BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN TIẾN
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN CẦU LÔNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG
LỰC CHO SINH VIÊN KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất
Mã số: 60.14.01.03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, NĂM 2015
Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Thị Hồng Vinh - Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Phản biện 1:
Phản biện 2 :
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ giáo dục họp tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
Vào hồi : ..........Giờ..........ngày ..........tháng ....năm 2015
Có thể tìm luận văn tại:
1.Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội
2. Thư viện khoa Giáo dục thể chất - Trường Đại học sư phạm Hà Nội
3. Khoa Thể dục Thể thao trường Đại học Tây Bắc
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm
năng trí tuệ, năng lực sáng tạo của mỗi người và cộng đồng dân tộc
Việt Nam, là động lực quan trọng để hoàn thành sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh
vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Với những thay đổi tích cực của Luật Giáo Dục vừa được
ban hành, việc phát triển hệ thống tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
nhà trường Đại học Việt Nam đã chính thức được khẳng định về mặt
pháp lý, như vậy nhất thiết phải được triển khai thực hiện trên thực
tế. Tuy nhiên tư tưởng tiếp cận năng lực trong phát triển và thực hiện
các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn năng lực đã và đang hiện
hữu như một xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp
học và là một cách tốt để cứu nền giáo dục đại học. Mục tiêu cần
được xem là một đường lối chiến lược để làm cho nền giáo dục đại
học ở Việt Nam gắn với nhu cầu kinh tế xã hội, để triết lý giáo dục
truyền thống khoa cử, từ bấy lâu nay buộc phải loại bỏ đó là mô hình
phát triển chương trình đại học theo hướng tiếp cận năng lực. Xây
dựng và phát triển chương trình theo cách tiếp cận năng lực đang là
một xu thế được nhiều nước chú ý vận dụng bởi ưu thế vượt trội của
nó trong hiệu quả đào tạo, cụ thể như:
- Hướng tới hình thành năng lực thực hiện, thực hành của người
học.
- Cho phép cá nhân hóa người học
1
- Chú trọng vào kết quả đầu ra của chương trình giáo dục.
- Tăng cường năng lực tự học của người học.
- Làm quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trường gắn liền
thực tiễn cuộc sống
Ở Việt Nam cầu lông chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt
động văn hoá TDTT của quần chúng nhân dân lao động, môn cầu
lông được mọi người yêu thích, tích cực tham gia tập luyện với mục
đích tăng cường sức khoẻ để lao động sản xuất, chính vì vậy môn thể
thao này đã được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm phát triển,
sự phát triển của môn cầu lông hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội, tố chất thể lực cũng như tầm vóc của người Việt Nam
Với xu thế phát triển đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“phát triển chương trình dạy học môn cầu lông theo hướng tiếp
cận năng lực cho sinh viên khoa thể dục thể thao trường Đại học
Tây Bắc”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá lại chương trình giảng dạy môn cầu
lông của Trường Đại học Tây Bắc hiện hành nhằm phát triển chương trình
giảng dạy môn cầu lông theo tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu của người
học.
3. Khách thể và đối tượng
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo môn cầu lông cho sinh viên khoa thể dục
thể thao trường đại học Tây Bắc
3.2. Đối tượng nghiên cứu
2
Phát triển chương trình dạy học học phần môn cầu lông theo
hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa thể dục thể thao trường
Đại học Tây Bắc.
4.Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu phát triển chương trình giảng dạy môn cầu lông này theo
tiếp cận năng lực thì sẽ giúp cho sinh viên khoa Thể dục – Thể thao
hình thành được các năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu đào tạo.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình dạy học
học phần môn cầu lông theo tiếp cận năng lực.
- Khảo sát để đánh giá thực trạng chương trình dạy học học
phần môn cầu lông theo tiếp cận năng lực tại khoa Thể dục - Thể
thao trường Đại học Tây Bắc
- Tìm hiểu nhu cầu được học chương trình dạy học học phần
môn cầu lông theo tiếp cận năng lực của sinh viên khoa Thể dục –
Thể thao Trường Đại học Tây bắc và của cán bộ giáo viên một số cơ
sở giáo dục trên địa bàn thành phố Sơn La.
