Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Quản trị khoản phải thu khách hàng của công ty CP kim loại tấm intech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.69 KB, 65 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo khoa Tài Chính- Ngân hàng Trường
Đại Học Thương Mại đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm qua.
Cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em đi tìm hiểu áp dụng những kiến thức
học trên ghế giảng đường vào thực tiễn. Để chúng em có thể hiểu sâu và rõ hơn
nghiệp vụ ngoài thực tế, đưa toàn bộ lượng kiến thức học trong sách vở thực tế hóa.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo Ths.Nguyễn Việt Bình đã
nhận xét và góp ý cho bài nghiên cứu của em được chính xác và hoàn thiện nhất.
Em chân thành cảm ơn Thầy!
Em cũng gửi lời cảm ơn tới đơn vị thực tập- Công ty Cổ phâ Kim loại Tấm
Intech Việt Nam, các anh chị cùng làm việc. Đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với
môi trường làm việc nghiêm túc, hiệu quả, năng động và nhiều cảm xúc. Cảm ơn
Ban lãnh đạo công ty đã hỗ trợ để em hoàn thành bài một cách tốt nhất. Chúc anh
chị luôn hoàn thành tốt công việc và Quý công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công
hơn nữa trong tương lai.
Với sự biết ơn sâu sắc, em xin gửi tới Thầy cô, Quý công ty cùng các anh chị
lời chúc sức khỏe!


2

MỤC LỤC

DANH MỤC MÔ HÌNH- BIỂU ĐÔ
MH 1.1.a1
MH 1.1.a2
MH 1.1.b1
MH 1.1.b2
MH 1.1.c1


MH 1.1.c2
Biểu đồ 2.2

MÔ HÌNH NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
MÔ HÌNH THẮT CHẶT CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
MÔ HÌNH TĂNG TỶ LỆ CHIẾT KHẤU
MÔ HÌNH GIẢM TỶ LỆ CHIẾT KHẤU
MÔ HÌNH MỞ RỘNG THỜI HẠN BÁN CHỊU
MÔ HÌNH RÚT NGẮN THỜI HẠN BÁN CHỊU
THỂ HIỆN CƠ CẤU KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU- SƠ ĐÔ
Bảng 2.1.a
Sơ đồ 2.1
Bảng 2.1.b
Bảng 2.1.c
Bảng 2.2.a
Bảng 2.2.b
Bảng 2.2.c
Bảng 2.2.d
Bảng 2.2.e
Bảng 2.2.f

SẢN PHẨM CÔNG TY SX VÀ PHÂN PHỐI
CƠ CẤU TỔ CHỨC
BẢNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU KH
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
CƠ CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
BẢNG TÌNH HÌNH KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tp
VN
CP
BCTC
VNĐ
LNTT
TSCĐ
TSNH
VCSH
SX
DT
KPT
KH
DN

Thành phố
Việt Nam
Cổ phần
Báo cáo tài chính

Việt Nam Đồng
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản cố định
Tài sản ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu
Sản xuất
Doanh thu
Khoản phải thu
Khách hàng
Doanh nghiệp


5

5

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế phát triển dẫn đến sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp với
đa dạng loại hình như: sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu của
con người.Và tập khách hàng của DN thuộc nhiều phân khúc khác nhau từ người tre
đến già, từ người giàu đến người nghèo. Hiển nhiên, khi khách hàng đang rất có nhu
cầu sử dụng sản phẩm nhưng nguồn tiền lại chưa xoay sở kịp thì hiện tượng khách
hàng muốn mua chịu hàng hóa của doanh nghiệp xuất hiện. Song song với nó là
phát sinh các khoản doanh nghiệp phải thu về để phục vụ cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp, bị các cá nhân hay
tổ chức chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Doanh nghiệp nào hoạt
động trên thị trường kinh tế này cũng có những khoản phải thu riêng. Tùy vào đặc
điểm ngành nghề khác nhau của doanh nghiệp mà có mức khoản phải thu khác
nhau, từ những khoản có giá trị không đáng kể đến những khoản phải thu không thể

kiểm soát. Nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có thể là ở hiện tại hoặc trong tương lai.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, thị trường mở rộng, khoản phải thu là yếu
tố quan trọng để tạo nên uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và là chiến
lược để cạnh tranh với các đối thủ trong ngành khác.
Công ty CP Kim loại Tấm Intech Việt Nam chuyên sản xuất gia công các sản
phẩm công nghiệp, máy móc,..với số lượng lớn, phân phối cho tất cả các đối tác,
khách hàng từ người mua le đến các đại lý lớn. Vì thế không thể tránh khỏi đề nghị
mua chịu của khách hàng. Hơn nữa công ty lại là một doanh nghiệp tre, chưa được
biết đến rộng rãi nên việc tạo uy tín, có nhiều chính sách nới lỏng tín dụng cho
khách hàng là rất cần thiết. Thế nhưng cho đối tác, khách hàng mua chịu cũng là
một quyết định hết sức cần cân nhắc đối với công ty. Vậy để làm thế nào mà công ty
vừa bán được sản phẩm, vừa tạo uy tín lại vừa giữ chân được khách hàng trung


6

6

thành với sản phẩm của mình. Đó là một câu chuyện dài cần công ty nghiên cứu và
xây dựng chiến lược rõ ràng.
Trong quá trình thực tập nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó em đã
quyết định nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài: “Quản trị khoản phải thu khách
hàng của Công ty CP Kim loại Tấm Intech”. Với hi vọng sẽ tìm ra được nguyên
nhân của những tồn tại và có thể khắc phục để chính sách khoản phải thu hoàn thiện
hơn trong tương lai.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Qua hệ thống lý thuyết và nội dung nghiên cứu cộng với số liệu thu thập và sử
dụng các phương pháp phân tích khoản phải thu khách hàng của Công ty CP Kim
loại Tấm Intech VN .

