Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm chức năng của giới từ trong tiếng Việt hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.47 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Lê Duy Trinh

ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA GIỚI TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS

DƯ NGỌC NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2006


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy
Cô giảng dạy lớp Cao học Lí luận ngôn ngữ khóa 14; quý Thầy Cô ở khoa Ngữ văn,
Phòng Khoa học công nghệ – Sau đại học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh; Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô giảng dạy tại Khoa Sư phạm trường Đại
học Tiền Giang.
Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Cô Dư Ngọc
Ngân, tiến só Ngôn ngữ học, chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học khoa Ngữ văn Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.


Chúng tôi trân trọng những sự giúp đỡ đó và xin được nói lời cảm ơn chân
thành.
Tác giả


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

1. Tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu  . Chữ số đầu tiên đặt trước dấu (,) biểu thị số
thứ tự của tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Chữ số thứ hai đặt sau dấu phẩy biểu thị
số thứ tự trang của tài liệu được trích dẫn; ví dụ 7,tr. 24 là tài liệu thứ 7 trong danh mục tài
liệu tham khảo, trang 24. Nếu đoạn trích dẫn nằm ở hai ba trang liên tục thì giữa trang đầu và
trang cuối có ghi thêm dấu gạch nối (-), ví dụ 27,tr. 240 - 247. Thơng tin đầy đủ về tài liệu
trích dẫn được ghi trong mục Tài liệu tham khảo đặt cuối luận văn.
2. Ví dụ được in nghiêng và ghi theo thứ tự a, b,c ... của từng phần.
3. Ngoài một vài chữ viết thông dụng như : x (xin xem), vd (ví dụ), luận văn cịn sử
dụng một số ký hiệu :
- Dấu

/

:

- Dấu

+

: có

- Dấu


-

: khơng có

- Dấu 

hay, hoặc

: có thể phát triển, biến đổi thành

4. Những từ trong ngoặc đơn ( ) là những từ có thể lược bỏ mà không làm cho câu thay
đổi về phương diện “có thể” hay “khơng thể” được người bản ngữ chấp nhận.


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giới từ (preposition) là lớp từ được xác định từ rất sớm trong lịch sử nghiên cứu ngữ
pháp nói chung và từ loại nói riêng của thế giới. Các cơng trình nghiên cứu về ngữ pháp của
nhiều nước từ trước đến nay, khi miêu tả từ loại hoặc cấu trúc của các đơn vị ngữ pháp, ít nhiều
đều có đề cập đến lớp từ này.
Ở Việt Nam, kể từ cuốn “Việt Nam văn phạm” (1940) của Trần Trọng Kim, Phạm Duy
Khiêm, Bùi Kỷ cho đến các sách ngữ pháp gần đây, các tác giả, ở những mức độ khác nhau,
đều có bàn đến giới từ (có khi được thay bằng thuật ngữ khác như kết từ phụ thuộc, quan hệ
từ phụ thuộc, từ nối chính phụ). Trong những cơng trình nghiên cứu đó, các tác giả xuất phát
từ nhiều góc nhìn khác nhau đã khảo sát, miêu tả giới từ tiếng Việt ở những bình diện khác
nhau và thực tế đã có những đóng góp đáng kể trong việc chỉ ra những đặc điểm chức năng
của lớp từ này.
Tuy vậy, theo quan sát của chúng tơi, giới từ trong tiếng Việt có một diện mạo phong
phú và phức tạp hơn những gì mà các tác giả đi trước đã miêu tả. Nói một cách cụ thể hơn,
với tư cách là một yếu tố ngôn ngữ có tần số sử dụng rất cao trong giao tiếp, giới từ đảm

nhận khá nhiều chức năng và đóng vai trò quan trọng khi tham gia tạo lập phát ngơn. Một
số đặc trưng ngữ pháp và thuộc tính ngữ nghĩa của nó khơng phải chưa từng được nói đến
trong các cơng trình nghiên cứu trước đây. Có điều, chưa có một cơng trình nào khảo sát,
miêu tả ở mức độ đủ chi tiết để tổng kết các đặc điểm chức năng (ngữ pháp, ngữ nghĩa) của
giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt, nhất là gắn việc xem xét giới từ với bản chất tín
hiệu học nhằm phát hiện những hoạt động có tính quy luật của nó khi tham gia hành chức.
Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu đó đa phần chỉ quan tâm đến chức năng ngữ pháp của
giới từ do quan niệm giới từ là “hư từ” thuần túy; vì vậy, chức năng ngữ nghĩa của lớp từ
này chưa được chú ý.
Mặt khác, khả năng phát triển thành ngữ đoạn trong giao tiếp của giới từ là hoàn toàn
hiện thực. Nhưng kiểu ngữ đoạn như vậy (giới ngữ) hoặc không được thừa nhận hoặc thừa
nhận nhưng chưa được quan tâm và khảo sát đúng mức, trong khi ở một số ngôn ngữ khác
loại ngữ đoạn này đã được xác định và miêu tả tương đối đầy đủ.


Xuất phát từ tình hình trên và từ mong muốn góp phần tường minh hóa các đặc điểm
chức năng (ngữ pháp, ngữ nghĩa) của giới từ – giới ngữ trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc phân định từ loại nói chung, việc xác định từ loại giới từ nói riêng đã có lịch sử
khá lâu đời. Trên cơ sở kế thừa và phát triển lí luận về từ loại của các triết gia, học giả Hy
Lạp thời cổ đại (Protagoras, Platon, Aristote), học phái Alexandrie đã xác lập hệ thống từ
loại tiếng Hy Lạp gồm tám từ loại trong đó có giới từ hay tiền trí từ (các từ loại khác là danh
từ, động từ, tính động từ, thành phần, đại danh từ, phó từ và liên từ). Giới từ được học phái
này quan niệm là loại từ có thể đứng trước các loại từ khác và cũng có thể dùng trong kết cấu
nội bộ của cụm từ và câu. Đến thế kỷ IV sau công nguyên, Donatus và Priscianus, hai nhà
ngữ pháp học La tinh chia tiếng La tinh thành tám loại (danh từ, động từ, đại từ, tính động từ,
phó từ, liên từ, thán từ và giới từ). Trong đó, giới từ được xác định có đặc điểm là dùng như
một từ riêng biệt trước các từ biến cách và kết hợp với cả các từ biến cách và các từ không

biến cách. Các nhà ngữ pháp học châu Âu đã dựa vào kết quả này để xây dựng một hệ thống
từ loại bao gồm chín loại sau: article (quán từ), substantif (danh từ), adjectif (tính từ) verbe
(động từ), adverbe (trạng từ), pronom (đại từ), préposition (giới từ), conjonction (liên từ) và
interjection (thán từ).
Về sau, bảng từ loại này mang tính chất truyền thống và được dùng để miêu tả hoạt động
ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
Ở Việt Nam, tài liệu cũ nhất bằng tiếng Việt có đề cập đến giới từ có lẽ là bài tựa “Báo
cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông kinh” trong cuốn từ điển thường được gọi là từ điển
Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhôdes xuất bản năm 1651 tại Rome. Trong phần III của bài
tựa này, tác giả đã xem giới từ tiếng Việt là một trong bốn loại thuộc phần không biến hình
của lời nói (ba loại kia là phó từ, thán từ, liên từ).
Với những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy: giới từ tiếng Việt đã được các
nhà nghiên cứu ở những thời kỳ khác nhau đề cập đến trong các cơng trình ngữ pháp học của
mình.
Từ năm 1940, các tác giả (Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ) của cuốn “Việt
Nam văn phạm” đã xác định và đặt tên cho giới từ tiếng Việt với định nghĩa như sau:


“Giới từ là tiếng dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó” 23, tr.131.
Sau đó, trên thực tế, các tác giả đã dựa vào ngữ nghĩa để phân loại các giới từ.
Trong cuốn “Văn phạm Việt Nam” (1952), Bùi Đức Tịnh không nêu rõ định nghĩa về
giới từ mà xếp luôn các liên từ phụ thuộc (bởi, vì, cho nên, tuy... nhưng) vào cùng một loại
với giới từ và gọi chúng là “giới từ và giới ngữ”. Theo ông, “giới từ và giới ngữ” là những
tiếng dùng để chỉ sự tương quan giữa ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề 43, tr.230.
Nguyễn Kim Thản trong cơng trình “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1963) tách
riêng giới từ thành một từ loại như trong “Việt Nam văn phạm” (1940) và quan niệm: Giới từ
là một loại hư từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ
chính (hoặc từ tổ chính), biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó. Ví dụ:
– Đi với tơi; viết bằng bút chì; ăn cho no
– Người mà tôi gặp hôm qua là người miền Nam 39, tr.330.

