Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.82 KB, 12 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU

bối cảnh của các nước phát triển và chỉ có 5% nghiên cứu trong bối cảnh của những
nước đang phát triển (Farashahi và cộng sự, 2005). Tuy vậy, môi trường năng động
của những nước đang phát triển này là một mảnh đất màu mỡ để kiểm nghiệm những
lý thuyết mới, kỹ thuật mới, khái niệm mới trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Có
rất ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu rằng những công cụ quản trị hiện đại ở phương

1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Khái niệm hệ thống đo lường kết quả hoạt động (performance measurement
system - PMS) được đề cập lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1976 khi các nhà nghiên
cứu tìm kiếm một công cụ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của chương trình quản
lý theo mục tiêu giúp theo dõi, đánh giá, hỗ trợ nhân viên nhằm cải thiện kết quả
thực hiện công việc của họ. PMS được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong khoảng
2 thập kỷ gần đây do môi trường kinh doanh thay đổi, các nhà quản trị có xu hướng
áp dụng các công cụ quản trị hiện đại nhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình.
Có ba lý do chính mà PMS được đưa vào áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp
và phát huy hiệu quả (Needly, 1999). Thứ nhất là áp lực cạnh tranh gay gắt từ môi
trường bên ngoài khiến cho các công ty phải đồng thời tìm cách nâng cao năng lực
quản trị của mình thông qua việc áp dụng một loạt các công cụ quản lý hiện đại nhằm
tiết giảm chi phí, gia tăng giá trị cho khách hàng, cải thiện vị thế cạnh tranh của mình
so với đối thủ bằng cách khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhanh những đòi
hỏi của khách hàng. Chính vì vậy, các công ty buộc phải thay đổi hệ thống đo lường
hoạt động của mình để đáp ứng được các yêu cầu khi chiến lược thay đổi. Thứ hai là
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, rất nhiều các công ty đã và đang
áp dụng chương trình cải tiến liên tục. Các công cụ hỗ trợ việc cải tiến hiện đại như


quản lý chất lượng toàn diện (TQM), sản xuất tinh gọn (lean production)… đều có
một điểm chung là phải dựa trên việc đo lường hoạt động để cải tiến, có nghĩa là trước
khi tổ chức quyết định cải tiến thì ít nhất tổ chức đó cũng phải có những chỉ số đo
lường thể hiện lĩnh vực nào và tại sao cần phải cải tiến. Cuối cùng, thứ 3 là với sự
phát triển của công nghệ thông tin, các dữ liệu cho hệ thống đo lường hoạt động được
thu thập, phân tích một cách dễ dàng và đơn giản hơn trước rất nhiều. Ba lý do trên
đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai hệ thống đo lường kết quả hoạt động toàn
diện, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về PMS trên nhiều góc độ khác nhau, trong đó
hướng nghiên cứu PMS theo đặc thù của các doanh nghiệp tại từng quốc gia là một
hướng nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, có đến
95% những nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết kinh tế được nghiên cứu trong

Tây có phát huy tác dụng trong những thị trường mới nổi hay không. Các nhà nghiên
cứu cũng đã thừa nhận từ lâu rằng sự khác biệt về văn hóa là nguyên nhân chính dẫn
đến sự khác biệt trong hệ thống, phương pháp đo lường. Hệ thống đo lường kết quả
hoạt động có thể được coi là một trong những lý thuyết cần được kiểm chứng trong
bối cảnh của những nước đang phát triển, môi trường kinh doanh này có thể năng
động hơn và có thể khác hoàn toàn với môi trường của những nước phát triển (André
A. de Waal, 2007).
Về mặt thực tiễn, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế và đa số là các doanh nghiệp còn non trẻ. Theo số liệu của
Tổng cục thống kê (2016), số lượng doanh nghiệp sản xuất đang tăng rất mạnh từ
45.742 doanh nghiệp năm 2010 lên 67.490 doanh nghiệp năm 2015. Điều đó cho
thấy có đến hơn 32% các doanh nghiệp sản xuất có tuổi đời dưới 5 năm. Mặc dù số
lượng doanh nghiệp sản xuất chỉ chiếm 15,3% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam
nhưng doanh thu từ các doanh nghiện sản xuất chiếm 33.5% tổng doanh thu của tất
cả các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế rất khó khăn và những hạn chế trong
năng lực và trình độ quản trị, vấn đề tìm kiếm động lực phù hợp cho sự tăng trưởng
bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh được các doanh nghiệp nói chung và

các doanh nghiệp sản xuất quan tâm hơn bao giờ hết. Để củng cố và nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình, ngoài việc xây dựng chiến lược, đầu tư vào các hoạt động
marketing, phát triển sản phẩm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, việc nâng cao năng
lực quản trị doanh nghiệp và ứng dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại
đang được chú trọng, ưu tiên. PMS đã được áp dụng hiệu quả tại các nước phát triển
nhưng ở Việt Nam mức độ áp dụng còn hạn chế. Vậy PMS đang được áp dụng tại
các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam như thế nào? Làm thể nào để áp dụng PMS
một cách hiệu quả? Trong những điều kiện nào thì có thể áp dụng PMS? Trong nỗ
lực tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi này, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu
“Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong
các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam” với mong muốn giúp các nhà quản lý


3

4

có thể đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý để áp dụng PMS hiệu quả trong doanh
nghiệp mình, từ đó tăng năng lực cạnh tranh góp phần vào sự phát triển chung của
toàn bộ nền kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và phân tích

Việc áp dụng PMS: “Việc áp dụng PMS” được khám phá theo nhiều khía cạnh
khác nhau. Khái niệm “việc áp dụng PMS” trong luận án này được hiểu là
việc áp dụng PMS trong doanh nghiệp có phát huy hiệu quả hay không thông
qua các kết quả đầu ra của hệ thống.
Doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam: Tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp

mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp

sản xuất tại Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là:
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh
nghiệp sản xuất.
- Kiểm định mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này trong bối cảnh các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

thuộc ngành công nghiệp chế biến chế tạo có nhà máy sản xuất tại Việt Nam
có quy mô từ 10 lao động trở lên.
- Về địa bàn nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp sản
xuất có nhà máy đặt tại Miền Bắc Việt Nam, trọng tâm là Hà Nội và các tỉnh
lân cận.
- Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được

- Đề nghị những giải pháp cho các bên liên quan để có thể áp dụng được PMS.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- PMS đã được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?
- Những yếu tố nào tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp
sản xuất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

tổng hợp từ các nghiên cứu hoặc tài liệu được công bố từ năm 2017 trở về
trước. Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4
năm 2017 đến tháng 5/2018.
4. Những đóng góp mới của luận án
(1) Tổng quan được tình hình nghiên cứu về PMS trong và ngoài nước, tổng hợp
được các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp.

