Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận văn Thạc sỹ: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 158 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài luận văn ...........................................................................................................

04

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................................................

08

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................

13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................

13

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................

14

6. Những đóng góp mới của luận văn .....................................................................................

16

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................................

16


8. Kết cấu của luận văn .........................................................................................................................

17

Chương 1:
CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ VĂN 
HÓA .........................................................................................................................................................................................

18

1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực 
1.1.1. Vấn đề nguồn nhân lực ...............................................................................................

18

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực .......................................................................................

19

1.1.3. Chất lượng và quy mô của nguồn nhân lực ..........................................

20

1.1.4. Cơ cấu nguồn nhân lực ................................................................................................

23

1.2. Những vấn đề cơ bản về văn hóa và quản lý văn hóa 
1.2.1.


 

Khái

niệm

 

 

văn

 

hóa

 

24

 

26

 

29

 


31

 

35

.........

1.2.2.   Những   vấn   đề   cơ   bản   về   quản   lý
.........

1.2.3.

 

Quản

 



 

nhà

 

nước

.........


1.2.4.   Quản   lý   nhà   nước   về   văn   hóa
.........

1.3. Nguồn nhân lực quản lý văn hóa
1.3.1.   Khái   niệm   Cán   bộ,   công   chức
.........

1


1.3.2.   Công   chức   quản   lý   văn   hóa

 

36

1.3.3. Những tiêu chí của công chức các cơ  quan quản lý nhà 
nước về văn hóa .........................................................................................................................................................

37

1.3.4.   Trách   nhiệm   của   công   chức   quản   lý   nhà   nước   ở   địa 
phương

41

.........

1.3.5. Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý  

văn hóa trong bối cảnh hội nhập .............................................................................................................

41

1.4. Một số  vấn đề  đặt ra và xu hướng phát triển đội ngũ 
công chức ngành quản lý văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh trong  
bối cảnh hội nhập  ..............................................................................................................................................
1.4.1. Một số vấn đề  đặt ra đối với việc phát triển chất lượng  
đội ngũ công chức ngành quản lý văn hóa tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay 

44

1.4.2. Xu hướng phát triển chất lượng đội ngũ công chức ngành 
quản lý văn hóa tại Tp. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập.............................

48

Chương 2:
THỰC   TRẠNG   CHẤT   LƯỢNG   ĐỘI   NGŨ   CÔNG   CHỨC 
CÁC   CƠ   QUAN   QUẢN   LÝ   NHÀ   NƯỚC   VỀ   VĂN   HÓA   TẠI 
TP.HCM...............................................................................................................................................................................

52

2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh 
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................

52

2.1.2. Đặc điểm kinh tế ­ xã hội .........................................................................................


52

2.2. Đặc điểm văn hóa của thành phố Hồ Chí Minh .................................

54

2.3. Thực trạng chất lượng  đội ngũ công chức các cơ  quan 
quản lý nhà nước về văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Số lượng .......................................................................................................................................

55

2.3.2. Cơ cấu độ tuổi .......................................................................................................................

56

2.3.3. Giới tính .........................................................................................................................................

58

2.3.4. Trình độ đào tạo ...................................................................................................................

60

2.3.5. Trình độ lý luận chính trị ............................................................................................

63

2.3.6. Trình độ quản lý nhà nước .......................................................................................


65

2.3.7. Trình độ tin học ....................................................................................................................

67

2.3.8. Trình độ ngoại ngữ ...........................................................................................................

69

2


2.3.9. Trình độ kỹ năng, nghiệp vụ đã được bồi dưỡng...........................

70

2.3.10. Khó khăn trong quá trình bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ

75

2.3.11. Môi trường, điều kiện làm việc.......................................................................

77

2.4. Nhận xét về  chất lượng đội ngũ công chức các cơ  quan 
quản lý nhà nước về văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Điểm mạnh ................................................................................................................................


81

2.4.2. Điểm yếu .....................................................................................................................................

81

2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................................................
82
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CÁC CƠ  QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  87
VỀ VĂN HÓA TẠI TP.HỒ CHÍ MINH .................................................................................
3.1. Định hướng phát triển đội ngũ công chức ngành quản lý 
văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Phát triển đội ngũ công chức ngành quản lý văn hóa có  
bản lĩnh chính trị vững vàng ..........................................................................................................................
87
3.1.2. Phát triển đội ngũ công chức ngành quản lý văn hóa vững  
về chuyên môn nghiệp vụ ...............................................................................................................................
90
3.1.3. Phát triển đội ngũ công chức ngành quản lý văn hóa có  
đạo đức lối sống lành mạnh .........................................................................................................................
93
3.2. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về  phát  
triển đội ngũ công chức ngành quản lý văn hóa
3.2.1. Phát triển đội ngũ công chức là sự  nghiệp chung của 
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. ...............................................................................................................
94
3.2.2. Phát triển chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định  
thành công sự nghiệp CNH­HĐH đất nước ................................................................................

