trúc tổ chức của công ty CPPTDV CEO..Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu lao động theo giới tính xuất khẩu sang Nhật Bản........Error:
Reference source not found
của Công ty CPPTDV CEO giai đoạn 2013-2015.......Error: Reference source not
found

iv


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1




Lao động

2

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

3

LĐTBXH

Lao động Thương binh Xã hội

4

CPPTDV CEO

Cổ phần phát tiển dịch vụ CEO

vi


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều dòng chảy đan xen giữa các

quốc gia về các yếu tố sản xuất, di chuyển quốc tế về lao động đóng vai trò là một
phần quan trọng của các dòng chảy đó. Cùng với tác động của quá trình toàn cầu
hóa đã thúc đẩy dòng di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn và di cư
hiện đã trở thành một xu thế tất yếu. Việc di cư từ quốc gia này sang quốc gia khác
góp phần giải quyết lao động dư thừa cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là
các nước đông dân và giải quyết tình trạng thiếu lao động của các quốc gia phát
triển.
Do điều kiện lịch sử và hoàn cảnh riêng biệt, Việt Nam tham gia vào thị
trường lao động quốc tế muộn hơn các quốc gia trong khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, sau hơn 30 năm hoạt động xuất khẩu lao động đang được coi là mũi nhọn của
kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam được
coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước
mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: xóa đói, giảm
nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người
lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu
lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước
ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên
môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá
trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, đồng thới tăng cường mối quan hệ giữa
Việt Nam với cộng đồng quốc tế và nâng cao một bước công tác quản lý Nhà nước
của các cơ quan trung ương cũng như chính quyền địa phương.
Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2014, lần đầu
tiên Việt Nam đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
tăng 10 % so với kế hoạch đề ra.
Đáng chú ý là tại các thị trường trọng điểm truyền thống và có thu nhập cao,
số lượng lao động Việt Nam năm 2014 tăng đáng kể so với năm 2013 như thị
trường Đài Loan là 62.000 lao động, tăng 34%; Nhật Bản là 20.000 lao động, tăng
108%...

1



Bên cạnh đó, ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động
ngoài nước cho biết: "Để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm
2020, trong 5 năm từ 2015 đến 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực
tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn
thành hợp đồng về nước trước đây. Do đó, trong thời gian tới, các ngành nghề có
nhu cầu tuyển dụng cao của thị trường Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ khí chế
tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm...”
(Trích nguồn: />Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ CEO, em nhận
thấy hoạt động xuất khẩu lao động mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty và người lao
động nhưng cũng còn tồn tại nhiều bất cập cần có các giải pháp phù hợp đề hoạt động
này phát triển hơn nữa. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Phát triển
Dịch vụ CEO”.
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trước đây
Xuất khẩu lao động được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu
của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, việc XKLĐ vào một số thị trường chính như:
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đang gặp nhiều khó khăn do những quốc gia này
đã có những chính sách nhằm tìm kiếm những lao động có tay nghề cao hơn. Nhận
thức được đây là khó khăn lớn trong hoạt động XKLĐ , đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đề cập đến vấn đề này như:
1. “ Hoàn thiện quy trình XKLĐ sang thị trường Nhật Bản tại Công ty Cổ
phần nhân lực và thương mại VINACONEX MEX “ – Tác giả: Lại thị Ánh Nguyệt,
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế, Trường Đại học Thương Mại, 2009.
2. “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn
Quốc của công ty cổ phần cung ứng nguồn nhân lực Việt-Nhật ( VITECH )” – Tác
giả: Phạm thị Phương Chi, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc tế, Trường
Đại học Thương Mại, 2012.
3. “ Hoàn thiện quy trình xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần SIMCO Sông