Qua đó nhận ra những mặt tích cực và hạn chế, để đưa ra các chính sách, chiến
lược quản lý khoản phải thu khách hàng sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận tập trung vào vấn đề khoản phải thu khách hàng của Công ty CP
Kim loại Tấm Intech VN và công tác quản trị khoản phải thu đó. Số liệu và phân
tích số liệu trong giai đoạn từ năm 2014- 2016.
4.Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để làm rõ đề tài: phương pháp điều tra, thu
thập số liệu sơ cấp, thứ cấp; phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng;
phương pháp thống kê, mô tả,…
5.Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản của quản trị khoản phải thu khách
hàng
Chương 2: Thực trạng quản trị khoản phải thu khách hàng của Công ty
CP Kim loại tấm Intech Việt Nam
Chương 3: Các đề xuất nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu về quản trị
khoản phải thu khách hàng của công ty CP Kim loại Tấm Intech Việt Nam


7

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ KHOẢN
PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản trị khoản phải thu khách
hàng
1.1.1.Khoản phải thu
- Khái niệm: Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các
đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng một các hợp pháp hay bất hợp pháp mà doanh

nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi.
- Phân loại: Khoản phải thu trong doanh nghiệp được chia thành nhiều khoản:
+ Khoản phải thu từ khách hàng: Là những khoản cần phải thu do doanh
nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bị khách hàng chiếm dụng hoặc là hợp pháp
hoặc là bất hợp pháp
+ Khoản ứng trước cho người bán: Là tài sản doanh nghiệp phải thu vì đã trả
trước cho khách hàng mà chưa nhận được hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu.
+ Khoản phải thu nội bộ: Là các khoản tiền phải thu trong cùng một công ty
hay cùng một hệ thống công ty, do phát sinh hoạt động kinh tế được bộ phận kế
toán hạch toán độc lập.
+ Khoản tạm ứng cho công nhân viên: Là khoản tiền doanh nghiệp chi cho
nhân viên đi thực hiện nghiệp vụ, hay các khoản tạm ứng tiền lương tiền công và sẽ
được hạch toán, khấu trừ vào cuối tháng.
+ Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ: Khi doanh nghiệp muốn vay vốn phải
mang tài sản đi cầm cố để đảm bảo hay là khoản tiền gửi trước để làm tin trong việc
mua bán hoặc khi doanh nghiệp thuê mướn tài sản phục vụ nhu cầu sản xuất mà
công ty cho thuê yêu cầu đặt cược giá trị bằng hoặc lớn hơn tài sản mượn đó.
+ Các khoản phải thu khác: Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà có những
khoản phải thu khác riêng của họ.


8

8

1.1.2.Quản trị khoản phải thu khách hàng
- Khoản phải thu khách hàng: Là những khoản cần phải thu do doanh nghiệp
bán chịu hàng hóa, thành phẩm hoặc do cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đối tác
của mình.
- Quản trị khoản phải thu khách hàng: Là công tác hoạch định, tổ chức, lãnh

đạo, kiểm soát của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong chính sách tín dụng mà doanh
nghiệp đã đang và sẽ áp dụng.
- Đặc điểm, vai trò của quản trị khoản phải thu khách hàng
+ Khoản phải thu là khoản tiền mà doanh nghiệp cần thu trong kì kinh doanh,
ảnh hưởng tới tốc độ vòng quay vốn trong kì. Doanh nghiệp cần phải thu đúng đủ
nợ để đảm bảo không xảy ra ứ đọng vốn trong khâu thanh toán.
+ Doanh nghiệp cẩn trọng đưa ra chiến lược tín dụng để tạo uy tín với khách
hàng
+ Tất cả mọi công tác quản trị khoản phải thu phải hết sức chặt chẽ và đã có
dự phòng rủi ro kể cả trong trường hợp xấu nhất.
+ Giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ để đứng vững trên thị trường
hiện nay.
+ Kiểm soát được toàn bộ số nợ đã, đang và sẽ phát sinh tại doanh nghiệp.
+ Thu hồi lại tài sản một cách nhanh chóng và tốn ít chi phí nhất.
+ Giúp khách hàng nhớ rằng mình vẫn còn đang chiếm dụng tài sản của người
khác và có nghĩa vụ phải hoàn trả khi điều kiện cho phép.
1.1.3.Chính sách tín dụng
- Định nghĩa: Là hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng( bán chịu hàng hóa) cho
khách hàng của mình. Chính sự cấp tín dụng này đã phát sinh ra khoản phải thu
khách hàng của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực
hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:
+ Tiêu chuẩn tín dụng: nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín
dụng tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp
nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính


9

9


hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đề ra thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng
theo hình thức bán chịu của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn cấp tín dụng không cứng
nhắc, nó phụ thuộc vào từng thời kì, từng đối tượng khách hàng hoặc giá trị cao,
thấp của sản phẩm… Dưới đây là một số mô hình cơ bản của chính sách tín dụng:
MH 1.1.a1: Mô hình nới lỏng chính sách tín dụng
Nới lỏng

