Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán theo yêu cầu tự chủ tài chính tại Bệnh viện C Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.62 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


TRƢƠNG THỊ HUYỀN TRANG

TỔ CHỨC KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Công Phƣơng

Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Phản biện 2: PGS.TS Hà Xuân Thạch

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày
23 tháng 02 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Những chính sách phát triển một cách toàn diện các thành phần
kinh tế, đặc biệt là khối các cơ quan Nhà nước trong đó phải kể đến các
đơn vị sự nghiệp có thu là điều kiện cần thiết để đối phó với nhừng
thách thức, khó khăn khi Việt Nam hội nhập kinh tế.
Nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như hướng dẫn cụ thể các đơn vị
thực hiện tự chủ tài chính được thuận tiện, các Nghị định được ra đời.
Năm 2015, Nghị định 16/2015/ NĐ-CP ra đời quy định về chế độ tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập công thay thế cho các Nghị định trước đó là
Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Nghị định này
được áp dụng cho tất cả các đơn vị sự nghiệp, trong đó có ngành y tế và
các bệnh viện.
Trong những năm qua, Bệnh viện C Đà Nẵng đã có những bước
phát triển rõ nét và có sự thay đổi đáng kể trong mô hình quản lý cũng
như các hoạt động thường quy của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay
việc chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới đã cho thấy những bất cập
trong tổ chức kế toán ở đơn vị. Đặc biệt là thông tin do kế toán mang lại
chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu quản lý. Do đó, nhu cầu cấp thiết
đặt ra là hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị nhằm đáp ứng đầy đủ
được nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản trị một cách hữu hiệu.
Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổ chức kế toán
theo yêu cầu tự chủ tài chính tại Bệnh viện C Đà Nẵng” làm luận văn
thạc sỹ; với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng kế toán tại bệnh
viện và đưa ra những giải pháp có tính khả thi, góp phần hoàn thiện
công tác tổ chức kế toán tại bệnh viện nói riêng và các bệnh viện công
lập tự chủ tài chính nói chung.



2
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại
Bệnh viện C Đà Nẵng trong việc đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối
cảnh tự chủ, từ đó tìm ra những mặt còn tồn tại, đề xuất được các giải
pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại đơn vị nhằm
đáp ứng nhu cầu tự chủ.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức kế tại Bệnh viện C
Đà Nẵng trong mối liên hệ với nhu cầu quản lý nội bộ.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nội dung tổ chức công tác kế
toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ thuộc lĩnh vực công lập.
Luận văn chỉ bàn đến nội dung đo lường, ghi chép và cung cấp thông
tin; không đề cập đến tổ chức bộ máy kế toán và kiểm tra kế toán.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong triển khai đề tài, luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu nhằm hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về nội dung tổ chức
công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ thuộc lĩnh
vực công lập, đánh giá tính hữu hiệu của công tác kế toán thông qua
tổng hợp phân tích các tài liệu. Phương pháp quan sát, phân tích, đối
sánh cũng được vận dụng để đánh giá công tác kế toán dựa trên cơ sở
lý thuyết có liên quan.
4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả thực hiện luận văn góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán
tại Bệnh viện C Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu tự chủ tài chính, qua
đó phục vụ cho công tác tự chuyển đổi cơ chế dần sang tự chủ tài chính.



3
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổ chức kế toán tại đơn vị sự
nghiệp công lập
- Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện C Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện C
Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các
nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, hướng dẫn ghi nhận các sự
kiện, cách thức lập báo cáo cuối kỳ như công trình của ba tác giả Earl
R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C.Kattelus (2001) trong cuốn sách với
tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận”
(Accounting for Governmental and Nonprofit Entities). Nội dung của
cuốn sách chỉ tập trung nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của thông tin kế
toán đến tính minh bạch của các chỉ số trong chi tiêu ngân sách của
Chính Phủ và các tổ chức phi lợi nhuận nói chung.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong hệ thống các bệnh
viện công, các tác giả chưa quan tâm, nghiên cứu đến vấn đề hoàn thiện tổ
chức kế toán. Một nghiên cứu liên quan đến nội dung này có thể kể đến
nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại
Bệnh viện C Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Anh (2011). Dựa vào
thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện C Đà Nẵng, tác giả đã đề xuất theo
dõi, quản lý theo các quy trình dựa trên nền tảng ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu
thống nhất, đồng bộ, để hoàn thiện tổ chức kế toán trong điều kiện ứng
dụng ERP tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Nhưng hạn chế của đề tài là chỉ chú
trọng đến công tác hoàn thiện các phân hệ kế toán đang còn thực hiện thủ



