Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.59 KB, 32 trang )

HCVINCHNHTRQUCGIAHCHMINH

NGUYNTHKIMLIấN

CÔNG NGHIệP VĂN HóA
ở THàNH PHố Hồ CHí MINH HIệN NAY
(QUA KHảO SáT MộT Số LĩNH VựC NGHệ THUậT
BIểU DIễN)

Chuyờnngnh:Vnhúahc
Mós:62310640

TểMTTLUNNTINSVNHểAHC


HÀ NỘI – 2015


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG
                                                                2. PGS,TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

Phản biện 1: .............................................................
.............................................................
Phản biện 2: .............................................................
.............................................................
Phản biện 3: .............................................................
.............................................................


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án 
cấp Học viện tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ........ giờ ...... ngày ......... tháng ..........năm 2015


Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia 
và thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thứ  nhất,  hiện nay nhiều quốc gia  trên thế  giới,  công nghiệp 
văn hóa đang đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn  
của nền kinh tế  tri thức, có  khả  năng to lớn trong việc truyền bá, 
bảo vệ, phát huy bản sắc và giá trị  văn hóa dân tộc. Trong khi đó, ở 
Việt Nam, cả về lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa 
chỉ mới ở giai đoạn đầu.
Thứ  hai,  Việt Nam đang  ở  thời kỳ  phát triển nền kinh tế  thị 
trường định hướng XHCN, phát triển công nghiệp văn hóa là tất 
yếu khách quan.Trong định hướng phát triển văn hoá của Đảng và 
Chiến lược phát triển văn hóa từ nay đến năm 2020, vấn đề phát triển 
công nghiệp văn hoá đã được đặt ra. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta  
vẫn chưa ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn 
hóa. Điều này sẽ hạn chế việc cụ thể hóa những quan điểm đổi mới 
của Đảng về phát triển văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của dân 
tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập hiện nay.
Thứ  ba, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn của cả 
nước, nơi có nhiều cơ  sở, đơn vị  trong lĩnh vực nghệ  thuật biểu 
diễn bước đầu đã có những hoạt động phát triển theo hướng công 

nghiệp. Tuy nhiên, để  phát triển công nghiệp văn hóa nói chung và 
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng trong cơ chế thị trường, cần  
phải có sự chuyển đổi cơ bản hơn nữa, cả về cơ chế chính sách cũng  
như hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp trên lĩnh vực này. Việc  
nghiên cứu đánh giá và tìm ra những giải pháp để  phát triển công 
nghiệp văn hóa ở nước ta hiện nay, cả về lý luận và thực tiễn là vấn  
đề cấp thiết.
Từ những lý do trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên 
cứu của  luận  án:  Công nghiệp văn hóa  ở  Thành phố  Hồ  Chí 
Minh hiện nay (Qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu  


2
diễn). Hy vọng kết quả  nghiên  cứu của luận án sẽ  góp phần làm 
sáng tỏ  cơ  sở  lý luận và thực tiễn của phát triển ngành công nghiệp  
văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh và ở 
Việt Nam hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để  có cách nhìn hệ  thống về  công nghiệp văn hóa nói chung, 
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng, nghiên cứu sinh bước đầu 
tổng quan về những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên 
quan đến những vấn đề  lý thuyết và thực tiễn về công nghiệp văn 
hóa và nghệ thuật biểu diễn trong thời gian qua (xin được trình bày 
cụ thể ở chương 1 luận án).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu công nghiệp 
văn hoá, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; trên cơ  sở  đó khảo sát thực  
trạng công nghiệp văn hoá qua một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn  
ở Tp. Hồ Chí Minh; khuyến nghị một số giải pháp phát triển lĩnh vực 

nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
­ Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án
­ Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp văn hóa và lĩnh 
vực nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh 
tế thị trường và hội nhập quốc tế.
­ Khảo sát, đánh giá thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở 
Tp. Hồ Chí Minh hiện nay.
­ Dự  báo xu hướng vận động, phát triển của công nghiệp văn 
hóa  ở  Việt Nam nói chung, nghệ  thuật biểu diễn  ở  Tp. Hồ  Chí 
Minh nói riêng trong thời gian tới; khuyến nghị  một số  giải pháp 
nhằm phát triển nghệ  thuật biểu diễn  ở  Tp. Hồ  Chí Minh trong 
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.


3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Luận 
án chỉ  tập trung nghiên cứu, khảo sát ba lĩnh vực: Âm nhạc, Sân 
khấu Kịch nói và Múa  ở  một số  đơn vị  công lập và ngoài công lập 
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề  từ  năm 2008 đến 2015, vì đây là 
giai đoạn mà Đảng và Nhà nước có chủ  trương, chính sách rõ hơn 
tạo điều kiện cho ngành công nghiệp văn hoá phát triển. Đây cũng 
là giai đoạn mà thị trường văn hoá ở Tp. Hồ Chí Minh có bước phát 
triển mới so với thời kinh tế  bao cấp. Một số  lĩnh vực của nghệ 
thuật biểu diễn  ở  Thành phố  như  Kịch nói, Âm nhạc và Múa phát 
triển khá rầm rộ, theo hướng công nghiệp. 

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ  sở  phương pháp luận mác 
xít và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây 
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc 
dân tộc, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển văn hoá và kinh tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luân an s
̣ ́ ử dung m
̣
ột số phương pháp sau: Phương pháp lịch sử  
­ logic: nhằm đi sâu tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của  
công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh; khái quát logic của sự vận 
động này theo những nội dung vấn đề  cần nghiên cứu phục vụ cho  
triển khai thực hiện luận án.  Phương pháp phân tích và tổng hợp: 
Luận án tập trung nghiên cứu phân tích các tài liệu, các số liệu, các 
kết quả điều tra, nghiên cứu đã có để có thể khái quát hóa, tổng hợp 
hóa, đưa ra các nhận định khoa học về  công nghiệp văn hóa  ở  Tp.  


