Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước trong khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 182 trang )


THÁP ĐÔI


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số hiệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án
HÀ BÍCH LIÊN


CHỮ VIẾT TẮT
BEFEO

: Bulletin de L'Ecole Francaise d'Extrême - Orient

CHSEA

: Cambridge History of Southeast Asia

CHCPI

: Centre d' Histoire et Civilisation de la Péninsule Indochinoise

ĐNNTC

: Đại Nam nhất thống chí

ĐNTL


: Đại Nam thực lục

ISAS

: Inslitute of Southeast Asian Studies

NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học
Toàn Thƣ

: Đại Việt sử kí toàn thƣ

VBTLS

: Viện bảo tàng lịch sử

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA CHAMPA TRONG GIAI ĐOẠN HÌNH
THÀNH VÀ BƢỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN (Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X) ................ 17
1. Cơ sở ban đầu của những mối quan hệ. ....................................................................... 17
1.1. Từ ngƣời Nam Đảo đến ngƣời Chăm - điểm khởi đầu của những mối quan hệ... 17
1.2. Một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán và giao lƣu văn hóa. ................................ 26
1.3. Những điều kiện kinh tế và xã hội. ....................................................................... 27
2. Những vƣơng triều đầu tiên - quan hệ liên vùng và liên quốc gia. .............................. 32
2.1. Vƣơng triều Simhapura và những mối quan hệ ban đầu. ..................................... 32
2.2. Quan hệ giữa Champa với Java và Campuchia trong thời kỳ vƣơng triều Miền
Nam Virapura (750 - 850)............................................................................................ 43

2.3. Indrapura và những quan hệ mới. ............................................................................. 49
CHƢƠNG 2: NHỮNG MỐI QUAN HỆ TRONG THỜI KỲ VIJAYA (thế kỷ X - thế kỷ
XV) ...................................................................................................................................... 65
1.Quan hệ Champa với các nƣớc trong khu vực thời kỳ thành lập và bƣớc đầu phát triển
của Vijaya. ....................................................................................................................... 66
1.1. Quan hệ kinh tế - ngoại giao với các đảo Philippin. ............................................. 68
1.2. Mối quan hệ tay ba giữa Champa với Campuchia và Đại Việt trong vấn đề chính
trị - lãnh thổ. ................................................................................................................. 72
2. Sự thay đổi trong đƣờng lối đối ngoại và những mối quan hệ trong thời kỳ phát triển
của Vijaya (1220 - 1353). ................................................................................................ 82
2.1.Chuyển hƣớng kết thân với Đại Việt. .................................................................... 82
2.2. Duy trì và phát triển quan hệ với vùng hải đảo. .................................................... 93
2.3. Sự tiến triển trong giao thƣơng. ............................................................................ 96
3. Sự khủng hoảng của Champa và sự tái diễn những xung đột về chính trị - lãnh thổ
trong quan hệ khu vực (1353 - 1471)............................................................................. 102
3.1. Những thay đỗi trong lịch sử khu vực. ............................................................... 103
3.2. Sự tái diễn những xung đột trong vấn đề lãnh thổ. ............................................. 105
3.3. Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc mất kinh đô Vijaya và đƣa vƣơng quốc này đến
bƣớc đƣờng suy vong? ............................................................................................... 111
CHƢƠNG 3: HẬU CHAMPA VÀ ĐOÀN KẾT CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ (TỪ CUỐI
THẾ KỈ XV - THẾ KỈ XVII) ............................................................................................. 115
1. Vùng đất Champa sau sự kiện 1471. ......................................................................... 116
2. Quan hệ giữa Chiêm Thành và Đại Việt - Từ Chiêm Thành quốc đến trấn Thuận
Thành. ............................................................................................................................ 124
3. Hội nhập - Lịch sử và tất yếu. .................................................................................... 133
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 151
2



BẢN ĐỒ VƢƠNG QUỐC CHAMPA


MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và mục đích nghiên cứu.
Champa là một vƣơng quốc cổ ra đời sớm trong khu vực Đông Nam Á, có địa bàn
chủ yếu ở vùng đồng bằng duyên hải Miền Trung Việt Nam ngày nay. Do án ngữ một vị trí
quan trọng trên con đƣờng giao lƣu quốc tế Đông - Tây, những thuyền bè ngƣợc xuôi trong
hệ thống mậu dịch Châu Á đều phải dừng chân nơi đây, nên ngƣời Chăm đã từng có những
mối liên hệ rộng rãi với các nƣớc trong và ngoài khu vực, Sách An Nam chí lược của Lê Trắc
biên soạn vào năm 1333 phần các dân biên cảnh phục dịch có đƣa ra lời bình về vị trí tự
nhiên của Chiêm Thành (Champa); "Nƣớc này ở ven biển, những thuyên buôn của Trung
Hoa vƣợt biên đi lại với các nƣớc ngoại phiên đều tụ ở đây, để lấy củi, nƣớc chứa. Đấy là bến
thứ nhất ở phƣơng Nam". Nói một cách hình ảnh, những con thuyền đó "'bám'' vào bờ biên
Champa, ít nhất la 500 km nếu tính từ mũi Varella để đi vào vịnh Siêm hay tối eo Malacca và
ngƣợc lại, từ eo Malacca đi vào Vịnh Bắc Bộ để tới đƣợc Trung Hoa. Tuy nhiên, điều quan
trọng để vùng bờ biên Champa xƣa đƣợc biết đến nhƣ một tuyến đƣờng giao thông và sau đó
là thƣơng mại và văn hóa không phải chỉ do vị trí tự nhiên của nó, mà chính vì đó là vùng cƣ
trú của một cộng đồng dân cƣ có nhà nƣớc riêng của mình, có một nên văn hóa phát triên
không thua kém bất cứ một nên văn hóa đƣơng thời nào. Và cũng chính họ là chủ thể của
những mối quan hệ đến, và đi trên vùng biển này.

