Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Báo chí học: Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.36 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ 
ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC 

Hà Nội – 2018
1


Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh
2. PGS,TS. Phạm Văn Linh

PHẢN BIỆN 1: 
PHẢN BIỆN 2: 
PHẢN BIỆN 3: 

LUẬN ÁN ĐƯỢC BẢO VỆ TRƯỚC HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN 


CẤP HỌC VIỆN TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế  hội nhập quốc tế  ngày càng được mở  rộng trong tất cả 
các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế 
giới và đưa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết.  
TTĐN là hoạt động thông tin hướng vào nhiều đối tượng ở nước ngoài cũng như 
trong nước nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh 
đất nước, tranh thủ sự  ủng hộ của dư luận, đặc biệt là công chúng nước ngoài 
đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời xây dựng góc nhìn của dư luận trong nước  
về tình hình thế giới. 
Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước, Đảng và Nhà  
nước luôn coi trọng công tác thông tin đối ngoại. Ngày 2/8/2017, Ban Tuyên giáo 
Trung ương đã ban hành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16 của Bộ 
Chính trị (Khóa XI) về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011­
2020” và Chỉ  thị  26­CT/TW của Ban Bí thư  (khóa X) về  công tác thông tin đối  
ngoại. Báo cáo nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông 
tin đối ngoại:
Có kế hoạch sử  dụng hiệu quả các chương trình, sản phẩm thông  
tin đối ngoại có chất lượng tốt thông qua việc phối hợp, trao đổi giữa các  
cơ  quan, đơn vị, nhất là của các cơ  quan báo chí đối ngoại chủ  lực với  
các báo, đài địa phương nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời bảo  
đảm tính thống nhất trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Tận dụng hơn  
nữa vai trò của báo chí nước ngoài, chuyên gia, học giả, cá nhân có uy tín  
quốc tế trong thông tin đối ngoại. [4, 19]

Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tích cực thông tin về các hoạt động  
ngoại giao của Đảng và Nhà nước, về quảng bá hình ảnh Việt Nam, về công tác  
đối với người Việt Nam  ở nước ngoài. Đặc biệt hoạt động của các cơ  quan báo  
chí đối ngoại được đánh giá là đã chủ  động và đổi mới hơn thông qua các hình 
thức như mở các cơ quan đại diện báo chí, các cơ quan thường trú, các phân xã tại  
nước ngoài, cử các phóng viên tới hiện trường sự việc nhằm đưa đến công chúng 
những thông tin cập nhật, chính xác và thiết thực. 
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn ngày càng sôi động, phong phú, phức  
tạp và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, đặc biệt là nhóm công chúng  
mục tiêu của thông tin đối ngoại (nhân dân, chính phủ các quốc gia trên thế giới, 
người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam), là những người có 
những đặc điểm khác biệt như  địa bàn sinh sống , trình độ  học vấn cao, sự  lựa  
chọn các kênh thông tin đa dạng, phong phú thì chất lượng sản phẩm báo chí đối 
ngoại còn có những hạn chế về cả về nội dung và hình thức...  Thực tế cho thấy, 
để có được một sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm báo chí đối ngoại nói 
riêng có chất lượng tốt, đáp  ứng được đầy đủ  nhu cầu đối với công chúng thì 
3


quy trình sản xuất sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng. Trong quy trình sản xuất 
sản phẩm báo chí đối ngoại hiện nay, ngoài những  ưu điểm đã có được thì vẫn  
còn có nhiều những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm  
cũng như  hiệu quả  tiếp nhận thông tin của công chúng. Chính vì vậy, các sản  
phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay muốn thu hút được đông đảo công  
chúng thì cần có sự  đổi mới mạnh mẽ  ngay từ  quy trình sản xuất sản phẩm,  
nhằm phát huy những thế mạnh, đồng thời khắc phục những khâu hạn chế, bất 
cập để có được sản phẩm báo chí đối ngoại chất lượng hơn, ngày càng tiếp cận 
gần và rộng hơn với công chúng của mình.
Từ  những vấn đề  trên, từ  hai bình diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên 
cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đều 

đặt ra những yêu cầu cần phải được nghiên cứu, giải quyết, chỉ  ra cơ  sở, nội  
dung, lối đi và cơ chế vận hành, mở đường giải quyết vấn đề cấp thiết này. Mặt 
khác, giải quyết được vấn đề sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm báo  
chí đối ngoại. Từ  những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề  tài  “Quy  
trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay”  làm luận án 
Tiến sĩ ngành Báo chí học.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chung về quy trình sản xuất 
sản phẩm báo chí đối ngoại, mô tả  về  thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm 
báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay . Từ  đó đề  xuất quan điểm, phương 
hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối 
ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để  đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần tập trung  
giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về 
báo chí đối ngoại và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại.
Thứ hai, đánh giá thực trạng về quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối 
ngoại ở Việt Nam thông qua kết quả khảo sát một số tòa soạn báo chí đối ngoại; 
nêu rõ nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề  đặt ra đối với quy trình sản  
xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.
Thứ  ba, đề  xuất quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ  yếu  
nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam 
hiện nay và thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
­ Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở 
Việt Nam hiện nay.
­ Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các bước trong quy trình sản xuất sản phẩm và các yếu tố tác  

động tới quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  4 kênh báo chí đối 
4


ngoại chủ lực của Việt Nam hiện nay, gồm: báo Vietnam News, kênh phát thanh 
đối ngoại quốc gia VOV5, kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và báo điện tử 
VietnamPlus. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát quy trình sản xuất các sản phẩm báo 
chí đối ngoại thuộc Đài PTTH Quảng Ninh nhằm so sánh, tìm ra sự khác biệt về 
quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của trung ương với sản phẩm báo 
chí đối ngoại của địa phương.  
5. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau:
­ Bằng quan sát và nghiên cứu, phân tích tài liệu, chúng tôi cho rằng báo 
chí đối ngoại có vai trò quan trọng trong công tác TTĐN  ở  Việt Nam hiện nay. 
Báo chí nói chung là lực lượng nòng cốt, gánh vác trách nhiệm to lớn nhất trong 
hoạt động thông tin đối ngoại của nước nhà. Bên cạnh đó, một số  cơ quan báo 
chí đối ngoại được lựa chọn là cơ quan báo chí chủ lực trong công tác TTĐN như 
Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam…  
chủ lực trong báo chí  ở đây được hiểu không chỉ  ở phạm vi, đối tượng thông tin  
rộng cả trong và ngoài nước mà còn bao hàm cả khía cạnh trực tiếp là cơ quan báo  
chí có chức năng tham gia chỉ đạo, định hướng và chi phối thông tin, là các kênh  
thông tin chính thống, chủ  yếu trên các loại hình báo chí, thể  hiện quan điểm,  
tiếng nói chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
­ Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam có những 
đặc trưng riêng và có  ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả  của sản  
phẩm báo chí đối ngoại. Những đặc trưng này xuất phát từ  yêu cầu của báo chí  
đối ngoại, đặc điểm của công chúng mục tiêu như  ngôn ngữ, địa bàn, trình độ, 
thái độ chính trị…
­ Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay  
vẫn còn tồn tại những hạn chế khiến việc tiếp cận đối tượng công chúng mục 

