Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

DƢƠNG THỊ HƢƠNG

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 5. 04. 33

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN ĐĂNG XUYỀN

Hà Nội - 2001


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong
Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Dƣơng Thị Hƣơng


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1


CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
TRƢỚC TỰ LỰC VĂN ĐOÀN .............................................................................................. 16
1.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn học truyền thống Việt Nam ................................ 16
1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn chƣơng quốc ngữ buổi giao thời ........................ 25
CHƢƠNG 2: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ .......................... 42
2.1. Tự lực văn đoàn và cuộc cách tân văn học ................................................................... 42
2.2. Những thành tựu miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết luận đề ........................................... 46
CHƢƠNG 3: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ ............................ 96
3.1. Quan niệm về tiểu thuyết tâm lý ................................................................................... 96
3.2. Cuộc hành trình từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm .................................... 100
3.3. Khám phá "con ngƣời bên trong con ngƣời" .............................................................. 103
3.4. Những hạn chế ............................................................................................................ 147
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 154


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tự lực văn đồn có vị trí quan trọng trong nền văn họcViệt Nam hiện đại, có ảnh
hƣởng sâu rộng, đã từng "làm mƣa làm gió trên văn đàn", làm thay đổi thị hiếu văn học
những năm 30. Vì vậy khi nghiên cứu văn học Việt Nam, không thể bỏ qua hiện tƣợng văn
học này. Có thể nói, Tự lực văn đồn đƣợc coi là một tổ chức sáng tác đi tiên phong trong
trào lƣu hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX. Vị trí tiên phong đó khơng chỉ đƣợc thể hiện ở
tơn chỉ mục đích của văn đồn mà còn đƣợc thể hiện chủ yếu qua những cách nghệ thuật.
Trong đó, một trong những đóng góp đáng ghi nhận nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật. Đây cũng chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá những yếu tố tiến bộ cũng nhƣ
hạn chế về tƣ tƣởng và nghệ thuật của văn đoàn này.
1.2. Tuy vậy, từ trƣớc tới nay, những nhận xét đánh giá về Tự lực văn đồn cịn có

nhiều điểm chƣa thật thỏa đáng, chƣa thống nhất, thậm chí đối lập nhau. Nếu nhƣ trong thời
cực thịnh của nó, nhiều nhà văn lấy việc đƣợc in sách ở nhà xuất bản Đời nay, đƣợc viết cho
báo Phong hóa và báo Ngày nay là niềm tự hào, thì một thời gian dài mấy chục năm sau, kể
từ cách mạng tháng Tám năm 1945, thái độ đánh giá về văn chƣơng Tự lực văn đồn có
nhiều thay đổi. Nhất là đến thời điểm sau năm 1954, khi đất nƣớc bị chia cắt trong khi ở miền
Nam sách của văn đoàn này vẫn đƣợc tái bản, các cây bút phê bình vẫn tiếp tục thái độ trân
trọng, thì ở miền Bắc, ngƣời ta ngại nhắc đến Tự lực văn đồn (nếu có nhắc đến thì thƣờng
dành cho nó những lời lẽ phê bình rất gay gắt, thậm chí rất thiếu thiện chí, một phần lớn tác
phẩm của nó bị xếp vào loại sách cấm). Hơn một thập kỷ trở lại đây, trong trào lƣu đổi mới
của thời mở cửa, vấn đề xem xét đánh giá lại một số hiện tƣợng văn học quá khứ đã đƣợc đặt
ra trong giới nghiên cứu. Tự lực văn đoàn là một hiện tƣợng nổi bật trong số đó. Vì vậy, các
tác phẩm của nó đã đƣợc nhìn nhận với


2
một thái độ khách quan hơn. Vị trí của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng đƣợc đánh
giá một cách thỏa đáng hơn.
1.3. Một văn đồn có tính chất phức tạp và đa dạng, gây nhiều tranh cãi trong giới
nghiên cứu phê bình nhƣ vậy quả là một đối tƣợng thú vị hấp dẫn ngƣời nghiên cứu. Đến với
tiểu thuyết Tự lực văn đồn, chúng tơi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trị của
các tác giả trong lĩnh vực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Đặc biệt, khi coi nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đối tƣợng nghiên cứu chính, chúng tơi
muốn nhấn mạnh rằng nó chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nền văn học hiện đại Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Nhƣ phần trên đã đề cập, những ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn nói chung, về tiểu
thuyết và nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn nói riêng, khá phong
phú. Trong khn khổ của vấn đề mình quan tâm nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu khảo sát các
ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (đạc

biệt là ở hai cây bút chủ chốt: Nhất Linh, Khái Hƣng), sắp xếp chúng theo trình tự thời gian
nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy. Từ đó, chúng tơi đi tìm
những gợi ý q báu cho cơng việc nghiên cứu của mình, đồng thời cùng tranh luận với
những ý kiến mà chúng tôi cho là chƣa thật thỏa đáng.
Để cho vấn đề đƣợc tâp trung, chúng tôi chỉ xin giới thiệu những nhận định tiêu biểu,
theo hệ thống sau:
2.1. Các ý kiến trước năm 1945
Là những ngƣời sống cùng thời với các tác giả Tự lực văn đoàn, đƣợc chứng kiến tận
mắt thái độ của độc giả đối với tiểu thuyết của nhóm này, các nhà nghiên cứu nhƣ Trƣơng
Tửu (với các bài viết về Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt trên báo Loa năm 1935; về Hồn bướm
mơ tiên, Đời mưa gió, Lạnh lùng trên báo Ích hữu năm 1937), Trƣơng Chính (tác giả Dưới
mắt tôi - 1939), Dƣơng Quảng Hàm (tác giả Việt Nam văn học sử yếu - 1941), Vũ Ngọc