Đà” – Tác giả: Dương Quỳnh Hương, luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại quốc
tế, Trường Đại học Thương Mại,2006.
Hầu như các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề XKLĐ nhưng ở
nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như: góc độ vĩ mô, góc độ kinh doanh, quản trị
2


doanh nghiệp. Đa phần đều nghiên cứu ở một thị trường nước ngoài rộng lớn mà
không tập trung thị trường cụ thể. Chính vì vậy em đã nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
thúc đẩy XKLĐ của công ty cổ phần phát triển dịch vụ CEO sang thị trường Nhật
Bản”. Do đó, công trình có nhiều tính mới so với các công trình kể trên.
1.3. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Mục tiêu lý thuyết: Căn cứ vào các lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu lao
động, khái niệm về xuất khẩu lao động, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động,
các hình thức xuất khẩu lao động,quy trình xuất khẩu lao động, làm nền tảng cho cơ
sở lý thuyết của đề tài. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Mục tiêu thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu lao
động của Công ty CPPTDV CEO vào thị trường Nhật Bản những năm trước đây để
tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty sang thị
trường này.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của khóa luận
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu XKLĐ với tính chất là một hoạt
động xuất khẩu hàng hóa sức lao động- một loại hàng hóa đặc biệt và chỉ nghiên
cứu hình thức XKLĐ trực tiếp: đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các cơ
sở sản xuất kinh doanh ở Nhật Bản theo các hợp đồng cung ứng lao động giữa công
ty và bên phía Nhật Bản, có sự quản lý của nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản
được thực hiện chính thức từ năm 2012. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động

XKLĐ của công ty chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt động XKLĐ trực
tiếp của công ty sang thị trường Nhật Bản từ năm 2012 đến năm 2015.

3


1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khóa luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác
nhau:
- Khảo sát, tìm hiểu chi tiết tại Công ty CPPTDV CEO để nắm được tình hình
cơ bản của công ty , đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như những thị trường mà
công ty xuất khẩu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp,
thứ cấp từ các nguồn thông tin: báo chí, mạng internet, các báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên của công ty… để đánh giá số liệu.
1.6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu lao động
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động.
Chương 3: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản
của Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ CEO.
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị
trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ CEO.

4


CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

2.1. Khái niệm về XKLĐ
Nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực do di
chuyển lao động quốc tế mang lại , nước xuất khẩu tiến hành quản lí , hỗ trợ và cho
phép các tổ chức đưa lao động hoặc cho phép cá nhân người lao động ra nước ngoài
làm việc , đây chính là hoạt động xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là hoạt
động mang tính kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích không chỉ cho quốc gia xuất khẩu
mà cả quốc gia nhập khẩu cũng như các bên tham gia như : tổ chức dịch vụ XKLĐ ,
người lao động và chủ sử dụng lao động …..
Vậy XKLĐ là sự di chuyển lao động quốc tế có thời hạn , có tổ chức, vì mục
đích kinh tế, được pháp luật cho phép , dưới sự quản lí và hỗ trợ của nhà nước.
Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
“XKLĐ là quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hợp
pháp được quản lí và hỗ trợ của nhà nước theo hợp đồng của các doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp , các doanh nghiệp trúng thầu , nhận thầu , các
tổ chức , cá nhân đầu tư ra nước ngoài , hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp
đồng cá nhân giữa người lao động và chu sử dụng lao động”.
XKLĐ là một loại hình dịch vụ đặc biệt, tính chất đặc biệt thể hiện ở chỗ đây
là hoạt động xuất khẩu “Sức lao động”. Sức lao động của con người là một hang
hóa đặc biệt , do con người là chủ sở hữu và được con người toàn quyền sử dụng và
định đoạt trong mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, cùng với
người lao động, các tổ chức xuất khẩu lao động vừa là đối tượng bị nhà nước quản
lí lại vừa là chủ thể của hoạt động XKLĐ , đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài và quản lí người lao động chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều lĩnh vực pháp
luật. Do đó, XKLĐ là hoạt động liên quan đến con người,đến các doanh nghiệp ,
chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan , khách quan phức tạp.
2.2. Đặc điểm của XKLĐ
- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế.
Đây là mục tiêu số một của các nước xuất khẩu lao động. XKLĐ không chỉ là giải
pháp quan trọng nhằm giải quyết lao động tăng thêm mà còn thu được nhiều ngoại tệ về
nước. XKLĐ thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh

nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh tế của người lao động đi làm việc tại nước

