Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ CƠNG THƯƠNG 

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
­­­­­­­­

TRẦN QUANG HUY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 
GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH 
THUẾ QUAN MIỀN NAM CHÂU PHI (SACU)

Chun ngành: Thương mại
Mã số: 62.34.10.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Cơng Sách
Hướng dẫn 2: GS. TS. Đỗ Đức Bình


HÀ NỘI ­ 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số 


liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án  
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Quang Huy


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài luận án...............................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................5
5. Những đóng góp mới của luận án.................................................................................6
6. Kết cấu nội dung của luận án.........................................................................................7
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIỀN CỨU..........................................................................8
1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước có liên quan đến
đề tài luận án................................................................................................................8
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................8
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước...............................................................................12
2. Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu
của luận án.................................................................................................................16
Chương 1.............................................................................................................................18
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ........................................18

THƯƠNG MẠI GIỮA MỘT QUỐC GIA VỚI CÁC NƯỚC .................................................18
TRONG MỘT LIÊN MINH THUẾ QUAN ............................................................................18
1.1. Lý luận về quan hệ thương mại giữa các quốc gia..................................................18
1.1.1. Khái quát lý thuyết về quan hệ thương mại quốc tế..........................................18
1.1.2. Đặc điểm quan hệ thương mại quốc tế của một liên minh thuế quan..............26
1.2. Nội dung, hình thức, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển quan hệ thương mại giữa một quốc gia và các nước trong một liên minh thuế
quan............................................................................................................................30
1.2.1. Nội dung và hình thức phát triển quan hệ thương mại .....................................30
1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển quan hệ thương mại .......................................35


iii

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ thương mại .....................38
1.3 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển quan hệ thương mại với các nước trong
SACU và bài học rút ra cho Việt Nam........................................................................40
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển quan hệ thương mại với các nước
trong SACU .........................................................................................................40
1.3.2. Một số bài học rút ra cho Việt Nam....................................................................47
Chương 2.............................................................................................................................50
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ...................................................50
GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG LIÊN MINH THUẾ QUAN .............................50
MIỀN NAM CHÂU PHI (SACU)...........................................................................................50
2.1. Các nước SACU và chính sách thương mại đối với Việt Nam................................50
2.1.1. Đặc điểm kinh tế của các nước SACU..............................................................50
2.1.2. Chính sách thương mại của SACU đối với Việt Nam.......................................63
2.2. Chính sách thương mại của Việt Nam đối với các nước SACU .............................67
2.2.1. Khái quát về quan hệ chính trị, ngoại giao........................................................67
2.2.2. Chính sách thương mại của Việt Nam đối với các nước SACU.......................69

2.3. Thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU ....73
2.3.1. Phát triển quan hệ thương mại ở cấp độ thể chế..............................................73
2.3.2. Phát triển quan hệ thương mại ở cấp độ thực thể............................................79
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các
nước SACU................................................................................................................94
2.4.1. Những thành quả đạt được................................................................................94
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân........................................................................96
Chương 3...........................................................................................................................103
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ .................................................103
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG ............................................103
LIÊN MINH THUẾ QUAN MIỀN NAM CHÂU PHI (SACU)...............................................103
3.1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU....103
3.1.1. Triển vọng hội nhập kinh tế khu vực của SACU..............................................103
3.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế của các nước SACU..........................................106
3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam
với các nước SACU..........................................................................................110


iv

3.1.4. Dự báo triển vọng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước
SACU.................................................................................................................112
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các
nước SACU thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.............................116
3.2.1. Quan điểm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU
...........................................................................................................................116
3.2.2. Định hướng phát triển quan hệ thương mại với giữa Việt Nam với các nước
SACU.................................................................................................................119
3.3. Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong SACU
giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..................................................122

3.3.1. Giải pháp ở cấp độ vĩ mô.................................................................................122
3.3.2. Khuyến nghị cho doanh nghiệp........................................................................130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................143
NHỮNG CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.........................................................1
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................2


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AfDB

Chữ viết tắt tiếng Anh
Africa Development 
Ngân hàng Phát triển châu Phi

AGOA

Bank
African Growth and 

Đạo luật tăng trưởng và cơ hội cho 

ANC

Opportunity Act
African National 


châu Phi
Đại hội dân tộc Phi

BRICS

Congress 
Brasil, Russia, India, 

Nhóm các nước gồm Brasil, Nga, Ấn 

BLNS

China, South Africa
Botswana, Lesotho, 

Độ, Trung Quốc và Nam Phi
Nhóm các nước gồm Botswana, 

CET
COMESA

Namibia and Swaziland Lesotho, Namibia và Swaziland
Common Effective Tarrif Thuế quan đối ngoại chung
Common Market for 
Thị trường chung Đơng và Nam châu 
Eastern and Southern 