4


Vị trí tự nhiên thuận lợi cho xu hƣớng mở rộng giao lƣu với thế giới bên ngoài cũng
chính là điều kiện tiên quyết dẫn tới việc ra đời sớm của vƣơng quốc cổ Champa trong khu
vực Đông Nam Á. Hơn 15 thế kỷ, để tồn tại và phát triển, Champa đã thiết lập nhiều mối
quan hệ với các quốc gia xung quanh nó. Những quan hệ đó không chỉ là quan hệ về chính trị
- lãnh thổ mà còn là quan hệ về kinh tế, văn hóa. Do vậy, nghiên cứu những mối quan hệ này

cũng là để hiểu rõ hơn về lịch sử Champa và lịch sử các nƣớc xung quanh.
Đề cập đến những vân đề có liên quan đền một vƣơng quốc cổ ngày nay không còn
tồn tại là một việc khá phức tạp, mặc dù tính bức thiết trong lĩnh vực chuyên môn luôn là một
đòi hỏi. Qúa trình phát triển của lịch sử khu vực cho thấy nhiều mối quan hệ xảy ra giữa các
nƣớc ở các thời kỳ khác nhau đã đánh dấu sự tồn tại hay diệt vong của nhiều vƣơng quốc lớn
nhỏ. Champa nằm trong trƣờng hợp nào và liệu có phải chỉ do quan hệ?
Với một bờ biển dài, Champa có thể thiết lập mối quan hệ thƣờng xuyên với thế giới
Hải đảo. Nhƣng mặt khác, Champa lại nằm kẹp giữa hai nƣớc lớn là Đại Việt và Campuchia.
Sự đa dạng, phức tạp trong những mối quan hệ đó, có lẽ là điêu mà K. Hall đã nghĩ đến khi
đƣa ra một so sánh "chỉnh thể Champa giống các quốc gia sông nƣớc Malay... hơn là những
quốc gia láng giềng làm nông nghiệp trồng lúa nƣớc ở lục địa về phía Tây và phía Bắc của
nó" [111, 253] [126, 13]. K.Hall còn đƣa ra một bức tranh về "'một thể chế hóa yếu ớt" khối
liên minh ở Champa giữa những vị vua chúa ở những hệ thống sông khác nhau - một quan
điểm dƣờng nhƣ đã đƣợc đặt ra từ J. Boisselier (1963) khi ông muốn nói đến tính địa phƣơng
ẩn hiện trong mỗi phong cách nghệ thuật. Thật ra đây là một vấn đề khá lý thú nảy sinh trong
khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Champa với các nƣớc trong khu vực. Liệu có phải trong
quan hệ với các quôc gia trong khu vực, Champa luôn thể

5


hiện sự phân tán trong thể chế chính trị? Mối quan hệ giữa Champa với các nƣớc vùng Hải
đảo thực chất có phải chỉ là mối quan hệ đồng tộc? Kinh tế thƣơng mại biển khu vực đóng vai
trò gì trong các mối quan hệ này?
Vấn đề dƣờng nhƣ phức tạp hơn khi đề cập đến quan hệ của vƣơng quốc cổ này với
các vƣơng quốc láng giềng. Là một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nƣớc giống nhƣ Đại Việt
và Campuchia, lại nằm trên cùng một địa bàn có môi trƣờng sinh thái tƣơng đối giống nhau,
có cả những thói quen giống nhau trong sản xuât và đời sống, Champa có một mối quạn hệ
thƣờng xuyên với Đại Việt và Campuchia cả về kinh tế, văn hóa, chính trị - lãnh thổ.
Luận án dành một phần để bàn đến mối quan hệ này, đặc biệt là quan hệ về chính trị lãnh thổ. Quá trình phát triển của lịch sử Champa không thể tách rời với những mối quan hệ

đó. Thậm chí trong từng giai đoạn, trong một khoảng khắc nào đó của lịch sử, quan hệ với
các quốc gia láng giềng còn liên quan trực tiêp đến vận mệnh của vƣơng quốc. Sự thật thì từ
mội quốc gia độc lập thời cổ trung đại ở Đông Nam Á, Champa đã bị co hẹp dần về lãnh thổ
và đến thế kỷ XVII nó đá không còn tôn tại với tƣ cách là một quốc gia.
Nhƣ vậy, mục đích của luận án là nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống những mối
quan hệ đã có, đã xảy ra giữa vƣơng quốc cổ Champs. với các quốc gia trong khu vực. Những
mối quan hệ đó đã phát triển, thay đổi nhƣ thế nào qua từng giai đoạn lịch sử. Hệ quả trực
tiếp của nó đối với lịch sử Champa? Có thể chính các mối quan hệ này. trong nhiều hoàn
cảnh lịch sử khác nhau, là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển, tồn tại và suy
vong của vƣơng quốc cổ Champa?
Tuy nhiên, nhƣ sẽ đƣợc trình bày, luận án còn hƣớng tới phản ánh qúa trình phát triển
của lịch sử cũng là quá trình hình thành một cách tự nhiên những quan hệ giữa các cộng đồng
dân cƣ ở gần nhau. Sự hội nhập của

6


Champa vào Việt Nam đã xảy ra trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, chịu "sức hút " của
một dân tộc láng giềng có năng lực tiến thủ mạnh hơn - nhƣ cách nghĩ của học giả Đào Duy
Anh [2, 234]. Nhƣng có thể đó cũng là sức hút của một nên kinh tế, một nên văn hóa vừa xa
lạ, vừa gần gũi, là kết quả của một quá trình giao lƣu, quan hệ tiếp xúc bình thƣờng nhƣng
cũng có khi là ép buộc, cƣỡng bức giữa hai quốc gia phong kiến ở kề sát nhau... nhƣ đã từng
xảy ra trong lịch sử.
Và cuối cùng, tất cả những vấn đề đó cũng là nhằm để hiểu rõ, hiểu đúng hơn về một
tộc ngƣời có một nên văn hóa riêng đầy bản sắc, đã hội nhập vào văn hóa Việt Nam từ trong
lịch sử và là một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam ngày nay.
2. Giới hạn nội dung nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án.
Vấn đề mà luận án đặt ra chỉ nhằm tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên
cứu về lịch sử Champa - quan hệ với các nƣớc trong khu vực. Bản thân vấn đề đã tạo sự giới
hạn nhất định cho đề tài, bởi vì không phải tất cả các vƣơng quốc đƣơng thời đều có quan hệ