4
công, từ đó tổ chức xây dựng, triển khai hệ thống thông tin kế toán hoàn
chỉnh trong điều kiện ứng dụng ERP mà vẫn chưa đánh giá thực tế tổ chức
kế toán gắn với yêu cầu quản lý trong điều kiện tăng cường thực hiện tự
chủ tài chính tại bệnh viện và những thay đổi chính sách kế toán trong điều
kiện mới. Hay nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện
Mắt-Thành phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Thị Như Minh (2014) đã hệ
thống hóa được cơ sở lý thuyết về công tác kế toán tại Bệnh viện
Mắt-Thành phố Đà Nẵng, bên cạnh đó cũng chỉ ra được những ưu điểm về
hoạt động tài chính của đơn vị như là tổ chức tốt công tác phần hành kế
toán, tuân thủ các nguyên tắc tài chính, chế độ kế toán tài chính. Tuy nhiên,
luận văn chưa đi sâu phân tích vào chức năng kế toán đáp ứng nhu cầu
quản lý của đơn vị, từ đó chưa làm nổi bật được tầm quan trọng của công
tác kế toán với những thông tin tài chính hữu ích cho quá trình ra quyết
định của nhà quản lý.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, luận văn sẽ nghiên cứu tập trung
vào các vấn đề có tác động chính như đặc điểm quản lý tài chính,
nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị, công tác tổ chức hệ thống
thông tin kế toán và nhất là công tác thiết lập, sử dụng các báo cáo nội
bộ của các phần hành kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập có
thu, trong đó đơn vị cụ thể là Bệnh viện C Đà Nẵng, nhằm mạnh dạn đề
xuất những giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện tổ chức kế toán
tại đơn vị nhằm phục vụ cho nhu cầu tự chủ tài chính.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP CÔNGLẬP
1.1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm hoạt động
Đơn vị sự nghiệp công lập có thu là một loại đơn vị sự nghiệp
công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ
chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động tài chính đơn vị SNCL có thu
a. Đặc điểm nguồn thu, chi
Nguồn kinh phí cho những hoạt động của đơn vị SNCL được cấp
từ nguồn NSNN hoặc từ các đơn vị cấp trên và từ các nguồn do Nhà
nước quy định như: phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật, thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ, thu từ hoạt động sự nghiệp khác, các nguồn viện
trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
b. Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách của đơn vị công được qui định trong luật
Ngân sách Nhà nước, bao gồm 3 giai đoạn: lập ngân sách (dự toán
ngân sách), chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Quy trình
ngân sách là quá trình phản ánh toàn bộ hoạt động của một ngân sách
từ khâu bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc để chuyển sang năm
ngân sách mới.
c. Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tài chính áp dụng
cho các đơn vị SNCL, nhằm thể hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.


6
1.2. NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Ban quản lý bệnh viện cần có những thông tin cần thiết nhằm hỗ
trợ cho công tác quản trị, nhằm đáp ứng nhu cầu tự chủ một cách tốt
nhất:
- Thông tin nguồn và sử dụng nguồn kinh phí theo các hoạt động
(hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh…)
nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động;
- Thông tin về phát sinh nguồn và sử dụng kinh phí theo từng bộ
phận (các khoa, phòng chức năng) để đánh giá hiệu quả sử dụng kinh
phí ở các bộ phận;
- Thông tin tài sản, dòng tiền theo mỗi hoạt động để quản lý tài
sản theo hoạt động;
- Thông tin về các chi phí cấu thành, số lượng thực hiện để đánh
giá hiệu quả của một dịch vụ kỹ thuật y tế.
1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ĐƠN VỊ SNCL CÓ THU
1.3.1. Khái quát công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị SNCL tự chủ tài chính là
việc xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin thông qua việc ghi chép của
kế toán trên chứng từ, sổ sách kế toán; tổ chức vận dụng hình thức kế
toán hợp lý; triển khai thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên
tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành trên cơ sở các phương tiện kỹ
thuật hiện có sao cho phải linh hoạt, tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đặc
biệt là đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin chất lượng, hữu ích cho
quản lý trên những chuẩn mực, nguyên tắc đã được quy định.
1.3.2. Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán
a. Tổ chức chứng từ
Nội dung của công tác tổ chức chứng từ kế toán bao gồm:


7

- Xác định danh mục chứng từ kế toán
- Tổ chức lập, ký chứng từ kế toán
- Trình tự luân chuyển và tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán
b. Vận dụng tài khoản kế toán
Hệ thống TK kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự
nghiệp do Bộ Tài chính quy định theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
gồm 10 loại, từ Loại 1 đến Loại 9 là các tài khoản trong Bảng Cân đối
tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
c. Sổ kế toán áp dụng
Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải mở sổ kế toán để theo dõi, ghi
chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã
phát sinh có liên quan đến đơn vị. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán
thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên
quan và quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017.
1.3.3. Kế toán doanh thu
a. Phản ánh doanh thu:
Đối với thu hoạt động do ngân sách cấp
Kế toán sử dụng các TK gồm: TK 511 – Thu hoạt động do NSNN
cấp, TK 337 – Tạm thu và các TK ghi đơn như: TK 008 – Dự toán chi
hoạt động, TK 012 – Lệnh chi tiền thực chi, TK 013 – Lệnh chi tiền
tạm ứng.
Đối với thu viện trợ
Kế toán phải mở sổ tài khoản 512 để theo dõi nguồn viện trợ
không hoàn lại, mở chi tiết theo mỗi loại chương trình, dự án.
Thu phí được khấu trừ, để lại
Kế toán đơnvị sự nghiệp mở sổ tài khoản 514 để phản ánh các
khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực



8
hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ (đối với đơn vị sự nghiệp
công lập), để lại (đối với cơ quan nhà nước) theo quy định của pháp
luật về phí, lệ phí.
Doanh thu hoạt đông sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Ở những đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kế
toán mở sổ tài khoản 531 để theo dõi doanh thu sản xuất kinh doanh
dịch vụ.
b.Cung cấp thông tin:
Giúp đơn vị thực hiện kiểm soát nguồn thu, khả năng sử dụng
nguồn thu để thực hiện chi. Theo dõi chi tiết các khoản thu cũng cung
cấp thông tin cho quản lý đánh giá tiến độ thực hiện thu để có phản hồi
với cơ quan cấp kinh phí khi có vướng mắc.
1.3.4. Kế toán chi phí
a. Phản ánh chi phí:
Đối với các khoản chi hoạt động do NSNN cấp
Kế toán phải mở sổ TK 611 theo dõi các khoản chi mang tính chất
hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.
Đối với các khoản chi phí từ nguồn viện trợ
Kế toán phải mở sổ TK 612 để theo dõi các khoản chi phí từ
nguồn viện trợ.
Đối với các khoản chi phí hoạt động thu phí
Đơn vị phải mở sổ TK 614 theo dõi chi tiết từng nội dung chi và
mở sổ chi tiết để theo dõi chi thường xuyên và chi không thường xuyên
từ các khoản phí được khấu trừ, để lại đơn vị theo quy định của pháp
luật phí, lệ phí.
Đối với các khoản chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ



9
Kế toán phải mở sổ TK 642 để phản ánh các chi phí quản lý của
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
b. Cung cấp thông tin:
Cung cấp thông tin theo dõi các khoản chi theo đúng quy định của
nhà nước, qua đó giúp đơn vị thực hiện kiểm soát nguồn chi, đồng thời
thực hiện chủ động việc chi tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
1.3.5. Kế toán tài sản cố định
a. Phản ánh TSCĐ:
Kế toán phải mở sổ TK 211-TSCĐ hữu hình, TK 213-TSCĐ vô
hình để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ
TSCĐ của đơn vị theo nguyên giá. Đối với nguồn hình thành TSCĐ
được hạch toán vào các TK 36611, 36621,36631.
b. Cung cấp thông tin:
Kế toán nội dung này nhằm cung cấp thông tin cho quản trị, kế
toán TSCĐ cần cung cấp thông tin nguồn hình thành TSCĐ (từ nguồn
ngân sách, nguồn thu sự nghiệp…), bộ phận sử dụng TSCĐ, TSCĐ
được dùng cho từng hoạt động (hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, hoạt
động sản xuất kinh doanh…).
1.3.6. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
a. Phản ánh nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ:
Kế toán phải mở sổ các TK 152-nguyên liệu, vật liệu và TK
153-công cụ, dụng cụ để phản ánh số hiện có, tình hình biến động giá
trị các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
b. Cung cấp thông tin:
Kế toán nội dung này nhằm cung cấp thông tin cho quản trị như
chi phí xuất vật tư, hàng hóa cho từng hoạt động (hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh…), hiệu quả sử dụng



10
vật tư, hàng hóa của từng hoạt động, tham mưu, tư vấn phương án hàng
tốn kho nhằm tránh tình trạng gọi hàng tràn lan, chi phí lưu kho lớn,
vốn ứ đọng nhiều.
1.3.7. Báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ
Hiện nay đơn vị SNCL tự chủ tài chính đều phải lập các loại báo
cáo quyết toán và báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán
SNCL ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Báo cáo nội bộ cung cấp thông tin cho quản lý trong việc ra quyết
định. Tùy theo từng thời kỳ và nhu cầu cụ thể, các báo cáo nội bộ được
lập một cách linh hoạt, kịp thời với thiết kế đơn giản, dễ hiểu sao cho
phải đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản lý.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận chung về những đặc
điểm chủ yếu trong công tác quản lý tài chính đã chi phối đến cách thức
tổ chức kế toán ở các đơn vị SNCL, qua đó trình bày chi tiết nội dung
tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL. Đây là những vấn đề rất quan
trọng, là cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các
giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện C Đà Nẵng, đang
trên con đường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.


11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện C Đà Nẵng
Hiện nay bệnh viện Bệnh viện C Đà Nẵng có quy mô 800 giường
bệnh với tổng số CBVC là 688 (bao gồm 593 thuộc biên chế và 95 hợp
đồng của Bệnh viện).
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện C Đà Nẵng
Nhiệm vụ của Bệnh viện C Đà Nẵng
Bệnh viện C Đà Nẵng đang thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao
như: nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe; đào tạo cán bộ; nghiên cứu khoa
học; phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo tuyến; hợp tác quốc tế; quản lý
bệnh viện.
Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện C Đà Nẵng
Bảng 2.1: Chu trình khám bệnh và kế toán đối với hoạt động
khám, chữa bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng
NGƢỜI

CHU TRÌNH KHÁM

CHU TRÌNH KẾ

BỆNH

BỆNH

TOÁN

Có nhu cầu
khám bệnh

Người bệnh vào thăm khám
tại khoa khám bệnh hoặc

khoa khám bệnh theo yêu cầu

Nếu người bệnh không
có thẻ bảo hiểm y tế,
người bệnh phải mua
phiếu khám bệnh.


12
NGƢỜI

CHU TRÌNH KHÁM

CHU TRÌNH KẾ

BỆNH

BỆNH

TOÁN

Người bệnh gặp bác sỹ điều Nếu người bệnh không
trị, trình bày triệu chứng và có thẻ BHYT, người
Gặp Bác sỹ

mong muốn khám chữa bệnh. bệnh phải thanh toán
Bác sỹ chỉ định người bệnh trước các chi phí xét
phải đi làm các xét nghiệm, nghiệp,
hoặc chụp chiếu


chụp

chiếu.

Chứng từ làm bằng
chứng là các phiếu kết

Thực

hiện Người bệnh đến các địa điểm quả xét nghiệm, phiếu

theo chỉ định để chiếu chụp hoặc xét

kết quả Xquang, siêu

của Bác sỹ

âm...

nghiệm máu, nước tiểu...