Tăng KPT

Tăng chi phí KPT
Ra quyết định

Tăng DT

Tăng LN có bù đắp được CP

Tăng lợi nhuận

- Mô hình nới lỏng chính sách tín dụng là mô hình mà ở đó nhà quản trị không
đưa ra những tiêu chuẩn quá khắt khe cho khách hàng. Điều này sẽ làm tăng khoản
phải thu, tăng chi phí, tăng lợi nhuận. Và sau khi so sánh chi phí với lợi nhuận
chênh nếu thấy có lợi thì sẽ quyết định sử dụng mô hình này.
- Tương tự với mô hình thắt chặt chính sách tín dụng là công ty đưa ra nhiều
tiêu chuẩn cao hơn cho khách hàng. Nếu vậy sẽ làm giảm khoản phải thu kéo theo
các điều kiện khác cũng giảm theo và nhà quản trị sẽ ra quyết định phù hợp với thời
điểm đó.
MH 1.1.a2: Mô hình thắt chặt chính sách tín dụng
Thắt chặt

Giảm KPT


Giảm chi phí KPT
Ra quyết định

Giảm DT

Giảm lợi nhuận

LN thu về có đáp ứng yêu cầu?


10

10

+ Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán
tiền hàng sớm bằng cách giảm giá đối với những trường hợp trả tiền trước hạn.
Theo quy định của DN khi khách hàng thanh toán tiền hàng sớm thì sẽ được hưởng
1 tỷ lệ chiết khấu cụ thể.
MH 1.1.b1: Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu
Giảm kỳ thu tiền bình quân

Giảm KPT

Tiết kiệm chi phí vào KPT
Ra quyết định

Tăng tỷ lệ chiết khấu

Tiết kiệm LN đủ bù đắp chi phí?

Giảm lợi nhuận

Giảm DT ròng

-Mô hình tăng tỷ lệ chiết khấu là doanh nghiệp sẽ đưa ra một mức chiết khấu
hấp dẫn khách hàng. Nâng cao tỷ lệ chiết khấu làm cho doanh thu giảm nhưng lại
kích thích được khách hàng trả nợ nhanh hơn, tức khoản phải thu của công ty giảm
xuống. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng sẽ xem xét điều kiện công ty mình để áp dụng
cho phù hợp.
MH 1.1.b2: Mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu
Tăng kỳ thu tiền bình quân

Tăng KPT

Tăng chi phí vào KPT
Ra quyết định

Giảm tỷ lệ chiết khấu
LN đủ bù đắp chi phí?
Tăng DT ròng

Tăng lợi nhuận


11

11

-Tương tự với mô hình giảm tỷ lệ chiết khấu, mức chiết khấu áp dụng của
doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn mức đang áp dụng. Điều này làm tăng kỳ thu tiền bình

quân, tăng doanh thu ròng dẫn đến tăng KPT, tăng lợi nhuận. Nhưng có lựa chọn
chính sách này hay không thì cũng là chiến lược của doanh nghiệp.
+ Thời hạn bán chịu ( thời hạn tín dụng): là quy định về độ dài về thời gian
của các khoản tín dụng cho khách hàng chịu.
Mô hình mở rộng thời hạn là doanh nghiệp cho khách hàng nợ lâu hơn.Như
vậy làm tăng khoản phải thu, tăng lợi nhuận và tăng cả chi phí nữa. Không biết liệu
lợi nhuận tăng có bù đắp được chi phí tăng? Nếu thuận lợi chắc chắn doanh nghiệp
sẽ sử dụng mô hình này.
MH 1.1.c1: Mô hình mở rộng thời hạn bán chịu
Tăng
kỳkỳ
thuthu
tiền
Tăng
tiền

Tăng KPT

Mở rộng
hạn
bán chịu
Mởthời
rộng
thời
hạn bán chịu
Tăng
Tăngdoanh
doanhthu
thu


Tăng chi phí
Ra quyết định

Tăng lợi
nhuận

LNđắp
bùchi phí
TăngTăng
LN bù
đắp chi phí

-Tương tự với mô hình rút ngắn thời hạn tín dụng, thời gian cho khách hàng
nợ bị hạn chế. Dẫn đến các chỉ tiêu cũng “giảm” và quyết định có sử dụng hay
không phụ thuộc vào nhà quản lý.
MH 1.1.c2: Mô hình rút ngắn thời hạn bán chịu
Giảm
Tăngkỳkỳthu
thutiền
tiền

Giảm KPT

Rút ngắn
hạn
bán chịu
Mởthời
rộng
thời
hạn bán chịu

Giảm
Tăngdoanh
doanhthu
thu

Giảm chi phí
Ra quyết định

bù ứng DN
LN thu Tăng
được LN
có đáp
Tăng lợi
đắp chi phí
nhuận


12

12

+ Chiết khấu thanh toán và thời hạn tín dụng là 2 biến số liên quan trực tiếp
đến nhau. Trong chiết khấu thanh toán đã chỉ rõ thời hạn tín dụng tối đa mà khách
hàng được phép chịu. Thí dụ: một thương vụ mua bán có quy định “3/7 net 30” điều
này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ chiết khấu 3% trên tổng giá trị hàng nếu khách
hàng thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày giao hàng, hoặc số tiền hàng phải trả
toàn bộ trong vòng 30 ngày kể từ ngày kí kết hợp đồng.
+ Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định như: trả tiền mặt hay chuyển
khoản và cách thức thu tiền như thu tiền 1 lần hay nhiều lần, mua trả góp. Và bao
gồm cả chính sách phạt đối với những khoản nợ quá hạn.