Phi

CU

EPA

Africa 
Customs Union
Economic Partnership 

Liên minh thuế quan
Hiệp định đối tác kinh tế

EU
FAO

Agreement
European Union
Food and Agriculture 

Liên minh châu Âu
Tổ chức Nơng lương Liên hợp quốc

FTA
IMF

Organization
Free Trade Area
International Monetary 

Khu vực thương mại tự do
Quĩ Tiền tệ quốc tế

MFN


Fund
Most­Favored Nations 

Quy chế tối huệ quốc

SACU

Treatment
South African Customs  Liên minh thuế quan miền Nam châu 

SADC

Union
Southern African 

Phi
Cộng đồng phát triển miền Nam châu 


vi

Development 

Phi

SITC

Community 
Standard International 


Phân loại thương mại quốc tế tiêu 

SWAPO

Trade Classification 
South­West Africa 

chuẩn
Tổ chức Nhân dân Tây­Nam Phi

TNC

People’s Organization
Trans­national 

Công ty xuyên quốc gia

UNCTAD

Cooperation
United Nations 

Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về 

Conference on Trade and  thương mại và phát triển
WTO
          

Development

World Trade 
Organization

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các chỉ số kinh tế của khối SACU, 2002-2012...................................................53
Bảng 2.2. Kinh tế các nước SACU, 2012............................................................................54
Bảng 2.3. Ngoại thương khối SACU, 2002-2012................................................................58
Bảng 2.4. Ngoại thương của các nước thành viên SACU, 2012........................................59
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nam Phi, 1992-1999.............................79
Bảng 2.6. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước SACU, 2000-2006.............................80
Bảng 2.7. Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước SACU, 2000-2006.................................81
Bảng 2.8. Kim ngạch XNK Việt Nam – SACU, 2007-2014.................................................83
Bảng 2.9. Xuất khẩu của Việt Nam sang SACU, 2007-2014..............................................84
Bảng 2.10. Nhập khẩu của Việt Nam từ SACU, 2007-2014...............................................85
Bảng 2.11: Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước SACU, 2007-2014...........................86
Bảng 2.12. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang SACU..........................................87
Bảng 2.13. Mặt hàng xuất khẩu sang Nam Phi năm 2014..................................................88
Bảng 2.14. Mặt hàng xuất khẩu sang Botswana năm 2014...............................................88
Bảng 2.15. Mặt hàng xuất khẩu sang Lesotho năm 2014...................................................88
Bảng 2.16. Mặt hàng xuất khẩu sang Namibia năm 2014..................................................89
Bảng 2.17. Mặt hàng xuất khẩu sang Swaziland năm 2014...............................................90
Bảng 2.18. Nhập khẩu của Việt Nam từ các nước SACU, 2007-2014...............................91
Bảng 2.19. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ SACU.............................................92
Bảng 2.20. Mặt hàng nhập khẩu từ Nam Phi năm 2014.....................................................92



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận án
Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các đối 
tác là một trong những nhiệm vụ  quan trọng nhằm thực hiện chính sách 
kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chiến lược Phát triển kinh tế­xã 
hội 2011­2020 được thơng qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ  XI 
của Đảng đã đề  ra định hướng: “Đa dạng hóa thị  trường ngồi nước, khai 
thác  có hiệu  quả  các  thị  trường   có hiệp  định thương  mại tự   do và  thị 
trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu…”[6]. 
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ  2011­2020, định hướng  
đến   năm   2030   được   ban   hành   tại   Quyết   định   số   2471/QĐ­TTg   ngày 
28/12/2011 của Thủ  tướng Chính phủ  đã đề  ra mục tiêu: “Tốc độ  tăng 
trưởng xuất khẩu hàng hóa bình qn 11–12%/năm trong thời kỳ  2011–
2020, trong đó giai đoạn 2011–2015 tăng trưởng bình qn 12%/năm; giai  
đoạn 2016–2020 tăng trưởng bình qn 11%/năm”[51]. Để thực hiện được 
mục tiêu đó, Chiến lược đã đề ra định hướng phát triển thị trường, trong đó 
nhấn mạnh cần phải “đa dạng hóa thị  trường xuất khẩu; củng cố  và mở 
rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột 
phá mở rộng các thị  trường xuất khẩu mới có tiềm năng”[51]. Đối với thị 
trường Châu Phi, Chiến lược đề  ra định hướng tới năm 2020 sẽ  chiếm tỷ 
trọng khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Để thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, sách lược của Đảng và Nhà 
nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt trong giai đoạn 
hiện nay thế giới có nhiều biến động, Việt Nam phải giảm sự lệ thuộc vào  
một số  ít thị  trường, tích cực mở  rộng thị  trường xuất khẩu, trong đó chú  