Nếu người bệnh có thẻ
BHYT: làm thủ tục
thanh toán: căn cứ vào
tờ Phơi – là tờ ghi các
nội dung mà bệnh nhân
đã thực hiện và tổng số
tiền của đợt khám bệnh,
Gặp lại bác sỹ Bác sỹ đưa ra kết luận


các chứng từ, giấy tờ về
việc xét nghiệm, siêu
âm, chiếu chụp, thanh
toán công khám chữa
bệnh... Bệnh nhân sẽ
được hoàn tất thủ tục
thanh toán.
- Nếu bệnh nhân phải


13
NGƢỜI

CHU TRÌNH KHÁM

CHU TRÌNH KẾ

BỆNH

BỆNH

TOÁN
nhập viện thì phải tất
toán thủ tục ở khoa
khám bệnh hoặc khoa
khám bệnh theo yêu cầu,
tiến hành nhập viện ở
các khoa khác.

Những khoản chi cho hoạt động khám chữa bệnh không trực tiếp

như các khoản chi khác, mà được thực hiện gián tiếp thông qua việc
đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc, vật tư, hóa chất, thuốc,
con người…
2.1.3. Tổ chức quản lý
Bệnh viên tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức
năng
- Ban giám đốc gồm: giám đốc và các phó giám đốc:
- 10 phòng chức năng
- 33 khoa lâm sàng, các khoa cận lâm sàng và trung tâm
2.1.4. Đặc điểm hoạt động tài chính của bệnh viện
a. Cơ chế tài chính áp dụng
Bệnh viện xây dựng cơ chế quản lý tài chính dựa trên cơ sở các
quy định hiện hành của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp nói
chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng. Hiện tại, theo Nghị định
16/2015/ NĐ-CP, bệnh viện tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo
quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính của bệnh viện.
b. Nguồn kinh phí hoạt động


14
Hiện nay, nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động của bệnh viện:
nguồn ngân sách, thu viện phí và bảo hiểm y tế, các khoản viện trợ và
các nguồn thu khác.
Bảng 2.2: Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị năm
2016-2017

Năm 2016
NỘI


Trong đó

STT
DUNG

Năm 2017

Tổng

Trong đó
Tổng

BNBH

BN VP

BNBH

BNVP

1 Tổng số
lƣợt KB
1.1 Điều trị nội

249.059

238.017

11.042


306.853

295.806

11.047

208.995

198.208

10.787

271.932

260.885

9.881

trú
1.2 Điều trị
ngoại trú
2 Tổng thu 148.313.465 139.796.693 8.516.772 208.568.836 194.893.252 13.675.584
viện phí
(nghìn
đồng)

c. Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách tại Bệnh viện được thực hiện như sau: vào
giữa năm tài chính, đơn vị lập dự toán cho năm sau và được phê duyệt
vào cuối năm. Căn cứ vào số dự toán được phê duyệt, ban lãnh đạo kết

hợp với sự tham mưu của bộ phận kế toán, tiến hành phân bổ dự toán
cho các hoạt động chuyên môn như: mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất
tiêu hao, văn phòng phẩm, ...


15
2.2. NHẬN DIỆN NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Thông tin phục vụ lập dự toán:
- Kết quả thực hiện thu phí, lệ phí, thu dịch vụ y tế trong năm;
- Đánh giá, phân tích kỹ nguyên nhân ảnh hưởng chung của nền
kinh tế và ngành đến thu ngân sách của năm trước và năm đang lập dự
toán;
- Quy định giá cả dịch vụ khám chữa bệnh;
- Tình hình các đối thủ cạnh tranh: là các Bệnh viện, trung tâm,
phòng khám cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tương đương;
- Đội ngũ cán bộ phục vụ…
Thông tin phục vụ kiểm soát chi phí
- Các chi phí phát sinh và cách phân loại chi phí;
- Các quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ;
- Chính sách gọi thuốc, vật tư, hóa chất tiêu hao dự trữ trong
kho…
Thông tin phục vụ đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí theo
nguồn, theo bộ phận, theo từng kỹ thuật
- Tình hình sử dụng kinh phí được cấp trong năm của từng khoa,
phòng;
- Tình hình bệnh nhân khám, chữa bệnh của từng khoa;
- Tình hình sử dụng các dịch vụ kỹ thuật ở các khoa;
- Giá thành các dịch vụ kỹ thuật thể hiện sự đóng góp của các bộ
phận…