4
Hồ Chí Minh hiện nay. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Luận 
án chọn một số  loại hình nghệ  thuật biểu diễn để  khảo sát, đánh 
giá   dưới góc  nhìn  công  nghiệp  văn  hóa.  Phương  pháp phân  tích  
SWOT:  nhằm  chỉ  ra   điểm   mạnh,   điểm   yếu,  thời  cơ,  thách   thức, 
triển vọng để phát triển công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh; từ 
đó đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề đang được đặt ra. 
Đặc biệt luận án chú ý đến  Phương pháp điều tra xã hội học  để 
nhằm phát hiện: nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm chủ  thể 
khác nhau đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh  

hiện nay. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê – so  
sánh, phương pháp dự báo.  
6. Kết quả và đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Góp  phần   làm   rõ  những   vấn   đề   lý   luận   liên   quan   đến   công 
nghiệp văn hoá và lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên thế  giới và ở 
Việt Nam hiện nay.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
­ Phân tích, đánh giá thực trạng một số lĩnh vực nghệ thuật biểu  
diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã 
hội   chủ   nghĩa   và  hội   nhập   quốc   tế   hiện   nay.   Từ   đó  dự   báo   xu 
hướng phát triển công nghiệp văn hoá  ở  Việt Nam nói chung và  ở 
Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. 
­ Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần cung cấp tài  
liệu tham khảo cho các trường đại học, cao đẳng, các nhà nghiên 
cứu, cơ  quan nghiên cứu, hoạch định chính sách xây dựng và phát 
triển công nghiệp văn hoá ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở  đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,  phụ lục, nội 
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 13 tiết:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


5
Chương 2. Cơ  sở lý luận tiếp cận nghiên cứu công nghiệp văn 
hoá và nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố 
Hồ Chí Minh hiện nay
Chương 4. Những vấn đề  đặt ra đối với phát triển nghệ  thuật  
biểu diễn  ở  Thành phố  Hồ  Chí Minh hiện nay và một số  khuyến 

nghị.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Có thể  thấy, cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã có 
khá nhiều các công trình nghiên cứu về  công nghiệp văn hoá cũng 
như nghệ thuật biểu diễn. Các vấn đề được các học giả nghiên cứu 
tập trung ở một số mặt sau:
Về nghiên cứu lý thuyết: Xuất phát từ các góc độ tiếp cận cũng 
như điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá khác nhau nên các nhà 
nghiên cứu về  công nghiệp văn hoá đều đưa ra những cách hiểu 
khác nhau về quan niệm cũng như cách phân loại lĩnh vực này. Vẫn 
còn nhiều tranh luận xoay quanh tên gọi: công nghiệp văn hoá, công 
nghiệp   sáng   tạo,   công  nghiệp   văn   hoá  và   sáng  tạo,   công   nghiệp 
nghệ thuật, công nghiệp bản quyền, công nghiệp giải trí... Mặc dầu 
tên gọi khác nhau nhưng tất cả  các quốc gia đều nhìn nhận công 
nghiệp văn hoá là một ngành công nghiệp. Nghĩa là, công nghiệp 
văn hoá cũng bao gồm các hoạt động sản xuất, khai thác, phân phối 
và tiêu thụ sản phẩm như các ngành công nghiệp khác. Chỉ  khác là 
đối tượng của quá trình sáng tạo, sản xuất và khai thác ở đây không  
phải là sản phẩm vật chất thông thường mà là sản phẩm văn hoá.
Ngoài những tác phẩm đề  cập đến khái niệm khác nhau liên 
quan đến công nghiệp văn hoá, các học giả  còn khẳng định vai trò 


6
của ngành công nghiệp văn hoá và phân loại các ngành công nghiệp 
văn hoá. Với tư  cách là một cơ  quan văn hoá của Liên Hợp Quốc,  
UNESCO đã đưa ra những quan điểm, chủ  trương, chính sách cũng 

như khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp văn 
hoá.
Riêng về khái niệm công nghiệp nghệ thuật biểu diễn, cho đến 
nay chưa thấy đề  cập  ở  công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên, tiếp  
cận  ở  quy trình hoạt động loại hình nghệ  thuật biểu diễn như  các 
ngành công nghiệp văn hoá cụ thể thì đã có rất nhiều tác giả đề cập  
tới. Cũng như  các nhà nghiên cứu đã bàn nhiều đến những vấn đề 
chung của nghệ thuật biểu diễn và hệ thống lý thuyết trong kinh tế 
của nghệ thuật biểu diễn; vai trò của nghệ thuật biểu diễn.
Về nghiên cứu thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã phân tích 
chính sách công của chính phủ  trong việc tác động đến lĩnh vực 
công nghiệp văn hoá, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhằm đáp ứng 
các nhu cầu văn hoá, tinh thần của người dân trong xã hội, nhấn  
mạnh khía cạnh kinh tế  của các hoạt động văn hoá, mối quan hệ 
giữa kinh tế và văn hoá, tính đặc thù của các sản phẩm hàng hoá văn 
hoá, thị trường văn hoá phẩm. Vấn đề chi phí, ngân sách, thị trường, 
tổ  chức hoạt động, xây dựng thương hiệu, tiếp thị  và phát triển  
khán giả… trong công nghiệp văn hoá, đặc biệt là lĩnh vực nghệ 
thuật biểu diễn đều được các tác giả  quan tâm. Ngoài ra, các nhà 
khoa học còn phân tích các quan điểm về chính sách công, về  thực 
tiễn phát triển, quản lý phát triển hoạt động nghệ  thuật biểu diễn  
và một số kinh nghiệm ở các nước về lĩnh vực này.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Đóng góp của các nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp văn hoá,  
trong đó có nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam có thể đánh giá chung  
như sau:
Về nghiên cứu lý thuyết:



7
­ Các nghiên cứu đã làm rõ tính tất yếu khách quan và đặc thù 
của phát triển công nghiệp văn hoá trong cơ  chế  thị  trường  định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập của Việt Nam.
­ Lý luận phát triển công nghiệp văn hoá như: quan niệm công 
nghiệp văn hoá, cấu trúc của công nghiệp văn hoá trên thế giới và ở 
nước ta ngày càng được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn.
­   Bước   đầu   nghiên   cứu   vai   trò,   ý   nghĩa   của   phát   triển   công 
nghiệp văn hoá nói chung và lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng 
đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, 
đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển kinh tế. Phân tích những vấn 
đề  đặt ra trong việc xây dựng, phát triển công nghiệp văn hoá  ở 
nước ta.
Về nghiên cứu thực tiễn:
Bước đầu đã có một số  công trình khảo sát đánh giá về  thực 
trạng hoạt động của một số lĩnh vực công nghiệp văn hoá, trong đó 
có nghệ thuật biểu diễn  ở một số địa phương như Hà Nội, Tp. Hồ 
Chí Minh và đã đưa ra khuyến nghị cần thiết hữu ích cho phát triển  
lĩnh vực này. Ngoài ra, các công trình đã đề  cập đến kinh nghiệm 
quản lý, phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong nền kinh tế 
thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội nhập quốc tế  sâu 
rộng hiện nay.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Trên cơ  sở  kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã 
công bố, luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một  là,  về  mặt   lý luận,   luận   án  góp phần   làm  sáng   tỏ  khái 
niệm, đặc điểm, cấu trúc, vai trò của công nghiệp văn hoá và loại  
hình nghệ thuật biểu diễn.
Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau:

 ­ Phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến 
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh. 


8
 ­ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của một số loại hình  
nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua.
 ­ Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế trong lĩnh vực nghệ thuật  
biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, tìm ra nguyên nhân.
Ba là, luận án dự  báo xu hướng vận động, phát triển của công 
nghiệp văn hoá nói chung, nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh nói 
riêng trong thời gian tới. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát 
triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong điều kiện 
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Như  vậy, trên thế  giới, quan niệm, cơ  cấu, chức năng, vai trò 
của công nghiệp văn hoá và nghệ thuật biểu diễn đã được bàn đến 
khá nhiều. Những vấn đề mới trong công tác quản lý nghệ thuật như: 
xây dựng thương hiệu, tiếp thị  và phát triển khán giả; những mâu 
thuẫn về  giá trị  kinh tế  với giá trị  văn hoá, nghệ  thuật; phân tích 
những tác động của công nghệ  đối với công nghiệp văn hoá cũng 
được giới nghiên cứu chú ý.
Ở  trong nước, thời gian gần đây công nghiệp văn hoá đã được 
bàn đến khá sôi nổi. Những nội dung được đưa bàn thảo chủ  yếu  
về  quan niệm, vai trò, ý nghĩa của công nghiệp văn hoá và sự  tác  
động của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập cũng như kinh tế thị trường  
đối với lĩnh vực này. Đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu 
về  công nghiệp nghệ  thuật biểu diễn mà chỉ  dừng lại  ở  những bài 
viết chuyên sâu về từng loại hình nghệ thuật đơn lẻ, chưa có sự kết  
nối giữa các nhân tố  sáng tạo, sản xuất, quảng bá, tiếp nhận như 
một hệ thống thống nhất của công nghiệp nghệ thuật biểu diễn.

Khái   niệm   “công   nghiệp   văn   hoá”   còn   khá   mới   mẻ   ở   Việt 
Nam. Nghiên cứu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn 
hoá nói chung, lĩnh vực nghệ  thuật biểu diễn  ở  Tp. Hồ  Chí Minh 
nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Kế 
thừa và vận dụng những thành tựu lý luận và thực tiễn đã đạt được, 


9
luận án đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng một số lĩnh 
vực nghệ  thuật biểu diễn  ở  Tp. Hồ  Chí Minh trong thời gian vừa 
qua, từ  đó có thể  phát hiện ra những vấn đề  đang đặt ra cần giải  
quyết trong thời gian tới.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

2.1.1. Khái niệm, cơ cấu và đặc trưng của công nghiệp văn hoá
2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp văn hoá 
Ở  Việt Nam, công nghiệp văn hoá đang còn là một khái niệm 
khá mới. Khái niệm và vai trò của công nghiệp văn hoá mới được 
bàn đến  ở  một số  công trình nghiên cứu và một số  cuộc hội thảo.  
Nhóm tác giả  nghiên cứu đề  tài: “Phát triển công nghiệp văn hoá  ở  
Việt Nam ­ Thực trạng và giải pháp” (PGS,TS. Nguyễn Thị  Hương 
làm chủ nhiệm) đã đưa ra khái niệm về công nghiệp văn hoá như sau: 
Công nghiệp văn hoá là ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất, 
tái sản xuất, phổ biến tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hoá 
bằng phương thức công nghiệp hoá, tin học hoá, thương phẩm hoá, 
nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá đa dạng của xã hội, các hoạt động đó 

được bảo vệ bởi bản quyền.
Đây là một trong những định nghĩa đã nêu được những đặc trưng  
cơ  bản của ngành công nghiệp văn hoá. Công nghiệp văn hoá được 
thể  hiện  ở  những sản phẩm tạo ra có sự  kết hợp chặt chẽ giữa kỹ 
thuật cao với các giá trị văn hoá, giá trị kinh tế, các sản phẩm đó phải 
hướng tới phục vụ số đông. Tính chất của hệ thống công nghiệp văn 
hoá bao giờ cũng gắn với những mô hình sản xuất nhất định.