- Đề xuất chương trình dạy học học phần môn cầu lông theo
tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu của người học. Xin ý kiến chuyên
gia về chương trình và khảo nghiệm một phần chương trình.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tìm hiểu thực trạng chương trình dạy học học phần
môn cầu lông theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa thể dục thể
thao trường đại học Tây Bắc
3
- Trong phạm vi đề tài, với các bước phát triển chương trình đào
tạo tác giả chỉ tiến hành đến bước thực nghiệm chương trình mới phát
triển.
- Đề tài tiến hành thực nghiệm một phần của chương trình
dạy học học phần môn cầu lông mới phát triển theo tiếp cận năng lực.
7.Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
7.2.3. Phương pháp chuyên gia.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.3. Nhóm phương pháp sử dụng toán thống kê
8.Cấu trúc của luận văn
MỞ ĐẦU:
NỘI DUNG:
Chương I :
Chương II :
Chương III :
KẾT LUẬN :
1.Kết luận
2. kiến nghị
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN CẦU LÔNG THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Học phần dạy học môn cầu lông
1.2.2. Chương trình dạy học
1.2.3. Phát triển chương trình dạy học
1.2.4. Năng lực
1.2.5. Tiếp cận năng lực
1.3. Phát triển chương trình dạy học học phần môn cầu lông
theo tiếp cận năng lực
1.3.1. Quá trình phát triển chương trình dạy học
1.3.2. Phát triển chương trình dạy học học phần môn cầu
lông theo tiếp cận năng lực
1.3.2.1. Đặc điểm chương trình dạy học theo tiếp cận năng
lực
1.3.2.2. Đặc điểm của chương trình dạy học học phần môn cầu lông.
1.3.2.3. Phát triển chương trình dạy học học phần môn cầu
lông theo tiếp cận năng lực
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
HỌC PHẦN MÔN CẦU LÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
CHO SINH VIÊN KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu..
5
2.2. Thực trạng chương trình dạy học học phần môn cầu
lông theo tiếp cận năng lực qua ý kiến đánh giá của SV và GV
khoa Thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về chương trình dạy
học theo tiếp cận năng lực:
2.2.2. Thực trạng chương trình dạy học học phần môn cầu
lông theo tiếp cận năng lực qua ý kiến đánh giá của GV và SV
khoa Thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc.
2.2.2.1. Thực trạng về mức độ cần thiết của chương trình
dạy học học phần môn cầu lông
2.2.2.2. Thực trạng về cấu trúc chương trình theo tiếp cận
năng lực
Chương trình môn cầu lông đang được xây dựng dựa theo
tiếp cận nội dung và được cấu trúc theo môn/bài học. Kiểu cấu trúc
này có nội dung dạy học được quy định chi tiết, trong đó các hệ
thống kiến thức có liên kết chặt chẽ, tường minh và là hệ thống phát
triển. Tuy nhiên nó lại không phản ánh chi tiết kết quả đầu ra của
người học.
2.2.2.3. Thực trạng về mục tiêu chương trình theo tiếp cận
năng lực
a/ Căn cứ xác định mục tiêu chương trình dạy học học phần
cầu lông theo tiếp cận năng lực.
Bảng 2.3. Bảng căn cứ xác định mục tiêu chương trình học phần
cầu lông
T
Căn cứ xác định mục
T
tiêu
Mức độ sử dụng (%)
Thườn Đôi Chưa
g
6
khi
bao
Th
ứ
bậc
1
Qua tìm hiểu nhu cầu
2
của người học
Qua tìm hiểu nhu cầu xã
xuyên
81.8
18.
100
2
0
giờ
0
2.
3
0
82
3.
1
hội về dạy học môn cầu
3
lông
Qua phân tích chuẩn đầu
00
36.4
ra SV khoa Thể dục thể
4
thao
Dựa vào các chuẩn năng
63.
0
6
18.2
lực cần hình thành cho
81.
2.
4
36
0
8
2.
6
18
SV khoa Thể dục thể
5
thao
Qua kinh nghiệm chủ
36.4
45.
18.2
2.