Ý nghĩa của chính sách tín dụng
-Đối với doanh nghiệp
+ Tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp: doanh thu có xu hướng tăng lên khi
tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng, tỷ lệ chiết khấu cao, thời hạn tín dụng dài.
+ Tạo uy tín trên thị trường: một chính sách tín dụng phù hợp sẽ khiến cho
khách hàng hài lòng, khai thác được lượng khách hàng tiềm năng, mở rộng thương
hiệu.
+ Giúp doanh nghiệp quản lý tốt các khoản nợ, thời gian thu nợ để sử dụng
phù hợp cho chu kì kinh doanh tiếp theo.
+ Trong tương lai doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững vì có tập khách hàng
“trung thành” luôn cùng song hành.
-Đối với khách hàng
+ Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi họ chưa xoay kịp tài chính mà lại
đang rất cần sử dụng sản phẩm.
+ Một số khách hàng kinh tế hơn, họ dùng số tiền đó đi đầu tư trong thời hạn
cho phép để thu lợi nhuận về rồi sau đó mới mang trả công ty số tiền nợ.
+ Khách hàng luôn ý thức được trách nhiệm trả nợ của mình khi đã sử dụng
sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng.


13

13

1.2.Nội dung lý thuyết liên quan đến quản trị khoản phải thu khách hàng
1.2.1.Hoạch định quản trị khoản phải thu khách hàng
- Là quá trình các nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của công tác
quản trị khoản phải thu và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục

tiêu. Như vậy việc hoạch định quản trị khoản phải thu thực chất là việc hoạch định
chính sách bán tín dụng. Một số bước cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần thực
hiện như:
1.2.1.1.Xây dựng tiêu chuẩn tín dụng
- Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách
hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Đây là một bộ
phận cấu thành chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và mỗi doanh
nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu chính thức hoặc không chính thức của
mình. Những tiêu chuẩn tín dụng được nhắc đến ở nhiều khía cạnh như: uy tín
thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của khách hàng.
+ Uy tín thanh toán: đối với các khách hàng đã từng phát sinh giao dịch trên
thị trường trong quá trình đó khách hàng này có đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn
theo hợp đồng hay không?
+ Khả năng tài chính: Công ty dựa vào số liệu của công ty đối tác cung cấp để
đánh giá khả năng tài chính của các kỳ kinh doanh trước đó.
+ Khả năng thế chấp của khách hàng: Đối tượng khách hàng là cá nhân hay
doanh nghiệp thì công ty sẽ nhìn nhận một các khách nhau để đánh giá khả năng
này.
Công tác xây dựng được một chính sách tín dụng chuẩn, đúng và phù hợp sẽ
mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp chứ không chỉ là tăng thu nhập.
1.2.1.2.Thiết lập điều khoản tín dụng
Điều khoản tín dụng là việc xác định thời gian hoàn trả nợ và tỷ lệ chiết khấu
áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn trong khoảng thời gian quy định.
- Xác định thời hạn tín dụng: Cho khách hàng nợ trong thời gian bao lâu sẽ
được nếu rõ trong hợp đồng khi thỏa thuận. Và đó là khoảng thời gian tối đa để


14

14


khách hàng xoay được vốn thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho doanh nghiệp, để
doanh nghiệp sử dụng cho kì kinh doanh tiếp theo của họ.
- Xác định tỷ lệ chiết khấu thanh toán: Tùy thuộc vào từng đối tượng khách
hàng, số lượng mua hàng của họ mà doanh nghiệp sẽ đặt ra mức chiết khấu phù hợp
có kèm theo các điều kiện cụ thể khác nữa để giảm giá hàng bán.
1.2.1.3.Xây dựng chính sách thu nơ
-Là một khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Đó là những quy định của doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ đối với những
hợp đồng đã đáo hạn hay quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng. Các quy định này
có thể lỏng leo hoặc chặt chẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp, các
biện pháp xử lý với những khoản nợ xấu. Khi khách hàng chậm thanh toán, doanh
nghiệp thực hiện các thủ tục như: gửi 1 bản sao hợp đồng nhắc nợ, sau đó nếu vẫn
chưa thanh toán thì gọi điện thoai hối thúc. Nếu các biện pháp này không có hiệu
quả thì doanh nghiệp hoặc phải nhờ các công ty thu hồi nợ hoặc kiện ra tòa.
Chính sách này của doanh nghiệp phải vừa hợp tình, vừa hợp lí mới khiến cho
khách hàng không phật ý. Bởi trong nhiều trường hợp do vô tình khách hàng quên
vì bận rộn chứ không phải cố tình không trả nợ. Vậy nên khi thực hiện công tác này,
công ty phải khéo léo một chút để công ty vừa thu lại được nợ mà khách hàng lại
thấy được tôn trọng. Như vậy mới là thành công của công tác này.
1.2.2.Tổ chức quản trị khoản phải thu khách hàng
- Việc tổ chức thực hiện quản trị khoản phải thu khách hàng những công việc
liên quan đến quản trị khoản phải thu sao cho hiệu quả, bao gồm: phân tích các yêu
cầu trong chính sách tín dụng, theo dõi tình hình khoản phải thu, quá trình quản trị
khoản phải thu, và đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro, chính sách thu nợ tối
ưu nhất.
- Công việc này tuy nói rất đơn giản nhưng đến khi làm thì thấy đây là 1 khâu
khá hóc búa nhà quản trị. Làm công tác này phải là người có chuyên môn vững và
khả năng nắm bắt được tình hình trong từng giai đoạn tốt.