với Champa, Các vƣơng quốc của ngƣời Miến là một ví dụ. Nhƣng mặt khác, Champa còn có
Quan hệ với những nƣớc ở gần và có thuyền bè đi qua lại vùng biển Champa thƣờng xuyên
nhƣ Trung Hoa, Ấn Độ. Trong từng giai đoạn hay trong một sự kiện lịch sử nào đó, không
thể không đề cập tới những ảnh hƣởng của Trung Hoa, Ấn Độ. Bởi vì, đây cũng là hai nền
văn minh lớn trên thế giới lúc bấy giờ và có ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của lịch sử
Champa.
Giữa nƣớc này hay nƣớc khác, các mối quan hệ diễn ra khác nhau nhƣng không phải
là quan hệ song phƣơng mà đan xen, ảnh hƣởng qua lại và thay đổi theo từng giai đoạn lịch
sử. Sự thay đôi này tạo thành một chuỗi

7


những mối quan hệ nối tiếp, chi phối lẫn nhau để tạo nên một thực tế lịch sử nhƣ ngày nay.
Cụ thể luận án tập trung giải quyết những nội dung chính sau:
1. Vấn đề buôn bán và trao đổi sản phẩm trên cơ sở một vị trí thuận lợi về vùng biển
và cảng biển. Điều này ít nhiều tạo nên diện mạo của một nền kinh tế ngoại thƣơng ở
Champa. Và đó cũng là nội dung chính của những quan hệ về kinh tế đƣợc luận án đề cập tới.
2. Những quan hệ về chính trị thƣờng gắn với những lợi ích về lãnh thổ, đất đai. Hòa
bình hay chiến tranh, xung đột hay khoan nhƣợng... Tất cả còn trực tiếp gắn với chính sách
đối ngoại của các triều vua Champa, nội tình của vƣơng quốc cũng nhƣ những thay đổi trong
tình hình khu vực.
3. Những biểu hiện và mức độ của giao lƣu văn hóa. Dĩ nhiên văn hóa có con đƣờng
đi riêng của nó nhƣng cũng không thể tách rời những mối quan hệ về kinh tế, chính trị. Thậm
chí trong nhiều trƣờng hợp, quan hệ văn hóa giữa Champa với các nƣớc còn là kết quả của
những mối quan hệ trên.
Tập trung làm sáng tỏ ba nội dung trên, luận án có thể có những đóng góp mới nhƣ
sau:
- Trình bày có hệ thống lịch sử bang giao của vƣơng quốc cổ Champa, hay nói cách
khác, Champa - nhìn từ góc độ những mối quan hệ với bên ngoài.

- Trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra, dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau
mà chủ yếu là tiếp tục khai thác tài liệu bi kí, thƣ tịch cổ, niên

8


giám Chăm, văn kiện xứ Panduranga và những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học những
năm gần đây, luận án góp phần làm phong phú thêm tƣ liệu về giao lƣu kinh tế, chính trị, văn
hóa trong khu vực thời cổ trung đại. Đồng thời, trên cơ sở đó, luận án đƣa ra một cách nhìn
khách quan về mối quan hệ chính trị và lãnh thổ của Champa với các nƣớc láng giềng trong
quá khứ, từ đó có những kiến giải khoa học về nguyên nhân suy vong của vƣơng quốc cổ này
và quá trình sáp nhập của Champa vào Việt Nam trong lịch sử.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Cuối thế kỷ XIX, Những khám phá của khảo cổ học và việc tiếp xúc với bi ký
Champa đã gây nên sự chú ý của các nhà nghiên cứu về lịch sử Champa và những lĩnh vực
khác liên quan đến lịch sử. Thƣ mục của P.B. Lafont và của Lƣơng Ninh (1992) đã cho biết
con số ít nhất là hơn 1000 tài liệu.
Những học giả ngƣời Pháp là những ngƣời đầu tiên nghiên cứu lĩnh vực này. Có thể
kể đến những nhà nghiên cứu rất xuât sắc trong các lĩnh vực khác nhau. Abel Bergaigne,
E.Aymonier, L.Finot nghiên cứu về văn bia; E. M Durand nghiên cứu về dân tộc học; về
khảo cổ học có LY.Claeys và về nghệ thuật có H. Parmentier, và sau ông là Ph. Stern, Jean
Boisselier... Trong lĩnh vực lịch sử, năm 1911, G. Maspero xuất bản cuốn Vương quốc cổ
Champa. Đây là tác phẩm duy nhất viết về lịch sứ Champa từ đâu cho đến năm 1471.
G.Maspero viết lịch sử Champa theo vƣơng triều, trong đó ông có đề cập đến những xung đột
quân sự giữa Champa với các nƣớc xung quanh nhƣ là một biểu hiện về tính hiếu chiến của
ngƣời Chàm, mà ông giải thích là do những hạn chế về điều kiện tự nhiên. Có thể nói đây là
một tác phẩm có giá trị cao về mặt tƣ liệu, đặt nền móng cho việc nghiên cứu lịch sử
Champa. Sau G. Maspero, J. Leuba viết Một vương quốc đã bị diệt vong- người Chàm