6
6
quan
Qua mục đích, yêu cầu
90.9
4
9.1
0
18
2.
2
7
môn học/bài học
Các căn cứ khác
27.3
36.
36.4
91
1.
7
4
91
GV chủ yếu dựa vào việc tìm hiểu nhu cầu xã hội về dạy học
môn cầu lông (
= 3.00, xếp thứ 1). Căn cứ thứ 2 mà giáo viên
thường dựa vào là qua mục đích, yêu cầu của môn học/bài học (
=2.91), tiếp đến là qua tìm hiểu nhu cầu của người học (
= 2.82).
căn cứ mà GV ít dựa vào để xây dựng mục tiêu là: Dựa vào các
chuẩn năng lực cần hình thành cho SV ( =2.18)
GV đã sử dụng các căn cứ của xây dựng chương trình theo
tiếp cận năng lực để xác định mục tiêu của chương trình môn cầu
7
lông như: Dựa theo chuẩn đầu ra, Dựa theo hệ thống năng lực cần
hình thành cho SV… Tuy nhiên chưa được thường xuyên và hiệu
quả.
b/Mục tiêu chương trình môn cầu lông theo tiếp cận năng
lực
chúng tôi đưa ra câu hỏi “Mục tiêu chương trình cầu lông
hiện nay được thể hiện như thế nào?” và kết quả thu được như sau:
8
Bảng 2.4: Bảng mục tiêu chương trình cầu lông
T
Mục tiêu
T
Sinh
Giảng
viên
viên
S
L
%
SL
%
7.7
1
9.1
Mục tiêu được mô tả một cách chi
1
tiết, có thể quan sát, đánh giá được,
thể hiện được mức độ tiến bộ của
7
người học một cách liên tục.
Mục tiêu được khái quát một cách
chung nhất, không quan sát và đánh
2
giá được đồng thời chưa thể hiện mức
84
độ tiến bộ của người học một cách
3
4
liên tục.
Mục tiêu được mô tả thông qua hệ
11
92.
3
10
90.
9
12.
1
9.1
thống các năng lực cần hình thành.
1
Ý kiến khác
0
0
0
0
Chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực đòi hỏi việc xác
định mục tiêu phải vạch rõ những năng lực cần hình thành cho người
học cũng như được thể hiện một cách chi tiết, cụ thể.
Như vậy, kết quả khảo sát mục tiêu cho thấy chương trình
dạy học học phần cầu lông chưa xác định mục tiêu theo hướng tiếp
cận năng lực.
2.2.2.4. Thực trạng về nội dung chương trình theo tiếp cận
năng lực
9
Bảng 2.5: Nội dung chương trình cầu lông theo tiếp
cận năng lực
T
T
1
2
3
4
5
6
Giảng
Nội dung
Nội dung đảm bảo tính khoa học,
logic
Nội dung chưa đảm bảo tính khoa học,
logic.
Nội dung dạy học đã gắn với thực
hành giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nội dung dạy học chưa gắn với thực
hành giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nội dung dạy học được trình bày
một cách chi tiết, cụ thể.
Nội dung dạy học chỉ quy định nội
dung chính, không quy định nội
viên
SL
%
63.
7
6
36.
4
4
81.
9
8
19.
2
2
Sinh viên
SL
76
15
64
27
11
100
83
0
0
8
%
83.
5
16.
5
70.
3
29.
7
91.
2
8.8
dung chi tiết.
Trong chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực thì nội
dung chương trình chỉ quy định nội dung chính, không quy định nội
dung chi tiết. Tuy nhiên có 100% GV và 91.2% SV cho rằng nội
dung dạy học của chương trình cầu lông vẫn quy định những nội
dung chi tiết, cụ thể. Do đó các nội dung dạy học liên kết, phụ thuộc
vào nhau; SV cần phải học xong nội dung này để làm tiền đề cho việc
tiếp cận các nội dung tiếp theo. Vì thế quá trình học tập sẽ khó tạo ra
được sự linh hoạt cho người học.
