Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Luận án Tiến sĩ: Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 238 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình  
nghiên cứu của riêng tôi. Các số  liệu,  
kết quả  nêu ra trong luận án là trung  
thực có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NguyÔn Anh TuÊn


MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 
TÀI LUẬN ÁN
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ  DU LỊCH GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG QUỐC 
PHÒNG, AN NINH Ở TỈNH KHÁNH HÒA 
1.1.
Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
1.2.
Tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa
1.3.
Gắn phát triển kinh tế du lịch với tăng cường quốc phòng, an  
ninh ở tỉnh Khánh Hòa


 1.4.
Khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường 
quốc phòng, an ninh ở một số nước và địa phương trong nước
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN 
VỚI   TĂNG   CƯỜNG   QUỐC   PHÒNG,   AN   NINH  Ở 
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 ­ 2014
2.1.
Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế du lịch gắn với 
tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa
2.2.
Những thành tựu, hạn chế cơ bản và nguyên nhân trong phát triển 
kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh 
Khánh Hòa
2.3. 
Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn 
với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa 
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ  BẢN THÚC 
ĐẨY   PHÁT   TRIỂN   KINH   TẾ   DU   LỊCH  GẮN   VỚI 
TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH  Ở  TỈNH 
KHÁNH HÒA THỜI GIAN TỚI
3.1.
Phương hướng phát triển kinh tế  du lịch gắn với tăng  
cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa
3.2.
Giải pháp cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch gắn với 
tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 

5

11

29
29
44
53
75

94
94

103
142

146
146
152
182
184


ĐàCÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

185
194


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

 
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27


Chữ viết đầy đủ
An ninh du lịch
An ninh chính trị 
An ninh trật tự
An ninh quốc gia
An ninh nhân dân 
Bộ đội biên phòng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Chủ nghĩa xã hội
Dân quân tự vệ 
Dự bị động viên 
Điều tra cơ bản
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội đồng nhân dân   
Kinh doanh du lịch
Kinh tế ­ xã hội
Kinh tế du lịch
Kết cấu hạ tầng
Khoa học ­ công nghệ
Khu vực phòng thủ
Lưu trú du lịch 
Nguồn nhân lực 
Quốc phòng, an ninh
Quốc phòng toàn dân
Trật tự an toàn xã hội
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa 

Chữ viết tắt

ANDL
ANCT
ANTT
ANQG
ANND
BĐBP
CNH, HĐH
CSVCKT
CNXH
DQTV
DBĐV
ĐTCB
HNKTQT
HĐND
KDDL
KT ­ XH
KTDL
KCHT
KHCN
KVPT
LTDL
NNL
QP, AN
QPTD
TTATXH
UBND
XHCN


5

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án  
Đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh  
ở tỉnh Khánh Hòa” được tác giả ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và 
tham gia giảng dạy. Đây là một công trình khoa học độc lập, không có sự trùng  
lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố. Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề gắn 
phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa là một nội dung bổ 
ích, có thể bổ sung cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tác giả.  
Vì vậy, tác giả đã xin ý kiến chuyên gia, trao đổi với các thầy hướng dẫn và quyết 
định chọn làm vấn đề nghiên cứu trong luận án của mình. Đề tài mà tác giả trình  
bày có kết cấu gồm phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến 
đề tài luận án; 3 chương, 9 tiết; phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Với 
dung lượng 3 chương (9 tiết), công trình nghiên cứu bảo đảm triển khai được  
những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP,  
AN ở tỉnh Khánh Hòa; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm  
vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của 
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Những vấn đề được luận giải trong đề  tài, 
một mặt, là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả trong các  
công trình nghiên cứu trước đó; mặt khác, chính là sự nỗ lực nghiên cứu của tác  
giả dưới sự định hướng của các thầy hướng dẫn.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay trên thế  giới, du lịch là một nhu cầu không thể  thiếu được  
trong đời sống của người dân ở nhiều nước và đang có xu hướng phát triển  
với tốc độ  ngày càng nhanh. Đặc biệt những thập kỷ  gần đây, khi làn sóng 
toàn cầu hóa kinh tế tăng lên mạnh mẽ thì du lịch đã trở thành ngành kinh tế 


6
mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế  của các  
nước đang phát triển. Nó góp phần chuyển dịch cơ  cấu kinh tế, tăng nguồn 

thu ngoại tệ, tạo vốn cho quá trình CNH, HĐH, hạn chế thất nghiệp v.v. Với  
tư  cách là một ngành kinh tế  tổng hợp, KTDL đã trở  thành yếu tố  thúc đẩy 
các ngành kinh tế  khác phát triển, là động lực đẩy nhanh tiến trình giao lưu 
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, dân tộc. Do đó, từ  các 
nước có nền kinh tế  phát triển đến các nước đang phát triển đều chú trọng  
đầu tư cho phát triển KTDL. 
Kết hợp kinh tế với QP, AN và QP, AN với kinh tế là yêu cầu khách quan 
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nội dung cơ bản trong đường lối  
cách mạng của Đảng ta. Nhất quán chủ trương kết hợp kinh tế với QP, AN trong  
tình hình mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ 
sung, phát triển năm 2011) do Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua đã tiếp tục  
khẳng định: “Phát triển kinh tế ­ xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng  
­ an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng ­ an ninh, quốc phòng ­ an ninh 
với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh  
tế ­ xã hội và trên từng địa bàn” [25, tr.82]. Chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế với  
QP, AN của Đảng ta trong tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải 
quán triệt sâu sắc và triệt để thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ,  
ngành và địa phương.
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có vị  trí chiến lược 
tổng hợp cả về kinh tế và QP, AN, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân 
văn cùng với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường  
hàng không hết sức thuận lợi cho phát triển KTDL. Trong những năm qua,  
KTDL của Khánh Hòa có tốc độ  tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan  
trọng vào sự nghiệp phát triển KT ­ XH và tăng cường QP, AN ở địa phương.  


