Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 lưỡng bội trồng hạt cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------------

Nguyễn Thị Min

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI F1 LƯỠNG BỘI
TRỒNG HẠT CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------------

Nguyễn Thị Min

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI F1 LƯỠNG BỘI
TRỒNG HẠT CHO CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành

: Di truyền chọn giống

Mã số

: 9 62 01 11

Người hướng dẫn

: 1. PGS.TS Hà Văn Phúc
2. TS Nguyễn Tất Khang

Hà Nội, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi chủ trì và
thực hiện cùng tập thể Bộ môn Cây dâu - Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung
ương trực tiếp thực hiện. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Min


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà
Văn Phúc, TS Nguyễn Tất Khang đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Quang Tú - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu
Dâu tằm tơ Trung ương đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc cùng tập thể CBCNV Trung tâm
nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
được các yêu cầu của luận án
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Đào tạo sau Đại học - Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận án.
Lòng biết ơn sâu sắc xin được dành cho những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm đề tài để hoàn thành luận
án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Min


iii

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang


Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ......................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... ix
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................x
Mở đầu .......................................................................................................................1
1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................1

2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................3

2.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................3

2.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................4

3.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .........................................................................4

3.1.


Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4

3.2.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................4

4.

Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................4

5.

Tính mới của đề tài ..........................................................................................5

Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài ..................................6
1.1.

Tình hình sản xuất dâu tằm tơ ..........................................................................6

1.1.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ thế giới ............................................................6
1.1.2. Tiǹ h hiǹ h sản xuấ t dâu tằ m tơ của Viê ̣t Nam ..................................................9
1.2. Vùng phân bố, phân loại giống dâu và một số yêu cầu ngoại cảnh của
cây dâu ...........................................................................................................10
1.2.1. Vùng phân bố và phân loại giống dâu ...........................................................10
1.2.2. Chu kì sinh trưởng của cây dâu......................................................................12
1.2.3. Mố i tương quan sinh trưởng ở cây dâu ..........................................................15
1.3.

Mô ̣t số kế t quả nghiên cứu cho ̣n ta ̣o giố ng dâu mới ......................................16


1.3.1. Thành tựu cho ̣n ta ̣o giố ng dâu mới ở mô ̣t số nước trên thế giới ....................16
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới ở Việt Nam ..................35


iv

Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................44
2.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................44

2.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................44

2.2.1. Nghiên cứu đánh giá một số giống dâu sử dụng làm vật liệu khởi đầu
và lai hữu tính tạo ra các tổ hợp lai mới.........................................................44
2.2.2. So sánh chọn lọc các tổ hợp lai mới lai tạo....................................................44
2.2.3. So sánh chọn lọc một số tổ hợp lai có triển vọng ..........................................44
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt cành đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lá của giống dâu GQ2 ....................................................................45
2.2.5. Khảo nghiệm thích ứng của giống dâu GQ2 ở một số vùng sinh thái các
tỉnh phía Bắc ..................................................................................................45
2.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................45

2.3.1. Nghiên cứu đánh giá một số giống dâu sử dụng làm vật liệu khởi đầu .........45
2.3.2. Lai hữu tính tạo thành các tổ hợp lai..............................................................45
2.3.3. So sánh chọn lọc tổ hợp dâu lai .....................................................................46

2.3.4. Nghiên cứu so sánh một số tổ hợp dâu lai có triển vọng ...............................46
2.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt cành đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lá của giống dâu GQ2 ....................................................................47
2.3.6. Nghiên cứu khảo nghiệm tính thích ứng của giống dâu GQ2 ở một số
vùng thuộc các tỉnh phía Bắc .........................................................................48
2.4.

Các chỉ tiêu thí nghiệm và phương pháp theo dõi .........................................49

2.4.1. Các chỉ tiêu thí nghiệm ở ngoài đồng ............................................................49
2.4.2. Các chỉ tiêu thí nghê ̣m trong phòng ...............................................................51
2.4.3. Phương pháp tổ ng hơ ̣p và xử lí thố ng kê số liê ̣u ...........................................53
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................54
3.1.

Nghiên cứu đánh giá một số giống dâu bố mẹ sử dụng trong các tổ
hợp lai .............................................................................................................54

3.1.1. Đặc điểm hình thái một số bộ phận cây dâu của giống bố mẹ ......................54
3.1.2. Đă ̣c điể m nảy mầ m vu ̣ xuân của các giố ng dâu .............................................57
3.1.3. Một số chỉ tiêu về lá của các giống dâu bố mẹ ..............................................60
3.1.4. Năng suấ t lá của các giố ng dâu bố me ...........................................................
64
̣


v

3.2.


So sánh, chọn lọc một số tổ hợp dâu lai mới .................................................66

3.2.1. Đặc tính nảy mầm của tổ hợp dâu lai.............................................................66
3.2.2. Tốc độ ra lá và thời gian thành thục của lá ở các vụ trong năm ....................70
3.2.3. Một số chỉ tiêu độ lớn và độ dày phiến lá ......................................................75
3.2.4. Một số chỉ tiêu về thân cành cây dâu .............................................................82
3.2.5. Giới tính hoa của cây dâu của các tổ hợp lai mới ..........................................86
3.2.6. Năng suất lá dâu của các tổ hợp lai mới ........................................................88
3.2.7. Mức độ nhiễm một số bệnh hại chính ở các tổ hợp dâu lai mới ....................90
3.3.

So sánh chọn lọc mô ̣t số tổ hơ ̣p dâu lai có triể n vo ̣ng ...................................94

3.3.1. Nghiên cứu xác đinh
̣ mô ̣t số yế u tố cấ u thành năng suấ t và năng suấ t lá
3.4.

của các tổ hơ ̣p lai có triể n vo ̣ng .....................................................................94
Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt cành đến năng suất lá giống dâu GQ2 .......126

3.4.1. Ảnh hưởng của cắt cành đến một số yếu tố cấu thành năng suất lá giống
dâu GQ2 .......................................................................................................127
3.4.2. Ảnh hưởng của phương pháp cắt cành đến năng suất lá giống dâu GQ2 ....133
3.5.

Kết quả khảo nghiệm tính thích ứng của giống dâu GQ2 ở một số địa
phương thuộc các tỉnh phía Bắc ...................................................................135

3.5.1. Khảo nghiệm năng suất lá và tính chống chịu .............................................135
3.5.2. Một số nhân tố sinh thái ở địa phương khảo nghiệm ...................................136

3.5.3. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá của giống dâu GQ2 ở
vùng khảo nghiệm ........................................................................................137
3.5.4. Mức độ nhiễm, bị hại do một số sâu bệnh chủ yếu......................................140
3.5.5. Đánh giá tính ổn định năng suất lá của giống dâu mới GQ2 .......................142
Kết luận và đề nghị ...............................................................................................143
1.