Trong cơng trình nghiên cứu này, ơng mới chỉ đặt vấn đề “nghiên cứu qua về một số
giới từ chính trong tiếng Việt” và xét một số giới từ như sau: ở, ở trong (Anh bếp ở trong
chạy ra), từ (tự), với, đối với, cùng với, cùng, bởi, vì, để, do, tại, cho, bằng (chiếc nhẫn này
bằng vàng), rằng (một lúc, ngài dạy rằng...).
Có điểm cần lưu ý là Nguyễn Kim Thản cho các từ “trên”, “dưới”, “trong”, “ngoài”,
“trước”, “sau” không thuộc từ loại giới từ mà thuộc phạm trù “thời vị từ”, “đứng trước danh
từ, chúng và danh từ là đồng ngữ, có ý nghĩa ngữ pháp về địa điểm, thời gian hay khối
lượng,...và làm thành phần của câu (hay của từ tổ)” 39, tr.330-347
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản
ngữ)” quan niệm: quan hệ từ (bao gồm giới từ và liên từ) là những từ có khả năng đi kèm với
đoản ngữ với tư cách là những cái dấu nối hai chiều, nối đoản ngữ với một đơn vị nào đấy ở
trước để tạo thành một đơn vị lớn hơn. Ơng viết “những từ này có thể xem như là những dấu
hiệu hình thức chứng tỏ rằng đoản ngữ sau chúng đã được đặt vào một thế phân bố nhất
định”. 7, tr.326
Giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983) của trường Đại học Sư phạm Hà Nội không
nêu ra định nghĩa quan hệ từ mà chỉ giới thiệu đặc điểm và tác dụng của từ loại này. Theo
đó, quan hệ từ “ là loại đơn vị được gọi là giới từ, liên từ hoặc từ định hình cú pháp hoặc từ


nối dùng để nối các thành phần trong nhóm và trong câu hay các thành tố trong cụm từ ”8,
tr.162. Các tác giả cũng cho rằng: khác với các lớp từ cơ bản và các phụ từ, lớp từ này
không có ý nghĩa phạm trù, chức năng, khơng có khả năng kết hợp với những lớp từ khác; nó
là một thứ cơng cụ ngữ pháp, được dùng để góp phần “hiện thực hóa” các quan hệ cú pháp
trong cụm từ, trong câu... để xây dựng nên các kết cấu cú pháp.
Trong cơng trình nghiên cứu tập thể “Ngữ pháp tiếng Việt” (UBKHXH, 1983), các tác
giả đã xác định một từ loại gọi là kết từ với cách phân loại hết sức cơ đọng như sau:
a. Kết từ chính phụ tức là kết từ biểu thị quan hệ chính phụ.
Đó là những từ như: do, của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì, mà, đối với, từ ...
b. Kết từ liên hợp tức là kết từ biểu thị quan hệ liên hợp.
Đó là những từ như: và, với, hay, hoặc, cùng, nhưng, song... và những từ có thể dùng

thành cặp như: nếu... thế, tuy... nhưng, vì... cho nên, khơng những... mà còn, càng... càng...
46, tr.91
Như vậy, tuyệt đại đa số các từ được các tài liệu ngữ pháp trước đó cho là giới từ được
các tác giả cơng trình nghiên cứu nói trên xếp vào loại kết từ chính phụ.
Cũng dùng thuật ngữ kết từ, Diệp Quang Ban trong tài liệu “Ngữ pháp tiếng Việt phổ
thông” (1989) cho rằng “Kết từ (còn gọi là quan hệ từ) là những hư từ dùng để liên kết các từ
với nhau hoặc các vế trong câu”. Sau đó, mặc dù viết: “Trong nhiều ngơn ngữ, kết từ được
phân biệt rõ thành giới từ và liên từ. Cách phân biệt này không thuận lợi đối với tiếng Việt”
nhưng tác giả vẫn thừa nhận “ở những chỗ cần thiết người ta vẫn phải nhắc đến tên gọi giới
từ và liên từ”. Tiếp đến, trên thực tế, khi tiến hành phân loại, tác giả đã chia kết từ thành hai
tiểu loại như sau:
“10.1. Giới từ: dùng để nối định ngữ với danh từ – thành tố chính hoặc bổ ngữ gián
tiếp với động từ – thành tố chính .. : của, bằng, do, vì, tại, bởi, để, từ, đến...
“10.2. Liên từ: và, với, cùng, cùng với, cũng, như, còn, mà, hay, hay là, hoặc, hoặc
là,...” 2, tr.143-149.
Năm 1986, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)”, Đinh Văn Đức cũng có quan
niệm tương tự như Diệp Quang Ban khi viết rằng “so với các ngôn ngữ châu Âu việc tìm
ranh giới triệt để giữa liên từ và giới từ trong tiếng Việt là khó, do tính chất đa chức năng của


các yếu tố”. Từ đó, tác giả kết luận: “tất cả các hư từ cú pháp có thể tập hợp trong một phạm
trù chung là quan hệ từ”16, tr.186.
Khi tiến hành phân loại quan hệ từ, tác giả chia ra các tiểu loại như sau:
a. Các liên từ thuần túy.
b. Các giới từ thuần túy.
c. Các liên từ – giới từ.
Hồng Văn Thung trong giáo trình “Ngữ pháp tiếng Việt” – tập I (1991) khơng nói đến
thuật ngữ giới từ, liên từ mà dùng thuật ngữ kết từ chính phụ, kết từ đẳng lập. Đây là 2 tiểu
loại của từ loại kết từ. Loại từ này có đặc trưng như sau:
Về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng

được phản ánh. Kết từ là dấu hiệu biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ)
một cách tường minh.
Về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp
từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp.
Trong cơng trình nghiên cứu “Cú pháp tiếng Việt” (1992), Hồ Lê sử dụng bộ thuật ngữ
rất khác với các tác giả đi trước. Ông cho rằng kết từ trong tiếng Việt gồm ba tiểu loại. Mỗi
tiểu loại có chức năng cụ thể như sau:
a. Kết từ nối tiếp: dùng để nối những bộ phận ghép, gồm có: và, với, cùng, nhưng ,
song ...
b. Kết từ chính phụ: dùng để nối bộ phận chính với bộ phận phụ trong các từ tổ danh
từ, động từ, tính từ, gồm những từ như: của, về, với, cho, ở, tại, vào, bằng, để, đặng, vì ...
c. Kết từ đề – thuyết : dùng để nối phần đề với phần thuyết, gồm những từ như: thì, là,
mà, nếu ... thì ... , hễ ...thì ... , tuy ... nhưng ... 26, tr.372-403.
Theo đó, kết từ chính phụ chính là giới từ trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu
khác.
Trong giáo trình “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt” (1997), các tác giả Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cũng sử dụng thuật ngữ kết từ và giải thích ngắn gọn
“kết từ là những từ dùng để chỉ quan hệ bình đẳng, quan hệ chính phụ và làm nhiệm vụ liên
kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau” 13, tr.273.


