BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thành Hiệp
THƠ CA THỊNH TRẦN – HÀNH
TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Thành Hiệp
THƠ CA THỊNH TRẦN – HÀNH
TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3
2T
T
2
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5
2T
T
2
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................... 5
2T
2T
2.Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................................. 5
2T
2T
3.Đối tượng và phạm vi khảo sát .............................................................................................................. 6
2T
2T
4.Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................................... 6
2T
2T
5.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 12
2T
2T
6.Kết cấu luận văn.................................................................................................................................. 12
2T
2T
CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, THƠ CA VÀ CÁI ĐẸP ........................................................... 13
2T
T
2
1.1.Thịnh Trần – thời kỳ phục hưng mạnh mẽ của dân tộc...................................................................... 13
2T
T
2
1.1.1.Giới thuyết về thời Thịnh Trần .................................................................................................. 13
T
2
2T
1.1.2.Thịnh Trần – thời đại hoàng kim ............................................................................................... 13
T
2
2T
1.2.Thơ ca thời Thịnh Trần..................................................................................................................... 16
2T
2T
1.2.1.Vị trí mở đầu cho thơ ca dân tộc ............................................................................................... 16
T
2
2T
1.2.2.Đặc điểm thơ ca Thịnh Trần ...................................................................................................... 18
T
2
2T
1.3.Hành trình đi tìm cái đẹp .................................................................................................................. 21
2T
2T
1.3.1.Một số quan niệm về cái đẹpcủa phương Tây và phương Đông ................................................. 21
T
2
T
2
1.3.2.Hành trình đi tìm cái đẹp – hành trình nội tâm của con người .................................................... 28
T
2
T
2
CHƯƠNG 2: THƠ CA THỊNH TRẦN – CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐẾN THÁNH ĐỊA
2T
CỦA CÁI ĐẸP ................................................................................................................... 31
T
2
2.1.Từ sự nhận thức sâu sắc về cuộc đời ................................................................................................. 31
2T
2T
2.1.1. Vô thường – lẽ tự nhiên chi phối vạn vật, con người ................................................................ 31
T
2
T
2
2.1.2. Vô minh – nguồn gốc của mọi mê lầm, đau khổ ....................................................................... 36
T
2
T
2
2.1.3. Vai trò, trách nhiệm đối với vận mệnh dân tộc ......................................................................... 40
T
2
T
2
2.2.Đến ý thức kiếm tìm sự viên mãn cho đời sống tinh thần .................................................................. 45
2T
T
2
2.2.1. Tìm về bản tính nội tại – thắp sáng ngọn đèn của chính mình .................................................. 45
T
2
T
2
2.2.2. Trở về với cuộc sống tự nhiên thuần phác – nuôi dưỡng chân tâm ........................................... 51
T
2
T
2
2.3. Và vươn đến cái đẹp hằng thường – nguồn sống kì diệu của tâm linh .............................................. 55
2T
T
2
2.3.1. Thể của chân tâm – cái đẹp ngay trong lòng thực tại ............................................................... 56
T
2
T
2
2.3.2. Dụng của chân tâm – sức mạnh nội tại của con người ............................................................. 60
T
2
T
2
CHƯƠNG 3: VIÊN MÃN CỦA MỘT THỜI – HÀNH TRÌNH KHÔNG LẶP LẠI ..... 70
2T
T
2
3.1. Mất dấu một hành trình ................................................................................................................... 70
2T
2T
3.2. Những thay đổi trong quan niệm về cái đẹp ..................................................................................... 79
2T
T
2
3.3. Lý giải từ góc độ tư tưởng và thời đại .............................................................................................. 82
2T
2T
3.3.1. Về mặt tư tưởng ....................................................................................................................... 82
T
2
2T
3.3.2. Về mặt thời đại ........................................................................................................................ 88
T
2
2T
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 94
2T
T
2
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96
2T
2T
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta sống trong một xã hội luôn tự hào là văn minh, phát triển, tiến bộ. Thế
nhưng, chính sự phát triển không ngừng này buộc chúng ta cứ phải đi tới, tiến lên phía trước, đến
nỗi không có được phút giây lắng đọng tâm tư để hiểu cuộc sống và hiểu chính mình. Vì thế, không
ít người cảm thấy chông chênh, thậm chí tuyệt vọng. Đến một lúc nào đó, chúng ta hốt nhiên tự vấn
“Mình đang tìm kiếm điều gì cho cuộc sống của mình?”
Trở về với văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi đã phần nào tìm thấy lời giải đáp cho đời
sống tâm linh trong văn học Lý Trần, một giai đoạn văn học thể hiện được tinh thần thời đại và đậm
đà tính nhân văn. Văn học Lý Trần, đặc biệt là thơ ca thời Thịnh Trần, đã cho chúng ta cảm hiểu
được tầm vóc của con người thời đại, đó là những con người sống “hết kích thước cuộc sống”, cống
hiến hết mình nhưng vẫn luôn giữ được sự an nhiên tự tại trong tâm hồn.
Điều gì đã giúp họ có được bản lĩnh sống vững vàng và nuôi dưỡng được vẻ đẹp thuần khiết
của tâm linh? Chúng tôi thử lý giải vấn đề này ở phương diện thẩm mỹ, nhìn nhận ở góc độ vai trò
của cái đẹp trong cuộc sống. Cái đẹp hiện hữu khắp nơi, quanh ta và trong ta, nó có thể tồn tại ở
dạng hữu hình hoặc vô hình. Cái đẹp gắn liền với cái chân, cái thiện. Chân – thiện – mỹ là đích đến
cao nhất của con người mọi thời. Khi con người biết vươn tới giá trị chân – thiện – mỹ, con người
sẽ ngày càng hoàn thiện mình ở mọi phương diện. Qua tìm hiểu thơ ca thời Thịnh Trần, chúng tôi
cho rằng con người thời đại này hoàn toàn ý thức được vai trò của cái đẹp trong cuộc sống và hành
trình của họ chính là hành trình đi tìm cái đẹp, vươn tới cái đẹp.
Bối cảnh lịch sử đặc biệt với ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông và tinh thần Tam giáo
đồng nguyên, trong đó Phật giáo giữ vai trò chủ đạo, đã góp phần tạo nên nét độc đáo của cái đẹp
thời kỳ này, đó là cái đẹp hằng thường, vĩnh cửu. Con người tìm đến cái đẹp và hòa điệu cùng nó,
tồn tại trong nó chứ không phải để chiếm hữu nó. Nếu con người hôm nay vẫn thừa nhận ý nghĩa
độc đáo của cái đẹp trong đời sống của mình, chúng tôi tin rằng đề tài Thơ ca Thịnh Trần – hành
trình đi tìm cái đẹp sẽ mang đến những khám phá thú vị về nhiều mặt, đặc biệt là những gợi ý để đạt
được sự cân bằng trong đời sống tâm linh.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, thứ nhất, chúng tôi muốn chứng minh sở dĩ con người
thời Thịnh Trần sống hết mình với cuộc đời thực tại nhưng vẫn vững vàng về mặt đời sống tâm linh
là vì họ có thiên hướng vươn tới cái đẹp, cái hoàn thiện, tìm kiếm những giá trị đích thực, vĩnh cửu
trong cuộc đời. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên hay bối cảnh lịch sử cụ thể chỉ là điều kiện cần
chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên vẻ đẹp có một không hai của con người thời đại này.
Thứ hai, thông qua việc so sánh với thơ ca thời Vãn Trần, thời Lê Sơ,… chúng ta sẽ thấy
được rằng cái đẹp mà con người thời Thịnh Trần hướng tới là độc đáo và khác biệt so với thời kì
sau.
Thứ ba, đề tài này cũng góp phần khẳng định thêm vai trò không thể thay thế của cái đẹp
trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Thơ ca phản ánh hiện thực đời sống cũng như hiện thực tâm hồn của con người, vì vậy,
chúng tôi muốn thông qua thơ ca thời Thịnh Trần để phác họa lại hành trình đi tìm cái đẹp của
người xưa. Hy vọng với đề tài này, chúng ta sẽ thêm yêu quý, trân trọng giá trị thơ ca Thịnh Trần
nói riêng cũng như thơ ca trung đại nói chung, đồng thời biết cách định hướng cho cuộc sống của
chính mình thông qua tấm gương “sống đẹp” của con người thời Thịnh Trần.
3.Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng: Hành trình đi tìm cái đẹp của con người thời Thịnh Trần qua thơ ca Thịnh Trần.
- Phạm vi:
+ Thơ ca thời Thịnh Trần (từ thời Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
+ Để làm rõ hơn đặc điểm riêng biệt trong hành trình đi tìm cái đẹp của con người Thịnh
Trần qua thơ ca thời kỳ này, chúng tôi liên hệ so sánh với thơ ca các giai đoạn sau (Vãn Trần, Lê
Sơ,...)
+ Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến đề tài như: lịch sử, mỹ học, Thiền học,…
4.Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về thơ ca Thịnh Trần nói chung và vấn đề hành trình đi tìm cái đẹp trong thơ ca
thời Thịnh Trần nói riêng, trong quá trình sưu tầm tài liệu liên quan thực sự chúng tôi chưa thấy có
những công trình trực tiếp đi sâu vào vấn đề này.Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về thơ ca
Lý Trần từ trước đến nay không phải là ít. Ngay từ thời trung đại, thơ ca Lý Trần đã được sưu tầm,
bình giá bởi những trí thức yêu thích thơ văn như Phan Phu Tiên với Việt âm thi tập (khắc in năm
1433), Hoàng Đức Lương với Trích diễm thi tập (soạn xong vào khoảng năm 1497), Lê Quý Đôn
với Toàn Việt thi lục, Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí (năm 1821),… Sang đầu
thế kỷ XX, thơ văn Lý Trần tiếp tục được các học giả quan tâm sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, chú
giải, giới thiệu đến độc giả. Trong số đó, đáng lưu ý là hai công trình Văn học đời Lý, Văn học đời
Trần của Ngô Tất Tố ra mắtnăm 1942. Và cho đến ngày nay, văn học Lý Trần vẫn tiếp tục được các
học giả nghiên cứu một cách công phu, có chiều sâu về nhiều phương diện ở nhiều cấp độ, phạm vi
rộng hẹp khác nhau.