2

trọng các thị trường mới như thị trường Châu Phi. Trong bối cảnh tồn cầu  
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh, giành giật  
thị  trường đang diễn ra gay gắt địi hỏi phải có những nghiên cứu thường 
xun cập nhật, chi tiết về thị trường Châu Phi. Châu Phi là một thị trường  
rộng lớn với 55 quốc gia. Mỗi quốc gia, khu vực thị  trường  đều mang 
những đặc điểm thị  trường có tính đặc thù riêng, vì vậy rất cần phải có 
những   nghiên   cứu   chi   tiết,   chuyên   sâu   từng   thị   trường   và   khu   vực   thị 
trường. 
Trong số  các tổ  chức kinh tế  khu vực của Châu Phi, Liên minh thuế 
quan miền Nam châu Phi (SACU) là tổ  chức kinh tế  khu vực thành  công 
nhất của châu Phi và là đầu tầu tăng trưởng kinh tế của cả châu lục. SACU  
được thành lập từ năm 1910 và là Liên minh thuế quan được thành lập sớm 
nhất trên thế  giới. Hiện nay khối liên minh này bao gồm 5 quốc gia thành 
viên đó là Nam Phi, Bostwana, Lesotho, Namibia và Swaziland. 
Thị trường các nước SACU được đánh giá có nhiều tiềm năng do kinh  
tế tăng trưởng khá ổn định, có nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng, chủ yếu là 
sản phẩm chất lượng vừa phải, giá rẻ. Bên cạnh đó, tình hình chính trị của  
các nước khu vực SACU khá  ổn định; việc Mỹ, EU và một số  nước cho 
phép nhiều sản phẩm các nước khu vực SACU tiếp cận tương đối tự do và  
thuận lợi hơn thị trường của họ cũng như  nhiều chính sách thu hút đầu tư 
nước ngồi khá hấp dẫn đã giúp thị trường các nước khu vực SACU ngày 
càng giành được sự quan tâm chú ý của nhiều nước trên thế giới.       
Các nước SACU là một khu vực thị trường cịn khá mới lạ đối với các  
doanh nghiệp nước ta. Trao đổi thương mại với các nước khu vực này vẫn 
cịn hạn chế. Năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều mới đạt mức 1,014 
tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 814 triệu USD và nhập khẩu đạt 200 triệu 



3

USD. Một trong những ngun nhân chính khiến cho trao đổi thương mại  
giữa Việt Nam và các nước SACU cịn hạn chế đó các cơ quan quản lý nhà  
nước, các doanh nghiệp chưa thực sự có nhiều giải pháp hữu hiệu để thúc 
đẩy, phát triển quan hệ thương mại với các nước này.  
Bởi   vậy,   việc   nghiên   cứu   đề   tài  Giải   pháp   phát   triển   quan   hệ 
thương mại giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh thuế  quan  
miền Nam châu Phi (SACU) một cách có hệ thống sẽ góp phần cung cấp 
những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu  hoạch định chính sách và giải 
pháp vĩ mơ và vi mơ nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại của nước ta sang 
các nước SACU đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng chính là 
lý do cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: 
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu xác lập các quan  
điểm, định hướng phát triển và các giải pháp về  thể  chế  và thực thể  kinh 
doanh thương mại trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với 
các nước SACU.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Để   thực   hiện   mục   tiêu   nghiên   cứu,   luận   án   tập   trung   thực   hiện  
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
­ Tổng quan các cơng trình khoa học đã thực hiện liên quan đến việc 
phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước SACU , những 
vấn đề đã được nghiên cứu, xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu,  
hoặc nghiên cứu chưa sâu để tập trung nghiên cứu.