tiêu vẫn còn những khó khăn. Quy trình này cần có những thay đổi phù hợp. Các 
nguồn cung cấp thông tin cho các cơ  quan báo chí đối ngoại ngày càng nhiều và  
nhanh chóng hơn như  hệ  thống phân xã, cơ  quan thường trú, đội ngũ công tác  
viên ở nước ngoài. Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm trực tiếp bằng tiếng nước  
ngoài, chú trọng thay đổi các khâu biên phiên dịch mang lại hiệu quả cao cho sản 
phẩm, khiến cho công chúng mục tiêu của các cơ quan báo chí đối ngoại dễ dàng 
tiếp nhận sản phẩm hơn.
6. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1 Cơ sở lý thuyết
Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý  
thuyết chính sau đây:
­ Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng
Những khái niệm, lý thuyết, mô hình, thực hành căn bản về truyền thông được 
phân tích và giới thiệu trong công trình nghiên cứu “Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng  
cơ bản” của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và ThS. Đỗ Thị Thu Hằng xuất bản 
năm 2006 [21]. Cụ thể như sau:
5


+ Các lý thuyết: thâm nhập xã hội, phân tích (xét đoán) xã hội liên quan đến việc 
xác định đối tượng công chúng mà báo chí đối ngoại hướng đến, từ đó các khâu lựa 
chọn nội dung thông điệp, tìm địa điểm, thời gian nhằm thể hiện tác phẩm về nội dung  
và hình thức được phù hợp và hiệu quả hơn.
+  Lý thuyết hành động lý tính và lý thuyết thuyết phục nhằm hướng đến khả 
năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ đó đối tượng thay đổi nhận thức, thái 
độ và hành vi. Lý thuyết này có thể áp dụng một cách hiệu quả khi xây dựng các chương 
trình với nội dung như nhân quyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc… Áp dụng lý 
thuyết này, các chủ thể sản xuất sản phẩm của các cơ quan báo chí đối ngoại có thể 
chuyển tải nội dung chương trình đúng với mục tiêu mà nhóm làm chương trình hướng 
đến và thuyết phục đối tượng về lý trí và cảm xúc.

­ Bên cạnh những lý thuyết này, chúng tôi cũng căn cứ vào một số lý thuyết  
truyền thông khác trên thế giới để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình:
+   Lý   thuyết   Viên   đạn   ma   thuật   (tạm   dịch   từ   nguyên   gốc   tiếng   Anh: 
Hypodermic needles” hay “magic bullet”) cho thấy phần lớn công chúng sẽ  thụ 
động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên  
chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện truyền thông  
mà không cần phải xem xét lại. Như vậy, áp dụng lý thuyết này hiệu quả khi xây 
dựng nội dung thông tin đối ngoại trên các sản phẩm báo chí đối ngoại khiến cho 
thông điệp được “bắn thẳng” vào công chúng và thâm nhập vào tâm trí của họ 
giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người. 
+ Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng 
Anh: Agenda setting theory)  cho thấy tính hiệu quả và khả năng tác động của truyền  
thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc định hình ra “bức tranh” về một sự thật,  
sự kiện trong đầu công chúng. Các cơ  quan báo chí báo chí đối ngoại với tôn chỉ, 
mục đích của mình cũng như đối tượng công chúng để “lựa chọn” vấn đề và nội  
dung thông tin đối ngoại để  sản xuất và cung cấp cho công chúng mục tiêu của  
mình những thông tin “đúng sự thật”. Lý thuyết này tạo cơ sở cho việc thiết kế thông 
điệp mà những người sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại muốn chuyển tải, cũng như 
việc lựa chọn kênh chuyển tải, thời gian, tần suất chuyển tải thông điệp ấy để tăng hiệu 
quả tác động đến đối tượng tiếp nhận. 
+  Lý   thuyết   đóng  khung  (tạm   dịch   từ   nguyên  gốc   tiếng   Anh:  Framing  
theory) đưa ra nguyên nhân lý giải vì sao mỗi đối tượng công chúng lại có những 
cách diễn giải khác nhau về  cùng một thông tin tiếp nhận được trên các sản 
phẩm báo chí. Đó là vì khán giả  cũng có “khung” nhận thức riêng của riêng họ, 
do kinh nghiệm, kiến thức cá nhân trước đó của họ. Khán giả sử dụng khung của  
họ  để  giải thích các thông điệp truyền thông. Việc đóng khung đối với các nhà 
báo cũng chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và 
cái gì được nhấn mạnh”. Điều này liên quan đến tôn chỉ, mục đích của từng tòa 
soạn báo, từ đó những người sản xuất sản phẩm xác định được nội dung và hình  
thức truyền tải thông điệp đến công chúng cho phù hợp.