Trong Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học, in trong Thơ văn Lý Trần (tập 1 – xuất bản
năm 1978), Đặng Thai Mai đã có những nhận xét tinh tế vềđời sống xã hộithời Lý Trần cũng như
văn học Lý Trần. Ông cho rằng đời sống xã hội thời đại này “còn có những ngày dễ chịu, vui vẻ,
gần gũi với nhau (…). Hồi ấy, người ta biết sống, biết sống vui trong tình thân, trong tin
tưởng”[105;tr.38] và thơ văn Lý Trần đã phản ánh trọn vẹn vẻ đẹp của tinh thần thời đại, đó là “thái
độ tích cực, lạc quan trước cuộc sống”, “tình cảm tự hào, tin tưởng, vui vẻ, tích cực”[105; tr.45].
Riêng về thơ ca, ông nhận xét tình cảm thiên nhiên trong thơ không hề vay mượn từ điển cố sách vở
Trung Hoa mà “bắt nguồn từ những cảm giác đã “sống”, từ những cảm giác trực tiếp”. Nhìn
chung, “đây là lời thơ của một tâm trạng cân đối, hài hòa mà thanh cao”[105; tr.41]. Đây là những
nhận xét chung về thơ ca Lý Trần.Tuy nhiên, theo chúng tôi, chỉ có thơ ca thời Thịnh Trần mới
hoàn toàn mang được cái phong thái mà Đặng Thai Mai đã tâm đắc nói lên. Từ đó, chúng tôi muốn
làm sáng tỏ thêm vì sao con người thời đại Lý Trần nói chung và thời Thịnh Trần nói riêng lại có
được vẻ đẹp tâm hồn phong phú đến thế? Phải chăng vì họ ý thức được giá trị của cái đẹp trong
cuộc đời nên đã kiếm tìm và đạt được cái đẹp ấy bằng phương cách riêng của mình.
Cũng vì sự gắn bó đặc biệt về nhiều mặt giữa hai vương triều Lý và Trần nên thơ ca Lý Trần
thường được xem như đối tượng nghiên cứu chung. Do vậy, mảng thơ thiền và thơ nho thời Thịnh
Trần vô hình chung cũng nằm trong những công trình nghiên cứu về thơ ca Lý Trần. Chúng tôi tạm
thời chia những công trình, những bài nghiên cứu này ra hai loại:
Thứ nhất là những công trình, những bài nghiêncứu vềnhiều phương diện của thơ ca Lý Trần.
Thứ hai là những công trình, những bài nghiên cứu về những tác giả thơ ca thời Thịnh Trần.
Ở loại thứ nhất, có thể kể một số công trình tiêu biểu:
-Năm 1996, trongVăn học Lý Trần, nhìn từ thể loại [33], Nguyễn Phạm Hùng đã nghiên cứu
tất cả các thể loại của văn học Lý Trần như chiếu, hịch, phú, truyện, thơ…,trong đó có một chương
tác giả trình bày về tên gọi, nội dung khái niệm, phân loại thơ, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của
thơ thiền đời Lý.
- Năm 1996, Đoàn Thị Thu Vân trong công trìnhKhảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền
Việt Nam[95] đã khảo sát thơ thiền Lý Trần từ góc độ nghệ thuật với các phương diện: ngôn ngữ,
hình tượng (con người, thiên nhiên, không gian – thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu
tả - thể hiện, giọng điệu. Song song đó, tác giả còn so sánh đặc trưng nghệ thuật thơ thiền Lý Trần
với thơ Nho cùng thời và với thơ thiền Trung Quốc, Nhật Bản.
- Năm 2002, Nguyễn Công Lý đã có sự đầu tư nghiên cứu công phu về diện mạo và đặc điểm
của văn học Phật giáo thời Lý Trần trong công trình Văn học Phật giáo thời Lý Trần, diện mạo và
đặc điểm [55]. Trong mục 1.2 của chương 1, tác giả đã điểm qua gần như bao quát tình hình nghiên
cứu văn học Phật giáo Lý Trần trước đó đồng thời khái quát tình hình nghiên cứu theo ba dạng: một
là dạng miêu tả, liệt kê (các tác giả có điểm qua hoặc phẩm bình đôi lời về văn học Phật giáo Lý
Trần); hai là dạng đan xen (khi nghiên cứu về lịch sử văn học, các tác giả ít nhiều có đề cập đến văn
học Phật giáo Lý Trần); ba là dạng biệt lập (các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu trực tiếp thơ thiền Lý
Trần, văn học Phật giáo Lý Trần về phương diện nội dung, nghệ thuật hoặc cả hai). Và trong công
trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Công Lý đã dựng lại diện mạo của văn học Phật giáo Lý Trần,
từ đó tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm để nêu ra đặc điểm của bộ phận văn học này.
Dĩ nhiên, thôngquacách tác giả trình bày về diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý Trần,
người đọc cũng có thể hình dung được diện mạo và đặc điểm của thơ thiền Lý Trần.
- Một công trình nữa đáng lưu ý làCon người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại
của Đoàn Thị Thu Vân (2007). Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu thơ ca sơ kì trung đại
dựa trên khái niệm nhân văn – được hiểu như là những giá trị đẹp đẽ của con người. Tác giả quan
niệm “một tác phẩm văn học có tính nhân văn là tác phẩm văn học thể hiện con người với những
nét đẹp của nó, đặc biệt là những giá trị tinh thần như trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm cách,… Tác
phẩm đó hướng đến khẳng định, đề cao vẻ đẹp của con người”[96; tr.5]. Trong công trình này, tác
giả đã làm sáng tỏ hình tượng con người nhân văn trong thơ thời Lý, thời Trần và thời Lê Sơ với
từng vẻ đẹp riêng. Đặc biệt, chương 3 đã phân tích một cách thấu đáo hình tượng con người nhân
văn trong thơ thời Trần với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh.Khi tìm hiểu hành trình đi tìm cái đẹp
trong thơ ca thời Thịnh Trần, chúng tôi cũng quan tâm đến vẻ đẹp của con người, tuy nhiên cách
nhìn và lí giải của chúng tôi là dựa vào quan niệm về cái đẹp theo tinh thần mỹ học truyền thống
phương Đông chứ không đi theo khái niệm nhân văn và con người nhân văn.
- Ngoài ra, chúng tôi còn thấy có rất nhiều bài nghiên cứu về thơ ca Lý Trần đăng trên các
tạp chí uy tín như: Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo…,
hoặc được tập hợp lại trong những công trình như:Trên hành trình văn học trung đại do Nguyễn
Phạm Hùng biên soạn, Văn học Việt Nam – văn học trung đại ( những công trình nghiên cứu) do
Lê Thu Yến chủ biên. Có thể kể một vài bài viết tiêu biểu dưới đây:
-
Chất trữ tình trong thơ thiền đời Lý của Phạm Ngọc Lan, đăng trên Tạp chí Văn học, số 4
– 1986.
-
Một vài nhận xét về ngôn ngữ thơ thiền Lý Trần của Đoàn Thị Thu Vân, đăng trên Tạp
chí Văn học số 2 – 1992.
-
Quan niệm về con người trong thơ thiền Lý Trần của Đoàn Thị Thu Vân, đăng trên Tạp
chí Văn học, số 3–1993.
-
Sự quân bình giữa tâm và trí trong thiền học Lý Trần qua thuyết Tam ban của Ngộ Ấn
thiền sư của Nguyễn Công Lý đăng trênTạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4 – 2002.
-
Mấy ý kiến về vấn đề bản thể luận trong văn học Phật giáo thời Lý Trần của Nguyễn
Công Lý đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5 – 2002.
-
Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền thời Lý (Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học
trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
-
Hình tượng con trâu trong thơ thiền đời Trần (Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn
học trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
-
Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần(Nguyễn Phạm Hùng, Trên hành trình văn học
trung đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001.)
Đặc biệt, trong bài Về diễn tiến của thơ trữ tình thời Trần, Nguyễn Phạm Hùng cho rằng thơ
ca thời Trần có những chuyển biến so với thơ ca thời Lý, đó là nói về thế giới con người, thể hiện
những trạng thái tâm hồn con người. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thơ thời Thịnh Trần và
thơ thời Vãn Trần. Thơ Thịnh Trần mang tính “hướng ngoại” còn thơ Vãn Trần lại mang tính
“hướng nội” – “Nếu như xã hội Việt Nam thời Thịnh Trần đã tạo ra được một “phong cách thơ”
cởi mở, “hướng ngoại” thì ở thời Vãn Trần, nó cũng tạo ra một “phong cách thơ” khác, “phong
cách thơ” có tính “hướng nội”. Nếu như ở thời Thịnh Trần, hướng vận động chủ yếu của trạng thái
tâm hồn các nhà thơ là hướng ra bên ngoài để nhập vào một cái chung lớn lao hơn, thì giờ đây, ở
thời Vãn Trần, hướng vận động tâm hồn con người hình như chủ yếu là quay trở về với chính bản
thân nhà thơ, là rời bỏ những gì mà nay đã thành quá cao xa, viển vông để trở về với những cái rất
cụ thể, thiết thực trong cuộc sống của bản thân mình. Lời thơ không bay lên bằng đôi cánh phóng
túng đến những khoảng cách không gian rộng lớn cao đẹp, mà đi bằng đôi chân có khi khá nặng nề
vào cuộc sống thực tế đầy những tai ương, thất vọng, phiền muộn, lo âu” [29; tr.168].
Chúng tôi đồng tình với những nhận xét của tác giả về sự chuyển biến tâm trạng của các nhà
thơ từ thời Thịnh Trần sang thời Vãn Trần. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng các nhà thơ thời
Thịnh Trần là những con người “hướng ngoại”, “chỉ dành ít tâm hồn, tình cảm để cho riêng mình,
để nói về mình mà dành phần nhiều hơn tới những cái bên ngoài mình, đó là đất nước, là dân tộc,
là thời đại,…”[29; tr.167]. Theo chúng tôi, các nhà thơ thời Thịnh Trần là những con người hoàn
toàn biết hướng vào nội tâm, “phản quan tự kỷ” soi xét chính mình để thấy được chân tâm, từ đó, họ
mới hướng ra cuộc sống bên ngoài (đất nước, dân tộc, thời đại,…) bằng một tâm hồn khoáng đạt và
rộng mở. Đây chính là hành trình nội tâm của các nhà thơ Thịnh Trần mà chúng tôi sẽ khai thác
trong đề tài của mình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một cách thấu đáo nhiều khía cạnh của
thơ ca Lý Trần từ diện mạo, thể loại đến nội dung tư tưởng, đặc trưng nghệ thuật…, đem lại cái nhìn
toàn diện về thơ ca Lý Trần và giúp cho thơ ca Lý Trần trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn đối với
người đọc.