15

15

1.2.3.Các bộ phận tham gia quản trị khoản phải thu khách hàng
- Hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc
quản trị khoản phải thu, và các nhà quản trị cần phối hợp với các bộ phận để đưa ra
các quyết định chính xác và mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hơn nữa chính nhân viên trong từng bộ phận cũng nên tham gia góp ý vào
quá trình lãnh đạo này bởi chỉ có những người được thực hiện qua công việc mới
nhận thức rõ ràng nhất về vấn đề công ty đang gặp phải và có những đóng góp
mang tính thực tế để công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.4.Kiểm soát và đánh giá công tác khoản phải thu
- Sau khi các hoạt động quản trị khoản phải thu được thực hiện dưới sự điều
hành của những cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên
tiến hành kiểm tra và đánh giá lại các hoạt động đó.
- Từ những kết quả đánh giá của hoạt động quản trị khoản phải thu, doanh
nghiệp tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến quản trị khoản phải thu để
mang lại hiệu quả tốt nhất. Về cơ bản, có ba hoạt động liên quan đến khoản phải thu
mà doanh nghiệp cần chú ý nhất là: chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng, chính
sách thu tiền. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dựa trên các chỉ số để đo lường hiệu
quả hoạt động các khoản phải thu. Các chỉ số này sẽ giúp nhà quản lý nhìn thấy
được và đo lường được hiệu quả hoạt động của các khoản phải thu. Hiện nay các
công ty thường sử dụng 3 chỉ tiêu cơ bản sau để đo lường hiệu quả hoạt động: Vòng
quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, tuổi nợ. Ngoài ra để so sánh hiệu quả
quản lý các khoản phải thu giữa các công ty hoặc của công ty với trung bình ngành.
+ Vòng quay khoản phải thu: Được tính bằng công thức doanh số thuần hàng
năm chia cho khoản phải thu trung bình. Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả
của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số

vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì
có thể doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như


16

16

vậy thì doanh nghiệp chúng ta bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua
từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn
với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số bán chịu
đã vượt quá mức.
+ Kỳ thu tiền bình quân ( còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản
phải thu) phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các KPT. Cách tính: Số
dư khoản phải thu bình quân× 360 ngày rồi chia cho tổng doanh thu bán chịu trong
kì. Kỳ thu tiền bình quân ngắn chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong
khâu thanh toán. Và khi ngược lại, nếu chỉ số này dài chứng tỏ doanh nghiệp còn
khoản phải thu lớn chưa thu hồi được. Tuy nhiên để đánh giá thực trạng này tốt hay
xấu còn phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của
từng doanh nghiệp.
+ Tuổi nợ: Dựa trên thời hạn tín dụng thì doanh nghiệp sẽ tính được tuổi nợ
của khoản phải thu của mình để từ đó có những chính sách thu tiền hợp lý. Và phân
loại khoản nợ đó, phòng ngừa rủi ro cho tương lai.
1.2.5.Các loại chi phí phát sinh
- Chắc chắn một điều rằng khi doanh nghiệp sử dụng thêm các chính sách hỗ
trợ như bán chịu thì cũng có các loại chi phí phát sinh thêm như: chi phí tài chính,
chi phí lương công nhân, chi phí duy trì các hoạt động khác. Và rõ nhất là 2 loại chi
phí dưới đây:

+ Chi phí cơ hội vốn: Là loại chi phí mà doanh nghiệp tính rằng nếu không
cho khách hàng mua chịu, mà dùng khoản phải thu đó để đầu tư vào 1 loại sản
phẩm hay dịch vụ nào khác để sinh lời cho doanh nghiệp.
+ Chi phí biến đổi biên: Là để kinh doanh thêm 1 đơn vị sản phẩm thì tổng chi
phí sẽ tăng lên là bao nhiêu. Khi đó kéo theo khoản phải thu tăng lên, doanh thu
tăng và tổng chi phí cũng tăng.


17

17

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị khoản phải thu khách hàng
1.3.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Là những nhân tố chủ quan, doanh nghiệp có thể khắc phục trong quá trình
thực hiện sản xuất kinh doanh của mình để thay đổi kết quả theo ý muốn của họ.
- Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng. Nếu
doanh nghiệp sản xuất 1 lượng lớn hàng hóa và muốn khuyến khích sức mua của
khách hàng thì doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách bán chịu( mua hàng trước, trả tiền
sau).
- Đặc điểm, tính chất của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ ảnh hưởng tới công
tác quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp. Có những DN sản xuất cung cấp sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ, theo thời điểm xác định trong năm, có tính
đặc thù để tránh những rủi ro về chất lượng nhà quản lý cũng chấp nhận chính sách
bán chịu.
- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Nếu DN có nguồn lực tài chính tốt tức
là nếu thực hiện chính sách bán chịu cũng không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh trong chu kì tiếp theo thì Ban lãnh đạo cũng cân nhắc về việc cho khách hàng
chịu nhiều hơn để gia tăng lợi nhuận.
- Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp do đẩy mạnh quá trình sản xuất

vtrong thời gian tới, hàng hóa tạo ra nhiều, để kích cầu doanh nghiệp chấp nhận
hình thành các khoản phải thu khách hàng sao cho vừa đảm bảo bán được hàng hóa,
vừa đảm bảo thu lại được lợi nhuận.
1.3.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Đây là những nhân tố khách quan, doanh nghiệp chỉ có thể khắc phục hậu
quả chứ không tham gia thay đổi quá trình nó diễn ra được. Hay nói cách khác
doanh nghiệp hoàn toàn bị động trước nhân tố này nếu không có sự chuẩn bị từ
trước.
- Khách hàng, đối tác là người trực tiếp trao đổi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
và là đối tượng DN thực hiện trực tiếp công tác quản trị khoản phải thu.