10
Qua đó có thể kết luận, nội dung chương trình dạy học học
phần cầu lông hiện hành đã phần nào đảm bảo tính khoa học và gắn
với thực hành giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên nội dung
vẫn được quy định một cách chi tiết và cụ thể; chưa có sự tích hợp
giữa kiến thức và kỹ năng thực hành giải quyết vấn đề do đó chưa tạo
thành hệ thống các năng lực cần thiết cho người học. Vì vậy, việc cải
tiến, phát triển chương trình là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn.
2.2.2.5. Thực trạng đánh giá các phương pháp dạy học
chương trình cầu lông theo tiếp cận năng lực
2.2.2.6. Thực trạng đánh giá mức độ sử dụng các hình
thức tổ chức dạy học chương trình cầu lông theo tiếp cận năng lực
2.2.2.7. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả chương
trình dạy học cầu lông theo tiếp cận năng lực
a/ Tiêu chí đánh giá kết quả học tập học phần cầu lông theo
tiếp cận năng lực: trong đánh giá kết quả học tập chương trình cầu
lông của SV hiện nay, GV không đặt ra các tiêu chí cụ thể đồng thời
nhấn mạnh vào mặt nhận thức với cấp độ là nhớ kiến thức mà thôi tái
hiện và ghi, còn mặt kỹ năng và thái độ thì chưa được chú trọng.
Điều này lý giải cho việc SV ra trường thiếu kỹ năng thực tế. So sánh
với chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực thì có thể thấy các
tiêu chí đánh giá của chương trình phải đặt ra rõ ràng, cụ thể dựa vào
mục tiêu dạy học; có tính đến sự tiến bộ của người học và dựa vào hệ
thống các năng lực để hình thành cho người học.
11
b/ Thực trạng mức độ sử dụng nội dung kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập trong chương trình cầu lông theo tiếp cận năng lực
Chương trình cầu lông vẫn còn nặng đánh giá người học về
mặt kiến thức, chưa chú trọng đánh giá năng lực và khả năng vận
dụng trong các tình huống thực tiễn, chưa sử dụng các chuẩn đầu ra
trong đánh giá, Điều này cho thấy nội dung đánh giá kết quả học tập
chương trình cầu lông vẫn chưa theo hướng tiếp cận năng lực.
c/ Thực trạng mức độ sử dụng các phương pháp
đánh giá kết quả học tập học phần cầu lông theo tiếp cận năng lực
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV trong
chương trình cầu lông đã có sự đa dạng. Để đánh giá được các năng
lực và khả năng ứng dụng trong thực tiễn, GV cần tăng cường sử
dụng các phương pháp đánh giá xử lý bài tập tình huống gắn với các
yêu cầu nghề nghiệp.
d/ Tần suất đánh giá kết quả học tập học phần cầu long
Các chương trình theo tiếp cận năng lực đòi hỏi trong mục
tiêu và đánh giá kết quả học tập phải tính đến sự tiến bộ của người
học. Muốn vậy phải đánh giá theo cả tiến trình, nghĩa là đánh giá
theo từng buổi học, từng tuần, từng tháng. Có như vậy đánh giá mới
chính xác, đồng thời tạo động lực trong học tập đối với SV.
2.2.2.8. Thực trạng hình thành năng lực cho sinh viên
trong dạy học học phần cầu lông
2.2.2.9. Thực trạng đánh giá hiệu quả chương trình cầu
lông tìm hiểu hiệu quả chương trình, chúng tôi có đưa ra câu hỏi
12
2.3. Thực trạng nhu cầu được học tập chương trình dạy
học học phần cầu lông theo tiếp cận năng lực
2.3.1. Thực trạng học tập chương trình cầu lông của
CBGV các cơ sở giáo dục.
2.3.2. Mong muốn học tập chương trình dạy học học phần
cầu lông theo tiếp cận năng lực
2.3.3. Nhu cầu học tập chương trình dạy học cầu lông theo
tiếp cận năng lực:
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC
PHẦN MÔN CẦU LÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.1. Nguyên tắc phát triển chương trình dạy học học phần
cầu lông theo cách tiếp cận năng lực.