7
Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đặc  
biệt là cơ cấu vùng lãnh thổ du lịch (không gian du lịch) của Khánh Hòa ngày 
càng được mở  rộng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến đầu tư   ở  địa  

phương, tạo ra sự đan cài về lợi ích kinh tế, từ đó góp phần tăng cường QP, 
AN trên địa bàn Tỉnh. Các dự án đầu tư về KCHT, CSVCKT du lịch đều có tính 
lưỡng dụng, vừa tạo nền móng cho phát triển KTDL, vừa phục vụ  tốt cho  
nhiệm vụ cơ động, bố trí lực lượng và đáp ứng nhu cầu tác chiến của các lực  
lượng vũ trang. Các cấp chính quyền đã thực hiện tốt kế hoạch bố trí lại dân  
cư, đưa dân ra các đảo nhằm vừa phát triển KTDL, vừa nâng cao khả  năng 
phòng thủ  tại chỗ, xây dựng tiềm lực và thế  trận QPTD gắn với thế  trận  
ANND vững mạnh v.v. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đượ c, quá trình phát  
triển KTDL gắn v ới tăng cườ ng QP, AN  ở  Khánh Hòa còn bộc lộ  một 
số  hạn chế, nh ư: phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có thời  
điểm còn chưa  gắn với xây dựng tiềm lực và thế  trận QP, AN  ở  đị a 
phươ ng ; công tác đầu tư xây dựng KCHT, CSVCKT du l ịch có nơi chưa 
theo hướ ng l ưỡng d ụng, gây khó khăn cho nhiệm v ụ cơ động, bố trí lực 
lượ ng và đáp  ứng yêu cầu tác chiến khi có tình huống chiến tranh x ảy 
ra; công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL ch ưa theo k ịp yêu cầu phát triển 
KTDL gắn với tăng cườ ng QP, AN  ở  địa phươ ng; việc ph ối h ợp tri ển  
khai Đề  án ANDL giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ; chất lượ ng 
khảo sát, quy hoạch  ở một số tuy ến, điểm du lịch còn hạn chế  dẫn đế n 
tình trạng các sản phẩm du lịch này manh mún, môi trườ ng ANTT phức 
tạp, các lực lượ ng gặp khó khăn và bị  độ ng khi triển khai công tác đả m  
bảo ANTT; nhiều đối tượ ng nướ c ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch để 
thực  hiện các hoạt   động thu thập tình báo, móc nối gây cơ  sở,  hoạt  
động tôn giáo trái  pháp luật; tình trạng ngườ i  nước  ngoài du lịch tại 


8
Khánh Hòa hoạt động sai mục đích nhập cảnh, vi ph ạm quy ch ế  qu ản  
lý tạm trú và các vi phạm pháp luật khác diễn ra khá phổ  biến v.v. Do  
vậy, vấn đề  đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về 

gắn phát triển KTDL v ới tăng cườ ng QP, AN  ở Khánh Hòa. Từ đó đề  ra 
những giải pháp nhằm vừa thúc đẩy KTDL phát triển, vừa tăng cườ ng 
QP, AN  ở  địa phươ ng là một nhiệm vụ  cấp thi ết c ần đượ c giải quyết 
trên cả phươ ng diện lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ  tình hình trên, tác giả  lựa chọn v ấn đề   “Phát triển  
kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở tỉnh Khánh Hòa”  
làm đề tài luận án tiến sĩ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 
* Mục đích:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL gắn với tăng 
cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; đề  xuất phương hướng, giải  
pháp  cơ   bản  nhằm  tiếp  tục   đẩy  mạnh  KTDL   phát  triển   gắn  với  tăng 
cường QP, AN ở Khánh Hòa trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
­ Làm rõ cơ sở  lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP,  
AN ở tỉnh Khánh Hòa. 
­ Khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN  ở một  
số nước và địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Khánh  
Hòa.
­ Đánh giá đúng thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, 
AN ở tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua.
­ Xác định những mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn phát triển KTDL gắn  
với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa.