- Mức độ tác động của những yếu tố này như thế nào trong bối cảnh các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam?
- Các doanh nghiệp và các bên liên quan nên làm gì để có thể áp dụng PMS

một cách hiệu quả để nâng cao trình độ quản trị trong doanh nghiệp?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS
trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam”.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung:
Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc
áp dụng PMS bao gồm các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Luận án này tập trung nghiên cứu 6 yếu tố thuộc về nhóm yếu tố bên trong
doanh nghiệp bao gồm: (1) Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết
tâm của lãnh đạo; (3) Đào tạo về PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên; (5) Sự
gắn kết thành tích với lợi ích; (5) Thái độ của người lao động đối với PMS.

(2) Xây dựng được mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong
các doanh nghiệp sản xuất và kiểm định được mô hình trong bối cảnh các
doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
(3) Khẳng định được các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam và mức độ tác động của từng yếu tố: Các yếu tố
này bao gồm Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; Quyết tâm của lãnh
đạo; Đào tạo về PMS; Sự tham gia của nhân viên; Sự gắn kết thành tích với
lợi ích; Thái độ của người lao động đối với PMS.
(4) Phát hiện hai biến quan sát mới để hoàn thiện bộ thang đo cho 2 biến độc lập
là “Sự tham gia của nhân viên” và “ Sự gắn kết thành tích với lợi ích”.
(5) Đề xuất một số giải pháp để các nhà quản trị và các bên liên quan tham khảo
trong quá trình triển khai áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại
Việt Nam
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: (1) Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng



5

6

quan nghiên cứu về hệ thống đo lường kết quả hoạt động; (2) Chương 2: Mô hình
và phương pháp nghiên cứu; (3) Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu về yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam;
(4) Chương 4: Kiến nghị và đề xuất.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.1. Bản chất của PMS
1.1.1. Khái niệm PMS
Khái niệm PMS sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên định nghĩa của Neely
(2003): PMS là quá trình lượng hóa hiệu quả và hiệu suất của hoạt động, bao gồm
quá trình lựa chọn, thiết kế các thước đo, thu thập phân tích số liệu, quản lý thông
tin, đánh giá kết quả thực hiện.
1.1.2. Vai trò của PMS
Hệ thống đo lường kết quả hoạt động hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng
vì những lý do sau: (1) PMS có thể giúp triển khai chiến lược, thống nhất các mục
tiêu của cá nhân với mục tiêu của tổ chức, kiểm soát quả trình thực hiện mục tiêu
của tổ chức; (2) PMS có thể cung cấp thông tin giúp cho các nhà quản lý có thể
theo dõi được hiệu quả và hiệu suất làm việc của bản thân và đánh giá nhân viên,
từ đó có các giải pháp để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; (3) PMS có thể
sử dụng để truyền thông nội bộ cũng như tới các bên liên quan bên ngoài công ty.
1.2. Nội hàm và các yếu tố tác động đến PMS
1.2.1. Nội hàm PMS
Một tổ chức được coi là có hệ thống đo lường kết quả hoạt động khi tổ chức
đó có ít nhất là một bộ thước đo được thiết kế, chọn lọc và có hoạt động thu thập, rà


Hình 1.1: Thành phần của PMS
Nguồn: Franco – Santos và cộng sự (2007)_
1.2.2. Yếu tố tác động tới việc sử dụng PMS
Lý thuyết quản trị theo tình huống được áp dụng trong các nghiên cứu liên
quan đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động theo các mức độ khác nhau. Luận
điểm chính của lý thuyết quản trị theo tình huống cho rằng việc thiết kế và áp dụng
một hệ thống kiểm soát phụ thuộc vào bối cảnh của tổ chức bao gồm các yếu tố bên
trong tổ chức và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài. Patrizia Garengo và
Umit Bititci (2007) tổng hợp từ các nghiên cứu trước và phân chia các yếu tố tình
huống tác động đến việc áp dụng PMS thành hai nhóm yếu tố:
- Nhóm yếu tố bên trong tổ chức: Bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ cấu tổ
chức và quy mô tổ chức; yếu tố liên quan đến văn hóa tổ chức và phong cách
quản lý; Phong cách lãnh đạo, kỹ năng quản lý, cam kết của lãnh đạo:
- Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài: Sự không chắc chắn của môi
trường bên ngoài là một khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất trong nhóm yếu
tố này (Chenhall, 2003)

soát, xử lý các dữ liệu liên quan đến các thước đo này. PMS xuất phát từ chiến lược,

1.3. Tổng quan các nghiên cứu về PMS và khoảng trống nghiên cứu

liên kết hoạt động với các mục tiêu chiến lược, được triển khai như một công cụ đo

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về PMS

lường chiến lược và theo dõi kết quả quả doanh nghiệp, có thể thay đổi một cách
linh hoạt khi chiến lược thay đổi. PMS được định nghĩa cụ thể, rõ ràng, phù hợp với

PMS được sử dụng trong các tổ chức phi lợi nhuận, trong các loại hình doanh

nghiệp khác nhau. Việc áp dụng PMS trong các loại hình tổ chức này cũng có nhiều

yêu cầu cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính dài hạn và dễ áp dụng.