3.1.1. Đảm bảo chuẩn nghề nghiệp của SV khoa TDTT
3.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả của chương trình
3.1.4. Đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và tính khả thi
3.1.5. Đảm bảo tính sư phạm của chương trình
3.1.6. Đảm bảo đúng tiến trình của quá trình phát triển
chương trình đào tạo.
3.1.7 Đảm bảo chuẩn giáo viên trung học phổ thông
3.2. Đề xuất chương trình dạy học học phần cầu lông theo
tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa TDTT- trường Đại Học Tây
Bắc
3.3. Thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3.3. Đối tượng thực nghiệm
13
3.3.4. Tiến trình thực nghiệm
3.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm sư phạm
a/ Kết quả thực nghiệm được đo trên các phương diện sau
b/ Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm
c/ Chuẩn đo lường
3.3.6. Kết quả thực nghiệm
a/ Kết quả nhận được từ các chuyên gia:
Số phiếu xin ý kiến chuyên gia là 16, số phiếu thu về là 16.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.7. Bảng xin ý kiến chuyên gia về chương trình cầu lông
theo tiếp cận năng lực
TT
Nội dung
Ý kiến đánh giá
Khả thi
Khả thi
Không
Tính khả thi của
1
14/16
một phần khả thi 0/16i
chương trình
2/16
Logic,
Hợp lý
Không
Tính logic, hợp lý của
2
hợp lý
một phần hợp lý
chương trình
16/16
0/16
0/16
Tính ứng dụng của Có thể
Xem xét Không thể
3
chương trình
16/16
0/16
0/16
Quản lý chương Giảng viên Cơ sở
Khó khăn khi thực
4
trình
2/16
vật chất
hiện chương trình
0/16
14/16
Tập huấn cho Phổ biến Đáp ứng cơ
Để áp dụng chương
5
GV
cho SV
sở vật chất
trình cần
16/16
5/16
16/16
Nâng cao chất SV dễ
Đáp ứng yêu
Hiệu quả chương trình
6
lượng đào tạo xin việc cầu
giúp
16/16
15/16
15/16
7 Mức độ hình thành các năng lực của chương trình
7.1 Năng lực tổ chức các Tốt
Bình thường
Không tốt
14
hoạt động thi đấu
7.2 Năng lực trọng tài
7.3 Năng lực thi đấu
15/16
Tốt
14/16
Tốt
12/16
1/16
Bình thường
2/16
Bình thường
4/16
0/16
Không tốt
0/16
Không tốt
0/16
Năng lực tự định Tốt
Bình thường
Không tốt
hướng phát triển
13/16
3/16
0/16
Năng lực quan sát, Tốt
Bình thường
Không tốt
7.5
đánh giá
14/16
2/16
0/16
Tốt
Bình thường
Không tốt
7.6 Năng lực huấn luyện
10/16
6/16
0/16
Tốt
Bình thường
Không tốt
7.7 Năng lực dạy học
16/16
0/16
0/16
Có năng lực tự học, tự Tốt
Bình thường
Không tốt
7.8 bồi dưỡng chuyên 16/16
0/16
0/16
môn nghiệp vụ
Qua kết quả nhận được từ các chuyên gia về chương trình
cầu lông được phát triển theo module định hướng năng lực cho thấy:
Đa phần các chuyên gia đều đánh giá cao tính hiệu quả và khả thi của
chương trình. Với chương trình được phát triển dựa trên các module
sẽ giúp cho người học hình thành tốt hơn các năng lực, đáp ứng mục
tiêu chương trình đề ra.