6.2 Cơ sở thực tiễn
6


Luận án dựa trên cơ  sở  thực tiễn vận hành quy trình sản xuất sản phẩm 
báo chí đối ngoại ở một số cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực ở Việt Nam hiện  
nay với những  ưu điểm và hạn chế  thể  hiện qua các số  liệu thống kê, kết quả 
điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu do chính tác giả thực hiện và thu thập từ 
những kết quả nghiên cứu có liên quan.  
6.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử  dụng kết hợp một số  phương  
pháp sau đây:
­ Phương pháp khảo sát thực tiễn: Phương pháp này dùng để  xác định ý  
tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về  quy trình sản xuất sản phẩm báo chí 
đối ngoại và những vấn đề đặt ra đối với quy trình này ở Việt Nam hiện nay.
­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành đối 
với các công trình khoa học lý luận về  báo chí, thông tin đối ngoại và quy trình  
sản xuất sản phẩm báo chí của các tác giả  trong và ngoài nước đã công bố. 
Phương pháp này được sử  dụng với mục đích khái quát, bổ  sung hệ  thống lý  
thuyết về báo chí, báo chí đối ngoại, thông tin đối ngoại, quy trình sản xuất sản 
phẩm báo chí. Đây là những lý thuyết cơ sở  đánh giá các kết quả  khảo sát thực 
tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
­ Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này dung để  phân tích,  
đánh giá và tổng hơp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn  
chế, nguyên nhân cùng những thách thức trong quy trình sản xuất sản phẩm báo 
chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.
­ Phương pháp phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm: tổng số 20 người  
đang công tác  ở  các cơ  quan quản lý nhà nước, lãnh đạo quản lý  ở  các cơ  quan  
báo chí đối ngoại (TBT, Thư  ký tòa soạn...), có kinh nghiệm công tác báo chí  ở 
nước ngoài... Phương pháp này nhằm lấy ý kiến về quan điểm báo chí đối ngoại,  

quy trình sản xuất, những yêu cầu về  phóng viên, biên tập viên, về  nội dung và 
hình thức của sản phẩm sao cho phù hợp với công chúng mục tiêu của sản phẩm 
báo chí đối ngoại. 
­ Phương pháp phỏng vấn anket: cỡ  mẫu phỏng vấn 350 người.  Đây là  
những người trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  
ở  Việt Nam hiện nay. Cụ thể: TTXVN (VietnamPlus, Vietnam News): 120 phiếu;  
VOV5: 100 phiếu; VTV4: 80 phiếu; các cơ quan báo chí khác (những người làm tin  
quốc tế...): 50 phiếu bao gồm báo Tuổi trẻ  TPHCM, Thanh Niên, Sài Gòn Giải 
Phóng, Đầu tư, tạp chí Heritage. Phương pháp này nhằm lấy ý kiến về  việc thực  
hiện các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đối ngoại và quy trình sản 
xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Từ đó rút ra những đặc trưng khác biệt trong quy  
trình sản xuất của sản phẩm/tác phẩm báo chí đối ngoại so với các sản phẩm/tác  
phẩm báo chí thông thường như thế nào.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số  phương pháp khác như 
phương pháp phân tích SWOT… để  phân tích quy trình sản xuất sản phẩm báo 
chí đối ngoại hiện nay và những định hướng phát triển cho tương lai. 
7


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trên cơ  sở  nghiên cứu khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quy trình sản  
xuất   sản   phẩm   báo   chí   đối   ngoại   ở   Việt   Nam   hiện   nay,   luận   án   tìm   kiếm  
phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất sản  
phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam.
­ Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu, hệ thống hoá chủ trương, đường lối, quan điểm của 
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động báo chí đối 
ngoại; đồng thời xác lập hệ  thống khái niệm về  báo chí đối ngoại và các khái 
niệm có liên quan đến đề  tài nghiên cứu;   làm rõ những vấn đề  lý luận về  quy 
trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại đã tác động như thế nào đến hiệu quả 

của các sản phẩm tới công chúng; những yêu cầu về  nội dung và hình thức của 
các sản phẩm báo chí đối ngoại.
­ Ý nghĩa thực tiễn 
Trên cơ  sở  khung lý thuyết được thiết lâp, luận án khảo sát quy trình sản  
xuất sản phẩm ở một số cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam trên các loại hình  
báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) và có sự so sánh với quy 
trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở một cơ quan báo chí địa phương (Đài 
PTTH Quảng Ninh). Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý báo chí,  
thông tin đối ngoại và đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí đối  
ngoại; cung cấp cơ sở ban đầu về lý luận và thực tiễn khi cơ quan báo chí muốn  
xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại nhằm nâng 
cao chất lượng sản phẩm báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
Kết quả  nghiên cứu của đề  tài làm phong phú thêm tài liệu tham khảo  
phục vụ  đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ  làm báo chí đối ngoại; giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyền và các cơ  sở đào tạo 
khác về  những môn học của chuyên ngành Quan hệ  quốc tế  và thông tin đối 
ngoại, Báo chí đối ngoại và vấn đề  liên quan về  “Tổ  chức sản xuất các sản  
phẩm báo chí đối ngoại”, “Truyền thông quốc tế”, “Truyền thông đại chúng 
trong hoạt động thông tin đối ngoại”.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở  đầu, kết luận, phụ  lục và danh mục tài liệu tham khảo, 
luận án gồm 3 chương, 8 tiết.

8


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. Các công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài đã công bố  liên 
quan đến đề tài

Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại là một  hướng 
nghiên cứu mới  trên cả  bình diện trong nước và nước ngoài. Qua quá trình thu  
thập và tìm hiểu các tài liệu tham khảo cho nghiên cứu luận án, tác giả  nhận 
thấy có 2 loại chủ yếu sau: 
­ Các giáo trình, sách, bài báo đã được dịch và phổ biến tại Việt Nam;
­ Các tài liệu nước ngoài tham khảo trên internet có nguồn gốc rõ ràng.
Những công trình khoa học này  ở  những quy mô khác nhau đã tiếp cận, 
nghiên cứu những vấn đề, như:  
Báo chí, truyền thông và những sản phẩm báo chí đã thực sự trở thành vấn 
đề  được nhiều học giả  trên thế  giới quan tâm, nghiên cứu.   Tựu chung lại, các 
hướng nghiên cứu về  truyền thông, báo chí cũng như  quy trình sản xuất sản  
phẩm báo chí trên thế giới là vô cùng đa dạng. Sự phát triển như vũ bão của công  
nghệ và nhu cầu ngày càng cao của công chúng đã đem lại những thay đổi nhanh  
chóng trong xu hướng báo chí và truyền thông. Công nghệ  thông tin và truyền 
thông đã tác động không nhỏ đối với đời sống xã hội, đã khiến cho các tòa soạn  
báo đều phải thay đổi để phù hợp với các đòi hỏi cao hơn của thị trường báo chí,  
với thị hiếu của công chúng. 
B. Các công trình nghiên cứu khoa học trong nước đã công bố  liên  
quan đến đề tài
Việc nghiên cứu  quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt 
Nam hiện nay là một hướng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, các vấn đề về báo chí  và 
truyền thông quốc tế, báo chí đối ngoại, thông tin đối ngoại là những nội dung đã  
được quan tâm và phát triển. Mỗi công trình có một cách thực hiện khác nhau để 
phù hợp với mục đích của mình.
B.1. Nhóm các đề tài về báo chí và truyền thông
Những năm qua, báo chí và truyền thông  ở  Việt Nam phát triển nhanh 
chóng và mạnh mẽ. Một số tác giả, nhà nghiên cứu đã đi sâu làm rõ các vấn đề 
cụ thể như lý luận về báo chí, bản chất hoạt động báo chí, vấn đề  quản lý báo 
chí và công chúng báo chí... Có thể  thấy, các nhà nghiên cứu cơ  bản đã đề  cập 
đến các vấn đề  báo chí, truyền thông nói chung, đây là những tư  liệu quý báu,  