Ở loại thứ hai, chúng tôi thấy có những công trình nghiên cứu về các tác giả tiêu biểu của thơ
ca thời Thịnh Trần như:
- Huyền Quang – Cuộc đời, Thơ và Đạo [75] do Trần Thị Băng Thanh chủ biên. Công trình
này gồm ba phần. Phần thứ nhất đề cập đến Huyền Quang ở góc độ một thiền gia – thi nhân. Phần
thứ hai giới thiệu các thi phẩm của Huyền Quang. Phần thứ ba tập hợp những tác phẩm mà Huyền
Quang xuất hiện với tư cách là một nhân vật văn học. Trong phần bình về Ngọc tiên tập của Huyền
Quang, Trần Thị Băng Thanh đã cho rằng “cảm quan về thời gian chậm rãi ngưng đọng đã làm
tăng vẻ tĩnh lặng của không gian, nặng thêm nỗi buồn và sự cô đơn của thi nhân. Chính điều đó đã
làm mờ đi ít nhiều niềm an lạc ở đạo, sự hòa đồng với thiên nhiên mà Huyền Quang đã thổ lộ đâu
đó trong thơ, khiến cho ông không giống nhiều nhà thơ thiền Lý Trần”[75; tr.65]. Tác giả khẳng
định vị tổ thứ ba của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử “vẫn còn tình trạng lưỡng phân” [75; tr.76], tức
là một con người thiền gia – thi nhân hoặc thi nhân – thiền gia không thể tách rời.
- Ngoài ra, trong quyển Thiền học đời Trần [63] có hai bài đề cập đến Huyền Quang là Thiền
sư Huyền Quang, một nhà thơ lớn của HT. Thích Minh Tuệ và Thơ Huyền Quang của Minh Chi.
Năm 2008, trong luận văn thạc sĩ Thơ ca Huyền Quang – con đường của thiền và cái đẹp, Nguyễn
Thị Hà An đã nghiên cứu về Huyền Quang dưới góc độ một nghệ sĩ “luôn thành tâm kiếm tìm cái
đẹp của hiện hữu trong cái nhìn minh triết của một triết gia và phong thái an nhiên tự tại của một
thiền sư đạt đạo”[1; tr.2].
- Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam[108] là công trình tập hợp những bài viết về
Tuệ Trung Thượng sĩ vốn đã được báo cáo trong một hội thảo khoa học về ông. Những bài viết này
đã tập trung làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp của Tuệ Trung; những đóng góp quan trong của ông với
tư cách là một nhà thiền học lỗi lạc, một người con của dòng dõi nhà Trần đối với sự nghiệp xây
dựng bảo vệ đất nước, một nhà thơ với tâm hồn tự do, phóng khoáng. Thích Tuệ Đăng trong bài
Thiền ngữ trong thi ca của Tuệ Trung Thượng sĩ đã nhận xét ngôn ngữ thi ca của Tuệ Trung “là một
thứ ngôn ngữ giác ngộ, tự nó vốn viên thành chẳng tìm ngoài mà được, cốt quay về tự tính làm hiển
lộ cái “mười phương thế giới hiện toàn chân”. Bàn về thiền phong của Tuệ Trung Thượng sĩ, trong
bài Tuệ Trung Thượng sĩ và thiền phong đời Trần, Đoàn Thị Thu Vân cho rằng nét nổi bật ở Tuệ
Trung là tinh thần “phá chấp triệt để”, “tùy duyên” và khẳng định chân lý – đạo – Phật ở ngay chính
trong mỗi người, không phải ở bên ngoài. Đối với ông, “Thiền không chỉ là một tôn giáo mà là một
cách sống, một đạo sống đẹp giúp con người đạt đến một hạnh phúc đích thực nơi trần thế với sự tự
do tự tại và hài hòa cùng vạn vật, vũ trụ” [108; tr.26].
Nói đến những bài nghiên cứu về Tuệ Trung thì không thể không nhắc đến bài viết Trần
Tung – một gương mặt lạ trong thơ thiền Lý – Trầncủa Nguyễn Huệ Chi từng đăng trên Tạp chí Văn
học số 4 – 1977. Bài viết này đã khẳng định Tuệ Trung chính là Trần Tung chứ không phải là Trần
Quốc Tảng như một số ý kiến nhầm lẫn trước đó, đồng thời còn nêu lên những nét đặc sắc trong thơ
văn của Tuệ Trung như ý thức về bản ngã, về sự tự do tự tại, tinh thần phóng khoáng của một nhà tư
tưởng, một nhà duy lý bên trong một thiền gia.
-Trần Thái Tông – đường đời, nẻo đạo [8] của Trần Thị Băng Thanh. Bài viết đã trình bày
một cách súc tích nhưng đầy đủ về cuộc đời của vua Trần Thái Tông. Bên cạnh đó, tác giả cũng
nhận xét về lời thơ, giọng điệu thơ trong bài Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn và Tống Bắc sứ
Trương Hiển Khanh; những cốt lõi tư tưởng thiền trong bài Thiền tông chỉ nam tự, Khóa hư lục;
chất trữ tình, chất thơ trong những tác phẩm bàn về triết học, giảng về đạo Phật của ông.
- Trần Nhân Tông và tầm vóc một thời đại [8] của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng
Thanh. Bài viết đã đánh giá Trần Nhân Tông ở cả ba phương diện: nhà vua, nhà thiền học và nhà
thơ. Thơ Trần Nhân Tông được đánh giá là “thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng” [8;
tr.146], “cảm hứng thế tục và cảm hứng thiền hòa quyện với nhau” [8; tr.169]. Bản thân vua Nhân
Tông được xem là một cây bút có phong cách và cũng là một đỉnh cao trong thơ ca thời Thịnh Trần.
Năm 2008, hội thảo khoa học về vua Trần Nhân Tông diễn ra tại Quảng Ninh. Tại hội thảo
này, các học giả cũng đã có nhiều tham luận đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện về vị vua thứ ba
của nhà Trần (Những bài viết này đều được đăng trên trang ).
U
T
2
T
2
U
- Ngoài ra, các nhà thơ thế tục như: Trần Quang Khải, Trần Quang Triều, Phạm Ngũ Lão,
Nguyễn Sưởng, Nguyễn Ức, Trương Hán Siêu,… là những tác giả rất được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Hầu như những tác phẩm của họ đều được tìm hiểu ở cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật.
Theo nhận xét của chúng tôi, thơ ca Lý Trần nói chung đã được nghiên cứu ở nhiều phương
diện: nội dung tư tưởng, đặc trưng nghệ thuật, tác giả, tác phẩm. Tuy nhiên, tập trung nghiên cứu
riêng về một vấn đề của thơ ca thời Thịnh Trần thì chưa có công trình nào thực hiện. Đây là điểm
mà chúng tôi muốn khai thác theo hướng riêng của mình. Trong luận văn này, chúng tôi muốn tập
trung khảo sát hành trình đi tìm cái đẹp của con người thời Thịnh Trần qua thơ ca. Nhắc đến thời
Trần, đặc biệt là Thịnh Trần, chúng ta không thể quên được “Hào khí Đông A”. Điều gì đã hun đúc
nên hào khí đặc biệt của dân tộc Việt vào thời kì này? Đây là câu hỏi đã từngcó nhiều câu trả lời
hợp lí. Và chúng tôi muốn góp vào trong những câu trả lời đó thêm một lí do nữa, đó là con người
thời Thịnh Trần luôn biết hướng đến cái đẹp mang tính chất tâm linh, họ luôn tự hoàn thiện mình
bằng một hành trình nội tâm mạnh mẽ, vững vàng. Chính cái đẹp tâm linh đã tạo nên khí chất, cốt
cách riêng biệt của con người thời đại. Để chứng minh cho tính thuyết phục của lời giải đáp này,
chúng tôi sẽ nghiên cứu thơ ca thời Thịnh Trần – cả thơ thiền và thơ thế tục – dựa trên tinh thần mỹ
học, đặc biệt là từ góc nhìn của cái đẹp.
Ở hướng đi mới này chắc hẳn chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện đề
tài. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng sẽ mang lại ít nhiều những phát hiện thú vị, khoa học và có ý
nghĩa choluận văn.
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống: Đây là một phương pháp quan trọng được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài. Chúng tôi sẽ đặt đối tượng nghiên cứu trong nhiều hệ thống khác nhau: hệ
thống triết học – mỹ học, hệ thống thơ ca dân tộc,… để giúp cho việc nghiên cứu đề tài được toàn
diện và bao quát hơn.
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng nhiều ở cả chương 2, chương
3 để phân tích văn bản thơ nhằm làm sáng tỏ cho các luận điểm được nêu ra trong luận văn.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi chúng tôi so
sánh hành trình đi tìm cái đẹp trong thơ ca thời Thịnh Trần với thơ ca ở các giai đoạn sau.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như: thống kê, phân loại,…
6.Kết cấu luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1:Thời đại, Thơ ca và Cái đẹp. Chương này nêu những nét khái quát về thời Thịnh
Trần, thơ ca Thịnh Trần và trình bày các vấn đề mỹ học có liên quan.
Chương 2:Thơ ca thời Thịnh Trần – cuộc hành hương đến với thánh địa của cái đẹp.
Chương này cố gắng phác thảo lại hành trình đi tìm cái đẹp của con người thời Thịnh Trần qua
những tác phẩm thơ ca còn để lại. Hành trình này khởi nguồn từ nhận thức về cuộc sống, đến ý thức
đi tìm sự viên mãn cho đời sống tâm linh và vươn tới cái đẹp hằng thường, cái đẹp đưa con người
đến sự tự do hoàn toàn.
