Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

phát triển hoạt động xúc tiến thƣơng mại dịch vụ xây dựng của công ty CP xây dựng tân nam trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 53 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường đại học Thương Mại, em đã có được
rất nhiều kiến thức về kinh tế nói chung cũng như các kiến thức chuyên sâu về thương
hiệu nói riêng. Những kiến thức này em có được phần lớn nhờ vào sự giảng dạy nhiệt
tình của các giảng viên trường đại học thương mại. Đặc biệt với sự tận tâm của những
giảng viên khoa Marketing – Quản trị thương hiệu đã giúp em nắm vững được những
kiến thức chuyên môn về ngành quản trị thương hiệu mà em đang theo học. Tất cả
những kiến thức này sẽ là nền tảng giúp em tự tin hơn để tham gia vào các công việc,
cũng như trong cuộc sống thường ngày. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô
trường đại học thương mại, đặc biệt là các thầy cô trong khoa.
Trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp, em đã được thực tập và tiếp xúc với
công việc thực tế tại Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn. Tại đây, được sự
chấp thuận và giúp đỡ của ông Nguyễn Văn Khiêm - Giám đốc công ty, bà Nguyễn
Thị Nga – Trưởng phòng marketing, cùng các anh chị nhân viên khác, em đã được vận
dụng những lý luận và kiến thức đã học tại nhà trường vào công việc thực tế, từ đó bô
sung thêm vốn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty và
các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệu
giúp em hoàn thành bài khóa luận được giao.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - giảng viên Bộ môn
Quản trị thương hiệu, Kho Marketing, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

1


SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

TÓM LƯỢC
Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn được thành lập vào năm 2002.
Cho đến nay, với trên 10 năm kinh nghiệm Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực phát triển
các sản phẩm của mình cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ để trở thành
doanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực
khai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Văn phòng điện tử và các giải
pháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý
Sau thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng, công ty cũng đã có những
độn thái tích cực trong việc quản trị thương hiệu cũng như xây dựng được cho mình
một hệ thống nhận diện riêng. Tuy nhiên bộ hệ thống nhận diện thương hiệu của công
ty vẫn chưa hoàn thiện, điều này tạo nhiều khó khăn trong công tác truyền thông
thương hiệu. Xuất phát từ thực tiến này, em nhận thấy việc hoàn thiện hệ thống nhận
diện thương hiệu cho công ty là rất cần thiết và cấp bách, bộ hệ thống nhận diện
thương hiệu sẽ giúp cho công ty gia tăng được sức mạnh thương hiệu, tìm được một vị
trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
Vì sự quan trọng của công tác hoàn thiên hệ thống nhận diện thương hiệu Thái
Sơn tại công ty, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiệnhệ thống nhận diện
thương hiệu cho Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn” làm đề tài khoá
luận cho mình. Nội dung bài luận gồm có 4 phần:
Phần mở đầu: Tập trung vào việc nêu ra tính cấp thiết của việc hoàn hệ thống
nhận diện thương hiệu Thái Sơn, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu; đề ra
phương pháp nghiên cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và hệ thống nhận diện

thương hiệu
Chương này đưa ra các quan điểm tiếp cận thương hiệu, các thành tố, vai trò của
thương hiệu cùng với những lý luận cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu, quy
trình thiết kế, triển khai và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của
công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
Chương 2 tập trung giới thiệu về công ty TNHH phát triển côn nghệ Thái Sơn,
kết quả hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây. Đưa ra thực trạng của công tác

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

2

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Thái Sơn kèm kết quả phân tích xử lý dữ
liệu của phiếu điều tra cũng như dữ liệu thứ cấp, từ đó rút ra những kết quả đạt được,
tồn tại và nguyên nhân.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
cho Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn
Chương cuối này sẽ đưa ra các giải pháp nhằm xử lý các vấn đề còn tồn tại của
bộ nhận diện thương hiệu Thái Sơn

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh


3

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
TÓM LƯỢC................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................1
2. Tổng quan công trình nghiên cứu......................................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................3
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................3
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu.............................................................4
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.......................................................................................4
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU............................................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu..............................................................5
1.1.1. Khái niệm thương hiệu................................................................................5
1.1.2. Các thành tố thương hiệu............................................................................5
1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp............................................6
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu....................................8
1.2.1. Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu...........................................8

1.2.2

Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu.............................................8

1.2.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu................................................9
1.2.4

Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu..............................................10

1.2.5

Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu..........................................12

1.3Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu...............................................................14
1.3.1 Các lý do phải hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.....................14
1.3.2 Các kỹ thuật điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu.....15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN
DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÁI SƠN.................................................................................................................. 16
2.1. Tổng quan về công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn............................16
2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển............................................................16