Kết luận ........................................................................................................143

2.

Đề nghị .........................................................................................................144

Danh mục công trình đã công bố liên quan đến đê tài luận án ...............................145
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................150
Phụ lục .....................................................................................................................161


vi

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên Bảng

Trang

1.1.

Sản lươ ̣ng tơ tằm của các nước qua các năm ..................................................6


1.2.

So sánh chỉ tiêu về sản xuấ t dâu tằ m ở Nhâ ̣t Bản qua các năm ......................7

3.1.

Đặc điểm hình thái lá của các giống dâu bố mẹ ...........................................55

3.2.

Đặc điểm hoa, quả của các giống dâu bố mẹ ................................................57

3.3.

Đă ̣c điể m nảy mầ m vu ̣ xuân của các giố ng dâu ............................................58

3.4.

Kích thước phiế n lá của các giống dâu bố mẹ ở các vụ trong năm ..............60

3.5.

Biǹ h quân đô ̣ lớn của lá trong cả năm của các giố ng dâu bố me..................
61
̣

3.6.

Số lươ ̣ng lá trên mét cành của các giố ng dâu bố me ̣ ....................................62


3.7.

Khố i lươ ̣ng lá trên mét cành của các giố ng dâu bố me .................................
63
̣

3.8.

Năng suấ t lá của các giố ng dâu bố me ..........................................................
64
̣

3.9.

Thời gian nảy mầm vụ xuân của các tổ hợp dâu lai .....................................67

3.10.

Tỷ lệ nảy mầm vụ xuân 2010........................................................................68

3.11.

Tỷ lệ nảy mầm vụ thu 2010 ..........................................................................70

3.12.

Tốc độ ra lá và thời gian thành thục lá ở vụ Xuân của các tổ hợp lai...........71

3.13.


Tốc độ ra lá và thời gian thành thục lá ở vụ hè .............................................73

3.14.

Tốc độ ra lá và thời gian thành thục lá ở vụ thu ...........................................74

3.15.

Kích thước lá dâu ở các mùa vụ trong năm ..................................................76

3.16.

Bình quân kích thước lá dâu ở 3 vụ của các tổ hợp lai .................................77

3.17.

Số lá/500g của các tổ hợp lai ........................................................................78

3.18.

Số lá/mét cành của các tổ hợp lai ở các vụ trong năm ..................................79

3.19.

Khối lượng lá/mét cành của một số tổ hợp lai ..............................................81

3.20.

Độ dài đốt của các tổ hợp dâu lai ..................................................................83


3.21.

Sức sinh trưởng của đường kính thân cây dâu ..............................................84

3.22.

Tổng chiều dài cành trên cây dâu .................................................................85

3.23.

Giới tính hoa của cây dâu .............................................................................87

3.24.

Năng suất lá dâu của các tổ hợp dâu lai ........................................................88

3.25.

Mức độ nhiễm bệnh bạc thau của các tổ hợp lai...........................................91


vii

3.26.

Mức độ nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai ................................................93

3.27.


Thời gian cây dâu nảy mầ m ở vu ̣ xuân .........................................................95

3.28.

Số mầ m nảy và mầ m hữu hiê ̣u ở vu ̣ xuân .....................................................96

3.29.

Sinh trưởng mầ m dâu ở vu ̣ xuân của các tổ hơ ̣p lai......................................97

3.30.

Số mầ m nảy và mầ m hữu hiê ̣u ở vu ̣ hè của các tổ hơ ̣p lai............................98

3.31.

Sinh trưởng của mầ m dâu ở vu ̣ hè ................................................................99

3.32.

Thời gian nảy mầ m ở vu ̣ thu của các tổ hơ ̣p lai ..........................................100

3.33.

Số mầm nảy và mầm hữu hiệu ở vu ̣ thu .....................................................101

3.34.

Sinh trưởng của mầ m dâu ở vu ̣ thu của các tổ hơ ̣p lai ................................102


3.35.

Kích thước phiế n lá của các tổ hơ ̣p lai trong ba vu ̣ ....................................103

3.36.

Biǹ h quân chiề u dài và chiề u rô ̣ng lá ở ba vu ̣ của các tổ hơ ̣p lai................104

3.37.

Khố i lươ ̣ng lá trên mét cành .......................................................................105

3.38.

Số lươ ̣ng lá trên mét cành của các tổ hơ ̣p lai ..............................................106

3.39.

Khố i lươ ̣ng 100 cm2 lá ở các mùa vu ..........................................................
107
̣

3.40.

Số lươ ̣ng lá trong 500 gam..........................................................................108

3.41.

Mô ̣t số chỉ tiêu về thân cành .......................................................................109


3.42.

Năng suấ t lá ở các mùa vu ̣ của các tổ hơ ̣p lai .............................................111

3.43.

Năng suất lá của các tổ hợp lai qua các năm ..............................................112

3.44.

Thời gian phát du ̣c của tằ m và tiêu hao lá dâu/ kg kén ..............................115

3.45.

Ảnh hưởng phẩ m chấ t lá dâu đế n tỉ lê ̣ tằ m kế t kén ....................................116

3.46.

Năng suấ t kén của các tổ hơ ̣p dâu lai ..........................................................117

3.47.

Ảnh hưởng của chấ t lươ ̣ng lá dâu đế n khố i lươ ̣ng quả kén ........................118

3.48.

Ảnh hưởng của chấ t lươ ̣ng lá dâu đế n tỉ lê ̣ vỏ kén .....................................119

3.49.


Ảnh hưởng phẩ m chấ t lá dâu đế n mô ̣t số chỉ tiêu công nghê ̣ sơ ̣i tơ ...........120

3.50.

Mức độ nhiễm bệnh bạc thau của các tổ hợp lai.........................................121

3.51.

Tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus ở các tổ hợp dâu lai ........................................123

3.52.

Mức độ bị hại do sâu đục thân cây dâu .......................................................125

3.53.

Ảnh hưởng cắt cành 1 lần đến chiều dài mầm dâu .....................................127

3.54.

Ảnh hưởng cắt cành 2 lần đến chiều dài mầm dâu .....................................128


viii

3.55.

Ảnh hưởng cắt cành 3 lần đến chiều dài mầm dâu .....................................129

3.56.


Ảnh hưởng của cắt cành đến độ lớn phiến lá ..............................................131

3.57.

Khối lượng 100cm2 lá của các công thức thí nghiệm ................................132

3.58.

Ảnh hưởng của số lần cắt cành đến năng suất ............................................134

3.59.

Thành phần dinh dưỡng trong đất ...............................................................136

3.60.

Một số chỉ tiêu về lá ở các vùng khảo nghiệm ...........................................137

3.61.

