Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Biến động dân cư trong quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Kim Nhật Thư

Chuyên ngành : ĐỊA LÍ HỌC
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS. Phạm Thị
Xuân Thọ - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tác giả cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục Tống kê tỉnh Bình Dương, Ủy ban
Dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương và các huyện thị, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Dương, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương, Sở Y tế Bình Dương, Sở Lao động – Thương
binh – Xã hội tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và
thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu.


Cuối cùng, tác giả xin lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Bình Dương, ngày………tháng……….năm 2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Nhật Thư.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCN

: Cụm công nghiệp

CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐNB

: Đông Nam Bộ

ĐTH

: Đô thị hóa


GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

KCN

: Khu công nghiệp

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

KVI

: Khu vực I (Nông – lâm – ngư nghiệp)

KVII

: Khu vực II (Công nghiệp và Xây dựng)

KVIII

: Khu vực III (Dịch vụ)

NGTK


: Niên giám thống kê

TP

: Thành phố

TTr

: Thị trấn

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng ĐNB - một trong những tỉnh phát triển kinh tế năng
động nhất của cả nước. Ngay sau ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, Bình Dương luôn là một
trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế và nổi bật hơn hẳn đó là sự hình
thành và tập trung các KCN. Sự phát triển công nghiệp và quá trình ĐTH đã làm biến động
mạnh mẽ sự gia tăng dân số và biến động trong phân bố dân cư.
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số - Gia đình và Nhà ở tháng 4/2009, Bình Dương
là địa phương có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước giai đoạn 1999 – 2009 với mức tăng

7,3%/năm. Trong đó, mức tăng dân số tự nhiên của tỉnh thấp, chỉ còn 1,00% (2009) nhưng mức
tăng dân số cơ học thuộc nhóm cao nhất cả nước (6,73% năm 2009).
Từ 1997 đến 2009, dưới tác động của CNH và ĐTH, dân số Bình Dương có nhiều biến
động về mặt qui mô, kết cấu cũng như phân bố dân cư … Dân số tăng nhanh do công nghiệp
phát triển, dân số hoạt động phi nông nghiệp tăng, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên
do công nghiệp của Bình Dương phân bố chưa tập trung, còn xen lẫn vào những điểm dân cư
nông thôn … Vì vậy tỉ lệ dân đô thị Bình Dương thấp hơn so với các tỉnh thành khác trong tứ
giác tăng trưởng kinh tế phía Nam và chậm hơn so với tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh.
Thực tế Bình Dương có tốc độ ĐTH rất nhanh, thể hiện ở qui mô dân số thành thị, tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp, chất lượng cuộc sống …
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Sự biến động dân cư trong
quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp những
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng tỉnh Bình
Dương ngày càng phát triển bền vững hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu quá trình ĐTH và sự biến động của dân cư tỉnh Bình Dương từ sau ngày tái lập
tỉnh (năm 1997) đến năm 2009.
Phân tích mối quan hệ giữa biến động dân cư với quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Đề ra những định hướng, giải pháp phát triển ĐTH và phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh
Bình Dương đến năm 2020.
2.2 Nhiệm vụ


Khảo sát thực tế và thu thập thông tin, số liệu cụ thể về các biến động dân cư tỉnh Bình
Dương dưới tác động của quá trình ĐTH.
Phân tích tác động của quá trình ĐTH đối với sự biến động dân cư của từng huyện nói
riêng và toàn tỉnh nói chung.
Tổng kết thực trạng và thu thập số liệu thông tin, dự báo xu hướng biến động dân cư, quá

trình đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020, đề ra những giải pháp điều
chỉnh cân đối giữa dân số, phân bố dân cư nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tỉnh Bình
Dương.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về mặt không gian
Tìm hiểu sự biến động dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua phân tích kĩ những
biến động này ở các địa bàn huyện, thị; Đặc biệt là những địa phương có quá trình ĐTH nhanh
như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Thủ Dầu Một.
3.2 Về mặt thời gian
Tập trung phân tích những biến động dân cư của tỉnh Bình Dương từ sau khi tái lập tỉnh
năm 1997 cho đến năm 2009.
Dự báo những biến động dân cư từ 2010 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ĐTH là một quá trình KT – XH và là quá trình chuyển hóa các vận động phức tạp mang
tính quy luật, diễn ra trên qui mô toàn cầu, đặc trưng của sự phát triển KT - XH trong thời hiện
đại. ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH, môi trường của các địa phương, các
quốc gia trên thế giới.
Sự biến động dân số và phân bố dân cư gắn bó mật thiết với CNH và ĐTH, vì vậy mối
quan hệ giữa dân cư – công nghiệp - đô thị là một trong những vấn đề cần được quan tâm
nghiên cứu. Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu với những góc nhìn khác nhau, cụ
thể như PGS Trần Hùng nghiên cứu “Dân số học đô thị”, PGS.TS Trần Cao Sơn chú ý đến vấn
đề: “Dân số và tiến trình ĐTH, động thái phát triển và triển vọng”, TS Phạm Thị Xuân Thọ
nghiên cứu cụ thể về “Địa lí dân cư” và “Địa lí đô thị”. Ở cấp Bộ, có công trình nghiên cứu
“Định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến 2020” của Bộ xây dựng …
Bình Dương có nền kinh tế phát triển năng động thuộc vùng kinh tế ĐNB, nơi đã và đang
diễn ra quá trình CNH và ĐTH nhanh nhất cả nước. Vì vậy, các vấn đề địa lí KT - XH của Bình