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

4

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1



Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ..................................................................................17
2.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh............................................17
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty.........................................................................18
2.1.5 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2013 – 2015..............................19
2.2 Thực trạng HTND thương hiệu của Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái
Sơn.......................................................................................................................................................20
2.2.1 Hệ thống nhận diện của công ty.................................................................20
2.2.2 Thực trạng triển khai hệ thống nhận diện của công ty qua các điểm tiếp
xúc thương hiệu...................................................................................................24
2.3 Một số nhận đánh giá và nhận xét về HTND thương hiệu của công ty
TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn.................................................................................26
2.3.1 Đánh giá mức độ nhận biết của HTND thương hiệu công ty Thái Sơn....26
2.3.2 Những hạn chế trong xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương
hiệu của công ty Thái Sơn...................................................................................32
2.3.3 Nguyên nhân..............................................................................................33
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HTND THƯƠNG HIỆU CHO
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN................................35
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và quan điểm về vấn đề hoàn thiện hệ
thống nhận diện thương hiệu của công ty trong thời gian tới....................................35
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty.............................................................35
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.......35
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện HTND thương hiệu cho công ty TNHH phát
triển công nghệ Thái Sơn...........................................................................................................36
3.3 Một số kiến nghị về hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho công ty
Thái Sơn............................................................................................................................................38

3.3.1 Đối với công ty Thái Sơn.............................................................................38
3.3.2 Đối với chính quyền....................................................................................38
KẾT LUẬN................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................41
PHỤ LỤC................................................................................................................... 42

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

5

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thái Sơn
Bảng 2.1 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Hình 2.1 Logo công ty Thái Sơn
Hình 2.2 Hình ảnh nhân viên trong đồng phục công tyHình 2.2 Hình ảnh nhân viên
trong đồng phục công ty
Hình 2.4 Hình ảnh logo công ty trên máy tính của nhân viên
Hình 2.5 Hình ảnh thương hiệu Thái Sơn có mặt trên Card visid
Hình 2.6 Hình ảnh thương hiệu Thái Sơn trên ap phích quảng cáo và catalog
Hình 2.7 Hình ảnh Website của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.1: Mức độ biết đến thương hiệu Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.2 : Đối tượng khảo sát
Biểu đồ 2.3.3: Mức độ nhận biết thương hiệu Thái Sơn so với đối thủ cạnh tranh

Biểu đồ 2.3.4: Nhận biết về màu sắc logo của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.5: Nhận biết về ý nghĩa logo của Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.6: Nhận biết về đồng phục thương hiệu Thái Sơn
Biểu đồ 2.3.7 : Cảm nhận về tác phong của đội ngũ nhân viên
Biểu đồ 2.3.8: Nhận biết về Thái Sơn qua các điểm tiếp xúc
Biểu đồ 2.3.9 : Mức độ hài lòng về hệ thống nhận diện thương hiệu Thái Sơn

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày nay, thương hiệu là vấn đề sống còn của mỗi
doanh nghiệp, thương hiệu chính là sức mạnh cạnh tranh, là giá trị cốt lõi đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là một chiến
lược kinh doanh liên tục, đòi hỏi thời gian, tiền bạc và sự nỗ lực không hề nhỏ. Nói
cách khác, để có thể thiết lập được giá trị cho thương hiệu là việc vô cùng khó khăn
bởi nó bao hàm những liên kết về xúc cảm không thể trực tiếp chuyển vào doanh thu.
Không thể nhìn thấy ngay và không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể nhìn trước và
hiểu được lợi ích lâu dài mà nó mang lại.
Ở Việt Nam, thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận
thức đúng về thương hiệu cũng như vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc
xây dựng, gìn giữ hình ảnh, uy tín và phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong lòng

công chúng.
Đối với Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn, mặc dù đã có hơn 10 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các phần mềm tin học, đặc biệt có thế mạnh và là
doanh nghiệp có uy tín hang đầu trong lĩnh vực khai hải quan nhưng vấn đề thương
hiệu vẫn còn là vấn đề cấp thiết đáng quan tâm của công ty. Thương hiệu đối với công
ty Thái Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức, công ty chưa có nhiều chiến lược tập
chung cho việc phát triển, bảo vệ thương hiệu và đáng quan tâm hơn cả là hệ thống
nhận diện của công ty chưa được hoàn thiện và triển khai kém hiệu quả khiến thương
hiệu Thái Sơn còn khá mờ nhạt, chưa được ghi nhớ sâu trong tâm trí khách hàng.
Xuất phát từ tình hình trên, em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống
nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn”

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

2. Tổng quan công trình nghiên cứu
Qua tìm hiểu em nhận thấy rằng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
thương hiệu, hệ thống nhận diện thương hiệu và hoàn thiện hệ thống nhận diện. Về cơ
sở lý luận tiêu biểu có các tác phẩm như :Thương hiệu với nhà quản lý – PGS.TS
Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, NXB Chính trị quốc gia ; Quản trị
thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn – Trương Đình Chiến, NXB Thống kê;
Strategic Brand Management – Kevin Lane Keller… Những vấn đề lý luận về thương
hiệu nói chung đã được đề cập rất cụ thể và chi tiết trong các tác phẩm trên.
Bên cạnh đó còn có không ít các công trình nghiên cứu khác chuyên sâu về vấn