95
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển 
kinh tế ­ xã hội .............................................................................................................................................................
96
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực phải tính đến sự hội nhập khu  
vực và quốc tế ..............................................................................................................................................................
96
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực  đi cùng với nâng cao nhận 
thức xã hội ........................................................................................................................................................................
97
3.3. Các giải pháp cụ thể
3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức ngành  
quản lý văn hóa tại Tp.Hồ Chí Minh ................................................................................................... 100

3


nghiệp

3.3.2. Tăng cường các biện pháp thu hút hiệu quả ........................................ 102
3.3.3. Tuyển dụng ............................................................................................................................... 105
3.3.4. Sử dụng .......................................................................................................................................... 107
3.3.5.  Nâng  cao chất  lượng  đào  tạo  và  bồi  dưỡng  kỹ  năng nghề  108

3.3.6. Chính sách đãi ngộ .............................................................................................................
3.4. Một số kiến nghị .........................................................................................................................
3.4.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...............................................
3.4.2.   Đối   với   Sở   Văn   hóa,   Thể   thao   và   Du   lịch   TP.HCM  

114


3.4.3. Đối với các cơ sở đào tạo nhân lực quản lý văn hóa ..................
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................................................

120
122
124
128

119
119

.........

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
1. Nguồn lực con người là yếu tố  quan trọng hàng đầu, là yếu tố 
quyết định đối với sự  phát triển của một quốc gia, một ngành hay một tổ 
chức. 
Với quan điểm “Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn 
của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia” [9], Đảng  
ta đã khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn  
của con người Việt Nam là nhân tố  quyết định thắng lợi của công cuộc 
công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa” (CNH­HĐH). [10, tr.21]

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ đã xây dựng  
và đưa vào thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, thích 
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; đồng thời có chương trình, 
kế  hoạch xây dựng  và phát triển nguồn nhân  lực  đối với  các cấp, các 
ngành, các địa phương trong cả  nước. Tuy vậy, trên thực tế, nguồn nhân 
lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Đại bộ 
phận lao động nước ta chưa qua đào tạo đầy đủ, tính đến cuối năm 2003 
số người được đào tạo mới chỉ có 17,5% trong tổng số lao động cả  nước,  
đặc biệt vẫn còn 3,74% lao động không biết chữ. [28] 
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được Đảng và Nhà  
nước xác định là bộ  phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực quốc gia, 
mấy năm qua, về  mặt chất lượng đã không ngừng được củng cố, tăng 
cường, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập so với yêu cầu 
của tình hình và nhiệm vụ mới, nhất là đội ngũ công chức làm việc tại cấp  

5


huyện và cấp cơ sở. Hiện tại, vẫn còn 10% công chức chưa tốt nghiệp phổ 
thông. Trong số 60,51% công chức tốt nghiệp cao đẳng, đại học thì có quá 
nửa là học tại chức hoặc từ  xa. Bên cạnh đó là sự  chênh lệch về  chất 
lượng của đội ngũ công chức làm việc tại các vùng miền khác nhau, ở các 
ngành nghề khác nhau, giữa công chức làm việc tại các cơ quan hành chính 
ở trung ương và địa phương. [3] 
Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề 
đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và  
các địa phương trong cả  nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn 
CNH­HĐH, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
2. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là thành phố lớn nhất trong cả 
nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học ­ công nghệ của cả 

nước, mấy năm qua không ngừng phát triển đạt được nhiều thành tựu đáng  
ghi nhận, đóng góp tích cực và đáng kể  cho sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội  
(KT­XH) của cả  nước. Nghị quyết số  20/NQ­TW của Bộ Chính trị  (Khóa 
X) đã xác định: “Xây dựng TP.HCM trở  thành một thành phố  xã hội chủ 
nghĩa, văn minh hiện đại; trở  thành một trong những thành phố  phát triển 
nhanh và năng động của khu vực Đông Nam Á và Châu Á ­ Thái Bình 
Dương”. 
Điều đó đặt ra những yêu cầu rất cao, những đòi hỏi cấp bách đối  
với đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố, trong đó có đội ngũ cán bộ, 
công chức làm việc trong ngành văn hóa của thành phố  và đặc biệt là đội 
ngũ công chức làm việc tại các cơ  quan quản lý nhà nước về  văn hóa của 
thành phố.

6


Đội ngũ công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn 
hóa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt  
động văn hóa tại địa phương, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền văn 
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh của văn hóa tạo  
động lực phát triển KT­XH trên địa bàn.
Mấy năm qua, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước,  
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, đáp  ứng yêu cầu của sự 
nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, đội ngũ công chức làm việc tại các cơ 
quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn TP.HCM rất được quan tâm,  
đặc biệt trong đào tạo, bồi dưỡng  để  không ngừng nâng cao năng lực,  
phẩm chất, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu đặt ra của tình hình và 
nhiệm vụ  trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, đội ngũ này cũng không 
tránh   khỏi   những   hạn   chế   chung   của   đội   ngũ   cán   bộ,   công   chức   của  
TP.HCM, cũng như của cả nước.