10
2.1.1.2. Cơ cấu của ngành công nghiệp văn hoá
Về cơ cấu của ngành công nghiệp văn hoá cho đến nay vẫn có 
nhiều ý kiến khác nhau. Trước đây, theo quan niệm phổ  biến trên 
thế  giới, lĩnh vực công nghiệp văn hoá gồm: quảng cáo, kiến trúc,  
thị  trường đồ  cổ  và nghệ  thuật, thủ  công nghiệp, thiết kế, thời  
trang, điện ảnh, video và nhiếp ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn  
và thị giác,xuất bản, phần mềm, trò chơi máy tính và xuất bản điện  
tử, truyền hình và đài phát thanh. Các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh 
vực, các nước châu Á đưa ra 7 lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp 
văn hoá.
Ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng cơ cấu của 
ngành công nghiệp văn hoá bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Công 
nghiệp   truyền   thông   đại   chúng,  Công   nghiệp   điện   ảnh,  Công 
nghiệp nghệ thuật biểu diễn, Công nghiệp mỹ  thuật, Công nghiệp 
dịch vụ vui chơi, giải trí, Hoạt động kinh doanh thương mại các vật 
tư chuyên ngành văn hoá và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch  
vụ văn hoá.
2.1.1.3. Đặc trưng của công nghiệp văn hoá
Công nghiệp văn hoá có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, công nghiệp văn hoá là thành tựu của cuộc cách mạng 

khoa học ­ công nghệ 
Thứ hai, công nghiệp văn hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, 
chịu sự tác động của quy luật thị trường
Thứ ba, công nghiệp văn hoá phải được bảo vệ bởi bản quyền
Thứ  tư,  công nghiệp văn hoá vượt ra ngoài giới hạn của quan 
niệm truyền thống phân biệt văn hoá tinh hoa, văn hoá bác học với  
văn hoá bình dân, văn hoá đại chúng
2.1.2. Khái niệm và cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn 
2.1.2.1. Khái niệm nghệ thuật biểu diễn


11
Nghệ  thuật biểu diễn là một trong những lĩnh vực quan trọng  
có tính đặc thù của công nghiệp văn hoá. Sản phẩm của nghệ thuật  
biểu diễn trước hết liên quan đến sáng tạo giá trị văn hoá nghệ thuật  
­ giá trị mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được trong  
việc tác động đến tư tưởng, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ, góp phần 
phát triển hoàn thiện nhân cách con người. 
Theo quan điểm của NCS, nếu quan niệm công nghiệp văn hoá  
là sự   ứng dụng của tiến bộ  khoa học công nghệ  và kỹ  năng kinh  
doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, vốn văn hoá để tạo ra sản phẩm  
và dịch vụ văn hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá  
của người dân, thì nghệ  thuật biểu diễn là ngành công nghiệp đặc 
thù, quan trọng của công nghiệp văn hoá. Một số lĩnh vực nghệ  thuật 
biểu diễn  ở  nước ta hiện nay cũng đã được sáng tạo, sản xuất, phân  
phối và tiêu dùng theo quy trình của một ngành công nghiệp.  Nhưng khác 
với một số thành tố khác trong đời sống văn hoá nghệ thuật, nghệ thuật  
biểu diễn được thể hiện thông qua hệ thống các phương tiện (sân khấu, 
âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ…), tập trung ở nhà hát, sân khấu, 
rạp xiếc, múa rối, nhà chiếu phim, vũ trường.

2.1.2.2. Cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn 
Trong các loại hình nghệ thuật, nghệ  thuật biểu diễn có thể  là 
những sáng tạo cá nhân, hay một nhóm nhỏ các cá nhân hoặc là kết  
quả của một tập thể đông người, song xét về tổng thể, nghệ thuật 
biểu diễn là một ngành nghệ  thuật mang tính tập thể, mỗi một tác 
phẩm sân khấu, âm nhạc, múa... đều là kết quả của sự sáng tạo cá 
nhân (biên đạo, nhạc sĩ, kịch tác gia...) và tập thể  (đạo diễn, âm 
thanh, ánh sáng...), với sự kết hợp chặt chẽ của 3 thành phần: sáng 
tạo (nghệ  sĩ, diễn viên),  tổ  chức biểu diễn (âm thanh, ánh sáng), 
quản trị (bán vé, marketing, PR...).  Do đó, đây là một ngành đòi hỏi 
phải có sự quan tâm bởi 3 bình diện: nghệ thuật, tổ chức biểu diễn  


12
và quản trị. Chính 3 bình diện này tạo nên ngành nghệ  thuật biểu 
diễn, vượt qua khái niệm thông thường khi chỉ  coi ngành này đơn 
thuần là nghệ thuật.
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

2.2.1. Đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn
Là ngành công nghiệp văn hoá mà các hoạt động thể  hiện sự 
sáng tạo mang tính tổng hợp, gắn quá trình sản xuất với các dịch  
vụ, sàn diễn, loại hình nghệ  thuật biểu diễn có những đặc điểm 
chung và đặc thù sau:
2.2.1.1. Sản phẩm của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là kết quả 
của quá trình sáng tạo, sản xuất mang tính tổng hợp và liên kết.
2.2.1.2. Quá trình phân phối, tiêu thụ  các sản phẩm nghệ  thuật 
biểu diễn diễn ra đồng thời
2.2.1.3. Đặc thù trong bảo quản các sản phẩm hàng hoá văn hoá 
cho lần khai thác tiếp theo