Tương tự như vậy, cuốn “Cơ sở tiếng Việt” (2000) của Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào
Thanh Lan cho biết “kết từ dùng để nối kết các từ thực hoặc các vế câu”. Và nói thêm “ngồi
việc nối kết, chúng còn diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ, các vế câu”. Trên cơ sở chia
kết từ thành hai tiểu loại là liên từ và giới từ, các tác giả quan niệm “giới từ : diễn đạt quan
hệ chính phụ thường dùng để nối định ngữ với danh từ hoặc bổ ngữ gián tiếp với động từ”
15, tr.160 (trong khi liên từ: diễn đạt quan hệ bình đẳng về ngữ pháp hoặc quan hệ liên hợp
qua lại về ngữ pháp và ý nghĩa khi nối các vế câu).
“Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học” (1997) đã giải thích giới từ là “từ loại có ý
nghĩa phạm trù, đặc trưng là biểu thị quan hệ của đối tượng với đối tượng, hiện tượng, cảnh

huống. Ý nghĩa này được biểu hiện không phải bằng ý nghĩa từ vựng chân thực của từ mà
bằng những đặc điểm hoạt động của chúng với tư cách là các từ hư chỉ quan hệ. Ví dụ: Sách
của tơi; làm việc ở nhà máy” 49, tr.105.
Trong giáo trình “Cơ sở ngơn ngữ học và tiếng Việt” (1997) do Bùi Tất Tươm chủ biên,
các tác giả xem “quan hệ từ là những hư từ dùng để nối từ với từ, hoặc nối đoạn câu, câu với
nhau. Quan hệ từ cũng được dùng để nối những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu” 44, tr.180.
Xét theo quan hệ ngữ pháp do quan hệ từ diễn đạt, các tác giả phân quan hệ từ ra làm hai
loại: Quan hệ từ bình đẳng và quan hệ từ phụ thuộc; đồng thời nói rõ : các quan hệ từ bình
đẳng có tên gọi truyền thống là liên từ; các quan hệ từ phụ thuộc có tên gọi truyền thống là
giới từ.
Cũng tập thể tác giả này, đến cuốn “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt , quyển 2 –Ngữ
đoạn và Từ loại” (2005), dưới sự chủ biên của Cao Xuân Hạo, đã tách giới từ và liên từ ra
thành hai từ loại riêng biệt. Ở đây, giới từ được coi là “những từ được dùng để đánh dấu
quan hệ chính phụ, tức là cho biết ngữ đoạn đi sau nó là phụ (phụ của câu thì gọi là trạng
ngữ, phụ của ngữ danh từ thì gọi là định ngữ, phụ của ngữ vị từ thì gọi là bổ ngữ)” 21,
tr.113.
Trước đó, trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” (1999), Lê Biên đã có suy nghĩ
tương tự như Đinh Văn Đức (1986) khi cho rằng “việc tách ra thành giới từ và liên từ thiếu
những căn cứ khách quan, vả lại cũng khơng có tác dụng lớn lao gì cả về lý thuyết và thực
tiễn, cho nên để chung một loại từ”. Tác giả gọi đó là quan hệ từ; đồng thời xác định quan hệ


từ là những hư từ cú pháp, khơng có nghĩa sở chỉ, sở biểu, là “những từ có chức năng diễn
đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy” 6,tr.161.
Tác giả Hữu Quỳnh, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001), xác định “quan hệ từ là
những từ chỉ các quan hệ ngữ pháp dùng để nối các thành phần trong câu hay các thành tố
trong cụm từ” 36, tr.161.Kết thúc chương quan hệ từ, tác giả chú thích: Ngữ pháp tiếng
Việt trước kia chia quan hệ từ thành giới từ (nối các thành tố trong cụm từ) và liên từ (nối
các thành tố trong thành phần câu).
Trái lại, Nguyễn Văn Thành với cơng trình nghiên cứu “Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp

học)” (2003) tách giới từ và liên từ ra thành hai từ loại độc lập. Đồng thời, tác giả đưa ra
định nghĩa về giới từ như sau:
“Giới từ là những từ trợ nghĩa ngữ pháp, luôn đi trước danh từ, đại từ, số từ, để giới hạn
hành động hay sự kiện về địa điểm cụ thể, thời gian cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục
đích, đối tượng, phương tiện và cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu”41, tr.476.
Qua việc điểm lại các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt tiêu biểu có đề cập đến
giới từ ở các thời kỳ, chúng tơi sơ bộ nhận thấy:
a. Có tác giả xem giới từ nói riêng và quan hệ từ (kết từ, từ nối) nói chung là một loại
“hư từ” thuần túy, là từ cơng cụ, khơng có ý nghĩa phạm trù, chức năng và khơng có khả
năng kết hợp với những lớp từ khác. Vai trò của giới từ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt
được xác định bằng các chức năng liên kết, “xúc tác”, “mơi giới, trung gian” nên nó khơng
có liên quan gì đến cấu tạo và chức năng của các kết cấu cú pháp.
Có tác giả thừa nhận tư cách là phương tiện tổ hợp cú pháp của giới từ và xác định
nó có khả năng đảm nhiệm “vai trò chỉ tố đánh dấu ý nghĩa ngữ pháp” cho các thành tố quan
hệ. Khi đảm nhận vai trò này, giới từ (và liên từ) không phải là một yếu tố trung gian mà
gắn với thành phần được đánh dấu và có tư cách một thành phần trong quan hệ với một thành
phần khác.
b. Trong khi khảo sát và miêu tả đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt, hầu hết
các cơng trình đều nghiêng về phương diện ngữ pháp; mà ngay ở phương diện này, các tác
giả có khi lại có quan niệm rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Trong khi đó, phương diện
ngữ nghĩa của giới từ tiếng Việt hầu như chưa được khảo sát và miêu tả có hệ thống mà
thường dừng ở chỗ giải nghĩa và nêu cách sử dụng của từng giới từ riêng lẻ.


c. Khi tiến hành phân định từ loại, giới từ có khi được xem là một loại từ có cương vị
ngang hàng với các từ loại khác trong hệ thống từ loại tiếng Việt; có khi chỉ được coi là một
tiểu loại cùng với liên từ hợp thành một loại từ được gọi là quan hệ từ hoặc kết từ, từ nối.
d. Việc vạch ra biên giới của giới từ và liên từ gặp nhiều khó khăn cho nên có tác giả
phải đi đến giải pháp trung gian khi cho rằng bên cạnh giới từ và liên từ cịn có một tiểu loại
nữa là giới từ – liên từ; hoặc gộp giới từ và liên từ thành một từ loại như đã nói ở mục (c).

Những nhận xét bước đầu như trên càng chứng tỏ giới từ tiếng Việt là một lớp từ có
“diện mạo” rất đa dạng và phức tạp trong hệ thống từ loại tiếng Việt.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Theo quan sát của chúng tôi, giới từ tiếng Việt: về ngữ pháp, là phương tiện đánh
dấu mối quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong một ngữ đoạn cho biết thành tố đi sau nó
là phụ; về ngữ nghĩa, là chỉ tố đánh dấu vai nghĩa của các thành phần chức năng có quan hệ
trực tiếp với nó trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Từ đó, chúng tơi xác định lớp từ có
những đặc điểm từ loại nêu trên chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.2. Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như vậy, trong khuôn khổ một luận văn
cao học, đề tài này tập trung khảo sát và miêu tả đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ
trong tiếng Việt hiện đại.