đề hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu như các khóa luận tốt nghiệp, nghiên
cứu khoa học của sinh viên các trường khối kinh tế. Nhìn chung, các bài khóa luận
hay nghiên cứu khoa học này đều đã đưa ra được những đánh giá tông quan về hệ
thống nhận diện thương hiệu tại một số các cơ sở, tô chức, doanh nghiệp được lựa
chọn nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện những hạn chế trong thực
trang vấn đề nghiên cứu.
Tuy nhiên, từ các tác phẩm tiêu biểu cho đến các khóa luận, chuyên đề, nghiên
cứu khoa học … dường như chưa có công trình nào tìm hiểu về hệ thống nhận diện
thương hiệu tại Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn. Có một vài nghiên cứu
khác mới chỉ dừng lại ở những hoạt động khác như kế toán, nhân lực hay marketing
nói chung mà chưa hề có đề tài chuyên sâu về thương hiệu và hệ thống nhận diện
thương hiệu tại công ty này.
Do đó, từ tông quan các công trình nghiên cứu trên và từ thực tiễn quan sát thấy
những hạn chế trong hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty Thái Sơn mà em đã
lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH phát
triển công nghệ Thái Sơn”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

 Mục đích nghiên cứu

Mục đích hướng tới của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống nhận diện thương hiệu cho công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn

 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Hệ thống hóa các cơ sơ sở lý luận cơ bản liên quan đến thương hiệu, hệ thống
nhận diện thương hiệu và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm vận dụng
trong bài khóa luận
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng về hệ thống nhận diện thương hiệu tại công
ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
- Trên cơ sở nghiên cứu chỉ ra những hạn chế còn tồn tại liên quan đến hệ thống
nhận diện thương hiệu của công ty. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết
những hạn chế và hoàn thiện hệ thống nhận diện cho công ty
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến thương hiệu, hệ thống
nhận diện thương hiệu của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tập trung tìm hiểu về hệ thống nhận diện thương hiệu của
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn tại thị trường miền Bắc
- Về thời gian: Sử dụng các số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính từ 20132015 của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơ . Đề xuất giải pháp hoàn thiện

hệ thống nhận diện cho công ty trong 5 năm tới, tức đến năm 2020
- Nội dung:
Thực trạng thiết kế và triển khai HTND thương hiệu của công ty
Đánh gia mức độ nhận biết về mỗi thành phần của hệ thống nhận diện thương
hiệu như cảm nhận về tên thương hiệu, logo, slogan, đồng phục nhân viên, van hóa
doanh nghiệp của thương hiệu Thái Sơn
Đo lường vị trí của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác
Giải pháp hoàn thiện HTND thương hiệu
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Thu thập dữ liệu sơ cấp:

-

Quan sát tông hợp, đây là phương pháp dựa trên những quan sát tông hợp của

người điều tra. Những quan sát này có được trong quá trình tham gia vào các công
việc thực tế của công ty. Từ đó nhận biết rõ hơn về thực trạng làm việc, thái độ, tiến
trình thực hiện đối với vấn đề xây dựng và triển khai khai hệ thống nhận diện thương
hiệu tại công ty thực tập.

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing


- Khảo sát bằng bảng hỏi : Để kết quả nghiên cứu mang tính chính xác cao hơn,
trong khóa luận đã sử dụng các kết quả thu được nhờ phương pháp khảo sát bằng mẫu
bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.
+ Kích thước mẫu: Do giới hạn về thời gian và các yếu tố về tài chính nên trong
bài khóa luận chỉ thực hiện khảo sát trên kích thước mẫu là 100 người
+ Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc trong
các doanh nghiệp, tô chức sử dụng sản phẩm của công ty phát triển công nghệ Thái
Sơn trên địa bàn Hà Nội
 Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là những dữ liệu đã được xử lí thông qua tính toán
và được công bố. Số liệu sử dụng trong khóa luận là những số liệu được lấy từ các báo
cáo tài chính, báo cáo về hoạt động của công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
từ năm 2013 đến 2015. Bên cạnh đó còn có các số liệu thu thập từ báo chí và internet
5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu mà khóa luận áp dụng là phương pháp
tông hợp và sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần suất, phân tích phần trăm số liệu
thu được
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu và hệ thống nhận diện
thương hiệu
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của
Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing


Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho Công
ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu.
1.1.1. Khái niệm thương hiệu.
Đã có rất nhiều định nghĩa về thương hiệu đã được đưa ra như:
Theo Philip Kotler, một chuyên gia Marketing nôi tiếng thế giới đã định nghĩa: “
Thương hiệu (Brand) có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ
hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để
phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.”
Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành:
sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (brand loyalty), việc khách hàng
nhận ra thương hiệu một cách mau chóng (brandawareness), chất lượng sản phẩm hay
dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng (percived quality), những liên tưởng
của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu (brand association).
Tuy nhiên, để thuận tiện và dễ dàng nghiên cứu, sử dụng lý thuyết gắn liền với
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, cũng như không gặp phải những bất cập
do tiếp cận nhiều khái niệm thương hiệu khác nhau nên khóa luận xin được lấy khái

niệm thương hiệu trong cuốn Thương hiệu với nhà quản lý của PGS.TS Nguyễn Quốc
Thịnh và TN. Nguyễn Thành Trung : “ Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân
biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác ; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về
doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”
Các dấu hiệu ở đây có thể là các chữ cái, con số, hình tượng, màu sắc, âm thanh,
sự cá biệt của bao bì …hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên để giúp khách hàng phân
biệt các sản phẩm hàng hóa với nhau.
Còn hình tượng là những yếu tố giúp cho thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách
hàng như chất lượng sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp, những cảm nhận về lợi ích đích
thực và sản phẩm mang lại…
1.1.2. Các thành tố thương hiệu.
-