Dương đang được quan tâm nghiên cứu kĩ lưỡng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các

chuyên gia, thạc sĩ chuyên ngành địa lí học – những người quan tâm đến sự phát triển của tỉnh
Bình Dương, tuy nhiên các công trình tập trung chủ yếu vào từng lĩnh vực kinh tế cụ thể như
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Riêng về mặt dân cư cũng đã có một số công trình nghiên
cứu nhưng đa phần là nghiên cứu từng mảng chuyên biệt của dân cư, cụ thể như đề tài “Nguồn
lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương” luận văn thạc sĩ Phạm Thị Bình, “Dân số và phát
triển KT - XH của tỉnh Bình Dương” luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hiển, “Quá trình hình thành
và phát triển các KCN và tác động của nó đến sự phân bố lao động tỉnh Bình Dương” thạc sĩ
Vương Minh Hùng, “Tác động của quá trình CNH và ĐTH đến đời sống dân cư tỉnh Bình
Dương từ sau ngày tái lập đến nay”, khóa luận tốt nghiệp sinh viên Vũ Thị Hiền, khoa Địa lí
trường ĐHSP TPHCM … Các đề tài trên là những nguồn tài liệu vô cùng quí báu, làm tài liệu
tham khảo cho tác giả khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự biến động dân cư trong quá trình
ĐTH tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến 2009.”
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Bình Dương là một trong 63 tỉnh thành của nước Việt Nam và là một bộ phận không thể
tách rời khỏi vùng kinh tế ĐNB. Sự phát triển và thay đổi KT - XH của Bình Dương không chỉ
có ý nghĩa đối với vùng kinh tế ĐNB mà còn có những ảnh hưởng to lớn đến cả nước.Vì vậy,
việc nghiên cứu các vấn đề biến động dân số, phân bố dân cư và ĐTH của tỉnh Bình Dương
không thể tách rời các vấn đề dân số, phân bố dân cư và ĐTH của các tỉnh vùng ĐNB và cả
nước.
5.1.2 Quan điểm hệ thống
Có thể nói CNH - HĐH là một tiến trình, một xu thế tất yếu của sự phát triển KT - XH và
quá trình ĐTH thường gắn liền với CNH – HĐH. Bên cạnh đó, quá trình ĐTH lại làm biến động
mạnh mẽ về mặt dân cư.
Dân cư và ĐTH là là một trong những bộ phận cấu thành, không thể tách rời khi xét đến
sự phát triển KT - XH. Biến động dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ĐTH và ngược lại,
ĐTH cũng tác động mạnh mẽ đến những sự thay đổi của dân cư; cả ĐTH và biến động dân cư
đều có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KT - XH của bất kì lãnh thổ nào. Vì vậy, khi nghiên
cứu “Biến động dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương” phải xem các vấn đề dân cư và

ĐTH như là một hệ thống nằm trong hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát
triển không ngừng


5.1.3 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Trên mỗi đơn vị lãnh thổ, sự biến động của dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
tác động của quá trình CNH – HĐH. Tùy theo đặc trưng của từng lãnh thổ mà quá trình CNH –
HĐH có những nét riêng và kéo theo những biến động về dân số.
Bình Dương có nền kinh tế phát triển khá năng động với tốc độ CNH - HĐH nhanh, dân
cư có nhiều biến động. Trực thuộc vùng kinh tế ĐNB – nơi có nền kinh tế năng động, tốc độ
CNH - ĐTH nhanh nhất cả nước, do đó ngoài những đặc trưng riêng của tỉnh, sự biến động dân
cư của Bình Dương không thể tách rời khỏi những đặc điểm, xu hướng chung của các tỉnh thành
khác trong vùng ĐNB nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề biến động
dân cư trong quá trình ĐTH tỉnh Bình Dương phải xét vấn đề này trong mối quan hệ với những
biến động dân cư của vùng ĐNB và cả nước.
5.1.4 Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các đối tượng địa lí luôn luôn vận động và phát triển theo không gian và thời gian. Sự
biến động dân số và quá trình ĐTH ở những giai đoạn trước có ảnh hưởng không nhỏ tới đặc
điểm của dân số và ĐTH ở những giai đoạn sau. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề, cần có cái nhìn
khách quan trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại - tương lai để đảm bảo tính khoa học và chính
xác của vấn đề.
Trong đề tài, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình ĐTH và biến động dân cư
Bình Dương từ năm tái thành lập tỉnh 1997 cho đến năm 2009.Trên cơ sở đó dự báo xu hướng
biến động dân cư Bình Dương đến năm 2020.
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Để hướng tới sự phát triển cân đối, hài hòa và bền vững trong tương lai, việc nghiên cứu
dân số và ĐTH cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. ĐTH dẫn tới sự
biến động dân cư nhưng sự biến động ấy phải hài hòa, hợp lí với sự phát triển KT - XH của toàn
tỉnh, tránh không dẫn đến tình trạng ĐTH quá mức như các nước đang phát triển khác.
5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thống kê
Tất cả những thông tin được tổng hợp, phân tích trên cơ sở nguồn số liệu thống kê đầy đủ
rõ ràng. Dựa vào những nguồn số liệu cụ thể, chính xác được tập hợp từ các nguồn thống kê
đáng tin cậy như Cục Thống kê, Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện thị, Sở kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bình Dương … để đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính khoa học và chính xác, đó
cũng là cơ sở dự báo của đề tài đến năm 2020.
5.2.2 Phương pháp bản đồ - biểu đồ