4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giới từ thuộc vào số đối tượng chưa được giới Việt ngữ học nghiên cứu thật đầy đủ.
Ngay cả các cơng trình nghiên cứu trước đây phần lớn thường mới chỉ dừng lại ở việc xem
xét chức năng và miêu tả cách sử dụng của từng giới từ riêng lẻ. Việc nghiên cứu này là cần
thiết. Song, theo chúng tơi, cần phải nhìn nhận lớp từ này một cách tồn diện hơn, cần tìm ra
những đặc điểm chức năng chung cho cả lớp từ để từ đó làm rõ điểm khác biệt của chúng so
với các từ loại khác, giúp cho việc nhận diện, nắm bắt cũng như sử dụng chúng đạt được
hiệu quả tốt hơn. Đây chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích là tìm ra những đặc điểm chức năng có tính chất khái qt của
giới từ tiếng Việt, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:


 Thứ nhất: Xác định cương vị của giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
 Thứ hai: Tìm ra những tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt; trên cơ sở đó, lập danh
sách và đề xuất cách phân loại giới từ tiếng Việt.

 Thứ ba: Phân tích những đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt trên cơ sở thừa
nhận sự hiện diện của giới ngữ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. Cụ thể là khảo sát và miêu
tả vai trò xác lập quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp, khả năng tham gia cấu tạo nghĩa cho ngữ
đoạn và chức năng đánh dấu vai nghĩa của giới từ tiếng Việt (Đây là nhiệm vụ trọng tâm).
Như vậy, việc nghiên cứu giới từ tiếng Việt theo nhiệm vụ đặt ra sẽ có những đóng góp
nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về phương pháp luận, chúng tôi tuân thủ quan niệm: coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
đồng thời là công cụ tư duy; ngôn ngữ là một hệ thống, các yếu tố tạo nên nó có quan hệ
khắng khít với nhau, hai mặt của ngơn ngữ – ý nghĩa và hình thức – gắn bó với nhau. Coi
trọng đặc điểm riêng của tiếng Việt và xuất phát từ thực tiễn của tiếng Việt, đồng thời coi
trọng tính hệ thống của ngữ pháp tiếng Việt nhằm tránh suy luận khơng có căn cứ hoặc dựa
vào sự kiện rời rạc.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa
học chung, đề tài này sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích ngơn ngữ để làm rõ những đặc
trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của giới từ tiếng Việt. Từ kết quả của việc phân tích đó, chúng
tơi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu ngôn ngữ để thấy được đặc điểm chức năng của
giới từ so với các từ loại khác trong tiếng Việt. Đồng thời, chúng tơi cịn sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê để phục vụ cho việc phân tích và lập danh sách
giới từ tiếng Việt.

7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
Chúng tơi nghĩ rằng: ngoài những đặc điểm ngữ pháp đã được các cơng trình nghiên
cứu trước đây miêu tả, giới từ tiếng Việt cịn có những đặc trưng riêng về ngữ nghĩa. Cho


nên, nếu chỉ dừng lại ở những nhận xét từ bình diện ngữ pháp thì rất dễ đi vào mơ tả các đặc
điểm phân bố và khó vượt ra khỏi việc chỉ tìm vai trị của lớp từ này đối với sự hình thành
các kết cấu ngữ pháp. Vì thế, để làm rõ bản chất từ loại của giới từ, đề tài này, bên cạnh việc

hệ thống hóa các đặc điểm ngữ pháp của giới từ tiếng Việt, còn đặc biệt chú ý đến việc miêu
tả đặc điểm ngữ nghĩa chức năng của nó. Đây chính là phần đóng góp khiêm tốn của người
thực hiện luận văn.

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có 157 trang (Chính văn: 125 trang, Tài liệu tham khảo:

6 trang, Phụ

lục: 26 trang).
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn gồm 2 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về giới từ tiếng Việt
Ở chương này, chúng tơi trình bày khái niệm giới từ trong Việt ngữ học; đặc điểm
từ loại và tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt; phân biệt giới từ với từ chỉ hướng, danh từ vị
trí. Từ đó, lập danh sách và đề xuất cách phân loại giới từ tiếng Việt.
Nội dung chương này là cơ sở để giải quyết những vấn đề được đặt ra ở chương 2.

Chương 2 : Đặc điểm chức năng của giới từ tiếng Việt
Trong chương này, trên cơ sở phân tích chức năng, cách sử dụng của một số giới từ
tiêu biểu trong tiếng Việt hiện đại, chúng tôi miêu tả đặc điểm chức năng của giới từ tiếng
Việt bằng việc chỉ ra những khả năng mà nó có thể thực hiện ở hai bình diện : ngữ pháp và
ngữ nghĩa.
Nội dung chương này là trọng tâm của luận văn.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT
1.1. Khái niệm giới từ
Thuật ngữ giới từ đã được một số tác giả sử dụng trong nhiều cơng trình nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt như đã nêu. Điều đáng chú ý là thuật ngữ này được dùng theo những

nghĩa khác nhau. Để tránh nhầm lẫn nội dung khái niệm và để xác định phạm vi khái niệm
trong khi sử dụng, dưới đây chúng tôi tạm thời phân ra các “nghĩa” của thuật ngữ này ở hai
bình diện: ngữ pháp và ngữ nghĩa.
1.1.1. Bình diện ngữ pháp
1.1.1.1.. Nghĩa thứ nhất:
Giới từ là tiếng “dùng để liên lạc một tiếng với tiếng túc từ của nó”, “làm nhiệm vụ
liên kết hai từ hay hai bộ phận từ ngữ với nhau”, “có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ
phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính)”, giới từ “có khả năng đi kèm với đoản ngữ... , nối đoản
ngữ với một đơn vị nào đấy ở trước để tạo thành một đơn vị lớn hơn”, “cho biết ngữ đoạn đi
sau nó là phụ”. Tiêu biểu cho cách hiểu này là các tác giả Trần Trọng Kim – Bùi Kỷ – Phạm
Duy Khiêm, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn. Theo nghĩa này, giới từ dùng để nối các
thành tố trong một cụm từ (ngữ, từ tổ, ngữ đoạn) và đối lập với liên từ về mặt quan hệ ngữ
pháp trong nội bộ một cụm từ (giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, liên từ biểu thị quan hệ
đẳng lập).