điểm khác nhau do bối cảnh, mục tiêu và đối tượng phục vụ của từng loại hình tổ

Ba thành thần cơ bản của PMS được thể hiện trong hình sau:

chức này là khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới về PMS có thể chia nhóm theo


7

8

đối tượng áp dụng PMS như: (1) nghiên cứu về PMS trong các tổ chức công và tổ

CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

chức phi lợi nhuận; (2) nghiên cứu về PMS trong các doanh nghiệp phi sản xuất; (3)
nghiên cứu về PMS trong các doanh nghiệp sản xuất.

2.1. Quy trình nghiên cứu

1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về PMS

Các bước trong quy trình nghiên cứu được xây dựng dựa trên quy trình nghiên
cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011), tóm tắt như sau:


Theo tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về PMS tại Việt Nam còn rất hạn
chế. Các công trình nghiên cứu ít ỏi này chủ yếu tập trung vào việc thiết kế xây
dựng PMS trong những tình huống cụ thể. Những nghiên cứu này có thể phân thành
2 nhóm: (1) Nhóm nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh doanh trong các DNVN; (2) Nhóm nghiên cứu về việc áp dụng mô hình
thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard và KPI trong các DNVN
1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu
PMS là một công cụ quản trị hiện đại và đã được triển khai áp dụng tại các
nước phát triển. Các nghiên cứu về PMS cũng được thực hiện chủ yếu ở các nước
phát triển như Mỹ, Úc, các nước Châu Âu và có một số rất ít các nghiên cứu được
thực hiện trong bối cảnh các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Một
trong những hướng nghiên cứu về PMS trên thế giới là nghiên cứu ứng dụng PMS
theo đặc thù của từng quốc gia với đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh
khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố tác động đến việc áp
dụng PMS trong doanh nghiệp nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về các yếu tố
này trong điều kiện và hoàn cảnh của các DNSX ở Việt nam.
Tại Việt Nam, theo hiểu biết của tác giả, một số yếu tố tác động đến việc áp dụng
PMS cũng như các khó khăn trong quá trình áp dụng đã được các nhà nghiên cứu và các
công ty tư vấn nêu ra mang tính “liệt kê”, nhằm để rút kinh nghiệm chứ chưa nghiên cứu
mức độ tác động của từng yếu tố đến việc áp dụng PMS, giúp cho các nhà quản trị cân
nhắc, xem xét để quá trình triển khai áp dụng được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Vì vậy, nghiên cứu yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết
quả hoạt động trong điều kiện đặc thù của các DNSX tại Việt nam giúp lấp đầy
khoảng trống nghiên cứu nêu trên, không những có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà còn
đóng góp về mặt lý luận nhằm bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về hệ thống đo lường
kết quả hoạt động.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp
sản xuất dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước đây, đặc điểm các
doanh nghiệp sản xuất tại Việt nam. Từ đó tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết

nghiên cứu.
- Kiểm tra mô hình và thang đo: Dựa trên mô hình, thang đo và các giả thuyết
nghiên cứu đã phát triển từ lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả
tiến hành phỏng vấn các chuyên gia tư vấn triển khai PMS trong các doanh nghiệp
sản xuất và 4 lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất khác để điều chỉnh bảng câu hỏi lần
1, sau đó tác giả tiến hành nghiên cứu tình huống tại hai doanh nghiệp sản xuất cụ
thể, một doanh nghiệp đại diện cho các công ty lớn và 1 doanh nghiệp đại diện cho
các công ty vừa và nhỏ. Mục đích của nghiên cứu tình huống này là để kiểm tra mức
độ phù hợp của mô hình và thang đo, các giả thuyết nghiên cứu và tìm kiếm những
điểm mới trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam.
Sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi từ tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
tình huống tại hai doanh nghiệp, tác giả điều chỉnh bảng hỏi lầ 2 và tiến hành khảo sát
sơ bộ trên 136 cán bộ nhân viên từ các doanh nghiệp sản xuất để kiểm tra độ tin cậy
của thang đo, hoàn thiện bảng hỏi trước khi tiến hành khảo sát định lượng chính thức.
- Thu thập dữ liệu điều tra, khảo sát: Giai đoạn này tác giả tiến hành gửi bảng
câu hỏi tới đối tượng khảo sát và đôn đốc để thu thập phiếu trả lời.
- Phân tích kết quả khảo sát: Sau khi thu thập phiếu trả lời, tác giả tiến hành
làm sạch dữ liệu, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ và đưa vào phần mềm SPSS
20 để phân tích dữ liệu.
- Kết luận về các yếu tố tác động, mức độ tác động của từng yếu tố và các giả
thuyết nghiên cứu sẽ được đưa ra dựa trên kết quả phân tích dữ liệu khảo sát.
- Kiến nghị giải pháp và điều kiện áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp


9
sản xuất tại Việt Nam.
2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

10
Giả thuyết H6: Thái độ của người lao động đối với PMS có tác động thuận chiều

đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam

2.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.

2.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu

Từ nghiên cứu hai tình huống thực tế của hai doanh nghiệp là công ty Kinh
Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty cổ phần dược phẩm Novaco (Novaco) với mục
đích kiểm tra mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến Việc áp dụng PMS trong các
doanh nghiệp sản xuất tại Việt nam, có thể rút ra những điểm sau:
- Có mối liên hệ giữa 6 yếu tố tác động tới việc áp dụng PMS: (1) mức độ đa
chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết tâm của lãnh đạo; (3) Mức độ đào tạo về
PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên ; (5) Sự gắn kết kết quả hoạt động; (6) Thái độ
của người lao động đối với PMS. Những phát hiện này nhất quán với kết quả từ các
nghiên cứu trước đây.
- Tại cả hai công ty, khi đề cập đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động thì
các lãnh đạo và quản lý tham gia phỏng vấn đều liên hệ ngay đến hệ thống KPI mà
họ đang áp dụng. Nói cách khác là khái niệm PMS và KPI được hai doanh nghiệp
hiểu là khá giống nhau và thuật ngữ KPI được nhắc đến nhiều hơn và sử dụng thường
xuyên khi đề cập đến hệ thống đo lường kết quả hoạt động

