Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.18 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 20)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 35 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 14/12

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
Câu 1: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn
toàn so với alen a. Có 5 quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể
mang kiểu hình trội như sau:
Quần thể
I
II
III
IV
V
Tỉ lệ kiểu hình trội 64% 75% 51% 96% 19%
Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tần số kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ cao nhất ở quần thể V và thấp nhất ở quần thể II.
B. Tần số kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ thấp nhất ở quần thể V và cao nhất ở quần thể II.
C. Quần thể I tiến hành tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ và dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
kiểu gen aa không có khả năng sinh sản, qua 3 thế hệ tần số A bằng 3/23.
D. Tần số kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ lớn nhất ở quần thể IV và thấp nhất ở quần thể V.
Câu 2: Ở một quần thể động vật sinh sản hữu tính, giới đực là dị giao tử (XY), giới cái là đồng giao
tử (XX), có tần số alen A (nằm ở vùng không tương đồng trên NST X) tại thế hệ F4 ở giới đực là 0,55
và ở giới cái là 0,575. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau qua các thế hệ. Theo lý
thuyết, phát biểu nào sau đây sai?


A.
B.
C.
D.

Tần số alen A của giới đực ở thế hệ P và tần số alen A của giới cái ở thế hệ F2 lần lượt là 0,3 và 0,6.
Tần số alen A của giới đực ở thế hệ F1 và tần số alen A của giới cái ở thế hệ F1 lần lượt là 0,5 và 0,7.
Tần số alen A của giới đực ở thế hệ F3 và tần số alen A của giới cái ở thế hệ F3 lần lượt là 0,6 và 0,55.
Tần số alen A của giới đực ở thế hệ F2 và tần số alen A của giới cái ở thế hệ P lần lượt là 0,5 và 0,7.

Câu 3: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, alen A quy
định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen b quy định hoa trắng. Cho các cây thân cao, hoa trắng giao phấn với các cây thân thấp, hoa
trắng (P), thu được F1 gồm 52,5% cây thân cao, hoa trắng và 47,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, nếu cho các cây thân cao, hoa trắng ở thế hệ P giao phấn ngẫu
nhiên với nhau thì thu được đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 23,4375%.
B. 87,5625%.
C. 77,4375%.
D. 91,1625%.
Câu 4: Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của
quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,3 AaBb : 0,4 aaBb : 0,1 aabb. Cho rằng quần thể
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở
F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ?
A. 19,2%.
B. 4,25%.
C. 12,5%.
D. 2,26%.
Câu 5: Ở một quần thể thực vật tự phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen

A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn
không có khả năng sinh sản. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,2AA :
0,4Aa : 0,4aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, nhận định nào
sau đây đúng?
A. Tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp giảm dần qua các thế hệ.
B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần qua các thế hệ.
C. Thế hệ F3 của quần thể tỉ lệ cá thể mang alen lặn xấp xỉ 16,67%.
D. Thế hệ F3 của quần thể tần số alen A nhỏ hơn tần số alen a.
Câu 6: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A
và a, trong đó tần số kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 49%. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể là?
A. 0,3.
B. 0,7.
C. 0,4.
D. 0,6.
Câu 7: Một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,1 AABB : 0,2 AaBb : 0,4 AaBB : 0,3 aaBb. Cho quần thể
này tự thụ phấn qua ba thế hệ, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBB ở F3 là
A. 9,9375%.
B. 6,0938%.
C. 6,7969%.
D. 1,0938%.
Trang 1/4 - Mã đề thi 14/12/2019


Câu 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Một quần thể, thế hệ xuất phát (P) có 10% cây hoa trắng. Sau một thế hệ thấy số cây hoa trắng trong
quần thể chiếm tỷ lệ 9%. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí
thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là loài thực vật tự thụ phấn.
B. Ở thế hệ xuất phát cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.
C. Ở đời F3 cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 40%.

D. Ở F3 trong số các cây hoa đỏ cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 53,8%.
Câu 9: Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và
alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một
quần thể động vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các kiểu hình là 51% lông đen : 24%
lông xám : 25% lông trắng. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp và số con lông trắng của quần thể chiếm 34%.
B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông đen thuần
chủng chiếm 100/289.
C. Tổng số con lông đen dị hợp và lông xám dị hợp của quần thể chiếm 62%.
D. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
là 99 xám : 1 trắng.
Câu 10: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc
lập. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, trong đó có 2 cây mang kiểu gen thuần chủng, thu
được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình của F1là
A. 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
B. 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
C. 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
D. 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
Câu 11: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu
bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai,
nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
D. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa
nhận là giả thuyết siêu trội.
Câu 12: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị

hợp tử là Y (0 ≤ Y ≤ 1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu
tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2 của quần thể là:
3Y
15Y
 3Y 
 15Y 
A. 1
cây hoa trắng. B. 1 
cây hoa trắng.
 cây hoa tím:
 cây hoa tím:
8 
8
32 
32


7Y
Y
 7Y 
 Y
C. 1   cây hoa tím:
cây hoa trắng.
D. 1 
cây hoa trắng.
 cây hoa tím:
16
4
 16 
 4

Câu 13: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen Aabb. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen Aabb.
II. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.

