Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển nam xe đạp đường trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.51 KB, 28 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề:
Trong công cuộc đổi mới,  để  xây dựng đất nước ngày càng vững 
mạnh, ngành Thể dục Thể thao (TDTT) cũng như các ngành khoa học khác 
đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của đất nước.
Ở Việt Nam: Môn Xe đạp xuất hiện rất sớm khoảng năm 1896 sau đó  
được phát triển chủ yếu tại hai miền Bắc và Nam, có thể thấy những vận 
động viên (VĐV) tiêu biểu của Xe đạp Việt Nam như; Huỳnh Châu, Mai 
Công Hiếu, Nguyễn Nam Cực, và mới nhất là VĐV Nguyễn Thị  Thật đã  
xuất sắc giành tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử bộ môn đua xe đạp  
của Việt Nam  ở  đấu trường Asiad. Tuy nhiên thành tích của Việt Nam  
vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực và Châu Á.
Nhân tố   ảnh hưởng chính đến thành tích môn xe đạp là sức bền của  
vận động viên. Theo Scott (2009), để  cải thiện sức bền, VĐV cần nâng  
cao năng lực hệ  tuần hoàn, hô hấp và chuyển hóa tế  bào, nâng cao khả 
năng hấp thụ  oxy tối đa, duy trì hoạt động  ưa khí với cường độ  thi đấu 
trong thời gian dài hơn [43]. Để nâng cao năng lực này, bên cạnh việc xây  
dựng chương trình huấn luyện theo các vùng cường độ một cách khoa học 
thì các VĐV còn sử dụng doping, đây là phương pháp bị cấm. Một phương  
pháp tự  nhiên để  tăng số  lượng hồng cầu là đưa VĐV tập luyện  ở  các  
vùng cao (trên 1500m so với mặt nước biển) phương pháp này đã được áp 
dụng phổ  biến trên thế  giới.  Ở  độ  cao trên 1500m áp suất không khí và 
lượng oxy sẽ giảm dẫn đến cơ thể phản ứng bằng việc điều hòa máu để 
tăng sản sinh hồng cầu trong cơ  thể. Tuy nhiên, việc đưa VĐV đi tập  ở 
các vùng có độ  cao không phải lúc nào cũng thuận tiện, độ  cao tại các 
vùng cao nguyên của Việt Nam khá thấp như Đà Lạt trung bình so với mặt  
biển là 1500 m, nơi cao nhất trong trung tâm thành phố  là Nhà Bảo Tàng  
(1532m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1398.2 m). Do 
đó, Trường Đại học TDTT thành phố  Hồ  Chí Minh (TP.HCM) đã tiến  
hành trang bị hệ thống phòng tập huấn luyện môi trường độ  cao phục vụ 


công tác nghiên cứu và huấn luyện VĐV cấp cao, đây là phòng tập hiện  
đại, công nghệ  cao được nhiều nhà khoa học trên thế  giới nghiên cứu và 


2
đạt được nhiều kết quả  khả  quan. Bản thân từng là huấn luyện cho đội 
leo   núi   Everest   Việt   Nam,   đã   có   kinh   nghiệm   và   tâm   huyết   theo   đuổi 
nghiên cứu huấn luyện môi trường độ  cao nên chọn nghiên cứu đề  tài: 
“Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ cao cho đội tuyển 
nam xe đạp đường trường Việt Nam”.
­ Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và  ứng dụng chương trình huấn luyện mô phỏng độ  cao 
cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam nhằm nâng cao chức năng sinh lý và  
sinh hóa cho VĐV đội tuyển nam xe đạp.
­ Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của  
đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
­ Cơ  sở  lựa chọn các chỉ  số  đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và  
sinh hóa của đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam 
­ Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của đội tuyển nam  
XĐĐT Việt Nam.
Mục tiêu 2:  Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ  cao 
cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
­ Tổng hợp các chương trình huấn luyện mô phỏng độ  cao có hiệu 
quả trên thế giới.
­ Xây dựng chương trình huấn luyện mô phỏng độ  cao cho đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện mô phỏng 
độ cao cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
­ Đánh giá biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa (Máu, Ngưỡng yếm  

khí, VO2max…) của nhóm thực nghiệm.
­ Đánh giá biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa (Máu, Ngưỡng yếm  
khí, VO2max…) của nhóm ĐC.
­ Sự khác biệt giữa hai nhóm sau TN chương trình huấn luyện.
2. Những đóng góp mới của luận án:


3
Đã xác định được 15 chỉ  số  đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa  
máu cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam gồm: Chức năng sinh lý 
gồm 9 chỉ số: Thể tích khí thở “VT1” (ml/kg/ph), Tỷ lệ % thể tích khí thở 
“%VT1” (%), Nhịp tim tối đa “HRmax” (bpm), Nhịp tim đỉnh “HRpeak” 
(bpm), Thông khí phổi đỉnh “VEpeak” (l.min­1), VO2max (ml/kg/ph), Tỷ lệ 
VCO2/VO2“RER”, Công suất “WRmax” (W), Hoạt động gắng sức (Time  
to   Exhaustion).Sinh   hóa   gồm   6   chỉ   số:   số   lượng   hồng   cầu   "RBC"   (x  
1012L), Hemoglobin "Hb" (g/dL), Tỷ lệ % hồng cầu trong máu "Hct" (%), 
Erythropoietin   “EPO”   (mIU/mL),   Cortisol   máu   (μg/dL)   và   Testosteron 
(ng/mL). 
Đã  ứng dụng công nghệ  mới trong huấn luyện thể  thao, đặc biệt là 
thể thao thành tích cao. Với phương pháp huấn luyện trong môi trường mô 
phỏng độ  cao lần đầu được  ứng dụng trên VĐV xe đạp đường trường 
Việc Nam. Luận án đã căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm, căn cứ  lịch  
thi đấu giải của đội tuyển XĐĐT Việt Nam, căn cứ  vào điều kiện thực 
tiễn phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm mô phỏng độ  cao 2500m, đã 
xây dựng được chương trình huấn luyện cho VĐV đội tuyển theo hình 
thức HL sống dưới thấp – tập luyện trên cao với 4 tuần thực nghiệm, 1 
tuần tập 3 buổi, 1 buổi tập từ  130 – 150 phút (bao gồm cả  khởi động và 
thả  lỏng khoảng 30 phút) với bài tập đạp xe trên Rulo, thực hiện xen kẽ: 
bài tập ở ngưỡng yếm khí duy trì trong thời gian 3­4 phút, cường độ 100%  
công suất  ở ngưỡng yếm khí, với nhịp tim đạt ≥ 180 lần, sau đó tiếp tục  

bài tập 2, đạp xe với thời gian 15 phút với cường độ  60% công suất  ở 
ngưỡng yếm khí, thực hiện 4 tổ và nghỉ giữa các tổ 10 phút. Chương trình  
ứng dụng cho 2 nhóm TN và ĐC ở 2 môi trường độ cao khác nhau.
3. Cấu trúc của luận án:
Luận án được trình bày trong 125 trang bao gồm phần: đặt vấn đề (03 
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (48 trang); Chương 2:  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (09 trang); Chương 3: Kết quả 
nghiên cứu và bàn luận (63 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận 
án có 31 bảng, 11 biểu đồ, 08 phụ lục. Luận án sử  dụng 79 tài liệu tham  
khảo, trong đó có 16 tài liệu tiếng Việt, 62 tài liệu tiếng Anh, 1 tài liệu 
internet. 
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để  làm cơ  sở  lý luận có logic và khoa học về  đánh giá thực trạng 
thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa cho VĐV nam xe đạp đường 
trường Việt Nam, từ  đó xây dựng và  ứng dụng chương trình huấn luyện 
mô phỏng độ  cao cho VĐV,luận án tiến hành tìm hiểu các tài liệu, sách,  
báo, công trình nghiên cứu liên quan; từ đó xây dựng nên tổng quan của đề 
tài gồm các phần chính: 1. Cơ sở khoa học huấn luyện độ  cao (Hypoxia); 
2. Tác dụng và đặc điểm của phương pháp huấn luyện độ cao; 3. Các hình  
thức huấn luyện độ cao hiện nay; 4. Tác động cơ học của tập luyện trong  
môi trường độ  cao đối với cơ  thể  VĐV; 5. Đặc điểm thi đấu xe đạp 
đường trường; 6. Các yếu tố cấu thành thành tích của VĐV xe đạp đường 
trường; 7. Đặc điểm sinh lý và nhu cầu năng lượng trong môn xe đạp; 8. 
Một số  công trình nghiên cứu có liên quan. Vì vậy khi nghiên cứu đề  tài, 
được tiếp cận với các nguồn tài liệu kể  trên là hết sức bổ  ích và quý giá 