góp phần làm rõ thực trạng sản xuất sản phẩm báo chí của các tổ  chức, đơn vị, 
địa phương và chỉ  ra phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới.  
Tuy nhiên những nghiên cứu về báo chí đối ngoại vẫn còn ở  mức độ. Chúng tôi  
tham khảo để nhằm phần nào khắc phục khiếm khuyết trên.
B.2. Nhóm các đề tài về quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình  
sản xuất sản phẩm báo chí
9


Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm  
báo chí hay quy trình sản xuất chương trình là đặc thù của mỗi cơ quan, báo chí  
và mỗi loại hình báo chí. Bởi vậy, các nghiên cứu về các quy trình sản xuất  cho 
thấy có rất nhiều nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí và quy trình 
sáng tạo tác phẩm báo chí, mỗi loại hình sẽ  có những công đoạn, nhiều khâu  
khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí thường tuân 
theo các bước chính như  sau: Nghiên cứu, giao tiếp thực tế  (phát hiện vấn đề,  
phỏng vấn, quan sát, khai thác tài liệu); Sáng tạo tác phẩm; Biên tập, trình bày 
sản phẩm; In và phát hành báo (báo in); phát sóng; Lắng nghe thông tin phản hồi. 
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có những công trình nghiên cứu nào của Việt  
Nam có tính chất chuyên sâu về lý luận cũng như thực tiễn về quy trình sản xuất  
sản phẩm báo chí đối ngoại. Vì vậy, việc nghiên cứu về quy trình sản xuất sản 
phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay là một vấn đề  còn mới, không  
trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố  và thực tiễn đang đặt ra nhiều  
yêu cầu cấp thiết phải giải quyết.
B.3. Nhóm các đề tài nghiên cứu liên quan tới ngoại giao, thông tin đối  
ngoại, truyền thông quốc tế
Ở Viêt Nam, TTĐN đ
̣
ược triên khai rât s
̉

́ ơm va mang tinh hê thông. Du vây,
́
̀
́
̣
́
̀ ̣  
TTĐN găn v
́ ơi phuc vu muc tiêu đôi ngoai trong qua trinh hôi nhâp quôc tê cua
́
̣
̣
̣
́
̣
́ ̀
̣
̣
́ ́ ̉  
Viêt Nam đ
̣
ược tiên hanh ch
́ ̀
ưa lâu va hoat đông TTĐN l
̀ ̣
̣
ại rộng lớn, bao trùm 
nhiều lĩnh vực. Có nhiều công trình xuất bản trong thời gian qua, nhưng chúng tôi  
chọn một số công trình để tham khảo.


10


Tiểu kết Chương tổng quan
Nghiên cứu  về  báo chí, báo chí đối ngoại, quy trình sản xuất sản phẩm  
báo chí, thông tin đối ngoại với qui mô và mức độ khác nhau đã được thực hiện ở 
Việt Nam  từ  khá lâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ  yếu chỉ  đi sâu nghiên  
cứu về  quy trình sản xuất của các sản phẩm báo chí nói chung hoặc từng loại 
hình báo chí cụ thể và chưa đi sâu vào quy trình sản xuất sản phẩm cho các đối  
tượng công chúng cụ  thể.  Thực tế  cho thấy, công chúng chính là yếu tố  quan 
trọng quyết định đối với nội dung, hình thức và thậm chí là quy trình sản xuất.  
Điều này dẫn đến hiện trạng những quy trình sản xuất sản phẩm báo chí hiện 
nay được áp dụng khi hướng đến đối tượng của báo chí đối ngoại là chưa thực  
sự  phù hợp, chưa đáp ứng đủ như cầu của công chúng mục tiêu. 
Qua thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể nói, những công trình 
nghiên cứu, sách, bài báo, báo cáo, tham luận khoa học nêu trên sẽ là những cơ sở 
khoa học quý báu để  thực hiện đề  tài. Để  phát huy hơn nữa giá trị  của những 
nghiên cứu trước đây, cần thực hiện một công trình khoa học để tổng hợp, phân 
tích, đánh giá, đưa ra những giải pháp, kiến nghị  nhằm đổi mới quy trình sản 
xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam, góp phần đẩy mạnh hoạt động 
báo chí trong thời kỳ  hội nhập quốc tế và sthực hiện thành công đường lối đối 
ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng  
mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế của Việt Nam.

11


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI 

1.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
Từ  những nghiên cứu về  các khái niệm đã có, NCS đã đưa ra các khái 
niệm: sản phẩm báo chí (SPBC), tác phẩm báo chí (TPBC),  Thông tin đối ngoại  
(TTĐN), truyền thông quốc tế  (TTQT), sản phẩm báo chí đối ngoại (SPBCĐN),  
Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
1.2. Đặc điểm và vai trò của báo chí đối ngoại
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm báo chí đối ngoại 
Sản phẩm báo chí đối ngoại Việt Nam có những đặc điểm sau:   Công 
chúng và địa bàn tác động của sản phẩm báo chí đối ngoại, lực lượng tham gia 
sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại.
1.2.2 Vai trò của báo chí đối ngoại
Một là, nâng cao vị  thế, xây dựng hình  ảnh quốc gia trong thời kỳ  hội  
nhập sâu rộng và toàn diện
Hai là, thông tin về các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước
Ba là, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hoá, 
tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam
Bốn là,  đấu tranh dư  luận, chống lại những luận điệu sai trái thù địch, 
phản bác lại những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam
1.3. Vài nét về các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
NCS đã khái quát về tình hình các cơ  quan báo chí đối ngoại ở  Việt Nam  
hiện nay và các cơ  quan báo chí trong phạm vi khảo sát là báo VietnamNews,  
VietnamPlus, Hệ  phát thanh đối ngoại quốc gia VOV5, Kênh truyền hình đối  
ngoại VTV4 và Đài PTTH Quảng Ninh về sự hình thành và phát triển của các cơ 
quan báo chí đó.
1.4. Quy trình và những đặc trưng của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí 
đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
1.4.1. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay
Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí được hiểu là: các công đoạn thao tác, 
xử  lý chuyên môn, nghiệp vụ  bắt buộc để  sản xuất ra một sản phẩm báo chí 
(như  một tờ  báo in, tạp chí, một chương trình truyền hình, phát thanh hay  ấn  

