Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

4 biến chứng của chấn thương cột sống được xem là nỗi ám ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 2 trang )

Chấn thương cột sống là loại chấn thương thường gặp trong các tai nạn như giao thông, lao động hay
chơi thể thao. Dạng chấn thương này cần được cấp cứu khẩn cấp để phòng ngừa những di chứng
không đáng có.
Chấn thương cột sống bệnh học nghiên cứu đầy đủ những thông tin về loại chấn thương này, giúp độc
giả nắm được kiến thức căn bản trang bị cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về nguyên nhân gây chấn thương cột sống cổ, 4 biến
chứng của chấn thương cột sống và phương pháp giúp phục hồi, đặc biệt là biến chứng loét da.

1. Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống cổ do nhiều nguyên nhân gây nên, phổ biến trong đó bao gồm:





Do tai nạn giao thông như va chạm, tự ngã xe, tự đâm vào các vật cản công trình…
Do tai nạn lao động: Ngã từ trên cao xuống, bị vật nặng đè lên
Có trường hợp do nạn nhân tự tử bằng cách treo cổ, gây chấn thương cột sống cổ
Tình trạng chấn thương có nhiều mức độ khác nhau, điều này tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Chấn
thương có thể bị di lệch, vỡ, lún cột sống, phù nề, chảy máu hay thậm chí nghiêm trọng hơn là bị đứt
ngang tủy sống.

2. Biến chứng của chấn thương cột sống
Nghiên cứu về chấn thương cột sống bệnh học cho thấy có 4 biến chứng tiêu biểu có thể sẽ gặp phải,
bao gồm:





Rối loạn vận động: Hầu hết những người bị chấn thương cột sống do tai nạn trong lúc chơi thể thao


hoặc bị tai nạn giao thông đều bị biến chứng về vận động. Bệnh nhân có thể bị mất khả năng chủ động
vận động ở bộ phận bị chấn thương. Người bệnh sẽ bị teo cơ hoặc cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng
xương, rỗng tủy…
Rối loạn cảm giác: Một biến chứng khác do chấn thương cột sống để lại là bị mất cảm giác từ dưới
vùng tủy sống bị tổn thương. Vùng vết thương lâu ngày nếu không được xử lý phù hợp, đúng phương
pháp sẽ dễ dẫn tới lở loét, hoại tử…

Biến chứng vết loét da do chấn thương cột sống cổ




Rối loạn thần kinh thực vật: Bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn phản xạ tự động, hạ huyết áp, rối loại
đại tiểu tiện cùng các biến chứng khác về hô hấp, đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch…
Liệt tứ chi hoặc liệt 2 chi dưới: Biến chứng nguy hiểm nhất của chấn thương cột sống là bệnh nhân bị
liệt tứ chi hoặc liệt 2 chi dưới (với những người gặp tai nạn khu vực chân).

3. Điều trị phục hồi sau chấn thương cột sống cổ
Để đẩy nhanh quá trình phục hồi cũng như điều trị biến chứng của chấn thương cột sống, người bệnh
cần chú ý đúng phương pháp và chăm sóc quan sát liên tục:











Đối với trường hợp chấn thương nhẹ, người bệnh được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu và trị
liệu thần kinh cột sống
Đối với trường hợp chấn thương cột sống cổ nặng: Cần sử dụng để thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật
Sử dụng thuốc giảm đau tạm thời theo chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo không gây tổn thương cho gan,
thận.
Đối với trường hợp biến chứng: Theo kết quả tổng hợp tại các bệnh viện chuyên khoa có tới 90% bệnh
nhân chấn thương cột sống cổ đều gặp phải biến chứng loét da. Do đó bệnh nhân cần đặc biệt chú ý:
Điều trị loét da, hoại tử
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Thời gian phục hồi lâu hơn
Xem thêm: Lý giải nguyên nhân khiến vết loét trên da lâu lành

4. Điều trị loét da do biến chứng chấn thương cột sống cổ
Bước 1: Cắt bỏ phần loét, phần hoại tử. Lưu ý rằng việc này phải được thực hiện bởi các y, bác sĩ với
phòng khám chuyên khoa và dụng cụ y tế. Chỉ thực hiện trong trường hợp chỉ định việc loại bỏ là cần
thiết. Không tự ý tiến hành bởi sẽ làm lan rộng vết thương, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng.
Bước 2: Làm sạch để phục hồi vết thương. Đảm bảo vệ sinh dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng để sát
khuẩn, tránh lây nhiễm rộng hơn. Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc các sản phẩm y tế được
khuyến cáo. Lau khô vết thương bằng gạc sạch, có thể sử dụng thêm các loại thuốc sát trùng để loại bỏ
vi khuẩn. Băng vết thương trong trường hợp cần thiết.
Bước 3: Bôi thuốc điều trị. Việc sử dụng thuốc bôi với các biến chứng vết loét da do chấn thương cột
sống cổ là cực kỳ cần thiết. Biến chứng dạng loét da rất nguy hiểm, gây ra những cơn đau và mất nhiều
thời gian mới có thể hồi phục. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc bôi Ganikderma® sau bước làm sạch để
điều trị biến chứng.
Sản phẩm dạng thuốc mỡ với thành phần tạo ẩm và mỡ tự nhiên an toàn và lành tính giúp điều trị hiệu
quả và nhanh chóng. Bệnh nhân sẽ thấy vết thương được cải thiện đáng kể, giảm bớt cơn đau ngay cả
khi vùng da đã bị hoại tử. Bên cạnh đó với thành phần tự nhiên, Ganikderma® giúp hạn chế tối đa việc
hình thành sẹo. Theo thời gian sẹo mờ dần, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Xem thêm: Bệnh nhân hỏi: Đau vết mổ sau phẫu thuật có nguy hiểm không?




×