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường có tác động thuận chiều đến
việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
Giả thuyết H2: Quyết tâm của lãnh đạo có tác động thuận chiều đến việc áp dụng
PMS trong các DNSX tại Việt Nam
Giả thuyết H3: Đào tạo về PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS

trong các DNSX tại Việt Nam
Giả thuyết H4: Sự tham gia của nhân viên có tác động thuận chiều đến việc áp dụng
PMS trong các DNSX tại Việt Nam
Giả thuyết H5: Sự gắn kết thành tích với lợi ích có tác động thuận chiều đến việc áp
dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam

- Khi đề cập đến yếu tố “Sự tham gia của nhân viên” vào việc áp dụng PMS
thì tại cả hai công ty, người lao động đều được tham gia thiết kế, lựa chọn các thước
đo của mình, được tham gia thảo luận kết quả KPI. Như vậy bộ thang đo gồm cho biến
độc lập “ Sự tham gia của nhân viên” gồm 2 mục (người lao động được tham gia thiết
kế PMS; người lao động được tham gia lựa chọn các thước đo) trong các nghiên cứu
trước là chưa đầy đủ, cần phải bổ sung thêm nội dung về việc “người lao động được
tham gia vào việc thảo luận, giải thích cho kết quả thực hiện KPI của họ”.
- Khi đề cập đến yếu tố “sự gắn kết thành tích với lợi ích” thì tại NKD và
Novaco, thành tích không chỉ gắn với lợi ích tài chính, phi tài chính mà còn là yếu
tố quan trọng để xem xét trong quá trình bổ nhiệm, tăng lương, xây dựng lộ trình
nghề nghiệp. Tương tự như trên, bộ thang đo cho biến độc lập gồm 2 mục (Thành
tích được gắn kết với lợi ích tài chính; Thành tích được gắn kết với lợi ích phi tài
chính) từ các nghiên cứu trước nên được bổ sung thêm 1 mục nữa về sự gắn kết giữa
thành tích với sự phát triển nghề nghiệp trong dài hạn.


11
Những phát hiện từ nghiên cứu tình huống tại hai công ty giúp tác giả hoàn
thiện mô hình, thang đo và bảng hỏi để thực hiện bước tiếp theo của nghiên cứu.
2.2.3. Lựa chọn thang đo
Thang đo sử dụng là thang đo đa biến (multi item scales). Các thang đo này
đã được chứng minh về giá trị và độ tin cậy từ những nghiên cứu trước đây về PMS
trong các công ty sản xuất.
Các biến quan sát trong mô hình được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (thể

hiện mức độ đồng ý từ thấp nhất (1) đến cao nhất (5))
2.3. Phương pháp khảo sát
2.3.1. Thiết kế mẫu
Nghiên cứu này lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện. Do
nguồn lực có hạn nên tác giả tập trung khảo sát các doanh nghiệp sản xuất tại Miền
Bắc Việt Nam, trong đó có 700 doanh nghiệp sản xuất là đối tác và đối tác tiềm
năng của chương trình CEO – chìa khóa thành công và 415 doanh nghiệp sản xuất
có cán bộ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo giám đốc điều hành chuyên
nghiệp mà tác giả có khả năng tiếp cận trực tiếp, thông qua email và điện thoại để
đôn đốc trả lời phiếu.
Theo Hair và cộng sự (1998) thì cỡ mẫu tối thiểu đối với phân tích nhân tố
khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần các mệnh đề trong thang đo. Có
tất cả 41 biến quan sát dùng trong nghiên cứu này nên cỡ mẫu tối thiểu phải là 41*5
= 205 quan sát. Cỡ mẫu tối thiểu đối với hồi quy đa biến là 50 + 8*m (m là số lượng
biến độc lập), trong nghiên cứu này thì số biến độc lập là 6 nên cỡ mẫu tối thiểu
phải là: 50 + 8*6 = 98 quan sát. Như vậy, để đáp ứng được hai yêu cầu trên thì cỡ
mẫu tối thiểu phải là 205 quan sát.
2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi được thiết kế lần đầu dựa trên cơ sở lý
luận và tổng quan các nghiên cứu trước đây, được chỉnh sửa lần 1 sau khi tham khảo
ý kiến chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp. Sau đó, thông qua nghiên cứu tính
huống tại hai công ty NKD và NOVACO, tác giả đã tiến hành chỉnh sửa lần 2. Bảng
câu hỏi bao gồm 3 phần chính:

12
- Phần giới thiệu đề cập đến mục đích của nghiên cứu
- Phần chính là những nội dung liên quan đến những phát biểu nhằm ghi nhận
lại ý kiến của người trả lời. Nội dung của những câu phát biểu được thiết kế dựa
trên các thang đo và mô hình nghiên cứu đã được xây dựng
- Phần thông tin cá nhân/doanh nghiệp gồm những thông tin liên quan đến bản

thân người trả lời và doanh nghiệp mà họ đang công tác, nhằm mục đích thống kê
cũng như giải thích rõ hơn cho phần thông tin chính trong trường hợp cần thiết.
2.3.3 Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát online và
bản giấy. Tác giả đã thiết kế câu hỏi online với sự trợ giúp của Google docs và đưa
lên địa chỉ: và gửi email tới các doanh
nghiệp tham gia khảo sát.
Bên cạnh việc gửi câu hỏi online qua email, tác giả cũng đồng thời thực hiện
các biện pháp bổ sung để tăng tỉ lệ trả lời như điện thoại nhắc trực tiếp, đến các
doanh nghiệp, tham gia các buổi đào tạo/hội thảo có các doanh nghiệp tham gia và
đề nghị các doanh nghiệp trả lời trên bản giấy...
2.3.4. Phân tích dữ liệu khảo sát
Sau khi thu thập các bảng trả lời, tác giả tiến hành sàng lọc bảng câu hỏi, làm
sạch dữ liệu, mã hóa và tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS phiên bản 20. Sau
khi nhập liệu, tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả, thực hiện đánh giá độ tin
cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, kiểm định giá trị của các biến bằng
cách phân tích nhân tố EFA, cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG PMS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI VIỆT NAM
3.1.Thống kê mô tả mẫu
Quá trình thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được thực hiện theo như đã
trình bày ở phần trên. Tổng số phiếu gửi đi qua đường email là 3.030 phiếu , số
phiếu gửi bản giấy là 315, tổng số phiếu thu về là 262 phiếu, trong đó có 231 phiếu


13
trả lời trực tuyến với sự hỗ trợ của chương trình google biểu mẫu và 31 phiếu trả lời
bảng giấy, chiếm tỉ lệ 8%.