Chương 3: Viên mãn của một thời – hành trình không lặp lại. Trong chương này, để chứng
minh sự “độc nhất vô nhị” của hành trình đi tìm cái đẹp đã phác họa ở chương 2, chúng tôi sẽ đối
chiếu với hành trình đi tìm cái đẹp của các nhà thơ giai đoạn sau (từ thời Vãn Trần cho đến thời nhà
Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm lược năm 1858).
CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI, THƠ CA VÀ CÁI ĐẸP
1.1.Thịnh Trần – thời kỳ phục hưng mạnh mẽ của dân tộc
1.1.1.Giới thuyết về thời Thịnh Trần
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, hai vương triều Lý – Trần có mối quan hệ
vô cùng đặc biệt, đó là sự chuyển giao quyền lực từ họ Lý sang họ Trần một cách êm đẹp, ít bạo lực
nhất bằng cuộc hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng.Vì vậy, có thể nói, nhà Trần đã kế
thừa gần như nguyên vẹn những giá trị vật chất và tinh thần từ triều đại trước và cùng với nội lực
của mình, vương triều này đã phát huy sức mạnh dân tộc lên đến mức cao nhất,lãnh đạo toàn dân
vượt qua những cơn bão xâm lược dữ dội từ phương Bắc, hình thành nên hào khí riêng của thời đại
– hào khí Đông A. Tuy nhiên, như bất kì một triều đại nào khác, nhà Trần cũng không tránh khỏi
vận thịnh suy. Nghiên cứu về nhà Trần, các nhà sử học thường chia thành hai giai đoạn rõ rệt là
Thịnh Trần và Vãn Trần.
Nhà Trần bắt đầu từ năm 1225 và kết thúc vào năm 1400, tổng cộng 175 năm tồn tại, trải 12
đời vua.Thịnh Trần là thời kì hoàng kim của triều đạivới năm vị vua anh minh: Trần Thái Tông
(1225 – 1258), Trần Thánh Tông (1258 – 1278), Trần Nhân Tông (1278 – 1293), Trần Anh Tông
(1293 – 1314) và Trần Minh Tông (1314 – 1329). Vãn Trần là giai đoạn sau, khi nhà Trần bắt đầu
suy thoái, chính thức tính từ thời Trần Dụ Tông (1341 – 1369), cho đến khi mất vào tay Hồ Quý Ly
vào năm 1400 dưới thời Trần Thiếu Đế (1398 – 1400). Thực ra, nếu nói về giai đoạn thịnh của nhà
Trần, có thể kể thêm thời Trần Hiến Tông (1329 – 1341), bởi Hiến Tông là vị vua “tư trời tinh anh,
sáng suốt” [36; tr.240], lại được sự dìu dắt của Thượng hoàng Minh Tông nên “vận nước vẫn thái
bình”. Như vậy, thời Thịnh Trần kéo dài suốt gần 116 năm, và hầu hết những thành tựu rực rỡ nhất
của vương triều nhà Trần đều đạt được ở giai đoạn này.
1.1.2.Thịnh Trần – thời đại hoàng kim
Ngay khi thay thế nhà Lý, nhà Trần đã có ý thức xây dựng một quốc gia Đại Việt hùng
cường, phía Bắc tạo được thế đối trọng với Trung Quốc, phía Tây và phía Nam kiềm tỏa được Ai
Lao và Chiêm Thành. Do vậy, chính quyền đã tập trung cải cách về hành chánh, chế định pháp luật,
phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hoàn thiện về giáo dục, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, đặc biệt là tổ chức quân đội chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh, sẵn sàng đương đầu với các thế
lực xâm lược. Nếu thời đại LýTrần được xem là thời kỳ phục hưng lớn nhất của dân tộc thì có thể
khẳng định thời Thịnh Trần chính là thời kỳ phục hưng mạnh mẽ nhất về mọi phương diện. Họ Trần
tuy xuất thân làm nghề chài lưới ở làng Tức Mặc nhưng khi lên nắm quyền đã thể hiện bản lĩnh
vững vàng, trình độ lãnh đạo tuyệt vời và kiến tạo được vẻ đẹp tinh thần riêng của thời đại mình. Đó
chính là điều đặc biệt hiếm có trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam.
Sự kiện nổi bật nhất làm chói lọi cho trang hùng sử thời Thịnh Trần chính là ba lần kháng
chiến chống Nguyên Mông thành công. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc chiến tranh
giành độc lập dân tộc, chiến thắng trước kẻ thù xâm lược mạnh mẽ không phải là chuyện hiếm, thế
nhưng tại sao chiến thắng của nhà Trần lại trở thành một dấu ấn vàng son? Theo chúng tôi, vấn đề
không chỉ nằm ở chỗ đối phương là một đế quốc siêu cường từng chinh phạt gần trọn châu Á, gần
nửa châu Âu mà cònlà ở tư thế chủ động và đỉnh đạc của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến không
cân sức.Sự chủ động đó, chúng ta đã từng thấy ở nhà Lý với ba lần chống Tống thành công, danh
tướng Lý Thường Kiệt thậm chí từng đem quân đến tận Quảng Đông, Quảng Tây để đánh trận phủ
đầu mang tính chiến lược nhằm phá vỡ thế tiến công của nhà Tống. Đến nhà Trần, cách chiến đấu
và xây dựng đất nước trong thế chủ động đã trở nên là một hình mẫu lý tưởng cho đến ngày nay.Để
thấy được sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần trong những lần đối đầu này, chúng ta xem bảng thống
kê sau:
CÁC ĐỜI VUA TRẦN
TRẦN THÁI TÔNG
(1225 – 1258)
TRẦN THÁNH TÔNG
(1258 – 1278)
TRẦN NHÂN TÔNG
(1278 – 1293)
BA LẦN NHÀ NGUYÊN
XÂM LƯỢC
THỜI GIAN KHÁNG
CHIẾN
1257 – 1258
Khoảng 3 tháng
1284 – 1285
1287 – 1288
Khoảng 7 tháng
Khoảng 5 tháng
Nhìn vào những số liệu trên đây, chúng ta thấy chỉ 33 năm sau khi nhà Trần củng cố chính
quyền đã phải đương đầu với quân đội Nguyên Mông. Khoảng 27 năm sau, cuộc chiến thứ hai diễn
ra quyết liệt và gần như ngay sau đó, nhà Trần phải đối phó với cuộc xâm lược lần thứba từ phương
Bắc. Thời gian trước và sau chiến tranh đều có những hoạt động ngoại giao căng thẳng giữa hai
nước.Đất nước ta, xét về bất cứ phương diện nào cũng kém về qui mô so với phương Bắc nên đối
đầu trực tiếp là việc chẳng đặng đừng. Vì vậy, nhà Trần chọn giải pháp ngoại giao mềm dẻo nhằm
giữ mối giao hảo lâu dài. Tuy nhiên, khi đứng trước nguy cơ bị xâm lược, vua tôi nhà Trần luôn
quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc.Trước khi sang xâm lược nước ta lần thứ nhất,
Ngột Lương Hợp Thai ba lần sai sứ sang bắt vua tôi nhà Trần phải thần phục. Lần nào, vua Trần
cũng cho bắt giam sứ giả để tỏ rõ thái độ cương quyết của mình, bên cạnh đó là sự chuẩn bị chu đáo
về mọi mặt cho một cuộc chiến không thể tránh khỏi.
Trong ba lần đối đầu với đại quân của con cháu Thành Cát Tư Hãn, nhà Trần đều ở tư thế
chủ động, càng về sau sự chủ động ấy càng được phát huy hơn.Chúng ta có thể thấy điều này qua
câu trả lời “năm nay đánh giặc nhàn” của Tiết chếQuốc công Trần Quốc Tuấn khi vua Trần Nhân
Tông hỏi về thế giặc ở cuộc chiến lần thứ ba. Điểm chung của cả ba lần kháng chiến là khi giặc mới
sang, quân thanh rất mạnh, quân dân nhà Trần đều phải tạm rút lui để bảo toàn lực lượng, nhà vua
xa giá khỏi kinh thành Thăng Long, thân chinh sương gió cùng tướng sĩ, nhiều lúc rơi vào tình thế
nguy nan tưởng chừng phải quy hàng, nhưng nhờ vua tôi trên dưới một lòng “sát thát”, kiên trì chờ
đợi thời cơ phản công nên giành được thắng lợi cuối cùng.
Thời gian kháng chiến ngắn một cách đáng kinh ngạc, tổng cộng chỉ khoảng 15 thángcho ba
lần “đại chiến”. Trung Hoa xâm lược nước ta bao giờ cũng đặt mục tiêu cai trị lâu dài, triệt tiêu tinh
thần dân tộc, đồng hóa về mọi mặt. Nhưng suốt từ thời Lý đến thời Trần, mục tiêu này đã không thể
đạt được. Ngược lại, qua mỗi lần chiến thắng, hào khí Đại Việt càng tăng, con người Đại Việt càng
thể hiện được bản lĩnh và chiều sâu trong tâm hồn, trí tuệ, dân tộc Việt có thể ngẩng cao đầu trước
dân tộc Trung Hoa.
Sau những năm tháng chiến tranh, kể từ đời vua Anh Tông đất nước sống trong cảnh thái
bình. Vua chăm lo chính sự, mở mang học thuật, trọng dụng người hiền chứ không chỉ tin dùng
người trong tôn thất. Những bậc danh nho lỗi lạc như Mạc Đĩnh Chi, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung
Ngạn, Chu Văn An, Trương Hán Siêu, danh tướng Phạm Ngũ Lão,… đã góp công to lớn cho sự ổn
định và phát triển của nước nhà. Bằng cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua nước
Chiêm Thành, Đại Việt mở mang bờ cõi xuống phía nam. Trước sự quấy nhiễu của Ai Lao, Chiêm
Thành, các vua Trần thân chinh đánh dẹp và đều giành thắng lợi càng tạo uy thế cho Đại Việt. Vua
Minh Tông lên ngôi, tuy có phạm một lỗi lầm đáng tiếc là giết oan Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn
nhưng nhìn chung vẫn là vị vua anh minh, đức độ, kế tục xứng đáng sự nghiệp của các đời vua
trước.