4

­ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quan hệ thương mại quốc tế 
nói chung và quan hệ  thương mại giữa một quốc gia với các nước trong  
một liên minh thuế quan.
­ Phân tích, đánh giá chính sách thương mại và các giải pháp đã được  
triển khai nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước  
trong SACU; phân tích, đánh giá thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt 
Nam và các nước trong SACU để  tổng kết những thành tựu, hạn chế  và  
ngun nhân của quan hệ  thương mại giữa Việt Nam và trong các nước  
SACU.
­ Phân tích triển vọng phát triển, đề xuất các quan điểm, định hướng  
và kiến nghị  một số  giải pháp nhằm phát triển quan hệ  thương mại giữa  
Việt Nam và các nước trong SACU đến năm 2020 và định hướng đến năm 
2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương 
mại giữa Việt Nam và các nước SACU. 
* Phạm vi nghiên cứu của luận án:
­ Về nội dung:
Đề  tài tập trung nghiên cứu lý luận về  phát triển quan hệ  thương  
mại  giữa  các  quốc  gia;  Nghiên cứu  thực  tiễn triển khai các  chính sách 
thương mại và biện pháp phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt Nam 
với các nước SACU và đề xuất các giải pháp phát triển hơn nữa mối quan  
hệ này.


5


­ Thời gian nghiên cứu:
Thực trạng phát triển quan hệ  thương mại, trong đó chủ  yếu là trao 
đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước SACU từ năm 1992, 
khi Việt Nam bắt đầu có quan hệ  thương mại với các nước SACU ­ đến 
nay; các giải pháp phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt Nam và các 
nước SACU cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để  hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả  sử  dụng các 
phương pháp nghiên cứu sau:

* Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận tại bàn về  các vấn đề  liên quan 
đến quan hệ  thương mại giữa các quốc gia, tác giả cịn tiến hành trao đổi 
với  đối tượng có liên quan trong và ngồi nước như  các nhà quản lý, các  
cán bộ làm cơng tác xúc tiến thương mại, đại diện một số doanh nghiệp và 
người tiêu dùng của Việt Nam và các nước SACU. 
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập các văn bản, các cơng trình khoa học, đề tài, bài báo, 
sách, thơng tin liên quan đến phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc 
gia nói chung và phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt Nam với các 
nước SACU nói riêng để nghiên cứu:
­ Phương pháp điều tra chéo
Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thơng tin được thu thập, tác giả 
đã sử dụng phương pháp điều tra chéo để đưa ra số liệu, thơng tin được sát 
thực với thực tế. 


6

­ Chọn lọc, phân tích, đánh giá và tổng hợp

Lựa chọn nguồn số  liệu để  tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp  
nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp.
­ Phương pháp mơ tả thống kê
Căn cứ trên báo cáo, số  liệu thống kê để  đưa ra các tiêu chí và tổng  
hợp số  liệu làm cơ  sở  cho các nhận định và đề  xuất các giải pháp cho đề 
tài.
5. Những đóng góp mới của luận án
­ Hệ  thống hóa và làm sâu sắc hơn một số  vấn đề  lý luận và thực 
tiễn về phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước SACU.  
Bên cạnh các cơ  sở  lý thuyết mang tính kinh điển, quan hệ  thương mại  
giữa Việt Nam và các nước SACU được xác lập trên cơ  sở  chính sách đa 
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ  thương mại của hai bên trong bối cảnh  
tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
­ Phân tích và đánh giá chính sách thương mại và các giải pháp đã  
được triển khai nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các 
nước SACU; thực trạng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước 
SACU, những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế và ngun nhân. 
­ Đề  xuất các giải pháp phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt  
Nam và các nước SACU, trong  đó có các giải pháp đẩy mạnh trao đổi 
thương mại hàng hóa giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh 
nghiệp tiếp cận thị  trường và nâng cao khả  năng cạnh tranh của các hàng 
hóa xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường các nước SACU. 
­ Bổ  sung nguồn tư  liệu cho công tác quản lý Nhà nước về  thương  
mại, công tác nghiên cứu về việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt  
Nam và các nước SACU.


7

6. Kết cấu nội dung của luận án

Ngồi phần mở đầu, tổng quan các cơng trình nghiên cứu, kết luận, 
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được kết cấu thành 3 
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương  
mại giữa một quốc gia với các đối tác trong liên minh thuế quan
Chương  2: Thực trạng quan hệ  thương mại giữa Việt Nam v à  các 
nước trong Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi (SACU).
Chương  3:  Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ  thương mại  
giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh thuế  quan miền Nam châu Phi  
(SACU).