Năng suất lá của giống dâu GQ2 ở các điểm khảo nghiệm ........................138

3.62.

Mức độ bị hại do sâu đục thân ở giống dâu GQ2 .......................................140

3.63.

Mức độ nhiễm bệnh nấm bạc thau, gỉ sắt và virus .....................................141


3.64.

Chỉ số thích nghi và ổn định về năng suất lá của giống dâu GQ2 qua 3
mùa vụ trong năm tại Thanh Hóa, Phú Thọ, Mộc Châu .............................142


ix

DANH MỤC HÌNH
STT

Tên Hình

Trang

3.1.

Năng suấ t lá của các giố ng dâu bố me ̣ so với giống đối chứng ....................65

3.2.

Năng suất lá so với đối chứng của các tổ hợp lai (%) ..................................89

3.3.

Tỷ lệ cây dâu bị bệnh virus ở các tổ hợp lai so với giống đối chứng ...........93

3.4.


Biǹ h quân CD và CR lá ở ba vu ̣ của các tổ hơ ̣p lai so với đ/c...................105

3.5.

Tổ ng CD cành trên cây của các tổ hợp lai so với giống đối chứng ............109

3.6.

So sánh năng suất lá bình quân 4 năm của các tổ hợp lai ...........................112

3.7.

Năng suất lá của giống dâu bố mẹ và tổ hợp lai tạo thành .........................113

3.8.

Diễn biến tăng chiều dài mầm sau cắt lần 3 ...............................................130

3.9.

Diễn biến tăng số lá sau cắt lần 3................................................................130

3.10.

Diễn biến mức tăng năng suất lá ở các vùng sinh thái của giống dâu
GQ2 so với giống VH13. ............................................................................139


x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. CD:

Chiều dài

2. CR:

Chiều rộng

3. FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tơ tằm là loại sợi tơ tự nhiên do con tằm dâu (Bombyx Mori L) ăn lá dâu để
tổng hợp các chất protein ở trong lá dâu tạo thành chiếc kén có độ dài sợi tơ từ
800m (với giống tằm lai đa hệ) và trên 1000m (với giống tằm lai lưỡng hệ). Sợi tơ
tằm và các sản phẩm lụa tơ tằm có các đặc điểm rất quý như không dẫn điện, thoát
mồ hôi, có độ xốp, độ bóng và mềm mại. Cho nên mặc quần áo lụa tơ tằm ở mùa hè
thì mát nhưng mùa đông lại ấm hơn các loại sợi khác. Do tơ tằm có những tính chất
quý báu như vậy nên từ xa xưa con người đã phong tặng cho sợi tơ tằm là: "Nữ
hoàng của ngành dệt" (Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, 1993).
Tại hội nghị quốc tế tơ tằm lần thứ 18, ông Dolffaes chủ tịch hiệp hội tơ tằm
quốc tế đã đánh giá vi ̣ trí của tơ tằm: '' Sau hơn 4000 năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại
sợi duy nhất có độ dài liên tục. Từ lúc khai sinh cho đến ngày nay, tơ tằm không bị
lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhân tạo nào, sản xuất cũng không gây ô nhiễm. Tơ

tằm là mặt hàng trang sức của ngành dệt và là một kho tàng đích thực về giá trị lịch
sử và văn hóa. Tơ tằm còn được thế giới ưa chuộng một thời gian dài nữa ở trong
tương lai '' (Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, 1993).
Tơ tằm ngoài sử dụng sợi tơ để chế biến ra các sản phẩm may mặc một số
sản phẩm phụ cũng được chế biến ra nhiều mặt hàng có giá trị phục vụ cho cuộc
sống của con người như chiết xuất chất diệp lục tố từ phân tằm để sản xuất thuốc y
dược. Sản xuất nấm linh chi từ cây dâu, đông trùng hạ thảo từ con nhộng...
Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành sản xuất dâu tằm như
nguồn lao động ở trong nông thôn còn nhiều, công việc hái dâu chăn tằm không
nặng nề nên rất phù hợp với các cháu học sinh, ông bà già tham gia. Người nông
dân Việt Nam có đặc tính cần cù chịu khó, khéo léo và có nhiều kinh nghiệm
trong nuôi tằm được kế thừa từ bao đời nay. Quỹ đất có thể trồng dâu ở các tỉnh
phía Bắc là 19.600 hecta. Một phần không nhỏ của diện tích đất này hiện nay
đang trồng một số loại cây không có hiệu quả kinh tế cao như ngô, sắn, khoai
(Lê Hồng Vân, 2014, 2013, 2017).


2

Điều kiện khí hậu nước ta thuận lợi cho sinh trưởng cây dâu và con tằm vì
nước ta ở trong vùng có nhiệt độ nóng và ẩm quanh năm nên cây dâu có thời gian
sinh trưởng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 11. Từ đó giúp cho người nông dân có thể
nuôi tằm từ 9 ÷ 10 lứa trong một năm, trong khi đó nhiều nước có trồng dâu nuôi
tằm nhưng ở vùng khí hậu ôn đới nên trong một năm chỉ nuôi 4 ÷ 5 lứa tằm. Mặt
khác chi phí đầu tư cho sản xuất dâu tằm thấp nhưng vòng quay thu hồi vốn nhanh.
Bình quân cứ 20 ÷ 25 ngày cho thu hoạch một lứa tằm có sản phẩm kén để bán. So
với trồng lúa thì trồng dâu nuôi tằm bán kén lợi nhuận tăng gấp 3,5 lần. Nhưng nếu
tính đến công đoạn chế biến kén ra sợi thì lợi nhuận tăng gấp 5 lần so với cây lúa
(Hà Văn Phúc, 2015), (Lê Hồng Vân, 2016).
Chính vì thế phát triển ngành sản xuất dâu tằm tơ ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay là một biện pháp để thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nông nghiệp ở các vùng nông thôn góp phần quan trọng để nâng cao thu nhập cho
nông dân, giải quyết công ăn việc làm cho các lao động lúc thời vụ nhàn rỗi. Từ đó
góp phần hạn chế tình trạng lao động di chuyển từ các vùng nông thôn vào thành
phố để tìm kiếm việc làm.
Bên cạnh những thuận lợi như đã trình bày ở trên, ngành sản xuất dâu tằm
của Việt Nam hiện nay còn tồn tại lớn nhất là hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có. Theo kết quả điều tra năm 2013 bình quân một hecta
dâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ mới chỉ đạt trên 80 triệu đồng (Lê Hồng Vân và cs.,
2014). Trong khi đó ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có điều kiện khí hậu tương tự
như vùng đồng bằng Bắc Bộ với diện tích dâu trên 8 vạn hecta, thu nhập bình quân
một hecta đã đạt 150 triệu đồng (Zhufang Rong, 2012). Để nâng cao hiệu quả kinh
tế của ngành sản xuất dâu tằm ở nước ta cần phải áp dụng đồng bộ một số biện pháp
kĩ thuật chủ yếu trong đó giống dâu có vị trí rất quan trọng bởi vì 60% tổng chi phí
sản xuất ra kén tằm sử dụng vào công đoạn sản xuất ra lá dâu (Hà Văn Phúc, 2003).
Mặt khác phẩm chất lá dâu có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất kén và sợi tơ của
con tằm (Hasonon K.H., 1992) (Ito T., 1998) (Trịnh Thị Toản và cs., 2014). Vì thế
việc chọn tạo giống dâu có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt, thích ứng với điều