3
Phan (tác giả Nhà văn hiện đại - 1942) đã nêu lên một số ý kiến đánh giá về những đóng góp
của tiểu thuyết Tự lực văn đồn trên phƣơng diện miêu tả tâm lý. Hai nhà phê bình Trƣơng
Tửu và Trƣơng Chính cịn phát biểu ý kiến với tinh thần tranh luận nữa. Trong khi Trƣơng
Tửu bày tỏ một thái độ nghiêm khắc đối với tiểu thuyết Tự lực văn đồn thì Trƣơng Chính lại
có thái độ đề cao, tuy nhiên, ở tác phẩm nào, hầu nhƣ Trƣơng Chính cũng vẫn chỉ ra đƣợc
những điều chƣa thỏa đáng.
Về Đoạn tuyệt, ơng viết: "Ngồi những hạt bụi ấy (sự vụng về của tác giả khi dùng
mọi cách để bênh vực nhân vật Loan, khiến cho ý đồ bị bộc lộ quá lộ liễu. D.T.H), Đoạn
tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt khơng chỉ có giá trị xã
hội. Nó cịn có một giá trị tâm lý (chúng tôi nhấn mạnh. D.T.H) không ai chối cãi đƣợc. Ông
Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm
hồn riêng của nhân vật trong truyện và để đi sâu vào đời bên trong của họ [33, 38].
Với Lạnh lùng, ông khẳng định: "Không thể lọt qua trí quan sát của ơng (chỉ Nhất
Linh - D.T.H) những tƣ tƣởng ta giấu kín tận đáy lịng nhƣ những con vật xấu xa. Ngƣời
trong truyện vì thế mà linh động" [33, 27].

Sau hàng loạt các bài viết về Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống Mái, Gia
đình của Khái Hƣng, ông kết luận:
"Với những tác phẩm sau: Nửa chừng xuân, Trống Mái, và nhất là Trống Mái, nghệ
thuật Khái Hƣng đã chắc chắn và điêu luyện lắm. Nhƣng Hồn bướm mơ tiên vẫn giữ mãi
hƣơng vị êm dịu, ngọt ngào của những bông hoa đầu mùa" [33, 41]. "Nghệ thuật của Khái
Hƣng mỗi ngày mỗi lão luyện trông thấy. Gia đình có thể xem nhƣ một tác phẩm khơng tì
vết" [33, 68].
Về Đời mưa gió, ơng nhấn mạnh: "Tả một ngƣời phóng đãng nhƣ Tuyết, ơ uế - ta phải
nhận là ô uế - nhƣ Tuyết, lúc nào cũng sống ngoài luân lý, ngoài xã hội và mỉa mai nhạo báng
tất cả những cái ngƣời ta tôn thờ, kính trọng, mà làm cho ta thƣơng hại nàng, yêu nàng, bênh
vực nàng, che chở cho


4
nàng, sẵn lòng tha thứ cho tất cả những lầm lỗi của nàng, phải có một nghệ thuật tuyệt diệu"
[33, 37].
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật
tiểu thuyết Nhất Linh và Khái Hƣng:
"Nếu đọc Nhất Linh ở phong cao đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người
ta thấy tiểu thuyết của ơng biến đổi rất mau. Ơng viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình
cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi
ngày ơng càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta" [175 - 234].
"Đọc tiểu thuyết của Khải Hưng, người ta nhận thấy lúc đầu ông là một nhà tiểu
thuyết về lý tưởng, đầu văn ngả về phong tục là loại ơng có nhiều đặc sắc nhất, rồi đến khi
viết Hạnh, ông bắt đầu khuynh hướng về tâm lý" [175; 168].
Nhƣ vậy, khi nghiên cứu quá trình sáng tác của các cây bút tiểu thuyết chủ chốt trong
Tự lực văn đoàn, các nhà nghiên cứu cùng thời với họ đã thống nhất quan điểm: càng về sau
tiểu thuyết Tự lực văn đoàn càng tỏ ra sắc sảo trong miêu tả tâm lý. Về hạn chế, các ý kiến
đều tập trung phê phán những vụng về, thiếu khái quát trong tâm lý các nhân vật Vọi (Trống
Mái), Lộc (Nửa chừng xuân), Ngọc (Hồn bướm mơ tiên)... Những hạn chế đó đƣợc nhiều nhà

nghiên cứu sau này tiếp tục khẳng định.
2.2. Các ý kiến sau năm 1945
Ngay sau năm 1945, trong xu thế khẳng định nền văn học cách mạng, đoạn tuyệt với
cái đƣợc coi là ủy mị, sầu thảm cũng nhƣ ý thức đề cao cá nhân của văn học lãng mạn, các
nhà nghiên cứu hầu nhƣ không lƣu tâm tới các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đồn. Phải tới
sau năm 1954, chúng mới đƣợc để tâm nghiên cứu trở lại. Nhƣng do tình hình chính trị của
đất nƣớc mà việc nghiên cứu văn học cũng đƣợc chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam
Bắc. Nhìn chung, lối phê bình văn học thời kỳ này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và
bị chi phối bởi tƣ tƣởng chính trị. Vì vậy mà nảy sinh một


5
thực tế: trên phƣơng diện tƣ tƣởng, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đƣợc đề cao ở miền Nam, bị
phê phán ở miền Bắc; nhƣng trên phƣơng diện nghệ thuật, ý kiến của các nhà nghiên cứu hai
miền lại có nhiều điểm gặp gỡ.
Ở miền Nam, ngoài các bài báo viết về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đăng trên các tạp
chí Văn, tạp chí Văn học, phải kể đến các chun luận, các cơng trình văn học sử viết dƣới
dạng giáo trình dùng trong các trƣờng trung học, đại học. Tiêu biểu là các cơng trình của
Nguyễn Văn Xung (Bình giảng về Tự lực văn đồn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên, 1960), Lê Hữu Mục (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận đề về Nhất
Linh, 1960), Doãn Quốc Sĩ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ, 1962 - in
trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ - 1967), Vũ Hân (Văn học Việt Nam thế kỷ
XIX tiền bán thế kỷ XX: 1800 - 1973), Thế Phong (Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940, 1974).
Nguyễn Văn Xung cho rằng: "Khái Hƣng còn là một nhà quan sát tâm lý rất sành sỏi"
[222, 15]. Tiểu thuyết của ông là sự hiện diện "những trạng huống bất ngờ của tâm hồn,
những phản ứng kỳ lạ của tâm lý... đã đƣợc nêu ra và phân tích một cách tinh vi" [222, 32].
Nhất Linh "không phải tả cảnh nhƣ Khái Hƣng nhƣng là để móc vào đấy những biến đổi
uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật, ở điểm này, Hồng Đạo giống hệt ông" [222, 65].
Lê Hữu Mục khẳng định: "Nhất Linh có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (...).
Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp [150, 90]. Phạm Thế Ngũ nhận xét:

Ở Lạnh lùng tâm lý ái tình đƣợc ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu (...),. Ngƣời ta thấy
ảnh hƣởng của Proust và Freud nữa trong cái bút pháp của tác giả mơ tả ái tình, dục tình, trỗi
dậy nung nấu trong ông Nhung". Ở Bướm trắng "ta vẫn thấy những sở trƣờng của ngịi bút đã
viết Đơi bạn với sự chuyên chú vào phân tích một tâm lý phức tạp (...). Ngƣời ta tƣởng thấy
rõ ảnh hƣởng của Đôxtôiepxki, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trƣơng xem xét cái
thiện cái ác dƣới con mắt hòa đồng hay cúi


6
xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình (...) Tất cả cái gì vẽ ra viết ra chỉ đủ cần
để diễn tả cái nhìn hƣớng nội" [154, 463]
Thanh Lãng cho rằng cả Khái Hƣng lẫn Nhất Linh, càng về sau "càng bỏ sự động đạt
để đi vào con đƣờng phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm" [115, 745].
Trần Triệu Luật trong bài Ý hướng cải tạo xã hội của Tự lực văn đoàn đã nhấn mạnh:
"Lẽ dĩ nhiên, xét riêng về nghệ thuật, những Bướm trắng, Sợi tóc, Đơi bạn... có vƣợt
hơn những cuốn đƣợc viết nhƣ phƣơng tiện để thực hiện chủ trƣơng vƣợt ngoài nghệ thuật,
nhƣng nếu quả nghệ thuật chỉ vƣợt đƣợc thời gian và không gian nếu trƣớc hết phản ánh hay
đáp ứng đƣợc vóc dáng, địi hỏi của thời gian và khơng gian sống của nó thì có lẽ phải nói
ngƣợc lại: Chính những Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nửa chừng xuân, Thừa tự, Tối tăm, Con
đường sáng, Mười điều tâm niệm, Trước vành móng ngựa... cùng những Phong hóa, Ngày
nay, Hội ánh sáng mới vĩnh cửu và bất diệt tên tuổi những Nhất Linh, Khái Hƣng, Thạch
Lam, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ... để từ đó những nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc và
tinh vi của Bướm trắng, Sợi tóc, Đơi bạn, Hà Nội băm sáu phố phường, Hồn bướm mơ tiên...
đƣợc chú ý và thƣởng thức" [131, 51].
Có thể thấy đằng sau lối diễn đạt có vẻ cầu kỳ của tác giả là sự đề cao vai trò tạo nền,
gây chú ý và tác động với bạn đọc của các tiểu thuyết luận đề, phong tục, các bài báo... trong
việc làm nổi bật những thành tựu miêu tả tâm lý của một số tiểu thuyết tâm lý. Cách thể hiện
đó cho thấy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các thể loại khác nhau trong cùng một
tổ chức sáng tác.
Ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ thái độ khách quan của mình khi nhận

xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.


7
Tiêu biểu là các cơng trình của nhóm Lê Q Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam, tập 3, từ giữa thế kỷ XIX đến 1945, 1957) của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học
Việt Nam 1930 - 1945, tập 1 - 1961), bài viết của Nguyễn Đức Dần (Mấy ý kiến về Nhất Linh
và Khái Hưng - hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đồn - 1958).
Nhóm Lê Q Đơn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn "cả một thế giới
tâm tình trƣớc kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ đƣợc phô bày mổ xẻ tinh vi" [171,
296].
Nhất Linh thành cơng "ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm
nổi bật tâm lý nhân vật" [171, 331]. Khái Hƣng là "một nhà văn quan sát kỹ lƣỡng và có một
hiểu biết sâu sắc về tâm lý con ngƣời". Nguyễn Đức Dần khẳng định rằng trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn, "tâm lý các nhân vật đƣợc nghiên cứu một cách sâu sắc, tỉ mỉ và vẽ nên
những nét phong phú sinh động. Cho nên con ngƣời trong tác phẩm của họ thực hơn, có tác
dụng truyền cảm sâu hơn và hấp dẫn hơn. Nhất là Nhất Linh có một bút pháp mơ tả tâm lý
khá tinh vi tế nhị" [50, 27].
2.3. Các ý kiến từ "thời kỳ đổi mới"
Năm 1988, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức cùng với những bài giới thiệu cho các tác
phẩm tái bản nhƣ Đẹp, Tiêu Sơn tráng sĩ, Đơi bạn, Băn khoăn, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió,
Bướm trắng đã đánh dấu một thời kỳ nghiên cứu toàn diện và khách quan hơn về Tự lực văn
đoàn.
Ngày 27-5-1989 trƣờng Đại học Tổng hợp (nay là Đại học khoa học xã hội và Nhân
văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp tổ chức một hội nghị chuyên đề đánh giá lại
một số hiện tƣợng văn học quá khứ, trong đó văn


8
chƣơng Tự lực văn đoàn là một hiện tƣợng tiêu biểu. Phần lớn số bài tham luận tại hội nghị