Tên thương hiệu

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

Tên thương hiệu là phần quan trọng nhất trong thương hiệu, do được thể hiện
bằng ngôn ngữ nên được sử dụng rộng rãi và thường xuyên.
Tên thương hiệu được xác định nhằm tạo sự ghi nhớ và khẳng định tính riêng
biệt, thể hiện toàn bộ tinh thần và bản chất cốt lõi của thương hiệu. Khi nhắc đến tên
thương hiệu người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm mà công ty đó đang kinh doanh. Tên

ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.
-

Biểu trưng( Logo) và
Biểu trưng (logo) của thương hiệu là những dấu hiệu cũng rất quan trọng. Logo

là yếu tố làm cho thương hiệu nôi bật hơn, có tác dụng bô sung , minh họa và tạo ra
những dấu ấn riêng cho thương hiệu.
-

Khẩu hiệu (Slogan): là một trong những thành tố quan trọng cấu thành của

thương hiệu. Slogan là khẩu ngữ nhằm tạo ra sự nhận thức về thương hiệu, ghi nhớ rõ
ràng về thương hiệu.Nó có thể truyền đạt được khá nhiều thông tin bô sung và tạo điều
kiện để người tiêu dùng tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với các thông tin vốn khá là
trừu tượng từ logo hay tên thương hiệu.
-

Các thành tố thương hiệu khác
Nhạc hiệu: Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại,

đuợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm.
Màu sắc: Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích liên tưởng của
khách hàng đến thương hiệu. Hơn thế nữa, màu chính thương hiệu sẽ xuất hiện liên tục
trong quảng cáo, logo, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự cá biệt của bao bì: Bao bì đuợc thiết kế cần đạt những tiêu chuẩn như tạo
nhận biết cho nhãn hiệu qua hình thức, màu sắc, thiết kế, kiểu dáng. Bao bì phải cung
cấp những thông tin cần thiết và thuyết phục về lợi ích của sản phẩm cũng như cách
thức sử dụng và tạo sự tiện lợi cho việc di chuyển và bảo vệ sản phẩm không bị hư hại.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác hỗ trợ cấu thành nên thương hiệu như: lòng

trung thành khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, bản quyền, bảo hộ…
1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp.
- Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng.
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của mình thông qua giá trị cảm nhận của
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

chính họ, những thuộc tính của sản phẩm như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc,
sự cứng cáp.... hoặc các dịch vụ sau bán, chất lượng sẽ là tiền đề để cho người tiêu
dùng lựa chọn thương hiệu của mình. Ví dụ như khi nhắc đến bia heineken trong tâm
trí người tiêu dùng sẽ nhớ ngay đó là dòng bia dành cho phái mạnh, gắn liền vơ những
môn thể thao sang trọng như tennis hay golf, mang một sự kiêu hãnh, đẳng cấp của
những người sành điệu.
-

Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu nào đó tức là

họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó và khi đó người tiêu dùng tin
vào chất lượng tiềm tàng và ôn định mà hàng hóa mang lại hay dịch vụ nôi trội, sự
định vị rõ ràng của doanh nghiệp dễ dàng tạo ra cho người tiêu dùng một giá trị cá
nhân riêng biệt.
-


Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp đã thu hút được sự chú

ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho chủng loại hàng hóa. Khi đó, đối
với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với
từng tập khách hàng nhất định. Nhưng thật ra thương hiệu không trực tiếp phân chia
thị trường mà trong quá trình phân chia thị trường đòi hỏi cần có những thương hiệu
riêng biệt cho từng phân đoạn thị trường để định hình một giá trị cá nhân cho người
tiêu dùng.
-

Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu khi được chấp nhận nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp khả năng

tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng
loại hàng hóa mới. Người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm mới như axe nhưng
người ta lại tin tưởng những dòng sản phẩm của unilever.
Một trong những lợi ích khác của thương hiệu nôi tiếng là giúp cho doanh nghiệp
bán được sản phẩm có giá hơn so với hàng hóa tương tự nhưng mang một thương hiệu
xa lạ, và sẽ giúp bán được nhiều hàng hóa hơn. Khi thương hiệu được chấp nhận và ưu
chuộng sẽ tạo nên những tập khách hàng trung thành.
-

Là một tài sản vô giá của doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Khi có được thương hiệu nôi tiếng, nhà đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1



Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

vào doanh nghiệp, cô phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn vì
vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.1. Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự
thể hiện của chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau
Thực chất hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà người tiêu dùng
và công chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu ( thường chỉ là một
yếu tố hữu hình)
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà thương
hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: Logo công ty, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì,
nhãn mác, biển quảng cáo, băng rôn, các vật phẩm ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo( tờ rơi,
poster, catalog, cờ, áo mũ…)
Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì mà người tiêu
dùng nhìn thấ, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của
hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện
cá tính đặc thù của doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo
cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp đối với khách hàng và công
chúng
1.2.2 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.2.1 Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: Hệ thống nhận diện nội bộ bao gồm


những vật phẩm nội bộ được thiết kế riêng biệt mang tông màu hay logo, hình ảnh gợi
nhớ về thương hiệu của doanh nghiệp . Với hệ thống nhận diện nội bộ, hình ảnh
thương hiệu của công ty sẽ hiện diện trên nhiều vị trí trong nội bộ công ty như trên
biển tên và chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục của nhân viên, các văn phòng
phẩm hay trong cách bài trí văn phòng làm việc...
-

Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi: Hệ thống nhận diện ngoại vi bao

gồm các vật phẩm đối ngoại mang tông màu, logo hay hình ảnh của thương hiệu sản
phẩm, doanh nghiệp . Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với khách hàng, đối tác bên

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

ngoài doanh nghiệp như cataloge, card, tem, nhãn, biển hiệu, quảng cáo...
1.2.2.2Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện thương hiệu
-

HTND thương hiệu động: Thường có khả năng dịch chuyển hoặc thay đôi như

biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn, các điểm bán, biển mẫu, ô dù...
-


HTND thương hiệu tĩnh: Thường ít dịch chuyển hoặc ít thay đôi như tem nhãn

sản phẩm, các ấn phẩm truyền thông, chương trình quảng cáo...
1.2.2.3Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện
-

Hệ thống nhận diện gốc: là các thành tố cốt lõi của thương hiệu, những dấu hiệu

nhận biết cơ bản về thương hiệu trong tâm trí khách hàng như tên thương hiệu, logo,
slogan, nhãn hiệu...
-

Hệ thống nhận diện mở rộng: các điểm nhận diện bô sung, những vị trí môi,

môi trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thể hiện các thành tố nhận biết cơ bản
của thương hiệu như sản phẩm quảng cáo, poster...
1.2.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và mua đúng sản phẩm .
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn

cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết
đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. hệ thống nhận diện thương
hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó
tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.
-


Dễ dàng hơn trong việc bán hàng
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các

phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và
gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra
quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà
Thương hiệu mang đến cho họ.
-

Tác động vào giá trị của công ty
Tạo cho cô đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc

nâng cao và duy trì giá cô phiếu. Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào
việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị.
Một hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản
Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành
của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng
một cách bền vững.
-


Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty
Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá

cả, thanh toán, vận tải,…
-

Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty

-

Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi
Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm,

dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo
ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng
1.2.4 Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.4.1 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Bước 1: Phân tích các yếu tố thị trường, chiến lược kinh doanh và xác lập các ý
tưởng định vị
Việc đầu tiên trong quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đó chính là lên ý
tưởng định vị cho thương hiệu. Để có thể định vị được thương hiệu thì cần phải phân
tích kĩ càng các nhân tố môi trường nhằm có cái nhìn tông quan về thị trường. Trong
đó, quan trọng nhất chính là khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác,...Bên cạnh việc
phân tích thị trường, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của
mình nhằm có thể xác lập một vị trí cho thương hiệu mới trong chiến lược kinh doanh
và gắn kết nó với chiến lược của toàn công ty. Sau khi đã có những thông tin về thị
trường, chiến lược kinh doanh, công ty sẽ đến giai đoạn lên ý tưởng định vị thương
hiệu. Các thông tin có được sẽ hỗ trợ tích cực cho việc lên ý tưởng định vị.Thông tin
càng chính xác sẽ càng tìm ra được các ý tưởng đúng đắn.
- Bước 2: Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu.

Sau khi đã có được những ý tưởng định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần huy
động các nguồn sáng tạo thiết kế các thành tố thương hiệu như thuê ngoài, sử dụng các
chuyên gia hay huy động chính các phòng ban trong công ty vào việc thiết kế hệ thống

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

nhận diện thương hiệu. Mỗi nguồn sáng tạo đều có những ưu điểm và nhược điểm
riêng, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy theo ý mình.
- Bước 3: Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế thương hiêu.
Khi đã có được những bản dự thảo thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, doanh
nghiệp lúc này cần xem xét và lựa chọn các phương án phù hợp với thương hiệu của
mình. Để có thể có được một lựa chọn tốt nhất, doanh nghiệp nên triển khai ứng dụng
thử các bộ nhận diện thương hiệu của mình qua các phần mềm máy tín nhằm có thể có
được cái nhìn tông quan, sát nhất. Ngoài ra, công ty nên tham khảo ý kiến với các
công ty chuyên về thiết kế và truyền thông. Những bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất
sẽ tiếp tục được sàng lọc.
- Bước 4: Tra cứu và sàng lọc tránh trùng lặp, gây nhầm lẫn
Doanh nghiệp cần tra cứu các mẫu thiết kế thương hiệu của mình để lựa chọn
phương án tối ưu: tránh trùng lặp với những mẫu đã được bảo hộ và không phù hợp
với luật pháp nước sở tại.
- Bước 5: Thăm dò phản ứng của người tiêu dùng về bộ hệ thống nhận diện thương
hiệu.
Thực hiện các cuộc khảo sát với người tiêu dùng nhằm thăm dò phản ứng, thái độ