b/ Kết quả thực nghiệm sư phạm
* Kết quả khảo sát đầu vào của thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thăm dò, khảo sát, kiểm tra về mặt nhận thức,
kỹ năng ban đầu trong học tập môn cầu lông của các lớp TN và ĐC thông
qua bài kiểm tra đầu vào, với 5 câu trắc nghiệm khách quan, 2 câu điền vào
chỗ trống, 1 câu xử lý tình huống và 1 câu tự luận (Phụ lục 6). Chúng tôi
tiến hành chấm điểm và xử lý số liệu bằng các công thức toán học, kết quả
như sau:
7.4
15
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra nhận thức trước TN của lớp TN
và lớp ĐC
Tần số lớp TN (f1)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm xi
Tổng số SV: ∑fi
Điểm trung bình:
Phương sai: �
Độ lệch chuẩn: �
Hệ số biến thiên: Cv(%)
Tần số lớp ĐC (f2)
0
0
0
0
0
4
7
9
6
1
0
27
6.74
0
0
0
0
0
5
8
10
6
1
0
30
6.67
1.21
1.10
16.32
1.19
1.09
16.34
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng theo mức độ nhận thức
Nhóm
TN
ĐC
Kết quả bài kiểm tra
Tổng
Yếu – kém Trung bình
Khá
số bài SL
%
SL
%
SL
%
27
0
0
11 40.8
9
33.3
30
0
0
13 43.3 10 33.3
16
Giỏi
SL
%
7
25.9
7
23.4
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng theo mức độ nhận thức.
Qua bảng các bảng 3.8; bảng 3.9 và hình 3.1 trên ta thấy rõ
sự tương đồng về trình độ của hai lớp TN và ĐC trước khi tiến hành
TN là khá cao: điểm trung bình bài kiểm tra trước TN của lớp TN là
6.74 còn lớp ĐC là 6.67; độ lệch chuẩn của điểm kiểm tra trước TN
của cả hai lớp TN, ĐC lần lượt là 1,10 và 1,09 đều đảm bảo độ tin cậy
và chênh lệch nhau rất ít, hệ số biến thiên của điểm số lớp TN là 16.32%
và lớp ĐC là 16.34% là tương đồng. Như vậy điểm trung bình bài kiểm
tra trước TN của hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau.
* Kết quả khảo sát sau khi TN
Sau khi tiến hành TN hai chủ đề của chương 2, chúng tôi đã tiến
hành kiểm tra đầu ra của cả 2 lớp TN và ĐC. Kết quả được thể hiện như
sau:
Bảng 3.10. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra của lớp TN và ĐC
Điểm xi
Tần số lớp TN (f1)
0
1
2
3
4
5
6
7
0
0
0
0
0
2
5
9
17
Tần số lớp ĐC
(f2)
0
0
0
0
1
5
9
10
8
9
10
Tổng số SV: ∑fi
Điểm trung bình:
Phương sai: �
Độ lệch chuẩn: �
Hệ số biến thiên: Cv(%)
9
2
0
27
7.15
4
1
0
30
6.47
1.13
1.06
14.83
1.29
1.14
17.62
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra nhận thức sau TN của lớp TN và lớp
ĐC theo mức độ nhận thức
Tổng Kết quả bài kiểm tra
Nhóm
Yếu - kém Trung bình
số bài SL %
SL %
TN
27
0
0
7
25.9
ĐC
30
1
3.3 14
46.7
Khá
SL %
9
33.3
10
33.3
Giỏi
SL %
11
40.8
5
16.7
Hình 3.2. Kết quả kiểm tra sau TN của lớp TN và lớp ĐC
theo mức độ nhận thức
Điểm trung bình kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC là 0.68
điểm (7.15 – 6.47), độ lệch chuẩn của lớp TN là 1.06 thấp hơn lớp
ĐC với 1.14, do đó hệ số biến thiên (hệ số phân tán) trong điểm số
của lớp TN (14.83%) thấp hơn hẳn lớp ĐC (17.62%).
Qua đó có thể đưa ra kết luận ban đầu về hiệu quả của
chương trình cầu lông theo định hướng năng lực là cao hơn so với
chương trình cũ đang sử dụng.