để thực hiện đề tài, bởi các kết quả trước đây có ý nghĩa tham khảo quan 
trọng để tiến hành nghiên cứu.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨCNGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Xây dựng và  ứng dụng chương trình huấn luyện mô  
phỏng độ cao nhằm cải thiện chức năng sinh lý và sinh hóa cho VĐV đội 
tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
Khách thể:
­ Gồm 06 nam VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam chia thành 2 nhóm 
TN và ĐC (Nhóm TN có n = 3 VĐV có độ  tuổi là 19 tuổi, trung bình số 
năm tập luyện là 6.40 ± 0.60 năm; Nhóm ĐC có n = 3 VĐV có độ  tuổi là 
19 ± 1 tuổi, trung bình số năm tập luyện là 6.17 ± 0.42 năm).
­ Gồm 11 nhà khoa học, giảng viên, HLV trình độ cao về HL xe đạp, 
kiến thức sâu về sinh lý, sinh hóa vận động. Đặc biệt là được tư vấn bởi  
GS.TS Kim Chang Keun, Trường Đại học Thể  thao Quốc gia Hàn Quốc 
về chương trình thực nghiệm.


5
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để  giải quyết ba nhiệm vụ  nghiên cứu của luận án, trong quá trình  
nghiên cứu đã sử  dụng các phương pháp sau:Phương pháp phân tích và 
tổng hợp tài liệu,phỏng vấn chuyên gia, kiểm tra y sinh, xét nghiệm  sinh 
hóa huyết học, thực nghiệm sư phạmvà phương pháp toán thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: 
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chương trình huấn luyện độ cao 
như  lứa tuổi, tâm lý, giới tính, dinh dưỡng, phương pháp huấn luyện, bài 

tập tập luyện.... Phạm vi của đề tài tiến hành nghiên cứu là đánh giá hiệu 
quả   chương   trình   huấn   luyện   4   tuần   ở   môi   trường   mô   phỏng   độ   cao  
2500m cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam, thông qua sự  biến đổi chức 
năng sinh lý và sinh hóa.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu:Luận án được tiến hành nghiên cứu tại 
Trường Đại học Thể  dục Thể  thao thành phố  Hồ  Chí Minh; Trung tâm 
huấn luyện Thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.3. Kế  hoạch nghiên cứu:  Luận án được tiến hành từ  tháng 12 
năm 2014 đến tháng 12 năm 2018.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa của đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam.
3.1.1. Cơ  sở  lựa chọn các chỉ  số  kiểm tra đánh giá thực trạng  
chức năng sinh lý và sinh hóa.
Để lựa chọn các chỉ số đánh giá thực trạng  chức năng sinh lý và sinh 
hóa của đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam,   lu ậ n   án   đã   tham khảo, phân 
tích, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn nhau của các công trình nghiên cứu  
trong và ngoài nước  ở  một số  môn thể  thao khác, thuộc lĩnh vực huấn 
luyện với môi trường trên cao ở các độ cao khác, nhằm làm cơ sở cho việc 
xây dựng phiếu khảo sát, luận án tham khảo một số công trình nghiên cứu 
của  Milosz   (2011),  Belle   Roels   (2007),Czuba  (2013),Friedmann  (2007), 
Hun­young   Park(2016),  Nguyễn   Khánh   Duy   (2017).  Từ   các   nghiên   cứu 
trên, đã tổng hợp được 24 chỉ số (13 chỉ số chức năng sinh lý và 11 chỉ số  


6
sinh hóa máu) để  làm cơ  sở  cho việc xây dựng phiếu phỏng vấn, nhằm 
kiểm tra đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa máu của VĐV đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam.

* Để  xác định các chỉ  số  đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa cho 
VĐV đề tài tiến hành các bước sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu phỏng vấn theo 3 mức độ đánh giá:Rất cần 
thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm)
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm 
hàng đầu về  công tác nghiên cứu khoa học, huấn luyện viên tại trường 
Đại   học   TDTT   Tp.Hồ   Chí   Minh   và   trung   tâm   Huấn   luyện   Quốc   gia 
Tp.HCM, để xem xét nội dung, bổ sung ý kiến về các chỉ số cần kiểm tra 
để  đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa máu   của  VĐV  đội tuyển nam 
XĐĐT Việt Nam. Số phiếu phát ra là 11 phiếu, thu về 11 phiếu đạt 100% 
số phiếu đã phát ra. Thông tin trình độ chuyên gia, giảng viên được phỏng  
vấn được thể hiện trên biểu đồ 3.1.
Bước 3: Để  lựa chọn các chỉ  số  chức năng sinh lý và sinh hóa máu  
của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam, luận án quy ước các chỉ số đạt  
tỷ  lệ  từ  75% của tổng điểm phỏng vấn trở  lên được chọn vào hệ  thống  
chỉ số sử dụng để kiểm tra đánh giá, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Theo quy  ước luận án lựa chọn được 15 chỉ  số  đạt tỷ  lệ  phần trăm 
từ  75.8% đến 100% của tổng điểm để  sử  dụng kiểm tra đánh giá thực  
trạng chức năng sinh lý và sinh hóa máu của đội tuyển nam XĐĐT Việt 
Nam, cụ thể kết quả được trình bày sau bảng 3.1:
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia về chỉ số chức năng sinh lý 
và sinh hóa máu kiểm tra VĐV đội tuyển nam XĐĐT (n=11)
TT

Nội dung chỉ số kiểm tra

Mức độ cần 
thiết
3


2

A
Chức năng sinh lý 
1 Tần số hô hấp (lần/ph)
3
5
Thể   tích   khí   thở   “VT1”   (ml/kg/ph) 
2
6
5
(qua Metamax 3B)
Tỷ   lệ   %   thể   tích   khí   thở   “%VT1” 
3
5
6
(%) (qua Metamax 3B)

1

Tổn

Tỷ lệ %
điể
m

3

22


66.7%

0

28

84.8%

0

27

81.8%


7
4 Nhịp tim yên tĩnh (lần/ph)
4
5 Nhịp tim tối đa “HRmax” (bpm)
10
6 Nhịp tim cực đỉnh “HRpeak” (bpm)
9
Thông khí phổi đỉnh “VEpeak” (l.min­
7 1
3
) (qua Metamax 3B)
8 Huyết áp (mmHg)
4
9 Dung tích sống (lít)
4

10 VO2max (ml/kg/ph) (qua Metamax 3B) 10
11 Tỷ lệ VCO2/VO2 “RER”
7
12 Công suất “WRmax” (w)
8
Hoạt   động   gắng   sức   (Time   to 
13
9
Exhaustion)
B
Sinh hóa máu
1 Số lượng bạch cầu “WBC” (x 109L)
4
2 Số lượng hồng cầu "RBC" (x 1012L)
11
3 Hemoglobin "Hb" (g/dL)
11
4 Dung tích hồng cầu "Hct" (%)
10
Thể   tích   trung   bình   hồng   cầu   "MCV" 
5
4
(fL)
6 Hemoglobin/hồng cầu "MCH" (pg)
4
7 Tích áp bề mặt hồng cầu "RDW" (%)
3
8 Tiểu cầu "PLT" (x 109L)
4
9 Erythropoietin “EPO” (mIU/mL)