Đây là một phương pháp quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí vì mọi công trình
địa lí đều có thể bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ. Sử dụng phương pháp bản đồ - biểu đồ trong
quá trình nghiên cứu sẽ giúp thể hiện các vấn đề nghiên cứu được cụ thể hơn, trực quan hơn và
toàn diện hơn. Trong đề tài nghiên cứu này, hệ thống số liệu cập nhật sẽ được xây dựng thành
những biểu đồ, bản đồ chuyên đề phản ánh sự biến động của dân số, phân bố dân cư cũng như
quá trình ĐTH trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo không gian và thời gian. Các bản đồ trong đề
tài được thành lập bằng phần mềm MapInfo 9.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí.
5.2.3 Phương pháp dự báo:
Bằng kiến thức thực tế và những số liệu, thông tin tổng hợp từ những thay đổi của ĐTH
và biến động dân cư Bình Dương từ năm 1997 đến năm 2009, tác giả tính toán, dự báo biến
động dân số Bình Dương đến năm 2020. Từ đó tổng hợp thông tin, đề xuất những định hướng
và giải pháp cụ thể về vấn đề dân số, phân bố dân cư và ĐTH.
5.2.4 Phương pháp phân tích – so sánh
Trên cơ sở những thông tin, tư liệu có được, tác giả tiến hành sắp xếp, xử lí thành các
biểu đồ, bảng số liệu … phân tích và đưa ra những ý kiến so sánh sự biến động dân cư Bình
Dương với các tỉnh thành khác, so sánh sự biến động dân số giữa các huyện thị với nhau theo
từng giai đoạn để thấy được sự biến động dân số tỉnh Bình Dương nhằm thực hiện tốt các mục
tiêu và nhiệm vụ đề ra.

5.2.5 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn các nhà quản lí, các cấp chính

quyền và một số chuyên viên để xác định lại độ tin cậy của những số liệu đã có, làm cơ sở khoa
học đảm bảo những nhận xét đưa ra mang tính chính xác cao.
5.2.6 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí GIS
Trong đề tài này, các bản đồ này được thành lập chủ yếu bằng phần mềm Map Info 9.0,
một trong những ứng dụng của GIS nhằm phục vụ trực tiếp cho đề tài và góp phần quản lí hệ
thống thông tin địa lí của các đối tượng. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí
thông qua hệ thống bảng số liệu, lược đồ và biểu đồ.
5.2.7 Phương pháp thực địa
Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra độ chính xác, tin cậy của những số liệu
cũng như thông tin cập nhật được qua hệ thống Internet cũng như số liệu thống kê của các cơ
quan ban ngành.
6. Cấu trúc đề tài


Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về dân cư và ĐTH.
Chương 2: Biến động dân cư trong quá trình ĐTH ở tỉnh Bình Dương từ 1997 đến 2009.
Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển dân số, phân bố dân cư và đẩy mạnh quá
trình ĐTH tỉnh Bình Dương đến năm 2020.


Chương1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1 Dân số
1.1.1 Khái niệm dân số
Dân số là đại lượng tuyệt đối để chỉ số người trong một đơn vị hành chính (xã, phường,
huyện, tỉnh, vùng) hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh tại một thời điểm nhất
định.
Nói cách khác, dân số chính là tổng số người dân sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ nhất
định ở một thời điểm nhất định.

1.1.2 Gia tăng dân số
Thể hiện tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng lãnh thổ … được thể
hiện bằng tổng số gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.
1.1.2.1 Gia tăng dân số tự nhiên (Natural Increase): là hiệu số giữa số sinh và số tử trong một
thời gian nhất định.
-

Tỉ suất sinh: Có nhiều thước đo mức độ sinh, dưới đây là một số thước đo thường

được dùng trong nghiên cứu dân số.
+ Tỉ suất sinh thô (Crude Birth Rate) là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong
năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính bằng đơn vị phần
nghìn (0/00).
CBR =

B
P

B: Số trẻ em sinh ra trong một năm của một nước hay một khu vực nào đó.
P: Dân số trung bình trong năm
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO nếu tỉ suất sinh thô đạt:
- Dưới 160/00 là nước có tỉ suất sinh thô thấp
- Từ 160/00 - 240/00 là nước có tỉ suất sinh thô đạt mức trung bình
- Từ 250/00 - 290/00 là nước có tỉ suất sinh thô tương đối cao
- Từ 300/00 - 390/00 là nước có tỉ suất sinh thô cao
- Từ 400/00 trở lên là nước có tỉ suất sinh thô rất cao


0/


00

45
40

42
36

36

35

31

31

30

27

26

23

25
20

23
17


15

15

24
21

12

11

10
5
0

1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 Năm
Toàn thế giới
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển

Hình 1.1: Tỉ suất sinh thô dân số Thế giới thời kì 1950 - 2005
Từ 1950 đến 2005, CBR của các nước đang phát triển có xu hướng giảm mạnh từ 420/00
xuống 240/00 (giảm 180/00); nhóm nước phát triển cũng giảm từ 230/00 xuống 110/00 (giảm 120/00)
và theo đó CBR của toàn thế giới cũng giảm nhanh từ 36o/00 xuống còn 21o/00 (giảm 15o/00).Vậy,
các nước đang phát triển có CBR giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao so với mức trung bình của
toàn thế giới.
+ Tỉ suất sinh chung hay tỉ suất sinh sản (General Fertility Rate also called the fertility
rate – GFR) là số trẻ em sinh ra còn sống tính trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 tuổi đến
49 tuổi) trong một năm nhất định.


GFR =

Trong đó:

P w15 − 49
B: số trẻ em sinh ra trong năm
P w15-49: số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi)

Cần lưu ý rằng hiện nay có 2 quan niệm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ
- Từ 15 – 49 (đa số mọi người coi đây là độ tuổi sinh đẻ)
- Từ 15 – 44 (được sử dụng ở châu Âu và các nước có tỉ suất sinh thấp).
Tỉ suất sinh chung phản ánh mức sinh chính xác hơn tỉ suất sinh thô. Giữa hai thước đo
này có mối liên hệ với nhau: CBR = GFR  k với k là hệ số thể hiện số phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ so với tổng số dân, dao động từ 20 – 30%.
Về cơ bản tỉ suất sinh chung phụ thuộc vào kết cấu tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi
(hoặc 44 tuổi). Mức sinh không đáng kể ở lứa tuổi 15 nhưng đạt mức cao nhất từ 20 – 30 tuổi và
giảm dần cho đến tuổi 49.