5


ngoài.
- Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính chất xã hội.
Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động luôn gắn với
một người lao động cụ thể. Do vậy, mọi chính sách XKLĐ phải gắn với chính sách
xã hội: chính sách bảo hiểm xã hội, giải quyết việc làm sau khi hết hạn hợp đồng,
đầm bảo các cam kết trong hợp đồng được thực hiện đúng.
- Hàng hóa được xuất khẩu ở đây là hàng hóa đặc biệt.
XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động không tách khỏi người lao động.
Sức lao động bao gồm: trí tuệ, sức lực tiểm ẩn trong mỗi người lao động.
- Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữ quản lý vĩ mô của Nhà nước và
sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngòai.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ
hoạt động XKLĐ đều do các tố chức XKLĐ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã kí.
Đồng thời các tổ chức XKLĐ phải chịu trách nhiệm hòan tòan về kinh tế trong họat
động XKLĐ của mình. Các hiệp định các thỏa thuận song phương mà chính phủ
cam kết mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò của nhà nước ở tầm vĩ mô.
- Xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ.
Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của nhà nước là khoản ngoại tệ mà
người lao động gửi về nộp các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức lao động là các
khoản thu được chủ yếu là các loại chi phí giải quyết việc làm ở nước ngoài, còn lợi
ích của người lao động là khoản thu nhập thường cao hơn nhiều so với lao động
trong nước.
- Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến động.
Vì hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các nước có nhu cầu nhập khẩu

lao động, do vậy cần phải có sự phát triển toàn diện các dự án đầu tư ở nước ngoài
đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách đầu tư và chương trình giáo dục
định hướng phù hợp và linh hoạt.

6


2.3. Các hình thức XKLĐ
Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam gồm có:
– Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài. Đây là
trường hợp các tổ chức kinh tế Việt Nam được phép XKLĐ tuyển dụng lao động
Việt Nam để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình
thức này tương đối phổ biến, được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và
những năm tới.
Đặc điểm của hình thức này là :Tổ chức kinh tế Việt Nam tổ chức tuyển chọn
lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc cho người sử dụng lao động ở nước
ngoài; Các yêu cầu về tiêu chuẩn về lao động do phía nước ngoài đặt ra. Quan hệ
lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nhận lao động. Quá trình làm việc
ở nước ngoài, người lao động Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng
lao động nước ngoài; các điều kiện và quyền lợi của người lao động do phía nước
ngoài bảo đảm. Chính vì vậy, việc thích ứng của người lao động Việt Nam với môi
trường lao động nước ngoài có những hạn chế.
– Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước
ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Đây là trường hợp doanh nghiệp tuyển lao động và
chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng kinh tế với
bên nước ngoài; các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở
nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các
hình thức đầu tư khác ở nước ngoài. Những năm vừa qua, hình thức này tuy chưa
phổ biến nhưng theo chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở
rộng và tăng cường kinh tế đối ngoại thì hình thức này sẽ ngày càng phát triển.

Đặc điểm của hình thức này là: Việc tuyển người lao động là để thực hiện hợp
đồng của doanh nghiệp Việt Nam; yêu cầu về tiêu chuẩn lao động, các điều kiện lao
động do doanh nghiệp Việt Nam đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động
có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp cung ứng lao
động tuyển lao động. Doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài, quản lý, sử dụng lao động ở nước ngoài đảm bảo các quyền lợi cho người lao
động làm việc ở nước ngoài. Do đặc điểm và hình thức sử dụng lao động này nên
quan hệ lao động tương đối ổn định. Việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan
hệ lao động của người lao động khi làm việc ở nước ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy
nhiên, do hợp đồng được thực hiện ở nước ngoài nên ít nhiều có sự ảnh hưởng của
7


pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài. Ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt
Nam, cả doanh nghiệp Việt Nam quản lý sử dụng lao động và người lao động Viêt
Nam còn phải tuân thủ các qui định của pháp luật nước ngoài.
– Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân người lao động với người sử dụng
lao động nước ngoài. Hình thức XKLĐ này ở nước ta chưa phổ biến vì muốn ký
được hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động phải có những hiểu biết cần
thiết về nhiều mặt như các thông tin về đối tác nước ngoài, về ngôn ngữ, khả năng
giao tiếp với người nước ngoài…vv. Trong khi đó, trình độ hiểu biết các vấn đề
kinh tế, văn hoá, xã hội và pháp luật của người lao động Việt Nam còn những hạn
chế nhất định.
2.4. Vai trò của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là lĩnh vực kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia, vai trò
đó lại thể hiện sâu sắc hơn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hoạt
động này mang lại lợi ích cho tất cả các bên: người lao động, doanh nghiệp và Nhà
nước của cả bên xuất khẩu và nhập khẩu lao động.
2.4.1. Đối với quốc gia xuất khẩu lao động
* Về kinh tế