6
10 Cortisol máu (μg/dl)
7
11 Testosteron(ng/dl)
5

5
1
2

2
0
0

24
32
31

72.7%
97.0%
93.9%

8

0

25

75.8%


5
5
1
4
3

2
2
0
0
0

24
24
32
29
30

72.7%
72.7%
97.0%
87.9%
90.9%

2

0

31


93.9%

3
0
0
1

4
0
0
0

22
33
33
32

66.7%
100.0%
100.0%
97.0%

5

2

24

72.7%


5
4
5
4
3
6

2
4
2
1
1
0

24
21
24
27
28
27

72.7%
63.6%
72.7%
81.8%
84.8%
81.8%

Ghi chú: In đậm là chỉ số được chọn.
Như vậy, sau khi tiến hành 3 bước tổng hợp, xây dựng phiếu phỏng 

vấn, tiến hành phỏng vấn, luận án đã chọn được 15 chỉ  số  sử  dụng để 
đánh   giá   chức   năng   sinh   lý   và   sinh   hóa   máu   của   VĐV   đội   tuyển   nam  
XĐĐT Việt Nam gồm: 9 chỉ số sinh lý và 6 chỉ số sinh hóa máu.
3.1.2. Thực trạng chức năng sinh lý và sinh hóa máu của VĐV đội  
tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
3.1.2.1. Đặc điểm VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam
Từ  kết quả  kiểm tra, tính toán và phân nhóm 6 VĐV thành 2 nhóm 
TN và ĐC một cách ngẫu nhiên. Thông tin về  đặc điểm của VĐV đội 
tuyển XĐĐT Việt Nam   đang tham gia công trình nghiên cứu như  sau: 
Nhóm TN có n = 3 VĐV có độ tuổi là 19 tuổi, trung bình số năm tập luyện 


8
là 6.40 ± 0.60 năm; Nhóm ĐC có n = 3 VĐV có độ tuổi là 19 ± 1 tuổi, trung  
bình số năm tập luyện là 6.17 ± 0.42 năm. Kết quả được trình bày ở bảng  
3.2 cho thấy:  đặc điểm  2 nhóm TN và ĐC  nam VĐV đội tuyển XĐĐT 
Việt Nam đều có độ  đồng nhất cao về  độ  tuổi, số  năm tập luyện, chiều  
cao và cân nặng.
* Bàn luận  đặc điểm cơ  thể  giữa các VĐV đội tuyển xe đạp Việt 
Nam
Bảng 3.3: So sánh đặc điểm cơ thể giữa các VĐV đội tuyển xe đạp 
Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới

Tác giả, năm

Đối tượng nghiên  Độ tuổi
c ứu
 ± SD

Roels (2007)

Czuba (2011) 

Chiều cao 
(cm)

Trọng 
lượng cơ 
thể (kg)

 ± SD

 ± SD

VĐV Pháp (n=10)  24.4 ± 0.3 180.1 ± 0.5
VĐV Ba Lan (n=10)  22 ± 2.7 178 ± 0.05
VĐV  Thụy   Sĩ 
(n=13) 
34.7 ± 9.5 179.7 ± 5.7

Saugy (2015) 
Phạm   Hùng 
Việt Nam (n=6)
Mạnh (2017) 

19 ± 0.63

73.2 ± 0.8
66.7 ± 5.4
75.2 ± 7.2


172 ± 4.29 62.52 ± 4.18

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:so sánh đặc điểm cơ thể VĐV đội tuyển 
xe đạp Việt Nam với 5 nước thế  giới cho thấy cơ  thể  người Việt Nam  
vẫn nhỏ nhất, thấp nhất và nhẹ nhất, xếp thứ  2 là các VĐV đội tuyển xe 
đạp Ba Lan (2011), xếp thứ  3 là các VĐV đội tuyển xe đạp của Pháp 
(2007),  cao nhất về  độ  tuổi cũng như  trọng lượng cơ  thể  là  VĐV đội 
tuyển đội tuyển xe đạp Thụy Sĩ (2015). Đối với VĐV xe đạp cơ thể càng 
nhỏ, càng nhẹ  cũng có thể  có mặt  ưu thế  trong thi đấu xe đạp bởi giảm 
được lực cản của gió cũng như giảm tải trọng lên phương tiện trong quá 
trình thi đấu. 
3.1.2.2.   Thực   trạng   đặc   điểm   chức   năng   sinh   lý   của   VĐV   đội  
tuyển nam XĐĐT Việt Nam.


9
a. Thực trạng về ưa khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam:
Bảng 3.4: Thực trạng ưa khí của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam trước TN
T
Nội dung kiểm tra
T
1
2
3
4
5

VO2max (ml/kg/ph)
VT1 (ml/kg/ph)

%VT1 (%)
VEpeak (1.min­1)
RER

Nhóm TN (n=3)

Nhóm ĐC (n=3)

± SD

Cv

± SD

Cv

±
±
±
±
±

7.66
8.27
4.96
3.53
1.45

±
±

±
±
±

8.79
9.17
6.35
2.45
1.09

61.67
50.33
76.33
149.23
1.05

4.73
4.16
3.79
5.26
0.02

62.67
50.00
77.67
149.77
1.06

5.51
4.58

4.93
3.67
0.01

d

p

1.00
0.33
1.33
0.53
0.01

0.82
0.93
0.73
0.89
0.78

Qua bảng 3.4 cho thấy:Không có sự  khác biệt về  khả  năng  ưa khí 
giữa 2 nhóm TN và ĐC, nên đạt yêu cầu về lựa chọn nhóm TN và ĐC.
Bảng 3.5: So sánh khả năng ưa khí giữa các VĐV đội tuyển xe đạp 
Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, năm

VO2max 
(ml/kg/ph)

VĐV


 ± SD

Roels (2007)
Pháp (n=10)
Czuba (2011)  Ba Lan (n=10)
Saugy (2015)  Thụy Sĩ (n=13)
Phạm   Hùng 
Việt Nam (n=6)
Mạnh (2016)

%VT1 
(%)

VEpeak 
(1.min­1)

 ± SD

 ± SD

RER
 ± SD

58.1 ± 0.8 94.6 ± 1.1 144.8 ± 2.5
>1.1
67.5 ± 2.5 81.8 ± 5.2
­
1.09 ± 0.02
60.2 ± 9.9

90 ± 8
141 ± 2.8
1.2 ± 0.3
62.17 ± 4.62 77.0 ± 4.0 149.5 ± 4.07 1.06 ± 0.01

b. Thực trạng về yếm khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam:
Bảng 3.6: Thực trạng yếm khí của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam trước TN
T
T
1
2
3
4

Nội dung kiểm 
tra

Nhóm TN (n=3)

Nhóm ĐC (n=3)

± SD

± SD

Cv

Cv


HRmax (bpm)
181.67 ± 3.21 1.77 180.33 ± 7.09 3.93
HRpeak (bpm)
181.33 ± 4.04 2.23 180.67 ± 5.69 3.15
WRmax (W)
248.33 ± 2.89 1.16 250.0 ± 0.0 0.00
Time to Exhaustion 7.33 ± 0.58 7.87 7.50 ± 0.5 6.67

d

p

1.34
0.66
1.67
0.17

0.78
0.88
0.37
0.73


10
Kết quả bảng 3.6 cho thấy:Không có sự khác biệt về đặc điểm khả 
năng yếm khí giữa 2 nhóm TN và ĐC, nên đạt yêu cầu về lựa chọn nhóm  
TN và ĐC.