9



và dân tộc Chàm. Tác giả dựng lại lịch sử Champa và chủ yếu la lịch sử quan hệ để trình bày
quá trình diệt vong của vƣơng quốc cổ này. Một cách lý giải còn phiến diện, nhƣng cũng
chính vì vậy mà tác phẩm chỉ đề cập đến những quan hệ về chiến tranh mà chủ yếu là quan hệ
chiến tranh giữa Champa với Trung Quốc và Việt Nam.
Năm 1944, G. Codes đề cập đến lịch sử Champa trong khuôn khổ của một tác phẩm
viết chung về Lịch sử cổ đại ở các nước Viễn Đông chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ.
Phần lịch sử Champa cũng chỉ đƣợc đề cập đến năm 1471 và chú trọng lịch sử chính trị. Ba
năm sau, R. Stein công bố những nghiên cứu của mình về thời kỳ đầu của Champa qua tác
phẩm Nước Lâm Ấp, vị trí và sự đóng góp của nó vào sự hình thành Champa và các quan hệ
của nó với Trung Quốc. Trong đó, Stein đã trình bày sự hình thành của Lâm Ấp (Lin Yi) cổ
đại và "sự tiến triển từ Lâm Ấp đến Champa", phân tích và chứng minh cả về mặt lịch sử và
về mặt ngôn ngữ. Sự nghiên cứu này đƣợc bổ sung vào năm 1958 bởi Wang Gungwu trong
công trình Nghiên cứu về lịch sử cổ đại của con đường thương mại Trung Hoa ở biển Nam
Trung Quốc. Có thể coi đây là tác phẩm đầu tiên đề cập đến con đƣờng thƣơng mại của Lâm
Ấp trong những thế kỷ đầu công nguyên.
Nhƣng nếu nhƣ lịch sử Champa trƣớc năm 1471 đƣợc khá nhiều ngƣời đề cập đến thì
giai đoạn sau 1471 lại rất hiếm. Năm 1991, luận án tiến sĩ của Po Dharma Le Ponduranga
nghiên cứu lịch sử giai đoạn 1805 - 1835 ở một vùng dân cƣ phía Nam của Champa cũ, vùng
Panduranga. Trƣớc đó Po Darma cũng đã tổng kết những quan điểm của mình về lịch sử
Champa trong bài nghiên cứu Tình hình nghiên cứu gần đây về niên đại sáp nhập của
Champa vào Việt Nam. Ông cho rằng Paduranga là một tiểu quốc tự trị trong "liên bang
Champa", sự kiện 1471 chỉ đánh dấu sự diệt vong của tiểu quốc

10


Vijaya, và cho rằng: "Champa, một thể chế chính trị có tổ chức đã không biến mất vào thế kỷ
XV, cũng không phải vào thế kỷ XVII, mà chỉ đến nửa đầu thế kỷ XIX nó mới bị diệt vong".

Luận điểm này, đứng về mặt khoa học có lẽ còn là vấn đề phải tranh cãi. Tuy nhiên xin đƣợc
đề cập đến sau, ở chƣơng III của luận án.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về Champa không còn là một vấn đề mới mẻ. Đã có nhiều
thế hệ học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khảo cổ học. Hai thập niên cuối
của thế kỷ XX, việc nghiên cứu di tích văn hóa vật chất đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
kê. Thông báo hàng năm của viện Khảo cổ luôn có những báo cáo mới, những kết quả mới.
Đây cũng chính là một nguồn tài liệu gốc, mang tính cập nhật cao mà tôi sử dụng trong luận
án của mình.
Việc nghiên cứu Champa dƣới góc độ dân tộc học, nghệ thuật, văn hóa cũng khá sôi
nổi. Các tác phẩm nhƣ Văn hóa Chăm của Phan Xuân Biên và các cộng sự, Văn hóa Champa
của Ngô Văn Doanh, một số bài nghiên cứu của Trần Kỳ Phƣơng... đã trở nên khá quen
thuộc. Nhiều nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến những vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử. Đáng
kể là phần lịch sử Champa đƣợc viết trong cuốn giáo trình Lịch sử Việt Nam của trƣờng Đại
học Tổng hợp Hà Nội (1992). Ngƣời viết là giáo sƣ Lƣơng Ninh đã đề cập đến lịch sử
Champa một cách khá toàn diện, từ lịch sử chính trị cho đến lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đáng tiếc là do nhiều lý do khách quan ông mới chỉ công bố đƣợc phân lịch sử Champa trƣớc
thế kỷ X, dƣới nhan đề Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Champa, tức là chƣơng
V, trong giáo trình. Ngoài ra ông còn có một số bài nghiên cứu về các vấn đề khác nhƣ văn
bia, nghệ thuật. Bài viết gần đây nhất, năm 1999, đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử là
Các di tích và vấn đề lịch sử Nam Chăm, đề cập đến những di tích văn hóa ớ vùng Nam
Chăm nhƣ là một băng chứng thể hiện sự thống

11


nhất của vƣơng Quốc cổ Champa.
Một số tác giả cũng đã đề cập đến lịch sử quan hệ nhƣng chủ yếu là quan hệ với Đại
Việt trong một số tác phẩm nhƣ Lý Thường Kiệt của Hòang Xuân Hãn, Cuộc kháng chiến
chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm. Việt sử xứ Đàng
Trong 1558 - 1777 - cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam của Phan Khoang, Việt Nam sử

lược của. Trần Trọng Kim... Ngoài ra cũng cân phải kể đến một số bài nghiên cứu khác, trong
đó có những bài viết và đăng trong các tạp chí ở miền Nam từ những năm 50 của thế kỷ
nhƣng những vấn để đặt ra cho đến nay, vẫn chƣa đƣợc giới nghiên cứu kế thừa và lƣu tâm
tới nhƣ về quan hệ Việt - Chăm, sự ảnh hƣởng và " hòa nhập" văn hóa là một ví dụ. Các tác
giả Vũ Lang và Nguyễn Khắc Ngữ có bài viết Ảnh hưởng văn hóa Chàm qua Việt Nam, Tân
Việt Điểu với bài Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong nền văn hóa Việt Nam.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu Champa đã có và khá phong phú. Tuy nhiên có một điều dễ
nhận thấy là chƣa có một tác phẩm nào đề cập đến vấn đề quan hệ giữa Champa với các nƣớc
trong khu vực một cách hoàn chỉnh trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa. Còn có
nhiều khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu này. Mặc dầu vậy, điểm qua một số công trình
nghiên cứu mang tính chuyên khảo, ta thấy cũng đã có nhiều học giả quan tâm đến vấn đề
lịch sử quan hệ của Champa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Quan hệ về chính trị - lãnh thổ thƣờng gắn với những hoạt động quân Sự, chiến tranh
đã đƣợc đề cập đến trong một số tác phẩm đã nêu trên. Năm 1942, Ph. Stern công bố tác
phẩm Nghệ thuật Champa (xứ An Nam cũ) và tiến trình của nó. Sáu đó, ngƣời học trò của
ông là J. Boisselier (1963) đã rất xuất sắc trong một tác phẩm chuyên khảo đồ sộ, Nghệ thuật
tạo tượng Champa - nghiên cứu về các đạo giáo và tiếu tượng học, Ph. Stern và LBoisselier