1.1.1.2.. Nghĩa thứ hai :
Giới từ là những từ có nhiệm vụ “liên kết các từ với nhau hoặc các vế trong câu”,
“diễn đạt mối quan hệ giữa các thực từ, các vế câu, dùng để nối các từ, các kết hợp từ, các
câu và đoạn văn có quan hệ với nhau”; tức là “cũng được dùng để nối những cấu tạo ngôn
ngữ lớn hơn câu”.
Tiêu biểu cho quan niệm này là Diệp Quang Ban, Bùi Tất Tươm – Hoàng Xuân Tâm
– Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Văn Thung. Theo nghĩa này, giới từ có thể dùng để nối các
thành tố trong một cụm từ, các vế trong một câu, các câu trong một đoạn. Như vậy, ở trường
hợp này giới từ không được phân biệt với liên từ về mặt chức năng và quan hệ ngữ pháp bởi
vì giới từ cùng với lớp từ thường được ngữ pháp truyền thống gọi là “liên từ phụ thuộc” nhập
thành một loại, được gọi chung là quan hệ từ chính phụ, kết từ chính phụ, từ nối chính phụ.
1.1.2. Bình diện ngữ nghĩa
1.1.2.1. Nghĩa thứ nhất :
Giới từ là một loại hư từ cú pháp, “khơng có nghĩa sở chỉ, sở biểu” mà chỉ là những

từ chức năng dùng để “diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy”, “chỉ sự
tương quan giữa ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề”. Đây là quan niệm của Bùi Đức
Tịnh, Đinh Văn Đức và Lê Biên. Theo nghĩa này, giới từ khơng có ý nghĩa từ vựng.
1.1.2.2. Nghĩa thứ hai :
Giới từ là “những từ trợ nghĩa ngữ pháp... để giới hạn hành động hay sự kiện về địa
điểm cụ thể, thời gian cụ thể hoặc biểu thị nguyên nhân, mục đích, đối tượng, phương tiện và
cách thức cụ thể diễn ra hành động trong câu”. Đây là quan niệm của Nguyễn Văn Thành.
Tác giả đã dẫn ý kiến của nhà ngôn ngữ học người Nga A.A Reformatskij để thừa nhận rằng
: các từ trợ nghĩa (trong đó có giới từ) là những từ mà “ý nghĩa từ vựng của chúng trùng với
ý nghĩa ngữ pháp của chúng ... chức năng ngữ pháp trong các từ trợ nghĩa ngữ pháp đã hàm
chứa bản chất từ vựng của chúng” 41, tr.93.
Cần nói thêm là, Nguyễn Văn Thành khơng chấp nhận các khái niệm thực từ, hư từ
mà quan niệm hệ thống từ loại tiếng Việt bao gồm hai mảng lớn là các từ đủ nghĩa và các từ
trợ nghĩa.


Rõ ràng, quan niệm về nghĩa của thuật ngữ giới từ rất khác nhau. Có thể tạm thời rút
ra một số nhận xét như sau:
a. Về mặt ngữ pháp:
Các tác giả một cách không tường minh đã cho rằng giới từ khơng có khả năng đảm
nhận bất kỳ chức vụ cú pháp gì ở trong câu, khơng độc lập hành chức mà chỉ có vai trị
“nối”, “liên kết” các kiểu cấu trúc ngữ pháp. Giới từ dùng để biểu thị quan hệ chính phụ giữa
các thành tố hoặc ở bậc cụm từ hoặc ở cả bậc câu. Sự khác nhau của từng quan niệm là do
các tác giả mở rộng hay thu hẹp chức năng biểu thị quan hệ chính phụ của giới từ. Điều này
tất yếu đưa đến hệ quả: có tác giả xem giới từ là một loại từ loại độc lập, đối lập với liên từ
về mặt quan hệ ngữ pháp: giới từ biểu thị quan hệ chính phụ, cịn liên từ biểu thị quan hệ
đẳng lập bất kể kết cấu ngữ pháp mà chúng tham gia là ngữ đoạn (cụm từ) hay câu. Có tác
giả chỉ coi giới từ là một tiểu loại của quan hệ từ, khác biệt với liên từ về mặt chức năng
(giới từ chỉ dùng để nối các thành tố trong một ngữ đoạn cịn liên từ có thể dùng để nối các
thành tố trong một ngữ đoạn, các vế trong câu, các câu) và một phần nào đó “đồng chất” với

liên từ về mặt quan hệ ngữ pháp (trong tương quan với liên từ phụ thuộc – là liên từ nhưng
biểu thị quan hệ chính phụ).
b. Về mặt ngữ nghĩa:
Các nghĩa nêu trên hoàn toàn đối lập nhau: nghĩa thứ nhất khẳng định giới từ khơng
có ý nghĩa từ vựng. Nghĩa thứ hai thừa nhận sự tồn tại (một cách ngầm ẩn) ý nghĩa từ vựng
của giới từ, cho ý nghĩa từ vựng của giới từ trùng với ý nghĩa ngữ pháp của nó.
Trong đề tài này, thuật ngữ giới từ được hiểu theo nghĩa như sau: Giới từ là những từ
khơng có ý nghĩa từ vựng, dùng để biểu thị quan hệ chính phụ trong một ngữ đoạn (từ tổ,
cụm từ) và / hoặc dẫn nhập thành phần phụ (trạng ngữ) trong cấu trúc cú pháp của câu.
Thuật ngữ giới từ (preposition) được dùng theo quan niệm là từ thường đứng trước
danh ngữ, động ngữ, đại từ để báo trước một bổ ngữ. Cách hiểu này là theo đặc điểm của các
ngôn ngữ dùng trật tự S-V-O như tiếng Việt. Trong khi đó, ở một số ngơn ngữ khác như
tiếng Nhật, tiếng Thổ, vị trí của lớp từ này có chức năng tương tự nhưng thường đứng sau
danh từ nên được gọi là hậu trí từ (postposition).

1.2. Cương vị của giới từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt


1.2.1. Nhìn chung, trong các sách viết về ngữ pháp tiếng Việt từ trước đến nay đều có một
phần dành riêng cho vấn đề từ loại tiếng Việt. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu, Trần Trọng Kim,
Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [23] phân định vốn từ tiếng Việt thành 13 loại: danh từ, mạo từ,
loại từ, chỉ định từ, đại danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, giới từ, liên từ, tán thán từ, trợ ngữ
từ, từ đệm. Bùi Đức Tịnh 43 phân các “tự ngữ” thành 8 từ loại: danh từ, đại từ, trạng từ,
động từ, phó từ, liên từ, giới từ và giới ngữ, hiệu từ. Ở giai đoạn này, tuy các tác giả không
đưa ra những cơ sở để phân định từ loại nhưng có thể thấy bình diện ngữ nghĩa của từ đã
được sử dụng ở một mức độ nhất định để làm cơ sở phân chia từ loại. Trong quan niệm của
các tác giả này, giới từ được tách thành một từ loại riêng, phân biệt với các từ loại khác.
Ở các cơng trình về sau, vấn đề phân định từ loại đã được xem xét một cách kỹ lưỡng
và khoa học hơn. Các tác giả đã căn cứ cả vào mặt ý nghĩa lẫn mặt ngữ pháp của từ để phân
chia từ loại tiếng Việt. Nhìn chung, đa số các tác giả trước hết đều phân vốn từ tiếng Việt

thành hai loại lớn: thực từ và hư từ. Theo cách hiểu phổ biến, thực từ là những từ có nghĩa
thực (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng; là loại nghĩa mà nhờ nó, có thể làm được sự
liên hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng nhất định; còn hư từ là những từ có nghĩa hư, loại
nghĩa mà khơng thể nhờ nó làm sự liên hệ với sự vật, hiện tượng; cho nên khi nói đến nghĩa
hư là nói đến vai trị ngữ pháp của hư từ.
Cần nói thêm rằng, bên cạnh việc phân chia như vậy, một số tác giả còn phân từ vốn
từ tiếng Việt ra một lớp từ khác độc lập so với thực từ và hư từ. Đó là lớp từ biểu thị mối
quan hệ của người nói với nội dung phát ngơn và quan hệ của phát ngơn với thực tại. Lớp từ
đó Nguyễn Kim Thản gọi là ngữ thái từ, Đinh Văn Đức gọi là tình thái từ.
Vậy, giới từ – đối tượng khảo sát của đề tài này – nằm ở vị trí nào trong các cách phân
loại nói trên ?
1.2.2. Trước hết, nói về cơ sở phân định từ loại: Theo suy nghĩ của chúng tôi, trong số các
quan niệm về từ loại như đã nêu ở trên, Đinh Văn Đức là người đã đề ra những tiêu chuẩn để
phân định từ loại rõ ràng hơn cả. Theo tác giả này, vốn từ tiếng Việt được phân chia thành
các từ loại là căn cứ vào một tập hợp các tiêu chuẩn sau :
a. Tiêu chuẩn ý nghĩa:
Trong cách xem xét bản chất ý nghĩa của từ loại, Đinh Văn Đức cho rằng ý nghĩa từ
loại là ý nghĩa khái quát, trong đó có sự thống nhất giữa các yếu tố từ vựng và yếu tố ngữ


