Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà ở và thị trường bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 3 trang )

KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà ở
và thị trường bất động sản
>> KẾT QUẢ TỪ CHÍNH SÁCH

Trần Hà
Vừa qua, ở nước ta, nền kinh tế vĩ mô, dưới định hướng của những
chính sách kinh tế đúng đắn đã quay lại đà hồi phục thành công từ khi
chạm đáy vào năm 2012. GDP liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, khoảng
6% một năm trong 4 năm liên tiếp. Điều này giúp Việt Nam trở thành một
trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất khu vực và toàn thế giới.
Không những vậy, trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%,
vượt mục tiêu 6,7% đề ra trước đó được coi là tín hiệu tích cực để đón các
dòng vốn trở lại nền kinh tế. Đặc biệt, tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng
đầu thế giới Fitch Ratings cũng nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam lên
mức BB với triển vọng “ổn định” trên cơ sở Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt
về chính sách kinh tế, tình hình nợ và tiến trình cải cách.

Năm qua, ngành Xây dựng đã đẩy
mạnh thực hiện các nhiệm vụ theo
vai trò, chức năng quản lý Nhà nước
của Ngành và theo kế hoạch đã đề
ra, điển hình như: Rà soát dự thảo
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất
động sản; dự thảo sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ một số quy định về điều
kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến


sửa Nghị định số 79/2016/NĐ-CP; xây
dựng và báo cáo lãnh đạo Bộ dự thảo
Đề án Quản lý, phát triển quỹ nhà
ở công vụ của Chính phủ giai đoạn
2018 - 2021; hoàn thiện, đưa vào khai
thác, sử dụng hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất

động sản; hướng dẫn, đôn đốc các
địa phương thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà
nước của Ngành.
Từ những chính sách phù hợp
yêu cầu thực tiễn
- Tiếp tục xây dựng hệ thống công
cụ để quản lý kiểm soát sự phát triển
của thị trường bất động sản theo
hướng ổn định bền vững với cấu trúc
hoàn chỉnh và đồng bộ, kết nối liên
thông với các thị trường khác của
nền kinh tế: Đã hoàn thành, trình
Thủ tướng Chính phủ Đề án “Quản
lý, phát triển quỹ nhà ở công vụ của
Chính phủ giai đoạn 2018-2021” (Tờ
trình số 131/TTr-BXD ngày 30/7/2018

62 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

và Đề án “Đánh giá tình hình, dự báo
xu hướng, đề xuất các giải pháp thị

trường, cơ chế chính sách quản lý để
thúc đẩy thị trường bất động sản phát
triển ổn định, lành mạnh” (Tờ trình số
số 175/TTr-BXD ngày 8/10/2018);
- Đề án “An ninh kinh tế trong lĩnh
vực nhà ở và thị trưởng bất động sản
đảm bảo an sinh xã hội”, do Đề án có
liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Xây dựng,
Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động
sản và Luật Quy hoạch đô thị. Bộ Xây
dựng đã có văn bản (số 2422/BXDPC ngày 27/9/2018) gửi Văn phòng
Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình
Đề án sang tháng 6/2019.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài
chính nghiên cứu hoàn thiện cơ chế,
chính sách về tài chính, thuế liên
quan đến nhà ở và bất động sản;
phối hợp với Ngân hàng Nhà nước
nghiên cứu hoàn thiện, điều chỉnh
chính sách tín dụng trong lĩnh vực
bất động sản.


KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ

Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các công cụ, giải pháp để thúc đẩy thị trường bất
động sản phát triển ổn định, bền vững


- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu
quả các công cụ, giải pháp để thúc
đẩy thị trường bất động sản phát
triển ổn định, bền vững, không để
xảy ra các dấu hiệu cực đoan, đảm
bảo công khai, minh bạch của thị
trường. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu
thị trường bất động sản, gắn với
thực hiện Chiến lược phát triển nhà
ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội;
khắc phục lệch pha cung - cầu, phát
triển đa dạng các loại hàng hóa bất
động sản nhà ở; đẩy mạnh phát triển
phân khúc nhà ở xã hội khu vực đô
thị, nhà ở cho công nhân, nhà ở xã
hội cho thuê.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng
cơ chế, chính sách, mô hình hợp
lý để huy động các nguồn lực, đẩy
mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà
ở cho công nhân khu công nghiệp;
kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch
và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ
đất đô thị dành cho phát triển nhà
ở xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy mạnh các chương trình hỗ
trợ nghiên cứu các giải pháp để phát
triển nhà ở xã hội tại các địa phương
trọng điểm.