đối với hệ thống nhận diện thương hiệu từ đó để tìm ra phương án tốt nhất.
- Bước 6: Lựa chọn phương án cuối cùng
Từ việc tông hợp các đánh giá của chuyên gia cũng như người tiêu dùng, doanh
nghiệp chọn ra phương án thiết kế tối ưu nhất để phù hợp mục tiêu chung cũng như tập
khách hàng của mình. Công tác triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu cũng bắt
đầu từ đây.
1.2.4.2 Yêu cầu trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Có khả năng nhận biết và phân biệt cao
Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và hân biệt sản phẩm của doanh

nghiệp, là hình ảnh, hình tượng về sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy thiết kế
hệ thống nhận diện thương hiệu phải đảm bảo khả năng nhận biết và phân biệt cao.
-

Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện
Tên Thương hiệu, logo, slogan cần được thiết kế ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ để

khách hàng có thể ghi nhớ, nhận biết và phân biệt thương hiệu một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, cần phải thiết kế sao cho dễ chuyển đôi sang ngôn ngữ khác để tạo điều
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing


kiện thâm nhập dễ dàng vào các thị trường mới, dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng và
công chúng.
-

Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ
Khi các yếu tố của thương hiệu như tên, logo, slogan được chuyển đôi sang ngôn

ngữ khác thì cần phải đảm bảo rằng việc chuyển đôi đó phải phù hợp với văn hóa của thị
trường mới thâm nhập. Tránh tình trạng đụng chạm đến đến những nét văn hóa hay sự
nghịch lý về ngôn ngữ làm người tiêu dùng có cảm giác khó chịu và có thái độ tẩy chay.
-

Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao
Cần thiết kế một cách hài hòa giữa phông chữ, cỡ chữ, màu săc, họa tiết cho các

thành tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu, đảm bảo tính thẩm mỹ để khách hàng
dễ dàng ghi nhớ, dễ dnagf nhận biết và có ấn tượng tốt đối với thương hiệu.
1.2.5 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
1.2.5.1Yêu cầu trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu
- Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ: Khi triển khai HTND thương hiệu cần đảm bảo
rằng các yếu tố trong hệ thống được triển khai một cách thống nhất và đồng bộ để đảm
bảo hoạt động của hệ thống đạt kết quả tốt nhất.
- Tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định: Khi đã thiết kế được HTND thương hiệu
phù hợp, nhận được những đánh giá tích cực từ phía chuyên gia và công chúng thì cần
đảm bảo quá trình triển khai phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn cụ thể đã đề ra,
tránh nhầm lẫn sai sót gây ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu
- Đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng: Hệ thống nhận diện được xây dựng, triển khai
phù hợp theo từng giai đoạn phát triển và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ cụ thể. Do đó mà việc triển khai phải đảm bảo về tiến độ thời gian
thì mới mong đạt hiệu quả cao

- Đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai: Đầu tư cho thương hiệu đòi hỏi một lượng
kinh phí rất lớn và thời gian thực hiện lâu dài. Khi triển khai HTND doanh nghiệp cần
đảm bảo nguồn kinh phí của mình đủ để đáp ứng cho việc duy trì hệ thống cũng như
cần triệt lắm rõ các chi phí, cắt giảm chi phí không cần thiết tránh lãng phí.
1.2.5.2 Triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu qua các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà qua đó khách hàng, công chúng có
thể tiếp xúc với thương hiệu
Các điểm tiếp xúc thương hiệu bao gồm:

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

-

Khóa Marketing

Quảng cáo
Quảng cáo thương hiệu là quảng cáo nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận

biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo thường rất đơn giản vì chỉ
nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.
Có nhiều phương pháp quảng cáo: quảng cáo qua phương tiện thông tin đại
chúng ( truyền hình, báo chí, Internet…); quảng cáo qua bưu điện; quảng cáo qua tờ
rơi, ap phich, băng rôn; quảng cáo qua bao bì sản phẩm, quảng cáo truyền miệng…
-


Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương

hiệu, nhắm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng tiềm năng mà
còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các tô chức xã hội, giới truyền thông,
chính quyền, nhà đầu tư, giới tài chính, cộng đồng… để phô biến và quảng bá hình ảnh
thương hiệu.
Các công cụ PR bao gồm: tô chức sự kiện, tài trợ, các hoạt động cộng đồng, tham
ra triển lãm, hội nghị
-