3

kiện khí hậu đất đai và canh tác ở từng vùng sinh thái có vị trí rất quan trọng và
đang là nhu cầu cấp thiết của sản xuất.
Trong những năm qua, các nhà khoa học chọn tạo giống dâu của Việt
Nam đã lai tạo và đưa vào sử dụng trong sản xuất một số giống dâu mới như
giống dâu tam bội nhân giống vô tính số 7, 11, 12, 28 và giống dâu tam bội nhân
giống theo phương pháp hữu tính như VH9, VH13, VH15 (Vũ Đức Ban và Hà
Văn Phúc, 1994, 2003, 2009). Các giống dâu mới này đã làm thay đổi cơ cấu
giống dâu trong sản xuất và góp phần nâng cao năng suất lá dâu và năng suất kén

ở các vùng sản xuất của các tỉnh phía Bắc.
Tuy nhiên các giống dâu mới này đều là giống tam bội bên cạnh các ưu điểm
về năng suất, chất lượng lá có nhược điểm thân cành xốp nên bị sâu đục thân hại
nhiều và khả năng tái sinh sau khi đốn, cắt cành kém nên hạn chế áp dụng phương
pháp thu hoạch lá bằng cắt cành.
Mặt khác để tạo ra các giống dâu tam bội phải có giống tứ bội làm vật liệu
khởi đầu. Nhưng hiện nay trong tập đoàn quỹ gen cây dâu chỉ có duy nhất một
giống tứ bội là ĐB86, chính vì vậy hạn chế trong công tác phối hợp giữa các giống
dâu bố mẹ để tạo thành các tổ hợp lai. Xuất phát từ đó chúng tôi đã thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 lưỡng bội trồng hạt cho các tỉnh phía
Bắc Việt Nam".
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cùng với một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dâu trồng hạt VH9,
VH13 và VH15, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần làm cơ sở khoa học
để khẳng định hướng chọn tạo giống dâu mới trồng hạt bằng phương pháp lai hữu
tính là ưu thế hơn so với phương pháp tạo giống dâu nhân giống vô tính.
- Mở ra hướng nghiên cứu mới là sử dụng ưu thế lai để chọn tạo giống dâu
trồng hạt lưỡng bội.
- Đánh giá vị trí to lớn trong việc sử dụng giống dâu nhập nội làm vật liệu khởi đầu
tạo giống, đặc biệt là giống dâu nhập nội từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc).


4

- Bước đầu đã xác định được sự ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch lá
bằng cắt cành, từ đó đặt ra cho hướng nghiên cứu mới là chọn tạo giống dâu thích
hợp cắt cành góp phần làm giảm chi phí công lao động trong khâu thu hoạch dâu và
nuôi tằm.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Chọn được một số giống dâu bố mẹ để làm vật liệu khởi đầu
- Kết quả của đề tài sẽ chọn tạo được giống dâu mới bổ sung cho sản xuất,
góp phần nâng cao năng suất kén tằm
- Thông qua nghiên cứu khảo nghiệm xác định được vùng sinh thái thích hợp
trồng cho giống dâu mới để phát huy ưu thế của giống.
- Đánh giá khả năng tái sinh của giống mới và hướng nghiên cứu cắt cành.
3. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
3.1. Mục tiêu của đề tài
- Tạo được giống dâu lai nhị bội trồng hạt có năng suất lá cao, chất lượng lá
tốt hơn hoặc tương đương với giống dâu VH13, thích hợp với điều kiện khí hậu và
đất đai tại các tỉnh phía Bắc.
3.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá và phối hợp một số giống dâu bố mẹ sử dụng làm vật
liệu khởi đầu để tạo ra các tổ hợp lai.
- Nghiên cứu chọn lọc một số tổ hợp lai có triển vọng.
- Nghiên cứu so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng để chọn được giống dâu
mới đáp ứng mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hoạch lá dâu bằng phương pháp cắt cành
- Đánh giá tính ổn định và thích nghi của giống dâu mới ở một số vùng
sinh thái.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đề tài này tiến hành nghiên cứu chọn lọc giống dâu lai F1 trồng hạt từ 10 tổ
hợp dâu lai được hình thành do lai hữu tính giữa một số giống dâu địa phương và
giống dâu nhập nội có nguồn gốc từ Ấn Độ, Quảng Đông và Quảng Tây (Trung


5

Quốc). Các giống dâu sử dụng làm vật liệu khởi đầu đã được nghiên cứu qua một số
năm ở tập đoàn quỹ gen giống dâu.

- Phạm vi Nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn ở một số vùng sản xuất các
tỉnh phía Bắc.
- Thời gian thực hiện đề tài gồm 2 giai đoạn:
+ Từ năm 2006 đến 2010: Nghiên cứu đánh giá một số giống dâu sử dụng
làm vật liệu khởi đầu. Lai hữu tính để tạo ra 10 tổ hợp lai, nghiên cứu so sánh 10 tổ
hợp lai để chọn ra 4 tổ hợp lai có triển vọng.
+ Từ năm 2011 đến 2016: Nghiên cứu đánh giá các đặc tính sinh trưởng, yếu
tố cấu thành năng suất lá, phẩm chất lá để chọn ra giống dâu GQ2. Nghiên cứu khảo
nghiệm tính thích ứng của giống dâu GQ2 ở một số địa phương.
5. Tính mới của đề tài
Từ năm 1996 trở lại đây, công tác chọn tạo giống dâu mới ở nước ta đi theo
hướng sử dụng phương pháp lai hữu tính giữa giống dâu lưỡng bội và tứ bội để tạo
ra giống dâu trồng hạt tam bội. Nhưng đề tài này nghiên cứu theo hướng chọn tạo
giống dâu lưỡng bội trồng hạt bằng phương pháp lai hữu tính.
Đề tài sẽ chọn tạo ra giống dâu mới cho các tỉnh phía Bắc đáp ứng mục tiêu
yêu cầu của đề tài.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ
1.1.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ thế giới
Theo nhiề u tài liê ̣u, hiê ̣n nay người ta đề u khẳ ng đinh
̣ nghề sản xuấ t dâu tằ m
tơ trên thế giới có nguồ n gố c từ Trung Quố c (Sericologia, 2005) (Sil review, 1990).
Sau đó do: "Con đường tơ lu ̣a" từ Trung Quố c, nghề trồng dâu nuôi tằm đã du nhâ ̣p
vào Nhâ ̣t Bản và các nước phương tây. Đế n nay theo số liê ̣u của tổ chức FAO (Sil
review, 1990) thế giới có trên 30 nước tham gia sản xuấ t dâu tằ m, tổ ng sản lươ ̣ng tơ

của thế giới luôn luôn biế n đô ̣ng qua từng năm, theo tài liệu của hiệp hội dâu tằm
quốc tế (International Sericultural Commision ISC- 2015), đến năm 2015, tổng sản
lượng tơ trên thế giới đã đạt 186533 tấn.
Bảng 1.1. Sản lươ ̣ng tơ tằm của các nước qua các năm
Đơn vi:̣ tấ n tơ
Năm
2001

