Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số lỗi về dựng đoạn trong thực hành viết tiếng Trung của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.5 KB, 8 trang )

v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

MỘT SỐ LỖI VỀ DỰNG ĐOẠN TRONG
THỰC HÀNH VIẾT TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LÀO CAI
GIÀNG THỊ MAI *
Cao đẳng Sư phạm Lào Cai 

*

Ngày nhận bài: 15/5/2018; ngày sửa chữa: 21/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/6/2018


TÓM TẮT
Viết là một trong bốn kỹ năng thực hành cơ bản trong giao tiếp tiếng Trung Quốc và khó vào bậc
nhất đối với sinh viên Việt Nam. Lỗi trong thực hành viết tiếng Trung Quốc rất đa dạng, thể hiện
trên nhiều phương diện, trong đó có lỗi về liên kết trong một đoạn văn và liên kết giữa các đoạn
với nhau, ảnh hưởng đến tính logic, mạch lạc của văn bản, gây trở ngại cho người tiếp nhận thông
tin. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi vận dụng phương pháp khảo sát, miêu tả và phân tích,
trên ngữ liệu lỗi thu thập được từ 100 bài viết của sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Trung
Quốc, trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, nhằm làm rõ đặc điểm một số lỗi dựng đoạn trong thực
hành viết tiếng Trung Quốc và chỉ ra hướng khắc phục lỗi, nâng cao hiệu quả diễn đạt viết cho
sinh viên Việt Nam.
Từ khóa: Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, dựng đoạn, lỗi, tiếng Trung


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng được
xếp vào loại khó trong học ngoại ngữ, đặc biệt là
viết văn bản, đòi hỏi người học vừa nắm vững kiến
thức ngôn ngữ lại vừa có khả năng tư duy, nhìn
nhận vấn đề một cách sắc bén. Trong quá trình hình
thành kỹ năng viết văn bản, dựng đoạn là bước đầu
tiên vô cùng quan trọng. Đối với sinh viên chuyên
ngành tiếng Trung Quốc ở Việt Nam, dựng đoạn
thường được bố trí ở năm thứ hai, tương đương
với trình độ trung cấp. Ở giai đoạn này, mặc dù
sinh viên đã tích lũy được vốn tiếng Trung Quốc

nhất định, song việc xây dựng đoạn văn vẫn là
điều không hề đơn giản. Vì vậy, sinh viên vẫn còn

38

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018

mắc rất nhiều lỗi không chỉ về mặt cách sử dụng
từ ngữ và cấu trúc câu mà chưa chú ý đến tính
liên kết tạo nên sự mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết

cho văn bản, dẫn đến sự trùng lặp, thiếu nội dung,
diễn đạt lộn xộn, luẩn quẩn, rời rạc… Trong khuôn
khổ bài viết này, chúng tôi vận dụng phương pháp
khảo sát, miêu tả và phân tích, trên ngữ liệu lỗi thu
thập được từ 100 bài viết của sinh viên năm thứ 2
chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường Cao đẳng
Sư phạm Lào Cai (dưới đây gọi tắt là SVLC), từ
đó tiến hành phân tích, đánh giá các lỗi sai thường
gặp dẫn đến sự thiếu mạch lạc của đoạn văn. Trên
cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị nhằm
khắc phục lỗi, nâng cao hiệu quả diễn đạt viết của
sinh viên.



PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

2. ĐÔI NÉT VỀ ĐOẠN VĂN
2.1. Khái niệm đoạn văn
Hiện nay có hai cách nhìn nhận về đoạn văn.
Đó là đoạn văn được phân định dựa vào nội dung
và đoạn văn được hiểu hoàn toàn dựa vào hình
thức và cách diễn giải. Trong bài viết này, chúng
tôi giới hạn đoạn văn là một phần của bài tập làm
văn, yêu cầu phải diễn đạt một nội dung tương đối