9
­ Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh KTDL phát 
triển gắn với tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. 
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
* Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc gắn sự  phát triển 

KTDL với hoạt động tăng cường QP, AN.
* Phạm vi nghiên cứu: 
­ Về nội dung: Luận án nghiên cứu việc gắn sự phát triển KTDL với hoạt 
động tăng cường QP, AN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tập trung nghiên cứu trong 
hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp KDDL trên địa 
bàn Tỉnh và cơ quan Công an, Quân sự địa phương. 
­ Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
­ Về thời gian: Việc phân tích thực trạng được giới hạn trong thời gian từ năm 
2006 đến 2014.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
* Cơ sở lý luận, thực tiễn:
Luận án dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác ­ Lênin, 
tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  mối quan hệ  giữa kinh tế  với QP, AN; các quan 
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị  quyết của Đảng bộ  tỉnh Khánh 
Hòa về phát triển KTDL và mục tiêu, nhiệm vụ QP, AN của địa phương trong  
giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án còn dựa vào thực trạng phát triển  
KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; kế thừa số liệu và kết 
quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đã được công bố.
* Phương pháp nghiên cứu:  Để  thực hiện đề  tài, tác giả  sử  dụng 
phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị để phân tích sự 
gắn kết giữa phát triển KTDL với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa; đồng 


10
thời, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hiện khảo  
sát thực tế, so sánh, xin ý kiến chuyên gia, tọa đàm trao đổi với các lực 
lượng có liên quan để  đánh giá thực trạng, đề  xuất phương hướng, giải  
pháp nhằm đẩy mạnh KTDL phát triển gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh 
Khánh Hòa.
6. Những đóng góp mới của luận án

­ Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung phát triển KTDL gắn với tăng 
cường QP, AN  ở  tỉnh Khánh Hòa và đưa ra tiêu chí đánh giá sự  phát triển  
KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa.
­ Khái quát các mâu thuẫn từ  thực trạng phát triển KTDL gắn với  
tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa.
­ Đề  xuất 3 phương hướng và 6 nhóm giải pháp cơ  bản nhằm vừa  
đẩy   mạnh   KTDL   phát   triển,   vừa   góp   phần   tăng   cường   QP,   AN   ở   địa 
phương trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển KTDL gắn với tăng cường QP,  
AN ở tỉnh Khánh Hòa; chỉ ra các mâu thuẫn cần giải quyết nhằm vừa thúc 
đẩy KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trên 
cơ  sở  tư  duy mới về  bảo vệ  Tổ  quốc trong giai đoạn hiện nay; đề  xuất 
phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm vừa đẩy mạnh KTDL phát triển, 
vừa tăng cường được sức mạnh QP, AN của Tỉnh trong thời gian tới.
* Ý nghĩa thực tiễn


11
Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo để giảng dạy các  
môn Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự tại các Nhà trường, Học viện trong Quân 
đội. Đồng thời, luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà 
quản lý hoạch định chính sách phát triển KTDL gắn với tăng cường QP,  
AN ở tỉnh Khánh Hòa.
8. Kết cấu của luận án
Gồm phần mở  đầu, 3 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công 
trình đã được công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



12
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Các công trình khoa học nghiên cứu về  kinh tế  du lịch, phát  
triển kinh tế du lịch đã được công bố ở nước ta
* Các công trình nước ngoài
Robert Lanquar, Robert Hollier:  Marketing  du lịch  [43]. Cuốn sách 
giới thiệu về  những mốc lịch sử  của marketing du lịch, các định nghĩa và  
quan niệm về marketing du lịch; phân tích cung, cầu du lịch và các nhu cầu 
khác của thị trường du lịch. Về lịch sử ra đời của marketing du lịch, tác giả 
cho rằng: marketing du lịch ra đời từ  sự  phát triển của nền văn minh công  
nghiệp. Đồng thời, tác giả  đã đưa ra khuyến nghị  cho các nước cần phát  
triển chiến lược  marketing du lịch  với những mục tiêu, như: phát triển 
mạng lưới sắp đặt việc chuyên chở  du lịch bảo đảm hiệu quả; cải thiện 
các trang thiết bị  công cộng của các điểm du lịch; tăng cường phụ  cấp cho 
một số dịch vụ tại chỗ trong trường hợp thời tiết xấu; áp dụng chính sách giá  
mềm dẻo đối với các mùa; cung du lịch phải hướng vào từng nhóm khách du  
lịch v.v.
Robert Lanquar: Kinh tế du lịch [44]. Cuốn sách đã giới thiệu các mốc lịch 
sử của ngành công nghiệp du lịch, đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch  
đến kinh tế, những công cụ  và phương tiện phân tích về  kinh tế học du lịch,  
KDDL, qua đó nhấn mạnh sự  cần thiết phải tiếp cận KTDL theo hướng hệ 
thống hiện đại.
Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học [54]. 
Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ  thống về  hoạt động du lịch từ 
thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều vấn đề tương đối phù hợp với điều 
kiện hoạt động du lịch ở Việt Nam. Từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút  


13

ra những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ  trương,  
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đây là tài 
liệu tham khảo có giá trị  đối với những nhà nghiên cứu, những người hoạt 
động trong ngành du lịch hoặc các sinh viên đang theo học chuyên ngành du 
lịch.
Francesco Frangialli, Klaus Toepfer:  Cẩm nang về  phát triển du lịch  
bền vững [29]. Cuốn sách được thực hiện bởi hai tổ chức UNEP (Chương  
trình Môi trường Liên Hợp Quốc) và UNWTO (Tổ chức Du lịch Quốc tế),  
nhằm tập hợp mọi khía cạnh của phát triển du lịch bền vững vào trong ấn  
phẩm này. Cuốn cẩm nang đã đưa ra quan niệm về  phát triển bền vững  
trong du lịch; các cách tiếp cận hiệu quả để xây dựng chiến lược và chính  
sách nhằm tăng cường sự bền vững trong phát triển du lịch; các công cụ để 
thực thi chính sách phát triển du lịch bền vững v.v.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những 
vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch, KDDL, thị trường du lịch  
và những kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước. Đây là những tài 
liệu tham khảo có giá trị  về  kinh nghiệm tổ  chức kinh doanh, tiếp cận  
khách hàng và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, phát triển thị trường  
du lịch v.v. Đề  tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng lặp với các  
công trình nghiên cứu nêu trên.
* Các công trình trong nước
Ở  nước ta, KTDL là một ngành mới thuộc khu vực dịch vụ  nên đã  
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đến nay, đã có nhiều 
công trình nghiên cứu về  KTDL, phát triển KTDL đã được công bố. Đó là  
các công trình chủ yếu sau:
Đề  án: Chủ  trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền  


