Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.36 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 11)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 45 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 13/10

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
1. A
2. B
3. B
4. C
5. D
6. C
7. D
8. C
9. B
10. D
11. B
12. D
13. C
14. C
15. D
16. A
17. A
18. C
19. B
20. C


21. C
22. A
23. B
24. D
25. C
26. A
27. C
28. B
29. B
30. C
Câu 1. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây
đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng
tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích
thước.
B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Thể tứ bội (4n): mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.  Đáp án A
Câu 2. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái,
cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình
giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác
phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra
từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A. thể ba.
B. thể một kép.
C. thể một.
D. thể không.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li  2 loại gt (n

+ 1 = 12NST) và (n - 1 = 11NST)
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li  2 loại gt
(n + 1 = 12NST) và (n -1 = 11NST)
(n-1) x (n-1)  2n – 1 – 1 thể một kép  Đáp án B
Câu 3. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và
một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của
quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1.
C. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1.
Đáp án B
Câu 4. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được
kí hiệu từ Iđến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72
36
60
108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:

A. II, VI.
B. I, III, IV, V.
C. I, III.
D. I, II, III, V.
n = 12  I là 4n, III là 6n  Đáp án C
Câu 5. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb. (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb. (3)AaaaBBbb × AAAaBbbb.
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb. (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb. (6) AAaaBBbb × AAaabbbb.
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo
tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
Trang 1/8 - Mã đề thi 13/10/2019


A. (2) và (4).
B. (3) và (6).
C. (1) và (5).
8:4:4:2:2:1:1:1:1 = (1:4:1) x (1:2:1)  (2) và (5) phù hợp  Đáp án D

D. (2) và (5).

Câu 6. Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
B. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
không phân li.
C. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính  Đáp án C

Câu 7. Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp.
B. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường.
C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ.
D. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21.
Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21  Đáp án D
Câu 8. Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá.
Thể dị đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.  Đáp án C
Câu 9. Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂Aa x ♀ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của
cơ thể đực, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong
giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Nếu sự kết hợp
giữa các loại đực và cái trong thụ tinh là ngẫu nhiên, theo lí thuyết trong tổng số các hợp tử lệch bội
được tạo ra ở thế hệ F1, hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ ?
A. 12,5%.
B. 2,5%.
C. 10%.
D. 50%.
1 tế bào có kiểu gen Aa giảm phân không phân ly ở giảm phân 2 cho các loại giao tử với tỷ lệ 1AA :
2O : 1aa. Cơ thể Aa giảm phân bình thường cho 0,5A : 0,5a.
Tỷ lệ hợp tử AAa là 0,2 × 0,25 × 0,5 = 2,5%  Đáp án B
Câu 10. Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng
thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không
có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được
tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 2n = 16.
B. 2n = 26.

C. 3n = 36.
D. 3n = 24.
Gọi x là số NST của 1 hợp tử
24. x = 384  x = 24; 2n = 256  n = 8;  3n = 24  Đáp án D
Câu 11. Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời NST của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.
(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.
(2) Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan
trong đó có tinh hoàn bung ra.
(3) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.
(4) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiến kính.
(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST
bung ra.
(6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 - 20 phút.
(7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó
dùng bội giác lớn hơn.
(8) Đếm số lượng và qua sát hình thái của NST.
A. (1)  (2)  (4)  (3)  (5)  (6)  (7)  (8).
Trang 2/8 - Mã đề thi 13/10/2019


B. (1)  (2)  (3)  (4)  (6)  (5)  (7)  (8).
C. (1)  (2)  (3)  (4)  (5)  (6)  (7)  (8).
D. (1)  (2)  (4)  (5)  (3)  (6)  (7)  (8).
Trình tự đúng (1)  (2)  (3)  (4)  (6)  (5)  (7)  (8).  Đáp án B
Câu 12. Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc
thể. Các thể ba này:
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.