+ Tổng tỉ suất sinh (Total Fertility Rate) là số con trung bình sinh ra còn sống của một
phụ nữ (hay một nhóm phụ nữ) trong suốt đời mình.
i = 49

TFR =

 ASFRx
i = 15 1000

Trong đó:
ASFR: tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Age Specific Fertility Rate).

ASFR =

B
P

fx
wx

Bfx: số trẻ em sinh ra trong năm bởi số phụ nữ ở độ tuổi x
Pwx: số phụ nữ trong độ tuổi x
Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không
gian, bao gồm các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán, tâm lí xã hội, trình độ phát
triển KT - XH và các chính sách phát triển dân số của từng quốc gia…
-

Tỉ suất tử là chỉ số thống kê dân số đo mức tử vong của dân cư. Tỉ suất tử vong

cũng thay đổi theo không gian, thời gian, đời sống vật chất tinh thần, tai nạn …Nhìn chung,
những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử bao gồm các yếu tố tự nhiên sinh học, các
điều kiện KT - XH và thiên tai.
+ Tỉ suất tử thô (Crude Death Rate) là tương quan giữa số người chết trong năm so với
dân số trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính bằng đơn vị phần nghìn (0/00).
CDR =

D
P

D: Số người chết trong năm của địa phương.
P: Dân số trung bình trong năm của địa phương.



0/

00

28
25

15

17

15

11

9

12
9

9 10 9

9 10 8

Năm
1950 - 1955

1975 - 1980


Toàn thế giới

1985 - 1990

Các nước phát triển

1995 - 2000

2004 - 2005

Các nước đang phát triển

Hình 1.2: Tỉ suất tử thô dân số Thế giới thời kì 1950 – 2005
Theo tổ chức WHO, chỉ số CDR của các nước được quy ước:
- Dưới 110/00: tỉ lệ tử vong thấp
- Từ 110/00 – 140/00: tỉ lệ tử vong trung bình
- Từ 150/00 – 250/00: tỉ lệ tử vong cao
- Trên 250/00: tỉ lệ tử vong rất cao
Tỉ suất tử thô trên thế giới nói chung và ở các nhóm nước nói riêng đều có xu hướng giảm
do chất lượng cuộc sống và các điều kiện KT – XH, giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao.
Từ 1950 – 2005, CDR của thế giới giảm 160/00 (từ 250/00 xuống 9o/00), nước phát triển
giảm 50/00 (từ 150/00 xuống 100/00) và các nước đang phát triển giảm với tốc độ nhanh hơn 200/00
(từ 280/00 xuống còn 80/00).
Ở các nước phát triển, CDR giảm nhanh từ 150/00 – 90/00 (giai đoạn 1950 – 1955 và 1975 1980) rồi chững lại ở 90/00 sau đó có chiều hướng nhẹ và ổn định ở mức 100/00. Nguyên nhân
chính là do ở các nước phát triển có tỉ lệ người già cao. Ở các nước đang phát triển, nhờ những
tiến bộ của y tế, KHKT và kết cấu dân số trẻ nên mức tử vong cũng giảm nhanh trong giai đoạn
1950 – 1955 và 1975 – 1980 (giảm 110/00). Từ 1980 đến nay, mức tử vong giảm chậm lại và
thấp hơn so với mức chung các nước phát triển và mức trung bình của thế giới.
Ngoài tỉ suất tử thô, ta còn một số tiêu chí khác như:
+ Tỉ lệ tử vong trẻ (Infant Mortality Rate) là tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trong năm

tính trên 1000 đứa trẻ sinh ra trong năm (đơn vị tính: 0/00)

IMR = D

0

B0

Trong đó:

D0: Số trẻ em tử vong dưới 1 tuổi trong năm


B0: Số trẻ em sinh ra trong năm
Tỉ lệ này phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe chung của trẻ em ở một
lãnh thổ.Trên thế giới hiện nay, tỉ lệ tử vong của trẻ em ngày càng giảm dần.
Vậy, gia tăng tự nhiên (Natural Increase - NI) là hiệu số giữa số sinh và số tử trong một
thời gian nhất định
NI = B – D
Trong đó:

B: Số sinh
D: Số tử vong trong cùng thời kì

Tỉ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase - RNI) là tỉ số giữa gia tăng tự
nhiên và dân số trung bình trong cùng thời kì
RNI =

B-D
k

P

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn được tính bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất
tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng đơn vị phần trăm (%).
RNI = CBR - CDR
Theo quy ước, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được chia thành 4 nhóm
-

≤ 0%: dân số không tăng hoặc giảm

-

0% - 0,9%: dân số gia tăng chậm

-

1,0% - 1,9%: dân số gia tăng trung bình

-

Từ 2% trở lên: dân số gia tăng cao và rất cao

Hình1.3: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thế giới tính trung bình năm,


thời kì 2000 – 2005.
Tình hình gia tăng dân số có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm nước và các khu vực. Tốc
độ gia tăng nhanh nhất vẫn thuộc về châu Phi, trừ khu vực Bắc Phi và Nam Phi – là những nơi
có nền kinh tế khá phát triển, phần còn lại của châu Phi đều có mức gia tăng từ 2% trở lên, có
nơi lên đến 3%; tiếp đó là khu vực Mĩ la tinh, Tây Nam Á và Đông Nam Á. Các nước phát triển

khu vực châu Âu, Bắc Mĩ … luôn có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức thấp (dưới 10%),
thậm chí có nhiều nước dân số không tăng như Liên Bang Nga và khu vực Tây, Nam và Đông
Âu (Đức, Italia, Tây Ban Nha, Ba Lan …)
Vấn đề gia tăng dân số đã và đang đặt các nước trên thế giới vào những thách thức khác
nhau, đó là sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở các nước phát
triển.
1.1.2.1 Gia tăng dân số cơ học
Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu như gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thì
gia tăng cơ học tuy không có ảnh hưởng lớn đến tổng số dân thế giới nói chung nhưng đối với
từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.
Trong quá trình sinh tồn, vì nhiều lí do và hoàn cảnh khác nhau con người có thể thay đổi
địa bàn cư trú, từ đó làm xuất hiện khái niệm chuyển cư. Sự chuyển cư có liên quan chặt chẽ đến
điều kiện sống của con người. Chuyển cư làm thay đổi số lượng và cấu trúc dân số và kéo theo
các hiện tượng KT - XH khác. Để phân biệt với gia tăng dân số tự nhiên, người ta gọi sự gia
tăng dân số ở một lãnh thổ liên quan đến việc chuyển cư là gia tăng dân số cơ học. Gia tăng dân
số cơ học có thể tính với các chỉ số sau:
-