14
Trung ­ Tây Nguyên [79]. Nội dung đề  án đã nêu lên đặc điểm chung của 

các tỉnh Miền Trung ­ Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của du lịch Miền  
Trung ­ Tây Nguyên; đưa ra các cơ sở  khoa học để  đề  xuất chủ  trương và 
giải pháp, như: tiềm năng và lợi thế  phát triển du lịch Miền Trung ­ Tây 
Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung ­ Tây Nguyên; những cơ 
hội và thách thức của du lịch Miền Trung ­ Tây Nguyên.  Từ  đó, đề  án đã 
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạnh du lịch Miền Trung ­ Tây 
Nguyên.
Đề  tài cấp  Bộ  (2007):  Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt  
Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế  [88]. Các tác giả  đã đề  cập 
đến những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch, định vị sản phẩm  
du lịch Việt Nam trong thị  trường du lịch khu vực và quốc tế; phân tích và  
đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực,  
như: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Trung Quốc, Inđônêxia. Các tác giả cũng đã 
phân tích tính đặc thù và thế mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam, đánh giá 
một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam; so sánh, xác định sản 
phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh. Trên cơ sở đó, các tác  
giả đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao tính cạnh 
tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị  trường du lịch trong và ngoài 
nước. 
Đề tài cấp Bộ (2008): Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ  
vùng du lịch Bắc Trung Bộ  [51]. Đề  tài tập trung vào những vấn đề, như: 
Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển  
KT ­ XH, QP, AN ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch 
EWEC (Hợp tác phát triển KTDL Hành lang kinh tế Đông ­ Tây); phân tích 
đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan đến phát  
triển du lịch tại các đảo ven bờ  vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đánh giá thực  


15
trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ; xác  

định những thuận lợi và khó khăn, cơ  hội và thách thức đối với phát triển  
du lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ; đề xuất 
các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo ven bờ bền vững.
Hoàng Thị Ngọc Lan: Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây [42]. Luận án đã 
đề cập đến những vấn đề  lý luận cơ bản về thị trường du lịch; phát triển 
thị  trường du lịch; kinh nghiệm phát triển thị  trường du lịch  ở  nước ngoài 
và một số tỉnh trong nước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường du lịch 
ở  Hà Tây, tác giả  đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thị 
trường du lịch tỉnh Hà Tây.
Trần Xuân Ảnh: Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế  
quốc tế [1]. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường  
du lịch trong HNKTQT; phân tích thực trạng thị  trường du lịch Quảng Ninh  
trong hội nhập; nêu rõ xu hướng phát triển của thị trường du lịch quốc tế và 
quốc gia, từ đó đề xuất phương hướng trọng tâm phát triển thị trường du lịch  
Quảng Ninh trong HNKTQT; đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển thị 
trường du lịch Quảng Ninh trong thời gian tới, bao gồm: Nhóm các giải pháp 
tạo lập nguồn cung hàng hóa du lịch; nhóm các giải pháp kích cầu; nhóm giải  
pháp  điều  tiết   giá  cả;   nhóm  giải  pháp  tạo  lập  môi  trường   du  lịch  trong  
HNKTQT.
Hoàng Thị Lan Hương: Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du  
lịch Bắc Bộ của Việt Nam [37]. Nội dung của Luận án hướng vào làm rõ cơ 
sở lý luận về kinh doanh LTDL, phát triển bền vững kinh doanh LTDL; xây 
dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển kinh doanh LTDL bền  
vững. Tác giả nghiên cứu, phân tích mô hình phát triển kinh doanh LTDL bền  
vững của một số nước ASEAN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho lĩnh vực  
kinh doanh LTDL của Việt Nam nói chung và Vùng Bắc Bộ  nói riêng; phân 