Sản phẩm đặc biệt của thời Thịnh Trần chính là con người. Chúng ta không khỏi ngạc nhiên
khi thấy con người thời đại này không bị cuốn hoàn toàn vào chiến tranh, chém giết, căm thù mà
ngược lại, mọi mặt đời sống đều đạt được thế cân bằng trên nền chiến tranh khốc liệt. Họ thể hiện
lòng yêu nước một cách tích cực nhất, đồng thời luônkhát khao hướng tới giá trị chân thiện mỹ, đạt
đến sự hài hòa giữa đời sống hiện thực và tâm linh. Trong chiến tranh, chúng ta cảm phục biết bao
trước lời của Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông “Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì bệ hạ đừng
lo”, lời của Trần Hưng Đạo nói với vua Trần Nhân Tông “Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu thần
trước đã”, lời khẳng khái của Trần Bình Trọng với tướng giặc “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn
làm vương đất Bắc”. Những lời nói ấy không chỉ thể hiện lòng trung nghĩa, đức hy sinh, tinh thần
trách nhiệm cao độ, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong giờ phút sống còn của dân tộc mà còn là
lời thiêng mang tính chất kế thừa từ đời này sang đời khác.
Đó là vẻ đẹp của con người thời ThịnhTrần trong thời chiến, còn trong đời thường chúng ta
thấy cách sống, cách ứng xử của họ cũng rất “lạ”. Vua Trần Thái Tông, sau những biến cố trong
đời, bèn rời hoàng cung lên núi Yên Tử tu hành nhưng không thành. Kể từ đó, ông chuyên tâm vào
quốc sự và nghiên cứu Phật học. Các vua Trần có truyền thống đi tu cũng khởi nguồn từ vị vua dám
từ bỏ ngai vàng như “trút bỏ chiếc giày rách” này. Về sau, từ “ngọn đuốc sáng của thiền học Việt
Nam” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Thục) Trần Thái Tông, cùng với truyền thống tôn trọng Phật
giáo từ đời Lý, cộng thêm sự dẫn dắt của Tuệ Trung Thượng sĩ đã xuất hiện vị tổ của Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông. Đến đây, Thiền học Phật giáo kể từ khi truyền vào nước ta đã
có cái tư phong của dân tộc, làm nền tảng cho tinh thần Đại Việt. Có được tinh thần chủ đạo này,
“xuất” – “xử” không còn là vấn đề, mọi tham sân si dứt bỏ, con người trở nên tự do “Ưng vô sở trụ
nhi sinh kỳ tâm” trong suy nghĩ và hành động. Đương nhiên, hỗ trợ tích cực cho tinh thần thiền
Tông chính là Nho giáo và Đạo giáo, tạo nên cái gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Cả ba kết hợp hài
hòa do Phật giáo có khả năng dung hợp tốt với cả hai học phái kia. Nhờ vậy, thời đại này đã sản
sinh ra những con người tài hoa về nhiều mặt, sống theo tinh thần nhân văn và hướng về cái đẹp
vĩnh hằng.
Cái chất hào hùng, phóng khoáng, cởi mở, tự tin của thời Thịnh Trần mới chính là vốn quý
được hun đúc từ quá trình đấu tranh sinh tồn của dân tộc. Vinh quang chiến thắng nào rồi cũng qua
đi, chỉ có giữ được vẻ đẹp tinh thần ấy mới mong giữ gìn được vận mệnh, nguyên khí của quốc gia.
Vương Triều Trần trong buổi hưng thịnh đã làm được điều này. Nhà Trần trong buổi đầu hưng thịnh
luôn điều hòa được hai mặt đối nội và đối ngoại. Về đối nội, trong triều vua sáng tôi hiền, chưa xảy
ra tranh giành quyền lực, mưu hại lẫn nhau. Giai cấp thống trị nêu gương sáng, dân chúng được giáo
hóa tốt, nhờ vậy tạo được sự đoàn kết, yêu thương, đồng thuận trong cả nước. Đó là sức mạnh nội
tại của dân tộc ta thời kì này. Về đối ngoại, nhà Trần ý thức rõ điểm yếu điểm mạnh của mình, của
ngoại bang để có chính sách ngoại giao phù hợp, biết tùy cơ ứng biến, khi mềm dẻo, khi cứng rắn để
giữ vẹn lãnh thổ lẫn thể diện quốc gia.
Nhìn chung, Thịnh Trần là thời kỳ hoàng kim trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam. Con
người thời Thịnh Trần là sự kết tinh trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ dân tộc. Thời gian trôi qua
cùng bao biến thiên của lịch sử, vương triều Trần đã khép lại hơn sáu trăm năm. Vậy mà con người
của thời đại hôm nay, khi tìm về với cội nguồn dân tộc, giở trang sử Thịnh Trần vẫn cảm thấy bàng
hoàng về một cái gì đã mất – đã một đi không trở lại,đó chính là cách sống đẹp, sống hết kích thước
của cuộc sống và vươn tới chân giá trị của một con người.
1.2.Thơ ca thời Thịnh Trần
1.2.1.Vị trí mở đầu cho thơ ca dân tộc
Thời đại Lý Trần đã ghi một dấu ấn đẹp đẽ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc,
đồng thời, cũng đánh dấu bước khởi sắc về văn hóa, khởi sắc nhưng lại đậm đà bản sắc và có chiều
sâu nhất, của nước nhà. Theo nhận xét của Phan Huy Ích “Nước ta, từ đời Lý Trần về sau, đã có
tiếng là một nước văn hiến”[74; tr.82].Như vậy, nước Việt ta có thể tự hào là một nước văn hiến
cũng khởi nguồn từ hai vương triều Lý Trần, và một trong những thành tựu văn hóa đáng trân trọng
của thời đại này, đó chính là văn chương. Thơ văn Lý Trần mở đầu cho nền văn học thành văn Việt
Nam. Với vị trí đặc biệt như thế, thơ văn Lý Trần đã được các nhà nghiên cứu văn học từ xưa đến
nay dành cho những đánh giá khách quan và xứng đáng.
Phan Huy Chú, người được xem là nhà bách khoa lỗi lạc của Việt Nam vào thế kỉ XIX, đã
nhận định “Đến đời Lý, đời Trần nội trị, văn vật mở mang, kể tham định thì có những sách điển
chương điều luật, về ngự chế thì có các thể chiếu, sắc, thi, ca. Trị bình đời đời nối tiếp, văn chương
thanh nhã đầy đủ. Huống chi kẻ sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vỡ ngày
càng nhiều; nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn thì hẳn là trâu kéo phải mệt, nhà chất
phải đầy”[74; tr.111]. Ý kiến này cho thấy xã hội Lý Trần phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về văn
chương. Văn chương không chỉ có chất riêng “thanh nhã đầy đủ”, đa dạng về thể loại mà còn nhiều
về số lượng “trâu kéo phải mệt, nhà chất phải đầy”. Tiếc là kho tàng văn học đồ sộ thời kì này đã bị
hủy hoại một cách không thương tiếc bởi chiến tranh. Tuy vậy, khi tìm trong di sản, nhặt nhạnh lại
chút ít từ đống tro tàn, chúng ta vẫn có thể hình dung được phần nào giá trị của thơ văn Lý Trần.
Về khí chất văn học Lý Trần, Nhữ Bá Sĩ đã có ý kiến khá sắc sảo “Nước Việt ta, từ xưa gọi
là một nước văn hiến, qua văn chương của các bậc quân tử từ thời Lý Trần cho tới trước thời Lê,
đẹp mà hùng, rực rỡ mà có chất, đủ làm chứng cứ”[74, tr.132]. Quả vậy, văn học bao giờ cũng
phản ánh trung thực đời sống của xã hội đương thời. Xã hội Lý Trần nhìn chung có một đời sống
tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng, cởi mở. Chính tinh thần này đã hàm dưỡng nên những con
người có bản lĩnh mạnh mẽ, khí phách hào hùng, sống cuộc đời vui tươi, giản dị. Nhờ vậy, văn
chương mới có được cái khí chất đặc biệt mà Nhữ Bá Sĩ đã nói.
Khi biên soạn bộ sách Thơ văn Lý Trần, các học giả cũng đã đánh giá cao vai trò, vị trí của
văn học giai đoạn này: “Có thể nói đó cũng là chặng đường hoàn chỉnh đầu tiên của nền văn học
viết Việt Nam, với thành tựu tổng hợp của sáu triều đại: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ. Đó là một
thời kỳ văn học phong phú, với không ít vấn đề cùng được đặt ra, có ý nghĩa xây nền đắp móng cho
văn học dân tộc. Dĩ nhiên, nổi bật hơn cả trong sáu triều đại vẫn là Lý và Trần, hai cái mốc lịch sử
bao trùm, nơi tập trung thành tựu của cả thời đại về nhiều phương diện”[105; tr.7].
Nằm trong nguồn mạch chung của thơ văn Lý Trần, thơ ca thời Lý Trần có vị trí đặc biệt –
mở đầu cho nền thơ ca dân tộc. Trong Toàn Việt thi lục lệ ngôn, Lê Quý Đôn đã nhận xét: “Nước ta
từ khi gây dựng, văn minh không kém gì Trung Quốc. Bài từ vua Tiền Lê tiễn sứ Lý Giác nhà Tống,
lời lẽ nõn nà có thể vốc được. Hai vua Thánh Tông, Nhân Tông nhà Lý đều giỏi sách hay thơ… Các
vua đời Trần cũng rất thích đề thơ, mỗi người đều có tập thơ riêng…, nói chung hứng thơ bằng
phẳng mà khoáng đạt, tình cảm cao siêu mà thanh nhã, phong vị lai láng còn nguyên. Tuy nhiều lời
lẽ nhà chùa nhưng cũng đủ để thấy những nét lớn về chính trị và giáo hóa đương thì”[105; tr.22].Lê
Quý Đôn đã xem thi ca như một yếu tố đểkhẳng định văn minh nước ta không thua kém Trung Hoa.
Từ thời Tiền Lê, đến thời Lý, thời Trần truyền thống thơ ca được tiếp nối. Những người đứng đầu
quốc gia lại là những người yêu thơ và cũng là những nhà thơ có cốt cách, phong thái riêng. Chính
tình cảm đó đã khuyến khích thơ ca đương thời phát triển.