3. Hoạt động của ngành văn hóa TP.HCM mấy năm qua rất nổi trội, 
sôi động so với cả nước và đạt được nhiều thành tích to lớn được cả nước  
ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và những thành tựu đã 
đạt được, ngành văn hóa của TP.HCM cũng đang đứng trước nhiều vấn đề 
thử thách, trở ngại. Vẫn còn tư tưởng đề cao, tuyệt đối hóa phát triển kinh  
tế, coi phát triển kinh tế  là trên hết của một bộ  phận không nhỏ  cán bộ 
lãnh đạo, quản lý của thành phố, kể  cả  những người trực tiếp hoạt động 
trong lĩnh vực văn hóa. Từ  đó, xem nhẹ  văn hóa, không quan tâm, đầu tư 
phát triển văn hóa ngày càng thể hiện rõ. Cùng với xu thế toàn cầu hóa và 
cách mạng khoa học công nghệ  phát triển mạnh, tái cấu trúc nền kinh tế 
sau khủng hoảng sẽ  thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành xã hội thông 

7


tin, kinh tế tri thức và quá trình đô thị hóa đòi hỏi một mô hình đời sống văn  
hóa đô thị  tương xứng cùng với sự  đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ  thực  
hiện chủ  trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đồng thời các thế  lực 
thù địch tiếp tục chống phá đất nước ta, sự nghiệp cách mạng của Đảng và 
nhân dân ta quyết liệt hơn, tinh vi hơn đặt ra những vấn đề  mới, những 
nhiệm vụ  lớn hết sức nặng nề  đối với ngành văn hóa, nhất là trong đấu  
tranh trên mặt trận tư  tưởng văn hóa và trong công tác quản lý Nhà nước 
trên những lĩnh vực được giao.  Xu thế  thương mại hóa văn hóa, lấy các 
hoạt động văn hóa nhằm mục đích làm giàu, các hoạt động văn hóa chỉ 
hướng tới một bộ phận nhỏ tầng lớp thượng lưu chứ không phải là đa số 
quần chúng lao động ngày càng phổ biến. Các trào lưu “hướng ngoại”, “tây 
hóa”, “lai căng”, … ngày một gia tăng dẫn đến nguy cơ đánh mất dần bản  
sắc văn hóa dân tộc. Cơ  chế  lãnh đạo, quản lý còn mang nặng tính hành 
chính, sự chống phá của các thế lực thù địch, phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm  
môi trường, đạo đức lối sống suy thoái gia tăng... Sự phát triển về văn hóa 

ở  TP.HCM hiện nay, nhất là các lĩnh vực văn hóa đỉnh cao chưa tương 
xứng với sự  phát triển kinh tế, với vai trò, vị  trí là trung tâm văn hóa lớn  
của   cả   nước.   Vấn   đề   văn   hóa   cũng   như   hoạt   động   quản   lý   văn   hóa 
(QLVH) của TP.HCM nói riêng và cả  nước nói chung đến nay “phát triển 
chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo 
chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi trường văn hóa còn bị  xâm hại, lai 
căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục; các tệ  nạn xã hội, tội 
phạm và sự  xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ  độc hại làm suy đồi  
đạo  đức, nhất  là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [16, tr.169].  
TP.HCM đã tiến hành nhiều biện pháp đấu tranh quyết liệt, nhưng tệ nạn 

8


ma túy, mại dâm, tội phạm vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp … đó là những 
thách thức, trở ngại không nhỏ đến hoạt động quản lý và phát triển văn hóa 
trên địa bàn thành phố. Đó chính là những vấn đề  cấp bách đặt ra đối với 
đội ngũ cán bộ, công chức ngành văn hóa thành phố hiện nay.
Hiện nay, vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,  
công chức, viên chức của ngành văn hóa TP. HCM nói chung và của đội ngũ  
công chức làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa của thành phố 
nói riêng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và đặc biệt là các nhà quản  
lý quan tâm. Việc nghiên cứu, đánh giá về  chất lượng của đội ngũ những 
người làm công tác quản lý văn hóa, đề  xuất các biện pháp hữu hiệu để 
nâng cao chất lượng của đội ngũ này, góp phần xây dựng đội ngũ vững  
mạnh và đáp  ứng yêu cầu của sự  nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa  
của thành phố  là một yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ  quan trọng của  
chính quyền thành phố và ngành văn hóa thành phố.
Với những lý do trên, tác giả  đã chọn đề  tài  “Nâng cao chất lượng 
đội ngũ công chức các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại thành 

phố Hồ Chí Minh” làm luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề văn hóa nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động  
văn hóa nói riêng đã trở  thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.  
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến 
sĩ, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về  nguồn nhân lực nói chung và 
nguồn nhân lực quản lý văn hóa nói riêng. 
­ Về mặt lý luận, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như:

9


1. Đỗ  Minh Cương, Nguyễn Thị  Doan:  Phát triển nguồn nhân lực  
giáo dục đại học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 
Tài liệu này đã đưa ra cơ  sở  lý luận khoa học và thực tiễn cùng các  
giải pháp chủ yếu để  phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học nước ta 
thời kỳ đẩy mạnh CNH­HĐH đất nước, giai đoạn 2000­2020. Dựa trên cơ 
sở lý luận của chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm 
của Đảng và Nhà nước ta về vai trò con người và định hướng về phát triển 
nguồn lực con người nói chung, trong ngành giáo dục nói riêng; nội dung tài 
liệu đi sâu phân tích tính đặc thù trong sự  phát triển nguồn nhân lực của 
giáo dục đại học, đồng thời kiến nghị  một số  giải pháp chủ  yếu về  phát  
triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở Việt Nam.
2. Nguyễn Chí Tân, Trần Mai  Ước, Nguyễn Vạn Phúc: Nguồn nhân  
lực chất lượng cao với sự  nghiệp công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất  
nước, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 3, 2011. 
CNH­HĐH đất nước đòi hỏi nhiều nhân tố  quan trọng như: vốn,  
khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…, song yếu tố  quan trọng và 
quyết định nhất là con người với  ưu thế  hơn cả  các nguồn lực khác. Bài 
viết khẳng định nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng  

cao, luôn chiếm vị  trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong  
phát triển KT­XH của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH­
HĐH, xu thế đổi mới phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Phạm Duy Đức:  Giao lưu văn hóa đối với sự  phát triển văn hóa  
nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. 
Trong cuốn sách này, tác giả  đã đề  cập đến vấn đề hội nhập văn hóa 
nghệ thuật của Việt Nam với các nền văn hóa nghệ  thuật trên thế  giới, đồng 

10


thời chỉ ra những phương hướng, giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc  
và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa trên thế giới.
4. Giáo sư Trần Văn Giàu ­ Nhà nghiên cứu Trần Bặch Đằng ­ Giáo  
sư  Nguyễn  Công   Bình:  Địa  chí   văn  hóa  thành  phố   Hồ  Chí   Minh,  Nxb. 
TP.HCM, 1998. 
Trong cuốn sách này, các tác giả  đã đề  cập đến vấn đề  lịch sử, văn 
học, nghệ thuật, con người ở TP.HCM, mục đích chính là làm rõ mảnh đất, 
con người và văn hóa của TP.HCM.
5. Giáo sư  Phạm Tất Dong: Định hướng phát triển đội ngũ trí thức  
Việt Nam trong công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, 2001. 
Trên cơ sở khái quát tình hình CNH­HĐH đất nước và một số vấn đề 
đặt ra về  nguồn lực trí tuệ, tác giả  đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí 
thức trong CNH­HĐH; làm rõ ưu điểm, hạn chế của đội ngũ trí thức nước  
ta, từ  đó đề  xuất những định hướng hoạch định chính sách xây dựng đội 
ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 ­ 2010.
­ Về mặt thực tiễn, nhiều tác giả đã tìm hiểu thực trạng nguồn nhân  
lực tại các địa phương, cơ quan cụ thể và đề  xuất các giải pháp phát triển  
nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị 

như:
1. Dương  Thị  Bích Hậu:  Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất  
lượng cao vào khu vực công tại tỉnh Tây Ninh,  Luận văn thạc sĩ Quản lý 
hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM, 2008. 
Đề  tài này được thực hiện nhằm đề  xuất các giải pháp thu hút và 
duy trì sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.  

11


Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ 
như  nghiên cứu lý luận về  nguồn nhân lực chất lượng cao; tìm hiểu các 
kinh nghiệm và bài học về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong và  
ngoài nước; khảo sát thực trạng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao  ở 
tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 1999 ­ 2007 và đề xuất các giải pháp thu hút nguồn 
nhân lực chất lượng cao vào khu vực công ở tỉnh Tây Ninh. 
2.  Ủy ban nhân dân (UBND) TP. HCM:  Quy hoạch phát triển nhân  
lực thành phố  Hồ  Chí Minh giai đoạn 2011­2020,  đề  án triển khai thực 
hiện Nghị quyết Đại hôi đảng bộ TP. HCM khóa IX. 
Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học ­ công nghệ… của  
cả nước, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM không  
chỉ phục vụ riêng nhu cầu của TP.HCM mà còn góp phần cung ứng nguồn 
nhân lực cho các địa phương khác và cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Do  
đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực hoạt động và chất lượng đào tạo nguồn 
nhân lực. Đề  án “Quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM giai đoạn 2011­
2020” của UBND TP.HCM nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội  
Đảng bộ  TP.HCM khóa IX đã xác định chương trình nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực phục vụ  yêu cầu CNH­HĐH giai đoạn 2011­2015 là một  
trong sáu chương trình đột phá. Đề  án gồm các nội dung chính sau đây: 
Khảo sát hiện trạng nhân lực TP.HCM; định hướng phát triển nhân lực thời  

kỳ 2011­2020; các giải pháp phát triển nhân lực và tổ chức thực hiện.
3. Nguyễn Thị Việt Thùy: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quy  
hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ công chức của thành phố hồ Chí Minh,  
Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia,  
TP.HCM, 2001. 