16
tích tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển kinh doanh LTDL ở Vùng 

du lịch Bắc Bộ của Việt Nam; đánh giá một cách khái quát sự phát triển của  
các doanh nghiệp kinh doanh LTDL và thực trạng công tác quản lý nhà nước  
về du lịch, kinh doanh LTDL trong những năm qua tại Vùng du lịch Bắc Bộ 
của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp mang tính đột phá  
cho các cơ sở kinh doanh LTDL và các chủ thể quản lý nhà nước tại Vùng du 
lịch Bắc Bộ; đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát  
triển bền vững kinh doanh LTDL Vùng du lịch Bắc Bộ trong thời gian tới.
Nguyễn Trùng Khánh: Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều  
kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi  
ý chính sách cho Việt Nam [41]. Tác giả đã hệ  thống hóa một số  vấn đề  lý 
luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều 
kiện HNKTQT; chỉ ra các điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành du lịch; kinh 
nghiệm phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong HNKTQT của một số nước  
Đông Á; đưa ra 7 bài học thành công về chiến lược phát triển  marketing, cung 
cấp dịch vụ, xây dựng KCHT du lịch, đảm bảo an ninh, phát triển NNL du  
lịch và bảo vệ môi trường. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển ngành du 
lịch Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lĩnh vực  
dịch vụ lữ hành du lịch. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị 
về chính sách phát triển dịch vụ lữ hành du lịch cho Việt Nam trong điều kiện 
HNKTQT hiện nay.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích lý luận chung  
về  KTDL, nêu bật vai trò của KTDL trong quá trình phát triển KT ­ XH  ở 
nước ta; phân tích các chặng đường phát triển của KTDL, sản phẩm du lịch,  
loại hình du lịch Việt Nam. Có đề  tài bàn về thị  trường du lịch, đề  cập đến 
các vấn đề về hàng hóa du lịch, cung ­ cầu về du lịch, giá cả và cơ chế vận 
hành thị trường du lịch trên phạm vi cả nước và ở một số vùng, địa phương 


17
trong nước. Các công trình, bài viết đã chỉ  ra những thách thức mà ngành du 

lịch phải đối mặt trước xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào các  
quan hệ du lịch quốc tế. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu  
nghiên cứu về phát triển KTDL ở tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ kinh tế chính 
trị.
2. Các công trình khoa học nghiên cứu về quốc phòng, an ninh đã 
được công bố ở nước ta
* Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Công trình nghiên cứu:  Tư  duy quân sự  nước ngoài  [80]. Đây là một 
công trình nghiên cứu tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu quân sự và 
các tướng lĩnh của quân đội nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, Anh, 
Pháp... Trong công trình này, các tác giả tập trung phân tích, làm rõ quá trình  
đổi mới tư duy quân sự của các quốc gia, dân tộc hiện nay theo hướng điều 
chỉnh những quan điểm về chiến tranh, về học thuyết quân sự, định ra những 
chiến lược phục vụ  cho mục tiêu trước mắt và lâu dài. Các tác giả  khẳng 
định, quốc gia nào muốn giành phần thắng trong thế  kỷ  XXI thì phải xây  
dựng chiến lược phát triển quốc phòng. Trong đó, phải xây dựng quân đội  
tinh nhuệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; kiện toàn và hoàn thiện lực 
lượng động viên chiến tranh. 
Công trình nghiên cứu: Bản phác thảo về chiến lược quân sự mới của  
Mỹ, B. James và D. Goure [38]. Các tác giả tập trung phân tích, luận giải quá 
trình đổi mới về  chiến lược quân sự  của Mỹ  trong những năm đầu thế  kỷ 
XXI. Các tác giả  cho rằng, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chiến lược  
quân sự quốc gia của Mỹ đề ra trước đây không còn phù hợp. Do vậy, nước  
Mỹ cần phải xây dựng “Chiến lược quân sự quốc gia mới”; trong đó, trọng  
tâm là chiến lược “kế hoạch hóa quân đội” và “đẩy mạnh cuộc cách mạng  
quân sự trong quân đội”. 


18
Công trình  nghiên cứu:  Chiến lược phòng thủ  tích cực của Trung  

Quốc [5];  Chính sách quốc phòng của Trung Quốc [39]; Chiến lược an  
ninh quốc gia Trung Qu ốc đầu thế  kỷ  XXI  [2]. Các tác giả  đã phân tích, 
làm rõ quá trình đổi mới chiến lược quân sự  bảo vệ  Tổ  quốc XHCN  ở 
Trung Quốc; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương thức tiến 
hành bảo vệ  Tổ  quốc XHCN. Các tác giả  cho rằng, để  giữ  vững ANQG 
và đối phó hiệu quả  với những cuộc chiến tranh b ằng vũ khí công nghệ 
cao   thì   các   nước   cần   tập   trung   xây   dựng   “Chiến   lược   phòng   thủ”, 
“Chiến  lược   phát  triển   quốc  phòng”,   hoặc   “Chiến  lược   an  ninh  qu ốc 
gia”. Muốn vậy, ph ải ra s ức hi ện đại hóa vũ khí, trang bị  và xây dựng  
các lực lượng vũ trang, nhất là xây dựng quân đội tinh nhuệ; phát triển 
khoa học kỹ thuật quân sự và nghệ thuật quân sự; phát triển công nghiệp 
quốc phòng hiện đại; kiện toàn và hoàn thiện lực lượng DBĐV, chuẩn bị 
cơ sở vật chất và tinh thần cho chiến tranh v.v. 
Các công trình nghiên cứu trên tuy không liên quan trực tiếp đến luận 
án, nhưng đó là những vấn đề cơ bản để tác giả luận án kế thừa và làm sâu  
sắc thêm quan niệm của mình về  tăng cường QP, AN, bảo vệ  Tổ  quốc  
Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới. 
* Các công trình nghiên cứu trong nước
Những năm qua,  ở  trong nước đã có nhiều công trình, đề  tài nghiên 
cứu liên quan đến vấn đề QP, AN bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,  đáng 
chú ý có các công trình nghiên cứu: 
Công trình nghiên cứu: Mấy vấn đề cơ bản về tăng cường sức mạnh  
quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới  [36]. Công trình đã phân tích, 
làm rõ quan niệm về  sức mạnh quốc phòng bảo vệ  Tổ  quốc Việt Nam 
XHCN; chỉ  ra những nhân tố  hợp thành sức mạnh quốc phòng, bao gồm: 