11

* Bàn luận khả  năng yếm khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt  
Nam
Bảng 3.7: So sánh khả năng yếm khí giữa các VĐV đội tuyển xe đạp 
Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, năm

VĐV

HRmax 
(bpm)

HRpeak 
(bpm)

WRmax
(W)

 ± SD

 ± SD

 ± SD

Roels (2007)
Pháp (n=10) 
188.2 ± 0.96 186.2 ± 1.2 255.3 ± 4.1
Czuba (2011) 
Ba Lan (n=10) 
195 ± 5
178 ± 5

380 ± 3.0
Saugy (2015) 
Thụy Sĩ (n=13) 
­
163 ± 7
­
Phạm   Hùng   Mạnh 
Việt Nam (n=6) 181 ± 4.98 181 ± 4.43 249.17 ± 2.04
(2016)

3.1.2.3. Thực trạng đặc điểm sinh hóa của VĐV đội tuyển nam  
XĐĐT Việt Nam.
Bảng 3.8: Thực trạng các sinh hóa của 2 nhóm TN và ĐC VĐV đội 
tuyển nam XĐĐT Việt Nam trước TN
T
T
1
2
3
4
5
6

Nội dung kiểm tra
RBC (T/L)
Hb (g/dL)
Hct (%)
Erythropoietin (mIU/mL)
Cortisol máu (μg/dl)
Testosteron(ng/dl)


Nhóm TN (n=3)
4.83
14.47
39.57
9.96
7.38
10.70

± SD

Cv

±
±
±
±
±
±

5.21
7.06
5.40
8.55
9.38
9.64

0.25
1.02
2.14

0.85
0.69
1.03

Nhóm ĐC (n=3)
± SD
4.87
14.60
40.13
9.62
8.67
10.26

±
±
±
±
±
±

d

p

Cv

0.15 3.14 0.04
0.35 2.37 0.13
0.81 2.01 0.56
0.93 9.71 0.34

1.63 18.77 1.29
0.78 7.61 0.44

0.85
0.84
0.69
0.67
0.28
0.59

Kết quả  bảng 3.8 cho thấy: Các chỉ  số  sinh hóa máu của VĐV đội 
tuyển nam XĐĐT Việt Nam  nằm trong giới hạn tham chiếu của người 
bình thường khỏe mạnh. Qua đó cho thấy, tất cả  6/6 chỉ  số  sinh hóa của 
VĐV xe đạp không có sự khác biệt giữa 2 nhóm TN và ĐC với p>0.05.
Bảng 3.9: So sánh đặc điểm sinh hóa máu giữa các VĐV đội tuyển xe 
đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, năm
Roels (2007)

VĐV
Pháp (n=10) 

RBC (T/L)
 ± SD

Hb (g/dL)
 ± SD

Hct (%)
 ± SD


5.15 ± 0.05 14.96 ± 0.09 47.06 ± 0.3


12
Czuba (2011) 
Ba Lan (n=10)  4.91 ± 0.28 15.07 ± 1.014 43.10 ± 0.01
Saugy (2015) 
Thụy Sĩ (n=13)  5.02 ± 0.36 15.33 ± 1.05 44.3 ± 2.76
Phạm   Hùng   Mạnh 
Việt Nam (n=6) 4.85 ± 0.19 14.53 ± 0.69 39.85 ± 1.48
(2016)

­ Tiểu kết mục tiêu 1:
Trên cơ  sở  tổng hợp các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, đã 
hệ thống được 24 chỉ số để phỏng vấn, tiến hành khảo sát 11 chuyên gia,  
giảng viên tại trường Đại học TDTT Tp.HCM, kết quả phỏng vấn đã xác  
định được 15 chỉ số  đánh giá chức năng sinh lý và sinh hóa của đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam gồm: 9 chỉ số chức năng sinh lý và 6 chỉ số sinh hóa.  
Các chỉ số này phù hợp với các công trình nghiên cứu đã công bố.
Kết quả cho thấy: Qua phân tích đã đánh giá được chức năng sinh lý 
và sinh hóa máu trong hoạt động  ưa khí và yếm khí của VĐV đội tuyển 
nam XĐĐT Việt Nam đều có sự  đồng nhất cao, khi đối chiếu kết quả 
kiểm tra của VĐV với bảng tiêu chuẩn đánh giá VO2max nam cùng độ tuổi 
(19 tuổi) của The Cooper Institute for Aerobics Research (1998) – Mỹ cho  
thấy thực trạng ưa khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam đạt mức  
rất tốt. Do đó, khi khả năng hấp thụ oxy tối đa đạt mức độ tốt sẽ kéo theo  
các chỉ số khác trong hoạt động ưa khí và yếm khí như thể tích khí thở, tỷ 
lệ % thể tích khí thở, thông khí phổi đỉnh có hiệu suất cao, bên cạnh đó tỷ 
lệ VCO2/VO2 của VĐV cũng cần phải được gắng sức tối đa; nhịp tim tối 

đa, nhịp tim đỉnh, công suất hoạt động và khả  năng hoạt động gắng sức 
cũng sẽ đạt kết quả tốt. So sánh giữa 2 nhóm TN và ĐC VĐV XĐĐT Việt 
Nam thì các chỉ số chức năng sinh lý không có sự khác biệt với p>0.05.
Kết quả  cho thấy các chỉ  số  sinh hóa máu của VĐV đội tuyển nam 
XĐĐT Việt Nam nằm trong giới hạn tham chiếu của người bình thường  
khỏe mạnh, so sánh giữa 2 nhóm TN và ĐC VĐV XĐĐT Việt Nam thì các  
chỉ số chức năng sinh hóa không có sự khác biệt với p>0.05.
Đề  tài so sánh thực trạng một số  chỉ  số  sinh lý, sinh hóa máu của 
VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam với VĐV đội tuyển xe đạp Pháp  
của Roels (2007) [39], VĐV đội tuyển xe đạp của Học viên giáo dục thể 
chất Ba Lan của Milosz (2011) [37], VĐV đội tuyển xe đạp Thụy Sĩ của 
Saugy (2015) [41], kết quả  được thể  hiện qua bảng 3.3, bảng 3.5, bảng  
3.7 và bảng 3.9.
Kết quả cho thấy đặc điểm cơ thể  của VĐV nam XĐĐT Việt Nam 


13
nhỏ nhất, thấp nhất và nhẹ nhất, xếp thứ 2 là các VĐV đội tuyển xe đạp 
Ba Lan (2011), xếp thứ 3 là các VĐV đội tuyển xe đạp của Pháp (2007) và 
cao nhất về  độ  tuổi cũng như  trọng lượng cơ  thể  là VĐV đội tuyển đội 
tuyển xe đạp Thụy Sĩ (2015).
Về khả năng hoạt động ưa khí thông qua các chỉ số VO2max của VĐV 
đội tuyển XĐĐT Việt Nam chỉ  xếp sau VĐV đội tuyển xe đạp Ba Lan 
(2011) và cao hơn so với VĐV Thụy Sĩ, và Pháp; thể tích khí thở của VĐV  
đội tuyển xe đạp Việt Nam tương đương với VĐV Ba Lan và thấp hơn  
VĐV Thụy Sĩ, và Pháp; thông khí phổi đỉnh của VĐV xe đạp Việt Nam  
cũng   cao   hơn   so   với   VĐV   đội   tuyển   các   nước   được   so   sánh;   tỷ   lệ 
VCO2/VO2 thể  hiện khả  năng gắng sức của VĐV đội tuyển xe đạp Việt  
Nam thấp nhất so với VĐV của các nước.
Về  khả  năng hoạt động yếm khí cho thấy đa số  các thông số  kiểm  

tra đánh giá năng lực yếm khí của VĐV đội tuyển xe đạp Việt Nam thấp 
hơn so VĐV Pháp, VĐV của Ba Lan, và VĐV Thụy Sĩ; riêng HRpeak  thì 
ngược lại là cao hơn so với các nước, chỉ đứng sau VĐV Pháp.
Về các chỉ số sinh hóa là nguồn cung cấp dinh dưỡng và Oxy cho các 
tế  bào cơ  hoạt động, nhưng về  số  lượng hồng cầu, hemoglobin, Hct của  
VĐV Việt Nam cũng thấp hơn so với VĐV Pháp, VĐV của Ba Lan, và 
VĐV Thụy Sĩ. Ngoài ra đề tài đánh giá được một số chỉ số sinh hóa như: 
Erythropoietin,   Cortisol   và   Testosteron   của   VĐV   nam   đội   tuyển   XĐĐT 
Việt Nam đều nằm trong giới hạn người bình thường khỏe mạnh.
3.2. Xây dựng chương trình huấn luyện môi trường mô phỏng độ cao 
cho đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
3.2.1.   Tổng   hợp   các   chương   trình   huấn   luyện   môi   trường   mô  
phỏng độ cao có hiệu quả.
Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu ở trên là các công trình 
nghiên cứu đã công bố kết quả, luận án tổng hợp tham khảo có cơ sở cho 
việc tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện ở môi trường mô phỏng 
độ cao cho VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam.
Nhiệm vụ  đặt ra trong huấn luyện thể  thao về  mặt sinh hóa học là 
tác động cơ  thể  của VĐV nảy sinh sự  thích  ứng sinh hóa và qua đó cải 
thiện, nâng cao khả năng vận động của VĐV. Để cải thiện chức năng cơ 