đã đƣợc giới thiệu trên chuyên san đặc biệt báo Giáo viên nhân dân tháng 7 năm 1989.
Ở đây, trong báo cáo đề dẫn Hội thảo về văn chương Tự lực văn đồn, giáo sƣ Hà
Minh Đức đã chỉ rõ:
"Nhìn nhận lại một cách khoa học và thỏa đáng giá trị văn chƣơng Tự lực văn đồn là
một việc làm khơng những chỉ có ý nghĩa với việc đánh giá một hiện tƣợng văn học quá khứ
mà cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn học mới".
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con người
và văn chương; bài bình giảng Hồn bướm mơ tiên trong Tác phẩm văn học 1930 - 1945), Hà
Minh Đức (bài bình giảng Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn trong Tác phẩm văn học
1930 - 1945), Trƣơng Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đồn; Tự lực văn đồn; Nhìn lại
vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn), Nguyễn Hoành Khung (Văn
học Việt Nam 1930 - 1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945),
Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 30 đến
1945); Trần Đình Hƣợu (Tự lực văn đồn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước
ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông); Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh (Về
Tự lực văn đoàn); Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn, Tự lực
văn đoàn và Thơ Mới); Vu Gia (Khái Hưng, nhà tiểu thuyết; Nhất Linh trong tiến trình hiện
đại hóa văn học); Lê Thị Dục Tú (Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn
đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo); Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp
của Tự lực văn đồn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại); Vũ Thị Khánh Dần
(Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám).... đã đổi mới thái độ đánh giá Tự
lực văn đoàn, khơng xem xét tác phẩm của văn đồn này theo quan điểm chính trị - xã hội
nhƣ trƣớc đây nữa. Với những kiến giải mềm mỏng,


9
các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những đóng góp của các tác giả Tự lực văn đồn trong q
trình hiện đại hóa văn học, nhấn mạnh thành tựu nghệ thuật của các tác phẩm ở phƣơng diện
ngôn ngữ, tả tình, tả cảnh, miêu tả tâm lý nhân vật...
Trong xu hƣớng đổi mới, Phan Cự Đệ đã đánh giá khách quan, cơng bằng và giàu sức

thuyết phục hơn về đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đồn trong lĩnh vực miêu tả tâm lý:
"So với tiểu thuyết trƣớc năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế
giới nội tâm phong phú của con ngƣời. Các nhà tiểu thuyết có ý vận dụng khoa học phân tâm
học để phân tích tâm lý của các lớp ngƣời ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt
thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ và các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là tầng lớp tiểu tƣ
sản đang tuổi yêu đƣơng mơ mộng. Ngịi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình
đầu trong sáng, đƣợm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị" [63, 43].
Nguyễn Hồnh Khung nhận xét: "Với Lạnh lùng, Nhất Linh khơng cịn gị cốt truyện,
dẫn nhân vật nhằm minh họa cho một luận đề nữa, mà đã đƣa ngòi bút đi sâu hơn vào việc
phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn,
thành thục. Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình (...) Tác
phẩm đào sâu tâm tƣ, khát vọng của một lớp thanh niên; không luận đề, không tuyên ngôn,
nhƣng Đôi bạn lại nhƣ là tác phẩm đƣợc ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất
của nhà văn" [100, 32].
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Khác với lối truyện cổ, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
lấy sự thể hiện tính cách, tâm hồn nhân vật làm trung tâm hứng thú. Do đó nó có nhiều khám
phá về đời sống nội tam của con ngƣời, đặc biệt là trong tình yêu, tình bạn, tình đối với đất
nƣớc quê hƣơng, với thiên nhiên, niềm khát khao hạnh phúc của tuổi trẻ, những ƣớc vọng,
những vui buồn... Nhiều trang tiểu thuyết phân tích và diễn tả một cách rất tinh tế những cảm
giác, cảm xúc hết sức mỏng manh, mơ hồ của con ngƣời" [142, 70 - 71].


10
Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh khẳng định rằng đóng góp to lớn nhất của Nhất Linh,
Khái Hƣng - hai cây bút trụ cột của nhóm - ở phƣơng diện nghệ thuật là "nghệ thuật miêu tả
chiều sâu tâm lý" [208, 94], "hiện thực tâm lý" [208, 129], "Khái Hƣng có tài miêu tả tâm lý
của hạng thanh niên hoặc chỉ biết ăn chơi trụy lạc hoặc băn khoăn tìm một lý tƣởng mà
không thấy. Đặc biệt ông biết đi sâu vào tâm lý của những thiếu nữ mới lớn lên" [208, 139].
Vu Gia, với thái độ đề cao rõ rệt Nhất Linh và Khái Hƣng trong hai cơng trình của
mình, ln khẳng định họ có những bƣớc tiến dài trên con đƣờng nghệ thuật.

Lê Thị Dục Tú chỉ ra rằng nét độc đáo trong việc thể hiện thế giới nội tâm của tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn là "nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác của nhân vật. Thế giới cảm
giác mới chính là nét khu biệt và là thành tựu nghệ thuật trong việc thể hiện nội tâm của văn
học lãng mạn" [212, 63].
Ngoài việc khẳng định những thành cơng, các nhà nghiên cứu cịn chỉ ra những điểm
hạn chế trong lĩnh vực miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đồn.
Ngơ Văn Chƣơng cho rằng ở Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân có những chi tiết vô lý,
không hợp quy luật tâm lý: "Loan đang nghĩ tới Dũng sao lại âu yếm với Thân ngay đƣợc"
[41, 173]; "Suốt trong phần đầu tác phẩm Lộc tỏ ra bặt thiệp, vị tha, mà sao phần hai lại biến
thành khờ khạo, ích kỷ, để rồi lại biến thành ngƣời cứng cáp, quả quyết, có lý tƣởng ở phần
ba" [41, 183].
Phạm Thế Ngũ cũng có ý kiến tƣơng tự về Nửa chừng xuân. Về Nắng thu, ông viết:
"Nghệ thuật Nắng thu kém cỏi. Kết cấu giả tạo. Tâm lý hời hợt" [154, 452].
Lê Thị Dục Tú nhận xét: "Đời sống nội tâm của con ngƣời Tự lực văn đồn ở đây
chƣa có những nét phức tạp. Nó chỉ là những khát khao hƣớng tới những điều đẹp đẽ, thanh
khiết, lý tƣởng chứ chƣa có những dục vọng, những miền mờ tối, nhƣ con ngƣời trong tiểu
thuyết của Đôxtôiepxki, của Balzac, hay những cảm giác mãnh liệt, những ý tƣởng lớn lao
nhƣ con ngƣời