19
tiềm lực chính trị  tinh thần; tiềm l ực, th ực l ực quân sự; nguồn lực khối 
đại đoàn kết dân tộc; nguồn lực KT ­ XH, KH ­ CN, văn hóa, an ninh và  

đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn tập trung đánh giá thực trạng sức  
mạnh quốc phòng và những vấn đề  đang đặt ra hiện nay; làm rõ thành 
tựu và chỉ ra những tồn tại, yếu kém của quá trình tăng cường sức mạnh 
quốc phòng trong công cuộc đổi mới đất nước.  
Công trình nghiên cứu: Tăng cường sức mạnh quốc phòng dưới ánh  
sáng Nghị  quyết Đại hội lần thứ  IX của Đảng  [90];  Về  nhiệm vụ  chiến  
lược bảo vệ  Tổ  quốc Việt Nam xã hội chủ  nghĩa [108]; Nền quốc phòng  
toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế  hiện nay [106]; Bảo vệ  Tổ 
quốc trong tình hình mới ­ một số  vấn đề  lý luận và thực tiễn  [107]; Góp  
phần tìm hiểu đường lối quân sự  của Đảng [92]; Bảo vệ  Tổ  quốc xã hội  
chủ  nghĩa trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ  chức Thương mại thế  
giới [52]; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự  nghiệp bảo vệ  Tổ  quốc  
thời kỳ mới [85]; Quốc phòng ­ an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa  
xã hội  ở Việt Nam [86]; Sự  phát triển quan điểm lý luận bảo vệ  Tổ quốc  
Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [87]. Các công trình này tiếp tục làm rõ cơ  sở 
lý luận và thực tiễn về  vấn đề  QP, AN trong thời kỳ  quá độ  lên CNXH.  
Trong đó, các tác giả tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng 
về vấn đề  QP, AN; về bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD; khái quát 
và làm sáng tỏ các quan niệm, quan điểm của Đảng về vấn đề QP, AN; về 
bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền QPTD trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở 
Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn làm rõ sự  tác động của tình hình 
thế  giới, khu vực sau khi Việt Nam gia nh ập ASEAN và WTO; sự  tác  
động của tình hình trong nước; sự  thay  đổi trong phương châm, chiến 
lược, âm mưu, thủ  đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của chủ  nghĩa 
đế  quốc và các thế  lực thù địch; những vấn đề  mới về  lý luận và thực  


20
tiễn đặt ra cần phải giải quyết trong s ự nghi ệp xây dựng và bảo vệ  Tổ 
quốc Việt Nam XHCN hi ện nay.  

Công trình nghiên cứu: Quốc phòng Việt Nam trong quá trình đổi mới  
(1986­2005) [27]. Công trình đã tiến hành tổng kết quốc phòng Việt Nam 
qua 20 năm đổi mới đất nước. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả 
khái quát về  tình hình thế  giới, khu vực và trong nước tác động đến quốc  
phòng Việt Nam; đánh giá về  thành tựu lý luận ­ thực tiễn trong lĩnh vực  
quốc phòng và những vấn đề  đang đặt ra qua 20 năm đổi mới. Thành tựu  
đó được thể  hiện trên các phương diện: tư  duy mới về  bảo vệ  Tổ  quốc  
Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới; đổi mới về xây dựng nền QPTD; đổi 
mới về xây dựng lực lượng quốc phòng; phát triển lý luận về xây dựng thế 
trận QPTD; đổi mới cơ  chế  lãnh đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ  quốc  
phòng. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương hướng tiếp tục đổi mới,  
phát triển lý luận về quốc phòng trong những năm tới. Sự đổi mới ấy trên 
nhiều phương diện: đổi mới tư duy về quốc phòng theo yêu cầu nhiệm vụ 
xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc trong tình hình mới; đổi mới về  tổ  chức xây 
dựng lực lượng vũ trang nhân dân; đổi mới về  tổ  chức xây dựng thế  trận  
QPTD và đổi mới về  hệ  thống tổ  chức đảng lãnh đạo sự  nghiệp quốc 
phòng và lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Tế  Nhị, Nguyễn Thế  Vỵ, Tùng Như:  Cẩm nang công tác  
quốc phòng ­ an ninh dành cho cán bộ  lãnh đạo các cấp  [60]. Cuốn sách 
tổng hợp, chọn lọc những bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, 
Nhà nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo về  công tác QP,  
AN ở các ngành, cơ quan, đơn vị. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Tư duy  
mới về QP, AN trong tiến trình đổi mới đất nước; QP, AN từ lý luận đến 
thực tiễn; một số văn bản của Nhà nước về QP, AN.