Tỉ suất nhập cư (Immigration Rate - IR) là tỉ số giữa người nhập cư và số dân

trung bình năm (đơn vị tính là %).
IR =
Trong đó,

I
k
P

I: số người nhập cư trong năm
P: dân số trung bình năm

k: hệ số (thường bằng 100%)

-

Tỉ suất xuất cư (Emigration Rate – ER) là tỉ số giữa số người di chuyển khỏi nơi

sinh sống trên tổng số dân của vùng mà họ chuyển đi.
ER =

E
k
P

E: Số người xuất cư trong năm


P: Dân số trung bình năm của vùng xuất cư.
-

Chuyển cư thực (Net Migration – NM) là hiệu số giữa số người nhập cư và số

người xuất cư
NM = I – E
-

Tỉ suất chuyển cư thực (Net Migration Rate - NMR) là tỉ số tính bằng hiệu số

xuất cư và nhập cư với dân số trung bình của vùng.
NMR = I  E = IR – ER
P




Vậy, tỉ suất gia tăng dân số (PGR: Population Growth Rate) là tổng số giữa tỉ suất

gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.
PGR = RNI + NMR
Tỉ suất gia tăng dân số còn được tính bằng công thức

PGR =
Trong đó:



P0: dân số tại thời điểm điều tra ban đầu
Pt: dân số tại thời điểm điều tra cuối

Công thức trên cho biết tốc độ tăng trưởng dân số trong một năm.
Tính tốc độ tăng trưởng dân số trong khoảng thời gian nhiều năm, các nhà dân số học
thường sử dụng công thức hàm mũ để dự báo dân số
Pt = P0×ert
Từ đó ta có:
Pt
Pt
Pt
1
Pt
 e rt  ln e rt  ln
 rt  ln
 r  * ln

Po
Po
Po
t
Po

Trong đó:

Pt: Dân số năm dự báo
P0: Dân số năm gốc
r: tỉ lệ tăng trưởng dân số
t: thời gian tính từ năm gốc đến năm dự báo

1.1.3 Biến động dân số
Qui mô và cơ cấu dân số trên một vùng lãnh thổ không ngừng biến động do số lượng
người sinh ra và chết đi luôn thay đổi, bên cạnh đó còn có sự di chuyển thường xuyên của các
nhóm dân cư đi và đến.
1.1.3.1 Biến động về qui mô dân số


Qui mô dân số của một vùng là tổng số dân sinh sống trong vùng lãnh thổ đó vào một
thời điểm xác định. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế giới là
6.477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qui mô dân số giữa các
nước là rất khác nhau, có 11 quốc gia với số dân trên 100 triệu người (chiếm 61% dân số thế
giới) trong khi đó có 17 quốc gia chỉ có số dân từ 0,01 – 0,1 triệu người (chiếm 0,018% dân số
thế giới).
Qui mô dân số thế giới có nhiều biến động, thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và
thời gian tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Lịch sử nhân loại trải qua hàng triệu năm mới xuất
hiện một tỉ người đầu tiên, nhưng sau đó thời gian dân số có thêm một tỉ người ngày càng rút
ngắn, từ 123 năm xuống 32 năm và chỉ còn 12 năm. Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút

ngắn, từ 300 năm xuống 123 năm và chỉ còn 47 năm.
Bảng 1.1: Tình hình phát triển dân số thế giới
Năm

1804 1927

Số dân trên thê giới
(tỉ người)
Thời gian dân số
tăng thêm 1 tỉ
người (năm)
Thời gian dân sô
tăng gấp đôi (năm)

1

2
123

1959

1974

3
32

123

4
15


47

13

1987

1999

5

6

2025
(dự
báo)
8

12

47

(Nguồn: />
Qui mô dân số có sự chênh lệch giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. 95% số
dân tăng thêm hàng năm tập trung ở các nước đang phát triển, năm 2005 các nước này chiếm
81% dân số thế giới. Dự báo đến 2025 có tới 84% dân số thế giới tập trung ở các nước đang phát
triển, các nước phát triển có tỉ trọng dân số giảm dần từ 19% (2005) xuống 16% (2025). Nguyên
nhân chính là do tốc độ và trình độ phát triển KT - XH khác nhau ở các nhóm nước.
1.1.3.2 Biến động về kết cấu dân số



Kết cấu sinh học dân số

Bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới. Việc thống kê dân số theo kết cấu sinh
học ở mỗi vùng không chỉ có ý nghĩa đối với các vấn đề nghiên cứu dân số mà còn đóng vai trò
quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của từng vùng, từng khu vực đó.
-

Kết cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những

nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó


thể hiện khá rõ nét tình hình sinh – tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động
của một vùng, một quốc gia …
Thông thường dân số được chia thành ba nhóm dân số theo độ tuổi có liên quan đến việc
sử dụng lao động, đó là:
+ Nhóm tuổi dưới lao động: từ 0 – 14 tuổi
+ Nhóm tuổi lao động: từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm tuổi trên lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên
Theo luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được qui định đối với nam từ 15 đến 59
tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
Căn cứ vào kết cấu dân số theo độ tuổi, có thể phân biệt được những nước có kết cấu dân
số già hoặc trẻ.
Kết cấu dân số trẻ thường xuất hiện ở những nước đang phát triển với tỉ lệ dân số dưới 15
tuổi chiếm hơn 35% dân số, nhóm trên tuổi lao động chiếm chưa đến 10% dân số, còn lại 55%
là dân số thuộc nhóm trong tuổi lao động. Hiện nay vẫn có nhiều nước có kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ
nhóm dân số dưới tuổi lao động vẫn ở mức trên 40% - tính đến năm 2005, trên thế giới có
56/206 quốc gia có trên 40% dân số dưới 15 tuổi – chủ yếu tập trung ở các nước châu Phi và
khu vực Mĩ latinh.