11
trong tiểu thuyết lãng mạn của Victo Hugo. Đây chính là phần giới hạn trong thế giới nội tâm
của con ngƣời Tự lực văn đoàn mà cũng là phần hạn chế của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, làm
cho thế giới nội tâm con ngƣời trở nên nghèo nàn, nhiều nét lặp đi lặp lại. Chính điều này giải
thích lý do vì sao ngày nay đọc lại tiểu thuyết Tự lực văn đồn ta khơng khỏi thấy nó đơn
giản và có phần tẻ nhạt" [212, 97]. Vũ Thị Khánh Dần kết luận: "Tiểu thuyết của Nhất Linh
còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách
chƣa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản" [42, 115].
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng dẫu có là thành tựu nổi bật thì việc
miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vẫn chƣa phải là hồn hảo. Một

phần vì nó chịu ảnh hƣởng của việc xử lý những vấn đề xã hội đƣợc đặt ra trong tác phẩm,
một phần bị quy định bởi đặc điểm bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn, phần khác bởi các tác
giả đang ở giai đoạn tìm tòi một hƣớng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam.
Tuy nhiên, trong số các cơng trình nghiên cứu đã điểm qua chƣa có một cơng trình
nào giành sự ƣu tiên đặc biệt cho việc tìm hiểu nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật miêu tả tâm lý
nhân vật của Tự lực văn đồn.
Vì vậy, tiểu luận này sẽ đƣợc dành riêng cho việc khảo sát một cách hệ thống nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đồn, qua đó chỉ ra những sự vận
động và phát triển của yếu tố nghệ thuật này. Khi phân tích những ƣu điểm và hạn chế của
nó, chúng tơi sẽ cố gắng đánh giá một cách khách quan những đóng góp của tiểu thuyết Tự
lực văn đồn trong q trình hiện đại hóa văn học.

3. Giới hạn của đề tài, nhiệm vụ và đóng góp của luận án
3.1. Giới hạn
3.1.1. Thuật ngữ miêu tả tâm lý ở đây đƣợc quan niệm "là phƣơng thức quan trọng
nhất để chiếm lĩnh đời sống con ngƣời bằng văn học nghệ thuật.


12
Thuật ngữ này chỉ là một sự tái hiện cá thể hóa chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong
quan hệ qua lại của chúng với nhau và trong sự vận động" [183, 24].
Cũng có thể có cách diễn đạt khác giản dị hơn, nhƣ: "Tâm lý đƣợc nhận biết và nắm
bắt trong mối liên hệ cá nhân với đời sống xung quanh. Do đó miêu tả tâm lý chính là phát
hiện sự xuất hiện và hình thành các trạng thái tinh thần của nhân vật trong mối liên hệ đó"
[216, 9]. Hoặc nhƣ Nguyễn Trƣờng Lịch đã nói: miêu tả hay phân tích tâm lý là việc tác giả
"tung hoành cái mũi dao mổ xẻ, giải phẫu một cách hiệu quả tận đƣờng gân thớ thịt của tâm
hồn nhân vật" [Theo 86].
Căn cứ vào cách hiểu trên đây, chúng tơi quan niệm rằng tìm hiểu, nghiên cứu nghệ
thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn là đi tìm những cách thức, biện pháp
đã được các tác giả sử dụng để thể hiện thế giới bên trong của nhân vật - khám phá, nắm bắt,

phân tích và tái hiện mọi biểu hiện tinh vi và tế nhị của tồn bộ q trình tâm lý nhân vật
trong sự vận động tự thân của nó cũng nhƣ trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài.
3.1.2. Trong Tự lực văn đồn có nhiều cây bút tiểu thuyết. Tuy nhiên, sự nghiệp sáng
tác và đóng góp chính của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu thuyết Ngày mới của ông không
tiêu biểu. Hoàng Đạo tuy đƣợc coi là tác giả của cuốn tiểu thuyết Con đường sáng, nhƣng
thực sự, trƣớc khi xuất bản thành sách, nó đã đƣợc cơng bố trên báo Ngày nay ký tên tác giả
Nhất Linh. Trần Tiêu là tác giả của các tiểu thuyết Truyện quê, Sau lũy tre, Con trâu, nhƣng
hiện còn ý kiến cho rằng ơng chƣa hẳn là thành viên của nhóm Tự lực văn đồn. Vả lại, tiểu
thuyết của ơng thuộc khuynh hƣớng khác so với Nhất Linh, Khái Hƣng. Thế Lữ với những
tiểu thuyết đƣờng rừng của mình lại đi theo một xu hƣớng khác hẳn. Chính vì vậy, ở luận án
này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai tác giả Nhất Linh và Khái Hƣng. Có thể nói, đây
là hai cây bút tiểu thuyết trụ cột, tiêu biểu nhất của Tự lực văn đoàn. Thành tựu chủ yếu, nổi
bật nhất của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đồn do đó cũng
đƣợc thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong sáng tác của hai


13
tác giả này. Trong luận án những tiểu thuyết của các tác giả khác thuộc nhóm Tự lực văn
đồn chỉ đƣợc nhắc tới với mục đích so sánh làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ
Với quan niệm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một hệ thống, một chỉnh thể nghệ thuật
thống nhất bị chi phối bởi thi pháp chung của chủ nghĩa lãng mạn và những đặc điểm chung
về tƣ tƣởng, nghệ thuật của văn đoàn, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
3.2.1. Chỉ ra và phân tích rõ vai trị của ý thức cá nhân, coi nó là một động lực, một cơ
sở quan trọng cho xu hƣớng chú trọng khám phá thế giới bên trong con ngƣời của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn.
3.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là tiến hành khảo sát, phân tích nghệ thuật miêu
tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Luận án tập trung phát hiện, phân tích và làm sáng
tỏ những cách thức, biện pháp miêu tả tâm lý, từ những biện pháp thể hiện tâm lý trong tiểu
thuyết luận đề đến những biện pháp miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh và

Khái Hƣng, qua đó, chỉ ra những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của nó.
3.3. Đóng góp
Luận án là cơng trình chun biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu khá toàn diện và hệ
thống nghệ thuật miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - một trong những thành tựu
nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn đoàn này.
Luận án khẳng định những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên
phƣơng diện nghệ thuật miêu tả tâm lý. Qua đó, luận án cũng góp thêm một tiếng nói nhằm
xác định vị trí, vai trị cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đối với nền tiểu
thuyết hiện đại Việt Nam.
Tập trung nghiên cứu một phƣơng diện quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn, luận án cũng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, giảng dạy tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn ở các trƣờng đại học và cao đẳng.