21
Công trình nghiên cứu:  Tổng kết một số  vấn đề  lý luận ­ thực tiễn  
qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của Bộ  quốc phòng (1991­
2011)  [26]. Công trình đã tiến hành tổng kết quá trình quán triệt, tổ  chức 

thực hiện Cương lĩnh về  nhiệm vụ  quân sự, quốc phòng và bảo vệ  Tổ 
quốc XHCN từ  năm 1991 đến năm 2011. Trong đó, các tác giả  tập trung  
đánh giá và tổng kết những nội dung về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;  
về  xây dựng nền QPTD; về  xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân 
đội nhân dân; về mối quan hệ kinh tế ­ quốc phòng, quốc phòng ­ an ninh ­  
đối ngoại. Công trình nghiên cứu còn đánh giá khái quát những thành tựu, 
hạn chế  và bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ  chức thực hiện Cương  
lĩnh năm 1991 về  nhiệm vụ  quân sự, quốc phòng, bảo vệ  Tổ  quốc Việt 
Nam XHCN. 
Những nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu ở trong nước nêu  
trên được tác giả luận án kế thừa và làm sâu sắc hơn quan niệm về tăng cường 
QP, AN và những nội dung tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong giai đoạn hiện  
nay.
3. Các công trình khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh  
tế nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riêng với tăng cường quốc 
phòng, an ninh
Trần Trung Tín:  Kết hợp kinh tế  với quốc phòng  ở  nước ta hiện nay  
[76]. Luận án đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa  
lĩnh vực kinh tế và quốc phòng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta; chỉ rõ sự 
cần thiết, mục đích, nội dung của sự kết hợp. Trên cơ sở phân tích thực trạng  
kết hợp kinh tế  với quốc phòng trong thời kỳ  thực hiện cơ  chế  quản lý kế 
hoạch hóa tập trung, bao cấp, đề tài đã chỉ ra nội dung đổi mới sự kết hợp trên 
cả góc độ hoạch định, thực thi chính sách và phương thức hoạt động KT ­ XH,  
quân sự ­ quốc phòng; đưa ra một số yêu cầu, giải pháp nhằm nâng cao tính 


22
hiệu quả trong quá trình thực hiện cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ  Tổ 
quốc.
Nguyễn Văn Rinh: Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế trong tiến  

trình CNH ­ HĐH đất nước  [65].  Tác giả  xác định quân đội là một trong 
những lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển KT ­ XH, củng cố 
QP, AN trên các địa bàn chiến lược. Những nhiệm vụ  đó là sự  cụ  thể  hóa  
Nghị quyết của Đảng về  việc kết hợp kinh tế  với QP, AN và QP, AN với 
kinh tế  trong chiến lược phát triển KT ­ XH  ở  nước ta. Cuốn sách gồm 
những luận điểm mang tính định hướng cho mỗi cán bộ, chiến sỹ  tiếp tục  
quán triệt và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ  được Đảng, quân đội và nhân  
dân giao phó.
Nguyễn Xuân Hiến:  An ninh trong lĩnh vực du lịch của người nước  
ngoài và những giải pháp nâng cao hiệu quả  công tác đấu tranh của cơ  
quan an ninh Việt Nam [34]. Tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm 
người nước ngoài du lịch tại Việt Nam; chỉ rõ An ninh trong lĩnh vực du lịch 
của người nước ngoài tại Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng hoạt động 
xâm phạm ANQG của người nước ngoài du lịch tại Việt Nam và công tác  
đấu tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam. Trên cơ sở  đó, tác giả  đã đưa ra 
dự báo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu 
tranh của Cơ quan An ninh Việt Nam.
Bùi   Ngọc   Quỵnh:   Tác   động   của   hội   nh ập   kinh   t ế   Vi ệt   Nam   ­  
ASEAN  đối với sự nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay [64]. Luận án đã 
khái quát toàn bộ tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam ­ ASEAN, chỉ rõ những 
tác động hai chiều của quá trình này đến sự nghiệp quốc phòng; đánh giá thực 
trạng và những yêu cầu, giải pháp đặt ra nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế 
mặt tiêu cực của sự tác động đó đến sự  nghiệp quốc phòng hiện nay. Đồng 


23
thời, luận án còn đề cập đến vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của  
nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập Việt Nam ­ ASEAN nhằm tăng 
cường tiềm lực quốc phòng.
Nguyễn Văn Ngừng:  Tác động của kinh tế  thị  trường đối với quốc  

phòng, an ninh  ở  Việt Nam [58]. Tác giả  nêu ra những nhận thức chung về 
kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng 
XHCN ở  Việt Nam; tác động của kinh tế  thị  trường đối với QP, AN, từ  đó 
nêu ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường kết 
hợp với tăng cường tiềm lực QP, AN ở nước ta hiện nay.
Trần Văn Lý: Vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong quá trình  
chủ  động HNKTQT hiện nay [53]. Tác giả đi sâu phân tích những nội dung, 
yêu cầu HNKTQT của nước ta hiện nay; chỉ ra vai trò của Quân đội đối với 
quá trình HNKTQT xuất phát từ bản chất, truyền thống, chức năng của một 
đội quân cách mạng kiểu mới; đặt ra vấn đề  cần đẩy mạnh sắp xếp, đổi  
mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quân đội cho phù hợp với điều 
kiện mới.
Nguyễn Đình Sơn: Phát triển kinh tế du lịch  ở vùng du lịch Bắc Bộ  
và tác động của nó tới quốc phòng ­ an ninh [71]. Tác giả luận án đã đưa ra 
quan niệm của mình về  KTDL, phát triển KTDL; luận giải sâu sắc về  tác 
động của phát triển KTDL tới QP, AN; đề  cập đến một số  kinh nghiệm  
quốc tế  về  phát triển KTDL kết hợp với QP, AN và rút ra bài học vận  
dụng cho Việt Nam; phân tích sâu sắc thực trạng phát triển KTDL  ở vùng 
du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới QP, AN; chỉ rõ những vấn đề đặt ra  
cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc  
Bộ  kết hợp với tăng cường  QP, AN. Trên cơ  sở  đó, tác giả  đã đưa ra  
phương hướng, mục tiêu và giải pháp cơ  bản để  phát triển KTDL  ở vùng  
du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường, củng cố QP, AN.