2004

2006

2008

Trung Quố c

58.600

85.000

87.800

98.620

115.000 130.000 152.000

Ấn Độ

15.875


14.620

16.520

16.525

21.005

26.480

31.000

Nhâ ̣t Bản

431

260

117

95

54

30

30

Brazin


1.484

1.512

1.387

1.177

770

550

568

Hàn Quốc

60

-

-

-

3

2

1


Uzbekistan

1.100

1.100

1.100

1.100

940

980

1.190

Thái Lan

1.500

1.420

1.080

1.100

655

686


711

Việt Nam

2.000

2.250

2.250

2.250

550

475

452

Nước khác

946

689

583

469

141


221

215

Nước

Tổng số

2010

2013

2015

81.996 106.854 110.840 121.330 139.118 159.719 186.537


7

Như vậy sản lượng tơ thế giới từ năm 2001 đến 2015 đều không ngừng tăng
lên. Dẫn liệu này chứng tỏ nhu cầu các sản phẩm tơ lụa của con người cũng ngày
càng tăng. Tuy nhiên sức sản xuất tơ tằm của các nước có sự thay đổi tùy theo
từng nước. Do điề u kiê ̣n tự nhiên và phong tu ̣c tâ ̣p quán của dân tô ̣c nghề sản xuấ t
dâu tằ m tơ ở Nhâ ̣t Bản đã phát triể n rấ t ma ̣nh từ những năm 38 đế n năm 70 của
thế kỉ trước và trở thành nước có sản lươ ̣ng tơ cao nhấ t. Nhưng sau đó do ngành
công nghiê ̣p phát triể n ma ̣nh đă ̣c biê ̣t khi phát hiê ̣n ra nguồ n năng lươṇ g đá dầ u thì
sản xuấ t dâu tằ m tơ thu he ̣p la ̣i do thiế u đấ t, thiế u lao đô ̣ng. Theo kế t quả điề u tra
của tổ chức dâu tằm Quốc tế (Sil review, 1990) đế n năm 1982 Nhâ ̣t Bản chỉ còn
1388000 hô ̣ nuôi tằ m, bằ ng 35% ở năm 1975, diê ̣n tích dâu còn 113000 ha và
bằ ng 71% năm 1970.

Tuy quy mô và sản lươ ̣ng tơ tằ m ở Nhâ ̣t Bản giảm đi nhưng nhu cầ u tiêu thu ̣
tơ tằ m của Nhâ ̣t Bản không ngừng tăng lên. Biǹ h quân mô ̣t người dân Nhâ ̣t Bản
trong mô ̣t năm cầ n 239 gam tơ, cao gấ p 17 lầ n so với lươ ̣ng tiêu thu ̣ tơ bin
̀ h quân
đầ u người trên thế giới. Hàng năm Nhâ ̣t Bản tiêu thu ̣ tơ số ng là 26400 tấ n bằng
51,6% tổ ng lươ ̣ng tiêu thu ̣ tơ trên thế giới (Lu Fu-An et al., 1998). Từ những năm
80 của thế kỉ 20 trở la ̣i đây liñ h vực khoa ho ̣c ki ̃ thuâ ̣t dâu tằ m tơ của Nhâ ̣t Bản luôn
đa ̣t đỉnh cao. Những năm 60 của thế kỉ trước ngành sản xuấ t dâu tằ m Nhâ ̣t Bản chỉ
tâ ̣p trung áp du ̣ng các biê ̣n pháp ki ̃ thuâ ̣t để nâng cao hiê ̣u quả sản xuất trên đơn vi ̣
diê ̣n tích dâu, sau những năm 60 tâ ̣p trung vào biê ̣n pháp nâng cao giá tri ̣ngày công
lao đô ̣ng. Vì thế thời gian để sản xuấ t ra mô ̣t cân kén từ 6 giờ đã giảm xuố ng còn 3
giờ (Zheng Ming-Xia, 1987).
Bảng 1.2. So sánh chỉ tiêu về sản xuấ t dâu tằ m ở Nhâ ̣t Bản qua các năm
Bình quân
5 năm

Diê ̣n tić h dâu
(va ̣n ha)

Tổ ng sản
lươ ̣ng kén
(va ̣n tấ n)

Tổ ng sản
lươ ̣ng tơ
(va ̣n tấ n)

Năng suấ t
kén/ha (kg)


Năng suấ t
tơ/ha (kg)

1900 - 1904

31,0

9,9

726

318,8

23,4

1905 - 1959

18,6

11,4

1.884

630,0

100,8

1975 - 1980

13,3


8,3

83

711,8

126,0


8

Trung Quố c là quố c gia đã thay thế vi ̣ trí của Nhâ ̣t Bản để trở thành nước có
tổ ng sản lươ ̣ng kén và tơ đứng đầ u thế giới. Năm 1989 sản lươ ̣ng tơ của Trung
Quố c đa ̣t 40700 tấ n chiế m 61% tổ ng sản lươ ̣ng tơ thế giới. Nhưng đế n năm 2016
sản lươ ̣ng tơ đã tăng lên 152000 tấ n chiế m trên 81% tổ ng sản lươ ̣ng tơ của thế giới
(International Sericultural Commision, 2015). Tổ ng diê ̣n tić h dâu đa ̣t trên 100 va ̣n
hecta phân bố ở 22 tỉnh và thu hút trên 20 triê ̣u hô ̣ gia đin
̀ h sản xuấ t dâu tằ m (Lai
Chuan Yu, 2013).
Trong thời gian gầ n đây Trung Quố c đã thay đổ i mă ̣t hàng xuấ t khẩ u sản
phẩ m tơ tằ m. Từ chỗ xuấ t khẩ u tơ nõn chuyể n sang xuấ t khẩ u sản phẩ m thành phẩ m
của tơ tằ m như lu ̣a, quầ n áo và các mă ̣t hàng tơ lu ̣a khác nhằ m nâng cao giá tri ̣ của
tơ tằ m và giải quyế t thêm viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng. Năm 1980 tỉ lê ̣ xuấ t khẩ u
quầ n áo sản xuấ t từ lu ̣a tơ tằ m là 17% đế n năm 2000 tăng lên 40% (Sil review,
1990). Trong số 22 tỉnh có sản xuấ t dâu tằ m Triế t Giang là tỉnh có quy mô diê ̣n tích
dâu lớn nhấ t chiế m trên 22% tổ ng diê ̣n tić h dâu của cả nước. Năm 2008 tổ ng thu
nhâ ̣p kinh tế của sản xuấ t dâu tằ m ở Triế t Giang chiế m trên 30% tổ ng thu nhâ ̣p sản
xuấ t nông nghiê ̣p (Silk worm rearing, 2009). Nhưng hiê ̣n nay do sự phát triể n
không đồ ng đề u của ngành công nghiê ̣p ở các điạ phương nên chính phủ Trung