2.3. KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG
2.3.1. Công tác tổ chức vận dụng chứng từkếtoán
Thông thường trình tự luân chuyển chứng từ ở Bệnh viện được
tiến hành qua cácbước:


16

Lập chứng
từ

Luân
chuyển
chứng từ

Kiểm tra
chứng từ

Bảo quản
và lưu trữ
chứng từ

Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ
2.3.2. Công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Căn cứ vào hệ thống tài khoản được quy định tại chế độ kế toán
SNCL ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, bệnh viện xây dựng hệ thống
tài khoản cho đơn vị.
2.3.3. Công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hệ thống sổ kế toán tại bệnh viện C Đà Nẵng bao gồm các sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, hàng kỳ được kết xuất từ chương
trình phần mềm kế toán tổng hợp DAS. Hiện nay, đơn vị đang sử dụng
hệ thống sổ thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ bao gồm chứng từ
ghi sổ, sổ cái, sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí…
2.4. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU
2.4.1. Kế toán doanh thu – chi phí
a. Đối với thu - chi hoạt động do ngân sách cấp
Thu hoạt động do NSNN cấp
Bảng 2.3: Tỉ trọng nguồn kinh phí bệnh viện trong 2 năm
2016-2017
Nguồn

2016

Tỉ trọng

NSNN

246.666.954.680

62,77%

265.897.785.734

56,42%

Viện phí

138.679.371.201


35,29%

194.892.252.597

41,35%

Khác

7.609.197.823

1,94%

10.503.046.959

2,23%

Tổng

392.955.523.704

100

471.293.085.290

100

2017

Tỉ trọng



17
Chi phí hoạt động
Khoản chi từ nguồn NSNN chủ yểu là các khoản chi cho con
người như: tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp đặc
thù)
- Cung cấp thông tin: Kế toán chỉ theo dõi đơn thuần nguồn
kinh phí theo quy định, chưa đi sâu vào việc phân tích tình hình tiếp
nhận và sử dụng nguồn kinh phí.
+ Kế toán chưa thực hiện việc phân tích hiệu quả tiết kiệm.
+ Kế toán cũng chưa đào sâu việc kiểm tra, theo dõi việc sử dụng
ngân sách có đúng mục đích, hiệu quả hay không.
b.Đối với thu - chi các khoản phí được khấu trừ, để lại
Thu phí được khấu trừ, để lại
Thông thường, mỗi tháng sẽ có một phiên giám định y khoa tại
Bệnh viện C Đà Nẵng. Khoản thu này được trích 5% nộp vào NSNN
và 95% phí được giữ lại
Chi từ các thu phí được khấu trừ, để lại
Các khoản chi phục vụ cho công tác giám định y khoa tại bệnh
viện bao gồm: chi phí trả cho bác sĩ tham gia phiên kết luận, chi phí
khác trả cho phiên kết luận, chi phí giấy tờ, chi phí các khoa phòng
liên quan...
- Cung cấp thông tin: Công tác theo dõi các khoản thu-chi của
hoạt động thu phí được khấu trừ giúp ban quản lý kiểm soát chặt chẽ
các nguồn thu, chi.
c. Đối với doanh thu-chi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của
bệnh viện bao gồm:

- Thu viện phí (bao gồm bệnh nhân BHYT và bệnh nhân dịch vụ);