14

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Luận án tiến hành thống kê, phân loại các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý, tần số
xuất hiện của chúng trong tác phẩm... Từ đó đƣa ra những nhận xét khái quát trên cơ sở số
liệu cụ thể.
4.2. Phương pháp phân tích
Luận án sử dụng phƣơng pháp này nhằm làm rõ các cách thức, thủ pháp miêu tả tâm
lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Tập trung nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý ở hai tác giả Nhất Linh và Khái
Hƣng, luận án vận dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để thấy đƣợc những nét chung, nhất
là những điểm khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của từng nhà văn. Trong những
trƣờng hợp cần thiết, luận án cũng so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lý của hai tác giả này với
các tác giả khác trên hai bình diện lịch đại và đồng đại.

4.4. Phương pháp lịch sử
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời trong một hồn cảnh xã hội, văn hóa cụ thể. Việc
vận dụng phƣơng pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết của
văn đoàn này giúp chúng tơi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trị và những đóng góp
của nó trong lĩnh vực miêu tả tâm lý nhân vật.
4.5. Phương pháp hệ thống
Có thể xem tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một hệ thống khá hồn chỉnh. Chúng tơi
quan niệm rằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh và Khái Hƣng
là một yếu tố nằm trong hệ thống này. Vì vậy, mọi đối tƣợng, mọi vấn đề khảo sát ở đây đều
đƣợc đặt trong cùng một hệ thống chung thống nhất.


15

5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm
ba chƣơng:
Chƣơng 1: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết trƣớc Tự lực văn
đoàn.
Chƣơng 2: Tâm lý nhân vật tiểu thuyết luận đề
Chƣơng 3: Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý


16

CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRƢỚC TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
1.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn học truyền thống Việt Nam
1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết truyền thống
Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thƣờng đƣợc thể hiện bằng thuật ngữ tiểu thuyết cổ

điển (tác phẩm tự sự cỡ lớn đƣợc viết theo quan điểm mỹ học phƣơng Đông) trong thế đối lập
với thuật ngữ tiểu thuyết hiện đại (đƣợc viết theo quan điểm mỹ học phƣơng Tây). Thuật ngữ
tiểu thuyết cổ điển này đƣợc dùng với một nội hàm khá mềm dẻo, vừa bao hàm các tác phẩm
tự sự văn xuôi, vừa bao hàm các tác phẩm tự sự văn vần. Vì vậy, ở thời kỳ văn học trung đại,
một số tác phẩm tự sự văn xuôi viết bằng chữ Hán nhƣ Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
Truyền kỳ tân phả (Đồn Thị Điểm), Hồng Lê Nhất thống chí (Ngơ gia văn phái) và các tác
phẩm tự sự văn vần là Truyện Nơm đều đƣợc coi là tiểu thuyết.
Với mục đích tìm sự tiếp nối giữa nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn với tiểu thuyết cổ điển thời trung đại, chúng tôi dừng lại khảo sát mảng
Truyện Nôm. Sở dĩ chúng tôi chọn Truyện Nơm là vì: trong khi tiểu thuyết viết bằng chữ Hán
thƣờng chỉ quan tâm tới chuyện thời cuộc, chính trị, thì Truyện Nơm chủ yếu viết về chuyện
tình của các giai nhân, tài tử, mà nhìn về căn bản, tiểu thuyết Tự lực văn đồn - một bộ phận
khơng nhỏ của văn học lãng mạn - đã gắn bó và tiếp nối mạch đề tài này của Truyện Nôm.
Đặc biệt, chúng tôi chỉ xem xét bộ phận tiểu thuyết này ở phƣơng diện nghệ thuật miêu tả
tâm lý để làm rõ: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã kế thừa và phát huy đƣợc những gì từ


17
Truyện Nôm trong lĩnh vực miêu tả tâm lý? Từ đó hình dung đƣợc sự vận động của thể loại
tiểu thuyết Việt Nam trên con đƣờng hiện đại hóa.
1.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong Truyện Nôm
Sự xuất hiện của Truyện Nôm là một bƣớc trƣởng thành lớn của phƣơng thức tự sự và
thể loại tiểu thuyết bằng thơ trong văn học trung đại Việt Nam. Xét về phƣơng diện nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Truyện Nôm đã xây dựng đƣợc hình tƣợng nhân vật, qua hai
phƣơng thức gắn bó với hai hình thức xử lý cơ bản của con ngƣời trong cuộc sống: Con
người hành động tham gia, tác động vào các biến cố của cuộc sống và Con người cảm nghĩ,
nhận thức về cuộc sống đó. Một số Truyện Nơm, đặc biệt là Truyện Nơm bác học (trong
tƣơng quan với Truyện Nơm bình dân) đã chú trọng đến việc trình bày động lực bên trong chi
phối hành động xử lý của nhân vật. Và nhƣ vậy, cảm nghĩ của nhân vật chính là nguyên nhân
sâu xa của sự phát triển hành động, tình tiết, diễn biến cốt truyện... trong tác phẩm. Tuy

nhiên, không phải tác phẩm nào cũng miêu tả thành công tâm lý nhân vật. Vì vậy, ở đây,
chúng tơi xin đƣa ra một vài nhận xét trên nét lớn về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong Truyện
Nơm nói chung, và Truyện Kiều - tập đại thành, đỉnh cao của bộ phận văn học này - nói riêng.
Đứng về phƣơng diện thẩm mỹ mà xét, Truyện Nơm (trong đó có Truyện Kiều) đều
chịu ảnh hƣởng của cảm xúc thế giới thời trung đại. Thời này, con ngƣời đƣợc nhìn nhận
trong xu thế khơng tách rời với tự nhiên và với cộng đồng xã hội, chƣa có con ngƣời cá nhân
tồn tại tự nó và cho nó. Vì vậy, việc thể hiện con ngƣời trong văn học bị chi phối rất gắt gao
bởi những quan niệm mỹ học phong kiến: ƣớc lệ, tƣợng trƣng, tập cổ... Tuy nhiên, mức độ
chi phói này ở mỗi tác giả đƣợc thể hiện mỗi khác, tùy thuộc vào ý thức của họ.