8

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIỀN CỨU

1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và trong nước có 
liên quan đến đề tài luận án
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu ngồi nước liên quan  
về các nước SACU như:
­ Nghiên cứu của Colin Mc Carthy ­ The Southern African Customs  
Union (Liên minh thuế quan miền Nam châu Phi) [33].
Nghiên cứu đã nêu khái qt q trình hình thành và phát triển của 
SACU, những nội dung chính của các Hiệp định năm 1910, năm 1969 và 
năm 2002, những vấn đề phát sinh từ các Hiệp định này và ảnh hưởng của 
nó tới các nước thành viên.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã tập trung vào phân tích lĩnh vực 
cơng nghiệp và nơng nghiệp của các nước SACU.
Trên cơ  sở  các kết quả  nghiên cứu, tác giả  đã đưa ra một số  gợi ý 

chính sách nhằm phát triển sự hợp tác giữa các nước SACU trong việc phát 
triển kinh tế và nâng cao vai trị của các cơ quan thường trực của SACU.
­ Nghiên cứu của Gerhard Erasmus ­ New SACU Institutions: Prospects  
for Regional Integration (Các định chế mới của SACU – Triển vọng cho hội 
nhập khu vực) [35].
Nghiên cứu đã tập trung phân tích các nội dung của Hiệp định SACU 
năm 2002. Theo đó, các nước SACU đã bước vào một giai đoạn phát triển  
mới, với việc thành lập và vận hành các bộ máy thường trực của SACU, sự 


9

phối hợp chung về  chính sách giữa các nước thành viên và sự  bình đẳng  
hơn trong việc ra quyết định chung của khối giữa các nước thành viên.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức mà các nước SACU cần phải  
giải quyết cũng như những hạn chế Hiệp định SACU năm 2002.
­ Nghiên cứu của Carine Zamay Kiala ­ The Politics of Trade in the  
Southern   African   Customs   Union:   Prospect   of   a   SACU­China   Free   Trade 
Agreement (Vấn đề  thương mại của SACU – Triển vọng của Hiệp định 
thương mại tự do SACU­Trung Quốc) [32].
Nghiên cứu đã phân tích những cơ sở lý luận cho việc phát triển quan  
hệ thương mại giữa một quốc gia và một liên minh quan thuế, trong đó nêu 
ra những nét đặc trưng của một liên minh quan thuế.
Nghiên cứu cũng đã phân tích thực trạng nền kinh tế  của các nước  
SACU và Trung Quốc, các lợi thế  của mỗi bên và khả  năng ký kết một  
Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên. Những nghiên cứu bước đầu cho 
thấy, một Hiệp định như  vậy nếu được ký kết sẽ  có lợi hơn cho Trung  
Quốc vì hàng hóa xuất khẩu của nước này cạnh tranh và đa dạng hơn so 
với các nước SACU, vốn dựa vào xuất khẩu các tài ngun thiên nhiên 
dưới dạng thơ.

­ Nghiên cứu của Debesh Bhowmik ­ Regional Integration in Africa: a  
case study of SACU (Hội nhập khu vực ở châu Phi: nghiên cứu  trường hợp 
của SACU) [31].
Nghiên cứu đã sử dung phương pháp phân tích định lượng để đánh giá  
về  triển vọng thiết lập một khu vực đồng tiền trung giữa các nước thành 
viêc SACU, một bước phát triển cao hơn cho các mơ hình hội nhập kinh tế 
khu vực ở châu Phi.


10

Kết quả  nghiên cứu cho thấy việc thiết l ập một khu v ực đồng tiền 
chung giữa các nước SACU là hồn tồn khả  thi và nếu được triển khai 
sẽ  góp phần thúc đẩy q trình hội nhập, hợp tác kinh tế  hơn nữa giữa 
các nước thành viên SACU. 
­ Báo cáo của WTO ­ Trade Policy Review of  the Southern African  
Customs Union (Rà sốt chính sách thương mại của SACU) [43].
Đây là bộ  tài liệu bao gồm báo cáo của Ban Thư  ký WTO và báo cáo  
của các nước SACU về  chính sách thương mại của khối SACU cũng như 
của các nước thành viên.
Tài liệu đã phân tích tổng thể  về  tình hình phát triển kinh tế  của cả 
khối cũng như của từng nước thành viên SACU.
Tài liệu đã tập trung phân tích các chính sách thương mại của SACU  
và các nước thành viên, quan hệ thương mại giữa SACU và các đối tác.
Các kết quả  nghiên cứu cho thấy các nước SACU đã thực hiện đúng 
các cam kết của mình trong khn khổ  WTO về  cắt giảm thuế quan cũng 
như áp dụng minh bạch các hàng rào phi thuế quan.
­   Nghiên   cứu   của   Sukati   Mphumuzi   ­   The   Economic   Partnership 
Agreements   (EPAs)   and   the   Southern   African   Customs   Union   (SACU) 
Region – The Case for South Africa (Hiệp định đối tác kinh tế  và các nước  