Trong tổng số 262 phiếu thu thập được, sau quá trình kiểm tra thì có 43 phiếu
bị loại do thiếu thông tin ở các câu hỏi bắt buộc hoặc được gửi từ các doanh nghiệp
phi sản xuất. Số phiếu đạt yêu cầu để đưa vào phân tích là 219 (chiếm 84%), được
gửi từ 185 doanh nghiệp.
3.2. Kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại
Việt Nam
Để kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các DNSX
tại Việt Nam, tác giả tiến hành (1) Kiểm định độ tin cậy của thang đo để kiểm tra
xem thang đo có phù hợp với các biến độc lập hoặc biến phụ thuộc hay không;
(2) kiểm định giá trị của biến nhằm rút trích các biến quan sát tương ứng với từng
nhân tố.
(1) Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang đo là kiểm định xem các thang đo có phù hợp
với các biến độc lập hoặc biến phụ thuộc hay không. Giá trị Cronbach’s Alpha phản
ánh mức độ tương quan của các quan sát với biến tổng. Giá trị này càng lớn chứng
tỏ mối quan hệ này càng chặt chẽ và có ý nghĩa giải thích cho biến tổng.
Độ tin cậy của thang đo được tác giả đánh giá cho từng nhóm biến quan sát
của từng nhân tố khác nhau:
a. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ

số đo lường”
Với thang đo của biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường”, khi chạy
SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,962 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng
thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các
biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,711 đến 0,844, lớn hơn 0,3, nên các biến quan
sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,962, vì vậy, không cần loại bỏ
biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Mức độ đa
chiều của bộ chỉ số đo lường” sẽ bao gồm 15 biến quan sát


14
b. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo”

Với thang đo của biến “Quyết tâm của lãnh đạo”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,693 lớn hơn 0,6. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù
hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát
nằm trong khoảng từ 0,488 đến 0,514, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể
được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ
số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,693, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để
thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo”
sẽ bao gồm 3 biến quan sát
c. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Đào tạo về PMS”

Với thang đo của biến “Đào tạo về PMS”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,854 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp
để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát nằm trong
khoảng từ 0,666 đến 0,859, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo
lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của
thang đo là 0,854, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như
vậy, thang đo của biến “Đào tạo về PMS” sẽ gồm 3 biến quan sát
d. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự tham gia của nhân viên”

Với thang đo của biến “Sự tham gia của nhân viên”, khi chạy SPSS, giá trị hệ
số Cronbach’s Alpha là 0,852 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù
hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát
nằm trong khoảng từ 0,683 đến 0,746, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể
được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ
số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,852, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để
thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Sự tham gia của nhân viên”
sẽ bao gồm 3 biến quan sát được

e. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”

Với thang đo của biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”, khi chạy SPSS, giá
trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,894 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo
là phù hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến quan
sát nằm trong khoảng từ 0,740 đến 0,891, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể


15

16

được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ
số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,894, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để
thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với
lợi ích” sẽ bao gồm 3 biến quan sát

của từng biến quan sát đối với từng nhân tố được rút trích cần lớn hơn hoặc bằng
0,5 để đảm bảo mức tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố được rút trích,
những biến quan sát nào có giá trị factor of loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi phân
tích để đảm bảo ý nghĩa giải thích của các nhân tố.

f. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Thái độ của người lao động

Kết quả phân tích cho thấy với 31 tiêu chí đánh giá các thang đo về PMS có
thể rút trích được 6 nhân tố chính.

với PMS”
Với thang đo của biến “Thái độ của người lao động với PMS”, khi chạy SPSS,
giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,865 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang

đo là phù hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến
quan sát nằm trong khoảng từ 0,649 đến 0,833, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát
có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ
hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,865, vì vậy, không cần loại bỏ biến
quan sát nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Thái độ của
người lao động với PMS” sẽ bao gồm 4 biến quan sát
g. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Việc áp dụng PMS”

Với thang đo của biến “Việc áp dụng PMS”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,878 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù
hợp để đo lường. Hệ số Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát
nằm trong khoảng từ 0,457 đến 0,695, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể
được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ
số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,878, vì vậy, không cần loại bỏ biến quan sát
nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Việc áp dụng PMS”
sẽ bao gồm 10 biến quan sát

Các giá trị factor of loading của 31 tiêu chí đưa vào phân tích nhân tố khám
phá EFA nằm trong khoảng từ 0,629 đến 0,971, (đều lớn hơn 0,5), thỏa mãn điều
kiện để tiến hành các kiểm định tiếp theo.
3.3. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS
Để phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS
trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, tác giả tiến hành: (1) phân tích hồi
quy để xác định mối quan hệ nhân quả giữa 6 biến độc lập và biến phụ thuộc; (2)
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; (3) kiểm tra xem có hay không sự khác biệt
về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giữa các nhóm nghiên
cứu khác nhau.
Kết quả phân tích hồi quy
Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa 06 biến độc lập và biến phụ thuộc
việc áp dụng PMS tại các doanh nghiệp sản xuất, tác giả sử dụng phân tích hồi quy.