Kết cấu dân số già thường xuất hiện ở những nước phát triển với tỉ lệ dân số dưới lao
động chiếm chưa đến 25% dân số và đang có xu hướng tiếp tục giảm, trong khi đó tỉ lệ dân số
trên độ tuổi lao động chiếm trên 10% dân số và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chính
là so sự hạ thấp của mức sinh dẫn đến tỉ lệ trẻ em giảm xuống, bên cạnh đó nhờ sự phát triển và
sự tiến bộ của các yếu tố KT - XH, y tế, chăm sóc sức khỏe … làm cho tỉ lệ người già tăng lên.


Tỉ số dân số phụ thuộc:

Căn cứ vào kết cấu theo độ tuổi của dân số có thể suy ra được tỉ lệ dân số phụ thuộc của
các quốc gia.
Tỉ số dân số phụ thuộc còn gọi là "gánh nặng phụ thuộc", là số người ngoài độ tuổi lao
động (trên và dưới độ tuổi lao động) tính trung bình trên 100 người trong độ tuổi lao động.

Tỉ số phụ thuộc =






+ ố

ườ

ườ
độ





độ

Bảng 1.2: Tỉ số phụ thuộc dân số ở nước ta giai đoạn 1979 - 2005
Năm
Tỉ số phụ thuộc

1979

1989

1999

2009

98

85

71

52

(Nguồn: Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em, Hà Nội tháng 6/2006


Tính toán từ kết quả điều tra dân số Việt Nam, năm 2009).

Tỉ số phụ thuộc không ngừng giảm xuống và giảm một cách nhanh chóng. Nếu năm 1979,
cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 98 người ngoài độ tuổi lao động (bình quân mỗi

người phải nuôi 0,98 người phụ thuộc) thì đến năm 2009 chỉ còn 52, (bình quân 2 người lao
động chỉ nuôi thêm 1 người phụ thuộc). Theo dự báo, đến năm 2015 tỉ số phụ thuộc dân số của
Việt Nam chỉ còn khoảng 44, nghĩa là chưa đạt một nửa so với năm 1979.
Theo đó, Việt Nam đang ở trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” hay “ dư lợi dân số”, tức là
gánh nặng tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm dần, tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân; kinh tế gia đình
có tiết kiệm để đầu tư phát triển.
Trong "gánh nặng phụ thuộc ", người ta còn chia ra tỉ số phụ thuộc trẻ và tỉ số phụ thuộc già
bằng các công thức tính sau:

Tỉ số phụ thuộc trẻ =
Tỉ số phụ thuộc già =




ườ
ườ




ướ


độ

ườ
ườ

à


độ



độ

độ
độ



độ

Theo luật lao động Việt Nam, tuổi lao động được qui định đối với nam là từ 15 đến hết 59
tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi. Căn cứ theo số liệu thống kê tháng 4/2009, Việt Nam vẫn là nước
có kết cấu dân số trẻ với tỉ lệ các nhóm dân số dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và
ngoài độ tuổi lao động lần lượt là 25%, 66% và 9%. Với kết cấu này, Việt Nam đang ở trong
“thời kì vàng” của dân số, đây là thời cơ để phát triển kinh tế đất nước do đó Việt Nam phải phát
huy tối đa khả năng của mình để tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay.
-

Kết cấu dân số theo giới tính là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ

hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính là phần trăm (%).
Có nhiều cách để thể hiện kết cấu dân số theo giới
+ Kết cấu dân số theo giới được chia theo tỉ suất phần trăm

ℎ ặ
+ hoặc tỉ số nam được tính trên 100 nữ cũng tương tự như tỉ số nữ


×
Trong đó:

ℎ ặ

×

Pm: dân số nam
Pf: dân số nữ
P: tổng số dân

Cơ cấu dân số theo giới luôn biến động theo không gian và thời gian ở từng khu vực, từng
quốc gia. Trên thế giới, từ nửa sau thế kỉ XX trở lại đây, tỉ số giới tính được xác định bằng số


nam trên 100 nữ có nhiều thay đổi. Giai đoạn 1950 – 1960 tỉ suất giới tính luôn nhỏ hơn 100,
nhưng từ 1970 đến nay tỉ suất này biến động theo xu hướng tăng tỉ lệ nam so với tỉ lệ nữ. Dự
báo đến 2025, tỉ suất nam/100 nữ của thế giới luôn cao hơn 100, tức là dân số nam nhiều hơn
dân số nữ.
Kết cấu dân số theo giới tính có sự khác biệt ở các nhóm nước. Ở các nước phát triển, số
nam luôn nhiều hơn nữ; ngược lại, ở các nước đang phát triển số nữ cao hơn số nam.
(đơn vị: %)

Bảng1.3 Tỉ suất giới tính
Năm

Toàn thế giới

1950

1960
1970
1980
1990
2000
2010
2020
2025

99,6
99,8
100,4
101,0
101,3
101,5
101,4
101,1
101,0

Các nước đang
phát triển
91,0
92,2
93,0
93,4
94,0
95,1
95,9
96,3
96,4


Các nước phát triển
104,2
103,5
103,5
103,8
103,5
103,2
102,7
102,2
101,8

(Nguồn: Nguyễn Kim Hồng (2001) - Dân số học đại cương, trang 11)7.