18

18

- Thị trường cạnh tranh: doanh nghiệp sẽ xem xét các đối thủ cùng ngành hoặc
những công ty có dòng sản phẩm thay thế để điều chỉnh chính sách tín dụng sao cho
phù hợp.
- Nền kinh tế trong nước và quốc tế: sự biến động của kinh tế và quốc gia cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của bạn lãnh đạo. Một nền kinh tế phát triển
khỏe mạnh trong tương lại sẽ khiến cho doanh nghiệp có niềm tin và nâng cao mở
rộng hoạt động của mình.
- Nhân tố chính trị: là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu được kinh doanh
trong một đất nước có tình hình an ninh ổn định, pháp luât điều hành tất cả mọi
hoạt động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Và chắc chắn doanh nghiệp
sẽ yên tâm khi bán chịu cho khách hàng.
- Nhân tố văn hóa:Vì do tính của người Việt từ trước đến nay muốn được dùng
sản phẩm trước, trả tiền sau nên công tác bán chịu khá là phổ biến. Nếu áp dụng tốt

chính sách này công ty chắc chắn sẽ phát triển bền vững trong nền kinh tế hiện nay.
- Khả năng thanh toán của khách hàng
+ Để xác định chính sách bán chịu cho từng đối tượng khách hàng, doanh
nghiệp thường đánh giá qua khả năng thanh toán nhanh của khách hàng thông qua
uy tín tín dụng của khách hàng.


19

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU KHÁCH
HÀNG CỦA CÔNG TY CP KIM LOẠI TẤM INTECH VIỆT NAM
2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kim loại tấm Intech Việt
Nam
2.1.1.Khái quát về Công ty Cổ phần Kim loại tấm Intech Việt Nam
2.1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Kim loại tấm Intech Việt Nam
-Công ty CP kim loại tấm Intech Việt Nam được thành lập ngày 18/11/2011,
trụ sở đặt tại xóm 9, thôn Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
-Sau 7 năm hình thành và phát triển từ 1 công ty chỉ có 3 cán bộ công nhân
viên công ty cp kim loại tấm Intech Việt Nam đã mở rộng sản xuất lên tới 2000m 2
với hàng trăm cán bộ, công- nhân viên. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng sản xuất
ra các tỉnh phía Nam để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- KIM LOẠI TẤM INTECH VIỆT NAM là công ty chuyên gia công các sản
phẩm kim loại tấm như chấn, gấp, đột CNC. Với sản phẩm chất lượng, dịch vụ
chuyên nghiệp và giá thành cạnh tranh. Kim loại tấm Intech Việt Nam là công ty
xuất sắc trong nhóm công ty cùng ngành.
-Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khu vực phía Nam, tháng 9/2014 công
ty đã thành lập chi nhánh ở Tp. Hồ Chí Minh, thương hiệu Intech Việt Nam đã được
phủ rộng trên toàn quốc, nhanh chóng được đón nhận ở thị trường miền Nam.

Thành lập công ty Cổ Phần Máy Đóng Gói Mikyo nằm trong hệ thống công ty con.
-Tiếp nối những thành công, Intech Việt Nam định hướng những mục tiêu tiếp
theo trong giai đoạn mới, mở rộng hợp tác các đối tác trong và ngoài nước, mở rộng
quy mô sản xuất, phát triển các nguồn nhân lực lớn mạnh, cải tiến mẫu mã, chất
lượng và giá thành của sản phẩm vì lợi ích của khách hàng. Tập trung nguồn lực
xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị máy móc, xây dựng môi trường làm
việc chuyên nghiệp với các chế độ đãi ngộ tốt cho toàn thể cán bộ nhân viên trong
công ty để đưa mái nhà chung Intech Việt Nam lên một tầm cao mới trong tương
lai.


20

20

Bảng 2.1.a: Sản phẩm công ty sản xuất và phân phối
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Sản xuất băng tải, dây truyền, hệ thống băng tải, dây truyền lắp đặt
Sản xuất con lăn, hệ thống con lăn, dàn con lăn
Bàn thao tác, bàn lắp ráp, xe đẩy, xe đẩy hàng, kệ giá kệ công nghiệp