14
thể, huấn luyện thể thao cần phải xác định rõ yêu cầu các chỉ số  sinh hóa 
thích ứng với cơ thể VĐV để có kế hoạch huấn luyện khoa học và hợp lý.
Dựa trên cơ  sở  chương trình tập luyện của các đội tuyển trong và 
ngoài nước đã  ứng dụng cho các VĐV các môn thể  thao tại phòng thí 
nghiệm mô phỏng độ cao.
Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện năm và giải thi đấu của VĐV.
Căn cứ  vào độ  tuổi, giới tính, trình độ  tập luyện và trạng thái sức  

khỏe của VĐV;
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại Trường Đại học TDTT TP.HCM 
và Trung tâm HL thể  thao Quốc gia TP.HCM để  lựa chọn phương tiện 
huấn   luyện,   phương   pháp   tập   luyện   và   sắp  xếp,   tổ   chứcthực   nghiệm 
trong phòng thí nghiệm mô phỏng độ  cao một cách chặt chẽ  dựa trên cơ 
sở mục đích, nhiệm vụ huấn luyện theo đặc thù môn XĐĐT...
Trong thực tiễn quá trình huấn luyện thể thao, các phương pháp tập 
luyện  thể  thao  rất phong phú và đa dạng. Luận án sử  dụng các phương 
pháp IHT trong quá trình huấn luyện cho nam VĐV đội tuyển XĐĐT Việt 
Nam tại phòng thí nghiệm như  sau:Phương pháp tập luyện có định mức  
chặt chẽ; Phương phap t
́ ập luyện giãn cach (quãng cach).
́
́
Nguyên tắc này đòi hỏi một sự  thay đổi có kế  hoạch giưa các giai
̃
 
đoạn vận động và nghỉ ngơi. Tuy vậy, các đợt nghỉ không phục vụ cho sự 
hồi phục trở lại một cách hoàn toàn ma ph
̀ ải đưa một lượng vận động mới 
vào khi tần số  mạch đạt tới 120­ 130lần/ph, nghĩa là trong gian đoạn cơ 
thê h
̉ ồi phục chưa hoàn toàn. Các dạng khác nhau của phương pháp giãn 
cách (Thời gian vận động, cường độ vận động, thời gian giãn cách) có thể 
được phối hợp một cách rất khác nhau và được phân chia theo thời gian 
vận động.
3.2.2. Xây dựng chương trình huấn luyện độ  cao cho đội tuyển  
nam XĐĐT Việt Nam
Luận án tiến hành lập kế hoạch huấn luyện cho VĐV đội tuyển nam 
XĐĐT Việt Nam trong 4 tuần như sau:

Mục đích và nhiệm vụ kế hoạch huấn luyện năm 2016.
­   Căn   cứ   Quyết   định   số   1930/QĐ­TCTDTT,   ngày   31/12/2015   của 
Tổng cục Thể dục thể thao về việc tập huấn đội tuyển Xe đạp nam, nữ 
đường trường quốc gia năm 2016, từ  ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12  
năm 2016.
­ Căn cứ thực trạng đội tuyển và các điều kiện đảm bảo.


15
­ Căn cứ lịch thi đấu, tập huấn trong nước và quốc tế năm 2017.
Căn cứ lịch thi đấu giải Vô địch Châu Á từ 23/02 đến 03/3 năm 2017 
tại   Bahrain,   thi   đấu   SEAGames   29   từ   19/8   đến   31/8   năm   2017   tại  
Malaysia.
Mục đích:Nâng cao thành tích cho các VĐV, chuẩn bị  tốt lực lượng  
VĐV tham gia thi đấu Vô địch Châu Á tại Bahrain, thi đấu SEAGames 29 
tại Malaysia.
Nhiệm vụ: 
­  Thể  lực: Nâng cao tốc độ  tối đa, nâng cao sức bền chuyên môn, 
nâng cao sức mạnh tốc độ, tăng cường khả  năng mền dẻo cho vận động 
viên, đặt biệt sau các buổi tập với lượng vận động lớn nhằm tăng cường  
khả năng hồi phục cho vận động viên.
­ Kỹ chiến thuật: Hoàn thiện kỹ ­ chiến thuật thi đấu.
­ Tâm lý: Giáo dục tư  tưởng, tâm lý, tinh thần tự  giác, kỹ  luật trong 
tập luyện và thi đấu.
Thời gian thực nghiệm: từ  ngày 29 tháng 11 năm 2016 đến ngày 31 
tháng 12 năm 2016; 1 tuần tập 3 buổi (thứ  3, 5 và thứ  7) một buổi tập 2h 
(bao gồm cả  khởi động và thả  lỏng khoảng 20 phút), được thể  hiện chi 
tiết kế hoạch huấn luyện năm 2016 ở bảng 3.12.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm mô phỏng độ  cao tại Viện Nghiên cứu  
Khoa học và Công nghệ Thể thao, Trường ĐH TDTT TP.HCM.

Căn cứ vào các cơ sở lý luận và khoa học đã được phân tích, được sự 
tư  vấn của GS.TS Kim Chang Keun, Trường Đại học Thể  thao Quốc gia 
Hàn Quốc, đã xây dựng chương trình HL độ cao cụ thể sau (Bảng 3.13).
­ Nhóm TN: có 3 VĐV đạp xe trên Rulo trong phòng thí nghiệm mô 
phỏng độ  cao 2500m với tỷ  lệ  phần trăm oxy = 15.72%, nitơ  N = 78.1%, 
khí Cacbonic CO2  = 6.4%, áp suất không khí p = 749hPa = 561.8mmHg 
được đo bằng cảm biến Altimeter của đồng hồ Casio Nhật Bản nhãn hiệu 
Outgearcó chức năng đo áp suất độ cao, áp suất không khí đối với Oxy p = 
123 mmHg, nhiệt độ 210C, độ ẩm không khí từ 40 – 50%.
­  Nhóm ĐC: có 3 VĐV đạp xe trên Rulo  ở  môi trường độ  cao mực 
nước biển ngoài phòng thí nghiệm mô phỏng độ  cao với tỷ  lệ  phần trăm 
oxy = 20.93%, nitơ N = 79.04%, khí Cacbonic CO2 = 0.03%, áp suất không 
khí p = 1013hPa =  759.81mmHg, áp suất không khí đối với Oxy p = 159  
mmHg, nhiệt độ  và độ   ẩm tùy vào thời tiết.Chương trình tập luyện và 
lượng vận động được trình bày qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.2.