18
- Thu từ dịch vụ khám sức khỏe cho các công ty;
- Thu từ dịch vụ cấp giấy khám sức khỏe;
- Cho thuê mặt bằng căn tin, taxi;
- Dịch vụ lưu trú.
Chi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Hiện nay, các khoản chi chủ yếu là chi hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ. Các khoản chi này bao gồm: chi cho con người, chi
chuyên môn nghiệp vụ, chi sửa chữa TSCĐ, chi hành chính.
- Cung cấp thông tin: Kế toán mới chỉ có thể theo dõi kỹ thuật
nào được sử dụng nhiều, tách biệt việc theo dõi doanh thu hoạt động
này chứ chưa theo dõi chi phí cụ thể
2.4.2. Kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định trong bệnh viện được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như: nguồn vốn NSNN, nguồn quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp và các nguồn khác. Giá trị TSCĐ bị hao mòn dần trong quá trình
sử dụng, trong đó một phần là yếu tố chi phí tiêu dùng công và một phần
là yếu tố chi phí của giá thành sản phẩm, dịch vụ khám, chữa bệnh.
- Cung cấp thông tin: Kế toán TSCĐ chỉ theo dõi TSCĐ theo
các khoản mục theo quy định chứ không tiến hành lập sổ chi tiết hay
bảng để theo dõi nguồn hình thành TSCĐ (từ nguồn ngân sách hay
nguồn thu sự nghiệp…) nên không thể cung cấp thông tin cho quản lý
để đánh giá tình hình sử dụng nguồn kinh phí.
2.4.3. Kế toán thuốc, vật tƣ
Chi mua thuốc, vật tư là khoản chi chiếm tỉ trọng cao của bệnh
viện. Do vậy, ngoài xây dựng dự toán đầu năm, hằng tháng khoa dược
và phòng vật tư phải dự trù danh mục và số lượng thuốc, vật tư cần sử

dụng theo nhu cầu điều trị, tình hình hoạt động thực tế của từng khoa
và tình hình tồn kho.


19
- Cung cấp thông tin: Hạch toán xuất kho xem như được hiểu
rằng toàn bộ vật tư cấp về khoa phòng đều được sử dụng cho bệnh
nhân. Tuy nhiên thực tế có những khoa phòng lấy số lượng vật tư về
mà không sử dụng hết cho số lượng bệnh nhân hiện tại, dẫn đến thất
thoát vật tư, lượng vật tư dôi dư chưa sử dụng tại khoa phòng này thì
Phòng TCKT chưa thể kiểm soát được.
2.4.4. Lập và công bố báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ
a. Báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính:
Báo cáo kế toán tại Bệnh viện C Đà Nẵng cũng giống như các
đơn vị sự nghiệp khác gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
ngân sách.
Tuy nhiên, công tác lập báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài
chính của đơn vị còn nhiều thiếu sót. Các báo cáo chỉ được lập đầy đủ
và theo đúng quy định chứ chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng
mức. Do đó, các thông tin mà báo cáo quyết toán NSNN và báo cáo tài
chính chưa thật sự đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu cho công tác
quản lý.
b.Báo cáo nội bộ:
Qua tìm hiểu thực tế tại đơn vị, hệ thống báo cáo nội bộ của đơn
vị chỉ được quan tâm trên mặt khái niệm, còn thực tế triển khai chưa
có một báo cáo nào đáp ứng nhu cầu.
c.Về công khai tài chính
Hàng năm bệnh viện đã thực hiện công tác công khai tài chính
theo quy định tại Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ
Tài Chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính với hình

thức công khai tại các buổi giao ban viện hàng tuần, tại hội nghị cán
bộ, công nhân viên chức.


20
2.5. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ
NẴNG
2.5.1. Ƣu điểm
Về quản lý tài chính theo mô hình tự chủ:
- Bệnh viện đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu bộ áp dụng
thống nhất trong toàn Bệnh viện. Đó là cơ sở để Bệnh viện quản lý và
sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình theo hướng tăng thu
và tiết kiệm chi.
Về tổ chức công tác kế toán:
- Công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo đúng các quy
định, chế độ hiện hành.
- Chủ động thực hiện việc hạch toán chi tiết, đáp ứng phần nào
nhu cầu quản lý.
Về đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý nội bộ
- Công tác theo dõi, kiểm soát chi phí cũng dần được sự quan
tâm, chú trọng. Do đó, bộ phận kế toán đã chủ động phân loại chi phí,
kiểm soát chi phí trong kỳ.
- Linh hoạt mở tài khoản kế toán cấp 2, cấp 3 để hạch toán các
khoản thu, khoản chi chi tiết phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu
quản lý của đơn vị
2.5.2. Hạn chế
Về quản lý tài chính theo mô hình tự chủ tài chính
- Quy chế chi tiêu nội bộ bệnh viện vẫn còn chưa sát, nhiều nội
dung và mức chi vẫn còn thiếu hoặc chưa đầy đủ gây khó khăn trong khi
hạch toán cũng như trong hoạt động thanh kiểm tra.