pháp, nói một cách khác, đó là ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp. Tác giả nói rõ thêm : “Yếu tố từ
vựng, có mặt trong ý nghĩa từ loại là do chức năng phản ánh thực tại của các khái niệm. Ý
nghĩa sự vật của danh từ, ý nghĩa vận động của động từ, ý nghĩa tính chất của tính từ ... là
những ý nghĩa phạm trù vì có tính chất khái qt hóa cao, nhưng đó lại là kết quả của một
q trình trừu tượng hóa hàng loạt cái cụ thể (...), ý nghĩa khái quát trở thành nòng cốt của ý
nghĩa từ loại” 15, tr.34.
b. Tiêu chuẩn khả năng kết hợp:
Xét đến mối quan hệ của từ với từ trong ngữ lưu, Đinh Văn Đức cho rằng : đối với
tiếng Việt, bản chất của khả năng kết hợp từ là sự phân bố các vị trí trong bối cảnh. Trong
khi áp dụng tiêu chuẩn này, Đinh Văn Đức đã sử dụng khái niệm đoản ngữ do Nguyễn Tài

Cẩn đề xuất để mô tả, nhận xét.
c. Tiêu chuẩn chức vụ cú pháp:
Xét đến chức năng của từ trong câu, theo Đinh Văn Đức, đây là một tiêu chuẩn đã
được nhiều tác giả sử dụng đồng thời với khả năng kết hợp của từ để tạo thành một cơ sở
chung cho sự phân định từ loại dưới tên gọi “đặc trưng phân bố”.
Căn cứ vào một tập hợp tiêu chuẩn nói trên, Đinh Văn Đức đã vạch ra các đối lập
trong nội bộ kho từ vựng tiếng Việt, hình thành nên các tập hợp lớn, các tập hợp nhỏ (các từ
loại) và các tập hợp nhỏ hơn (các tiểu loại trong nội bộ một từ loại). Theo đó, vốn từ tiếng
Việt được phân thành ba tập hợp lớn:
– Thực từ
– Hư từ
– Tình thái từ.
 Thực từ gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
 Hư từ gồm các từ loại: từ phụ, từ nối.
 Tình thái từ gồm các từ loại: tiểu từ, trợ từ 16, tr.42 - 44.
Đến phần phân chia các từ loại trong tập hợp hư từ, Đinh Văn Đức xác định hư từ
tiếng Việt bao gồm hai tập hợp: Thứ nhất là các hư từ làm từ phụ diễn đạt các ý nghĩa ngữ
pháp của thực từ, một số đạt tới khả năng làm công cụ ngữ pháp gần giống các hư từ của
dạng thức phân tích tính trong ngôn ngữ Ấn – Âu hoặc các phụ tố. Thứ hai là các hư từ với
chức năng liên kết có thể tạm gọi là hư từ cú pháp (quan hệ từ) truyền thống vẫn gọi là liên


từ và giới từ. Ở phần trình bày cụ thể về quan hệ từ, Đinh Văn Đức cho rằng: so với các
ngơn ngữ châu Âu, việc tìm một ranh giới triệt để giữa liên từ và giới từ trong tiếng Việt là
khó, do tính chất đa chức năng của các yếu tố. Các chỉ tố quan hệ mang tính chất nửa liên từ
nửa giới từ khó đạt được một giải pháp thỏa đáng theo hướng liên từ hoặc giới từ. Do vậy,
tác giả đã xếp tất cả các hư từ cú pháp vào trong một phạm trù chung là quan hệ từ. Từ đó,
phân chia quan hệ từ thành các tiểu loại:
– Các liên từ thuần túy
– Các giới từ thuần túy

– Các liên – giới từ.
1.2.3. Đối với vấn đề phân định từ loại, chúng tơi có ý kiến như sau:
Về cơ bản, chúng tôi tán thành cách phân loại từ loại của Đinh Văn Đức: chia vốn từ
tiếng Việt ra thành ba tập hợp lớn (thực từ, hư từ, tình thái từ).
Riêng việc phân chia các từ loại trong tập hợp hư từ và các tiểu loại trong quan hệ từ,
chúng tơi có quan niệm khác Đinh Văn Đức.
Việc xem giới từ và liên từ chỉ là tiểu loại của từ loại quan hệ từ là không thỏa đáng.
Dù rằng việc vạch ra một đường ranh giới giữa giới từ và liên từ trong tiếng Việt không phải
là đơn giản nhưng gộp chúng vào cùng một phạm trù chung “chỉ là một thủ thuật nhằm gạt
bỏ vấn đề chứ khơng phải có tác dụng giải quyết vấn đề”  2, tr.149.
Theo các nhà nghiên cứu, giới từ và liên từ có những đặc điểm giống nhau: Cả hai
đều là loại từ chuyên làm phương tiện tổ hợp cú pháp.
Như đã biết, khi thông báo, giao tiếp với nhau, người ta phải dùng từ đặt thành câu.
Trong câu có nhiều bộ phận, nhiều thành phần khác nhau. Mối quan hệ về mặt ngữ pháp
giữa các bộ phận, các thành phần được gọi là quan hệ ngữ pháp. Theo đó, chức năng của giới
từ và liên từ là nối các bộ phận, các thành phần có quan hệ ngữ pháp với nhau. Ví dụ:
a. Sách của tơi
b. Sách với vở
c. Làm việc tại nhà
d. Làm việc và giải trí
Tuy vậy, quan hệ ngữ pháp do giới từ và liên từ biểu thị rất khác nhau.


Ở ví dụ (a), (c), giới từ “của”, “tại” biểu thị quan hệ chính phụ giữa hai bộ phận
“sách – tơi”, “làm việc – nhà”, cịn ở ví dụ (b), (d), liên từ “với”, “và” biểu thị quan hệ đẳng
lập (liên hợp, song song) giữa hai bộ phận “sách – vở”, “làm việc - giải trí”.
Mặt khác, xu hướng gắn kết với các thành phần, các bộ phận trong tổ hợp của giới từ
và liên từ cũng rất khác nhau. Liên từ khơng có xu hướng gắn chặt với thành phần, bộ phận
nào trong tổ hợp có sự hiện diện của nó. Cịn giới từ lại có xu hướng gắn kết với thành phần,
bộ phận đi liền sau nó tạo thành một đơn vị chức năng. Do vậy, trong các cơng trình nghiên