Quố c đã chủ trương chuyể n ma ̣nh ngành sản xuấ t dâu tằ m tơ đế n các vùng có công
nghiê ̣p chưa phát triể n ma ̣nh để đảm bảo duy trì cả nước có trên 100 va ̣n hecta dâu.
Vì thế Quảng Tây từ chỗ chỉ có diê ̣n tích dâu là 13300 ha vào năm 1999 nhưng đế n
năm 2004 tăng lên 76000 ha. Mu ̣c tiêu đế n năm 2010 đa ̣t diê ̣n tić h dâu 106000 ha
và sản lươ ̣ng kén tăng lên 1,5 lầ n so với năm 2004 (Loguoshi et al., 2008). Năm
2004 Trung Quố c có 530000 hô ̣ trồ ng dâu nuôi tằ m, thu nhâ ̣p bình quân từ dâu tằ m
của mỗi hô ̣ là 3000 NDT (Xiao Lian-Zhong, 2010).
Ấn Đô ̣ là nước có sản lươ ̣ng tơ tằ m đứng thứ 2 thế giới, và cũng là nước
duy nhấ t trên thế giới có đủ ba loa ̣i tơ tự nhiên là tơ tằ m dâu (Silk of Bonbysc
mori), tơ tằ m thầu dầu (Silk of eri Silkworm) và tơ tằ m tạc (Silk of tussah
Silkworm). Đă ̣c biê ̣t khác với nhiề u nước sản xuấ t dâu tằ m tơ trên thế giới 90%
sản lươ ̣ng tơ Ấn Đô ̣ sản xuấ t ra đề u sử du ̣ng cho nhu cầ u tiêu dùng trong nước.


9

Sản xuấ t dâu tằ m đươ ̣c coi là nề n công nghiê ̣p nông thôn của Ấn Đô ̣ để ta ̣o
thường xuyên công ăn viê ̣c làm cho 6 triê ̣u người nông dân (Zhang Ting-Xing et
al., 1998). Nề n công nghiê ̣p tơ tằ m đươ ̣c xem là mô ̣t thế ma ̣nh trong nề n kinh tế
Ấn Đô ̣, về khả năng giải quyế t viê ̣c làm và luân chuyể n của cải từ tầ ng lớp giàu có
sang tầ ng lớp nghèo của xã hô ̣i.
Hiê ̣n nay Ấn Đô ̣ có 242000 ha dâu chiế m 0,7% diê ̣n tić h trồ ng tro ̣t của cả
nước. Dự kiế n sẽ mở rô ̣ng diê ̣n tić h dâu lên 396000 ha. Ấn Đô ̣ có 21983 máy ươm
tơ thủ công, 69 máy ươm tơ cải tiế n, 8879 máy ươm tơ máy, và 215000 khung dê ̣t
thủ công, 30000 máy dê ̣t lu ̣a (Sil review, 1990). Ấn Đô ̣ chỉ xuấ t khẩ u các mă ̣t hàng
tơ tằ m hoàn tấ t như Sari, lu ̣a may áo dài, quầ n áo tơ tằ m và mă ̣t hàng trang trí nô ̣i
thấ t bằ ng tơ tằ m như khăn trải giường, bo ̣c đê ̣m ...
Khí hâ ̣u, thời tiế t ở Ấn Đô ̣ cũng gầ n giố ng như ở Viê ̣t Nam là mùa hè có
nhiê ̣t đô ̣ cao, thời gian mùa hè kéo dài, cho nên ở Ấn Đô ̣ cơ cấ u tằ m nuôi ở các
vùng cũng bao gồ m cả giố ng tằ m lưỡng hê ̣ và đa hê ̣.

Theo số liê ̣u của tổ chức dâu tằ m thế giới (Sericologia isec, 2005) sản lươ ̣ng
tơ tằ m của thế giới ở năm 2004 là 125629 tấ n. Dự kiế n đế n năm 2020 nhu cầ u tơ
tằ m của thế giới sẽ tăng lên 2 - 3 lầ n so với hiê ̣n nay. Nhưng khả năng sản xuấ t của
các nước chỉ đáp ứng đươ ̣c 60 - 70% nhu cầ u tiêu dùng. Dẫn liê ̣u này chứng tỏ
ngành sản xuấ t dâu tằ m chưa đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u tơ của con người.
1.1.2. Tình hình sản xuấ t dâu tằ m tơ của Viê ̣t Nam
Nghề trồ ng dâu nuôi tằ m ươm tơ ở Viê ̣t Nam có lich
̣ sử trên 4000 năm.
Theo cuố n lich
̣ sử Viê ̣t Nam (Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam, 1993) có ghi:
"Nghề dê ̣t đã để la ̣i nhiề u chứng tích về sự tồ n ta ̣i và phát triể n trong suố t thời
Hùng Vương. Từ sơ ̣i người ta đã dê ̣t lưới cung cấ p cho người đánh cá và dê ̣t vải,
đáp ứng nhu cầ u may mă ̣c của con người. Các loa ̣i vải lúc bấ y giờ dê ̣t bằ ng sơ ̣i
bông, gai, đay và tơ tằ m mà thư tích cổ của Trung Quố c ghi nhâ ̣n đã có ở nước ta
vào đầ u thời Bắ c thuô ̣c".
Ngành sản xuấ t dâu tằ m nước ta phát triể n có sự thăng trầ m qua từng giai
đoa ̣n lich
̣ sử. Từ trước năm 1930 diê ̣n tích dâu đã đa ̣t 25000 ha. Mô ̣t số cơ sở thí