12


Luận văn đề  xuất các giải pháp thiết thực, đồng bộ  trong công tác 
quy hoạch và đào tạo cán bộ công chức của TP.HCM để  có được một đội 
ngũ cán bộ  bản lĩnh, có phẩm chất chính trị  vững vàng, năng lực và đạo 
đức tốt, số lượng đủ  để  bảo đảm thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của Đảng 
bộ  và chính quyền TP.HCM. Để đạt được mục đích trên, luận văn đã giải  
quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu lý luận về nguồn nhân lực và công tác 
quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu có phân tích và đánh 
giá thực trạng công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ tại TP.HCM; đề  xuất  
các giải pháp, các kiến nghị  nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch và xây 
dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức ở TP.HCM trong thời gian tới. 
4. Trần Minh Mẫn: Phát triển nguồn nhân lực quản lý văn hóa của  
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010­2020, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính 
công, Học viện Hành chính Quốc gia, TP.HCM, 2009. 
Đề  tài đề  xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực QLVH của  
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010­2020; đáp  ứng chủ  trương của Đảng và 
Nhà nước về  việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả  quản lý nhà nước về  văn 
hóa trong tình hình hiện nay. Các nhiệm vụ  cơ  bản của đề  tài là: Nghiên  
cứu cơ  sở lý luận về  nguồn nhân lực QLVH; tìm hiểu thực trạng đội ngũ 
cán bộ, công chức quản lý về  văn hóa ở  tỉnh Đồng Tháp từ  năm 2000 đến  
năm 2009; xây dựng các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực QLVH ở 
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

5. Trần Sơn Hải: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch  
tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành 
chính Quốc gia, TP. HCM, 2005. 

13


Đề  tài này đề xuất 5 giải pháp mang tính hệ  thống và khả  thi nhằm 
phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010. Đề tài đã  
giải quyết các nhiệm vụ  sau: Hệ  thống hóa các kiến thức lý luận cơ  bản 
về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch, vấn đề đào tạo và quản lý phát  
triển nguồn nhân lực du lịch; khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng,  
cơ  cấu ngành nghề  và quản lý phát triển nguồn nhân lực trong ngành du  
lịch tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 1993­2004; đề  xuất các giải pháp chủ  yếu 
để  đẩy mạnh quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa 
đến năm 2010.
Ngoài các công trình, đề  tài nghiên cứu trên, còn có nhiều luận văn, 
khóa luận và bài viết trên các báo, tạp chí đề  cập đến vấn đề  nguồn nhân 
lực nói chung và nguồn nhân lực QLVH nói riêng. 
Các công trình, đề  tài này là những tài liệu tham khảo có giá trị  cho  
việc nghiên cứu đề tài Luận văn.

14


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ  sở  hệ  thống hóa những vấn đề  lý luận cơ  bản về  nguồn  
nhân lực nói chung và nguồn nhân lực QLVH nói riêng, đề tài tập trung làm 
rõ thực trạng về  chất lượng của đội ngũ công chức làm việc tại các cơ 

quan quản lý nhà nước về văn hóa tại TP.HCM, từ đó đề xuất  các giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan quản lý nhà nước  
về văn hóa nói chung và tại TP. HCM nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài triển khai thực hiện các 
nhiệm vụ cụ thể sau:
­ Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực nói chung 
và nguồn nhân lực ngành văn hóa nói riêng.
­ Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về  ch ất l ượng  độ i 
ngũ công chức làm việc tại   các cơ  quan quản lý nhà nước về  văn hóa  ở 
TP.HCM hiện nay.
­   Tìm   hiểu   nguyên   nhân   khách   quan   và   chủ   quan   tác   động   đế n 
nguồn nhân lực QLVH ở TP.HCM. 
­ Đề  xuất các giải pháp, kiến nghị  nhằm nâng cao  chất lượ ng đội 
ngũ công chức các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại TP.HCM, góp 
phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực  QLVH  ở  TP.HCM và trong 
cả nướ c.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

15


Đối tượng nghiên cứu của đề  tài Luận văn là vấn đề  chất lượng và 
việc nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức làm việc tại các cơ  quan  
quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn TP.HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về  thời gian nghiên cứu: Đề  tài tập trung phân tích, đánh giá thực 
tiễn công tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý hoạt động văn 
hóa tại TP.HCM, trong bối cảnh hội nhập, từ năm 2008 đến năm 2012.

­ Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành khảo sát thực tế tại tất cả các 
cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn TP.HCM, bao gồm: Sở Văn 
hóa, Thể  thao và Du lịch; các Phòng Văn hóa ­ Thông tin tại 24/24 quận,  
huyện của TP.HCM.
­ Về đối tượng khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát thực tế chất lượng  
đội ngũ công chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa 
tại TP. HCM, không khảo sát viên chức hoặc các đối tượng khác làm việc 
trong các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn.
5. Phương pháp nghiên cứu 
5.1. Phươ ng pháp luận
Đề  tài  dựa  trên  cơ  sở  phươ ng  pháp luận của Chủ  nghĩa Mác  ­  
Lênin (Chủ  nghĩa duy vật biện ch ứng và Chủ  nghĩa duy vật lịch sử), t ư 
tưở ng Hồ  Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nướ c ta về  các vấn  
đề  nguồn nhân lực, văn hóa và những vấn đề  liên quan khác, để  xem 
xét,  đánh giá và tiến hành việc nghiên cứu  đối với  đối tượ ng  nghiên 
cứu.
5.2. Các phươ ng pháp cụ thể
Đề tài kết hợp sử dụng các phươ ng pháp nghiên cứu cụ thể sau:

16


1. Phươ ng pháp phân tích tài liệu: Phươ ng pháp này đượ c sử dụng 
để  thu thập các tài liệu có liên quan đế n đề  tài, bao gồm: sách, bài viết 
đăng trên các tạp chí khoa học, lu ận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, kỷ  yếu  
hội thảo, hội ngh ị  và các đề  án phát triển, … và tiến hành việc phân 
tích, đánh giá, sử dụng trong nghiên cứu đề  tài.
2. Phươ ng pháp điều tra xã hội học: Đề  tài tiến hành cuộc điề u 
tra xã hội học với đối tượ ng là công chức đang làm việc tại các cơ  quan  
quản lý nhà nướ c về văn hóa trên địa bàn TP. HCM, theo hình thức điề u 

tra bằng b ảng h ỏi (định lượ ng) kết hợp v ới ph ỏng v ấn sâu (đị nh tính).
­ Nghiên cứu định tính: Thực hiện m ột s ố  cu ộc ph ỏng v ấn, trao  
đổi với một số  cán bộ  lãnh đạo, quản lý ngành văn hóa trên đị a bàn về 
các nội dung nghiên cứu cần thiết; t ừ đó tiế n hành việc phân tích, đánh 
giá, đưa ra những nh ận xét mang tính định tính về  đối tượ ng điều tra là  
chất lượ ng đội ngũ công chức đang làm việc tại các cơ  quan quản lý 
nhà nướ c về văn hóa trên địa bàn.
­   Nghiên   cứu   định   lượ ng:   Đề   tài   đã   thực   hiện   việc   thăm   dò   ý 
kiến, tổng số  đã phát ra 222 phi ếu điề u tra (xem phụ l ục 1) cho các đố i 
tượ ng là công chức đang làm việc tại tất cả  các cơ  quan quản lý văn 
hóa trên địa bàn TP. HCM, bao g ồm: S ở  Văn hóa, Thể  thao và Du lịch  
(30 phiếu) và Phòng Văn hóa ­ Thông tin của các quận huyện (24 quận/  
huyện, mỗi đơn vị  8 phiếu), để  thu thập các thông tin về  chất lượ ng  
đội ngũ công chức làm việc tại các cơ quan nói trên.
Các thông tin thu th ập đượ c từ  các cuộc phỏng vấn sâu và phiếu  
điều tra nói trên, đượ c xử lý theo chươ ng trình SPSS (Statistical Package  
for the Social Sciences) là một chươ ng trình máy tính phục vụ  việc x ử 

17


lý  và phân tích các  số  liệu thống kê trong nhiều lĩnh vực  khác nhau,  
nhất là đối với các cuộc điều tra xã hội học.
3. Các phươ ng pháp khác: Ngoài hai phươ ng pháp chủ đạo là phân 
tích tài liệu và điều tra xã hội học nêu trên, đề  tài còn kế t hợp sử  dụng 
một   số   phươ ng   pháp   khác   như:   Phươ ng   pháp   so   sánh   ­   tổng   hợp,  
phươ ng pháp thống kê, …
6. Những đóng góp mới của Luận văn
­ Đã khảo sát, phân tích và đánh giá được thực trạng, cả  mặt mạnh 
lẫn mặt yếu, về  chất lượng của đội ngũ công chức đang làm việc tại các 

cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn TP. HCM.
­ Đã tìm hiểu, làm rõ được nguyên nhân chủ  quan cũng như  khách 
quan tác động đến chất lượng của đội ngũ công chức làm việc tại các cơ 
quan quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn TP.HCM.
­ Đã đưa ra được một số  giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất  
lượng đội ngũ công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn 
hóa tại TP. HCM, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn 
hóa trong cả nước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
7.1. Về mặt lý luận: 
Đề  tài góp phần hệ  thống hóa những vấn đề  lý luận cơ  bản về 
nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực QLVH nói riêng, bao gồm: 
việc tìm hiểu về các thành tố cấu thành nguồn nhân lực như trình độ, năng 
lực, môi trường, điều kiện làm việc, nguyện vọng, sở  thích… làm rõ các 
yếu tố   ảnh hưởng đến nguồn nhân lực QLVH trong sự  phát triển của tổ 
chức, cộng đồng và xã hội.  

18


7.2. Về mặt thực tiễn: 
Kết quả  nghiên cứu của luận văn có khả  năng được sử  dụng trong 
thực tiễn:
­ Đóng góp những căn cứ khoa học, cung cấp thông tin khoa học làm 
cơ  sở  tham khảo cho các cấp lãnh đạo trong việc hoạch định chính sách 
nguồn nhân lực nói chung và chính sách về  nguồn nhân lực QLVH nói 
riêng.
­ Tiến hành các hoạt động cần thết để  nâng cao chất lượng đội ngũ 
công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về  văn hóa, góp phần tăng  
cường mối quan hệ giữa tổ chức ­ nhà trường ­ xã hội trong việc xây dựng  

và phát triển nguồn nhân lực QLVH.
­ Có  thể  làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và 
nghiên cứu các chuyên đề liên quan tại các trường cao đẳng, đại học. 
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục 
lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực quản lý văn hóa
Chương 2: Thực trạng chất lượng  đội ngũ công chức các cơ  quan 
quản lý nhà nước về văn hóa tại TP.HCM
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ  
công chức các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại TP.HCM

19


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ VĂN HÓA

    

1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực
1.1.1. Vấn đề nguồn nhân lực
Mọi hoạt động của con người đều cần phải có các nguồn lực với tư 

cách là điều kiện cần, là tiền đề  để  tiến hành các hoạt động. Nguồn lực  
được hiểu là tất cả  những gì đã, đang và sẽ  tạo ra sức mạnh cho sự  phát  
triển đối với một quốc gia hoặc một tổ chức [19, tr.59]. Nguồn l ực, v ề c ơ 
bản, được chia thành 3 loại có quan hệ  mật thiết với nhau, đó là: tài lực 
(nguồn lực tài chính), vật lực (cơ  sở  vật chất, phương tiện kỹ  thuật) và 
nhân lực (nguồn lực con người), trong  đó, nguồn nhân lực luôn là quan  

trọng nhất và gữi vai trò quyết định đối với các nguồn lực khác.
Vấn đề  nguồn nhân lực ngày càng thu hút sự  quan tâm đặc biệt của  
các quốc gia và các tổ chức, bởi tầm quan trọng của nó. Thực tế cho thấy, 
trên thế  giới có những quốc gia đất đai không rộng, tài nguyên thiên nhiên  
không nhiều, nhưng nhờ chăm lo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng được 
một đội ngũ những người lao động có chất lượng cao, nên họ đã đạt được  
những thành tựu to lớn về phát triển KT­XH, khẳng định được vị  thế  của  
mình trên trường quốc tế. 
Có thể  nói nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng của nguồn nhân 
lực là yếu tố  quan trọng hàng đầu, là yếu tố  quyết định sự  phát triển của 
các quốc gia, quyết định sự  tồn tại, phát triển và thành công của các tổ 
chức, các ngành, các lĩnh vực hoạt động.

20


1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực 
Thuật ngữ  nguồn nhân lực (Human Resourses) xuất hiện vào những  
năm 60 của thế  kỷ  XX  ở  nhiều nước Phương Tây, khi có sự  thay đổi căn 
bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Ở 
nước ta, khái niệm này cũng đã được sử dụng khá rộng rãi từ thập niên 90  
của thế kỷ XX đến này.
Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên với các đặc trưng 
coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ  thuộc, cần khai thác tối đa sức 
lao động của họ  với chi phí tối thiểu thì từ  những năm 80 đến nay với 
phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực với tính chất mềm dẻo hơn, linh  
hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức  
cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên 
trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự  xuất hiện của thuật ngữ 
nguồn nhân lực là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của  

phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử 
dụng nguồn lực con người.
Nguồn nhân lực là gì ? Có rất nhiều cách tiếp cận và mục đích tiếp  
cận khác nhau, dẫn đến có nhiều cách trả  lời khác nhau đối với câu hỏi  
này. 
Thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức  
(với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả  năng và tiềm năng 
tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển KT­XH 
của quốc gia, khu vực, thế giới [32, tr.256]. Cách hiểu này về  nguồn nhân 
lực  xuất phát từ  quan niệm coi nó là nguồn lực với các yếu tố  vật chất, 