Đáp án D
Câu 13. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai
alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí
thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108.
B. 36.
C. 64.
D. 144.
Xét một gen có hai alen  4 KG thể 3 (AAA, Aaa, Aaa, aaa); 3 KG lưỡng bội (AA, Aa, aa)
 (4 x 3 x 3) KG thể 3 xảy ra ở 1 cặp NST nào đó.
3 dạng thể ba nên có (4 x 3 x 3) x 3 = 108 kiểu gen  Đáp án C
Câu 14. Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Bệnh ung thư máu (mất đoạn NST số 21 hay 22): đột biến cấu trúc NST; Hội chứng Đao (3 NST 21):
đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội  Đáp án C
Câu 15. Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so
với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây
lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu
đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa.
B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa.
D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con  Tỉ lệ phân li kiểu hình vàng =
1/12 = 1/2 (giao tử lặn) x 1/6 (giao tử lặn).
AAaa  giao tử lặn aa = 1/6; Aa  giao tử lặn a = 1/2; Aaaa  giao tử lặn aa = 1/2.
AAaa x Aa  vàng = 1/6aa x 1/2a = 1/12 aaa; AAaa x Aaaa  vàng = 1/6aa x 1/2aa = 1/12 aaaa  Đáp án D


Câu 16. Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao,
hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động
đến hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây
đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra
giao tử lưỡng bội. theo lý thuyết, ở đời con loại kiểu gen AAaaBBbb có tỉ lệ:
A. 1/36.
B. 4/9.
C. 100%.
D. 17/18.
F1 AaBb tứ bội hóa thành AAaaBBbb
AAaaBBbb × aaaabbbb
Tách các cặp gen ra:
- AAaa × aaaa
1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa × 100%aa
→ Tỉ lệ kiểu gen AAaa là 1/6x100% = 1/6
Tương tự với cặp gen Bb, ta có tỉ lệ kiểu gen BBbb là 1/6
→ Tỉ lệ đời con loại kiểu gen AAaaBBbb là 1/6×1/6 = 1/36  Đáp án A
Câu 17. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 6), nghiên cứu tế bào học hai cây thuộc
loài này người ta phát hiện tế bào sinh dưỡng của cây thứ nhất có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2
Trang 3/8 - Mã đề thi 13/10/2019


nhóm giống nhau đang phân ly về hai cực của tế bào. Tế bào sinh dưỡng của cây thứ 2 có 5 nhiễm sắc
thể kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Có thể dự đoán:
A. Cây thứ 2 có thể là thể một, cây thứ nhất có thể là thể ba.
B. Cây thứ nhất là thể một, cây thứ hai là thể ba.
C. Cả hai tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân.
D. Cả 2 tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân.

Tế bào sinh dưỡng nên đây là quá trình nguyên phân → loại D.
Tế bào 1 có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm giống nhau đang phân ly về hai cực của tế bào đây là kỳ
sau nguyên phân số lượng NST đơn tăng gấp đôi → có 7 NST trong tế bào khi chưa nhân đôi: đây là
thể ba
Tế bào 2 có 5 NST kép đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo là kỳ giữa của nguyên phân, số
lượng NST kép bằng số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi → đây là thể một  Đáp án A
Câu 18. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Phép lai P: Aa x aa, thu được các hợp tử F1 . Sử dụng côsixin tác động lên các hợp tử F1 , sau đó cho
phát triển thành các cây F1 . Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 35 thân cao : 37 thân thấp.
II. Cho các cây F1 tứ bội giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 95 thân cao : 49
thân thấp.
III. Cho các cây F1 lưỡng bội tự thụ phấn, thu được F2 thân thấp chiếm tỉ lệ 62,5%.
IV. Cho các cây F1 lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 thân cao chiếm tỉ lệ 43,75%.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Aa x aa → F1 1/2 Aa : 1/2 aa → Côsixin F1 1/2 AAaa : 1/2 aaaa.
F1 tứ bội tự thụ phấn aaaa = 1/2 x 1/36 + 1/2 x 1 = 37/72 → 35 thân cao : 37 thân thấp.
F1 tứ bội giao phấn ngẫu nhiên, giao tử aa = 1/2 x 1/6 + 1/2 x 1 = 7/12 → Thân thấp = (7/12)2 =
49/144 → 95 thân cao : 49 thân thấp.
F1 lưỡng bội tự thụ phấn aa = 1/2 x 1/4 + 1/2 x 1 = 5/8 → 3 thân cao : 5 thân thấp. → Thân thấp
chiếm tỉ lệ 62,5%.
F1 lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên giao tử a = 1/2 x 1/2 + 1/2 x 1 = 3/4 → Thân thấp = (3/4)2 = 9/16
→ 7 thân cao : 9 thân thấp. → Thân cao chiếm tỉ lệ 43,75%.  Đáp án A
Câu 19. Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Đem
lai hai cây (P) có kiểu hình khác nhau. Sử dụng cônsixin tác động vào quá trình giảm phân hình thành
giao tử, tạo ra các cây F1 tứ bội gồm hai loại kiểu hình. Biết rằng cây tứ bội giảm phân sinh ra giao tử

lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 2 loại kiểu gen.
II. Thế hệ P có kiểu gen thuần chủng về các tính trạng đem lai.
III. F1 tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
IV. F1 có tối đa 3 loại kiểu gen.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Cây tứ bội F1 có 2 loại kiểu hình → cây P: Aa, aa ( không thể là AA vì nếu là AA thì cây con luôn nhận
alen A nên không thể có 2 kiểu hình) → cây tứ bội F1: AAaa; aaaa, Aaaa → I, II sai, IV đúng
Cây tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n nên số loại giao tử tối đa là 3: AA, Aa, aa → III sai  Đáp án B
Câu 20. Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Phép lai P: AA  aa , thu được các hợp tử F1 . Sử dụng côsixin tác động lên các hợp tử F1 , sau đó cho
phát triển thành các cây F1 . Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2 . Cho tất cả các cây F2 giao
phấn ngẫu nhiên, thu được F3 . Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, cây mang kiểu gen dị hợp tử kép chiếm tỉ lệ 51,4%.
Trang 4/8 - Mã đề thi 13/10/2019


III. Trong tổng số cây ở F2, chọn ngẫu nhiên 3 cây xác suất để trong đó có 2 cây mang kiểu gen dị
hợp chiếm tỉ lệ 14,9%.
IV. Các cây F1 giảm phân cho tối đa 3 loại giao tử.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
P : AA aa  Aa F1 bị cônsixin tác động phát triển thành các cây F1 tứ bội (AAaa) cho 3 loại giao tử (AA,

Aa, aa) → IV đúng
F1  F1 : AAaa AAaa
F2 :1AAAA : 8AAAa :18AAaa : 8Aaaa :1aaaa
Cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3
Tỉ lệ giao tử aa được tạo ra từ cơ thể F2 là:

18 1 8 1 1 2
   

36 6 36 2 36 9

2 2 4
 
9 9 81
4 77
Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 là: 1  
→ I đúng.
81 81
Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, tỉ lệ cây mang kiểu gen dị hợp tử kép (AAaa)
18
x 100% = 51,4%. → II đúng.
1 + 8 + 18 + 8
Trong tổng số cây ở F2, chọn ngẫu nhiên 3 cây xác suất để trong đó có 2 cây mang kiểu gen dị hợp
chiếm tỉ lệ = (34/36)2 x 3C2 x (2/36) x 100% = 14,9%. → III đúng.  Đáp án C
Câu 21. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng
hóa chất cônsixin tác động lên quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái của thế hệ P. Thực hiện phép
lai P: ♀AA × ♂aa, thu được F1. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng chỉ phát sinh
đột biến trong quá trình giảm phân 1 tạo ra giao tử 2n, thể tam bội không có khả năng sinh sản. Theo lí
thuyết, F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?


Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở F3 là:

A. 9.

B. 6.

C. 12.

D. 21.

* Số loại kiểu gen của các cây F1:
Quá trình gây đột biến không thể đạt hiệu suất 100%, cho nên AA sẽ cho 2 loại giao tử là AA và A; aa
sẽ cho 2 loại giao tử là aa và a.
AA

A

aa

AAaa

Aaa

a

AAa

Aa

 Phép lai P: ♀AA × ♂ aa sẽ có 4 loại kiểu gen là AAaa, AAa, Aaa, Aa (bảng trên).

* Số loại kiểu gen của các cây F2:
Vì thể tam bội không có khả năng tạo giao tử, cho nên khi F1 giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ có 3 sơ đồ lai
là AAaa × AAaa; AAaa × Aa; Aa × Aa.
Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm:
Aa × Aa  F2 có 3 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1AA; 2Aa; laa.
AAaa × AAaa  F2 có 5 loại KG với tỉ lệ là 1AAAA; 8AAAa; 18AAaa; 8Aaaa; 1aaaa.
AAaa × Aa  F2 có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ là 1AAA; 5AAa; 5Aaa; laaa.
Vậy F2 có số loại kiểu gen là 3 + 5+ 4 = 12 kiểu gen.  Đáp án C
Câu 22. Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi
lai cây mẹ hoa đỏ thuần chủng với cây bố hoa trắng. Kết quả thu được F1 gồm hầu hết cây hoa đỏ và
một số ít cây hoa trắng. Biết tính trạng màu hoa do gen trong nhân quy định. Có bao nhiêu giải thích
sau đây đúng về sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1?
I. Do đột biến gen lặn trong giao tử của cây mẹ.
Trang 5/8 - Mã đề thi 13/10/2019