16

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn thời gian của lượng vận động trong chương 
trình nghiên cứu
Qua bảng 3.13 và biểu đồ  3.2, luận án tiến hành huấn luyện cho 
VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam (Chương trình huấn luyện độ  cao được 
sự  cố  vấn của GS.TS Kim Chang Keun, Trường Đại học Thể  thao Quốc  
gia Hàn Quốc) ở tuần đầu tiên và tuần thứ hai như sau: Bài tập 1, đạp xe  
trên Rulo với ngưỡng yếm khí và duy trì trong thời gian 3 phút, cường độ 
hoạt động 100% công suất ở ngưỡng yếm khí; sau đó tiếp tục tập bài tập 
2, đạp xe với thời gian  15 phút, cường độ  hoạt động 60% công suất  ở 
ngưỡng yếm khí và nghỉ giữa các tổ 10 phút. Hai bài tập thực hiện 4 tổ xen  
kẽ nhau, trên cơ thể VĐV đeo thiết bị điện tử (đồng hồ Polar) và được kết 

nối với máy theo dõi cường độ, khối lượng vận động và nhịp tim gắn trên  
đầu xe đạp. (Một buổi tập khoảng từ 130 – 150 phút bao gồm cả khởi động 
và thả lỏng khoảng 30 phút).
Tuần thứ  3 và tuần thứ  4 VĐV phải thực hiện lượng vận động  ở 
ngưỡng yếm khí trong thời gian 4 phút với cường độ  hoạt động 100% 
công suất  ở  ngưỡng yếm khí và nhịp tim đạt ≥ 180 lần/phút, sau đó tiếp  
tục tập bài tập 2, cường độ hoạt động 60% công suất ở ngưỡng yếm khí,  
đạp xe với thời gian 15 phút và nghỉ  giữa các tổ  10 phút. (Một buổi tập 
khoảng từ  130 – 150 phút bao gồm cả  khởi động và thả  lỏng khoảng 30 
phút).
Thời gian tập luyện của VĐV tại phòng thí nghiệm mô phỏng độ 
cao, được sự  giám sát nghiêm ngặt về  cường độ  vận động bởi 2 huấn  


17
luyện viên và một chuyên viên vận hành hệ  thống phòng thí nghiệm mô 
phỏng độ cao tại Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thể thao.
Tiểu kết mục tiêu 2:
Qua tham khảo, tổng hợp các tài liệu ngoài và trong nước, là cơ  sở 
xác định lượng vận động, cường độ  vận động thường được sử  dụng để 
huấn luyện trong môi trường độ  cao đã có sự  cải thiện về thành tích của 
các VĐV xe đạp cũng như  một số  VĐV các môn khác, đồng thời qua đó 
cũng xác định được các thành phần không khí tại phòng thí nghiệm mô 
phỏng độ cao như tỷ lệ phần trăm oxy, Cacbonic, áp suất không khí, nhiệt 
độ, độ ẩm tùy thuộc vào mức độ cao khác nhau, tác động trực tiếp lên cơ 
thể  người tập qua từng giai  đoạn huấn luyện, như  thích nghi với môi 
trường, phản  ứng môi trường và sự  biến đổi một số  chỉ  số  sinh lý, sinh  
hóa về khả năng hấp thụ oxy tối đa của VĐV, qua đó để cải thiện thể lực  
và nâng cao thành tích của VĐV.
Căn cứ  vào các điều kiện thực tiễn kế  hoạch huấn luyện năm của 

VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam, căn cứ  về  giới tính, độ  tuổi, trình  
độ tập luyện, đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tiễn phương tiện, thiết  
bị  phòng tập và lựa chọn được các phương pháp huấn luyện phù hợp để 
tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện cho VĐV nam đội tuyển 
XĐĐT Việt Nam trong 4 tuần tập luyện với 1 tuần tập 3 buổi, một buổi  
tập khoảng từ 130 – 150 phút bao gồm cả khởi động và thả  lỏng khoảng  
30 phút, với 2 bài tập đạp xe trên Rulo ở ngưỡng yếm khí duy trì trong thời 
gian 3­4 phút, cường độ hoạt động tối đa 100% ngưỡng yếm khí với nhịp 
tim đạt ≥ 180 lần; sau đó tiếp tục bài tập 2, đạp xe với thời gian 15 phút và 
nghỉ giữa các tổ 10 phút. Chương trình huấn luyện được ứng dụng cho cả 
2 nhóm TN và nhóm ĐC, môi trường tập luyện ở 2 nhóm là khác nhau. 
3.3.   Đánh   giá   hiệu   quả   chương   trình   huấn   luyện   độ   cao   cho   đội 
tuyển nam XĐĐT Việt Nam.
3.3.1. Sự  biến đổi chức năng sinh lý, sinh hóa của nhóm TN sau  
thực nghiệm.
Luận án sử  dụng các chỉ  số  chức năng sinh lý và sinh hóa máu ban  
đầu để  kiểm tra số  liệu lần 2 sau khi kết thúc chương trình TN 2 ngày 
nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện ở môi trường độ  cao 
mô phỏng 2500m thông qua sự  biến đổi chức năng sinh lý, sinh hóa của  
VĐV nam đội tuyển XĐĐT Việt Nam sau 4 tuần tập luyện. Kết quả được 
trình bày qua bảng 3.12, bảng 3.13 và bảng 314.


18
3.3.1.1. Sự  biến  đổi chức năng sinh lý của nhóm TN sau thực  
nghiệm.
a. Sự  biến đổi khả  năng  ưa khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT  
Việt Nam nhóm TN sau TN tại phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao.
Bảng 3.14: Biến đổi khả năng ưa khí của VĐV nhóm TN (n=3)
T

Nội dung kiểm tra
T
1
2
3
4
5

Trước TN

Sau TN

± SD

VO2max (ml/kg/ph) 61.67 ±
50.33 ±
VT1 (ml/kg/ph)
76.33 ±
%VT1 (%)
VEpeak (1.min­1)
149.23 ±
RER
1.05 ±

d

W
%

p


11.67
8.67
8.67
7.50
0.02

17.28
15.85
10.74
4.90
1.88

0.024
0.01
0.043
0.188
0.225

± SD

4.73
4.16
3.79
5.26
0.02

73.33 ±
59.00 ±
85.00 ±

156.73 ±
1.07 ±

2.08
3.00
6.93
8.57
0.02

Kết   quả   bảng   3.14   cho   thấy:   sau   TN   có   3/5   chỉ   số   (VO2max  
(ml/kg/ph), VT1 (ml/kg/ph), %VT1 (%)) có ý nghĩa thống kê p<0.05.
b. Sự biến đổi khả năng yếm khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT  
Việt Nam nhóm TN sau TN tại phòng thí nghiệm mô phỏng độ cao.
Bảng 3.15: Biến đổi khả năng yếm khí của VĐV nhóm TN (n=3)
T
T

Nội dung kiểm 
tra

1 HRmax (bpm)
2 HRpeak (bpm)
3 WRmax (W)
Time
 
4
Exhaustion

Trước TN


181.67
181.33
248.33
to  7.33

Sau TN

± SD
±
±
±
±

3.21
4.04
2.89
0.58

d

W
%

p

9.33
10.33
28.33
1.80


5.01
5.54
10.79
21.86

0.023
0.063
0.028
0.012

± SD
191.00 ±
191.67 ±
276.67 ±
9.13 ±

1.00
1.15
10.02
0.23

Kết quả bảng 3.15 cho thấy:nhóm TN sau TN có 3/4 chỉ số (HRmax  
(bpm), WRmax (W), Time to Exhaustion) có ý nghĩa thống kê p<0.05.
3.3.1.2. Sự biến đổi sinh hóa của nhóm TN sau thực nghiệm.
Bảng 3.16: Biến đổi chỉ số sinh hóa của VĐV nhóm TN (n=3)
T
T

Nội dung kiểm tra


1 RBC (T/L)
2 Hb (g/dL)

Trước TN
± SD

Sau TN
± SD

d

p

4.83 ± 0.25 5.13 ± 0.22 0.30 0.007
14.47 ± 1.02 15.13 ± 1.10 0.66 0.01


19
3
4
5
6

Hct (%)
39.57 ± 2.14 42.87
Erythropoietin (mIU/mL) 9.96 ± 0.85 10.93
Cortisol máu (μg/dl)
7.38 ± 0.69 7.07
Testosteron (ng/dl)
10.70 ± 1.03 13.54


±
±
±
±

2.10
0.93
2.36
1.89

3.30
0.97
­0.31
2.84

0.034
0.044
0.792
0.066

Kết quả bảng 3.16 cho thấy:nhóm TN sau TN có 4/6 chỉ số sinh hóa 
(RBC (T/L), Hb (g/dL), Hct (%), Erythropoietin (mIU/mL)) có ý nghĩa thống 
kê p<0.05.
Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm TN sau 4 tuần  
tập luyện tại phòng thí nghiệm mô phỏng độ  cao 2500m được thể  hiện 
qua biển đồ 3.5 như sau:

Biểu đồ 3.5: Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm 
TN sau 4 tuần tập luyện

Như  vậy, kết quả  cho thấy chương trình huấn luyện cho VĐV nam 
đội tuyển XĐĐT Việt Nam sau 4 tuần tập luyện tại môi trường mô phỏng  
độ  cao 2500m đã nâng cao được khả  năng hoạt động  ưa và yếm khí của 
VĐV thông qua các chỉ số chức năng sinh lý và sinh hóa được kiểm tra với  
10/15 chỉ số có sự phát triển mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p <  
0.05 là VO2max (ml/kg/ph); thể tích khí thởVT1 (ml/kg/ph); % thể tích khí 
thở "%VT1" (%); nhịp tim tối đa "HRmax" (bpm); Công suất hoạt động tối 
đa WRmax (W); Khả năng hoạt động gắng sức "Time to Exhaustion"; RBC 
(T/L); Hb (g/dL); Hct (%) và Erythropoietin. Có 5/15 chỉ số có sự biến đổi 
không mang ý nghĩa:  thông khí phổi đỉnh  "VEpeak";  tỷ  lệ  VCO2/VO2  thể 
hiện khả  năng gắng sức "RER"; nhịp tim đỉnh"HRpeak" (bpm); Testosteron 
(ng/dl)và Cortisol máu.