Điểm bán
Điểm bán là nơi doanh nghiệp trưng bày sản phẩm hay lưu trữ sản phẩm, là nơi

mà doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng. Tại điểm bán khách
hàng có thể tiếp cận với hình ảnh của doanh nghiệp thông qua đồng phục nhân viên
bán hàng, logo, pan-nơ, áp phích…được trưng bày tại điểm bán, hoặc thông qua cách
bày biện, trang trí điểm bán
-

Nhân viên
Hình ảnh thương hiệu được khách hàng cảm nhận thông qua đội ngũ nhân viên

công ty. Phong cách làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng làm việc giao tiếp của nhân
viên sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận của khách hàng về thương hiệu
sản phẩm, doanh nghiệp.
-

Thông qua sản phẩm và bao bì
Bao bì không chỉ giữ vai trò bảo quản và truyền tải thông tin về sản phẩm mà còn


là công cụ hữu hiệu để thể hiện thương hiệu, giúp khách hàng tiếp xúc với thương hiệu
hiệu quả. Bao bì có điểm cá biệt nôi trội sẽ gây ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý của
khách hàng.
-

Ấn phẩm công ty

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

Khách hàng cũng có thể tiếp xúc với thương hiệu thông qua các ấn phẩm của
công ty như phong bì, túi sách, cặp đựng tài liệu, tờ rơi, tạp trí…
-

Văn phòng, Website
Đây là điểm giao tiếp điện tử, doanh nghiệp có thể dùng website để giúp thương

hiệu tiếp xúc với khách hàng qua cách bài trí, thiết kế website thể hiện thương hiệu
trên đó, quảng cáo trên website
Cách bài trí trong văn phòng làm việc mang đậm dấu ấn thương hiệu cũng là
điểm tiếp xúc thương hiệu hiệu quả
1.3 Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
Qua quá trình triển khai, tùy thuộc vào từng chiến lược, từng giai đoạn phát triển

của doanh nghiệp và tình huống xảy ra đối với thương hiệu mà hệ thống nhận diện có
thể không còn phù hợp nữa. Lúc này doanh nghiệp cần có các phương án đề đôi mới,
điều chỉnh và hoàn thiện lại hệ thống sao cho phù hợp với thực tiễn hiện tại.
Việc hoàn thiện hệ thống nhận diện có thể dựa trên những cái đã có, đã xây dựng
sẵn qua đó đôi mới hoặc bô sung thêm những cái mới sao cho hệ thống ngày càng
hoàn thiện và phù hợp hơn với chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.
1.3.1 Các lý do phải hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Thu hút sự chú ý
Mục đích của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu là thu hút sự chú ý

và gia tăng khả năng ghi nhớ, nhận biết của công chúng đối với thương hiệu. Chính vì
vậy, khi tiến hành hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thì mục đích hướng tới
cũng chính là để thu hút thêm sự chú ý của công chúng đối với thương hiệu khi
thương thương hiệu đã có hiện tượng mờ nhạt hoặc khả năng thu hút công chúng đang
mất dần.
-

Hoàn thiện đề phù hợp với chiến lược truyền thông và phát triển thương hiệu
Có thể hệ thống nhận diện thương hiệu hiện tại của doanh nghiệp triển khai chưa

thực sự phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp vì thế mà hiệu
quả đạt được trong truyền thông thương hiệu chưa cao. Lúc này, doanh nghiệp cần tìm
hiểu xem những điểm nào trong hệ thống nhận diện chưa phù hợp với chiến lược phát
triển thương hiệu của doanh nghiệp để từ đó có hướng hoàn thiện tốt hơn.
-

Tránh tranh chấp thương hiệu
Đôi khi những yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu chưa đạt yêu cầu


PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

khiến cho doanh nghiệp gặp phải những tranh chấp không đáng có về thương hiệu. Vì
vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu của
mình xem đâu là điểm chưa ôn,có thể dẫn tới tranh chấp để thiết kế hoàn thiện lại một
cách kịp thời tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.
-

Phù hợp cho các sản phẩm mới
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh ra các sản

phẩm mới hay lĩnh vực thị trường mới. Lúc này hệ thống nhận diện cũ có thể đã không
còn phù hợp và không còn thể hiện được hướng đi mới, sản phẩm mới của doanh
nghiệp trong đó nữa. Vì vậy mà việc hoàn thiện lại hệ thống nhận diện thương hiệu là
rất cần thiết.
1.3.2 Các kỹ thuật điều chỉnh và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện
Có nhiều thể hiện khác nhau của hệ thống nhận diện. Doanh nghiệp có thể điều

chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện về màu sắc. Ví dụ như điều chỉnh màu sắc

logo sao cho phù hợp với màu nền, hoặc điều chỉnh màu sắc của các họa tiết trên
logo, bao bì. Ngoài ra doanh nghiệp có thể điều chỉnh cách thể hiện thương hiệu trên
các ấn phẩm chẳng hạn phóng to, phóng nhỏ hình ảnh thương hiệu, thay đôi vị trí thể
hiện trên ấn phẩm…
-