2.2.1.4. Nghệ thuật biểu diễn hoạt động theo luật doanh nghiệp  
nói chung cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng văn hoá
2.2.1.5. Khả  năng đánh giá và điều chỉnh hoạt động  của nghệ 
thuật biểu diễn phụ thuộc chặt chẽ vào khán giả
2.2.2. Vai trò của nghệ thuật biểu diễn
2.2.2.1. Nghệ thuật biểu diễn đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội
2.2.2.2. Sản phẩm nghệ thuật biểu diễn chất lượng có tác dụng 
giáo dục thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách con người
2.2.2.3. Phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn góp phần giải 
quyết mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và kinh tế
2.2.2.4. Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo hướng công nghiệp 
là con đường để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc và hội nhập quốc 
tế
2.3.  NHỮNG  NHÂN TỐ  TÁC ĐỘNG  ĐẾN NGHỆ  THUẬT BIỂU 
DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY


13
Quá trình phát triển nghệ  thuật biểu diễn  ở  Tp. Hồ  Chí Minh 
đang chịu nhiều nhân tố tác động. Những nhân tố này vừa là thời cơ, 
vừa là thách thức  ảnh hưởng lớn đến sự  phát triển lĩnh vực nghệ 
thuật biểu diễn nơi đây. Những nhân tố đó là:
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế  ­ xã hội và lịch sử ­ văn hoá đô 
thị
2.3.2. Tác động của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức
2.3.3.   Toàn   cầu   hoá,   hội   nhập   quốc   tế   và   phát   triển   công 
nghiệp văn hoá
2.3.4. Chủ  trương, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn 
hoá ở Việt Nam
Chương 3

THỰC TRẠNG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Luận   án   khảo   sát   thực   trạng   lĩnh   vực  Âm   nhạc,   Sân   khấu 
Kịch nói và Múa  ở  một số  đơn vị  nghệ  thuật công lập và ngoài 
công lập, đó là: Nhà hát Giao hưởng ­ Nhạc ­ Vũ kịch Tp. Hồ  Chí  
Minh, Nhà hát Kịch Tp. Hồ  Chí Minh,  Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 
5B,  Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, Sân khấu Idecaf, Sân 
khấu Kịch Hồng Vân và Sân khấu Superbowl,  Sân khấu ca nhạc 
126,  Sân  khấu  ca  nhạc   Trống   Đồng.  Đây  là những  đơn vị  nghệ 
thuật đang hoạt động khá sôi nổi tại Tp. Hồ  Chí Minh. Nội dung 
khảo sát, đánh giá bao gồm những  khía cạnh sau: hoạt động sáng 
tạo/sản xuất; hoạt động tổ  chức biểu diễn và doanh thu; hoạt động  
phân khúc thị trường và vấn đề bản quyền.
3.1.  THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO/ SẢN XUẤT NGHỆ 
THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Về đội ngũ sáng tạo/sản xuất


14
Nguồn nhân lực trong hoạt động sáng tạo/sản xuất là yếu tố 
quan trọng của công nghiệp nghệ  thuật biểu diễn. Về nguồn nhân 
lực của thị  trường này, có thể  thấy Tp. Hồ  Chí Minh là nơi tập 
trung lượng ca sỹ, nhạc sỹ, nhóm – ban nhạc đông đảo nhất so với 
cả nước. Bên cạnh đó, thị trường này còn thu hút nhiều ca sỹ, nhóm 
– ban nhạc trong nước, ca sỹ  hải ngoại và đặc biệt là các ca sỹ, 
nhóm nhạc nổi tiếng trên thế  giới. Lực lượng diễn viên, đạo diễn, 
nhà biên kịch, nhà quản lý trong lĩnh vực kịch nói và múa cũng khá 
đông đảo và chuyên nghiệp.

3.1.2. Về cách thức kết hợp sáng tạo/ sản xuất
Đối với lĩnh vực Âm nhạc, đó là sự kết hợp của ca sĩ – nhạc sĩ 
tạo  nên  những cặp   đôi chuyên   nghiệp,   hướng tới sự   hoàn  thiện 
trong sáng tạo âm nhạc. Các ca sĩ kết hợp để  làm “liveshow”, xu  
hướng chuyển từ  các dự  án làm chương trình lớn sang các chương 
trình biểu diễn vừa và nhỏ   ở  các tụ  điểm ca nhạc, phòng trà, nhà 
hàng, khách sạn cao cấp… ngày càng được các ca sĩ và các nhà tổ 
chức quan tâm trong thời buổi kinh tế đang ngày càng khó khăn.
Đối với lĩnh vực sân khấu Kịch nói, để đáp ứng nhu cầu đa dạng 
của khán giả, các đơn vị  sân khấu kịch đã đa dạng hoá sản phẩm.  
Đó là xu hướng chuyển thể  tác phẩm văn học sang kịch bản sân 
khấu, xu hướng kết hợp yếu tố  điện  ảnh với kịch nói, xu hướng 
phát triển hài kịch, xu hướng cung cấp ý tưởng kịch bản…
Đối với lĩnh vực Múa, sự  kết hợp sáng tạo/sản xuất giữa diễn 
viên múa ­ vũ đoàn ­ ca sỹ và các công ty tổ chức sự kiện để có các 
chương trình biểu diễn diễn ra khá phổ  biến.  Mối quan hệ  này  là 
một chuỗi mắt xích vô cùng chặt chẽ. Các vũ đoàn muốn tồn tại và 
phát triển,  ngoài việc luôn có những sản phẩm đáp  ứng được yêu 
cầu còn phải thiết lập mối quan hệ thật tốt với các ca sỹ, công ty tổ 
chức sự kiện. Ngược lại, các ca sỹ, công ty tổ chức sự kiện muốn có 