18
*Kết quả đánh giá mức độ hứng thú và tính tích cực trong
học tập của lớp ĐC và lớp TN
Sau khi tiến hành dạy học TN, chúng tôi tiến hành khảo sát ý
kiến của SV hai lớp TN và ĐC về mức độ hứng thú và tích cực khi
học tập học phần cầu lông ( Phụ lục 8) theo chương trình cũ và
chương trình mới phát triển, đây là cơ sở để củng cố tính hiệu quả
của chương trình mới so với chương trình cũ. Kết quả thu được như
sau:
-Mức độ hứng thú trong học tập của lớp TN và ĐC
Bảng 3.12: Mức độ hứng thú trong học tập học phần cầu lông
của lớp ĐC và lớp TN
TT
Mức độ
1
2
3
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
Lớp TN
SL
18
7
2
%
66.7
25.9
7.4
Lớp ĐC
SL
9
13
8
%
30.0
43.3
26.7
Hình 3.3. Mức độ hứng thú trong học tập học phần cầu
lông của lớp ĐC và lớp TN
Kết quả bảng số liệu thể hiện: Trong lớp TN số SV có hứng
thú trong quá trình học tập chiếm 66.7% trong khi con số này ở
nhóm ĐC chứng ít hơn với 30.0%. Số SV không hứng thú với môn
học ở lớp TN là 2 SV chiếm 7.4%, nhưng lớp ĐC lại chiếm tới 8 SV
với 26.7% . Số liệu trên cho thấy chương trình dạy học theo tiếp cận
19
năng lực có mang lại hứng thú học tập cho SV nhiều hơn, từ đó nâng
cao hiệu quả đào tạo.
-Mức độ thể hiện tính tích cực trong học tập chương trình cầu lông
của lớp TN và lớp ĐC
Bảng 3.13. Mức độ thể hiện tính tích cực, hiệu quả trong học tập
chương trình cầu lông của lớp TN và lớp ĐC sau TN
ND
1
2
3
4
5
6
7
Tổn
g
Tốt
63.0
77.8
70.4
66.7
85.2
77.8
48.1
Lớp TN (n=27)
Lớp ĐC (n=30)
Bình Không
Bình Không
TB Tốt
TB
thường tốt
thường tốt
33.3
3.7 2.59 6 30.0 56.7
13.3 2.17 1
22.2
0
2.78 2 13.3 53.3
33.4 1.80 5
22.2
7.4 2.63 5 20.0 56.7
23.3 1.97 3
33.3
0
2.67 4 10.0 63.3
26.7 1.83 4
4/14.8
0/0 2.85 1 6.7 66.6
26.7 1.80 5
6/22.2
0/0 2.78 2 20.0 73.3
6.7 2.13 2
11/40.7 3/11.2 2.37 7 16.7 43.3
40.0 1.76 7
X= 2.72
X= 1.92
Ghi chú:
• Sự chủ động trong quá trình học tập môn học.
• Biết trước được mục tiêu học tập cần đạt được
• Mức độ hoạt động và tính tích cực tham gia trong quá trình
học tập
• Mức độ hiệu quả học tập (Hình thành các năng lực dạy
học và tổ chức thi đấu, trọng tài cầu lông)
• Mức độ liên hệ những tình huống trong học tập vào thực tiễn
• Mức độ tương tác với người dạy và người học
• Phát triển năng lực tự học tập, tự nghiên cứu và tự định
hướng phát triển cá nhân
Kết quả khảo sát sau TN cho thấy:
20
Tính tích cực và hiệu quả trong học tập môn cầu lông của lớp
TN cao hơn lớp ĐC là 0.8(Lớp TN
= 2.72, lớp ĐC
=1.92).
Điều này được thể hiện rõ ở việc SV lớp TN lựa chọn mức độ tốt
nhiều hơn, trong khi đó SV lớp ĐC chủ yếu chọn mức độ bình
thường và không tốt.
Tính tích cực và hiệu quả trong học tập được thể hiện ở các
mặt của lớp TN và lớp ĐC là khác nhau ở thứ bậc, cụ thể: Ở lớp TN
mức độ liên hệ các tình huống học tập vào thực tiễn được đánh giá là
hiệu quả nhất (
=2.85, XL 1) thì ở lớp ĐC mặt này chỉ xếp thứ 5 (
= 1.80). Sự chủ động trong quá trình học tập ở lớp ĐC xếp vị trí
số 1 (
= 2.17) và lớp TN chỉ xếp thứ 6 (
= 2.59), tuy vậy điểm
của lớp TN vẫn cao hơn điểm
của lớp ĐC.
Từ số liệu trên có thể khẳng định rằng chương trình cầu lông
được phát triển theo tiếp cận năng lực đem lại hiệu quả cao hơn so
với chương trình cũ đang sử dụng.