phẩm báo mạng điện tử...) được bắt đầu từ khâu sáng tạo tác phẩm báo chí đến 
khi   sản   phẩm   báo   chí   được   công   chúng   tiếp   nhận,   thưởng   thức   (đọc,   nghe,  
xem) ... theo một trình tự các bước nhất định. 
Với loại hình báo chí nào, quy trình sản xuất sản phẩm cũng bao gồm 
nhiều công đoạn, nhiều khâu khác nhau mang tính chất liên hoàn, kết nối chặt  
chẽ để đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng, ăn khớp. Từ  những thông tin đầu vào, 
trải qua nhiều khâu “nhào nặn” để được đăng tải, phát sóng, xuất bản, trở thành 
12


“món ăn” cho công chúng. Những khâu này gần như  trở  thành nguyên tắc  ở  bất  
cứ  một cơ  quan báo chí, loại hình báo chí nào, buộc đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, 
phóng viên, công nhân viên tại cơ quan báo chí đó phải tuân thủ nghiêm ngặt.
1.4.2. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện  
nay
Qua quá trình quan sát và nghiên cứu thực tế, chúng tôi khái quát quy trình 
sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay gồm có 5 bước cơ 
bản sau: (1) Nghiên cứu và giao tiếp thực tế; (2) Sáng tạo tác phẩm; (3) Biên tập  
và trình bày sản phẩm; (4) In và phát hành/phát sóng; (5) Nghiên cứu phản hồi 
của công chúng. 
1.4.3. Những đặc trưng của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối  
ngoại
Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay có  
những đặc trưng về mô hình tòa soạn, công tác tổ chức sản xuất, kỹ năng quản lý; 
trình độ  chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ  và nhận thức chính trị  của đội ngũ 
phóng viên, ban biên tập; nội dung và hình thức sản phẩm.

13



Tiểu kết Chương 1
Báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí 
không chỉ đơn thuần là phương tiện cung cấp thông tin mà còn tham gia tích cực 
vào việc định hướng tư  tưởng, giáo dục, góp phần quan trọng trong quản lý, 
giám sát và phản biện xã hội. Việt Nam đang rất cần sự ủng hộ, đầu tư hợp tác 
của các quốc gia, tổ  chức, cá nhân trong cộng đồng quốc tế  để  thúc đẩy nhanh 
quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Để quốc tế có thông tin đầy đủ, đúng 
đắn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh  
có nhiều luồng thông tin phản ánh sai lạc làm xấu hình  ảnh đất nước trong con  
mắt bạn bè quốc tế  thì nhiệm vụ  TTĐN ngày càng trở  nên quan trọng. Trong  
thực hiện nhiệm vụ  TTĐN, báo chí đối ngoại ngày càng thể  hiện là một kênh 
thông tin quan trọng và hiệu quả. Sản phẩm báo chí đối ngoại là những ấn phẩm  
thuộc báo in, kênh phát thanh, kênh truyền hình hoặc báo mạng điện tử  nhằm  
chuyển tải thông tin đối ngoại. Sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại có những  
đặc trưng khác biệt so với sản xuất sản phẩm báo chí nói chung, biểu hiện ở tất 
cả các khâu của quy trình sản xuất, đặc biệt có sự khác biệt lớn ở khâu biên dịch, 
biên tập, hiệu đính chuyên gia là những bước không có trong quy trình sản xuất  
sản phẩm báo chí thông thường. 
Để  có sản phẩm báo chí đối ngoại chất lượng tốt thì vấn đề  hoàn thiện 
quy trình sản xuất là rất quan trọng, song để làm được việc đó thì trước hết phải  
thấy rõ những đặc trưng khác biệt của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối 
ngoại so với quy trình sản xuất một sản phẩm báo chí nói chung. Từ  thực tiễn 
tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  một số  cơ  quan báo  
chí có chức năng, nhiệm vụ  này  ở  nước ta; đồng thời trên cơ  sở  những tài liệu  
thu thập được, chúng tôi đã đề cập những vấn đề lý luận sau: Sản phẩm báo chí  
đối ngoại; tác phẩm báo chí đối ngoại; những đặc trưng khác biệt của sản phẩm 
báo chí đối ngoại như: tổ chức tòa soạn, phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, 
công chúng... Những nội dung được đề  cập  ở  trên của chuyên đề  đã góp phần  
làm rõ những vấn đề lý luận về báo chí đối ngoại, quy trình sản xuất sản phẩm  
báo chí đối ngoại ở Việt Nam.


14


Chương 2
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT
 – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của một số 
cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
Để  có kết quả về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở  Việt 
Nam hiện nay, tác giả  đã trực tiếp đến các cơ  quan báo chí đối ngoại quan sát, 
lấy số  liệu và làm việc với vai trò là một phóng viên, tham gia sản xuất tác 
phẩm.
2.1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm báo đối ngoại của Thông tấn xã  
Việt Nam
Hiện nay Ban Biên tập tin đối ngoại (BTTĐN) của TTXVN là nguồn nội 
dung chính của các tờ  báo in và báo điện tử  đối ngoại TTXVN như  Việt Nam  
News, Le Courrier du Vietnam, VietnamPlus, Báo  ảnh Việt Nam. Về  quy trình 
sản xuất thông tin, ngoài quy trình chung mà bất kỳ  loại hình báo chí nào cũng 
cần tuân thủ, quy trình sản xuất thông tin tại Ban BTTĐN còn mang những đặc  
thù riêng do ngôn ngữ truyền tải là tiếng nước ngoài, đối tượng tiếp nhận thông 
tin là các cơ  quan báo chí, công chúng nước ngoài hoặc độc giả  sử  dụng ngoại 
ngữ   ở  trong nước. Quy trình sản xuất thông tin (văn bản và tin truyền hình) tại  
Ban BTTĐN ­ TTXVN gồm 8 bước (Xem hình 2.1).