cứu ngữ pháp tiếng Việt, vấn đề “liên ngữ” hầu như khơng được đặt ra cịn đơn vị chức
năng thường gọi là “giới ngữ” đã được hầu hết các nhà nghiên cứu Việt ngữ đề cập đến. Liên
quan đến vấn đề này, A.I.Smirnitsky đã có nhận xét khá thú vị : “Thậm chí người ta có thể
nói rằng bản thân sự tồn tại một từ loại nhất định là căn cứ vào chỗ những từ trong từ loại
này được dùng một cách đều đặn ở chức năng một thành phần nhất định của câu” (dẫn theo
[8, tr.123]). (Diệp Quang Ban (1993) có dùng khái niệm “Liên ngữ” nhưng với một nghĩa
khác. Theo ông, liên ngữ thường đứng đầu câu, tuy nhiên cũng có khi liên ngữ đứng sau chủ
ngữ, được dùng để nối ý câu chứa nó với ý của câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy, với ý
cả cụm gồm nhiều câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy. Đây chính là thành phần chuyển
tiếp của câu).
Hơn nữa, về mặt ngữ nghĩa chức năng, liên từ chỉ thuần túy là từ cơng cụ, khơng có
khả năng chỉ ra vai nghĩa của các thành phần chức năng trong các kết cấu ngữ pháp. Còn khả
năng này của giới từ lại rất tường minh.
Về sự hiện diện của giới ngữ trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt và vai trò của giới từ
trong việc xác định vai nghĩa các thành phần chức năng hữu quan, chúng tôi sẽ bàn kỹ trong
chương 2.
Từ những lý do cơ bản như trên, trong luận văn này, chúng tôi xem giới từ và liên từ
là từ loại độc lập có cương vị ngang hàng với các từ loại khác trong hệ thống từ loại tiếng
Việt.

1.3. Tiêu chí nhận diện và danh sách giới từ tiếng Việt
1.3.1. Con đường hình thành giới từ tiếng Việt
Hiện nay, khi bàn về sự hình thành giới từ trong tiếng Việt vẫn chưa có sự thống
nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu. Có thể chia thành hai quan điểm như sau :


 Quan điểm 1 :Quan điểm này cho rằng con đường phổ biến nhất và đặc trưng
nhất để tạo nên từ nói chung, giới từ nói riêng là con đường chuyển loại, tức là một từ có thể
được sử dụng ở nhiều từ loại khác nhau. Lập luận của những người theo quan điểm này là :
trong tiếng Việt không có hình thái học của từ như trong các ngơn ngữ châu Âu cho nên việc

chuyển một từ vốn mang ý nghĩa của từ loại này sang biểu thị ý nghĩa của một từ loại khác là
điều tất yếu.
 Quan điểm 2 :Quan điểm này cho rằng cơ chế hình thành giới từ tiếng Việt là
thơng qua q trình ngữ pháp hóa các thực từ. Theo quan điểm này, hầu hết các giới từ tiếng
Việt là những thực từ được ngữ pháp hóa mà thành. Chúng vốn là những vị từ ngoại động
(đến, tới, ra, vào, lên, xuống, qua, về, ở, cho…) hay danh từ (của, trên, dưới, trong, ngoài,
trước, sau…) được chuyển sang dùng như giới từ mà không hề kèm theo một quá trình
chuyển hẳn từ loại.
1.3.2. Tiêu chí nhận diện giới từ tiếng Việt
Tiếp thu thành tựu của các cơng trình nghiên cứu đi trước, cùng với việc phân tích
trên ngữ liệu (thể hiện ở những phần sau), chúng tơi đề xuất một số tiêu chí nhận diện giới từ
tiếng Việt như sau :
 Đặc điểm ngữ pháp :
– Không độc lập đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, khơng có khả năng tạo thành
câu độc lập;
– Khơng sử dụng một mình để trả lời cho câu hỏi;
– Khơng có khả năng thay thế các từ nghi vấn, không thể dùng từ nghi vấn để thay
thế;
– Biểu thị quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong một ngữ đoạn;
– Có khả năng dẫn nhập một ngữ đoạn để tạo nên một đơn vị chức năng được gọi là
giới ngữ.
 Đặc điểm ngữ nghĩa chức năng :
– Khơng có ý nghĩa từ vựng nhưng có ý nghĩa ngữ pháp.


– Đóng vai trị là chỉ tố đánh dấu vai nghĩa của một số thành phần chức năng có quan
hệ trực tiếp với nó.
Ví dụ: Xét từ “vì”.
+ “Vì” khơng độc lập đảm nhận bất kỳ chức vụ cú pháp gì trong câu, cũng khơng một
mình tạo câu dù là câu tỉnh lược hay câu đặc biệt và đương nhiên khơng được sử dụng để trả

lời cho câu hỏi.
+ “Vì” khơng gọi tên sự vật, hành động, tính chất tức là khơng có nghĩa từ vựng nhưng
“vì” có mang ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ :
a. Chết vì tai nạn ( vì biểu thị ý nghĩa quan hệ nguyên nhân giữa chết và tai nạn).
b. Hy sinh vì tổ quốc ( vì biểu thị ý nghĩa quan hệ mục đích giữa hy sinh và tổ quốc).
+ “Vì” dùng để biểu thị quan hệ chính phụ giữa hai thực từ : “khổ vì con”(khổ là thành
tố chính, con là thành tố phụ); hoặc dẫn nhập một ngữ đoạn thực từ tạo thành một đơn vị
chức năng, đảm nhận một chức vụ cú pháp nhất định trong câu.Ví dụ :
a. Vì mưa, nó khơng thể đến trường ( Vì mưa là trạng ngữ).
b. Nó thi rớt là vì anh

(vì anh là vị ngữ).

+ “Vì” có khả năng đánh dấu vai nghĩa của danh ngữ hữu quan.Ví dụ:
a. Nó nghỉ vì bệnh (bệnh đóng vai Ngun nhân).
b. Chúng ta học tập vì ngày mai (ngày mai đóng vai Mục đích).
c. Anh ấy gắng sức vì cơ ta (cơ ta đóng vai Người hưởng lợi).
“Vì” thỏa mãn những tiêu chí nhận diện giới từ cho nên có thể kết luận “vì” là một giới
từ.
1.3.3. Phân biệt giới từ với từ chỉ hướng
Đến đây, chúng tôi nghĩ rằng cần tiếp tục làm rõ đặc điểm của giới từ trên cơ sở phân
biệt vai trò, tác dụng của giới từ với những từ thường được gọi là từ chỉ hướng, phó động từ
phương hướng, trạng từ chỉ hướng. Cụ thể đó là những từ như : ra, vào, lên, xuống, về ...
Trong tiếng Việt hiện đại, nhóm từ này là một trong những nhóm từ được nhiều nhà
Việt ngữ học quan tâm. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nhóm từ
này và việc phân biệt từ chỉ hướng vận động với giới từ.


Lê Văn Lý coi những từ này là những hư từ làm cơng cụ ngữ pháp của động từ chính,
dùng để biểu thị ý nghĩa về phương hướng. “Đó là những động từ hao mòn, khi chúng là