21


tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung 
của các tổ chức.
Thứ  hai, có người cho rằng nguồn nhân lực  là tổng thể  các yếu tố 
bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các 
nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức [20, tr.9].
Thứ ba, đặc biệt, trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những 
tác động của toàn cầu hóa đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa về 
nguồn nhân lực, được nhiều quốc gia sử  dụng, đó là: “Nguồn nhân lực là 
tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh 
và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội” 
[46, tr.147]. 
Ti pháp về  nâng cao 
trình   độ,   đổi   mới   giáo   dục,   đào   tạo,   bồi  dưỡng;   các   giải  pháp   về   quy 
hoạch, thu hút, bố  trí, sử  dụng, chế  độ  đãi ngộ; các giải pháp về  đổi mới 
sự  lãnh đạo của các cấp chính quyền nhằm huy động mọi nguồn lực để 
phát triển  đội ngũ công chức  ngành QLVH tại TP.HCM.  Tuy nhiên, các 

giải pháp trên chỉ  có thể  trở  thành hiện thực khi chúng được thực hiện 
trên cơ  sở  nhận thức đúng vai trò, vị  trí của đội ngũ công chức ngành 
QLVH trong thời đại ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế  và khu  
vực, coi đối tượng này là nhân tố quan trọng góp phần phát triển KT­XH, 
thúc đẩy sự  nghiệp CNH­HĐH đất nước nói chung và của TP.HCM nói 
riêng một cách nhanh chóng và bền vững. 
Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận, phân tích đánh giá mặt 
mạnh, mặt yếu, tìm hiểu những nguyên nhân khách quan cũng như  chủ 
quan của thực trạng để  đề  xuất các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, tổng 
thể luận văn cũng chỉ là một công trình nghiên cứu nhỏ lẻ, còn thực tế đội 

134


ngũ công chức các cơ  quan quản lý nhà nước về  văn hóa tại TP.HCM còn 
nhiều vấn đề và cần nhiều thời gian để nghiên cứu sâu hơn.

135


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ  Chính trị  (2002),  Nghị  quyết số  20­NQ/TW ngày 18/11/2002 về  
phương hướng, nhiệm vụ  phát triển thành phố  Hồ  Chí Minh  
đến năm 2020, Hà Nội.

2.

Bộ Luật Lao động, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


3.

Bộ  Nội vụ: Báo cáo tình hình đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước 
năm 2003

4.

Bộ Nội vụ (2013): Tài liệu hỏi đáp về quản lý nhà nước và kỹ  năng  
dành cho dự án 600 phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã.

5.

Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo tình hình kinh tế 
­ xã hội năm 2012, TP.HCM.

6.

Dương Thị Bích Hậu (2008), Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất  
lượng cao vào khu vực công tại tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ, 
Học viện Hành chính, TP.HCM.

7.

Đảng bộ  thành phố  Hồ  Chí Minh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu  
lần thứ VIII, TP.HCM.

8.

Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2010), Văn kiện đại hội lần thứ IX, 

TP.HCM.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993): Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban  
Chấp hành Trung  ương khóa VII, Nxb. Chính trị  Quốc Gia, Hà 
Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996):  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn  

quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),  Văn kiện Hội nghị  lần thứ  năm  

Ban chấp hành Trung  ương khóa VIII, Nxb. Chính trị  quốc gia, 
Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),  Văn kiện đại hội đại biểu toàn  

quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

136


13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),  Văn kiện đại hội đại biểu toàn  

quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị  lần thứ  7 Ban  


chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị  lần thứ  9 Ban  

chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),  Văn kiện đại hội đại biểu toàn  

quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đặng Hồng Sơn (2008),  Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình  

phát triển kinh tế ­ xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 , Luận 
văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính, TP.HCM.

18. Đỗ  Minh Cương, Nguyễn Thị  Doan (2001),   Phát triển nguồn nhân  

lực giáo dục đại học  ở  Việt Nam, Nxb. Chính trị  quốc gia, Hà 
Nội.

19. Đoàn Văn Khái (2005),  Nguồn lực con người trong quá trình công  

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Lý luận chính trị, Hà 
Nội.

20. George T.Milkovich and John W.Boudreau ­ Hurman resourses 

management, Tr. 9 

21. Hồ  Chí Minh (1981),  Toàn tập ­ tập 8,  Nxb. Chính trị  quốc gia, Hà 


Nội.

22. Hồ  Chí Minh (2011),  Toàn tập ­ tập 3, Nxb. Chính trị  Quốc gia, Hà 

Nội.

23. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Nxb. 

Văn hóa ­ Thông tin, Hà Nội.

24. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nxb. 

Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

25. Mai Quốc Chính (1999),  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp  

ứng yêu cầu công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước, Nxb. 

137


×