Về tổ chức công tác kế toán:
- Công tác hạch toán chi tiết mới chỉ quan tấm đáp ứng được cho
công tác lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính mà chưa thật sự đáp


21
ứng được nhu cầu quản trị.
- Các chứng từ bệnh viện đang sử dụng mới chỉ đáp ứng được
yêu cầu quản lý ngân sách và chi tiêu theo dự toán, nhiều chứng từ
chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị trong đơn vị.
Về đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý nội bộ
-

Việc theo dõi, cung cấp thông tin cho quản lý nội bộ chưa

được quan tâm đúng mực.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 tập trung đánh giá tính hữu hiệu của tổ chức kế toán tại
Bệnh viện C Đà Nẵng. Qua đó ta thấy được một số ưu, nhược điểm
trong hệ thống kế toán tại bệnh viện hiện nay. Nội dung chương này là
cơ sở để có một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện
C Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu tự chủ trong chương 3.


22
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI BỆNH
VIỆN C ĐÀ NẴNG NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TỰ CHỦ
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TỰ CHỦ
TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

3.1. Hoàn thiện tổ chức hạch toán các phần hành
a. Kế toán doanh thu – chi phí
Cần mở chi tiết một số tài khoản theo dõi doanh thu và chi phí
theo từng khoa phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của từng khoa,
phòng.
b. Kế toán thuốc, vật tư dùng cho bệnh nhân dịch vụ
Phải hạch toán chi phí thuốc, vật tư sử dụng tại khoa yêu cầu một
cách riêng biệt,rõ ràng.
c. Kế toán TSCĐ
Kế toán theo dõi TSCĐ nên theo dõi tách riêng, phân loại ra tài
sản nào dùng cho hoạt động mục tiêu nhiệm vụ, tài sản nào dùng cho
hoạt động dịch vụ hoặc tiến hành phân bổ giá trị TSCĐ đối với tài sản
dùng chung cho hai hoạt động.
3.2. Hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, sổ sách
kế toán
- Việc theo dõi tình hình mua, nhập, xuất và quá trình sử dụng vật
tư nên xây dựng định mức sử dụng từng loại vật tư cho từng hoạt động.
- Xây dựng phương pháp sắp xếp, phân loại, tổng hợp chứng từ
khoa học.
- Xây dựng kho lưu trữ chứng từ tập trung nhằm tạo điều kiện
theo dõi thường xuyên.
3.3. Hoàn thiện công tác lập và phân tích BCTC
- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống BCTC. Đồng


23
thời, đảm bảo tính so sánh giữa các năm của hệ thống chỉ tiêu trên báo
cáo.
-Ngoài những báo cáo bắt buộc trong hệ thống BCTC, cần có một
số báo cáo phụ trợ, cung cấp thêm cho hệ thống BCTC.

3.4. Hoàn thiện công tác giao tự chủ tại các khoa phòng
Thực hiện việc giao tự chủ về các khoa phòng có nghĩa là bệnh
viện chỉ đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cho từng khoa
phòng, còn toàn bộ thu chi đều tập trung về khoa phòng .
3.5. Hoàn thiện tổ chức lập báo cáo nội bộ phục vụ việc đánh
giá hiệu quả hoạt động thực sự của từng khoa
- Lập báo cáo nội bộ và xây dựng các trung tâm trách nhiệm tại
bệnh viện.
- Tập hợp và phân loại chi phí theo từng khoa, phòng .
3.6. Xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ
Bệnh viện nên xây dựng hệ thống báo cáo quản trị song song
cùng với BCTC để phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị như báo
cáo dự toán, báo cáo tình hình thực hiện, báo cáo kiểm soát và đánh
giá, báo cáo phân tích.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
Bệnh viện C Đà Nẵng ở Chương 2, từ đó nhận ra những mặt còn tồn
tại, hạn chế trong công tác kế toán tại đơn vị, do đó, trong Chương 3,
luận văn đã định hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, từ đó đề
xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tại đơn vị như: hoàn thiện giao tự chủ cho các khoa phòng,
hoàn thiện hệ thống báo cáo nội bộ, hoàn thiện công tác vận dụng
chứng từ…


×