15


Khai thác tin


Biên tập, biên dịch các tác 
phẩm
Sơ duyệt, hiệu đính

Hiệu đính chuyên gia

Duyệt, xuất bản

Lưu trữ thông tin

Tiếp nhận phản hồi và rút kinh 
nghiệm thông tin
Hình 2.1. Các bước trong quy trình sản xuất sản phẩm tại Ban BTTĐN – TTXVN

Rút kinh nghiệm thông tin

2.1.2. Quy trình sản xuất sản phẩm báo phát thanh của Hệ phát thanh  
đối ngoại quốc gia VOV5
Quy trình sản xuất sản phẩm tại Hệ  VOV5 ngoài việc tuân theo những 
bước cơ bản của quy trình sản xuất sản phẩm báo phát thanh nói chung thì cũng 
có những đặc trưng, khác biệt so với các hệ phát thanh khác. 
Quy trình sản xuất một sản phẩm báo chí  ở  Hệ  VOV5 thường tuân theo 
những bước như sau:

16


Khai thác tin
Phòng thư ký biên tập lên kế hoạch nội dung sản 

xuất
Lãnh đạo hệ duyệt nội dung
Biên dịch, biên tập
Sơ duyệt, hiệu đính
Hiệu đính chuyên gia nước ngoài
Xác định đề tài
Lãnh đạo hệ duyệt
Nghiên
cứu đề tài
Thu thanh, biên tập v
ề nội dung và hình th
ức, phát 
sóng
Hình 2.2. Quy trình sThu nh
ản xuất s
ản ph
ẩm phát thanh t
ại Hệ VOV5
ận ph
ản h
ồi

Lên l
ịch làm đ
ề cươngền hình của kênh VTV4
2.1.3. Quy trình sản xu
ất sả
n phẩm báo truy

Tổ chức ghi hình tại hiện trường


Viết kịch bản dựng chi tiết

Dựng hình
17

Lãnh đạo duyệt


Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình ở VTV4
2.1.4 Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại với Trung Quốc  
của Đài PTTH Quảng Ninh
Các chương trình do các các đài truyền hình sản xuất đều trải qua quy 
trình gồm hai giai đoạn chính: tiền kỳ (chuẩn bị) và hậu kỳ. Tuy nhiên tùy theo 
chức năng, nhiệm vụ, nội dung sản xuất thì sẽ có những đặc trưng riêng trong 
các khâu.
Với đặc thù là sản phẩm được tổ  chức sản xuất chung giữa hai đơn vị  là 
Đài PT­TH Quảng Ninh và Đài Phát thanh Nhân dân Quảng Tây nên quy trình sản  
xuất của đặc san Hoa sen có những điểm đặc biệt so với một sản phẩm báo in –  
đặc san thông thường.

Xác nhận lựa chọn chủ đề

Tổ chức nội dung

Tổ chức trình bày

In ấn

Phát hành


Tiếp nhận phản hồi
18


Hình 2.5. Quy trình sản xuất đặc san Hoa Sen
2.2. Đánh giá chung về  quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở 
Việt Nam hiện nay 
2.2.1. Những ưu điểm 
Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại  ở  Việt Nam hiện nay có  
những ưu điểm sau:
­ Về  quy trình tổ  chức sản xuất sản phẩm : quản lý tòa soạn, công tác tổ 
chức sản xuất, nguồn thông tin, nguồn nhân lực, về công nghệ, về công tác phát 
hành)
­ Về nội dung và hình thức sản phẩm: 
* Về nội dung
+ Bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về mục tiêu, nhiệm vụ, nội 
dung thông tin đối ngoại, thông tin về chủ trương của Đảng và chính sách pháp 
luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ  trương, chính sách về  đối ngoại, chủ 
quyền biển – đảo và đại đoàn kết dân tộc
+ Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc,  
phản động của các thế  lực thù địch; thông tin mọi mặt về  tình hình đất nước, 
khẳng định những thành quả của công cuộc đổi mới, tiềm năng hợp tác và phát triển  
của Việt Nam.
+  Giới thiệu  đất nước, con người và những tinh hoa văn hóa dân tộc; 
Thông tin về các vấn đề quốc tế và công tác TTĐN bằng tiếng nước ngoài được 
đẩy mạnh)
*Về hình thức: tạo được sự thu hút với công chúng, kết cấu chuyên 
mục ổn định, hợp lí.
2.2.2. Những hạn chế

Qua khảo sát cho thấy quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại còn 
tồn tại những hạn chế sau:
­ Về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại: 
+ Quy trình sản xuất sản phẩm còn rườm rà, chưa thống nhất, tổ chức bộ 
máy sản xuất chưa thống nhất và còn thiếu hợp lý
+ Trình độ nguồn nhân lực còn thấp (thể hiện trên các biểu đồ 2.1, 2.2)
+ Vùng phủ sóng rộng nhưng vùng thu sóng bị hạn chế);
­ Về nội dung và hình thức sản phẩm: 
+ Các tin bài có nội dung sơ sài, đề tài, vấn đề chưa hay, chưa phù hợp
+ Chưa được đầu tư  nhiều về  hình  ảnh, thậm chí còn mắc phải một số 
lỗi về mặt kỹ thuật hình ảnh.
2.2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt  
ra
Nguyên nhân của ưu điểm
­ Sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Chính phủ; sự lãnh đạo, chỉ 
đạo trực tiếp của các cơ quan báo chí đối ngoại
19


­ Các cơ quan báo chí đối ngoại đã xác định được rõ nhiệm vụ được giao,  
những nét đặc thù của mình dựa trên những nhiệm vụ đó
­ Hệ  thống báo chí đối ngoại nước ta hiện nay có đội ngũ nhân lực hùng  
hậu và chuyên nghiệp, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên đông đảo, 
rải khắp cả nước và trên nhiều địa bàn quốc tế.
­ Hệ  thống báo chí đối ngoại Việt Nam có nguồn thông tin phong phú, 
chính thống, đáng tin cậy. 
Nguyên nhân của hạn chế
­ Đội ngũ làm báo đã tăng đáng kể  về  số  lượng nhưng chất lượng chưa  
tương ứng yêu cầu công việc
­ Tài chính, cơ  sở  vật chất – kỹ  thuật và công nghệ  điện tử  chưa được  

đầu tư thỏa đáng
­ Cơ chế chính sách còn chưa đáp ứng được thực tế công việc
­ Đổi mới về  phương thức tác nghiệp chưa theo kịp với sự  thay đổi của  
báo chí toàn cầu. 
 