II. Do đột biến mất đoạn NST mang alen A trong giao tử của cây mẹ.
III. Do đột biến lệch bội thể 2n-1 trong quá trình giảm phân của cây mẹ.
IV. Do gen a tồn tại ở trặng thái tiềm ẩn qua giao phối mới được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, III.  Đáp án A
Trong trường hợp bình thường lai cây mẹ hoa đỏ thuần chủng AA với cây bố hoa trắng aa thu được F 1
có kiểu gen Aa. Vì vậy, sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1 có thể là do:
I. Đột biến gen lặn trong giao tử của cây mẹ → đời con xuất hiện một vài tổ hợp aa quy định hoa
trắng. II. Đột biến mất đoạn NST mang alen A trong giao tử của cây mẹ → đời con xuất hiện một vài
tổ hợp a quy định hoa trắng.
III. Đột biến lệch bội thể 2n-1 trong quá trình giảm phân của cây mẹ → đời con xuất hiện một vài tổ

hợp aO quy định hoa trắng.
Câu 23. Ở thực vật, xét một locut gen có 5 alen với qui định gen như sau: a1 hoa đỏ, a2 hoa vàng, a3
hoa hồng, a4 hoa tím và a5 hoa trắng. Biết các gen trội hoàn toàn theo thứ tự a1 > a2 > a3 > a4> a5. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Cho cây lưỡng bội hoa tím dị hợp tử giao phấn với cây hoa hồng dị hợp tử, tỉ lệ kiểu hình của
đời con có thể là 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1.
II. Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a2a3a4a5 x a1a2a3a5, cho biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có
7
khả năng thụ tinh, thu được đời con có cây hoa hồng chiếm tỉ lệ .
12
III. Cho cây lưỡng bội hoa hồng dị hợp tử giao phấn với cây hoa vàng dị hợp tử, kiểu hình của đời
con có thể là 50% cây hoa vàng : 25% cây hoa hồng : 25% cây hoa tím.
IV. Thực hiện phép lai hai thể tứ bội (P): a1a2a3a4 x a2a3a4a4, các biết cây tứ bội tạo giao tử 2n có
5
.
khả năng thụ tinh, thu được F1 có cây hoa vàng chiếm tỉ lệ
12
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
P: a4a5 x a3a4 → F1: 1 hồng : 1 tím
P: a4a5 x a3a5 → F1: 1 tím : 2 hồng : 1 trắng → I sai.
P:
a2a3a4a5
x
a1a2a3a5
GP: a2a3 : a2a4 : a2a5
a1a2 : a1a3 : a1a5
a3a4 : a3a5 : a4a5

a2a3 : a2a5 : a3a5
111 1

F1: Cây hoa hồng a3- =
→ II sai.
36
12
P: a3a4 x a2a5 → F1: 1 a2a3 : 1 a2a4 : 1 a3a5 : 1 a4a5 → III đúng.
P:
a1a2a3a4
x
a2a3a4a4
GP: a1a2 : a1a3 : a1a4
1 a2a3 : 2 a2a4 : 2a3a4 : 1 a4a4
a2a3 : a2a4 : a3a4
5
F1: Cây hoa vàng a2- =
→ IV đúng.  Đáp án B
12
Câu 24. Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng;
alen D quy định quả có nhiều hạt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả không hạt; các cặp gen di
truyền phân li độc lập với nhau. Từ một cây tam bội có kiểu gen BBbDDd, người ta tiến hành nhân
giống vô tính đã thu được 100 cây con. Các cây con này được trồng trong điều kiện môi trường phù
hợp. Theo lí thuyết, kiểu hình của các cây con sẽ là:
A. Hoa đỏ, quả có nhiều hạt.
B. Hoa trắng, quả có nhiều hạt.
C. Hoa trắng, quả không hạt.
D. Hoa đỏ, quả không hạt.
Vì kiểu gen BBbDDd là của cây tam bội. Cây tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính nên
không hạt.  Đáp án D

Câu 25. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Tất cả các đột biến đa bội lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
Trang 6/8 - Mã đề thi 13/10/2019


III. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
IV. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phát biểu I, II, IV đúng  Đáp án C
III sai. Vì đột biến đa bội chẵn thuộc đột biến số lượng NST mà đột biến số lượng NST không làm thay
đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
Câu 26. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo
ra thể ba.
II. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội.
III. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.