15
một chương trình hoành tráng, toàn diện thì cũng không thể thiếu sự 
có mặt của các vũ đoàn.
3.1.3. Đầu tư  cơ  sở  vật chất, khoa học, công nghệ  trong 
sáng tạo/sản xuất
Hiện nay, có trên 12 sân khấu kịch đang hoạt động tại địa bàn 
Tp. Hồ  Chí Minh, riêng sân khấu Kịch Hồng Vân là đơn vị  kinh 
doanh sở  hữu nhiều điểm biểu diễn nhất (3 điểm diễn: sân khấu  

Phú Nhuận, sân khấu Superbowl và sân khấu VM được đầu tư  hệ 
thống ghế ngồi, âm thanh, ánh sáng, sân khấu cùng các trang thiết bị 
chuyên dụng đảm bảo phục vụ  tốt nhất cho các đêm diễn). Sân 
khấu Idecaf có đến 2 điểm diễn đều được đầu tư khá hiện đại.
Thành phố  Hồ  Chí Minh hiện có khoảng 20 địa điểm có thể 
phục vụ biểu diễn nghệ thuật ca nhạc: Nhà hát Hoà Bình ­ Nhà hát 
hiện   đại   nhất   Việt   Nam   với   sức   chứa   2.400   chỗ.   Nhà   hát   Bến 
Thành, sức chứa khoảng 1.046 chỗ. Nhà hát Thành phố  là địa điểm 
lý tưởng cho các chương trình nghệ  thuật hàn lâm. Có lẽ, trên địa 
bàn thành phố  hiện nay, sân khấu Lan Anh được xem là địa điểm  
biểu diễn lý tưởng nhất với sức chứa khoảng 2.500 chỗ  cùng hệ 
thống âm thanh, ánh sáng tương đối tốt. Nhà hát Giao hưởng và Vũ 
kịch Tp. Hồ Chí Minh, Sân khấu ca nhạc Trống Đồng, Sân khấu ca 
nhạc Cầu Vòng 126, Nhà hát Đại Đồng, CLB Phan Đình Phùng, nhà 
thi đấu Nguyễn Du và sân vận động Quân khu 7 cũng là địa điểm  
biểu diễn thường xuyên của hầu hết các nghệ sỹ trong lĩnh vực âm 
nhạc. 
Riêng lĩnh vực nghệ thuật Múa cho đến nay vẫn chưa có một sân 
khấu hay địa điểm nào dành riêng cho lĩnh vực này. Các chương trình  
biểu diễn nghệ  thuật Múa đều phải thuê địa điểm hoặc biểu diễn  
cùng với các chương trình ca nhạc.
Các đơn vị  nghệ  thuật đã đầu tưmua sắm trang thiết bị  và sử 
dụng các trang thiết bị kỹ thuật cho biểu diễn nghệ thuật tương đối 


16
hiện đại (nhất là các đơn vị  ngoài công lập).   Đào tạo đội ngũ kỹ 
thuật viên về lý thuyết âm thanh, ánh sáng, giải mã công nghệ, thiết 
bị  âm thanh, ánh sáng hiện đại trên thế  giới để  khai thác các tính  
năng của thiết bị. Ngoài ra còn đào tạo nhân viên hậu đài, hoá trang,  

phục trang...phục vụ trong biểu diễn nghệ thuật.
3.2.  THỰC   TRẠNG   CÔNG   NGHỆ   TỔ   CHỨC   BIỂU   DIỄN   VÀ 
DOANH THU

3.2.1. Công nghệ tổ chức biểu diễn
Thành phố  Hồ  Chí Minh là nơi các doanh nghiệp, đơn vị  nghệ 
thuật có công nghệ tổ chức biểu diễn âm nhạc phát triển mạnh nhất 
so với cả  nước.  Sự  phát triển của công nghệ  tổ  chức và biểu diễn 
trong lĩnh vực âm nhạc thể hiện  ở sự gắn kết chặt chẽ giữa ca sỹ ­  
nhóm/ban nhạc ­ nhạc sỹ  ­ công ty tổ  chức sự  kiện. Ngoài ra, công 
nghệ tổ chức biểu diễn này còn được góp sức bởi một lực lượng lớn  
phóng viên, nhiếp ảnh của các kênh truyền thông, báo chí có trình độ 
tác nghiệp cao; sự phát triển dây chuyền tiếp thị ­ PR chuyên nghiệp 
của nhà tổ chức, một hệ thống nhà hát, sân khấu lớn cùng hạ tầng cơ 
sở kỹ thuật cao.
Ở một số chương trình ca nhạc do tư nhân tổ  chức hoặc có tài 
trợ  tại một số  sân khấu Tp. Hồ  Chí Minh đã gây được tiếng vang 
đối với lượng khán giả  trẻ. Có được những thành công này là nhờ 
một phần không nhỏ của các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Yếu tố kỹ 
thuật   công   nghệ   âm   thanh,   ánh   sáng,   trang   phục,   hoá   trang…hệ 
thống trang thiết bị  hiện đại đóng vai trò không thể  thiếu đối với 
một chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Trong ngành nghệ thuật biểu diễn, do đặc điểm của hoạt động 
biểu diễn trực tiếp nên quá trình diễn viên, nghệ  sỹ  biểu diễn trên 
sân khấu và quá trình đưa sản phẩm nghệ  thuật đó đến với công 
chúng xảy ra song song. Để  những tác phẩm nghệ  thuật đến được 
với người tiêu dùng một cách rộng rãi, nhiều đơn vị sân khấu đã tổ 