SACU – Trường hợp của Nam Phi) [41].
Nghiên cứu đã sử  dụng các phương pháp phân tích định lượng để  so 
sánh lợi ích thu được của các nước SACU khi đàm phàn chung hoặc riêng 
rẽ  với một Hiệp định đối tác kinh tế  với EU, đối tác thương mại lớn  
nhất của cả khối.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu đàm phán chung là một khối thì các 
nước SACU sẽ thu được lợi ích từ Hiệp định, trong khi nếu đàm phán riêng 


11

rẽ  thì các nước SACU sẽ  bị  thiệt hại từ  việc ký kết và thực hiện Hiệp 
định.
­ Nghiên cứu của WTO ­ The WTO and Preferential Trade Agreements:  
From Co­existence to Coherence (WTO và các hiệp định ưu đãi thương mại  
– từ cùng tồn tại đến sự gắn kết) [44].
Nghiên cứu đã tổng kết và phân tích chi tiết xu hướng ký kết các hiệp  
định thương mại tự  do trên thế  giới, việc hình thành các liên kết kinh tế 
khu vực, trong đó có các liên minh quan thuế và SACU là một ví dụ.
Nghiên cứu cũng đã phân tích tác động của việc tham gia các liên kết 
kinh tế  đối với các nước thành viên, vấn đề  tạo lập và chuyển hướng 
thương mại; những ảnh hưởng của nó đến việc phát triển thương mại tồn 
cầu.
­ Báo cáo Africa Economic Outlook 2013 (Triển vọng phát triển kinh tế 
Châu Phi năm 2013) của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) [28].
Báo cáo triển vọng kinh tế châu Phi năm 2013 của AfDB đưa ra đánh 
giá về  tình hình phát triển kinh tế  của các nước châu Phi, trong đó có các  
nước châu Phi trong giai đoạn gần đây và triển vọng trong thời gian tới.
Nghiên cứu cho thấy kinh tế  các nước SACU đã tăng trưởng trở  lại  
sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của suy thối kinh tế tồn cầu, 

tuy nhiên tăng trưởng cịn ở mức khiêm tốn.
Triển vọng trung hạn cho thấy kinh tế và hoạt động ngoại thương của 
các nước SACU tiếp tục tăng trưởng  ở  mức trung bình, tuy nhiên vẫn sẽ 
chịu những tác động từ mơi trường kinh tế thế giới.
Các nghiên cứu nêu trên đã cho thấy q trình hình thành và phát triển 
của khối SACU; sự phát triển kinh tế, chính sách thương mại của các nước 


12

SACU và quan hệ thương mại của các nước trong SACU và với một số đối 
tác thương mại trên thế giới. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên khơng có nghiên cứu nào đề  cập 
trực   tiếp   tới   quan   hệ   thương   mại   giữa   Việt   Nam   với   các   nước   trong 
SACU.
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, cho tới nay mới chỉ có một số đề  tài nghiên cứu về thị 
trường châu Phi, trong đó có đề cập đến các nước SACU, chủ yếu là Nam  
Phi.
­ Trần Thị Lan Hương (2010), Cải cách kinh tế  ở Cộng hịa Nam Phi  
giai đoạn 1994­2004, Luận án Tiến sĩ kinh tế [15]. 
Luận án đã phân tích những nét chính của cải cách kinh tế ở Cộng hịa 
Nam Phi, nền kinh tế chủ chốt của khối SACU, kể từ sau chế độ Apartheid  
đến năm 2004. Theo đó, những nội dung cốt lõi của cải cách kinh tế ở Nam  
Phi là: thay đổi thể  chế  kinh tế, trao quyền kinh tế lớn hơn cho người da  
đen, tái hội nhập khu vực và tồn cầu. Những cải cách này đã có tác động 
to lớn đến đường lối phát triển kinh tế và chính sách thương mại khơng chỉ 
của riêng Nam Phi mà cịn của cả khối SACU do vai trị đặc biệt của Nam  
Phi trong việc hoạch định chính sách của cả khối.
­ GS.TS Nguyễn Văn Thường và nhóm tác giả (2006), Giải pháp phát  