12


đề cập đến những quan hệ giao lƣu văn hóa để lại những dấu ấn trong nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc Champa. Pierre Dupont (1949). trong một chuyên khảo nhỏ Nước Chân Lạp và
Panduranga đề cập đến mối quan hệ giữa Chân Lạp và Panduranga, về một vƣơng triều có
những mối quan hệ tiếp nối truyền thống tốt đẹp đã có từ thế kỉ VII, khi kinh đô còn ở Trà
Kiệu. Ông còn có chuyên luận về Những sự đóng góp của Trung Quốc trong phong cách
Phật giảo ở Đồng Dương, nêu những nhận xét về một ảnh hƣởng ngoại lai đối với phong
cách nghệ thuật này.
Gần đây hơn, ở hội nghị Champa tổ chức tại Copenhagen (23 tháng 5 năm 1987),

trong một báo cáo, B.RLaíont đã nêu tóm tắt một số quan điểm của ông về mối quan hệ giữa
Champa và các nƣớc Đông Nam Á. Nhiều mối quan hệ trên các lĩnh vực đã đƣợc ông đề cập
tới và gợi ra những vấn đề thú vị, những hƣớng nghiên cứu theo chủ đề này. Tuy nhiên,
dƣờng nhƣ ông có phần "cực đoan" khi đánh giá quan hệ giữa Champa với Đại Việt chỉ đơn
thuần là quan hệ chiến tranh và dẫn đến sự triệt tiêu về mặt văn hóa (?)
Anthony Reid cũng bàn đến vấn đề "Champa trong hệ thống thƣơng mại biển Đông
Nam Á", đề xuất một thể chế chính trị đa trung tâm ở Champa giống nhƣ các vƣơng quốc của
ngƣời Nam Đảo vùng Hải đảo. Còn K. Hall thì dành chƣơng VII trong tác phẩm cửa mình là
Thương mại biển và tình trạng phát triển của Đông Nam Á cổ đại, thống kê những sản phẩm
của thƣơng mại Chàm trong thƣ tịch cổ Trung Hoa và nhân mạnh tầm quan trọng của vị trí bờ
biển Champa đối với nền ngoại thƣơng khu vực. Ngoài ra, dựa trên cơ sở sử liệu Trung Quốc
và Việt Nam viết về tính hiếu chiến, giỏi chiến thuyền, thƣờng xuyên cƣớp bóc Đại Việt từ
đƣờng biển của ngƣời Chàm, K. Hall còn cho rằng ở Champa cả nông nghiệp và mẫu dịch
đều không làm cho vƣơng quốc giàu lên đƣợc, vì thế mà vƣơng quyền phải dựa trên hoạt
động cƣớp bóc, và ông gọi Champa là "một quốc gia hải tặc"...

13


Những bài nghiên cứa riêng biệt nêu trên dẫu sao cũng không thể khái quát một cách
đầy đủ vấn đề quan hệ của Champa với các nƣớc trong khu vực. Mặt khác, vì nhiều lý do
khách quan cũng chƣa thể phản ánh hết đƣợc những phát hiện mới, những kết quả nghiên cứu
mới về Champa trong những năm gần đây trên cơ sở nguồn tƣ liệu tại chỗ.
4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Có nhiều nguồn sử liệu ghi lại những mối quan hệ của Champa với các nƣớc trong
khu vực nhƣng tản mạn, thiếu hệ thống và khó nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi đã cố găng khai
thác để sử dụng nguồn tài liệu có trong văn bia, thƣ tịch cổ và những hiện vật, di tích khảo cổ
học.
Về văn bia, tôi sử dụng bản thống kê và dịch của các học giả ngƣời Pháp, chủ yếu là
trong công trình Notes d'epigraphie Indochinoise của L.Finot cùng một loạt các bài nghiên

cứu của ông về bi kí Mĩ Sơn đăng trong tập san Viễn Đông Bác Cổ, các tập II số 3 - 4 năm
1902; tập III số 4 năm 1903; tập XV năm 1915. Ngoài ra tôi còn sử dụng thống kê văn bia
Champa của giáo sƣ Lƣơng Ninh đăng trong Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt
Nam. Số tự và ký hiệu của các văn bia tôi dùng trong luận án là ghi theo L.Finot.
Về thƣ tịch cổ có thƣ tịch cổ Trung Hoa và thƣ tịch cổ Việt Nam. Thƣ tịch cổ Trung
Hoa chủ yếu ghi lại các quan hệ ngoại giao và quân sự nhƣ Tam Quốc chí (phần Ngô thƣ,
truyện thứ 15), Tấn thư (phần Lâm Ấp quốc, quyển 97), Tùy thư (quyển 82), Tân Đường thư
(quyển 222), Cựu Đường thư (quyển 197)... Ngoài ra một số sách khác nhƣ Thủy kinh chú sách viết về địa lý thể kỷ VI, hay Lĩnh ngoại đại đáp, tập sách ghi chép về tỉnh Quảng Tây và
các nƣớc ở Nam Hải, đƣợc biên soạn vào năm 1178 cũng