- Góp phần giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay, rất nhiều nền kinh tế đang phải
đối mặt với nạn thất nghiệp, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu lao động mở ra con
đường giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm với mức thu nhập cao
hơn nhiều so với thu nhập trong nước.
- Xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia dưới dạng tiền
gửi về cho gia đình của các lao động, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế,
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.
- Xuất khẩu lao động mang lại thu nhập ngày càng cao, có vai trò ngày càng
quan trọng vào GDP của nước ta.
* Về xã hội
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cũng
như hiểu biết văn hóa cho người lao động. Giảm chi phí đào tạo nghề trong nước,
tạo điều kiện cho lao động làm việc chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế.
- Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ tạo công ăn việc làm ổn định
cho người lao động, từ đó làm giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra.
* Về quan hệ đối ngoại
8


Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là vô
cùng quan trọng. Từ đó, quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận
lao động sẽ trở nên gắn bó hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Trên cơ
sở hiểu nhau hơn, các quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, pháp luật
cũng được mở rộng… làm tiền đề cho sự phát triển hai bên cùng có lợi giữa các
quốc gia.
2.4.2. Đối với quốc gia nhập khẩu lao động
Quốc gia nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như:
- Cung cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt , góp phần khai thác
có hiệu quả tiềm năng của đất nước.

- Mở rộng quan hệ hợp tác và uy tín đối với nước có lao động, khai thác kinh
nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cách quản lý của nước khác, mở
rộng nhu cầu thị trường trong nước.
- Giải quyết nhu cầu lao động, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa
phương ít tham gia tại nước tiếp nhận lao động.
2.4.3. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu
thực hiện hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
- Tạo công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên trong công ty.
- Tạo nguồn thu cho doanh nghiệp.
- Duy trì và phát triển công ty.
- Tạo uy tín cho doanh nghiệp.
2.4.4. Đối với người lao động
Người lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động có điều kiện kiếm
thêm thu nhập, góp phần cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.
Người lao động có cơ hội tiếp thu, học hỏi những kỹ năng, kinh niệm làm
việc, nâng cao trình độ tay nghề , có thể tự tạo việc làm sau khi về nước.
2.5. Quy trình xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động được diễn ra một cách hợp pháp, gồm nhiều
khâu phức tạp, liên quan mật thiết với nhau. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động
này cần thiết phải thực hiện hiệu quả từng công đoạn của quy trình XKLĐ.
Nghiên cứu nội dung của xuất khẩu lao động chính là nghiên cứu về các bước
thực hiện trong quy trình xuất khẩu lao động. Khi thực hiện quy trình này, các
doanh nghiệp cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về xuất khẩu
lao động và thỏa mãn một số yêu cầu của đối tác XKLĐ. Dưới đây là sơ đồ quy
trình xuất khẩu lao động của nước ta.

9



Sơ đồ2.1 Quy trình xuất khẩu lao động của nước ta
Chính phủ
Việt Nam

Ký hiệp định hợp tác

Doanh nghiệp
Việt Nam

Tìm kiếm thị trường đối tác

xuất khẩu lao động

Chính phủ
nước ngoài
Doanh nghiệp
nước ngoài

Ký kết thỏa thuận hợp tác
Ký kết hợp đồng XKLĐ

Tuyển chọn lao động
Đào tạo giáo dục định hướng
Tổ chức khám tuyển

Tuyển chọn lao động

Tổ chức đưa ra sân bay quốc
tế


Tổ chức tiếp nhận
động

lao

Tổ chức quản lý lao động ở
nước ngoài
Tổ chức trao trả lao động
hết hạn hoặc buộc phải
về nước

Tổ chức tiếp nhận lao động
trở về

Tái xuất ( được ký tiếp hợp đồng tại nước khác )