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ kết quả TN ở trên, chúng ta có thể đưa ra những nhận
định ban đầu như sau:
- Theo đánh giá của các chuyên gia về chương trình cầu lông
theo module thì chương trình logic, hợp lý, có tính hiệu quả và có thể
áp dụng vào trong thực tiễn giảng dạy. Chương trình có thể hình
thành cho người học các năng lực như năng lực dạy học và tổ chức
thi đấu, năng lực trọng tài, huấn luyện cầu lông.
- Quá trình tổ chức hoạt động dạy học chương trình cầu lông
mới phát triển đã giúp nâng cao chất lượng dạy học môn học, những
SV được tham gia học chương trình mới bước đầu có kết quả học tập
cao hơn so với những SV học theo chương trình cũ. Đồng thời SV có
21
thể tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập; người học được
tương tác cao hơn với người dạy và bạn học, đồng thời có thể vận
dụng những kiến thức được học tập áp dụng vào cuộc sống và công
việc sau này.
- Kết quả sau TN còn cho thấy mức độ hứng thú của SV khi
được học chương trình mới cao hơn so với SV học chương trình cũ.
Từ sự hứng thú này các em có thái độ tích cực, chủ động, say mê hơn
trong học tập, tìm tòi và hình thành tốt các năng lực cho bản thân.
Như vậy kết quả của thực nghiệm bước đầu đã chứng minh
được giả thuyết khoa học mà tác giả đặt ra là đúng đắn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua điều tra thực trạng đánh giá chương trình cầu lông hiện
nay cho thấy: Chương trình vẫn được xây dựng theo tiếp cận nội
dung, với cấu trúc theo môn/bài học. Nội dung chương trình chưa có
sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. GV vẫn sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học truyền thống đơn điệu, khó
hình thành năng lực cho người học. Do đó hiệu quả của chương trình
đào tạo chưa cao, SV ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của xã
hội.
Khảo sát nhu cầu được tiếp cận chương trình giảng dạy cầu
lông theo cách tiếp cận năng lực của SV khoa Thể dục – Thể thao và
một số CBGV ở các cơ sở cho thấy nhu cầu được tiếp cận chương
trình là rất cao. Đặc biệt người học mong muốn được hình thành
được các năng lực dạy học, năng lực trọng tài, huấn luyện, năng lực
tổ chức các hoạt động thi đấu cầu lông. Đây là cơ sở cho việc phát
22
triển chương trình cầu lông theo tiếp cận năng lực (các module dạy
học).
Từ kết quả đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu được tiếp
cận chương trình, tác giả đã tiến hành phát triển chương trình theo
các module định hướng năng lực. Chương trình này giúp người học
tích cực, chủ động trong quá trình học tập, hình thành những kỹ năng,
năng lực thực tiễn. Ngoài ra người học còn được giải quyết các tình
huống sư phạm gắn lền với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được nhu
cầu giáo dục. Kết quả xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sư phạm
cho thấy chương trình dạy học cầu lông mới phát triển là phù hợp,
hiệu quả và khả thi.
2. KIẾN NGHỊ
Để áp dụng chương trình vào giảng dạy đạt kêt quả tốt,
chúng tôi xin có một số kiến nghị đối với khoa Thể dục - Thể thao và
trường Đại học Tây Bắc như sau:
- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực thiết kế và tổ chức
hoạt động dạy học theo chương trình module cho đội ngũ cán bộ
quản lý và GV trong nhà trường.
- Khuyến khích các GV xây dựng các chương trình dạy học mà
mình đảm nhận theo cách tiếp cận năng lực nhằm nâng cao hiệu quả đào
tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhàm đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu cho hoạt động giảng dạy và thực hành môn học.
- Có sự liên kết giữa khoa Thể dục – Thể thao, nhà trường
Đại học Tây Bắc với các cơ sở, trung tâm Thể thao trên địa bàn thành
phố Sơn La để các em có thể tham quan, học hỏi công tác tổ chức,
trọng tài, huấn luyện thi đấu cầu lông trực tiếp.
23