10

nghiê ̣m dâu tằ m do Pháp dựng lên ở Tuyên Quang, Thanh Ba (Phú Tho ̣), Phủ
Lang Thương (Hà Bắ c), Tân Châu (An Giang) (Tổng công ty dâu tằm tơ Việt
Nam, 1993).
Nhưng dấ u mố c lich
̣ sử nổ i bâ ̣t nhấ t của ngành sản xuấ t dâu tằ m tơ Viê ̣t Nam
vào thời kì từ năm 1986 - 1995 là đã mở rô ̣ng quan hê ̣ giao lưu trao đổ i kỹ thuâ ̣t và
hàng hoá với nhiề u nước như Nhâ ̣t Bản, Trung Quố c, Liên Xô, Ấn Đô ̣, Hàn Quố c.
Tham gia vào mô ̣t số tổ chức như UNDP, FAO, uỷ ban tư vấ n phát triể n dâu tằ m

khu vực Châu Á Thái Bình Dương... Thông qua đó chúng ta đã nhâ ̣p mô ̣t số máy
móc, thiế t bi ̣phu ̣c vu ̣ cho sản xuấ t và nghiên cứu khoa ho ̣c.
Hiê ̣n nay trong số 64 tỉnh thành phố của cả nước thì 31 tỉnh thành có trồ ng
dâu nuôi tằ m với 96691 hô ̣ và 250534 lao đô ̣ng. Tổ ng thu nhâ ̣p của sản xuấ t dâu
tằ m chiế m 0,8% tổ ng giá tri ̣ xuấ t khẩ u sản phẩ m nông nghiê ̣p. Sản lươ ̣ng kén đã
tăng từ 12000 tấ n năm 1995 lên 21000 tấ n vào năm 2008 và đứng thứ 3 sau Trung
Quố c và Ấn Đô ̣ ... (Lê Hồng Vân, 2011).
1.2. Vùng phân bố, phân loại giống dâu và một số yêu cầu ngoại cảnh của
cây dâu
1.2.1. Vùng phân bố và phân loại giống dâu
Cây dâu tằm (Morus Alba. L) thuộc họ Mora Ceace trước kia là cây hoang
dại. Theo Lu Fu An et al. (1995) và Hotta (1978), cây dâu có nguồn gốc từ Trung
Quốc, ngày nay người ta đã tìm thấy còn tồn tại một số cây dâu cổ có tuổi thọ
1600 - 2000 năm ở các tỉnh Phúc Kiến, Tứ Xuyên (Trung Quốc). Theo thông báo
của tổ chức FAO (1976) trên thế giới có hơn 30 quốc gia sản xuất dâu tằm tơ, hầu
hết các nước có trồng dâu nuôi tằm nằm ở Bắc bán cầu (trừ Brazin ở 14 - 23o vĩ độ
Nam). Trong đó các nước ở vĩ độ cao (25 - 28o vĩ độ Bắc) là Nhật Bản, Trung
Quốc, Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Ấn Độ, Nam Tư, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp,
Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Sirya, Ba Lan, Bungary, Li Băng, Afghanistan, Rumani.
Một số nước khác tuy cũng ở Bắc bán cầu nhưng thuộc vĩ độ thấp (15 - 25o vĩ
Bắc) là Ấn Độ, Srilanca, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Myanma (Alier
M.O, 1979).


11

Về loại hình khí hậu của các nước có trồng dâu nuôi tằm cũng theo nguồn tài
liệu này bao gồm khí hậu Địa Trung Hải, lục địa và khí hậu gió mùa. Dẫn liệu trên
chứng tỏ cây dâu có tính thích ứng rất rộng với các điều kiện sinh thái khác nhau.
Ngay trong phạm vi một nước như Trung Quốc, vùng trồng dâu nuôi tằm

cũng phân bố ở các tỉnh có khí hậu khác nhau như khí hậu ôn đới, nhiệt đới và
cận nhiệt đới (Xhang jan Zhong, 2010), (Sericulture Manual, 1976). Ở những địa
phương có khí hậu ôn đới như Triết Giang... thì cây dâu chỉ sinh trưởng và cho lá
từ tháng 4 – 10, các tháng còn lại cây dâu ngừng sinh trưởng vì thế trong một
năm ở các nước có khí hậu ôn đới chỉ nuôi được 4 - 5 lứa tằm. Nhưng ở vùng
nhiệt đới như Quảng Đông, Quảng Tây cây dâu sinh trưởng từ tháng 1 - 11 và
một năm có thể nuôi 9 - 10 lứa tằm. Một trong số các điều kiện cần thiết để nâng
cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm tơ là nuôi được nhiều lứa tằm
trong năm.
Trong hệ thống phân loại thực vật cây dâu thuộc ngành thực vật
(Spermatophyta), lớp cây hạt kín (Angiospermae). Lớp phụ hai lá mầm
(Dicotyledoneace). Bộ gai (Urticales), họ dâu (Moraceae), chi dâu tằm (Morus).
Loài gồm có Morus Alba, M. Nigra, M. Rubra, M. Tatarica và M. Indica L. (Đỗ Thị
Châm và Hà Văn Phúc, 1995).
Công việc phân loại giống dâu rất phức tạp vì dâu là cây thụ phấn chéo thông
qua chọn lọc tự nhiên và chọn lọc của con người qua nhiều thế hệ nên giống dâu rất
đa dạng. Mặt khác tiêu chí phân loại giống còn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của từng
học giả. Ledebour (theo Lê Quý Tuỳ, 2012) phân loại loài Morus dựa vào đặc điểm
của đầu vòi nhuỵ có lông hay không có lông. Còn Burenau (2012) dựa vào chiều dài
của chùm hoa cái, sau đó ông lại chia ra các nhóm phụ dựa vào chiều dài vòi nhuỵ.
Hotta (1978) phân loại giống dâu dựa theo hình dạng của tế bào nang kén ở trong lá
mà phân chia giống dâu thành hai nhóm: Nhóm Dilychocystolithiae lai có ba loài
Morus gồm Mbombycis, Kagayamae và Australis. Nhóm Brachycystolithiae cũng
có ba loài Morus là M. Latifolia, M. Alba và M. Tilaefolia. Katzumata (1973) đề
xuất phương pháp phân loại dâu theo hình dạng tế bào đặc dị, từ đó ông chia ra bốn