14


đƣợc tham khảo để biết thêm về điều kiện tự nhiên hay tiềm năng kinh tế của Champa dƣới
cái nhìn của ngƣời Trung Hoa. Nguồn tài liệu mà thƣ tịch cổ Việt Nam cung cấp chủ yếu tôi
khai thác trong Đại Việt sử kỷ toàn thư, Đại Nam thực lục tiền biên. Các sách khác nhƣ Việt
sử lược, An Nam chí lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... chủ yếu dùng để đối
chiếu, so sánh. Ngoài ra tôi còn khảo cứu Ô châu cận lục, Đại Nam nhất thống chí, Dư địa
chí, Phủ biên tạp lục nhƣ là một nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu những vấn đề về
lãnh thổ, biên giới, dân cƣ những vùng đất có liên quan đến quan hệ giữa hai nƣớc. Tôi cũng
chú ý khai thác sử liệu trong Văn kiện xứ Panduranga, một tài liệu gốc rất có ý nghĩa, phản
ánh tƣơng đối đầy đủ tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trấn Thuận Thành giai đoạn thế kỷ
XVII, XVIII.
Về tài liệu di tích và hiện vật, ngoài những tài liệu có đƣợc qua công tác điền dã, tôi
còn sử dụng khá nhiều những kết quả mà khảo cổ học phát hiện đƣợc những năm gần đây
đƣợc công bố trong các hội. nghị thông báo khảo cổ học hàng năm của Viện Khảo cổ
Trong quá trình làm đề tài, tôi đã sử đụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
1. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống : Đặt Champa trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á
thời cổ trung đại để nghiên cứu. Coi Champa nhƣ một vƣơng quốc độc lập với các nƣớc khác
trong khu vực bấy giờ và là một thành tố vừa tham gia vừa chịu sự tác động của những biến

chuyển trong tình hình khu vực. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống là cơ sở để xem xét các vấn.
đề trình bày trong luận án.
2- Phƣơng pháp khảo sát điền dã: tiếp xúc di tích, sƣu tầm gia phả, tài liệu dân gian.
Đặc biệt là điều tra thực trạng ngƣời Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Thành phố
Hồ Chí Minh.

15


3. Phƣơng pháp liên ngành : Tôi đặc biệt chú trọng phƣơng pháp này trong quá trình
thực hiện đề tài, khai thác và kết hợp ba loại tài liệu: lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học.
4. Là một đề tài lịch sử, quan điểm khi nghiên cứu là tuân thủ phƣơng pháp lịch sử.
Ngoài việc phân tích, so sánh mối liên hệ giữa các sự luận lịch sử, đề tài cố gắng trình bày
các luận điểm trên cơ sở bám sát các sự kiện lịch sử , chân thực lịch sử, trình bày lịch sử nhƣ
nó đã từng có.
5. Bố cục của luận án.
Luận án gồm 180 trang. Phần nội dung chính là 160 trang, trong đó gồm phần mở đầu
13 trang, kết luận 5 trang, tài liệu tham khảo 10 trang. Luận án đƣợc chia làm 3 chƣơng:
- Chƣơng I: Những mối quan hệ của Champa trong giai đoạn hình thành và bƣớc đầu
phát triển (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X).
- Chƣơng II: Những mối Quan hệ trong thời kì Vijaya (thế kỉ X - thế kỉ XV) .
- Chƣơng III: Hậu Champa và đoạn kết của các mối quan hệ (cuối thế kỉ XV- thế kỉ
XVII).

16


CHƢƠNG 1: NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA CHAMPA TRONG GIAI
ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ BƢỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN (Từ đầu công nguyên
đến thế kỷ X)

Ra đời trên một địa bàn khá hẹp, cƣ dân ít, nhƣng mƣời thế kỷ đầu lập quốc và phát
triển, Champa vẫn tự đứng vững đƣợc trong khi hàng loạt các quốc gia cổ ở Đông Nam Á lục
địa ra đời cùng thời với nó bị diệt vong. Vào thế kỷ X, một đỉnh cao, một thế kỷ độc đáo
trong lịch sử của mình, Champa còn là một vƣơng quốc phát triển toàn diện và vững chắc so
với các quốc gia trong khu vực. Điều gì khiến cho nó trở thành một vƣơng quốc phát triển ở
Đông Nam Á lúc bấy giờ? Phải chăng trong một bối cảnh khu vực thuận lợi và Champa đã
biết phát huy thế mạnh của mình: mở cửa giao lƣu với thế giới bên ngoài?

1. Cơ sở ban đầu của những mối quan hệ.
1.1. Từ người Nam Đảo đến người Chăm - điểm khởi đầu của những mối quan hệ.
Một bộ phận của ngƣời Nam Đảo đã thiên di đến vùng biển miền Trung Việt Nam
ngày nay. Họ trở thành ngƣời Chăm với tƣ cách là cƣ dân của vƣơng quốc cổ Champa.
Nhƣng họ không phải là những ngƣời đầu tiên có mặt ở vùng đất này.
Nhà nghiên cứu ngƣời Ao R. Heiner Gelder (1932) đã đƣa giả thiết về

17


quê hƣơng ban đầu của ngƣời Nam Đảo ở vùng đất phía Nam Trung Hoa rồi sau đó họ mới
thiên di xuống vùng Đông Nam Á hải đảo. Sau R. Heiner Geldern và vẫn theo quan điểm này
của ông là Colani (1938), H. Otley Beyer (1948)... Gần đây hơn là Bellwood Peter (1992),
Anthony Reid (1995). Trong khoảng thiên niên kỷ III tr CN, dân Nam Đảo đã tập trung xung
quanh các đảo Philippin và Indonesia ngày nay. Họ tiếp tục đời sống sản xuất nông nghiệp,
làm đồ gốm và đặc biệt là đóng thuyền đi biển. Cũng bắt đâu từ đó, họ thực hiện những
chuyến đi ngang dọc trên biển, in dấu ấn của mình vào lịch sử nhân loại nhƣ một tộc ngƣời
giỏi đi biển và sinh sống gắn với biển khơi.
Đƣa ra một giả thiết khác về quê hƣơng ban đầu của ngƣời Nam Đảo, học giả ngƣời
Mỹ Soheim II cho rằng dân Nam Đảo (hay Nusantao, theo cách gọi của ông) xuất phát từ đảo
Mindanao (Philippin) theo gió mùa vào biển Đông (Miền Trung và Nam Việt Nam ngày
nay), rồi mới đến miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Một bộ phận còn đi về phía