triển quan hệ  thương mại Việt Nam­Châu Phi, Đề  tài khoa học cấp nhà 
nước, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [21]. 
Đề  tài  đã có những đánh giá thực trạng  thị  trường Châu Phi về  nhu 
cầu, khả năng xuất nhập khẩu, khả năng thanh tốn, từ đó xác định vai trị  
của thị  trường châu Phi trong chiến lược phát triển kinh tế  đối ngoại của 
Việt Nam.


13

Đề tài cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt 
Nam ­ Châu Phi trong những năm gần đây, rút ra những thành cơng, hạn chế 
và bài học kinh nghiệm trong q trình phát triển quan hệ thương mại Việt 
Nam ­ Châu Phi.
Trên cơ sỏ đó, đề tài đã đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy 
phát triển quan hệ  thương mại Việt Nam­Châu Phi trong những năm đầu 
của thế kỷ XXI.
Một kết quả  rất có ý nghĩa của đề  tài là đã tiến hành khảo sát các 
doanh nghiệp về  việc phát triển quan hệ  thương mại với châu Phi, từ  đó  
giúp cho đề  tài có các phân tích, đánh giá về  vị  trí, vai trị của thị  trường  
châu Phi đối với các doanh nghiệp cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp  
trong việc nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.
­ Bộ  Thương mại  (2003), Giải pháp phát triển quan hệ  thương mại  
giữa Việt Nam và một số nước châu Phi, Đề tài cấp Bộ [1]. 
Trong đề  tài này đã có đề  cập đến các liên minh kinh tế   ở  châu Phi,  
trong đó có SACU. Tuy nhiên, đề tài mời chỉ dừng  ở việc liệt kê các nước  
thành viên của SACU và nêu đặc điểm là các nước này đã áp dụng một 
biểu thuế đối ngoại chung.
Đề  tài cũng đã đề  cập đến tình hình phát triển kinh tế  và triển vọng 
phát triển quan hệ thương mại với các nước châu Phi, trong đó đã tập trung 

phân tích về  Nam Phi và có nêu qua về  các nước thành viên SACU khác là 
Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland.
Đề  tài đã nghiên cứu về  quan hệ thương mại của Việt Nam với một  
số  nước Châu Phi giai đoạn từ  1991­2001 và đề  ra các giải pháp cho giai  
đoạn 2001­2010. Trong số các nước thành viên SACU, đề tài mới tập trung 
vào phân tích quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi.


14

­ Bộ  Cơng Thương (2008), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố  
của Việt Nam vào thị trường châu Phi, Đề tài cấp Bộ [3]. 
Đề tài đã nghiên cứu về đặc điểm thị trường, nhu cầu nhập khẩu của  
các nước châu Phi và kinh nghiệm của các nước trong việc thúc đẩy xuất 
khẩu sang thị trường châu Phi.
Đề tài cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của 
Việt Nam sang châu Phi giai đoạn 2001­2007, nêu bật những kết quả  đạt 
được, những hạn chế và ngun nhân.
Từ  đó, đề  tài đã   đề  xuất giải pháp và chính sách quản lý nhằm đẩy 
mạnh xuất khẩu hàng hố của Việt Nam sang châu Phi cho giai đoạn đến 
2015.
Trong đó, Nam Phi được xác định là cửa ngõ để  hàng hóa Việt Nam 
thâm nhập vào thị  trường các nước miền Nam châu Phi, trong đó có các 
nước SACU.
Đề tài cũng đưa ra nhận định rằng châu Phi là một lục địa rộng lớn với 
dân số  đơng, các quốc gia lại khác biệt nhau khá lớn về  chính trị  xã hội,  
kinh tế  thương mại, văn hóa tơn giáo, nên để  tìm ra những giải pháp cụ 
thể, chi tiết cho việc phát triển quan hệ  thương mại với các nướctrong  
châu lục này, cần phải có nhiều nghiên cứu chun sâu. Đặc biệt, có một 
số  quốc gia như  Cộng hồ Nam Phi hay Ai Cập, hay một số  tổ chức hợp  

tác khu vực như  COMESA, SACU… cần phải có những cơng trình nghiên 
cứu riêng biệt. 
­ Bộ Cơng Thương (2010), Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu  
hàng cơng nghiệp vào thị trường châu Phi, Đề tài cấp Bộ [4]. 
Đề  tài đã nghiên cứu và phân tích các yếu tố thị  trường, những thuận 
lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Châu Phi nói chung và 