Tỉ suất giới tính thay đổi theo từng độ tuổi. Ở độ tuổi sơ sinh, nam luôn nhiều hơn nữ
nhưng từ độ tuổi trưởng thành trở đi nữ luôn nhiều hơn nam. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng
đến tỉ suất giới tính như chiến tranh, chuyển cư, thói quen sinh hoạt, khả năng tự bảo vệ chăm
sóc bản thân …
Ở Việt Nam, từ năm 1960 đến nay tỉ suất giới tính luôn dưới mức 100, có năm chỉ đạt
92,3%. Tuy nhiên từ sau 1979 đến nay tỉ suất nam/nữ có xu hướng tăng dần, đến năm 2009 đạt
98,1%.
Tỉ suất giới tính hiện nay nam vẫn ít hơn nữ - điều đó thể hiện sự ổn định và cân bằng về
giới tính của dân số Việt Nam. Tuy nhiên nếu tỉ suất giới tính cứ tăng như hiện nay, dự báo chỉ
trong khoảng 20 – 30 năm nữa, sẽ có khoảng 3 triệu thanh niên Việt Nam rơi vào cảnh “thừa
nam – thiếu nữ chưa có gia đình”. Đây không còn là vấn đề riêng của các nhà dân số học hay
các nhà nhân khẩu học mà nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển KT - XH của cả nước.


99


%
98,1

98
97

96,7

96,6

1999

2004

96
95

94,18

94,22

1979

1989

94
93
92
2009 năm


Tỉ suất nam/100 nữ

Hình 1.4: Tỉ suất giới tính Việt Nam, giai đoạn 1979 – 2009


Kết cấu sinh học của dân số còn được thể hiện tổng hợp qua tháp dân số. Tháp dân

số là sự biểu thị kết hợp cơ cấu tuổi và giới tính của dân số dưới dạng hình học. Tháp dân số
không chỉ cung cấp những thông tin chung về tuổi, giới tính của dân số một quốc gia mà còn có
thể chỉ ra các yếu tố làm thay đổi qui mô và cơ cấu dân số trong những khoảng thời gian trước
và sau đó.

Hình 1.5 Các kiểu tháp dân số cơ bản
Có ba kiểu tháp dân số cơ bản:
+ Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng và hẹp dần về phía đỉnh, thể hiện nhóm tuổi dưới lao
động lớn và tỉ lệ dân số thuộc nhóm trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ, đây là hình dạng tháp
phổ biến ở những nước có kết cấu dân số trẻ.
+Kiểu thu hẹp: Tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.Thể
hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia
tăng dân số có xu hướng giảm dần.


+ Kiểu ổn định: Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, thể hiện tỉ
suất sinh thấp, tỉ lệ tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn
định cả về qui mô lẫn cơ cấu, đây là dạng tháp của những nước có kết cấu dân số già.

Hình 1.6: Tháp dân số Việt Nam năm 2000
80-84
70-74
60-64

50-54
Nam

40-44

Nữ

30-34
20-24
10-14
0-4

6.000.000 (4,000,000)
4.000.000(2,000,000)
2.000.000
(6,000,000)

-

2.000.0004,000,000
4.000.0006,000,000
6.000.000
2,000,000

Hình 1.7: Tháp dân số Việt Nam năm 2009.
So sánh tháp dân số Việt Nam năm 2000 và năm 2009 cho thấy, tháp dân số bắt đầu
chuyển sang dạng hình chum, tức là dân số đang đi vào thời kì ổn định. Sự “thu hẹp” khá nhanh
ở phần chân tháp tương ứng với sự giảm tỉ trọng của nhóm dân số dưới 15 tuổi ở cả hai giới cho
thấy mức sinh của nước ta trong 9 năm qua đã giảm nhanh và giảm liên tục. Sự “nở ra” khá
nhanh trên đỉnh tháp ở cả hai giới thể hiện xu hướng già hóa của dân số Việt Nam, tỉ trọng

người ngoài độ tuổi lao động đang tăng lên. Sự “nở ra” khá đều của dân số ở các nhóm tuổi từ
15 – 54 làm cho hình dạng tháp chuyển từ hình tam giác cân sang dạng hình chum, dân số bắt
đầu đi vào giai đoạn ổn định và có xu hướng già hóa.
 Kết cấu xã hội của dân số:
Phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ
nhất định, bao gồm kết cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hóa … Kết cấu xã
hội của dân số thể hiện rõ chất lượng dân cư của đơn vị lãnh thổ cần nghiên cứu.
-

Kết cấu dân số theo lao động


Nguồn lao động: bao gồm dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao



động (thông thường là từ 15 tuổi đến 55 (đối với nữ) và 60 (đối với nam)).
Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm:
o Nhóm dân số hoạt động kinh tế còn gọi là lực lượng lao động, bao gồm những
người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng
chưa có việc làm
Căn cứ vào số ngày lao động trong năm người ta còn chia nhóm dân số hoạt động kinh tế
thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế thường xuyên và dân số hoạt động kinh tế không
thường xuyên.
-

Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là những người có tổng số ngày

làm việc lớn hơn một nửa số ngày trong năm (ở Việt Nam là ≥ 183 ngày).
-


Dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên là những người có tổng số

ngày làm việc ít hơn một nửa số ngày trong năm.
o Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người đủ tuổi lao động trở
lên nhưng không thuộc bộ phận dân số hoạt động kinh tế. Lực lượng này bao gồm học sinh, sinh
viên, những người nội trợ hoặc những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
Theo quy luật chung về mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số là sẽ tăng nhanh ở
độ tuổi 15 – 24, đạt cực đại và ổn định ở giai đoạn 25 – 39 tuổi và từ năm 40 tuổi trở lên, tỉ lệ
dân số hoạt động kinh tế bắt đầu giảm và giảm liên tục tới mức thấp nhất.


Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:

Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế thành 3 khu
vực, ứng với mỗi khu vực có một số lượng lao động nhất định
-

KVI: lao động trong các ngành nông – lâm –ngư nghiệp

-

KVII: lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng

-

KVIII: lao động trong các ngành dịch vụ.

Xét trên qui mô toàn thế giới, năm 2005 có trên 40% dân số hoạt động trong KVI, 30%
trong KVII và gần 30% trong KVIII. Tuy nhiên cơ cấu này có sự khác biệt giữa các nhóm nước,

các nước phát triển số lao động trong ngành dịch vụ luôn cao, đạt trên 80% (Hoa Kì) hoặc 50 –
79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu); các nước đang phát triển, tỉ lệ này chiếm chưa đến
30% dân số.
Xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay là chuyển dịch theo hướng CNH –
HĐH nên tỉ trọng lao động trong các khu vực kinh tế đang có sự thay đổi và thay đổi nhiều nhất
là ở các nước đang phát triển với tỉ lệ lao động trong KVIII ngày càng tăng lên.


1.2 Phân bố dân cư
1.2.1 Khái niệm dân cư
Dân cư là tập hợp người sống trên một đơn vị lãnh thổ được đặc trưng bởi kết cấu, mối
quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú
theo lãnh thổ.


Đặc điểm của dân cư

Trong hệ thống tự nhiên – dân cư – kinh tế, dân cư là thành phần năng động nhất gắn bó
giữa tự nhiên và kinh tế nhờ những thuộc tính sẵn có của mình và toàn bộ những giá trị vật chất
lẫn tinh thần của xã hội đều do dân cư tạo ra.
Về phương diện kinh tế dân cư vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ những sản
phẩm do mình tự sản xuất ra. Thông qua việc tiêu thụ các giá trị vật chất – tinh thần, dân cư đảm
bảo được sự tái sản xuất của chính mình bên cạnh các quá trình tái sản xuất khác của xã hội. Nói
cách khác, dân cư là khâu trung tâm của quá trình tái sản xuất xã hội, có ảnh hưởng quan trọng
đến sự phân bố và phát triển của các ngành kinh tế.
Dân cư cũng có quá trình tái sản xuất của riêng mình. Tái sản xuất dân cư thực chất là tạo
ra thế hệ mới, quá trình này đòi hỏi một khoảng thời gian lâu hơn các quá trình sản xuất vật chất
khác; Bên cạnh đó, tái sản xuất dân cư có sức ì rất lớn, tức là nó thường bắt đầu và dừng lại
chậm hơn các quá trình sản xuất vật chất.
1.2.2 Sự phân bố dân cư

Khái niệm phân bố dân cư: Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự giác hoặc
tự phát trên một đơn vị lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã
hội.
Trên thế giới có những nơi tập trung rất đông dân nhưng có nơi dân cư khá thưa thớt. Sự
phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và
phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển KT - XH.
Hiện nay, ở nhiều nước, nhất là những nước đang phát triển, do quá trình CNH và HĐH,
dân cư tập trung ngày càng đông vào các thành phố lớn, người lao động phải sống chen chúc
trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi… trong khi đó ở vùng nông thôn, dân cư thưa thớt và
thậm chí là thiếu lao động.
Ngược lại, ở những nước phát triển, sự sắp xếp dân cư mang tính khoa học hơn. Số dân
thành thị chiếm tỉ lệ cao phù hợp với sự phát triển của công nghiệp và đô thị; bên cạnh đó, dân
cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng lại giàu tiềm năng, nhằm mục đích tạo điều


kiện khai thác tốt mọi tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong
phạm vi cả nước. Vậy, có thể nói phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có quy luật.
1.2.3 Mật độ dân số (population density)
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư, người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số,
mật độ dân số dùng để xác định mức độ tập trung của số dân sinh sống trên một đơn vị lãnh thổ
và được tính bằng tương quan giữa số dân trên một đơn vị diện tích ứng với số dân đó.
D=

P
S

P: Số dân cư trú của lãnh thổ.
S: Diện tích lãnh thổ (không kể các hồ lớn trong nội địa).
Để đo mật độ dân số người ta thường dùng đơn vị: người/km2.
Năm 2009, Việt Nam có tổng dân số là 85.789.573 người với diện tích trên 329,3 nghìn

km2, mật độ dân số là 259 người/km2, xếp thứ 35 trên thế giới.
Vậy, mật độ dân số là đại lượng bình quân chỉ sự phân bố của dân cư trên một lãnh thổ
nào đó. Nói cách khác, mật độ dân số chính là số dân cư cư trú, sinh sống tính trung bình trên
một đơn vị diện tích (thường là km2).
Mật độ dân số càng lớn thể hiện mức độ tập trung dân càng cao và ngược lại, mật độ dân
số càng nhỏ thể hiện mức độ tập trung dân cư càng thấp. Tuy nhiên trên thực tế, dân cư không
tập trung đồng đều trên các đơn vị lãnh thổ nên việc tính toán mật độ dân số trên một đơn vị
lãnh thổ càng nhỏ thì độ chính xác càng cao.


Các loại mật độ dân số

Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể tính toán và sử dụng các loại mật độ khác
như:
+ Mật độ dân số thành thị (số dân thành thị tính trung bình trên một thành phố).
+ Mật độ dân số nông thôn (số dân nông thôn tính trung bình trên một km2 của vùng nông
thôn).
+ Mật độ dân số trên một đơn vị diện tích canh tác (người/ha)
+ Mật độ lao động trên một đơn vị canh tác (lao động/ha)
1.2.4 Biến động phân bố dân cư
1.2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố dân cư
Sự phân bố dân cư trên một đơn vị lãnh thổ luôn luôn biến động vì sự phân bố dân cư là
kết quả tác động tổng hợp của hàng loạt các nhân tố cả tự nhiên và KT - XH.


×