10


2.5.1. Tìm kiếm, khai thác thị trường
Các quốc gia, các tổ chức tham gia XKLĐ tìm hiểu về các tị trường có nhu
cầu sử dụng lao động, đánh giá các điều kiện làm việc, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, tìm
hiểu phong tục tập quán, luật pháp về xuất khẩu lao động của các nước tiếp nhận lao
động xuất khẩu
Các quốc gia, các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động cũng phải xác định
đúng đắn khả năng cung ứng lao động của mình. Khả năng cung ứng lao động nếu
được đánh giá tốt sẽ tạo tiền đền cho các bước tiếp theo của quá trình xuất khẩu lao
động được hiệu quả.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc lựa chọn hình
thức xuất khẩu lao động phù hợp. Khi lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động có thể

căn cứ vào nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động.
2.5.2. Lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng lao động
* Lựa chọn đối tác
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của nước nhập khẩu, khả năng cung ứng
của doanh nghiệp và những đánh giá về quốc gia xuất khẩu lao động để lựa chọn
đối tác cho phù hợp.
Doanh nghiệp làm công tác XKLĐ đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa lực
lượng lao động trong nước và thị trường nhập khẩu sức lao động bên ngoai. Do đó,
lựa chọn đối tác phù hợp chính là khâu quan trọng nhất của cả quá trình.
* Ký kết hợp đồng
Sau khi lựa chọn được đối tác và trên cơ sở đàm phán của hai bên, hợp đồng
XKLĐ được ký kết.
- Hợp đồng XKLĐ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với
người lao động, với doanh nghiệp với người sử dụng lao động nước ngoài, giữa
người sửa dụng lao động nước ngoài với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các
bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Khi hoạt động XKLĐ
được ký kết sẽ làm phát sinh quan hệ lao động giữa người lao với doanh nghiệp
XKLĐ, giữa doanh nghiệp Việt nam và bên nước ngoài hoặc giữa người lao động
với doanh nghiệp nhân thầu, nhận khoán công trình hoặc doanh nghiệp đầu tư ở
nước ngoài có sử dụng lao động Việt nam, hoặc giữa người lao động và sử dụng lao
động ở nước ngoài.
- Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với phát luật Việt nam, phát luật
nước ngoài tiếp nhận người lao và có những nội dung chính sau:
+ Thời hạn của người lao động.

11


+ Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giới tính, sức khỏe,
nghành nghề, công việc phải làm.

+ Địa điểm làm việc.
+ Điều kiện, môi trường làm việc.
+ Số giờ làm việc, giờ ngh ngơi.
+ An toàn và bảo hộ lao động.
+ Tiền lương, tiền công, các chế độ khác, thưởng, tiền làm thêm giờ.
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt.
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh.
+ Chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường các
thiệt hại.
+ Trách nhiệm trảchi phi, giao thông từ Việt nam sang nước ngòai và ngược
lại.
+ Tiền môi giới nếu có.
+ Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc
ở nước ngoài.
+ Giải quyết tranh chấp, trách nhiệm giúp người lao động gửi tiền về nước.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có các nội dung
cụ thể, phù hợp với nội của hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền mô
giới, tiền dịch vụ, tiền kí quỹ của người lao động phải như trong hợp đồng lao động.
2.5.3. Tuyển chọn lao động
Việc tuyển chọn lao động ch được thực hiện sau khi doanh nghiệp đăng thông
báo tuyển dụng. tuyển chọn lao động trải qua hai giai đoạn chính: sơ tuyển và
phỏng vấn tuyển chính thức.
* Sơ tuyển
Người lao động trước tiên phải đạt các tiêu chuẩn theo như yêu cầu trong
thông báo tuyển dụng lao động của công ty. Trong mỗi ngành nghề khác nhau, đối
tác nước ngoài sẽ có những yêu cầu về người lao động cũng khác nhau. Tuy vậy,
vẫn có những chuẩn mực nhất định cho người lao động trong vòng sơ tuyển như:
+ Học vấn: Chuẩn mực này xác định khả năng tiếp thu của người lao động,
Thông thường, người có trình độ học hết bậc phổ thông trung học sẽ có khả năng

tiếp thu tốt hơn người học hết bậc trung học cơ sở.
+ Sức khỏe: Là các tiêu chuẩn cụ thể về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng,
ngoại hình và các yêu cầu riêng theo từng ngành nghề: ví dụ: người làm nghề điện
thì mắt không mù màu.
+ Nghề nghiệp: Chuẩn mực này bao gồm: trình độ tay nghề và thâm niên nghề
nghiệp.