Mô hình hồi quy sẽ chỉ ra những biến độc lập nào tác động tới biến phụ thuộc và
những biến độc lập nào không tác động đến biến phụ thuộc. Mô hình nghiên cứu
này gồm 06 biến độc lập và một biến phụ thuộc, do đó tác giả sử dụng phương pháp
phân tích hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20

(2) Kết quả kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, 31 biến quan sát được đưa vào để
phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu
thành những nhân tố mới có ý nghĩa cho nghiên cứu. Phân tích nhân tố cũng đồng
thời phát hiện cấu trúc mới, cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu.
Giá trị factor of loading (hệ số tải nhân tố) thể hiện mức độ tương quan giữa
các nhân tố chính được rút trích với từng biến quan sát, nên giá trị factor of loading

Bảng 3.11: Tóm tắt mô hình hồi quy
Model Summaryb
Model

R

1

,777a

R Square
,603

Adjusted R

Std. Error of the


Square

Estimate

,592

a. Predictors: (Constant), TD, DC, DT, LI, NV, LD
b. Dependent Variable: AD

,29948

Durbin-Watson
1,681


17

18

Theo kết quả ở bảng trên, R Square = 0,603, khả năng giải thích của mô hình
nghiên cứu là 60,3%. Điều này có nghĩa là 6 biến độc lập giải thích được 60,3% sự
biến động của biến phụ thuộc “Việc áp dụng PMS”.
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy
Coefficientsa

Model

Unstandardized Standardized
Coefficients Coefficients

B

1

Std. Error

t

Sig.

Beta

Collinearity
Statistics
Toleranc
VIF
e

(Constant)

,682

,197

3,466

,001

DC


,099

,037

,144 2,709

,007

,660 1,515

LD

,140

,044

,168 3,181

,002

,674 1,484

DT

,206

,030

,331 6,960


,000

,828 1,207

NV

,091

,026

,182 3,546

,000

,711 1,407

LI

,156

,036

,218 4,391

,000

,759 1,317

TD


,130

,030

,212 4,323

,000

,780 1,281

a. Dependent Variable: AD
Kết quả kiểm định giả thuyết
Kết quả kiểm định cho thấy, các giải thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được
chấp nhận vì giá trị ý nghĩa thống kê là nhỏ hơn 0,05. Điều này có ý nghĩa là các
yếu tố bao gồm “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường”, “Quyết tâm của lãnh
đạo”, “ Đào tạo về PMS”; “Sự tham gia của nhân viên”; “Thái độ của người lao
động đối với PMS”; “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” có tác động đến “Việc áp
dụng PMS” trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Về dấu và độ lớn của
các giá trị Beta với các biến thì tất cả các biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo
lường”, “Quyết tâm của lãnh đạo”, “Đào tạo về PMS”; “Sự tham gia của nhân
viên”; “Thái độ của người lao động đối với PMS”; “Sự gắn kết giữa thành tích với
lợi ích” có quan hệ tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc “Việc áp dụng PMS”, kết quả này
phù hợp với các giải thuyết nghiên cứu đã đặt ra từ đầu.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả đã sử dụng hai
phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để tiến hành nghiên
cứu. Nghiên cứu tình huống được thực hiện để kiểm tra mô hình nghiên cứu và tìm
kiếm những phát hiện mới theo đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát online và

bản giấy để thu thập thông tin từ 185 doanh nghiệp. Tác giả dùng phương pháp hồi
quy đa biến để kiểm định các giả thuyết của mô hình như đã trình bày ở trên, kết
quả nghiên cứu tóm tắt lại như sau:
(1) Có 6 yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS tại các
DNSX tại Việt Nam đó là: (1) Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết
tâm của lãnh đạo; (3) Đào tạo về PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên ; (5) Sự gắn
kết thành tích với lợi ích; (6) Thái độ của người lao động đối với PMS. Sáu yếu tố
này tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS, phù hợp với kết quả từ các nghiên
cứu trước đây.
(2) Mức độ tác động của mỗi yếu tố là khác nhau, về giá trị cụ thể thể hiện
mức độ tác động của các yếu tố có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây.
Mô hình hồi quy đa biến được thể hiện như sau:
AD =f(x) = 0,144 DC + 0,166 LD + 0,331 DT + 0,182 NV + 0,218 LI + 0,212 TD

Khả năng giải thích của mô hình là 60.3% (R square = 0.603), điều này có
nghĩa là các biến độc lập giải thích được 60.3% sự biến động của các biến phụ thuộc
CHƯƠNG 4
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế và được chính phủ đặc biệt ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Một trong những
nhiệm vụ trọng tâm đang được triển khai đó là ứng dụng các công cụ quản trị để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất.


19
4.2. Đề xuất giải pháp áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất

20

Làm tăng mức độ hiểu biết của nhân viên về nội dung và các nguyên tắc của PMS

Một là: Bộ chỉ số đo lường cần được thiết kế một cách đầy đủ, cân đối,

vì chính bản thân họ là những người thực hiện công việc và tạo ra kết quả, từ đó sẽ

phản ánh mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các bộ phận trong doanh nghiệp

dẫn đến mức độ cam kết thực hiện cao hơn, phản ứng với sự thay đổi do PMS mang

đều được tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó nhằm phục vụ mục tiêu

lại ít hơn và tổ chức sẽ dễ đạt được các mục tiêu mong muốn hơn.

chung của công ty và có liên quan mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp chỉ quan

Năm là gắn kết kết quả thực hiện PMS với lợi ích. Việc gắn kết kết quả

tâm đến kết quả của bộ phận bán hàng hoặc bộ phận sản xuất mà không quan tâm

thực hiện công việc với lợi ích sẽ tạo động lực tốt hơn cho nhân viên. Người lao

đến các bộ phận còn lại thì sẽ không đánh giá được hết toàn bộ tiến trình thực hiện

động trong doanh nghiệp sẽ được động viên, khuyến khích làm việc khi cho rằng

kế hoạch của toàn công ty, từ đó sẽ không kịp thời đưa ra những hành động điều

nỗ lực của anh ta sẽ dẫn đến kết quả đầu ra hoặc mục tiêu được hoàn thành và kết


chỉnh kịp thời khi mục tiêu không thực hiện được đúng như mong muốn. Một bộ

quả này sẽ khiến anh ta có khả năng nhận được phần thưởng mong muốn. Tuy nhiên,

chỉ số đo lường kết qủa hoạt động được coi là toàn diện và đa chiều khi có đầy đủ

nên tránh lấy kết quả đo lường kết quả công việc để xử phạt nhân viên vì điều này

các chỉ số đo lường 4 khía cạnh của tổ chức: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ,

có thể dẫn đến một số hậu quả như nhân viên né tránh trách nhiệm, tìm cách che

đào tạo và phát triển nhân viên.