Điều chỉnh các chi tiết của hệ thống nhận diện
Hệ thống nhận diện có nhiều chi tiết nhỏ và doanh nghiệp có thể điều chỉnh các

chi tiết đó để giúp cho hệ thống trở nên hài hòa và phù hợp hơn. Chẳng hạn trong logo
có những họa tiết không phù hợp thì có thiết điều chỉnh lại một số họa tiết logo, có thể
là thêm hoặc bớt họa tiết nào đó để lo go nhìn hài hòa hơn. Tên doanh nghiệp quá dài
có thể rút ngắn đi đề dễ nhớ hơn…
-

Bổ sung, hoán vị thương hiệu
Đôi khi hệ thống chỉ bao gồm một thương hiệu chính thì chưa đủ do đó cần phải bô

sung thêm các thương hiệu phụ. Hoặc thương vai trò chính phụ trong hệ thống chưa phù
hợp doanh nghiệp có thể tiến hành đôi vị trí cho thương hiệu chính và phụ cho nhau
-

Chuyển ngữ thành tố thương hiệu
Khi thâm nhập vào các thị trường mới các sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ

thì doanh nghiệp phải tiến hành chuyển ngữ các thành tố thương hiệu sao cho phù hợp
với văn hóa và ngôn ngữ từng thị trường.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1



Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN
DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÁI SƠN
2.1. Tổng quan về công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên tô chức: Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn
Tên giao dịch quốc tế: Thai Son Technology Development Company Limited
Tên viết tắt: TSD., LTD
Trụ sở : B1, Tuôi Trẻ, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy , Hà Nội
Điện thoại: 04.37545222
Website :
Logo:

Hình 2.1 Logo công ty Thái Sơn
Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn được thành lập theo
giấy phép kinh doanh số 0102006444 ký ngày 19/09/2002. Cho đến nay, với
trên 10 năm kinh nghiệm Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực phát triển các sản
phẩm của mình cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ để trở thành
doanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là
lĩnh vực khai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Văn phòng điện
tử và các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quản lý
2.1.1.2Quá trình phát triển
 Giai đoạn 2004 – 2006:

- Hoàn thiện các phần mềm khai báo ECUS-G (gia công), ECUS-X (sản xuất – xuất
khẩu) , ECUS-KD ( kinh doanh)
- Nâng cao dung lượng khai báo
- Đưa thêm nhiều tiện ích cho người sử dụng phần mềm. Ví dụ: Chức năng quản lý tờ
khai, quản lý thuế, quản lý định mức, quản lý xuất nhập tồn kho,...
 Giai đoạn 2006 -2008:
- Năm 2006 mở 2 chi nhánh đầu tiên ở Tp.HCM và Bình Dương. Chi nhánh ở
TP.HCM tại địa chỉ : 33A – Cửu Long – F.2 – Tân Bình . Chi nhánh ở Bình Dương
tại địa chỉ: B4-08 Cao ốc BICONSI, Yersin, Thủ Dầu Một , Bình Dương.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1


Khóa luận tốt nghiệp

Khóa Marketing

- Nam 2007: Mở thêm một chi nhánh tại 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2008: Công ty mở chi nhánh thứ 4 tại : 36 - Đào Duy Từ, Thanh Khê, TP.ĐÀ
NẴNG
 Giai đoạn 2008 đến nay:
- Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo đời sống ôn
định cho cán bộ công nhân viên, xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, công
bằng và lành mạnh
- Luôn chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng yêu
cầu của công việc, thị trường
- Ba năm liên tiếp Giành giải thưởng Sao Khuê (2009,2010, 2011) do hiệp hội phần
mềm Việt Nam và Bộ thông tin truyền thông tô chức trao tặng.

- Nhận bằng khen về công tác triển khai Hải quan điện tử như: Bằng khen của Tông
Cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Hải quan Bình
Dương…
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
-

Cung cấp những sản phẩm tin cậy và chất lượng cao cho khách hàng
Đáp ứng các giải pháp tốt nhất cho khách hàng
Luôn lắng nghe và tiếp cận mọi đóng góp cũng như nhu cầu của khách hàng
Nỗ lực để trở thành công ty chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực Khai
hải quan điện tử

2.1.3 Ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh mà Thái Sơn hướng tới đó là Công nghệ thông
tin, cụ thể là tư vấn và cung cấp phần mềm; sản xuất phần mềm; thiết kế, cung
cấp tài liệu giúp đỡ cài đặt và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho việc mua phần mềm;
dịch vụ thương mại điện tử ; buôn bán vật tư, thiết bị tin học…
Đến nay công ty đã có trên 10 năm kinh nghiệm xây dựng, triển khai phần
mềm trong lĩnh vực khai Hải quan điện tử, Thuế điện tử, Hóa đơn điện tử, Văn
phòng điện tử và các giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vị
hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp.
Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Khai hải quan từ xa: ECUS-KD ( Kinh doanh) ; ECUS-X ( Sản xuất xuất khẩu);
ECUS-G ( Gia công)
- Khai hải quan điện tử: ECUS-EK ( Kinh doanh); ECUS-EX ( Sản xuất xuất khẩu);
ECUS-EG ( Gia công)
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh

SVTH. Nguyễn Thị Bình – K48T1



×