17

chức lưu diễn.Trong vài năm trở  lại đây, sân khấu kịch không chỉ 
phát triển tại thị  trường thành phố  mà nhiều đơn vị  đã mạnh dạn 
đầu tư cho những chuyến lưu diễn trong và ngoài nước.
Ở  lĩnh vực Múa, trong khi cả  nước đang gặp lúng túng trong 
phát triển lĩnh vực này thì ở Tp. Hồ Chí Minh đã tìm được hướng đi 
riêng. Các diễn viên múa (chủ yếu là múa minh hoạ) không còn hoạt 
động độc lập như  trước mà thường tập hợp nhau thành nhóm. Sau 
một thời gian lớn mạnh, nhóm này phát triển thành những vũ đoàn 
chuyên nghiệp. Thậm chí hiện nay, một số vũ đoàn lớn đã lập công 
ty riêng để dễ dàng trong khâu tổ chức trọn gói kiêm luôn vai trò đào 
tạo  các diễn viên cho vũ đoàn như  vũ đoàn Phương Việt,  ABC, 
Rạng Đông...
3.2.2. Doanh thu 
Khi nhìn nhận nghệ  thuật biểu diễn dưới góc nhìn của một 
ngành công nghiệp văn hoá thì không thể  không bàn đến vấn đề 
doanh thu của các đơn vị nghệ thuật. Đây là mục đích đầu tiên của 
các   doanh   nghiệp   sản   xuất   kinh   doanh   trong   ngành   công   nghiệp  
không khói này.
Sân khấu kịch Tp. Hồ Chí Minh vốn năng động nhất cả nước với 
nhiều điểm diễn do tư  nhân bỏ  vốn đầu tư  luôn sáng đèn mỗi đêm  
nhưng cũng là nơi thấy rõ nhất khoảng cách giữa nghệ thuật và doanh 
thu. Mặc dầu những người làm sân khấu luôn mang trong mình nhiều 
tâm huyết. 
Kết quả thống kê từ năm 2009 đến 2013 cho thấy doanh thu của  
Sân   khấu  Kịch   Hồng   Vân   luôn   tăng   ở   mức   trung   bình 
13.9%/năm.Đây là mức tăng mà rất ít sân khấu kịch nói tại Tp. Hồ 
Chí Minh đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đã và đang 
có tác động một cách toàn diện và sâu sắc đến đời sống xã hội.
Đối với Sân khấu Kịch Ideaf, gần 20 năm hoạt động, đến nay 
sân khấu này đã tạo được chỗ đứng và thương hiệu trong lòng khán 



18
giả. Với nguyên tắc làm việc nghiêm túc và tâm huyết với nghề, 
quan  niệm đặt nghệ  thuật đi trước, kinh tế  theo sau, quan tâm giữ 
gìn thương hiệu và chăm sóc khách hàng… của Giám đốc Huỳnh 
Anh Tuấn, càng ngày khán giả đến với sân khấu này càng đông hơn. 
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, doanh thu của Sân khấu kịch 
Ideaf   liên   tục   tăng   trưởng.   Cụ   thể:   Doanh   thu   năm   2011: 
13.504.768.194   đồng,   năm   2012:   56.873.325.648   đồng,   năm   2013: 
36.968.580.395 đồng, năm 2014: 53.653.805.137 đồng [Nguồn: Chi  
cục Thuế Thành phố]
Hay một số  các chương trình nghệ  thuật đạt được doanh thu  
khá   cao   như   chương  trình  “Cầm   tay   mùa   hè”   của   nhạc   sĩ   Quốc 
Trung, bán vé tới 1,8 triệu đồng, tổng thu hai đêm là 1,6 tỷ đồng…
3.3.  THỰC   TRẠNG   PHÂN   KHÚC   THỊ   TRƯỜNG   VÀ   VẤN   ĐỀ 
BẢN QUYỀN

3.3.1. Phân khúc thị trường
Lĩnh vực Âm nhạc:
Thị   trường tiếp   nhận/tiêu  thụ   của   nghệ  thuật   biểu  diễn  thể 
hiện  ở  việc phân khúc thị  trường, nhất là trong môi trường cạnh  
tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Theo kết quả  nghiên cứu cho thấy, nếu căn cứ  vào độ  tuổi và 
trình độ  thưởng thức âm nhạc thì thành phố  đang tồn tại các phân 
khúc thị trường cơ bản sau:
+   Thị   trường   nhạc   nhẹ:   có   phân   khúc   thị   trường  mục   tiêu   là 
những người trẻ có độ tuổi từ 15 đến 25;
+ Thị  trường nhạc  dân gian đương đại,  nhạc  cổ  điển ­ thính 
phòng: có phân khúc thị  trường mục tiêu là những người có trình độ 

thưởng thức âm nhạc;
+ Thị trường nhạc tiền chiến, nhạc cách mạng: có phân khúc thị 
trường mục tiêu là những người lớn tuổi;


19
+ Thị trường nhạc hải ngoại: có phân khúc thị trường mục tiêu là 
những người trong độ tuổi trung niên.
Tuy nhiên, nếu căn cứ  vào mức thu nhập của người dân thì thị 
trường âm nhạc Thành phố đang tồn tại hai phân khúc thị  trường cơ 
bản là:
+ Phân khúc những người có thu nhập trên trung bình ­ đây là phân 
khúc có biên độ hẹp hơn so với phân khúc còn lại;
+ Phân khúc những người có thu nhập thấp và trung bình ­ đây là 
phân khúc có biên độ rất lớn.
Lĩnh vực Kịch nói:
 Sân khấu nào thì khán giả đó, xét một cách tương đối thì:
­ Sân khấu Idecaf dành cho khán giả  trẻ  cá tính, những người 
làm văn phòng, thiếu nhi.
­   Sân  khấu   Kịch   Hồng   Vân   thì   khán   giả   gốc   Bắc   quận   Phú 
Nhuận, Gò Vấp.
­ Sân khấu nhỏ 5B dành cho tầng lớp trí thức và người lớn tuổi.
­ Sân khấu Kịch Sài Gòn thì khán giả  bình dân, tiểu thương, 
người Hoa.
Lĩnh vực Múa rối:
Đối với thực trạng phân khúc thị trường của lĩnh vực Múa, qua 
quá trình đi khảo sát, tác giả  luận án nhận thấy loại hình Múa rối 
nước đang phát triển khá mạnh ở Tp. Hồ Chí Minh theo hướng công  
nghiệp. Các nhà hát múa rối đã biết chọn thị  trường mục tiêu để 
khai thác và phục vụ  khán giả. Tiêu biểu là Nhà hát múa rối Rồng 