hoàn chỉnh. Nói cách khác, đoạn văn là đơn vị cơ
sở của văn bản, là một tập hợp các cụm câu liên
kết chặt chẽ với nhau về hai mặt nội dung và hình
thức nhờ các phương tiện liên kết nhằm thể hiện
một chủ đề bộ phận trong chủ đề chung của văn
bản hoặc của kết cấu văn bản thuộc cấp độ cao
hơn đoạn văn.
2.2. Đặc điểm của đoạn văn
2.2.1. Đoạn văn có tính hoàn chỉnh về nghĩa
Một đoạn văn cần thể hiện thống nhất một chủ
đề. Có nghĩa là một đoạn văn phải có tính hoàn
chỉnh về nghĩa. Đó là quan hệ giữa vế trước và vế

sau của một câu, câu trước và câu sau của đoạn,
các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, một
nội dung hoàn chỉnh, một chủ đề thống nhất. Ví dụ:
大学毕业了,我开始到社会上去找工作。
那是1983年春天美国经济不太好,加上每年从
三、四月起,中学生都在找工作,工作特别不
好找。为了看一看广告,我每天早上都买两三
种报纸,可是没有人要雇一个学政治的大学毕
业生。科室工作、体力工作,我都找不到。最
后,我到一个临时工介绍所去了,问他们有没
有什么工作做。他们对我说:“有一个在普林
斯顿的公司需要一个看门人,那是个负责任的

工作,你得管所有的钥匙,你能不能明天早上
六点半去上班?” “能!”我立刻回答。
Sự gắn kết trong đoạn văn trên được thể hiện
bằng việc các câu cùng thể hiện chung một chủ đề
về tìm việc (找工作). Các câu trong đoạn được
gắn với nhau theo quan hệ nhân quả, và tuần tự
thời gian diễn ra của sự việc. Điều này đã khiến
cho nội dung chính của đoạn văn kết thành một

khối liền mạch. Bên cạnh đó, những gắn kết của
các câu trong đoạn còn thể hiện ở những từ/cụm
từ liên quan đến một chủ đề như: 毕业, 工作, 经

济, 雇, 临时工, 体力, 公司, 负责任, 上班... Tất
cả tạo nên sự gắn kết giữa các câu thuộc một ý
chính của đoạn.
Ngược lại, nếu giữa các câu trong đoạn không
có mối liên hệ nào thì đó sẽ là chuỗi câu hỗn độn,
rời rạc. Trong một đoạn văn, nếu một câu không
có nội dung chung với cả đoạn, sẽ ảnh hưởng đến
toàn cục, làm cho đoạn văn thiếu mạch lạc.
2.2.2. Tính hoàn chỉnh về cấu trúc
Các câu trong đoạn văn có quan hệ chặt chẽ với
nhau bằng những tín hiệu đa dạng, giúp đoạn văn
trở thành một chỉnh thể thống nhất cả về hình thức

và nội dung. Đoạn văn trong tiếng Trung Quốc
thường được bắt đầu bằng việc lùi vào đầu dòng
hai ô và kết thúc bằng dấu chấm câu để chuyển
đoạn khác.
2.2.3. Tính liên kết và mạch lạc của đoạn văn
Đoạn văn được tạo thành bởi các câu. Những
mối liên hệ giữa các câu với nhau sẽ tạo ra tính liên
kết và mạch lạc cho đoạn. Liên kết được biểu hiện
trước hết bởi các mối quan hệ hình thức, bề mặt
của đoạn. Đồng thời, các câu trong đoạn cũng cần
có các mối quan hệ về nghĩa bên trong liên quan
đến ngữ cảnh tình huống và cùng phục vụ cho một

chủ đề. Đoạn văn không chỉ cần có tính liên kết mà
cần có sự mạch lạc về ý.
3. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG
DỰNG ĐOẠN VĂN TIẾNG TRUNG QUỐC
CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
LÀO CAI
3.1. Thuyết minh về khảo sát lỗi
Chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường Cao
đẳng Sư phạm Lào Cai được xây dựng từ năm
2005, với mục đích đào tạo nhân viên phiên dịch
tiếng Trung Quốc. Năm 2008, Nhà trường có thêm
ngành tiếng Trung sư phạm. Sinh viên được đào