15

xuất khẩu hàng cơng nghiệp sang thị  trường nói riêng, phân tích và đúc rút 
kinh nghiệm của một số nước thành cơng tại thị  trường Châu Phi thời gian  
qua để  rút ra những bài học, đánh giá về  thực trạng chính sách hỗ  trợ  xuất 
khẩu hàng cơng nghiệp của Việt Nam để  từ  đó đưa ra những quan điểm, 
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng cơng nghiệp sang thị  trường Châu Phi 
trong thời gian tới.
Theo kết quả nghiên cứu, nhằm thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng 
cơng nghiệp sang thị trường Châu Phi, cần một số biện pháp về chính sách 
như: tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thơng qua 
việc tăng cường quan hệ hợp tác cấp nhà nước giữa Việt Nam và các nước  
đối tác Châu Phi, phát triển cơng nghiệp phụ  trợ  hỗ  trợ  các doanh nghiệp 
sản xuất và xuất khẩu hàng cơng nghiệp, tạo mơi trường thơng thống hơn 
nữa để thu hút FDI, đặt biệt FDI hướng vào xuất khẩu. Đầu tư và tổ chức  
tốt cơ sở hậu cần, thơng tin tăng khả năng tổng hợp về tiếp cận thị truờng  
Châu Phi. Các chính sách hỗ  trợ  đồng bộ  về  tín dụng, về  thuế, về  hành 
chính để  khuyến khích các cơng ty sản xuất và phân phối cho thị  trường  
Châu Phi nói riêng và các thị trường cịn nhiều khó khăn chưa khai phá nói 
chung.
­ Trịnh Huy Hóa (biên dịch) (2005),  Đối thoại với các nền văn hóa:  
Nam Phi, NXB Trẻ [11]. 

Tác phẩm này đã giới thiệu vị trí địa lý, lịch sử, các thể chế, đặc trưng  
của nền kinh tế, đặc điểm văn hóa, tơn giáo, lễ  hội,  ẩm thực  ở  Nam Phi,  
thành viên chủ chốt của SACU.
­ Đỗ  Đức Định (chủ  biên) (2006), Tình hình chính trị, kinh tế  cơ  bản  
của Châu Phi, NXB Khoa học xã hội [8]. 


16

Tác phẩm giới thiệu khái qt tình hình chính trị, kinh tế của các nước  
Châu Phi, trong đó có các nước SACU.
2.  Những vấn   đề  cịn  tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và 
hướng nghiên cứu của luận án
Các cơng trình nghiên cứu trên đây có liên quan đến các vấn đề  về 
châu Phi, thị  trường  châu Phi, về  các nước  SACU, quan hệ  kinh tế  và 
thương mại Việt Nam với các nước châu Phi... Tuy rằng mỗi cơng trình đã 
nêu trên đây có những cách tiếp cận, đề cập một hoặc một số vấn đề riêng 
lẻ, với phạm vi nghiên cứu nhất định và mức độ  nơng sâu khác nhau... liên  
quan đến vấn đề  phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt Nam và các 
nước thuộc SACU, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện, hệ 
thống về việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước 
SACU ở cả hai cấp độ thể chế thương mại và thực thể thương mại. 
Do đó, có thể thấy rằng việc phát triển  quan hệ thương mại giữa Việt  
Nam với  các nước  trong  SACU là một vấn đề  hồn tồn mới, cần được 
nghiên cứu một cách tổng thể và tồn diện.
Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu về vấn đề này, sẽ  tập trung vào các nội  
dung chính sau:
­ Các lý luận cơ bản về việc phát triển quan hệ thương mại giữa các 
quốc gia nói chung và những vấn đề  cụ  thể  trong việc phát triển quan hệ 
thương mại với các nước thuộc một liên minh thuế  quan.  Trong đó, phân  

tích kỹ những đặc điểm về chính sách thương mại của một liên minh thuế 
quan và tác động của nó tới việc phát triển quan hệ thương mại.
­ Thực trạng phát triển quan hệ  thương mại giữa Việt Nam và các 
nước SACU  ở cấp độ  thể  chế  thương mại và thực thể  thương mại, trong 
đó tập trung quan hệ thương mại hàng hóa.


×