1.2.2.Đặc điểm thơ ca Thịnh Trần
Thơ ca Lý Trần vẫn thường được nghiên cứu chung với nhau, đặc biệt là mảng thơ thiền,bởi
vì bối cảnh văn hóa xã hội giữa hai triều đại có mối quan hệ mật thiết nên thơ ca có nhiều điểm
tương đồng.Nằm trong truyền thống của văn học nước nhà, thơ ca Lý Trần thấm đẫm tinh thần yêu
nước và nhân văn. Đồng thời, về phương diện tư tưởng, thơ ca Lý Trần chịu ảnh hưởng của cả tam
giáo –Nho, Phật, Lão– trong đó đạo Phật chiếm ưu thế.Tuy nhiên, nếu tách ra thì thơ ca đời Lý vẫn
có những điểm khác biệt so với thơ ca đời Trần. Lực lượng sáng tác chủ yếu của thơ ca thời Lý là
tăng lữ nên thơ ca thời này chủ yếu là thơ Thiền. Vì vậy, thơ thời Lý đậm chất triết lý hơn trữ tình.
Xét về mặt nghệ thuật thì “thơ văn đời Lý nói chung khô khan, phần lớn nhằm mục đích thuyết minh
cho đạo lý Phật giáo”[45;tr.59]. Có thể nói, thơ ca đời Lý chưa có sự đa dạng, hùng hậu về lực
lượng sáng tác, sự phong phú trong đề tài và sự điêu luyện trong nghệ thuật biểu hiện như thơ ca đời
Trần nhưng nó là nền tảng cho sự phát triển của thơ ca thời kì kế tiếp.
Thơ ca thời Trần có thể chia làm hai chặng đường: Thịnh Trần và Vãn Trần. Sự phân chia
này không đơn thuần dựa trên yếu tố lịch sử mà còn dựa vào bản thân văn học. Về mặt lịch sử, Vãn
Trần là thời kì xã hội bước vào suy thoái dẫn đến sụp đổ, nhưng xét về văn học, thơ ca thời Vãn
Trần không hề thua kém thơ ca thời Thịnh Trần, chỉ là về lực lượng sáng tác, nội dung tư tưởng,
cảm hứng chủ đạo đã có sự khác biệt khá rõ so với thơ ca thời kì thịnh trị.
Vào thời Vãn Trần, Phật giáo đã nhường bước để cho Nho giáo giữ vị trí độc tôn nênlực
lượng sáng tác chủ yếu của thơ ca thời kỳ này là các nhà nho, ít thấy thơ của các thiền sư như trước
đó, đồng thời tư tưởng Nho gia ảnh hưởng sâu sắc trong thơ ca, hơn hẳn Thiền và Lão Trang. Đọc
thơ Vãn Trần, chúng ta luôn day dứt bởi những hoài niệm về quá khứ vàng son của triều đại, về nỗi
lo đời thương dân trong sự bất lực của kẻ sĩ đương thời, về tâm sự bất đắc chí, trăn trở mãi nỗi niềm
“xuất xử” của nhà nho,… Nhìn chung, cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kì này là nỗi buồn thế sự.
Chúng ta không còn thấy phong thái tự tin, yêu đời như của con người thuở trước. Vì vậy, khi thực
hiện đề tài này, chúng tôi tách thơ ca Thịnh Trần ra nghiên cứu, xem nó như một mảng thơ ca đặc
thù biểu hiện trọn vẹn vẻ đẹp của con người thời đại – những con người khao khát vươn lên, mạnh
mẽ về nội tâm, biết đi tìm cái đẹp và đạt được cái đẹp hằng thường trong đời sống.
Thơ ca Thịnh Trần bao gồm cả hai mảng thơ thiền và thơ thế tục (thơ nho). Nếu như thơ
thiền đời Lý chủ đạo vẫn là chất triết lý thì Thơ thiền đời Trần có sự kết hợp hài hòa giữa chất triết
lý và trữ tình. Thiền học thời kì này dường như xâm nhập vào đời sống ở mức độ tinh vi và sâu sắc
hơn trước, nó không còn ở giai đoạn truyền bá giáo lý mà chuyển sang cảnh giới “Thiền trong ta, ta
trong Thiền”. Con người thời Thịnh Trần không chỉ thấy Thiền trong giáo lý mà còn thấy Thiền
trong đời sống hàng ngày, trong từng chuyển động của cánh bướm, nụ hoa, ngọn cỏ. Thiền đã thăng
hoa thành cảm xúc, hòa vào dòng cảm xúc thi ca. Vì vậy,“Thơ thiền thời Trần không trực tiếp biểu
đạt thiền lý như thơ thiền thời Lý mà chứa đựng thiền vị sâu xa và tinh tế trong cách nhìn, cách cảm
về thiên nhiên cuộc sống”[96; tr.26].
Riêng ở mảng thơ thế tục, đề tài khá phong phú: thơ bang giao khi tiếp tiễn sứ thần phương
Bắc, thơ vịnh sử của Trần Anh Tông, thơ hoài cổ, thơ vịnh cảnh, thơ ca yêu nước chống ngoại
xâm,… Trước thời Trần, chưa bao giờ thơ ca dân tộc lại đa dạng về đề tài, dạt dào về cảm xúc như
lúc này.Có thể nói, từ thơ thiền và thơ ca thế tục thời Thịnh Trần đã hình thành nên truyền thống
yêu nước và nhân văn trong thơ ca Việt Nam.
Sau đây là bảng thống kê tác giả và số lượng tác phẩm thơ ca thời Thịnh Trần:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
TÊN TÁC GIẢ - NĂM SINH MẤT
Trần Thái Tông (1218 – 1277)
Trần Tung –Tuệ Trung (1230 – 1291)
Trần Thánh Tông (1240 – 1290)
Trần Quốc Toại (1254 – 1277)
Trần Quang Khải (1241 – 1294)
Đinh Củng Viên (? – 1294)
Trần Nhân Tông (1258 – 1308)
Trần Thì Kiến (?)
Trần Đạo Tái (?)
Nguyễn Sĩ Cố (? – 1312)
Vương Vụ Thành (?)
Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)
Trần Anh Tông (1276 – 1320)
Nguyễn Chế Nghĩa (?)
Khuyết danh
Đỗ Khắc Chung (? – 1330)
Bùi Tông Hoan (?)
Trần Quang Triều (1286 – 1325)
Pháp Loa (1284 – 1330)
Huyền Quang (1254 – 1334)
Nguyễn Thị Điểm Bích (?)
Mạc Ký (?)
Trương Hán Siêu (? – 1354)
SỐ BÀI THƠ
35
51
16
3
9
1
35
1
1
2
1
2
14
1
2
2
3
11
3
24
1
1
7
GHI CHÚ
thơ, kệ, vấn đáp
thơ, kệ, ngữ lục
thơ, kệ, vấn đáp
24
25
26
27
28
29
Nguyễn Sưởng (?)
Trần Minh Tông (1300 – 1357)
Trần Hiệu Khả (?)
Phạm Ngộ (?)
Phạm Mại (?)
Mạc Đĩnh Chi (1284 – 1361)
16
27
1
6
5
4
Bảng thống kê tác giả, số lượng tác phẩm này chúng tôi dựa vào quyển Thơ văn Lý Trần, tập
2, quyển thượng, Viện Văn học, Nxb Khoa học xã hội, 1978.
Tổng cộng có 29 tác giả và 284 tác phẩm. Bảng thống kê trên giúp chúng ta có cái nhìn khái
quát về thành tựu thơ ca thời kì này. Số lượng tác giả tuy không nhiều nhưng có thể thấy lực lượng
sáng tác phong phú, bao gồm vua, quý tộc, quan lại, thiền sư, đáng chú ý có một nhà thơ nữ là
Nguyễn Thị Điểm Bích. Trong đó, có những tác giả giữ nhiều vai trò khác nhau như vừa là vua vừa
là thiền sư, vừa là quý tộc vừa là cư sĩ; cũng có người tuy làm quan nhưng lại tỏ ra hâm mộ thiền
hoặc để lòng nơi thú giang hồ tiêu dao. Rõ ràng, đó là biểu hiện của tinh thần “Tam giáo đồng
nguyên” ở con người Thịnh Trần. Chính sự đa dạng và hài hòa trong tư tưởng của con người thời
đại này đã góp phần làm cho những sáng tác thi ca của họ mang một sắc thái riêng không lẫn lộn
với bất kì thơ ca thời kì trước hay sau đó.
Cách chọn tác giả được chúng tôi căn cứ vào mốc lịch sử Thịnh Trần đã xác định lúc đầu.
Những tác giả nào sống vào thời Thịnh Trần sẽ được xếp vào đây. Một số tác giả chưa rõ năm sinh,
năm mất thì căn cứ vào cách sắp xếp của các học giả biên soạn cuốn Thơ văn Lý Trần và nội dung
biểu hiện trong thơ ca của họ. Cái khó là sự lựa chọn một số tác giả tiêu biểu sống vào buổi giao
thời giữa Thịnh và Vãn Trần như Trần Quang Triều, Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng. Tuy chưa rõ năm
sinh mất của Nguyễn Ức và Nguyễn Sưởng nhưngcó thể đoán họ sống cùng thời với Trần Quang
Triều vì cả hai đều là thành viên của nhóm Thi xã Bích Động do Trần Quang Triều sáng lập.
Xét về thời gian, Trần Quang Triều (1286 – 1325) phù hợp để xếp vào thời kì Thịnh Trần.
Tuy nhiên, với một số người nghiên cứu thơ ca Vãn Trần, họ vẫn chọn ông để khảo sát. Thơ Trần
Quang Triều thực tế vẫn mang phong thái tự tin, phóng khoáng, dạt dào Thiền vị của con người thời
thịnh trị, nhưng với bẩm tính vô cùng nhạy cảm, tinh tế, ông đã sớm cảm nhận được sự “manh nha
của mầm mống suy yếu và loạn lạc” [96;tr.69], cho nên thơ ông còn có những khoảnh khắc trầm tư
trước cuộc đời, những suy nghĩ sâu sắc về nhân sinh. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu coi ông như
“gạch nối giữa Thịnh Trần và Vãn Trần”[96; tr.69]. Trên cơ sở năm sinh mất và nội dung mười
một bài thơ còn để lại của Cúc Đường chủ nhân, chúng tôi xếp ông vào danh sách những tác giả của
thời Thịnh Trần. Riêng Nguyễn Ức và Nguyễn Sưởng, chúng tôi thấy tuy sống cùng thời và là bạn
thơ với Trần Quang Triều nhưng các nhà biên soạn Thơ văn Lý Trần lại xếp Nguyễn Sưởng vào
quyển 2, Nguyễn Ức vào quyển 3. Sau khi đọc thơ của hai tác giả này, nhận thấy thơ của Nguyễn
Sưởng gần với phong cách của thơ thời Thịnh Trần hơn Nguyễn Ức, chúng tôi quyết định chọn
Nguyễn Sưởng, còn Nguyễn Ức thì xếp vào thời Vãn Trần.