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018

39


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
tạo tiếng Trung Quốc trong thời lượng 105 tín chỉ,
tương đương với 1575 tiết. Trong đó, kỹ năng viết
năm thứ hai là 120 tiết, tương đương với 8 tín chỉ,
mỗi học kỳ 4 tín chỉ, giáo trình chính là 《汉语写

作》二年级用 (“Giáo trình viết” dành cho năm
thứ 2),tác giả Triệu Hồng Cầm (赵洪琴) và Phó
Ức Phương (傅亿芳), nhà xuất bản Đại học Ngôn
ngữ Bắc Kinh. Do đặc điểm vùng miền và chất
lượng đầu vào, chất lượng học tập của sinh viên có
phần hạn chế hơn so với sinh viên các trường Cao
đẳng miền xuôi.
Để có được cơ sở thực tế phục vụ phân tích
lỗi, chúng tôi đã thu thập được 100 bài viết của
sinh viên CD16 khóa 2016 chuyên ngành tiếng
Trung năm thứ 2 của trường Cao đẳng Sư phạm
Lào Cai, trên cơ sở thống kê, khảo sát lỗi sai

liên quan đến dựng đoạn, chúng tôi đã xác định
được các dạng lỗi cụ thể của sinh viên, và phát
hiện ra một bài viết có thể tồn tại nhiều dạng
lỗi. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát các dạng lỗi
về dựng đoạn

STT
Loại lỗi
1 Lỗi thiếu thành phần
chính
2 Lỗi dấu câu


Số lượng
15
82

3

Lệch ý

45

4

5
8
9

Thiếu ý
Trùng lặp
Lỏng lẻo, lan man
Ý lộn xộn
Tổng

79
31

18
28
298

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 100 bài viết
xuất hiện đến 298 lỗi về mặt dựng đoạn, chưa kể
lỗi về dùng từ và viết sai chữ Hán, trung bình mỗi
bài viết có tới xấp xỉ 3 lỗi về dựng đoạn và không
có bài nào không có lỗi, trong đó, các lỗi về sử
dụng dấu câu, thiếu ý, lệch ý, trùng lặp…, chiếm
một tỷ lệ khá cao. Chính các lỗi này đã khiến cho
bài viết diễn đạt thiếu mạch lạc, ảnh hưởng đến

chất lượng truyền tải thông tin.

40

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018

3.2. Phân tích một số lỗi thường gặp trong
dựng đoạn tiếng Trung Quốc của sinh viên Cao
đẳng Sư phạm Lào Cai
Một đoạn văn bắt buộc phải có sự liên kết để

tạo nên tính mạch lạc. Đó là sự gắn kết về nội dung
giữa các từ, các thành phần trong câu, các câu trong
đoạn và các đoạn trong văn bản một cách hợp lý,
chặt chẽ tạo nên một chỉnh thể hoàn hảo về nghĩa.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong
các bài viết của sinh viên thường thiếu sự liên kết
mạch lạc giữa các câu. Do việc dùng từ, đặt câu,
tạo dựng đoạn văn chưa đảm bảo một số quy tắc
nhất định nên nội dung của các ngữ đoạn thiếu gắn
kết và ý tứ không rõ ràng. Dưới đây, chúng tôi lựa
chọn phân tích một số lỗi liên quan trực tiếp đến
kỹ năng xây dựng đoạn văn tiếng Hán.

3.2.1. Lỗi trong câu
Một đoạn văn được tạo thành bởi các câu. Chính
vì thế việc viết đúng các câu là cơ sở để viết đúng
đoạn. Trước tiên, câu văn trong đoạn phải đảm bảo
đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Hán. Các câu trong
bài viết phải đủ thông tin, các thành phần trong
câu được phối hợp logic, nội dung ngữ nghĩa chính
xác, phản ánh đúng thực tế khách quan. Nếu nội
dung diễn đạt trong từng câu không đủ, không rõ,
không logic thì sẽ làm cho câu văn thiếu mạch lạc.
Câu trong tiếng Hán cũng giống câu trong
tiếng Việt cần phải đủ các thành phần chính và diễn