- Nghiên cứu sự phù hợp của các
quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà
chung cư tại Luật Nhà ở, Nghị định
101/2015/NĐ-CP, Thông tư 21/2016/
TT-BXD với tình hình thực tế để đưa

ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn
vướng mắc về công tác cải tạo,
xây dựng lại chung cũ tại các địa
phương.
Đến những kết quả đáng ghi nhận
- Tập trung đẩy mạnh các chương
trình phát triển nhà ở xã hội
+ Chương trình hỗ trợ nhà ở cho
người có công với cách mạng: Tiếp tục
kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các
Bộ Ngành, địa phương hoàn thành
dứt điểm chính sách hỗ trợ về nhà ở
đối với người có công với cách mạng
trong năm 2018. Trong 10 tháng năm
2018, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ
cho 196.666 hộ (gồm 97.573 hộ xây

mới 99.093 hộ sửa chữa), đang triển
khai hỗ trợ cho 47.378 hộ (gồm 21.380
hộ xây mới và 25.998 hộ sửa chữa).
+ Chương trình hỗ trợ nhà ở cho
các hộ nghèo khu vực nông thôn:
Theo Đề án của các địa phương có
268.000 hộ thuộc đối tượng chương

trình được hỗ trợ đã đăng ký vay
vốn. Đến nay, đã có đã có 80.255 hộ
dân tại 56 tỉnh, thành hoàn thành
xây dựng nhà ở vay vốn với dư nợ
là 1.992 tỷ đồng. Năm 2018, dự kiến
hỗ trợ cho 25% số đối tượng chương
trình là 67.166 hộ.
+ Chương trình hỗ trợ hộ nghèo
xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt
khu vực miền Trung: Chương trình đã
thực hiện hỗ trợ được 15.664/23.525
hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở
phòng tránh bão, lụt (đạt 68%)(1); đã
có 05/13 địa phương đã hoàn thành
việc hỗ trợ(2) ; 8/13 địa phương còn lại
đã được Thủ tướng Chính phủ cho
phép kéo dài thời hạn thực hiện đến
năm 2021(3).
+ Chương trình xây dựng cụm,
tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2018-2020 (giai đoạn 2): Hiện nay,

Tập trung đẩy mạnh các chương trình phát triển nhà ở xã hội

1. Tổng vốn đã giải ngân là 614 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 229 tỷ đồng, vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 178 tỷ đồng
và các nguồn vốn khác ước tính khoảng 207 tỷ đồng.
2. Gồm Nghệ An, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và thành phố Đà Nẵng.
3. Trong đó, cho phép kéo dài đến hết năm 2021 đối với 05 tỉnh gồm Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi; cho
phép kéo dài đến hết 2020 đối với 03 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Bình Định.

Số 62-63.2019

XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

63


KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ

tình hình sạt lở tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long diễn ra theo
chiều hướng phức tạp, do vậy Bộ
Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 714/
QĐ-TTg ngày 14/6/2018 nhằm hoàn
thiện đồng bộ và phát huy hiệu quả
Chương trình xây dựng cụm, tuyến
dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng
bằng sông Cửu Long 2001-2015 và
đáp ứng nhu cầu di dời, ổn định đời
sống cho khoảng 60.000 hộ dân.
+ Chương trình phát triển nhà ở xã
hội cho người có thu nhập thấp tại khu
vực đô thị: Đã hoàn thành 91 Dự án,
quy mô hơn 37.400 căn hộ, tổng diện
tích sàn xây dựng hơn 1.870.000 m2.
+ Chương trình phát triển nhà ở
xã hội dành cho công nhân khu công