20
3.3.2. Đánh giá sự biến đổi chức năng sinh lý, sinh hóa của nhóm  
ĐC sau TN.
Tác động của môi trường đến sự  phát triển khả  năng hoạt động  ưa  
khí, yếm khí và chỉ số sinh hóa của nam VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam 
sau 4 tuần tập luyện, khi sử dụng cùng một chương trình tập luyện nhưng 
ở  độ  cao bình thường so với mực nước biển, kết quả được trình bày qua 
bảng 3.17, bảng 3.18 và bảng 3.19 sau.
3.3.2.1. Sự  biến  đổi chức năng sinh lý của nhóm ĐC sau thực  
nghiệm.
a. Sự  biến đổi khả  năng  ưa khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT  
Việt Nam nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Bảng 3.17: Biến đổi khả năng ưa khí của VĐV nhóm ĐC (n=3)
T
T
1

2
3
4
5

Nội dung kiểm  Trước TN
tra
± SD
VO2max (ml/kg/ph) 62.67 ±
VT1 (ml/kg/ph)
50.00 ±
%VT1 (%)
77.67 ±
­1
VEpeak (1.min )
149.77 ±
RER
1.057 ±

5.51
4.58
4.93
3.67
0.01

Sau TN

d

W%


p

3.33
2.00
­4.00
­1.83
0.003

5.18
3.92
­5.29
­1.23
0.31

0.13
0.368
0.27
0.279
0.423

± SD
66.00 ±
52.00 ±
73.67 ±
147.93 ±
1.060 ±

3.61
1.73

1.15
1.94
0.02

Kết quả bảng 3.17 cho thấy:sau TN có 3/5 chỉ số tăng trưởng nhưng  
không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
b. Sự biến đổi khả năng yếm khí của VĐV đội tuyển nam XĐĐT  
Việt Nam nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Bảng 3.18: Biến đổi khả năng yếm khí của VĐV nhóm ĐC (n=3)
T
T

Nội dung kiểm 
tra

1 HRmax (bpm)
2 HRpeak (bpm)
3 WRmax (W)
Time
 
4
Exhaustion

Trước TN

180.33
180.67
250.00
to  7.50


± SD
±
±
±
±

7.09
5.69
0.00
0.50

Sau TN

d

W
%

p

0.33
0.33
5.33
0.67

0.18
0.18
2.11
8.51


0.423
0.423
0.15
0.057

± SD
180.67 ±
181.00 ±
255.33 ±
8.17 ±

6.66
6.24
4.04
0.29

Kết quả bảng 3.18 cho thấy:sau TN có 4/4 chỉ số tăng trưởng nhưng  
không có ý nghĩa thống kê p>0.05.


21
3.3.2.2. Sự biến đổi sinh hóa của nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Bảng 3.19: Biến đổi chỉ số sinh hóa của VĐV nhóm ĐC (n=3)
T
T
1
2
3
4
5

6

Nội dung kiểm tra

Trước TN
± SD

Sau TN
± SD

RBC (T/L)
4.87 ± 0.15 5.09 ±
Hb (g/dL)
14.60 ± 0.35 14.83 ±
Hct (%)
40.13 ± 0.81 41.80 ±
Erythropoietin (mIU/mL) 9.62 ± 0.93 9.71 ±
Cortisol máu (μg/dl)
8.67 ± 1.63 12.19 ±
Testosteron (ng/dl)
10.26 ± 0.78 13.59 ±

0.14
0.35
0.35
1.21
0.48
1.22

d


p

0.22
0.23
1.67
0.09
3.52
3.34

0.064
0.606
0.12
0.917
0.102
0.007

Kết quả bảng 3.19 cho thấy:sau TN có 6/6 chỉ số tăng trưởng nhưng  
không có ý nghĩa thống kê p>0.05.
Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm ĐC sau 4 tuần  
tập luyện  ở môi trường độ  cao ngang mực nước biển được thể  hiện qua 
biển đồ 3.8 như sau:

Biểu đồ 3.8: Sự biến đổi giá trị trung bình chỉ số sinh hóa của nhóm 
ĐC sau 4 tuần tập luyện
Tóm lại:  Kết quả  nghiên cứu cho thấy, chương trình huấn luyện 
ứng dụng cho nhóm ĐC nam VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam sau 4 tuần 
tập luyện ở độ cao bình thường so với mực nước biển  có sự cải thiện khả 
năng hoạt động  ưa và yếm khí của VĐV nhưng chưa cao, thông qua các 
chỉ  số  sinh lý và sinh hóa được kiểm tra với 1/15 chỉ  số  có sự  biến đổi 



22
mang ý nghĩa thống kê  ở  ngưỡng xác suất p < 0.05 là Testosteron (ng/dl),  
có 14/15 chỉ số có sự  biến đổi không mang ý nghĩa thống kê. Với kết quả 
trên cho thấy, sự  tác động của môi trường tập luyện  ở  độ  cao có sự  ảnh 
hưởng lớn đến khả năng hoạt động thể lực của VĐV.
3.3.3. So sánh sự  biến  đổi chức năng sinh lý và  sinh  hóa giữa  
nhóm TN và nhóm ĐC sau TN
Để  thấy rõ sự   ảnh hưởng của môi trường tập luyện đến năng lực 
hoạt động thể  lực và sự  biến đổi chức năng cơ  thể, luận án tiến hành so  
sánh sự biến đổi chức năng sinh lý và sinh hóa của 2 nhóm TN và ĐC sau  
thực nghiệm qua bảng 3.20, bảng 3.21 và bảng 3.22 dưới đây.
3.3.3.1. So sánh sự  biến đổi chức năng sinh lý giữa nhóm TN và  
nhóm ĐC sau TN
a. So sánh sự  biến đổi khả  năng  ưa khí giữa nhóm TN và nhóm  
ĐC.
Bảng 3.20: So sánh sự biến đổi khả năng ưu khí của 2 nhóm TN và 
ĐC
T
T

Nội dung kiểm  Nhóm TN (n=3) Nhóm ĐC n=3)
tra
± SD
± SD
VO2max (ml/kg/ph) 73.33 ±
59.00 ±
VT1 (ml/kg/ph)
85.00 ±

%VT1 (%)
­1
VEpeak (1.min )
156.73 ±
RER
1.07 ±

1
2
3
4
5

2.08 66.00 ±
3.00 52.00 ±
6.93 73.67 ±
8.57 147.93 ±
0.02 1.06 ±

d

p

3.61 7.33 0.038
1.73 7.00 0.025
1.15 11.33 0.049
1.94 8.80 0.158
0.02 0.01 0.374

Kết   quả   bảng   3.20   cho   thấy:sau   TN   có   3/5   chỉ   số   (VO2max  

(ml/kg/ph), VT1 (ml/kg/ph), %VT1 (%)) của nhóm TN và ĐC khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p<0.05.
b. So sánh biến đổi khả năng yếm khí giữa nhóm TN và nhóm ĐC.
Bảng 3.21: So sánh biến đổi khả năng yếm khí của 2 nhóm TN và ĐC
T
T
1
2
3