12


+ Phẩm chất đạo đức: Đây là một chuẩn mực nhằm xác định rõ nhân thân của
từng người lao động. Người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, khi gặp những khó
khăn trong công việc họ đều vững vàng tìm cách vượt qua, họ có ý thức kỷ luật tốt,
có trách nhiệm cộng đồng cao.
* Phỏng vấn tuyển chính thức.
Là doanh nghiệp XKLĐ phỏng vẫn trực tiếp đã qua sơ tuyển, xem xét, đánh
trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của đồi tác nước ngoài.
2.5.4. Đào tạo, giáo dục hướng nghiệp cho người lao động
Sau khi tuyển chọn lao động xong, doanh nghiệp tiến hành đào tạo và giáo dục
hướng nghiệp cho người lao động nhằm nâng cao cả về kiến thưc lẫn tay nghề cho
người lao động.
Hoạt động đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động rất được quan tâm. Nếu
đào tạo tốt, người lao động sẽ có cơ hội đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của nước
nhập khẩu lao động, cũng là tiền đề khẳng định chất lượng lao động Việt Nam trên
thị trường lao động quốc tế.
2.5.5. Xin Visa nhập cảnh và quá cảnh
Khi có kế hoạch xuất cảnh, người lao động được thông báo đến địa điểm tập
trung để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị xuất cảnh. Khi làm thủ tục xuất cảnh tại
cửa khẩu người lao động phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng và có visa
hợp lệ (visa E9).

* Người lao động không được phép xuất cảnh trong những trường hợp sau:
- Sử dụng hộ chiếu không có giá trị sử dụng để xuất cảnh (hộ chiếu đã báo mất
hoặc hết hạn sử dụng).
- Bị cấm xuất cảnh (do đang thụ lý án hoặc bị quản thúc tại địa phương,...) Các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần cần tìm hiểu, cập nhật các thông tin về thủ tục
xin Visa nhập cảnh và quá cảnh vào Nhật Bản để tiết kiệm thời gian và chi phí cho
người lao động và doanh nghiệp.
2.5.6. Tổ chức cho người lao động ra sân bay quốc tế
Sau khi đã hoàn thiện hết các thủ tục cho người lao động, và đã mua vé máy
bay, doanh nghiệp tiến hành tổ chức cho người lao đông ra sân bay quốc tế để sang
nước ngoài làm việc. Thời gian từ khi làm hồ sơ tới khi đi là thời gian rất quan
trọng đối với người lao động, thời gian này có thể ảnh hưởng tới uy tín của doanh
nghiệp xuất khẩu nếu thời gian quá lâu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần chú
trọng các khâu làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ cho người lao động trong thời gian ngắn
nhất, đảm bảo uy tín cho người đi xuất khẩu lao động.
2.5.7. Quản lý lao động ở nước ngoài
13


Doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm lập danh sách lao động gửi cơ quan đại
diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản lý lao động ở nước ngoài chậm nhất là 5
ngày kể từ ngày đưa lao động đi.
Doanh nghiệp phải quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động
trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về lao động
vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản
lý doanh nghiệp đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản
lý lao động ở nước ngoài.
2.5.8. Thanh lý hợp đồng với người lao động
Doanh nghiệp phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao động
theo những điều đã ký trong hợp đồng. Theo quy định hiện hành, việc thanh lý hợp

đồng xuất khẩu được thực hiện như sau:
Đối với người lao động hoàn thành hợp đồng, trường hợp người lao động
(hoặc người được ủy quyền hợp pháp) đến thanh lý hợp đồng: nếu người lao động
không gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải hoàn trả lại
toàn bộ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.
Nếu người lao động gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì tiền đặt cọc
và lãi tiền gửi của người lao động được sử dụng để bù đắp các thiệt hại và chi phí
hợp lý cho doanh nghiệp. Số tiền đặt cọc còn thừa (nếu có), doanh nghiệp phải hoàn
trả cho người lao động.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá
sản...) hoặc không phải do lỗi của người lao động mà người lao động phải về nước
trước thời hạn thì doanh nghiệp và người lao động lập biên bản thanh lý hợp đồng
theo các điều kiện tài chính mà doanh nghiệp và người lao động đã ký ban đầu,
hoàn trả toàn bộ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.
2.5.9. Chuyển lao động về nơi cư trú
Sau khi giải quyết xong các thủ tục trên, doanh nghiệp có trách nhiệm đưa
người lao động về nơi cư trú. Lúc này trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao
động đã hoàn thành.
2.6. Các biện pháp thúc đẩy XKLĐ của doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu lao động đang ngày càng được các doanh nghiệp khai
thác nhằm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó
khăn của nền kinh tế cùng với sự gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, doanh
nghiệp cần có được những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động. Dưới đây
là một vài giải pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng.
14


* Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động.
- Liên kết chặt chẽ với các xã, phường, thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn
tực tiếp đề người lao động hiểu rõ hơn về các chính sách xuất khẩu lao động của

công ty.
-Có quy trình tuyển chọn lao động hợp lý, trực tiếp sơ tuyển, phỏng vấn và
tuyển chọn người lao động; tuyệt đối không thông qua cò mồi, môi giới lao động.
Đảm bảo tuyển chọn được đội ngũ lao động có sức khỏe tốt, kỹ năng chuyên môn
vững và phẩm chất đạo đức tốt.
- Sau quá trình tuyển chọn lao động, doanh nghiệp cần phân loại lao động theo
trình độ để có kế hoạch đào tạo lao động đúng đắn, phù hợp với khả năng tiếp thu
của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo.
- Liên kết chặt chẽ với các trung tâm dạy nghề cũng như các trung tâm đào tạo
ngoại ngữ để đảm bảo người lao động được cung cấp những kiến thức cần thiết;
thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn hạn đào tạo cho người lao động về văn
hóa, lối sống, luật pháp… của quốc gia nhập khẩu lao động.
- Một số doanh nghiệp đã xây dựng các trung tâm đào tạo cho riêng mình
nhằm chủ động hơn trong công tác đào tạo lao động.
* Nhóm giải pháp liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ đưa người lao
động đi làm việc tại nước ngoài.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng cường hiệu quả
việc thực hiện các thủ tục đưa người lao động đi nước ngoài: xin giấy phép, làm hộ
chiếu, tổ chức đưa người ra sân bay … Tránh tình trạng các nghiệp vụ chậm trễ
trong việc thực hiện.
* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động đãi ngộ và quản lý lao động.
- Về đãi ngộ cho người lao động:
+ Cung cấp điều kiện sống cần thiết đảm bảo cho người lao động sinh hoạt
bình thường: nơi ăn ở, mạng internet, điện thoại…
+ Thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ nhằm nâng cao đời sống
tinh thần cho người lao động bằng việc thuê các nghệ sĩ trong nước ra nước ngoài
biểu diễn.
+ Yêu cầu đối tác chi trả lương, thưởng đúng hạn; yêu cầu đối tác cung cấp
điều kiện lao động an toàn cho người lao động.
- Về công tác quản lý lao động:

+ Thành lập ban quản lý lao động tại nước sở tại để giám sát các hoạt động
của người lao động; thường xuyên kiện toàn ban quản lý để họ hoạt động hiệu quả
hơn.

15


+ Tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động phản hồi thông tin để kịp thời
tham mưu, giải quyết các rắc rối và bảo vệ người lao động.
* Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động mở rộng thị trường.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường mới của công ty để kịp thời năm bắt cơ
hội kinh doanh.
- Tại thị trường cũ, công ty tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để kịp
thời nắm bắt các chỉ tiêu tuyển lao động thuộc trong các ngành nghề công ty chưa
cung cấp hoặc các ngành nghề mà bản thân quốc gia nhập khẩu lao động vừa mở
cửa đón lao động từ các quốc gia khác tham gia vào thị trường.
2.7. Phân định nội dung nghiên cứu
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân: giải quyết vấn đề việc làm tạo thu nhập cho người lao
động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do được tiếp cận với các công
nghệ và phong cách quản lý tiên tiến. góc độ vi mô, xuất khẩu lao động hiệu quả
mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại công ty CPPTDV CEO , em nhận thấy
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cần có nhiều giải pháp tích cực hơn để
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Trong phạm vi bài nghiên cứu của
mình, em sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu các vấn đề sau:
- Đặc điểm thị trường xuất khẩu lao động : đặc điểm dân cư, đặc điểm nền
kinh tế, đặc điểm thị trường lao động
- Nghiên cứu thực trạng XKLĐ của công ty tại thị trường: số lượng lao động
được xuất khẩu sang thị trường, doanh thu tại thị trường, cơ cấu lao động công ty xuất