Gia công chấn gấp, đột CNC, gia công Laser
Sản xuất nhôm hình, nhôm định hình, nhôm công nghiệp
Sản xuất phụ kiện băng tải, phụ kiện con lăn, phụ kiện lắp ghép bàn
Sản xuất máy tự động, hệ thống máy tự động
Sản xuất máy đóng thùng Carton, máy quấn màng Pallet, máy hàn miệng túi
Sản xuất thanh truyền, thanh Roller
Sản xuất bàn ăn công nghiệp
(Nguồn: Website của Công ty CP Kim loại tấm Intech Việt Nam)
Không chỉ dừng lại ở các chủng loại sản phẩm như trên, Công ty còn luôn có

những nghiên cứu mới về sản phẩm qua từng thời kì. Không ngừng học hỏi và phát
triển, đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công nhân gia công sản xuất của công ty vẫn luôn tạo
ra những dòng sản mới để ngày càng cung ứng sản phẩm của mình rộng rãi và hoàn
thiện nhất tới khách hàng. Vừa tạo sự hài lòng về chất lượng vừa thỏa mãn về chức
năng của sản phẩm, hứa hẹn làm nên một Kim loại tấm Intech Việt Nam thành
công.
2.1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng
-Intech Việt Nam là công ty cổ phần chuyên sản xuất các sản phẩm công
nghiệp kim loại, các linh kiện, phụ kiện phục vụ cho sửa chữa máy móc.
-Song song với hoạt động sản xuất Intech Việt Nam kiêm luôn hoạt động phân
phối và cung ứng sản phẩm của mình cho đại lý và người tiêu dùng cá nhân.
-Tất cả các sản phẩm do Intech Việt Nam sản xuất và phân phối ngày càng đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo được niềm tin trong họ.
Nhiệm vụ
-Tạo ra sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt Nam.
-Góp phần vào phát triển nền kinh tế của đất nước.
-Mang đến sản phẩm an toàn, bền, đẹp lại có giá thành hợp lý.
-Cung ứng nhu cầu việc làm cho lao động phổ thông.



21

21

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
Bộ máy tổ chức chặt chẽ của công ty được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC
Phòng Tổ Chức- Hành Chính
Phòng Kế Phòng Tài Chính- Kế Toán Phòng Kỹ Thuật
Hoạch- Kinh
Doanh
Các phân xưởng phụ trợ

Xưởng SX Kim loại

(Nguồn Sổ tay mô hình tổ chức bộ máy của công ty)


Chức năng của từng phòng ban trong công ty
Công ty CP Kim loại tấm Intech Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp và các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh do
Hội đồng thành viên của Công ty phê duyệt. Tổ chức hoạt động của Công ty phải
đảm bảo nguyên tắc chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Quản trị, Giám đốc đến các
thành viên của công ty ở các lĩnh vực mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hội đồng Quản tri: Là cơ quan quản lý công ty, thay mặt hội đổng cổ đông
của công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty.
- Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc do hội đồng thành viên
bổ nhiệm và có các phòng chuyên môn giúp việc. Ban giám đốc có nhiệm vụ chủ


22

22

yếu: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, điều hành và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định
của Hội đồng quản trị, điều lệ công ty và theo các quy định của pháp luật, tổ chức
thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty. Bảo
toàn và phát triển vốn, xây dựng các quy chế điều hành, quản lý công ty và các
nhiệm vụ khác theo điều lệ.
-Các phòng ban chuyên môn:
+Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Tham mưu cho ban giám đốc về xây dựng
sản xuất, kỹ thuật tài chính, đời sống, xây dựng dự án, kế hoạch giá thành các sản
phẩm…
+Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo công
tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công
ty, có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên,
cơ quan thuế và các đối tượng khác…
+Phòng Kỹ thuật: Đảm bảo cho sản phẩm đạt đúng yêu cầu, chất lượng. Kịp
thời khắc phục sửa chữa lỗi máy móc để công ty luôn đạt tiến độ như kế hoạch ban
đầu.
+Phòng Tổ chức – Hành chính: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác
hành chính, bảo vệ, an ninh, y tế…cụ thể là phân công lao động, xây dựng các nội

quy, quy chế, kỷ luật lao động…


23

23

2.1.3. Tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2014
đến 2016
-Intech Việt Nam là một công ty sản xuất và phân phối trực tiếp các loại sản
phẩm như: con lăn, các loại băng tải và hệ thống băng tải, các loại máy, gia công cơ
khí, máy đóng gói và các loại phụ kiện đi kèm máy móc,…
-Là công ty thực hiện từ khâu sản xuất đến cung ứng, phân phối sản phẩm cho
khách hàng. Trong 5 năm hình thành và phát triển Intech Việt Nam đã xây dựng cho
mình một tập khách hàng, đối tác khá vững chắc, luôn hoạt động với tiêu chí:
“Chúng tôi luôn duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở bình
đẳng, lành mạnh, tuân thủ pháp luật và cùng phát triển. Tôn trọng, bình đẳng hai
bên cùng có lợi, lịch thiệp khi tiếp xúc với đối tác, khách hàng. Coi thành công của
đối tác, khách hàng là thành công của công ty”. Nhờ vậy mà có rất nhiều đối tác lớn
nhỏ đã chọn Intech Việt Nam làm người đồng hành. Trong đó phải kể đến các đối
tác, khách hàng lớn như: MISUBISHI MOTORS, Panasonic, Unilever, Kinh Đô,
Heineken, SANYO, HONDA,…
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 20142016
Bảng 2.1.b: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh từ 2014- 2016
Đơn vị tính: VNĐ

DT tiêu
thụ
Tổng
CP

LNTT
Thuế
LNST

Chêch lệch

Tỷ lệ

Chênh lệch

Tỷ lệ

2015/2014

(%)

2016/2015

(%)

120,567,876,421

20,322,011,256

33.387

27,798,889,880

29.97


90,675,890,324

118,978,670,853

22,434,544,570

32.875

28,302,780,530

31.21

1,307,528,230

2,093,096,219

1,589,205,56

785,567,979

60.08

(503,890,651)

(24.074)

326,882,057.5

523,274,054.8


397,301,392

196,391,897.3

60.08

(125,972,662.8)

(24.074)

980,686,172.5

1,569,822,164

1,191,904,174

589,175,991.5

60.08

(377,917,988)

(24.074)

2014

2015

2016


69,548,873,986

92,768,986,543

68,241,345,756

(Nguồn BCTC của công ty CP Intech Việt Nam)
Thông qua bảng số liệu, ta khẳng định rằng hoạt động kinh doanh của Intech
Việt Nam đang phát triển và phát triển khá tốt.