dấu khi không hoàn thành nhiệm vụ, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả

Hai là: Lãnh đạo thể hiện quyết tâm của mình một cách thiết thực để

hoạt động chung của toàn tổ chức.

triển khai áp dụng PMS. Việc xây dựng và áp dụng PMS cần có sự quyết tâm và

Sáu là tác động, thúc đẩy thái độ tích cực của nhân viên đối với PMS: Khi

đồng lòng từ lãnh đạo đến nhân viên. Lãnh đạo phải tạo ra khí thế, động lực, đồng

nhân viên có thái độ tích cực thì sẽ luôn sáng tạo ra cách thức để hoàn thành công

thời giúp từng cá nhân có nhận thức đúng về KPI. Trong những công ty triển khai


việc với hiệu suất cao thay vì làm việc đối phó, đổ lỗi hay biện minh khi kết quả

PMS thành công, người lãnh đạo luôn là người có quan điểm quản trị rất rõ ràng, là

không hoàn thành. Để nhân viên có thái độ tích cực với PMS thì doanh nghiệp

người thấu hiểu tổ chức, là người thể hiện được quyết tâm và kiên định với kế hoạch

không nên sử dụng PMS như một công cụ để xử lý kỷ luật hay xử phạt mà nên

triển khai đã đề ra, luôn “làm gương”, động viên khuyến khích nhân viên trong quá

truyền thông về những lợi ích do PMS mang lại gắn với lợi ích của chính bản

trình thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, “Quyết tâm của lãnh đạo” là

thân người lao động.

một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong
các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh sáu yếu tố kể trên, đầu tư hệ thống thông tin để cung cấp các báo
cáo hữu ích cho PMS là rất cần thiết. Song song với việc thiết kế các thước đo đa

Ba là: Nhân viên được tham gia vào quá trình thiết kế triển khai và áp

chiều, việc đầu tư vào hệ thống thu thập dữ liệu cho các thước đo ấy vô cùng quan

dụng PMS: Vai trò của nhân viên là rất quan trọng trong sự thành công của doanh


trọng vì nếu thiếu thông tin phản ánh kết quả thực hiện thì hệ thống đo lường trở

nghiệp nói chung và trong quá trình áp dụng PMS nói riêng. Sự tham gia của nhân

nên vô nghĩa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xem xét vấn đề đầu tư một hệ thống

viên vào các quyết định của doanh nghiệp giúp cho nhân viên hiểu rõ từ đó tăng

thông tin xuyên suốt để thu thập dữ liệu, tổng hợp các báo cáo một cách tự động,

mức độ cam kết thực hiện.

giúp cho các nhà quản lý có thể có được kết quả ngay khi có nhu cầu kiểm soát. Dữ

Bốn là: Thành viên các cấp trong doanh nghiệp được đào tạo để hiểu rõ
nguyên tắc, cách thức thực hiện, đo lường đánh giá của PMS cũng như những
trách nhiệm mà mình phải thực hiện. Việc các thành viên trong tổ chức được đào
tạo về PMS có những lợi ích sau: Huy động kiến thức, kinh nghiệm của nhiều người;

liệu nên được tổng hợp từ các nguồn khác nhau để có được kết quả chính xác về kết
quả hoạt động của doanh nghiệp.


21

22

4.3. Kiến nghị với các bên liên quan
Để triển khai áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam,
ngoài nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ của các hiệp hội và

các tổ chức liên quan, cụ thể như sau:
(1) Cần đẩy mạnh các chương trình cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao nhận thức về PMS và hỗ trợ phương pháp áp dụng hiệu quả từ các cơ quan
quản lý nhà nước: Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng suất chất lượng hàng
hóa các ngành công nghiệp” thuộc chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, do bộ
Công thương chủ trì thì PMS/KPI là một trong những công cụ được đầu tư áp dụng
trong những doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Những
chương trình cụ thể cần tiếp tục được đầu tư để nhân rộng công cụ này.
(2) Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ,
phát triển doanh nghiệp: Vai trò của các tổ chức này có thể được thực hiện thông
qua các hoạt động tổ chức các hội thảo về kinh nghiệm áp dụng PMS trong các
doanh nghiệp thực tế tại VN, tổ chức các khóa tập huấn, các buổi tham quan giao
lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cho các các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài. Phát triển nguồn nhân lực, đặt biệt là năng lực quản trị cho các cán bộ chủ
chốt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có các dự án nghiên cứu, tư vấn để nâng
cao hiệu quả áp dụng PMS cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam nói riêng.
(3) Các trường Đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo khác
nên tham gia tích cực chủ động để thực hiện các dự án nghiên cứu, đào tạo và phát
triển nhân rộng các mô hình quản trị hiệu quả như PMS. Rất cần sự hỗ trợ của các
đơn vị tư vấn, đơn vị đào tạo phát triển nguồn tài liệu hướng dẫn áp dụng PMS trong
điều kiện và hoàn cảnh của các doanh nghiệp Việt Nam để các nhà quản lý có thể
tìm tòi, tự học, tự áp dụng cho doanh nghiệp của mình, vì trong thực tế, phí tư vấn
áp dụng hệ thống là rất cao và không phải doanh nghiệp nào, nhất là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, có thể có nguồn tài chính để chi trả.