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế sản xuất sản phẩm của 4 tòa soạn báo chí đối 
ngoại ở trung ương (TTXVN: Vietnam News, VietnamPlus, VOV5, VTV4) và Đài 
PT­TH Quản Ninh, chương 2 của luận án đã đưa ra những thông tin khá đầy đủ 
về bộ máy nhân sự, mối quan hệ giữa các phòng ban và đánh giá những ưu điểm 
và hạn chế của từng công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm tại mỗi báo. 
Hoạt động thực tiễn này đã bổ sung, làm sáng tỏ cho những tiền đề lý thuyết cơ 
bản ở chương 1. Qua đó làm nổi bật những nét đặc thù của mỗi cơ quan về loại  
hình, quy mô, cách thức tiến hành sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại.
Để có thể đưa ra những nhận xét khách quan về những ưu điểm hạn chế 
còn tồn tại trong mỗi quy trình sản xuất của từng tòa soạn, tác giả  đã tiến hành  
phát 350 phiếu thăm dò tới những người trực tiếp tham gia vào hoạt động tổ 
chức sản xuất, tiến hành các phỏng vấn sâu và tổ  chức ba buổi thảo luận nhóm 
với thành phần là những cán bộ quản lý, điều hành, phóng viên/biên tập viên sản  
xuất sản phẩm báo chí đối ngoại tại Việt Nam. Đồng thời, phân tích các báo cáo 
về  công tác TTĐN của các cơ  quan báo chí trong diện khảo sát từ  năm 2012­
2017. Bởi khi nhìn vào sản phẩm đầu ra, có thể đánh giá ngược trở lại các bước 
làm ra sản phẩm ấy đã hiện đại, khoa học, hợp lý, phát huy được sức mạnh của 
tập thể mỗi cơ quan báo chí hay chưa. Hơn nữa, những người tham gia vào quy  
trình sản xuất ấy sẽ tự đánh giá được những ưu điểm, hạn chế khi họ thực hiện  
trực tiếp. Kết quả  khảo sát cho thấy những người trực tiếp tham gia vào quy 
trình tổ chức sản xuất cũng đánh giá tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật và công  
nghệ điện tử chưa được đầu tư  thỏa đáng, cơ  chế  chính sách còn chưa đáp ứng  
được thực tế công việc. Điều này gây ra những bất cập trong hoạt động của các 
cơ quan báo chí đối ngoại cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của  

quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại trong tương lai.
20


21


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG,
 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Phương hướng xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm  
báo chí đối ngoại
3.1.1. Tăng cường sự  lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với  
công tác TTĐN nói chung và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại
Cũng như các cơ quan báo chí khác, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi  
để  báo chí đối ngoại phát triển, phát huy các  ưu thế  đặc thù của mình, đáp ứng 
nhu cầu thông tin đa dạng, Nhà nước cần quản lý hiệu quả hơn nữa sự phát triển  
của các cơ quan báo chí này.
3.1.2.  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất  
sản phẩm báo chí đối ngoại
Để  đáp  ứng nhu cầu của thời cuộc, mỗi tòa soạn đều không ngừng nâng 
cao chất lượng thông tin cũng như  hình thức thể  hiện nhằm tạo ra sự đa dạng,  
hấp dẫn. Điều này phụ thuộc nhiều vào đội ngũ những người làm báo, đặc biệt  
là ban biên tập (bao gồm cả biên dịch viên, hiệu đính viên) và phóng viên. 
­ Chuẩn hóa chương trình đào tạo phóng viên, biên tập viên đối ngoại về 
kết cấu chương trình, đối tượng hóa, kỹ năng báo chí hiện đại.
­ Tận dụng các nguồn lực tại chỗ  (kiến thức và kinh nghiệm của chuyên 
gia nước ngoài, các hiệu đính viên chương trình). 
­ Xây dựng được đội ngũ phóng viên, biên tập viên có trình độ  ngoại ngữ 

tốt là hết sức cần thiết, đặc biệt là khả năng ứng khẩu và xử lý tình huống thực  
tế trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình trực tiếp. 
­ Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, biên dịch  
viên đang tham gia sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại cũng là công tác cần  
chú trọng.
­ Quan tâm đến đội ngũ cộng tác viên
3.1.3 Tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính; đổi mới công nghệ và hiện  
đại hóa các trang thiết bị, phương tiện của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí  
đối ngoại
­ Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư đổi mới và hiện đại 
hóa cơ  sở  vật chất, kỹ thuật, xây dựng nội dung chương trình đối ngoại, cơ  sở 
hạ tầng truyền dẫn, phát sóng cho các cơ quan chuyên trách làm công tác báo chí 
đối ngoại, đặc biệt ưu tiên nguồn lực cho các đơn vị chủ lực; còn cần xã hội hóa 
các hoạt động báo chí nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hệ thống báo chí 
phục vụ đối ngoại. 
­ Cấp ngân sách để hợp tác với các đối tác nước ngoài triển khai các hoạt  
động thông tin đối ngoại.
22


­   Mở   rộng   việc   thực   hiện   các   chương   trình   xuyên   quốc   gia,   trao   đổi 
chương trình, cần đẩy mạnh việc trao đổi phóng viên, gửi phóng viên đi học tập 
ở nước ngoài, vừa tạo điều kiện để  họ  mở  mang tầm nhìn, trau dồi nghiệp vụ,  
cập nhật những kỹ  thuật mới vừa nâng cao khả  năng ngoại ngữ, học hỏi kinh 
nghiệm tử phía bạn.
­ Bổ  sung trang bị  thiết bị  hiện đại, cập nhật để  có thể  đáp  ứng được  
những yêu cầu thực tế khi tác nghiệp. 
­ Phát triển các cơ quan báo chí đa phương tiện.
­ Sử dụng mạng xã hội (như facebook, youtube) để tăng khả năng tương tác 
giữa công chúng và người làm báo.