24

24

- Doanh thu: Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy hằng năm Công ty CP Kim loại
tấm Intech Việt Nam có mức doanh thu khá cao. Năm 2014 tổng doanh thu đạt:
69,548,873,986VNĐ; năm 2015doanh thu đạt mức 92,768,986,543VNĐ tăng
20,322,011,256 VNĐ so với năm 2014. Năm 2016; tổng doanh thu vẫn tiếp tục tăng
tới mức 120,567,876,421 VNĐ mức tăng trưởng 29,97% so với năm trước.
- Chi phí: Bao gồm rất nhiều loại chi phí, vì là công ty cũng mới thành lập nên
lượng vốn bỏ ra để nghiên cứu thị trường cũng sẽ rất lớn thêm vào đó chi phí mua
nguyên- nhiên vật liệu cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Tổng chi phí qua 3 năm tăng
lên rõ rệt. Năm 2014 chi phí là 68,241,345,756 VNĐ; năm 2015 là 90,675,890,324
VNĐ. Chi phí năm 2015 tăng 22,434,544,570 VNĐ so với năm 2014 tương đương
tăng 32.875%. Điều này chứng tỏ công ty nhập nhiều nguyên vật liệu và sản xuất
nhiều sản phẩm hơn. Chi phí năm 2016 lên tới 118,978,670,853 VNĐ tăng
28,302,780,530 VNĐ so với chi phí năm 2015 tương ứng với tỉ lệ tăng 31.21%. Tại
sao chi phí lại tăng nhiều đến vậy? Nguyên nhân là do Intech Việt Nam mở rộng
quy mô sản xuất; lập thêm chi nhánh,công ty con; đầu tư với nhiều công ty liên kết

và đầu tư thêm nhiều loại máy móc hiện đại đi kèm thêm vào đó là chi phí cho
nguyên- vật liệu tăng nhiều hơn so với các năm trước đó.
- LNST: Đây chính là danh mục mà cấp lãnh đạo của công ty thực sự quan
tâm. Sau khi kế toán tổng hợp lại doanh thu chi phí trong năm, thực hiện các nghĩa
vụ cần thiết thì phần tiền còn lại chính là lợi nhuận của công ty trong năm đó. Theo
thống kê thì năm 2014; Intech Việt Nam đã có thể đạt tới mức LNST 980,646,172.5
VNĐ; năm 2015 đạt 1,569,822,164 VNĐ tăng 589,175,991.5 VNĐ so với 2014
tăng 60.08%. Năm 2016 giảm xuống 1,191,904,174 VNĐ, so với năm 2015 giảm
xuống mức 75.926% ( giảm 24.074%)? Như đã giải thích ở phần chi phí doanh thu
tuy tăng nhưng thời điểm này Intech Việt Nam đang mở rộng quy mô và trang thiết
bị sản xuất nên tổng chi phí cũng từ đó mà tăng lên; dẫn đến hiện tượng tất yếu rằng
LNST giảm so với năm trước.
-Ở mỗi doanh nghiệp đều có những kế hoạch cụ thể để quản lý tài chính của
mình. Công ty CP kim loại tấm Intech Việt Nam cũng vậy, cứ hết 1 chu kì kinh


25

25

doanh là hoạt động kiểm tra và tính toán lại “bận rộn” hơn. Công tác quản lý tài
chính bao gồm: lập kế hoạch và quản lý hoạt động tài chính của toàn công ty theo
quy chế quản lý tài chính; Kiểm soát và đánh giá hoạt động tài chính, đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, sử dụng vốn- tối đa hóa giá trị
của nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ,…
Dưới đây là chỉ tiêu kết quả hoạt động của công ty CP kim loại tấm Intech Việt
Nam từ năm 2014- 2016
Bảng 2.1.c: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động của Công ty
Chỉ tiêu
Hệ số lãi ròng

Tỷ suất LNST/TS(ROA)
Tỷ suất LNST/VCSH(ROE)
Chỉ số vòng quay khoản
phải thu
Kỳ thu tiền bình quân

2014

2015

2016

0.75
0.324
1.172

0.749
0.507
1.239

0.987
45

(ACP)

Chênh lệch Chênh lệch

0.82
0.036
0.728


2015/2014
0.001
0.183
0.067

2016/2015
0.071
(0.471)
(0.511)

1.439

1.229

0.452

(0.21)

37

39

(8)

2

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC của các năm 2014, 2015, 2016)
Công thức tính các chỉ tiêu trên:
+Hệ số lãi ròng =

+ROA =
+ROE =
+Chỉ số vòng quay KPT =

+Kì thu tiền bình quân

= * 360


×