Nam lục địa Châu Á, tới tận bờ biển Đông Phi. Họ định cƣ lại ở một nơi, một nhóm dân cƣ,
mở ra sự trao đổi sản phẩm và giao lƣu văn hóa rộng lớn [130].
Nhìn chung thì các học giả nếu vẫn còn phân vân về quê hƣơng ban đầu của ngƣời
Nam Đảo thì lại dễ dàng thừa nhận khả năng thiên di trên biển và vai trò tiên phong mở ra
những con đƣờng đi trên biển của họ. Chính ngƣời Chàm về sau đã biết lợi dụng thế mạnh
này của tộc ngƣời trong việc giao lƣu với thế giới bên ngoài.
Từ khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II - đầu thiên niên kỷ I - tr CN, nhóm Nam Đảo phía
Đông (Indonesia) tung hoành trên biển Thái Bình Dƣơng, đến Tonga, Samoa, Hawai và
Newzeland. Cùng thời gian đó, nhóm Nam Đảo phía Tây đã thực hiện đƣợc những chuyến đi
đáng kinh ngạc. Họ tới vùng biển miền Trung Việt Nam ngày nay, để sau này tạo nên nhóm
Austronesia -

18


Chàm, tới Borneo, Java, Sumatra, Sulawesi. Một bộ phận cũng từ đây thiên di tới tận
Madagaskar, nơi đã có "những ngƣời bản địa Java hóa giống họ", định cƣ và dần dần tạo nên
một nền văn hóa Malayopolynesian phía Tây phát triển độc lập. Có lẽ đây chính là nhóm
Nam Đảo mà biên niên sử Bồ Đào Nha thế kỷ XVII lƣu ý đến [125, 2 - 3].
Có thể ra đƣa ra sơ đồ về sự phân tách các dòng nói tiếng Nam Đảo mà ngƣời Chăm
là một nhánh nhƣ sau:

Nhƣ vậy, một thế giới Nam Đảo rộng lớn đã đƣợc mở ra. Trong thế giới đó, vùng biển
miền Trung Việt Nam ngày nay là một điểm quan trọng.
Khảo cổ học đã chứng minh đƣợc sự có mặt của ngƣời Nam Đảo ở bờ biển Việt Nam
từ cuối thiên niên kỷ II tr CN. Tuy nhiên, những đợi thiên di đáng kể của họ đến vùng biển
này nẳm trong khoảng thời gian từ 500 năm tr CN cho đến đầu công nguyên và tập trung rõ
nhất là ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Cùng trong khoảng thời gian này, dấu vết những vùng
quần cƣ của họ còn rải ra đến tận Quảng Bình, và lan vào đến ven biển thành phố Hồ Chí
Minh ngày nay. Một nhánh còn đến tận An Giang, Kiên Giang, sau này đọng lại ở Óc Eo, là

cƣ dân của "nƣớc Chí Tôn"-NaravaraNagara [50] mà có lẽ cũng chính là một bộ phận chủ
chốt của cƣ dân vƣơng quốc cổ Phù Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên.
Dân Nam Đảo vốn là những ngƣời đi biển cừ khôi, thiên di nhiều và có thói quen
sống phiêu diêu trên biển. Điều đó nói lên nhiều ý nghĩa, song không có nghĩa là họ không có
thói quen cƣ trú trên đất liền. Những bãi mộ

19


vò vò ở Bình Châu, Long Thạnh, Quảng Ngãi mà khảo cổ học phát hiện ra không thể là việc
diễn ra một ngày, một tháng. Những dâu vết cƣ trú còn nằm rái rác ven bờ biển Việt Nam, và
gần đây nhất, năm 1993, ngƣời ta còn phát hiện ra thêm một di chỉ cƣ trú gần Sa Huỳnh [85,
121 - 124].
Rõ ràng ngƣời Nam Đảo đã đến bờ biển Việt Nam từ rất sớm, ít ra là từ trên dƣới
1000 năm tr CN, ăn đời ở kiếp nơi đây, và chắc là đã diễn ra một quá trình cộng cƣ đơn giản,
hòa bình với những nhóm dân bản địa sống thƣa thớt nhƣng đã có mặt từ trƣớc khi ngƣời
Nam Đảo thiên di tới. Chính sự có mặt của ngƣời Nam Đảo và sự cộng cƣ này là điểm khởi
đầu cho sự ra đời và phát triển của những nền văn hóa và những vùng văn hóa sau đó ở ven
biển miền Trung Việt Nam ngày nay.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy trong một số di chỉ dấu vết của một nên văn hóa đặc
trƣng, gọi chung là văn hóa Sa Huỳnh, có niên đại phổ biến cũng vào khoảng 500 năm tr CN
- nằm trong khoảng không gian và thời gian mà ngƣời Nam Đảo thiên di đến vùng biển miền
Trung Việt Nam. Sau văn hóa Sa Huỳnh và cũng chính trên địa bàn này xuất hiện nền văn
hóa của tộc ngƣời Chăm gắn liên với lịch sử hơn 10 thế kỷ tồn tại của vƣơng quốc cổ này.
Tài liệu chính sử Trung Quốc cho thấy, ngƣời Chăm lập quốc sớm nhất là vào thế kỷ
II. Nhƣ vậy Sa Huỳnh cách Chăm cả gần nửa thiên niên kỷ, nhƣng trong khoảng thời gian đó
liệu vùng văn hóa Sa Huỳnh có sự tồn tại tự nhiên của một bộ phận dân cƣ nào khác?
Vùng biển miền Trung xƣa của Việt Nam sớm hội tụ đƣợc những điều kiện cho khả
năng tập trung dân cƣ mà trƣớc hết phải kể đến biển nhƣ là một yếu tố đầu tiên. Hơn nữa, đây
cũng là nơi có, những dòng sông lớn đổ ra biển và tạo nên những đồng bằng nhỏ; sông Thu