nghiệp: Đã hoàn thành 100 Dự án, quy
mô hơn 41.000 căn hộ, tổng diện tích
sàn xây dựng khoảng 2.050.000 m2.
Trong tháng 10/2018, đã hoàn thành
02 dự án, quy mô khoảng 1.200 căn hộ,
tổng diện tích sàn xây dựng khoảng
60.000 m2.
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn
biến thị trường bất động sản; chủ
động, kịp thời đề xuất các phương án,
giải pháp nhằm kiểm soát và thúc đẩy
thị trường bất động sản phát triển.
+ Trong 10 tháng năm 2018, nhìn
chung thị trường bất động sản cả
nước về cơ bản vẫn ổn định, nguồn
cung dồi dào, phong phú. Nhu cầu
thực chất sử dụng bất động sản
ngày càng tăng rõ rệt. Tính đến ngày
20/10/2018, tổng giá trị tồn kho bất

động sản còn khoảng 23.256 tỷ đồng,
so với lúc đỉnh điểm ở Quý I/2013 đã
giảm 105.292 tỷ đồng (giảm 81,91%).
+ Tình hình tồn kho bất động sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tính
đến ngày 20/10/2018, tổng số tồn
kho trên địa bàn thành phố Hà Nội
còn khoảng 5.117 tỷ đồng, so với
lúc đỉnh điểm ở Quý I/2013 đã giảm
11.943 tỷ đồng (giảm 70%); so với

tháng 12/2016 giảm 473 tỷ đồng
(giảm 8,46%); so với 20/12/2017
giảm 176 tỷ đồng (giảm 3,33%); so
với 20/9/2018 giảm 22 tỷ đồng.
+ Tình hình tồn kho bất động sản
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Tính đến
ngày 20/10/2018, tổng giá trị tồn kho
tại TP. Hồ Chí Minh còn khoảng 4.240 tỷ
đồng, so với lúc đỉnh điểm ở Quý I/2013
đã giảm 24.502 tỷ đồng (giảm 85,25%);
so với tháng 12/2016 giảm 1.561 tỷ
đồng (giảm 26,91%); so với 20/12/2017
giảm 430 tỷ đồng (giảm 9,21%); so với
20/9/2018 giảm 44 tỷ đồng.
- Tiếp tục đôn đốc các địa phương
thực hiện Nghị định số 117/2015/
NĐ-CP ngày 12/11/2015 về xây dựng,
quản lý và sử dụng hệ thống thông
tin về nhà ở và thị trường bất động
sản và Thông tư số 27/2016/TT-BXD
ngày 15/12/2016 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 117/2015/NĐ-CP;
Phối hợp triển khai kế hoạch thực
hiện thỏa thuận Paris về thích ứng
với biến đổi khí hậu, các mục tiêu
phát triển bền vững (SDGs) và tăng
trưởng xanh (đối với các nội dung
giao Bộ Xây dựng chủ trì).

64 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ


Như vậy, thời gian qua tình tình
phát triển nhà ở nước ta đã có kết
quả tích cực. Đối với thị trường bất
động sản, có thể nhận thấy tồn kho
bất động sản ở tất cả các phân khúc
đều giảm liên tục trong khoảng 3
năm trở lại đây với con số tồn kho còn
khoảng hơn 20.000 tỷ đồng, giảm
gần 80% so với thời điểm 2015. Đặc
biệt, trong nửa đầu 2018, số doanh
nghiệp thành lập mới tăng nhanh,
cùng với số lượng dự án xếp hàng
thi công và chờ cấp phép nhiều – đây
cũng là tín hiệu tốt đối với thị trường
bất động sản nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Năm 2018, thị trường bất
động sản vẫn tiếp tục phục hồi, tăng
trưởng và phát triển ổn định. Cũng
trong năm nay, thị trường bất động
sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách
thức, khó khăn về quan hệ cung cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục
hành chính. Hàng loạt chính sách
sắp được ban hành hoặc điều chỉnh,
bổ sung cũng sẽ đóng vai trò quan
trọng giúp minh bạch hóa và tháo gỡ
vướng mắc cho các hoạt động của thị
trường bất động sản. Điều này cũng
là động lực buộc các doanh nghiệp
bất động sản phải tìm kiếm các giải

pháp phù hợp, thích ứng với môi
trường kinh doanh hoàn toàn mới.
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị
quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh
tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu
năm 2018 của Bộ Xây dựng



×