KẾT LUẬN
Bằng việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng trên cơ sở nghiên cứu tình huống tại 2 doanh nghiệp sản xuất

và khảo sát thông qua bảng câu hỏi 185 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam về các
yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS, nghiên cứu của tác giả đã rút ra những điểm
mới, những kết luận quan trọng. Cụ thể là đã chỉ ra 6 yếu tố có tác động và mức độ
tác động của từng yếu tố đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản xuất tại
Việt Nam, đó là: (1) Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường; (2) Quyết tâm của
lãnh đạo; (3) Đào tạo về PMS; (4) Sự tham gia của nhân viên; (5) Sự gắn kết giữa
thành tích với lợi ích; (6) Thái độ của người sử dụng đối với PMS. Đặc biệt, nghiên
cứu đã phát triển được hai biến quan sát để bổ sung, hoàn thiện bộ thang đo cho 2
biến độc lập là “Sự tham gia của nhân viên” và “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những điểm lưu ý quan trọng
nhằm giúp cho các DNSX tại Việt Nam tham khảo giúp cho việc áp dụng PMS trong
doanh nghiệp của mình được hiệu quả.
PMS là một công cụ quản trị hiện đại, để áp dụng và phát huy hiệu quả của
PMS thì ngoài nỗ lực của doanh nghiệp cần có sự tham gia đồng thời của các cơ
quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị đào
tạo thông qua các giải pháp cụ thể và thiết thực.
Bên cạnh kết quả đã đạt được như đã đề cập ở trên, nghiên cứu này còn có
một số hạn chế sau:
(1) Hạn chế về mẫu nghiên cứu: Trong phần nghiên cứu định lượng, tác giả
đã thực hiện nghiên cứu tại hai công ty sản xuất với quy mô khác nhau. Mặc dù hai
công ty này đã đại diện cho các công ty lớn và công ty nhỏ nhưng số lượng vẫn
không đủ để mang tính đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Nghiên
cứu định lượng lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tập trung vào các
doanh nghiệp trong mạng lưới của chương trình CEO – chìa khóa thành công ở phía
Bắc. Với số lượng 219 mẫu thỏa mãn điều kiện để chạy mô hình hồi quy, tuy nhiên,
phương pháp chọn mẫu này và số lượng mẫu nghiên cứu còn hạn chế so với tổng số
mẫu là các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
(2) Hạn chế về phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Đối với phương pháp
nghiên cứu định tính, mặc dù tác giả đã thực hiện nghiên cứu sâu tại hai doanh



23

24

nghiệp, thu thập dữ liệu và phỏng vấn trực tiếp những người liên quan. Tuy nhiên,
không phải các thông tin mong muốn đều có thể thu thập đầy đủ, có thể bỏ sót một
số thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng, phương pháp
thu thập dữ liệu chủ yếu được thực hiện online thông qua bảng câu hỏi với tỉ lệ trả
lời khá thấp, mặc dù các biện pháp bổ sung đã được thực hiện để tăng tỉ lệ trả lời

do thực tế đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất non trẻ và bước đầu áp dụng
các hệ thống quản trị hiện đại. Các chương trình triển khai KPI đã trở nên khá phổ
biến trong những năm gần đây. Việc thiết kế được một bộ chỉ số đo lường phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh của doanh nghiệp mình đang là vấn đề các doanh nghiệp
rất quan tâm; (2) Nghiên cứu về mức độ tác động của PMS tới hiệu quả hoạt động

như điện thoại, email đôn đốc, gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp để thu thập để thu thập
dữ liệu thông qua bảng câu hỏi in sẵn.

của doanh nghiệp: PMS được coi là một công cụ quản lý quan trọng và nghiên cứu
để xác định được mức độ quan trọng của PMS tới hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp là là rất cần thiết, giúp cho các nhà quản trị tự tin hơn khi sử dụng hệ thống;
(3) Nghiên cứu sâu về PMS theo các ngành nghề sản xuất công nghiệp đặc thù
và theo lĩnh vực hoạt động, hướng nghiên cứu này sẽ cho kết quả chính xác hơn và
mức độ ứng dụng cao hơn vì đặc điểm của các ngành sản xuất khác nhau thì các yếu

Do hạn chế trong số lượng mẫu khảo sát nên tác giả đã không đi sâu phân tích
được kết quả nghiên cứu theo ngành nghề sản xuất, quy mô, phạm vi áp dụng do
khi phân tách như vậy thì số lượng mẫu không đủ lớn, không đủ điều kiện để chạy

mô hình hồi quy. Khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu là 60,3% (biến độc
lập giải thích được 60,3% sự biến động của biến phụ thuộc), điều đó có nghĩa là còn
rất nhiều yếu tố tác động khác nữa mà mô hình chưa đề cập đến.
Trong mô hình có 2 biến quan sát được tác giả phát triển từ nghiên cứu
định tính, đã được kiểm định độ tin cậy và bổ sung vào bộ thang đo của 2 biến
độc lập là “Sự tham gia của nhân viên” và “sự gắn kết kết quả hoạt động với lợi
ích”. Tuy nhiên, các thang đo này nên tiếp tục được kiểm định trong những nghiên
cứu tiếp theo.
(3) Hạn chế về phạm vi và nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ tập
trung nghiên cứu yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh nghiệp sản
xuất tại Việt Nam mà chưa nghiên cứu trong các loại hình doanh nghiệp phi sản
xuất, các tổ chức công và các tổ chức phi lợi nhuận. Nghiên cứu này cũng không đề
cập đến yếu tố tác động đến việc thiết kế bộ chỉ số đo lường (KPI) cũng như tác
động của PMS đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù được phát triển
trên nền tảng của lý thuyết quản trị theo tình huống nhưng nghiên cứu này chưa
nghiên cứu được hết các nhóm yếu tố mà khung lý thuyết đề cập như nhóm yếu tố
liên quan đến chiến lược và nhóm các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài tổ chức
PMS được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam mức độ
nghiên cứu sâu, quy mô lớn về PMS còn rất hạn chế, do đó hướng nghiên cứu tiếp
theo khá đa dạng. Dựa trên kết quả phát hiện từ nghiên cứu và những hạn chế đã
nêu ở trên, tác giả đề xuất 3 hướng nghiên cứu tiếp theo như sau: (1) Nghiên cứu
về việc thiết kế PMS: mặc dù khái niệm PMS không phải là mới trên thế giới, nhưng

tố ảnh hưởng hoặc mức độ ảnh hưởng của từn yếu tố tới việc áp dụng PMS cũng
khác nhau. Khi đó, các yếu tố ảnh hưởng có thể sẽ được xác định đầy đủ và bao
quát hơn.




×