­ Thúc đẩy số  hóa và đổi mới công nghệ  từ  khâu sản xuất, dựng, truyền  
dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đối ngoại để có chất lượng đạt chuẩn khu  
vực và quốc tế, tương thích với mọi tiêu chuẩn kỹ  thuật của các thiết bị  nghe  
xem của các nước thế giới.
3.1.4 Xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối  
ngoại theo hướng chú trọng nâng cao về  cả  số  lượng và chất lượng sản  
phẩm
Công tác TTĐN cần tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu 
quả trên cơ sở quán triệt những định hướng đổi mới có tính chiến lược do Đảng 
và Nhà nước đề  ra nhằm đáp  ứng được đòi hỏi của thực tiến cách mạng trong  
tình hình mới.
+Thứ   nhất,   gia   tăng   số   lượng,   thời   lượng   các   chương   trình,   ấn 
phẩm báo chí đối ngoại
+ Thứ hai, đổi mới về nội dung sản phẩm báo chí đối ngoại
+ Thứ ba, cải tiến hình thức, đa dạng hóa thể loại báo chí đối ngoại
3.1.5. Chú trọng đổi mới quy trình hoạt động quảng bá, quảng cáo sản  
phẩm báo chí đối ngoại nhằm mở rộng đối tượng công chúng
Với các sản phẩm có thể mang lại nguồn thu như báo điện tử hoặc truyền  
hình thì nên đẩy mạnh hoạt động quảng bá, thu hút quảng cáo, không chỉ  góp 
thêm nguồn thu mà còn giúp nâng cao vị thế, sức  ảnh hưởng của các sản phẩm  
báo chí này.
Hàng năm, các cơ quan báo chí đối ngoại có thể  xây dựng kế  hoạch điều 
tra xã hội học cụ  thể  để  nắm được đặc điểm công chúng, mức độ   ảnh hưởng, 
tác động đến họ để từ  đó có sự điều chỉnh về hình thức, nội dung, có kế  hoạch 
quảng bá các sản phẩm sao cho dễ  tiếp cận với công chúng và đạt được hiệu  
quả tác động cao nhất.
3.2. Giải pháp chủ  yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất  
sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
3.2.1 Giải pháp chung nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản 
phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

Sự đổi mới là luôn cần thiết để luôn làm mới mình, tạo ra những sản 
phẩm mới mẻ đến với công chúng với chất lượng cao hơn, hấp dẫn, ấn tượng 
23


hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi phải luôn dựa trên nền tảng là sự chỉ đạo thống nhất 
về nội dung của Ban lãnh đạo tòa soạn, đảm bảo tính định hướng, bám sát 
đường lối đối ngoại và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
3.2.2 Giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản 
phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới
3.2.2.1. Đối với quy trình sản xuất sản phẩm báo in đối ngoại
Về tổ chức sản xuất chương trình
­ Có kế hoạch thông tin rất cụ thể và chi tiết, có khả  năng kiểm soát mọi  
nguồn thông tin, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của bạn đọc.
­ Không ngừng nâng cao chất lượng thông tin cũng như hình thức thể hiện  
nhằm tạo sự đa dạng, hấp dẫn.
Về công tác quảng bá và phát hành sản phẩm
Đa dạng hóa các kênh phát hành của báo in thông qua đường ngoại giao, du  
lịch, đầu tư, hợp tác trao đổi thông tin với các hãng thông tấn báo chí quốc tế... 
Phát triển mạnh báo in dưới dạng điện tử  (e­paper) để  mở  rộng phạm vi phát  
hành đến những địa bàn xa, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
3.2.2.2. Đối với quy trình sản xuất sản phẩm phát thanh đối ngoại
­ Đẩy mạnh việc tổ chức điều tra thính giả định kỳ
­ Đẩy mạnh đổi mới khâu tổ chức sản xuất
­ Mở rộng vùng phủ sóng và đa dạng hóa các hình thức chuyển tải
­ Tăng cường các chương trình tài trợ và trao đổi chương trình vói các Đài 
quốc tế
­ Đẩy mạnh tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá
3.2.2.3. Đối với quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình đối ngoại
­ Nâng cao chất lượng khâu thực hiện đề tài, thể hiện tác phẩm

­ Thực hiện hiệu quả công tác truyền dẫn phát sóng
3.2.2.4. Đối với quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử  đối  
ngoại
Quy trình sản xuất có  ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và 
mục tiêu tiếp cận công chúng của cơ  quan báo chí. Để  thực hiện được những  
phương hướng đã đề ra, cần có những giải pháp cụ thể và rõ ràng.
Một là, về  nội dung, cần nâng cao số  lượng và chất lượng thông tin đối 
ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người  
Việt Nam, đáp ứng đầy đủ  và kịp thời nhu cầu thông tin của độc giả  là yêu cầu 
cần thiết để nâng cao hiệu quả thông tin. 
Hai là, tận dụng tối đa các kênh truyền thông xã hội nhằm lan tỏa thông 
tin, tiết kiệm chi phí và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, sự thay đổi 
trong thói quen của người tiếp nhận thông tin. 
Ba là, về kỹ thuật và công nghệ: đối với báo mạng điện tử, thế mạnh lớn 
nhất là khả năng đa phương tiện, mức độ truyền tải thông tin tới công chúng rất  
nhanh chóng và không giới hạn về địa lý.
24


Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm  
báo chí đối ngoại  ở  một số  cơ  quan báo chí đối ngoại trong diện khảo sát  ở 
chương 2, tác giả  đã đề  xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp  
chung, giải pháp cụ thể đối với từng loại hình nhằm xây dựng và hoàn thiện qui 
trình sản xuất sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí đối ngoại của Việt Nam  
trong thời gian tới.
Các sản phẩm báo chí đối ngoại hiện nay luôn có được sự quan tâm hỗ trợ 
về nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy tài nguyên thông tin  
quý giá của mình, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện các chương trình, kế 
hoạch, chiến lược thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Trong bối cảnh 

hội nhập quốc tế  hiện nay, các sản phẩm báo chí đối ngoại cần đáp  ứng mục  
tiêu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả thông tin đối ngoại, truyền thông quốc tế 
của Việt Nam; đồng thời qui trình sản xuất phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện 
đại, thực hiện nghiêm chủ  trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật  
của nhà nước về hoạt động báo chí. 
Việc quán triệt thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quan điểm, chủ trương,  
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động 
sản xuất báo chí đối ngoại, các phương hướng và giải pháp chủ yếu được trình  
bày nêu trên góp phần xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo 
chí đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.

25


×