18
Phần lớn các tác giả Truyện Nôm cho rằng bản thân con ngƣời ta đều có những cung
bậc tình cảm giống nhau, nên có thể dùng những biểu hiện bên ngồi và một số quy luật tình
cảm phổ biến để thể hiện thế giới bên trong của họ. Do đó, nhu cầu khám phá đời sống nội
tâm của một cá thể chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nội tâm nhân vật thƣờng đƣợc biểu hiện
qua dáng vẻ bên ngoài nhƣ kiểu "mặt ngăn ngắt tím, mắt sịng sọc trơng" của Hồng Tung
(Nhị độ mai) hoặc:
Lý Thơng cười nói tưng bừng
Chuyện trò bả lả ra chừng vui tươi.
(Thạch Sanh)
Nội tâm nhân vật cũng thƣờng đƣợc biểu hiện bằng hành động, ở nhân vật ln có sự
nhất qn trong suy nghĩ và hành động. Chẳng hạn, Hớn Minh (Lục Vân Tiên) là một ngƣời
tính tình rất bộc trực, thẳng thắn, khi chứng kiến cảnh con quan huyện Đặng Sinh ức hiếp đàn
bà con gái, chàng đã dùng ngay hành động để bày tỏ nỗi bất bình của mình:
Tơi bèn nổi giận một khi
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giị
Nhân vật Ngọc Hoa (Phạm Tải - Ngọc Hoa) với tấm lòng chung thủy một mực thủ
tiết chờ chồng, đƣợc thể hiện qua dáng vẻ, cử chỉ và đặc biệt là qua hành động quyết liệt:
Ngọc Hoa thảm thiết thương chồng

Cơm ăn chẳng được, má hồng kém tươi.
Ngày ngày ngồi ở bên ngoài
Đêm thì mở nắp quan tài vào trong.
Đá vàng khăng khẳng một lòng
Cổ tay lại gối đầu chồng như xưa.


19
Nội tâm nhân vật cũng thƣờng đƣợc thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh và từ ngữ
ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Hình thức diễn đạt này có một ƣu điểm nổi bật là rất cao nhã, giúp cho
tác giả có thể đề cập một cách tế nhị tới những vấn đề khó nói, kiểu nhƣ "tiếc thay một đóa
trà mi, con ong đã tỏ đƣờng đi lối về". Nhƣng, trong khi thể hiện nội tâm nhân vật, nó tỏ ra
cơng thức, khuôn sáo, không khắc họa rõ nét cái tôi cá thể của nhân vật, mà mới chỉ dừng lại
ở một cung bậc tình cảm có tính quy luật nào đó mà thơi. Khi tác giả Phan Trần miêu tả niềm
vui hò hẹn của cặp nam nữ Phan sinh - Diệu Thƣơng, ngƣời ta thấy niềm vui đó có thể đƣợc
áp dụng cho bất cứ cặp uyên ƣơng nào, bởi vì gƣơng mặt và vẻ e lệ, khấp khởi, bồi hồi của họ
đƣợc thể hiện bằng hàng loạt hình ảnh tƣợng trƣng:
Cửa mây vừa hé then sương
Dưới đèn long lánh mặt gương quảng hàn
Lan mừng huệ, huệ mừng lan
Ngọc quan khấp khởi, từ nhan ngập ngừng.
Thiên nhiên cũng là một yếu tố quan trọng đƣợc dùng để thể hiện nội tâm nhân vật
trong Truyện Nôm, nhƣng vẫn là một thứ thiên nhiên ƣớc lệ, trừu tƣợng, khái quát của bút
pháp "tả cảnh ngụ tình" cổ điển. Nàng Dao Tiên (Hoa Tiên), sau khi biết đƣợc sự thật rằng
ngƣời tình Lƣơng sinh của mình đã từng đính ƣớc với một ngƣời con gái khác, nay lại phải
sống xa chàng với bao mong nhớ và khắc khoải lo buồn, đã tìm đến với thiên nhiên, đối mặt
với nỗi sầu của mình qua cảnh thiên nhiên hiu quạnh:
Trước hoa lần bóng hoa rơi
Dưới trăng lan bóng trăng soi người sầu
Nhƣ vậy, bút pháp cổ điển đã tạo ra một sự gị gó, áp đặt cho tác giả Truyện Nôm, hạn

chế sự miêu tả tỉ mỉ, cụ thể và toàn diện bức tranh tâm trạng của nhân vật. Điều đó địi hỏi
phải có những yếu tố cách tân bên cạnh


20
những yếu tố truyền thống. Và đại thi hào Nguyễn Du chính là ngƣời bỏ nhiều tâm huyết nhất
cho việc này, khiến cho Truyện Kiều đƣợc coi là tác phẩm đạt đƣợc nhiều thành tựu nghệ
thuật rực rỡ nhất, trong đó có nghệ thuật miêu tả tâm lý, trở thành đỉnh cao của tiểu thuyết
trung đại.
Với Nguyễn Du, miêu tả nội tâm nhân vật, trình bày trạng thái tâm hồn của con
ngƣời, trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng để thể hiện nhân vật. Ông đã "huy động tất cả
vốn liếng trên các mặt để cực tả tấm lòng, tâm lý, ý nghĩ của nhân vật", tạo thành "một mơi
trƣờng trữ tình lớn" [189, 350]. Trên nền tự sự chung, ơng đã xây dựng những hình tƣợng con
người cảm nghĩ, đặc biệt là Thúy Kiều với số phận và tâm trạng bi kịch.
Cũng giống nhƣ các Truyện Nôm khác, Truyện Kiều đã sử dụng yếu tố ngoại hiện để
bộc lộ tâm trạng nhân vật. Nhƣng những biểu hiện bên ngồi đó đã đƣợc chọn lọc kỹ lƣỡng,
mang tính biểu hiện cao hơn, thƣờng là một vài nét chân dung chấm phá, một vài chi tiết đặc
sắc của hành động nhân vật, đã thể hiện rõ chất "sống" chất "ngƣời" của nó. Chỉ riêng việc
miêu tả bƣớc chân của nàng Kiều tới nơi hị hèn thơi (khi thì "gót sen thoăn thoắt dạo ngay
mái tƣờng", khi thì "xăm xăm băng lối vƣờn khuya một mình"), tác giả đã giới thiệu cho
ngƣời đọc biết bao điều về quan niệm yêu đƣơng của con ngƣời ấy. Đó là một thiếu nữ sống
rất thật với lịng mình, có một suy nghĩ và hành động táo bạo trong tình yêu, dám vƣợt qua
những rào chắn của lễ giáo phong kiến... Nguyễn Du đặc biệt lƣu ý tới việc miêu tả tiếng
khóc của nàng Kiều, quả thực đúng là "Tố Nhƣ ơi, lệ chảy quanh thân Kiều" (Tố Hữu). Mỗi
lần nàng Kiều khóc thƣơng thân là một lần nhân vật lại bộc lộ thái độ tự ý thức về cảnh ngộ,
nhân phẩm, về ƣớc mơ hạnh phúc ngày một xa rời. Đơn cử chỉ trong vòng tám trang tác
phẩm [43, 71 - 79], đã có tới bốn lần Kiều khóc. Khóc cho cảnh ngộ riêng, chung khi tai biến
đột ngột ập đến:



21
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
Khóc cho sinh ly, tử biệt lúc bƣớc lên xe nhà họ Mã:
Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
Cũng chỉ bằng câu chuyện khóc, cƣời, thi hào Nguyễn Du đã thể hiện tài tình những
tâm trạng trái ngƣợc của các nhân vật trong một bối cảnh đầy kịch tính. Đó là cảnh Kiều đánh
đàn hầu rƣợu Thúc Sinh và Hoạn Thƣ [44, 113 - 116]. Thúc Sinh và Kiều mắc mƣu Hoạn
Thƣ, nên hoàn toàn ở trong thế bị động, bẽ bàng. Sinh chỉ biết khóc "giọt dài, giọt ngắn, chén
đầy, chén vơi", sợ liên lụy đến Kiều, đành "phải ngậm bồ hịn ráo ngay" nhƣng rồi vẫn khơng
nén nổi cay đắng, vẫn "giọt châu lã chã khôn cầm", cuối cùng cứ "gạt thầm" rồi "gƣợng nói
gƣợng cƣời cho qua". Kiều chỉ còn biết cúi đầu gẩy đàn với "bốn dây nhƣ khóc nhƣ than".
Riêng Hoạn Thƣ thì vơ cùng đắc ý "vui này đã bõ đau ngầm xƣa nay". Do vậy, bức tranh tâm
trạng đã đƣợc đúc kết ở đỉnh điểm:
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
Bên cạnh yếu tố ngoại hiện, Truyện Kiều cũng đƣợc coi là một kiệt tác cổ điển với bút
pháp tả cảnh ngụ tình. Thiên nhiên đƣợc coi là tấm gƣơng phản chiếu tâm trạng, tình cảm của
nhân vật theo nguyên tắc "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao
giờ". Ngƣời ta đã bàn nhiều đến hiệu quả của "bóng tà", "tơ liễu", cây cầu, dòng nƣớc trong
việc bộc lộ tâm trạng vấn vƣơng, quyến luyến không nỡ rời của cặp giai nhân tài tử Thúy
Kiều - Kim Trọng buổi đầu gặp gỡ mà "ngày vui ngắn chẳng tày gang". Ngƣời ta cũng ca
ngợi giá trị nhuộm màu của "rừng phong" đối với nỗi lòng dằng dặc buồn của kẻ ở ngƣời đi
trong "pha" Thúc


22
Sinh từ biệt Kiều. Ngƣời ta cũng đã kể ra giá trị biểu hiện rất lớn của một chút "vi lơ heo hắt"
đối với cõi lịng hoang vắng của Kim Trọng khi tƣơng tƣ Kiều, của Kiều khi phải rời tổ ấm

gia đình, đoạn tuyệt với ngƣời yêu, dấn thân vào một kiếp phiêu lƣu vơ định...
Nhƣng có lẽ, thiên tài Nguyễn Du đƣợc bộc lộ rõ nhất khi ông thể hiện thành công
những mảnh đoạn tâm lý của nhân vật Thúy Kiều - khi tác giả để cho Kiều ngồi một mình, tự
đối diện với chính mình. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho từng mảnh đoạn tâm lý ấy: Kiều
trao duyên, Kiều ở lầu Ngƣng Bích, Kiều ở lầu xanh, Kiều trƣớc sông Tiền Đƣờng, Kiều
trong màn tái hợp... Qua đó, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét rằng "Nguyễn Du đã phát hiện
đƣợc và nói rõ ràng, nói rất nhiều lần cái vấn đề mỗi cá nhân, cái vấn đề chữ mình" [43, 131].
Ở màn trao duyên, nỗi niềm "trăm năm đành lỗi hẹn hò" của Kiều đã đƣợc thể hiện một cách
sinh động, đầy tài hoa. Chuyện trao duyên là chuyện mà các nhân vật trong Truyện Nôm
thƣờng làm khi gặp tai biến, nhƣng với Kiều, nó đã diễn ra bằng tất cả máu và nƣớc mắt của
ngƣời trong sách và ngƣời viết sách. Thử so sánh việc trao duyên của Kiều và của nàng Nhụy
Châu trong Truyện Song Tinh, ngay từ cách nhân vật đặt vấn đề, ngƣời đọc đã thấy rõ sự hơn
hẳn trong cảm xúc tinh tế của nhân vật và trong ngôn ngữ tác phẩm Truyện Kiều. Nếu nhƣ
nàng Nhụy Châu đã nói một cách thẳng thừng và minh bạch chuyện ấy với cơ thị nữ tin cậy
của mình khi bị đem đi cống Phiên:
Mai sau chàng có về đây
Duyên vừa tác hợp cậy mày thế tao
Thì nàng Kiều đặt vấn đề với Thúy Vân trang nhã hơn và đau đớn hơn nhiều:
Ngày xn em hãy cịn dài
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.


×