đạt được một ý tương đối trọn vẹn. Nếu câu thiếu
thành phần chính sẽ thường là câu cụt, nội dung
không đầy đủ, biểu đạt không rõ ràng. Do vậy,
những câu không tuân thủ quy tắc ngữ pháp tiếng
Hán cũng chính là những câu văn mắc lỗi. Lỗi về
ngữ pháp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học phân
tích. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập
trung làm rõ những lỗi về ngữ pháp có ảnh hưởng
đến mức độ mạch lạc của bài văn như lỗi viết
câu thiếu thành phần chính, lỗi sử dụng dấu câu.



PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Câu thiếu thành phần chính
Dưới đây là một số ví dụ về câu thiếu thành
phần trong bài tập của sinh viên:
(a) 通过越南中北区大学,高等教育学校第
十一届专业技能竞赛及研讨会 (……)。我觉得
这一次大家很高兴,很丰富,同学们都非常漂
亮,都良好,聪明和才能的方面。
(b) 随着经济、科技的发展,网络在人们生
活工作中扮演越来越重的角色,人们与网络的
关系也越来越密切,网络给 (……) 带来了方

便。借助于网络可以方便和朋友之间的感情交
流。
(c) 是一个老街高等师范学校的学生我觉得
很荣幸能够获得场较量。竞赛已经顺利 (……)
并取得成功。
Các câu trên đều là những câu sai ngữ pháp.
Câu (a) chỉ có thành phần phụ là trạng ngữ chỉ
phương thức, thiếu thành phần chính; câu (b) chỉ
có thành phần chính chủ ngữ, thiếu tân ngữ; câu
(c) thiếu thành phần vị ngữ sau tính từ 顺利. Để
các câu trở nên hoàn chỉnh, cần thêm thành phần
phù hợp lấp đầy khoảng trống (……) của mỗi câu.

Đây là dạng lỗi khá phổ biến trong bài viết của
sinh viên. Với dạng lỗi này, câu văn diễn đạt chưa
đủ ý, chưa rõ nghĩa. Nguyên nhân là do người viết
chưa nắm được những quy tắc ngữ pháp cơ bản
của câu, đồng thời chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ dẫn đến việc áp đặt ngữ nghĩa và cách dùng của
tiếng Việt vào văn bản tiếng Hán.
Lỗi dấu câu
Dấu câu là phương tiện thể hiện ngữ điệu của
câu và một trong những chức năng chủ yếu của
chúng là ngắt câu, nếu sử dụng không chính xác sẽ
ảnh hưởng đến mức độ mạch lạc của câu. Theo kết

quả khảo sát của chúng tôi, rất nhiều câu văn của
sinh viên không sử dụng dấu câu hoặc sử dụng sai
dấu câu, chẳng hạn như đoạn văn dưới đây, ngoài
lỗi dùng từ chưa chính xác ra, còn xuất hiện không

ít lỗi về sử dụng dấu câu và thiếu dấu câu (phần có
gạch dưới), khiến cho đoạn văn trở nên lủng củng,
gây trở ngại cho người đọc.
今天在工业化,现代化的社会中生活所以
大部分每一个人都为了自己的生活而忙着,大
部分他们的时间都为了工作,孩子们是为了学
习,只有老人们每天都一个在家,很多人也就

是没有时间在家照顾老人所以他们送自己的父
母到那些养老院请这里的人帮他们照顾父母然
后每个月又来给那里钱就不关心父母要不要,
父母生活开心还是不开心。这状况主要在城市
发生的,可能说在哪个生活节奏更快,那个更
有钱,钱是不能少的地方那里更失去人情,不
像在农村的生活在那里我们总看见孩子们和老
人的脸就算在家还是在路上也露出幸福的笑。
Đặc biệt là trong tiếng Hán có 顿号 (dấu ngắt)
dùng để nối các từ ngữ có quan hệ trong câu,
thường gặp nhất là trường hợp dùng để nối những
từ ngữ có quan hệ đẳng lập cùng làm định ngữ bổ