Nội dung kiểm  Nhóm TN (n=3) Nhóm ĐC n=3)
tra
± SD
± SD
HRmax (bpm)
HRpeak (bpm)
WRmax (W)

d

p

191.00 ± 1.00 180.67 ± 6.66 10.33 0.056
191.67 ± 1.15 181.00 ± 6.24 10.67 0.044
276.67 ± 10.02 255.33 ± 4.04 21.33 0.027


23
4


Time to Exhaustion

9.13

± 0.23

8.17 ± 0.29 0.97 0.011

Kết quả  bảng 3.21 cho thấy:sau TN có 3/4 chỉ  số  (HRpeak (bpm),  
WRmax (W), Time to Exhaustion) của nhóm TN và ĐC khác biệt có ý nghĩa  
thống kê p<0.05.
3.3.3.2. So sánh biến đổi sinh hóa giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau TN
Bảng 3.22: So sánh sự biến đổi sinh hóa của 2 nhóm TN và ĐC
T
T
1
2
3
4
5
6

Nội dung kiểm tra
RBC (T/L)
Hb (g/dL)
Hct (%)
Erythropoietin 
(mIU/mL)
Cortisol máu (μg/dl)
Testosteron (ng/dl)


Nhóm TN (n=3) Nhóm ĐC n=3)
± SD
5.13
15.13
42.87
10.93

±
±
±
±

± SD

0.22 5.09 ± 0.14
1.10 14.83 ± 0.35
2.10 41.80 ± 0.35
0.93 9.71 ± 1.21

d

p

0.04
0.30
1.07
1.23

0.784

0.675
0.435
0.235

7.07 ± 2.36 12.19 ± 0.48 5.11 0.021
13.54 ± 1.89 13.59 ± 1.22 0.05 0.969

Kết   quả   bảng   3.22   cho   thấy:sau   TN   có   1/6   chỉ   số   (Cortisol   máu  
(μg/dl)) của nhóm TN và ĐC khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05.
Với sự biến đổi giá trị  trung bình khác nhau giữa 2 nhóm TN và ĐC 
sau thực nghiệm, luận án trình bày giá trị trung bình của 2 nhóm TN và ĐC 
so với giá trị tham chiếu bình thường qua biển đồ 3.11 dưới đây:


24
Biểu đồ 3.11: So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm TN và ĐC với giá 
trị tham chiếu sau 4 tuần tập luyện
3.3.4. So sánh sự  biến  đổi chức năng sinh lý và  sinh  hóa giữa  
nhóm TN VĐV đội tuyển XĐĐT Việt Nam và VĐV một số  nước trên  
thế giới.
Kết quả tổng hợp và so sánh được trình bày ở  bảng 3.23, bảng 3.24 
và 3.25 được trình bày dưới đây.
3.3.4.1. So sánh sự biến đổi chức năng sinh lý giữa nhóm TN VĐV  
đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới.
a. So sánh sự  biến đổi khả  năng  ưa khí giữa nhóm TN VĐV đội  
tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới.
Bảng 3.23: So sánh sự biến đổi khả năng ưa khí giữa nhóm TN VĐV 
đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, 
năm


VĐV

VO2max 
(ml/kg/ph)
 ± SD

Roels (2007) Pháp (n=10) 58.3 ± 0.59
Czuba (2011)  Ba Lan (n=10) 70.5 ± 1.5
Saugy (2015)  Thụy Sĩ (n=13) 60.2 ± 9.9
Phạm   Hùng 
Việt Nam (n=3) 73.33 ± 2.08
Mạnh (2017)

%VT1 
(%)

VEpeak 
(1.min­1)

 ± SD

 ± SD

RER
 ± SD

95.6 ± 0.8 142.4 ± 1.8
> 1.1
84.8 ± 2.6

­
1.09 ± 0.01
95.3 ± 3.0 121.3 ± 25.7
85.0 ± 6.93 156.73 ±8.57 1.07 ± 0.02

b. So sánh sự  biến đổi khả  năng  ưa khí giữa nhóm TN VĐV đội  
tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới.
Bảng 3.24: So sánh sự biến đổi khả năng yếm khí giữa nhóm TN VĐV 
đội tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, năm
Roels (2007)
Czuba (2011) 
Saugy (2015) 

VĐV

HRmax 
(bpm)
 ± SD

Pháp (n=10) 
189.4 ± 0.97
Ba Lan (n=10) 
192 ± 3.0
Thụy Sĩ (n=13) 
­

HRpeak(bpm
)
 ± SD

183.7 ± 0.8
­
163 ± 7

WRmax (W)
 ± SD
361.5 ± 4.41
405 ± 33.0
­


25
Phạm H. Mạnh (2017) Việt Nam (n=3)

191 ± 1

191.67 ± 1.15 276.67 ± 10.02

3.3.4.2.  So  sánh   sự   biến  đổi  sinh   hóa  giữa  nhóm   TN  VĐV   đội  
tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới.
Bảng 3.25: So sánh sự biến đổi sinh hóa máu giữa nhóm TN VĐV đội 
tuyển xe đạp Việt Nam và VĐV một số nước trên thế giới
Tác giả, năm

VĐV

RBC 
(T/L)
 ± SD


Hb (g/dL)
 ± SD

Hct (%)
 ± SD

Erythropoiet
in (mIU/mL)
 ± SD

Roels (2007)
Czuba (2011) 

Pháp (n=10)  5.06 ± 0.005 14.80 ± 0.1 46.27 ± 0.4
Ba Lan (n=10)  5.02 ± 0.28 15.22 ± 3.06 45.00 ± 0.01
Thụy   Sĩ 
Saugy (2015) 
5.09 ± 0.39 15.57 ± 1.27 44.56 ± 3.27 9.24 ± 3.69
(n=13) 
Phạm   Hùng Việt   Nam 
5.13 ± 0.22 15.13 ± 1.1 42.87 ± 2.1 10.93 ± 0.93
Mạnh (2017) (n=3)

­ Tiểu kết mục tiêu 3:
Sau 4 tuần tập luyện trên cùng một chương trình huấn luyện ở 2 môi  
trường độ cao khác nhau, đánh giá được hiệu quả chương trình huấn luyện  
cho VĐV đội tuyển nam XĐĐT Việt Nam qua kết quả kiểm tra khả năng  
hoạt động ưa, yếm khí và một số biến đổi về sinh hóa trong quá trình sinh 
hồng cầu, vận chuyển cung cấp oxy cho các tế bào cơ hoạt động trong thời  
gian dài.

Sự  thay đổi của khả  năng hấp thụ  oxy tối đa (VO2max) của VĐV 
sau khi  ứng dụng chương trình trong 4 tuần TN đã có sự  nâng cao rõ rệt. 
Sự  tăng trưởng này có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao trình độ  và 
thành tích của VĐV, chức năng hô hấp có sự  cải thiện tốt hơn, hệ  thống  
chức năng tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn. Về sinh hóa có thể thấy sự 
tăng RBC làm tăng quá trình vận chuyển oxy cho tổ chức tế bào, nồng độ 
Hemoglobin và Hct tăng thì khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV 
tốt hơn và mức độ thiếu máu giảm, bên cạnh đó yếu tố các động đến quá  
trình tạo hồng cầu để đáp ứng với trạng thái thiếu oxy được cải thiện.
Nhóm TN có sự cải thiện và phát triển hoạt động ưa khí và yếm khí  
tốt hơn sau 4 tuần TN tại phòng mô phỏng độ cao 2500m thông qua các chỉ 
số  chức năng sinh lý và sinh hóa với 10/15 chỉ số có sự  phát triển mang ý 
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05 là VO2max (ml/kg/ph); thể tích 
khí thở  VT1 (ml/kg/ph); % thể  tích khí thở  "%VT1" (%); nhịp tim tối đa  
"HRmax" (bpm); Công suất hoạt động tối đa WRmax (W); Khả năng hoạt 


×