24
Nguyễn Thị Minh Loan: Tác động của hoạt động du lịch đối với vấn  
đề  giữ  gìn trật tự  an toàn xã hội  ở  Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp 
[49]. Tác giả đã phân tích làm rõ về hoạt động du lịch và mối quan hệ giữa  
hoạt động du lịch với yêu cầu giữ  gìn TTATXH; phân tích sâu sắc đặc  

điểm và thực trạng hoạt động du lịch  ở  tỉnh Quảng Ninh; làm rõ tác động 
của hoạt động du lịch đến nhiệm vụ  giữ  gìn TTATXH trên địa bàn tỉnh  
Quảng Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả dự báo tác động của hoạt động du lịch  
đối với TTATXH  ở  tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới và đưa ra một số 
giải pháp góp phần ngăn chặn tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối  
với TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Nguyễn Văn Tự:  Khánh Hòa gắn kết phát triển kinh tế  ­ xã hội  
với tăng cường quốc phòng ­ an ninh trong giai đoạn mới  [84]. Tác giả 
đã phân tích, làm rõ nét nổi bật của Khánh Hòa trong quá trình kết hợp  
phát triển KT ­ XH với tăng cường QP, AN; chỉ  rõ thực chất của sự  kết  
hợp và làm rõ thực trạng phát triển KT ­ XH gắn với tăng cường QP, AN  
ở Khánh Hòa. Trên cơ  sở  đó, tác giả  đã đưa ra phương hướng nhằm đẩy 
mạnh phát triển KT ­ XH gắn với tăng cường QP, AN ở Khánh Hòa trong 
thời gian tới, như: Ti ếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, tư duy mới của 
Đảng về  bảo vệ  Tổ  quốc; xây dựng hệ  thống chính trị  các cấp vững  
mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang Tỉnh vững mạnh cả  về  chính trị, tư 
tưởng và tổ  chức, có chất lượng tổng hợp, trình độ  sẵn sàng chiến đấu  
cao; gắn thế trận QPTD với th ế tr ận ANND, xây dựng KVPT Tỉnh vững  
mạnh toàn diện; đẩy mạnh kết hợp phát triển KT ­ XH với tăng cường  
QP, AN ở Khánh Hòa.
Quốc Toản, Mạnh Hùng, Mạnh Dũng:  Kết hợp phát triển kinh tế  
biển với tăng cườ ng quốc phòng ­ an ninh, bảo vệ  chủ quyền bi ển, đảo  


25
trong tình hình mới [78]. Trong bài viết, các tác giả đã giới thiệu về vùng 
biển Việt Nam và làm rõ quan điểm của Đảng ta về  bảo vệ  chủ  quyền  
biển, đảo của Tổ  quốc; phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế  biển, QP,  
AN trên biển và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quy ết. Trên cơ  sở 
đánh giá thực trạng, các tác giả  đã đưa ra những giải pháp cơ  bản đẩy 

mạnh kết hợp phát triển kinh tế  biển v ới tăng cường QP, AN, bảo vệ 
chủ   quyền   biển,   đảo   của   Tổ   quốc,   như:   Đẩy   mạnh   công   tác   tuyên 
truyền, giáo dục về  vị  trí, vai trò, tầm  quan trọng của biển, đảo và nhiệm 
vụ kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP, AN trên biển; đổi mới  
cơ chế lãnh đạo, quản lý việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường  
QP, AN, bảo vệ  chủ  quyền biển, đảo; tăng cường xây dựng lực lượng đủ 
sức bảo vệ biển, đảo trong mọi tình huống; xây dựng thế trận QP, AN hoàn 
chỉnh, bảo vệ  vững chắc chủ  quyền biển, đảo; mở  rộng hợp tác quốc tế,  
nhất là với các quốc gia  ở  khu vực Biển Đông, góp phần giữ  gìn hòa bình, 
thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
Nguyễn Văn Dung: Tác động của phát triển kinh tế thủy sản  ở Khánh  
Hòa đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai đoạn hiện nay [20]. Tác 
giả đã luận giải sâu sắc về tác động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây 
dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa; đề cập đến kinh nghiệm của nước ngoài và một 
số địa phương ở Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế thủy sản với củng cố 
quốc phòng, xây dựng KVPT Tỉnh. Trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng tác 
động của phát triển kinh tế thủy sản đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa, tác 
giả luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy 
tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực trong phát triển kinh tế thủy sản 
đến xây dựng KVPT tỉnh Khánh Hòa hiện nay.


×