nghĩa cho trung tâm ngữ hoặc dùng trong trường
hợp liệt kê. Tuy nhiên, trong tiếng Việt không có
dấu câu nào hoàn toàn tương đương với dấu ngắt
trong tiếng Hán. Dấu “phảy” trong tiếng Việt có
thể sử dụng cho cả 顿号 và 逗号 trong tiếng Hán.
Chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành tiếng Hán
nói chung và sinh viên Cao đẳng Sư phạm Lào Cai
nói riêng thường mắc lỗi do không phân biệt được
tính chất của hai dấu câu này. Ví dụ:
西湖,还剑湖,独柱寺等河内有名的胜地
我都没去过。
Trong câu trên, 西湖,还剑湖,独柱寺 đều

là danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội, các
dấu phảy giữa ba danh từ chỉ địa danh này cần đổi
thành dấu ngắt. Câu văn trên cần sửa thành:
西湖、还剑湖、独柱寺等河内有名的胜地
我都没去过。
Để khắc phục những lỗi này, người viết cần
thông qua quan sát, nắm chắc tính chất và cách
dùng của từng loại dấu câu trong tiếng Hán và so
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018


41


v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
sánh với dấu câu trong tiếng Việt. Đồng thời, trong
quá trình dựng đoạn, người viết cần chú ý xác định
đúng thành phần câu cũng như quan hệ giữa các
từ ngữ trong câu để sử dụng dấu câu phù hợp, rèn
luyện thói quen sử dụng dấu câu như một trong
những kỹ năng cần thiết khi viết văn.
3.2.2. Lỗi ngoài câu
Lỗi sắp xếp trật tự các câu

Sự sắp xếp các câu không theo một trình tự
hợp lý sẽ dẫn đến nội dung ngữ nghĩa các câu
không có quan hệ logic, thậm chí còn mâu thuẫn
với nhau. Ví dụ:
今天是星期天,今天天气很好。我跟爷爷
和姐姐去玩。我们去公园、广场、郊区玩儿,
我们玩得很高兴。我爷爷今年五十多岁了,
但是他很想去公园玩儿,喜欢散步散步。他还
对我们说:“我虽然老了,但是雅出去参观参
观,运动等,运动也是一种锻炼身体的方法,
你们年轻要多多地运动啊。”听他这么一说,
我想来想去也是的,我们都十九多岁了,什

么应该不应该做都知道了,我们不能一直靠别
人,我们又运动又学习才能生存的。到下午三
点天气有点儿热,我姐姐把雨子打开,我们边
走边谈话地回去。
Trong ví dụ này, các câu sắp xếp lộn xộn, từ
ngữ phối hợp chưa chặt chẽ (nội dung trong câu 1,
2 không được phân tích làm rõ ở các câu còn lại,
hơn nữa các câu không gắn với nhau về nghĩa).
Vì vậy, nội dung ngữ nghĩa trong đoạn không liền
mạch. Ngoài ra còn xuất hiện các lỗi về dùng từ,
lỗi ngữ pháp...
Triển khai lệch chủ đề

Một đoạn văn thường diễn đạt một nội dung
nhất định. Trong đoạn văn có thể có câu chủ đề
hoặc không. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát,
hàm súc nhất, các câu còn lại có tác dụng giải
thích, thuyết minh cho câu chủ đề và phụ thuộc
vào câu chủ đề về quan hệ ngữ nghĩa. Tuy nhiên,

42

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018


do sinh viên chưa nắm vững kiến thức về dựng
đoạn, không xác định được ý chính và cũng không
biết cách triển khai các ý nên thường mắc lỗi triển
khai không đúng chủ đề, thể hiện ở các câu không
tập trung vào giải thích, thuyết minh làm rõ ý của
câu chủ đề, khiến trong đoạn văn xuất hiện câu
không liên quan đến chủ đề hoặc gắn kết không
chặt chẽ với các câu khác để làm nổi bật chủ đề.
Theo khảo sát của chúng tôi, do sinh viên có thói
quen nghĩ gì viết nấy không theo ý nên nhiều đoạn
văn xuất hiện câu lệch lạc, xa rời chủ đề.