Về số lượng tác phẩm được thống kê, chúng tôi đặc biệt chú ý đến tác phẩm của những tác
giả Trần Thái Tông, Tuệ Trung và Trần Nhân Tông. Bởi vì, ở ba tác giả này, ngoài những bài thơ ra
còn có các bài kệ hoặc các câu thơ nằm xen trong những tác phẩm văn xuôi, chẳng hạn như Phổ
thuyết tứ sơn, Niệm tụng kệ của Trần Thái Tông, Thượng sĩ ngữ lục của Tuệ Trung, Sư đệ vấn đáp
của Trần Nhân Tông. Chúng tôi thống nhất cách thống kê như sau:
- Mỗi bài kệ được tính là một đơn vị tác phẩm
- Tất cả những câu thơ nằm xen trong các bài vấn đáp, ngữ lục,… được tính là một đơn vị tác
phẩm.
Khi xem đây cũng là những đơn vị tác phẩm thơ, chúng tôi có thể sử dụng để minh họa trong
bài viết của mình, cách ghi tên sẽ căn cứ vào tên gốc của tác phẩm.
1.3.Hành trình đi tìm cái đẹp
1.3.1.Một số quan niệm về cái đẹpcủa phương Tây và phương Đông
Cái đẹp là một phạm trù trung tâm của mỹ học, có bao nhiêu học thuyết mỹ học từ thời cổ đại
cho tới nay thì có bấy nhiêu quan niệm về cái đẹp. Dường như, khi nào còn tồn tại, con người vẫn
luôn muốn tìm cho mình một định nghĩa hoàn hảo nhất về cái đẹp. Thời cổ đại ở phương Tây, mỹ
học chưa phải là một khoa học riêng mà nóđược gieo trồng trên mảnh đất trù phú của triết học. Có
thểnói, ba nhà triết học Hy Lạp lừng danh Socrate, Platon, Aristotleđã hợp thành nền tảng đầu tiên
của mỹ học“nếu không đi ngược lên cơn lũ lớn của tư tưởng phương Đông, nếu không nhắc lại các
cụ kỵ phương Tây là Bảy Hiền triết, hoặc ít nhất là Heraclite hay Hesiode”[28;tr.7].
Socrate đưa ra quan điểm về “cái đẹp tự nó” khi trả lời cho Hippias rằng “cái đẹp không phải
là thuộc tính riêng của một nghìn lẻ một đối tượng; chắc chắn những con người, những con ngựa,
áo quần, nàng trinh nữ hay chiếc đàn lia đều là những vật đẹp; nhưng trên cả những thứ đó, có vẻ
đẹp tự nó”[28;tr.9]. Không dễ gì để hiểu được quan điểm về cái đẹp mang tính siêu hình này của
Socrate. Tuy nhiên, người học trò xuất sắc của ông, Platon, đã phát triển quan điểm của thầy mình
trên tinh thần biện chứng, đẩy “cái đẹp tự nó” lên đến mức tuyệt đối, có tính phổ quát và siêu việt.
Đó là cái đẹp mang tính chất thần thánh. Nhà nghiên cứu mỹ học Lâm Vinh đã nhận xét quan niệm
về cái đẹp của Platon như sau: “Theo Platon, thế giới chúng ta đang sống chỉ là cái bóng thô thiển
của một thế giới khác hoàn mỹ hơn, thế giới ấy hư ảo không thể nhìn thấy được, ông cho đó là thế
giới của ý niệm vĩnh cữu, do Thượng Đế tạo ra. Ta muốn tìm cái đẹp lý tưởng thì phải đi tìm nơi nó,
một cái đẹp thần thánh, vĩnh viễn không bao giờ phai nhạt, hoàn toàn không thể tìm thấy trong cuộc
đời tầm thường mà ta đang sống”[99;tr.45]. Dù quan điểm của Socrate, Platon được cho là duy tâm,
thoát ly hiện thực đời sống nhưng nó lại cho chúng ta một cái nhìn thiêng liêng đối với cái đẹp, một
cái đẹp vĩnh hằng mà con người luôn luôn vươn đến để nâng cao giá trị của mình lên “Và phải
chăng khi ngắm vẻ đẹp vĩnh hằng với cơ quan duy nhất có thể nhìn thấy được nó, kẻ đó có thể sản
sinh ra và tạo ra không phải là những hình ảnh đức hạnh, bởi anh ta không gắn bó với những hình
ảnh này, mà là những đức hạnh có thực và đích thực, vì kẻ đó chỉ có yêu chân lý mà thôi”
[28;tr.16].
Platon chưa bao giờ xác định thật chính xác cái đẹp là gì, nhưng Aristotle, trong cuốn Nghệ
thuật thơ ca thì không ngần ngại làm rõ nét thế nào là đẹp. Theo ông, “cái đẹp – kể cả động vật hay
bất kỳ đồ vật gì – gồm những phần nhất định hợp thành, nó không những cần có sự sắp xếp, mà còn
phải có một kích thước nhất định: cái đẹp là ở trong kích thước và trật tự”[2;tr.41].Như vậy, cái
đẹp theo quan niệm của Aristotle là cái hiện hữu trong đời sống, không hềvượt ngoài tầm với của
con người. Bản thân cái đẹp luôn có cấu trúc hoàn chỉnh, cấu trúc ấy phải nằm trong một kích thước
và trật tự hài hòa. Aristotle cũng cho rằng nghệ thuật, cụ thể là thơ ca, nảy sinh từ đời sống, từ khả
năng mô phỏng tài tình của con người và sản phẩm mô phỏng ấy mang lại sự thích thú cho con
người. Sự mô phỏng đó không phải là bê nguyên xi hiện thực vào nghệ thuật mà là sự “sinh sản
sáng tạo ra những hình thức mới”[28, tr.23]. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng, nhất là chủ nghĩa
nhân văn của Bacon là nằm trong tư tưởng này của Aristotle.
Kể từ sau thời cổ đại, mỹ học phương Tây phát triển dần theo sự biến chuyển của xã hội.
Kinh qua các thời kỳ Trung cổ, Phục Hưng, Khai sáng, đến khi xuất hiện các nhà mỹ học của chủ
nghĩa cổ điển Đức như Immanual Kant, Hegel,… các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga như
Biêlinxki, Tsecnưsepxki,… quan niệm về cái đẹp luôn luôn biến đổi và hầu như chưa đi đến một
quan điểm đồng nhất nào. Nhìn chung, sự khác biệt trong quan niệm về cái đẹp là do các nhà mỹ
học đã xuất phát từ cơ sở triết học khác nhau, đó là duy vật hay duy tâm, chủ quan hay khách
quan.Là một nhà duy tâm chủ quan, Kant không nghiên cứu bản thân đối tượng và thuộc tính thẩm
mỹ của nó mà chỉ nghiên cứu những phán đoán thẩm mỹ về đối tượng. Đối với ông, mọi vẻ đẹp là
do sự đánh giá chủ quan. Ông viết:“Sở thích là năng lực xét đoán một đối tượng hay một cách thức
biểu hiện bằng sự hài lòng hay không thích thú một cách hoàn toàn vô tư. Người ta gọi đối tượng
hài lòng ấy là đẹp” hay “Cái gì được thừa nhận, mà không cần có khái niệm, như đối tượng của
một sự hài lòng tất yếu, là đẹp”[28, tr.36-37]. Rõ ràng, Kant đã đề xướng tính chủ quan tuyệt đối
trong cảm thụ cái đẹp, tính tự do, vô tư phi thực dụng của cái đẹp, đồng thời Kant cũng cho mọi
người thấy rằng tình cảm thẩm mỹ mang tính chất vô tư, không vụ lợi.
Hegel cũng như Kant là một nhà duy tâm, nhưng là nhà duy tâm khách quan. Từ quan niệm
về ý niệm tuyệt đối nằm ngoài bản thân con người, nằm ngoài vật chất, có trước vật chất, là nền
tảng sáng tạo ra tất cả mọi cái đang tồn tại, ông đã đề cao cái đẹp trong nghệ thuật. Với ông, cái đẹp
của nghệ thuật hơn hẳn cái đẹp của tự nhiên bởi vì nó được con người sáng tạo nên, gắn bó với tinh
thần, với ý niệm tuyệt đối thông qua tư tưởng và lý trí của họ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quan
điểm về cái đẹp của Hegel vừa có tính nhất quán vừa có tính mâu thuẫn. Nhất quán ở chỗ, từ đầu
đến cuối quan điểm về cái đẹp của ông xuất phát từ ý niệm tuyệt đối, tức từ tinh thần; mâu thuẫn ở
chỗ ông buộc phải thừa nhận quy luật lịch sử khách quan của cái đẹp.
Các nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX Biêlinxki, Tsecnưsepxki đều cho rằng
“cái đẹp là cuộc sống”, “cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh cái đẹp ngoài đời”[18; tr.38]. Họ
phản đối quan niệm về cái đẹp bất động, bất biến, bất tử của các nhà mỹ học duy tâm, đồng thời cho
rằng cái đẹp phụ thuộc vào những điều kiện sinh sống của nhân dân, trong xã hội có giai cấp thì cái
đẹp cũng có tính giai cấp rõ rệt. Với họ, lý luận mỹ học đã trở thành vũ đài đấu tranh chính trị.
Trên thực tế, chúng ta thấy còn vô số những phát ngôn khác nhau về cái đẹp, đó có thể là
phát ngôn của nhà triết học, khoa học, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ,… Cái đẹp vốn dĩ là điều rất gần
gũi với đời sống, thế nhưng để nắm bắt bản chất của nó là điều không dễ dàng. Chính vì vậy, nhà
nghiên cứu Lâm Vinh đã nói“chân lí về cái đẹp là cuộc hành hương triết học đã mất hơn hai nghìn
năm”[99; tr.4].Và có lẽ, cuộc hành hương này sẽ vẫn còn tiếp tục cùng với bước đi của nhân loại
trong tương lai.