IV. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
I sai vì, tạo ra thể khảm chứ không phải là thể ba.
II sai vì, thể lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng → có thể tăng hoặc
giảm hàm lượng ADN.
III đúng, cônsixin có tác dụng ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực

vật
IV sai, vì thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.  Đáp án A
Câu 27. Cho phép lai (P): ♀ AaBbDd x ♂ AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào
sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc
thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình
thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có
sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
A. 96.
B. 108.
C. 204.
D. 64.
- Ở cơ thể ♀ AaBbDd có 3 nhóm tế bào: ♀ AaBbDd (1); ♀ AaBbDd (2); ♀ AaBbDd (3).
- Ở cơ thể ♂ AaBbDd có 2 nhóm tế bào: ♂ AaBbDd (1); ♂ AaBbDd (2).
- Cơ thể ♀ AaBbDd có 3 nhóm tế bào, cơ thể ♂ AaBbDd có 2 nhóm tế bào  Có tất cả 6 phép lai (PL).
- Số loại KG ĐB tối đa có thể thu được ở F1 = các PL (1) x (1) + (1) x (2) + (2) x (1) + (2) x (2) + (3) x (1).

- Số loại KG ĐB tối đa có thể thu được ở F1 = 3 x 4 x 4 + 3 x 3 x 4 + 4 x 4 x 3 + 4 x 3 x 3 + 3 x 4 x 3 =
204.  Đáp án C
Câu 28. Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AAbb × aaBB, thu được các hợp tử F1. Xử lí các hợp tử
F1 bằng cônxisin. Biết rằng hiệu quả gây đa bội đạt 72%; Các hợp tử đều phát triển thành cây F1. Các
cây F1 đều giảm phân bình thường và thể tứ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, trong số
các giao tử có 1 alen trội của F1 thì giao tử đơn bội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/5.
B. 7/15.
C. 3/10.
D. 4/25.
F1 có 72% AAaaBBbb và 28% AaBb.

Loại giao tử có 1 alen trội (Aabb, aaBb, Ab, aB) có tỉ lệ = 72% × (1/9 + 1/9) + 28% × (1/4 + 1/4) = 3/10
Trong số các giao tử có 1 alen trội của F1 thì giao tử đơn bội chiếm tỉ lệ = (0,28 x 1/2) : 3/10 = 7/15.  Đáp án B

Câu 29. Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.
Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1 . Xử lý F1 bằng cônsixin,
sau đó cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2 . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội,
khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả
việc xử lí hoá chất gây đột biến lên F1 đạt 60%. Tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là
A. 60%.
B. 91%.
C. 75%.
D. 45%.
AA x aa → F1 Aa. Sau khi xử lí cônsixin F1 60% AAaa : 40% Aa. F1 cho giao tử lặn (aa + a) = 0,6 x
1/6 + 0,4 x 1/2 = 0,3 → Quả đỏ = 1 – (0,3)2 = 0,91 = 91%  Đáp án B

Trang 7/8 - Mã đề thi 13/10/2019


Câu 30. Một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBBbb tiến hành giảm phân bình thường chỉ sinh ra giao tử
lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội là 1/12.
II. Trong số các giao tử mang alen trội, giao tử không có alen lặn chiếm tỉ lệ là 2/9.
III. Tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội là 5/12.
IV. Loại giao tử mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ 5/12.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
I, III, IV đúng  Đáp án C
I đúng. Vì giao tử AABB có tỉ lệ = 1/2×1/6 = 1/12.

II sai. Vì ở cơ thể này, tất cả các giao tử đều mang ít nhất 1 alen trội. Do đó, trong số giao tử mang
alen trội thì giao tử không có alen lặn (AABB) có tỉ lệ = 1/2×1/6 = 1/12.
III đúng. Vì giao tử mang 2 alen trội (AAbb và AaBb) có tỉ lệ = 1/2×1/6 + 1/2×4/6 = 5/12.
IV đúng. Loại giao tử mang 3 alen trội (AABb và AaBB) chiếm tỉ lệ = 1/2×4/6 + 1/2×1/6 = 5/12.
------------------------ HẾT ------------------------

Trang 8/8 - Mã đề thi 13/10/2019



×