Triển khai ý thiếu hệ thống hoặc trùng lặp
Các câu trong một đoạn văn mạch lạc thường
được tạo nên bởi các mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nội dung các câu trình bày theo một hệ
thống được quy định bởi cấu trúc đoạn văn. Nếu
người viết triển khai một cách tùy tiện thì nội dung
sẽ bị trùng lặp, lộn xộn, rời rạc.
Kết quả khảo sát cho thấy, trên 85% bài viết
của học sinh có từ hai ba lỗi viết trùng lặp ý trở
lên. Nội dung các câu trong những đoạn văn này
thường không được chọn lựa kỹ, nhiều câu trùng
lặp nội dung dẫn tới diễn đạt dài dòng, luẩn quẩn.

Ví dụ:
(1) 周末我跟爷爷一起出去。我们走到街
道上遇见很多人。(2) 因为快到春节了,空气
特别热闹。(3) 两旁街道的桃花也开始开了很
漂亮。我也感受到春气了。(4) 我陪爷爷一起
去。(5) 去过了很多小巷,到处都很热闹。(6)
我们走到马路看到弟弟。(7) 他也看到我们,
跑过来。
Lỗi triển khai các ý trùng lặp rất phổ biến trong
bài viết của của sinh viên. Nguyên nhân chủ yếu là
do người viết không lập dàn ý và thiếu cân nhắc,
chọn lựa các ý trong quá trình tạo lập văn bản.

Để khắc phục lỗi này, sinh viên phải rèn luyện kỹ
năng xác định ý trọng tâm, xây dựng câu chủ đề rõ
ràng, cụ thể; chọn lọc những chi tiết có liên quan,
tiêu biểu để triển khai ý nhằm làm nổi bật nội dung
trọng tâm của chủ đề.


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

Triển khai thiếu ý hoặc ý rời rạc, lan man
Các đoạn văn trong trường hợp này thường
thuộc dạng đoạn văn có câu chủ đề. Ý của câu chủ

đề được triển khai bởi các câu còn lại. Việc triển
khai không đầy đủ và không tập trung làm rõ chủ
đề thì đoạn văn sẽ thiếu ý. Nội dung của những
đoạn văn như vậy sẽ không rõ ràng và kém mạch
lạc, thiếu tính hệ thống. Kết quả khảo sát bài viết
của sinh viên cho thấy, lỗi này khá phổ biến chiếm
81% trong bài viết của sinh viên. Chẳng hạn:
有一年,每人愿意给他做工,想来想去,
他想了一个好办法(?)。后来有一个叫大虎
到剥皮老爷家去做工。
Một ví dụ khác:
在现今的社会中,每个人都要努力让自己

跟得上别人。谁也努力学习,努力工作。每个
人不止靠自己的能力,还要靠亲人,周围的人
或先进的工艺。所以现在大部分每个人都会使
用网络。网络可以帮我们解决很多难的问题。
只要打开电脑或收集接到要查的问题,很快就
得到答案。
Trong đoạn văn này, người viết không xác
định chính xác được câu chủ đề, không làm nổi bật
được nội dung, phân tích, chứng minh không có
chiều sâu, thiếu tính tập trung, câu văn rời rạc, lan
man, không rõ ý.
Người viết mắc nhiều lỗi này do nghèo nàn về

vốn từ, khả năng lập luận yếu kém nên không xác
định được ý trọng tâm, luận điểm, không biết chọn
luận cứ, không triển khai được ý, nghĩ như thế nào
viết như thế ấy, không quan tâm đến tính chất bút
ngữ. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều dạng lỗi
làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết. Chẳng hạn
như đoạn văn sau xuất hiện cùng lúc khá nhiều lỗi:
我住在老街。老街是一个发展的城市,
所以现在交通情况很复杂。现在有很多交
通 类 型 例 如 : 公 路 , 铁 路 ......路 上 有 许 多
辆车:汽车,自行车,公共汽车,摩托
车。每天都有交通事故很严重的。高峰时


间常堵车在路上,一次要等半个小时才可
能去。要是下雨,路就很滑。道路交通事
故。在老街有几个地方路都坏了。有些大
家不遵守交通规则,让很多人死。现在我
们要遵守交通规则以后喝酒不参加交通。
Ngoài các lỗi nêu trên ra, một số bài của sinh
viên viết liền thành một khối, không tách đoạn.
Điều đó chứng tỏ sinh viên không hiểu về đặc
điểm và yêu cầu của văn bản, năng lực tư duy logic
hạn chế. Khoảng trống trong kiến thức nền này cần
được lấp đầy, củng cố và nâng cao.