Đối với Việt Nam, triết học và mỹ học phương Tây chỉ mới theo bước chân xâm lược của
thực dân Pháp du nhập vào kể từ thế kỷ XIX trở đi, trước đó rất lâu, chúng ta chịu ảnh hưởng hoàn
toàn vào triết học và mỹ học truyền thống phương Đông, mà chủ đạo là các hệ tư tưởng Nho, Phật
và Lão.Thời Thịnh Trần lại là giai đoạn “Tam giáo đồng nguyên” dung hợp trọn vẹn và hài hòa
nhất. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu một số quan điểm mỹ học chứa trong nguồn minh triết phương
Đông ấy để có thể hiểu được cái đẹp mà con người thời Thịnh Trần hướng đến có nét đặc sắc như
thế nào.
Trước hết, chúng ta đi tìm cái đẹp trong tư tưởng Phật giáo, cụ thể là mỹ học Thiền. Giai
thoại đặc biệt về việc trao truyền tâm ấn của Đức Phật cho Ma Ha Ca Diếp là điều đầu tiên chúng
tôi nghĩ đến khi tìm hiểu về cái đẹp trong truyền thống Phật giáo Thiền tông. Hôm đó tại Linh Sơn,
Như Lai không hề thuyết pháp một lời, một lúc sau ngài từ từ đưa lên một cành hoa sen, trong khi
mọi người còn chưa kịp hiểu điều gì thì Ma Ha Ca Diếp đã mỉm cười. Đức Phật nói:“Ta có một kho
tàng về cái thấy của chánh Pháp, tâm ý mầu nhiệm của niết bàn, thực tại không dấu vết, đã trao
truyền cho Ma Ha Ca Diếp”[21;tr.50]. Có một số điểm đáng lưu ý trong giai thoại này: sự im lặng
của Đức Phật, đóa hoa sen và nụ cười của Ma Ha Ca Diếp. Giáo lý của Phật là phương tiện hướng
dẫn chúng sinh vượt qua biển khổ, đến bờ giác ngộ để đạt được sự an lạc hoàn toàn. Con người chỉ
có thể đạt được sự an lạc khi tìm về với bản thể của chính mình thông qua sự thực chứng từ bên
trong nội tâm. Giáo lý của Phật dù thâm diệu đến đâu cũng chỉ là “ngón tay chỉ mặt trăng”, nếu chấp
vào giáo lý thì mãi mãi không thể thấy mặt trăng, tức không thể đạt đến giác ngộ được. Tâm an lạc
(chân tâm, Phật tính) vốn là cái đẹp nội tại trong bản thân mỗi người, cái này vốn dĩ không thể dùng
ngôn ngữ để diễn đạt.Chính vì vậy, Đức Phật mới dùng sự im lặng để biểu đạt, đó là tinh thần vô
ngôn “Bất lập văn tự” của mỹ học Thiền Phật giáo.
Thiền sư Nhất Hạnh đã kiến giải về vấn đề này rất sâu sắc:
Khi ta nói: “có một thế giới thực tại bản thể” tức là ta đặt thế giới này vào trong phạm trù
có, một phạm trù đối lập với phạm trù không. Tuy nhiên, khái niệm về có và không, như ta đã biết,
chỉ có thể áp dụng với thế giới khái niệm. Thế giới chân tâm đã siêu việt khỏi thế giới khái niệm sao
ta lại có thể kéo nó trở lại trong vòng của thế giới khái niệm?(...) Nói đến chân tâm là bất đắc dĩ, là
phương tiện, là do “vọng duyên mà giả lập”, như thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã nói. Nói ra thì dễ,
mắc kẹt vào cũng dễ, mà gỡ cho khỏi kẹt thì khó. Do đó thà rằng không nói, thà rằng vô
ngôn[21;tr.118].
Cũng chính vì “ngôn bất tận ý” nên Phật giáo có truyền thống dùng biểu tượng để khai ngộ
cho người tu học, mà hình ảnh đóa hoa sen trong tay Phật là một minh chứng tiêu biểu. Đó là cách
“lập tượng để tận ý” dựa vào khả năng cảm ngộ của từng người. Như vậy, nụ cười của Ma Ha Ca
Diếp là biểu hiện cho sự tỏa sáng của nội tâm an lạc, cho vẻ đẹp thường hằng của chân tâm.
Lục Tổ Huệ Năng từng bày tỏ cảm nghiệm sâu xa của mình về chân tâm hay tự tánh, bản thể
như sau: “Đâu ngờ tự tánh vốn thanh tịnh, đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt, đâu ngờ tự tánh
vốn đầy đủ, đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động, đâu ngờ tự tánh vốn sanh các pháp”.Thấy được tự
tánh là thấy được cái đẹp hằng thường vốn trong sáng tịch tĩnh, không sinh không diệt, tồn tại nơi
tất cả các pháp“Xanh xanh trúc biếc vốn là pháp thân / Mơn mởn hoa vàng đều là bát nhã”. Nhiều
người cho rằng Phật giáo“phủ định căn bản hiện thế đi vào “cửa không”, tìm cái đẹp siêu
thoát”[41;tr.35], thực chất không phải thế. Bởi vì, Phật giáo cho rằng con người vốn không thể giác
ngộ nếu tách rời thực tại, và khi giác ngộ rồi lại càng phải trở về sống an nhiên với thực tại, như
Thanh Nguyên Duy Tín thiền sư đã nói: “Lão tăng ba mươi năm trước lúc chưa tham thiền thấy núi
là núi, thấy sông là sông. Kịp đến sau này thân cận yết kiến thiện tri thức có chỗ ngộ nhập thì thấy
núi chẳng phải núi, thấy sông chẳng phải sông. Đến nay được chỗ nghỉ ngơi, buông bỏ xuống, thì
thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông”[14;tr.193].
Có thể nói, nguồn hân thưởng cái đẹp theo quan niệm Thiền Phật giáo là vô tận. Chúng ta chỉ
có thể đạt được nó khi phá bỏ chấp ngã, liễu ngộ nguyên lý “chân không diệu hữu”, “phiền não tức
bồ đề”, khi hàng phục được tâm, chỉ trong “một niệm”lập tức đạt đến cõi chân thiện mỹ vĩnh hằng.
Tư tưởng mỹ học Trung Hoa chịu sự chi phối khá lớn của Đạo gia, chúng ta không thấy trong
Đạo đức kinh của Lão Tử hay Nam hoa kinh của Trang Tử một định nghĩa nào về cái đẹp, nhưng
xuyên suốt trong tác phẩm của họ quan niệm về cái đẹp vẫn được thể hiện một cách sâu sắc theo lối
tư duy trực cảm đặc trưng của phương Đông.Theo chúng tôi, quan niệm cái đẹp của Lão Tử vốn dĩ
xoay quanh cái gọi là Đạo. Đạo là gì? Lão Tử nói:
Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô
hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không
ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là Đạo,
miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng). Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không
ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn). Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn.
Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt
chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên[90;tr.202].
Đạo là cái gốc của trời đất, vạn vật.Bất kể là cái gì đều được sinh ra từĐạo và cuối cùng trở
về với Đạo. Đạo vốn dĩ “bắt chước tự nhiên” hay cũng có thể nói Đạo là tất cả các quy luật vận
hành của tự nhiên khiến vũ trụ vạn vật tuân theo một diễn trình sinh hóa vô tận mà vẫn giữ được sự
hài hòa vĩnh cữu. Vì vậy, Đạo là cái đẹp tự nhiên, là cái “tận thiện” và “tận mỹ”, mãi mãi trường
tồn. Đạo hay cái đẹp tự nhiên là cái không thể mô tả bằng lời “vô ngôn chi mỹ”, nghe bằng tai “vô
thanh chi mỹ”, nhìn bằng mắt “vô sắc chi mỹ”. Khi nói về Đạo, Lão Tử luôn tránh mô tả nó như
một đối tượng cụ thể có hình, thanh, sắc, mà chỉ gợi ra cho chúng ta hình dung chỗ diệu dụng của
nó mà thôi. Chẳng hạn ở chương 21, ông viết: “Đạo là cái gì chỉ mập mờ, thấp thoáng; thấp thoáng
mập mờ mà bên trong có hình tượng; mập mờ, thấp thoáng mà bên trong có vật; nó thâm viễn, tối
tăm mà bên trong có cái tinh túy; tinh túy đó rất xác thực, và rất đáng tin”[90; tr.195].Hay ở
chương 35, ông dùng cái hữu thanh, hữu vị để so sánh với Đạo: “Âm nhạc với mĩ vị làm cho khách
qua đường ngừng lại; còn Đạo mà nói ra thì nó nhạt nhẽo, vô vị; nhìn kĩ nó không thấy, lắng nghe
cũng không thấy, nhưng dùng nó thì không bao giờ hết”[90; tr.217]. Đạo vốn “hư tĩnh”, “chất
phác”, “thâm viễn bất tuyệt” nên không có sức hấp dẫn như âm nhạc, mỹ vị là những cái trực tiếp
tác động lên các giác quan của con người, nhưng dụng của nó vô cùng.F. Jullien gọi đó là “cái nhạt”
– “giá trị của sự trung hòa, nằm ở điểm xuất phát của mọi tiềm năng và khiến cho các tiềm năng
này giao lưu với nhau”[40;tr.927].
Hư tĩnh, chất phác đã trở thành một tiêu chí thẩm mỹ trong đời sống và trong văn học nghệ
thuật Trung Hoa nói riêng, phương Đông nói chung. Nó hướng con người trở về với tự nhiên, sống
cuộc đời thuần phác, giản dị, “vô vi”, “vô tư”, “vô dục”, “vô kỷ”, “vô công”, “vô danh” để cuối
cùng thể hợp được với Đạo, tức cái đẹp tuyệt đối. Nếu con người chưa“dứt thánh, bỏ trí”, “dứt nhân,
bỏ nghĩa”, “dứt xảo, bỏ lợi” thì không bao giờ biết được thế nào là cái thiện, cái mỹ đích thực. Lão
Tử đã nói: “Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho
điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác”[90; tr.165]. Phải chăng Lão Tử đang