III. Nếu đem nuối cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hoá thì có thể thu được 3 dòng thuần
chủng khác nhau về kiểu gen.
IV. Các cây con được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống
với cây mẹ.

V. Nếu cho cây này tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì ở thế hệ F2, tỉ lệ cây mang kiểu gen Aabb là 25%.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Trang 2/4 - Mã đề thi 14/12/2019


Câu 14: Một loài thực vật thụ phấn tự do có gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui
định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a
và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, thu được 32,76% hạt tròn,
đỏ; 3,24% hạt tròn, trắng; 58,24% hạt dài, đỏ; 5,76% hạt dài, trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết
luận sau đây là đúng?
I. Tần số của A, b trong quần thể trên lần lượt là 0,2 và 0,3.
II. Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình tròn, trắng ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt dài, trắng
mong đợi khi thu hoạch là 19,75%.
III. Nếu ở vụ sau cho kiểu hình hạt dài, đỏ ra trồng thì thu được tỉ lệ kiểu hình hạt dài, đỏ là
94,67%.
IV. Kiểu gen bb chiếm tỉ lệ 25% trong quần thể cân bằng di truyền.
A. 3.

B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 15: Ở một quần thể cá lưỡng bội, xét một lôcut gen qui định màu sắc vảy có 3 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường, alen A qui định vảy đỏ; alen a1 qui định vảy hồng; alen a2 qui định vảy trắng;
thứ tự trội hoàn toàn của các alen là A > a1 > a2. Giả sử ở thế hệ xuất phát quần thể có cấu trúc di
truyền là 0,2 AA : 0,2 a1a1 : 0,2 a2a2 : 0,2 Aa1 : 0,1 Aa2 : 0,1 a1a2. Do tập tính giao phối, chỉ những cá
thể có màu sắc vảy giống nhau mới giao phối với nhau. Tính theo lí thuyết, sau một thế hệ ngẫu phối
không chịu tác động của nhân tố tiến hóa khác, trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?
I. Trong tổng số cá vảy đỏ sau một thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cá vảy đỏ dị hợp tử chiếm 6/13.
II. Tỉ lệ cá vảy hồng sau một thế hệ ngẫu phối chiếm 199/600.
III. Tỉ lệ các loại kiểu hình vảy đỏ; vảy hồng; vảy trắng sau một thế hệ ngẫu phối là 91 : 199 : 16.
IV. Tỉ lệ cá thể mang alen a1 sau một thế hệ ngẫu phối chiếm 8/15.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Ở một loài thú, A1 quy định lông đen, A2 quy định lông nâu, A3 quy định lông xám, A4 quy định
lông hung, A5 quy định lông trắng. Biết rằng quần thể cân bằng di truyền, các alen có tần số bằng nhau và
thứ tự trội hoàn toàn của các alen là A1 >> A2 >> A3 >> A4>> A5. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 9 đen: 7 nâu: 5 xám: 3 hung : 1 trắng.
II. Cho các con lông đen giao phối với nhau thì đời con có tỉ lệ lông đen là 65/81.
III. Cho các con đực xám giao phối với các con cái nâu thì đời con có cá thể lông trắng chiếm tỉ lệ 1/35.

IV. Giả sử trong quần thể chỉ có hình thức giao phối giữa các cá thể cùng màu lông thì ở đời con có
số cá thể lông trắng thu được là 11/105.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Câu 17: Một quần thể ngẫu phối, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của
Ab
Ab
AB
quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,4
: 0,2
: 0,4
. Biết khoảng cách giữa 2 lôcut là
ab
aB
ab
40 cM. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F3, có 93,87% số cây có kiểu gen dị hợp tử.
II. Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F3 là 48,99%.
III. Trong tổng số giao tử mang alen trội ở F3, tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm 23,49%.
IV. Tỷ lệ giao tử mang 1 alen trội của đời con F3 là 49,568%.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 18: Cho các thành tựu. Có bao nhiêu thành tựu do ứng dụng của kĩ thuật chuyển gen.
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
(5) Tạo ra cừu sản xuất sữa có chứa prôtêin của người.
(6) Tạo giống cây Pomato từ cây cà chua và khoai tây.

A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Trang 3/4 - Mã đề thi 14/12/2019


Câu 19: Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế
bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có
bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc
DDEe.
II. Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng
có kiểu gen khác nhau.
III. Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu
gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
IV. Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có
kiểu gen AaBBDDEe.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 20: Xét một gen có 2 alen: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Biết rằng các cá thể dị hợp tử
chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có
kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Một quần thể (P) có cấu trúc di truyền là: 0,4AA:
0,5Aa: 0,1aa = 1 thực hiện tự thụ phấn thu được các hạt F1. Đem gieo các hạt F1 và chọn lại các cây có
hoa đỏ. Nếu các cây hoa đỏ này tự thụ phấn thì tính theo lý thuyết, tỉ lệ các hạt nảy mầm thành cây hoa
đỏ là bao nhiêu?
A. 5/168.
B. 163/168.

C. 5/94.
D. 89/94.
------------------------ HẾT ------------------------

Trang 4/4 - Mã đề thi 14/12/2019



×