4. NGUYÊN NHÂN CỦA LỖI VÀ BIỆN
PHÁP KHẮC PHỤC
Khi bàn về nguyên nhân của lỗi, chúng ta cần
hiểu rõ vai trò của “chuyển di ngôn ngữ” trong
dạy học ngoại ngữ. “Chuyển di ngôn ngữ có liên
quan đến sự giống và khác nhau về cấu trúc của
hai ngôn ngữ, cũng có liên quan đến tính có thể
chuyển di của bản thân cấu trúc tiếng mẹ đẻ, kết
cấu ngôn ngữ đích cũng có tác dụng hạn chế đối
với chuyển di. Chuyển di có thể là hình thức bề
ngoài, cũng có thể là sự chuyển di đặc trưng hoặc
phạm trù ở chiều sâu. Chuyển di có thể dẫn đến

sai sót, cũng có thể khiến cho sai sót giảm đi hoặc
không có sai sót.” (刘颂浩, 2007). Những chuyển
di có thể làm giảm hoặc không còn sai sót gọi là
chuyển di tích cực (正迁移) những chuyển di dẫn
tới sai sót gọi là chuyển di tiêu cực(负迁移).
Qua phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi thấy,
nguyên nhân chính của lỗi là do sinh viên thiếu kỹ
năng lập luận và bỏ qua bước sắp xếp các ý trước
khi viết. Mặt khác, việc khảo sát trên đây cho thấy
tình trạng sinh viên không có thói quen tách ý và
lập dàn ý trong quá trình dựng đoạn là khá phổ biến.
Để tránh lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc, người

viết cần đảm bảo quy tắc lựa chọn, cân nhắc kỹ
trong việc dùng từ, đặt câu, dựng đoạn khi tạo lập
văn bản. Tuy nhiên, thực hành điều này không dễ,
người viết phải có ý thức rèn luyện thường xuyên
và liên tục trong quá trình học tập. Qua khảo sát
bài viết của sinh viên, bước đầu, chúng tôi xác
KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018

43



v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
định một số lỗi phổ biến có ảnh hưởng đến mức độ
mạch lạc của văn bản như: lỗi sử dụng dấu câu sai,
dùng từ không thích hợp dẫn đến câu văn diễn đạt
không rõ và không đúng nghĩa; sắp xếp nội dung
các thành phần trong câu, các câu trong đoạn văn
không theo trình tự; diễn đạt lan man, dài dòng...
Trong số các bài viết mà chúng tôi thu thập được,
chỉ có khoảng 10% là diễn đạt rõ ràng, lưu loát. Số
còn lại, ngoài những lỗi sai về chính tả, dùng từ,
đặt câu, còn xuất hiện rất nhiều lỗi về diễn đạt như

lủng củng, rời rạc, dài dòng, tối nghĩa, thiếu mạch
lạc. Thực trạng này nếu không sớm được khắc
phục sẽ hạn chế hiệu quả học tập. Nguyên nhân
của lỗi là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ sang ngôn
ngữ đích và độ khó của chính bản thân ngôn ngữ
đích. Ngoài ra, còn phải kể đến khoảng trống trong
kiến thức nền của sinh viên cũng như hạn chế về
tư duy, triển khai ý và các kiến thức liên quan đến
thủ pháp dựng đoạn.
Để có thể khắc phục lỗi, nâng cao chất lượng
dựng đoạn nói riêng và viết văn bản tiếng Hán nói
chung, giảng viên cần gợi mở cho sinh viên thường