Vàng do ông Huỳnh Anh Tuấn làm giám đốc.
Nếu phân tích  ở  góc độ  phân khúc thị  trường của Nhà hát Múa  
rối nước Rồng Vàng thì Nhà hát này đã chọn đúng thị  trường mục  
tiêu chính là đối tượng khán giả khách du lịch, nhất là khách du lịch 
quốc tế. Ngoài ra, Múa rối còn nhắm vào đối tượng khán giả  là các 


20
em thiếu nhi, học sinh. Sự phân khúc này cũng thấy rõ ở Nhà hát Múa 
rối nước Thăng Long, Hà Nội.
3.3.2. Vấn đề bản quyền
Phát triển công nghiệp văn hoá trong cơ  chế  thị  trường và hội 
nhập quốc tế  như  hiện nay, thì bản quyền là vấn đề  sống còn đối 
với các doanh nghiệp văn hoá.
Về kịch nói, nhìn chung, các doanh nghiệp sân khấu kịch  ở Tp. 
Hồ Chí Minh chấp hành nghiêm túc Luật Bản quyền và Sở  hữu trí 
tuệ. Hiện nay, Việt Nam đã có Chợ kịch bản.
Ở  lĩnh vực âm  nhạc,  Trung tâm Bảo vệ  quyền tác phẩm âm 
nhạc Việt Nam (VCPMC) – chi nhánh phía Nam trong suốt 10 năm 
hoạt động (2004 ­2014), đã đạt được những kết quả đáng trân trọng. 
Số lượng nhạc sĩ, tác giả thành viên tin tưởng và ký hợp đồng uỷ thác 
cho Trung tâm ngày càng tăng theo từng năm. Năm 2004 có 148 thành 
viên; năm 2010 có 979 thành viên và đến năm 2014 có 1.963 thành  
viên. Số tiền thù lao sử dụng quyền tác giả âm nhạc mà Trung tâm đã  
thu cho các nhạc sĩ, tác giả thành viên tăng từ con số 497 triệu đồng  
(năm 2004) đến hơn 20 tỷ đồng (năm 2010) và 39 tỷ đồng (năm 2014). 
Tổng số tiền thu được cho các nhạc sĩ 10 năm qua đã lên đến hơn 180 
tỷ đồng.
Tuy vậy, hiện nay việc vi phạm bản quyền âm nhạc tại Tp. Hồ 
Chí Minh vẫn diễn ra khá phức tạp.

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 
Trong   quá   trình  đổi   mới,   hội   nhập   phát   triển   của   đất   nước, 
Đảng ta đã có định hướng quan trọng về đảm bảo sự gắn kết giữa 
phát triển kinh tế và văn hoá. Cùng với chính sách xã hội hoá, đẩy 
mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá trong 
cơ  chế  kinh tế  thị  trường, bước đầu  đã tạo điều kiện cho các chủ 
thể và một số lĩnh vực văn hoá hoạt động theo hướng phát triển của 
ngành công nghiệp. 


21
Thành phố  Hồ  Chí Minh là một trong những đơn vị  đi đầu cả 
nước về  phát triển thị  trường hàng hoá văn hoá. Công nghiệp văn 
hoá trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố đang trong giai 
đoạn đầu của sự phát triển, tuy non trẻ, nhưng đã khẳng định được 
vị trí và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp giải trí, công 
nghiệp  văn hoá. Các chủ  thể  tham gia vào quá trình sáng tạo/sản  
xuất, tổ  chức biểu diễn cũng như  quản lý trong lĩnh vực này đang 
ngày càng mang tính  chuyên nghiệp hơn. Khảo sát thực trạng lĩnh 
vực nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố cho thấy:
3.4.1. Lĩnh vực nghệ  thuật biểu diễn đã có những bước đi 
ban đầu hướng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá 
­ Sự chủ động của các chủ thể, đặc biệt là một số đơn vị ngoài  
công   lập   tham   gia   sản   xuất,   kinh   doanh   trên   lĩnh   vực   này.Tính 
chuyên nghiệp, đào tạo cơ bản, năng động của đội ngũ sáng tạo/sản  
xuất; sự phân hoá của đội ngũ nghệ sỹ trong cơ chế thị trường. 
­ Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương so với cả nước, có sự đầu 
tư đổi mới kỹ thuật ­ công nghệ phục vụ cho lĩnh vực nghệ thuật biểu 
diễn.
­  Phát triển thị trường: phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu 

tốt 
­ Lĩnh vực nghệ  thu ật biểu di ễn c ủa Thành phố  đã phần nào 
giải quyết đượ c mối quan hệ  giữa văn hoá và kinh tế  trong cơ 
chế  thị  trườ ng, đáp  ứng nhu cầu đờ i sống văn hoá tinh thần của 
ngườ i dân. 
3.4.2. Những hạn chế so với yêu cầu phát triển ngành công 
nghiệp văn hoá ở lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn 
3.4.2.1. Sản phẩm nghệ thuật biểu diễn còn chiều theo thị hiếu  
tầm thường, tẻ nhạt. Thị trường nghệ thuật biểu diễn thiếu những  
sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của công chúng 


×