Bồn ở Quảng Nam, sông Trà ở

20


Quảng Ngãi, sông Côn ở Bình Định, sông Ba ở Phú Yên. Ở di chỉ Trảng Sỏi Sứ (nằm bên bờ
Bắc của dòng chảy cổ có tên gọi hiện nay là Rọc Gốm thuộc Hội An, Quảng Nam, Đà Nằng),
thuộc tầng văn hóa thứ hai, độ sâu là 0,20 m -0,80 -0,90 m, tìm thấy khá tập trung nhiều hiện
vật gốm thô và hơi thô, mà "... rất khó phân biệt rạch ròi giữa hai loại gốm thô Sa Huỳnh Và
Gốm thô Champa". Vì thế những nhà Khảo cổ học tạm dùng thuật ngữ "gốm thô Sa Huỳnh Champa" để chỉ những hiện vật này [80]. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, có lẽ Trảng
Sỏi Sứ không phải là một di chỉ sản xuất gốm mà có thể chỉ là một làng - bên ven sông, một
vùng cƣ trú. Gần đây hơn, tháng 9 năm 1996, một nhóm các nhà khoa học tiến hành đào thám
sát kinh đô Champa cổ - Đông Dƣơng. Qua phân tích những hiện vật tìm thấy, họ đã đƣa ra
những giả thiết đáng tin cậy về sự tồn tại liên tục của một vùng cƣ trú từ những thế kỷ trƣớc
công nguyên cho đến tận thế kỷ XVIII [74] [88, 674]. Ở một di chỉ thuộc vùng trung tâm của
văn hóa Sa Huỳnh, di chỉ Xóm Ốc trên đảo Lý Sơn, tính chất cƣ trú lâu dài và liên tục từ tiên
Sa Huỳnh đến Champa đƣợc thể hiện ở sự có mặt một tâng văn hóa dày 1,5 m và không có
lớp ngăn cách. Lớp trên cùng chứa gốm Sa Huỳnh muộn - Champa sớm mà rõ ràng nhất là
các mảnh gốm muộn có độ nung cứng dạng bát sành, xƣơng gốm mịn và sáng mầu [51], [71].
Mặc dù vấn đề còn nhiều nghi vấn, nhƣng dẫu sao những hiện vật gốm tìm thấy ở một số di
chỉ thuộc vùng văn hóa Sa Huỳnh - Champa cũng hé mở ít nhiều những bằng chứng cho thấy,
sự tiếp nối trong đời sông dân cƣ ở ven những dòng sông thuộc miền Trung Việt Nam ngày
nay. Văn hóa Chăm có sự trùng lặp về mặt không gian và nối tiếp về mặt thời gian với văn
hóa Sa Huỳnh. Dân Sa Huỳnh cổ có thể trở thành dân của vƣơng quôc cổ Champa là một giả
thiết vẫn đƣợc đặt ra.
Cũng trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh, truyền thuyết Chăm nói đến hai bộ lạc Cau
và Dừa. Bi ký Chăm thế kỷ XI đề cập lại đến vấn đề này: Kramukavamsa (bộ lạc Cau) và
Narikelavamsa (bộ lạc Dừa). Vấn đề thời gian

21



và không gian tồn tại của hai bộ lạc này còn phải bàn cãi nhiều nhƣng chắc đây là hai bộ lạc
có thật bởi vì nó đƣợc phản ảnh lại cả trong truyền thuyết và bi kí. Từ hai bộ lạc này, hình
thành hai tiểu quốc Nam Chăm và Bắc Chăm. J. Boisselier (1963) tỏ ra nghi ngờ khi ông
phản đối ý kiến của G. Maspero gắn các vị vua của vƣơng triều Panduranga (thế kỷ 8) vào thị
tộc Cau . Ông nhấn mạnh đến vấn đề tên tiếng Phạn của hai thị tộc chỉ xuất hiện trong bi kí
muộn, vào thế kỷ XI.
Truyền thuyết về thị tộc Cau và Dừa xuất hiện trong bia Mĩ Sơn XII của Harivaman
IV và theo J.Boisselỉer là khá muộn và ngẫu nhiên "Chẳng có gì cho phép nhận định rằng
những điểm ghi chép này có vào thế kỷ VIII và càng không thể ghép các vị vua mới vào thị
tộc Cau" [3, 62]
Thực ra truyền thuyết đƣợc phản ánh muộn không có nghĩa là xuất hiện muộn. Và đây
không phải là trƣờng hợp cá biệt. Trong hệ thông bi ký Chàm, ta đƣợc biết bia Mĩ Sơn 3 của
Vikrantavarman I nổi tiếng thế kỷ VIII, kể về truyền thuyết Kaudynia và Soma phỏng theo
truyền thuyết Hỗn Điền - Liễu Diệp cách thời gian tạo dựng bia cả mấy thế kỷ. Có thể hình
dung rằng vào thời điểm đó chƣa thể có một ranh giới địa lý rõ ràng, nên địa bàn sinh sống
của hai thị tộc cũng chính là giới hạn địa bàn của hai tiểu quốc. Tên tộc Cau và Dừa sẽ mất đi
khi tên tộc chung thông nhất ra đời và gọi theo tên nƣớc: tộc Chăm.
Tài liệu chính sử Trung Quốc cho thấy, ngƣời Chăm lập quốc sớm nhất vào thế kỷ thứ
II, sau cuộc khởi nghĩa giành quyền tự chủ của Khu Liên vào năm 190 và họ gọi đó là nƣớc
Lâm Ấp. Lâm Ấp ban đầu chỉ bao gồm vùng Bắc Chăm (địa bàn chủ yếu của văn hóa Sa
Huỳnh, nay là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi).
Trƣớc khi Lâm Ấp lập nƣớc và sau đó phát triển song song cùng với

22


×