xuyên so sánh các điểm ngôn ngữ có liên quan đến
từng nội dung cụ thể trong quá trình dựng đoạn,
nắm được điểm tương đồng và khác biệt giữa thiết
kế đoạn văn tiếng Hán và tiếng Việt để có thể tận
dụng sự chuyển di tích cực và hạn chế tối đa sự
chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ
đích. Song song với trau dồi kiến thức và kỹ năng
dựng đoạn, cần bổ túc, nâng cao các kiến thức
ngôn ngữ có liên quan đến thực hành viết tiếng
Hán như từ vựng, ngữ pháp, văn tự, đồng thời tích
cực đọc các bài mẫu, phân tích bài mẫu để tích lũy
kiến thức, mô phỏng các phương thức triển khai

ý, nâng cao năng lực tư duy logic, khiến cho kiến
thức nền được củng cố và phát huy.
5. KẾT LUẬN
Đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Trung
Quốc nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Sư
phạm Lào Cai nói riêng, để viết được một đoạn
văn hoàn chỉnh không có lỗi ngữ pháp đã khó,
không có lỗi về dựng đoạn để đoạn văn được mạch

44

KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ


Số 14 - 7/2018

lạc, trôi chảy lại càng khó hơn. Kết quả khảo sát
cho thấy, do trình độ tiếng Trung còn hạn chế cũng
như không lập dàn ý, cân nhắc lựa chọn ngôn từ
trước khi viết, thêm vào đó là khoảng trống trong
kiến thức nền về lý thuyết văn bản cũng như kỹ
năng thực hành viết dẫn tới sinh viên trường Cao
đẳng Sư phạm Lào Cai đã mắc khá nhiều các lỗi
sai liên quan đến ngữ nghĩa của câu cũng như sự
liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn. Để

khắc phục điều này, đòi hỏi sinh viên cần có vốn từ
vựng phong phú, có thói quen lập dàn ý trước khi
viết, sử dụng được các kỹ năng trong liên kết văn
bản, đồng thời, phải tích cực vận dụng thủ pháp
so sánh Hán – Việt để có thể tận dụng được sự
chuyển di tích cực và hạn chế sự chuyển di tiêu
cực của tiếng mẹ đẻ sang quá trình tiếp thu ngôn
ngữ đích. Đi đôi với tiếp thu kiến thức mới, việc
củng cố và tăng cường kiến thức nền là vô cùng
quan trọng đối với người học, nhằm nâng cao hiệu
quả biểu đạt, nhất là hiệu quả thực hành dựng đoạn
văn tiếng Hán./.

Tài liệu tham khảo:
Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp, văn bản, mạch
lạc, liên kết, đoạn văn, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
Diệp Quang Ban (2006), Văn bản, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội
Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và
cấu tạo văn bản, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần
Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc
dạy làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

刘颂浩(2007),第二语言习得导论:对外
汉语教学视角,世界图书出版公司,北京
p.79
彭小川(2004),关于对外汉语语篇教学的新
思考,《汉语学习》第二期
王晨 (2006),建立在认知基础上的对外汉
语语段训练策略,广西大学硕士学位论文


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v

SOME MISTAKES IN PARAGRAPH WRITING BY CHINESE-MAJOR STUDENTS

AT LAO CAI COLLEGE OF EDUCATION
GIANG THI MAI
Abstract: Writing is one of four basic skills in Chinese communicative competence and
considered the most difficult for Vietnamese students. Mistakes in this skill are diversified which
is reflected from many perspectives including cohesion and coherence, making information
incomprehensible to the recipient. In the article, based on some research methods such as survey,
description, analysis and collection of 100 essays by Chinese-specialized sophomores at Lao
Cai colllege of Education, an attempt is made to look at students’ mistakes in writing Chinese
paragraphs and to suggest some resolutions to enhance their writing skill.
Keywords: Lao Cai college of education, paragraph writing, mistakes, Chinese
Received: 15/5/2018; Revised: 21/5/2018; Accepted for publication: 20/6/2018


KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰ

Số 14 - 7/2018

45



×