động từ, chúng đều chỉ vận động cho nên khi chúng là hư từ, chúng tôi gọi là từ chỉ hướng”
27, tr.215.
Trong một số sách ngữ pháp dùng trong nhà trường trước đây, đối với các trường hợp
kể trên, các tác giả thống nhất với quan điểm của Trần Trọng Kim, Phạm Duy Khiêm, Bùi
Kỷ trong Việt Nam văn phạm (1940) cho rằng nếu khơng có bổ ngữ thì “ra, vào, lên,
xuống”... là trạng từ, nếu có bổ ngữ thì chúng là giới từ 23, tr.97- 99. Chẳng hạn, Dương
Thanh Bình căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của bổ ngữ để xác định đặc điểm của loại từ
đứng sau (từ chỉ hướng vận động) : Khi có bổ ngữ đứng sau thì từ chỉ hướng vận động có thể
trở thành giới từ và khi khơng có bổ ngữ thì nó trở thành tiểu từ (particle).
Liên quan đến mối quan hệ với thành tố trước và thành tố sau của những từ “ra, vào,
lên, xuống …”, Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã nêu lên khá đầy đủ
mức độ phức tạp của những từ chỉ hướng vận động. Theo tác giả, khi những từ này kết hợp
với động từ hoặc danh từ đứng trước và danh từ đứng sau thì có khả năng xảy ra những
trường hợp sau:
- Xu thế kết dính với danh từ đứng sau và động từ đứng trước là ngang nhau. Ví dụ:
Chúng tơi đã bàn đến vấn đề đó một cách rất cụ thể.
- Đứng riêng ra mà khơng có sự kết dính với bên nào cả. Ví dụ: Anh ấy đã tìm ra lời
giải đáp.
- Gắn với danh từ hơn. Ví dụ: Thầy giáo đã nói về vấn đề này một cách đầy đủ [7,
tr.82- 84].
Nguyễn Kim Thản thì cho rằng “ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến” khơng cịn
đầy đủ những đặc điểm ngữ pháp của động từ, cũng không phải là từ cùng loại hay từ thứ
yếu trong cụm từ. Chúng đã trở thành công cụ ngữ pháp biểu thị phương hướng của hành
động đi trước... là phó động từ phương hướng 40, tr.74-75. Tuy vậy, Nguyễn Thị Quy
trong cơng trình “Vị từ hành động” (1995) đã chứng minh tính vơ lý của cơng thức “(đổ lên)
+ đầu” của Nguyễn Kim Thản bằng những trường hợp mà ý nghĩa hướng được chứa sẵn
trong những vị từ (động từ) như đổ, trút, rơi, dẫm vốn chỉ có thể là hướng xuống; thành ra
“đổ lên đầu”, “trút lên vai”, “dẫm lên sàn” đồng nghĩa với “đổ xuống đầu”, “trút xuống vai”,



“dẫm xuống sàn”. Do đó phải thay cơng thức trên bằng công thức “đổ + (lên đầu)” nghĩa là
phải thấy “lên” khơng phải là trạng ngữ chỉ hướng (vì hướng là xuống) mà là giới từ chỉ
đích.
Trong

cơng

trình

nghiên

cứu

“Ngữ

pháp

tiếng

Việt

-

Từ

loại”,

Đinh Văn Đức chủ trương coi nhóm từ chỉ hướng là những yếu tố ngữ pháp đa chức năng.
Ngoài trường hợp chúng hoạt động như một động từ, các trường hợp khác có thể gặp là:
a. Xuất hiện trong cấu trúc ngữ động từ với tö cách là từ phụ chỉ hướng (bước ra,

chui ra) hoặc chỉ kết quả (tìm ra, nhận ra ...) làm thành tố phụ cho trung tâm.
b. Xuất hiện sau động từ và trước một danh từ có quan hệ với động từ đó (bước vào
lớp, bám vào cây). Lúc đó, các từ này khơng hồn tồn cịn là từ phụ nữa mà đã có thêm mối
quan hệ với danh từ đứng sau, “đã có một chức năng khá gần gũi với chức năng giới từ
truyền thống” 16, tr.181.
Nguyễn Văn Thành 41 xử lý nhóm từ này là trường hợp chuyển từ loại của các
động từ chuyển động thành trạng từ chỉ phương hướng của hành động. Theo tác giả, khi
ghép các từ nói trên với các động từ khác thì các “động từ chuyển động” đi trước chỉ rõ q
trình vận động cịn các từ đi sau chỉ biểu thị phương hướng của chuyển động mà thôi. Tác
giả cho rằng ý nghĩa từ vựng của các từ “ra, vào, lên, xuống, tới, qua, về” ở đây không hề
giảm xuống hay yếu; do vậy không coi những từ này là những công cụ ngữ pháp biểu thị
phương hướng của hành động đi trước bởi vì số lượng các động từ mà các “từ chỉ hướng” có
thể ghép vào sau chúng rất hạn hẹp và cũng khơng đồng nhất. Từ đó, tác giả đề nghị : trong
trường hợp khơng có các danh từ đi sau ta có thể coi các “từ chỉ phương hướng” là trạng từ;
cịn trong trường hợp có danh từ đi theo sau thì cần phải xử lý các từ chỉ phương hướng là
những giới từ.
Tác giả Nguyễn Lai trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” cho
rằng “từ chỉ hướng mang hướng cụ thể của sự vận động không gian nhưng không mang một
phương thức vận động xác định” 24, tr.64. Ông lập luận rằng vì chưa mang phương thức
vận động xác định nên từ chỉ hướng vận động có thể đứng sau một động từ mang phương
thức vận động xác định để bổ sung hướng hoạt động cho động từ ấy. Ông cũng nói rõ “nó
cũng có thể dùng độc lập như động từ. Khi dùng độc lập như động từ thì những từ chỉ hướng
vận động biểu thị hoạt động hướng không gian; và hướng khơng gian này là hướng có giới


hạn. Khi đứng sau động từ chính từ chỉ hướng vận động nói trên – ngồi phạm vi hoạt động
khơng gian – có thể tùy theo tính chất kết hợp mà nó cịn biểu hiện những sắc thái trừu tượng
khác, khơng cịn ý nghĩa khơng gian” 24, tr.64-65.
Hầu hết các tác giả chưa nêu một cách đầy đủ sự phân biệt những trường hợp sử dụng
khác nhau của các từ chỉ hướng mà chỉ nhập làm một rồi đưa ra cách giải quyết chung trong

khi mỗi một từ cụ thể trong nhóm từ này có những đặc trưng ngữ pháp - ngữ nghĩa không
phải bao giờ cũng như nhau. Các từ ra, vào, lên, xuống ... có nguồn gốc từ động từ là điều ai
cũng thừa nhận. Do vậy, để xác định bản chất từ loại của các từ này thì cần đặt chúng trong
quan hệ ngữ nghĩa với động từ sinh ra chúng để thấy được đặc trưng ngữ pháp - ngữ nghĩa
của các từ trong nhóm này. Đồng thời, trên cơ sở phân biệt vai trò, chức năng của x trong
cấu trúc (AxB ) (A là một động từ, B là một danh từ hoặc một đại từ, x là một hư từ) đưa ra
một số tiêu chí khu biệt giới từ - với tư cách là một loại hư từ cú pháp - với từ chỉ hướng các hư từ phi cú pháp - trong cấu trúc đã nêu.
Về mặt ngữ nghĩa, chúng ta nhận thấy :
a. x được thành lập từ động từ không gian - chỉ hướng. Do đó “ý nghĩa từ vựng” của x
khơng đứt đoạn với ý nghĩa từ vựng của động từ sinh ra nó. Ở một x nào đó có thể tồn tại
một trong những nét nghĩa tạo nên “ý nghĩa” của nó như sau:
+ Quan niệm về sự di chuyển của hành động theo hướng thẳng đứng;
+ Quan niệm của người Việt Nam về hướng của các vùng được phân bố trên lãnh
thổ Việt Nam;
+ Quan niệm của người Việt Nam về cấp bậc hành chính trong hệ thống hành chính
của Việt Nam;
+ Quan niệm về hướng phát triển của q trình hành động.
b. Q trình ngữ pháp hóa của hàng loạt hư từ x xảy ra phụ thuộc vào ý nghĩa của tồn
câu. Chính vì đặc trưng ngữ nghĩa của những thực từ bao quanh hư từ x, đặc biệt là ý nghĩa
của động từ - vị ngữ trong câu tác động mạnh mẽ đến quá trình ngữ pháp hóa của x nên có
thể nghiên cứu q trình ngữ pháp hóa này qua ngữ nghĩa - cấu trúc của động từ - vị ngữ.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tình hình như sau:


×