khẩu sang thị trường phân theo: giới tính, trình độ chuyên môn…; nghiên cứu những
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động công ty đã thực hiện tốt và chưa tốt tại thị
trường.
- Từ những nghiên cứu về thực trạng thị trường xuất khẩu, đưa ra những giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của công ty sang thị trường xuất
khẩu bao gồm: phát huy các giải pháp công ty đã làm tốt và đề xuất các giải pháp
công ty chưa thực hiện.
Bài khóa luận của em nghiên cứu về thị trường Nhật Bản – là một thị trường
truyền thống và trọng tâm của công ty. Sở dĩ chọn nghiên cứu thị trường này là do
Nhật Bản là một thị trường có khả năng thu được lợi nhuận cao nếu khai thác tốt và
là thị trường thu hút được sự quan tâm đông đảo của người lao động. Do đó, nếu
làm tốt công tác nghiên cứu thị trường này và đưa ra được nhiều giải pháp tốt nhằm

16


thúc đẩy xuất khẩu lao động thực sự là một việc làm có ý nghĩa đối với sự phát triển
của công ty.

17


CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT
BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CEO
3.1. Khái quát về quá tình hình thành và phát triển của công ty
3.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
Công ty Cổ phần Phát triển dịch vụ C.E.O là một thành viên thuộc tập đoàn
CEO Group, hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân. Công ty cổ phần phát
triển dịch vụ C.E.O hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102687381

do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Một số thông tin cơ bản về công ty
như sau:
 Tên công ty : Công ty cổ phần phát triển và dịch vụ CEO
 Tên viết tắt : CEOS
 Tên tiếng anh: C.E.O SERVICE DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
 Trụ sở : Tầng 12, Tháp CEO, HH2-1, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì,
quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
 Điện thoại : 04.37856926
 Fax : 04.37856925
 Mail :
 Website: www.ceohr.com.vn
 Ngành nghề kinh doanh chính : Dịch vụ đô thị và cung ứng, xuất khẩu lao động
 Logo và slogan :

Logo CEO Dịch vụ là sự kết hợp của 4 màu sắc: Xanh lá cây, cam, xanh nước
biển và trắng. Đó là sự phối hợp hài hòa giữa các màu nóng và màu lạnh, trong đó:
Màu xánh lá cây tượng trưng cho mùa xuân, sức khỏe và sức sống mãnh liệt. Màu
cam thể hiện sự cách mạng, đổi mới, khát vọng vươn lên của doanh nghiệp. Màu
xanh nước biển là màu hòa bình và hi vọng. Màu trắng thể hiện cho sự hiện đại,
hoàn hảo và là niềm tin của CEO Dịch vụ trên con đường phát triển.
Với khẩu hiệu “Vì cuộc sống chất lượng hơn” CEO luôn nỗ lực và cam kết
mang đến cuộc sống vật chất và giá trị tinh thần không chỉ cho công ty mà còn cho
khách hàng, đối tác, cổ đông, và cả cộng đồng. Slogan được đặt ở phía trên bên
phải của logo cùng với 3 điểm nhấn cách điệu hình mũi tên với 3 màu sắc trùng
với 3 gam màu gồm xanh lá cây, cam và xanh nước biển của Logo thể hiện sự

18


thống nhất trong hiện diện của CEO trên thị trường và sự vươn lên không ngừng

nghỉ của công ty.
CEO dịch vụ tiền thân là Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực được
thành lập vào ngày 18 tháng 03 năm 2008. Hiện CEO dịch vụ hoạt động trên 6 lĩnh
vực kinh doanh là : xuất khẩu lao động, Tư vấn du học, đào tạo ngoại ngữ, Tư vấn
đầu tư, dịch vụ du lịch và cho thuê văn phòng.
3.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
CEO hoạt động trên 2 trụ cột kinh doanh chính là phát triển bất động sản và
giáo dục đào tạo. Trong đó, lĩnh vực phát triển bất động sản mang lại giá trị vật chất
cho cuộc sống, lĩnh vực giáo dục và đào tạo mang lại giá trị tinh thần cho con
người.Công ty CEO Dịch vụ hoạt động chủ yếu những lĩnh vực như sau :
 Cung ứng và quản lí nguồn lao động
 Đào tạo ngoại ngữ
 Tư vấn du học
 Tư vấn đầu tư
 Dịch vụ du lịch
 Cho thuê văn phòng
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty CPPTDV CEO bao gồm các phòng ban, có vai trò
và nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty:

19


×