12

loài khác nhau. Từ các dẫn liệu trên cho thấy công việc phân loại giống dâu là rất

phức tạp và chưa có sự thống nhất.
Ở Việt Nam theo Katzumata (1973) giống dâu bầu trắng thuộc loài M. alba,
bầu đen và dâu duối là M. Nigra.
1.2.2. Chu kì sinh trưởng của cây dâu
Cây dâu là cây thân gỗ lâu năm, chu kì sinh trưởng được phân ra hai loại là
chu kì vòng đời và chu kì sinh trưởng một năm.
1.2.2.1. Chu kì sinh trưởng của cây dâu
Ở trong điều kiện tự nhiên, ha ̣t dâu sau khi rơi vào đấ t mo ̣c thành cây con
dầ n dầ n sinh trưởng phát triể n về chiề u cao, bề mă ̣t của tán, bô ̣ rễ ăn sâu trong đấ t
hút đươ ̣c các chấ t dinh dưỡng cầ n thiế t phát triể n đường kin
́ h thân và tuổ i tho ̣ kéo
dài. Ở Trung Quố c người ta đã tìm thấ y cây dâu cổ thuô ̣c tin
̉ h Tứ Xuyên, Phúc Kiế n
và Hà Bắ c có tuổ i tho ̣ vài nghìn năm (Trường Đại học Giang Tô, Khoa Dâu tằm,
2009). Nhưng mu ̣c đích trồ ng dâu để khai thác lá nuôi tằ m nên con người đã áp
du ̣ng mô ̣t số biê ̣n pháp ki ̃ thuâ ̣t để đa ̣t mu ̣c tiêu cho sản xuấ t như đốn hái lá cho nên
tuổ i tho ̣ cây dâu giảm đi, tuỳ thuô ̣c vào điề u kiê ̣n khí hâ ̣u, đấ t đai, chăm sóc.
Cây dâu sau khi trồ ng đề u trải qua ba thời kỳ là thời kỳ cây non, cây trưởng
thành và thời kỳ già cỗi. Thời kỳ cây non dài hay ngắ n tuỳ thuô ̣c hình thức ta ̣o hình
của từng điạ phương. Ở nước có khí hâ ̣u ôn đới đề u sử du ̣ng phương pháp ta ̣o hin
̀ h
cao thì cầ n từ 5 - 6 năm hoă ̣c ta ̣o hiǹ h kiể u trung cầ n 3 - 4 năm. Còn các nước có khí
hâ ̣u nhiê ̣t đới đề u áp du ̣ng hình thức ta ̣o hiǹ h thấ p cầ n 2 - 3 năm. Trong thời gian cây
dâu ta ̣o hình năng suấ t lá còn thấ p và chưa ổ n đinh.
̣
Cây dâu sau khi trải qua ta ̣o hình có bô ̣ khung cành đầ y đủ và ở thời kì sức
sinh trưởng ma ̣nh của cây nên năng suấ t đa ̣t đin
̉ h cao. Thời gian cây dâu cho sản
lươ ̣ng cao, ổ n đinh
̣ tuỳ thuô ̣c vào hiǹ h thức ta ̣o hiǹ h, đô ̣ dày tầ ng canh tác, mâ ̣t đô ̣

trồ ng dâu, chế đô ̣ chăm sóc và đố n hái lá. Thông thường thời kì cho sản lươ ̣ng lá
cao dao đô ̣ng từ 15 - 20 năm, sau đó cây dâu bước vào thời kỳ già cỗi biể u hiê ̣n cơ
năng sinh lý dầ n dầ n giảm, sức sinh trưởng của thân cây yế u nên cành ngắ n, lá nhỏ,
sản lươ ̣ng lá thấ p. Trong sản xuấ t khi phát hiê ̣n thấ y dấ u hiê ̣u già cỗi của cây dâu


13

người ta thường áp du ̣ng phương pháp đố n trẻ la ̣i để khôi phu ̣c sức sinh trưởng và
nâng cao năng suấ t lá.
1.2.2.2. Chu kì sinh trưởng hàng năm
Trong mô ̣t năm do ảnh hưởng của điề u kiê ̣n tự nhiên nên sinh trưởng của cây
cũng có sự thay đổ i theo chu kỳ. Nói chung người ta chia sinh trưởng của cây dâu trong
mô ̣t năm thành hai thời kỳ: Thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ nghỉ đông.
Thời kỳ sinh trưởng đươ ̣c bắ t đầ u ở vu ̣ xuân khi nhiê ̣t đô ̣ không khí đa ̣t
ngưỡng từ 12oC trở lên (Wo Dei-Xi, 2002). Thời kỳ sinh trưởng của cây dâu cũng
phân chia ra ba thời kỳ: Thời kỳ nảy mầ m, thời kỳ sinh trưởng ma ̣nh, thời kỳ sinh
trưởng yế u.
Thời kì nảy mầ m đươ ̣c xác đinh
̣ khi mầ m dâu sau khi nảy đã có một lá. Thời
kỳ nảy mầ m cây dâu chủ yế u dựa vào chấ t dinh dưỡng dự trữ ở trong cây. Thời kì
nảy mầ m sớm hay muô ̣n phu ̣ thuô ̣c chủ yế u vào nhiê ̣t đô ̣ không khí và đă ̣c tính
giố ng dâu. Như phầ n trên chúng tôi đã triǹ h bày ở các nước có khí hâ ̣u ôn đới thông
thường đế n tháng 3 - 4 cây dâu mới nảy mầ m xuân. Ngay ở Trung Quố c cây dâu ở
vùng Quảng Đông nảy mầ m xuân sớm hơn 80 ngày so với ở vùng Triế t Giang. Ở
Triế t Giang cây dâu nảy mầ m xuân sớm hơn 15 ngày so với vùng Hoa Bắ c (Wo
Dei-Xi, 2002). Mô ̣t số giố ng dâu có nguồ n gố c ở vùng ôn đới đã nhâ ̣p nội vào nước
ta như giố ng dâu Bungari, Liên Xô… cũng đề u nảy mầ m xuân rấ t muô ̣n so với
giố ng dâu điạ phương. Ngay trên cùng mô ̣t cây dâu thì thời gian nảy mầ m ở các vi ̣
trí của cây và cành cũng khác nhau. Trong mô ̣t cành thì các mầ m ở vi ̣ trí trên cùng

của cành nảy trước, đế n đoa ̣n giữa cành, các mầ m ở phiá dưới gố c cành không nảy.
Trong sản xuấ t dựa vào thời kì nảy mầ m xuân mà quyế t đinh
̣ thời kì xuấ t trứng khỏi
phòng la ̣nh để ấ p trứng và băng tằ m.
Thời kì sinh trưởng ma ̣nh của cây dâu đươ ̣c bắ t đầ u sau khi cây dâu đã ra lá,
nhiê ̣t đô ̣ không khí tăng cao sinh trưởng của mầ m cũng ma ̣nh lên. Đă ̣c điể m ở thời
kì này là cơ năng hấ p thu ̣ của rễ ma ̣nh, sự phân chia tế bào trong các bô ̣ phâ ̣n của
cây dâu tăng cường, tác du ̣ng quang hơ ̣p của lá tăng nhanh. Từ đó sinh trưởng của
mầ m lá ma ̣nh. Theo kế t quả điề u tra thu đươ ̣c ở vùng đồ ng bằ ng Bắ c Bô ̣ vào thời kì


×