Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tai lieu Quyen tre em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.03 KB, 35 trang )

MC dẫn chương trình
Như chúng ta biết: Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để nâng cao trách nhiệm của gia đình, cơ quan Nhà nước, nhà trường,
tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng các em trở
thành công dân tốt của đất nước theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hôm nay Trường THCS Phan
Đình Phùng tiến hành tổ chức truyền thông công tác chăm lo quyền lợi trẻ em. Qua buổi sinh họat này Giúp
học sinh biết các em có những quyền gì? Thực tế cuộc sống ở nơi này, nơi khác quyền của trẻ em bị xâm
phạm như thế nào? Qua những tình huống, những câu hỏi của người dẫn chương trình, các em sẽ nhận biết
Trẻ em bị phân biệt đối xử như thế nào…. Đó là lý do của buổi truyền thông hôm nay.
Trước tiên, MC xác định vị trí đứng của các khối lớp: ……………………………
A. QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ
HỌAT ĐỘNG 1: Khởi động: Trò chơi “ Kiến cắn, ong đốt, đau bụng”
Cách chơi:
- Học sinh đứng tại chỗ - Chia thành cac đơn vị lớp. GVCN và lớp trưởng theo dõi HS làm sai.
- (Thấy Tướng) làm mẫu : kiến cắn thì gãi đầu gối, ong đốt gãi đầu, đau bụng thì xoa bụng
- Giáo viên vừa hô vừa làm động tác, học sinh chỉ làm theo lời giáo viên nói chứ không làm theo giáo viên
làm.
- Tập hợp lại một số em làm sai làm sai có thể bị phạt một hoạt động vui nào đó.
HỌAT ĐỘNG 2:
BƯỚC 1: - Mỗi lớp cử 5 em , với 2 cái bảng con.
- Phát 2 tranh vẽ cho từng lớp. Các em quan sát tranh và nhận xét những nội dung thể hiện trong tranh và trả
lởi câu hỏi:
- Em nhìn thấy gì trong tranh? Theo em các trẻ em này cần được giúp đỡ như thế nào? Vì sao?
- Theo em, những nhóm trẻ nào đang sống trong hoàn cảnh đặc biệc khó khăn cần được bảo vệ?
- Từng lớp ghi lại ý kiến của nhóm mình vào tấm bảng con
Bước 2: Từng lớp nói cho cả trường nghe ý kiến của lớp mình. MC có thể đọc các ý kiến trên bảng theo
từng nhóm vấn đề.
Bước 3: MC tổng hợp ý kiến các em và trình bày về Quyền được bảo vệ của trẻ em.
Có 4 nhóm quyền :
Nhóm quyền được sống còn
Nhóm quyền được Bảo vệ


Nhóm quyền được phát triển
Nhóm quyền được tham gia
HỌAT ĐỘNG 3:
Mục tiêu: Học sinh hiểu và biết được những tình huống cụ thể mà trẻ em có thể gặp phải và cách thức giúp
đỡ các em vượt qua được tình huống đó.
Cách tiến hành:
Bước 1: MC đọc câu hỏi tình huống :
- Câu 1: Một em trai đánh giầy bị thanh niên lớn hơn rủ rê bán ma tuý để kiếm lời nhiều hơn.(Trẻ em làm
trái pháp luật)
- Câu 2: Những em gái phải đi làm thuê trong nhà hàng và thường xuyên bị chủ nhà bóc lột quá sức. (Trẻ
em bị bóc lột lao động)
- Câu 3: Trong một gia đình nghèo cô em gái ở nhà lao động giúp cha mẹ kiếm tiền cho anh trai đi học
(Trẻ em bị phân biệt đối xử)
- Câu 4: Hai em gái ở nhà quê lên thành phố bị bọn xấu rủ rê đi làm ở quán ăn nhưng thực chất là định lừa
bán sang Trung QUốc. (Trẻ em bị xâm hại tình dục)
- Câu 5: Trong bệnh viên, một người mẹ trẻ bỏ đứa con mới đẻ lại để chạy trốn trách nhiệm (Trẻ em bị bỏ
rơi hoặc bị buôn bán)
- Câu 6: Trong một gia đình có bốn đứa con, 3 đứa được đi học tiểu học, riêng một em bé bị tật nói lắp
không đượng ai để ý, không được tới trường. (Trẻ em bị tàn tật)
Bước 2: Sau khi nghe xong từng câu hỏi, MC đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
- Hãy nêu ý nghĩa của các tình huống? Tình huống đó có liên quan đến nhóm trẻ nào và các em cần
được bảo vệ ra sao?
- Giáo viên ghi ý kiến lên bảng và sắp xếp theo các ý sau:
- Giáo viên giới thiệu các điều khoản có liên quan đến Quyền được bảo vệ của trẻ. Gọi một vài em đọc to
cho cả lớp nghe các điều khoản.
Điều 2 Không phân biệt đối xử
Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch
Điều 10 Quyền được đoàn tụ với gia đình
Điều 11 Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về
Điều 16 Quyền riêng tư

Điều 19 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi
Điều 20 Bảo vệ trẻ em trong gia đình
Điều 21 Nhận lảm con nuôi
Điều 22 Trẻ em tị nạn
Điều 25 Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ
Điều 32 Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động
Điều 33 Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý
Điều 34 Quyền chống bóc lột về mặt tình dục
Điều 35 Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em
Điều 36 Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác
Điều 37 Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do
Điều 38 Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em
Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi
Điều 40 Toà án vị thành niên
B. QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN
HỌAT ĐỘNG 1: Khởi động: trò chơi (10 phút)
Cách chơi:
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
HỌAT ĐỘNG 2:
Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em.
• Trẻ sơ sinh
• Trẻ lang thang
• Trẻ phải lao động sớm
• Trẻ mồ côi
• Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV
• ….

• Trẻ em trong chiến tranh
• Trẻ em các dân tộc thiểu số
• Trẻ em bị khuyết tật
• Trẻ em tị nạn
• Trẻ em bị bỏ rơi
Các giải pháp mà xã hội và các tổ chức từ thiện khác nhau dành cho các nhóm trẻ bị thiệt thòi có
thể là gì? : Yêu cầu các lớp ghi vào bảng con những ý sau:
- Cung cấp lương thực, nhường cơm sẻ áo cho các bạn gặp khó khăn
- Chương trình tiêm phòng
- Cung cấp nơi tạm trú cho trẻ
- …..
- Giúp trẻ được đòan tụ với gia đình
- Chăm sóc y tế
- Cải thiện môi trường
- Giáo dục, dạy nghề..
- MC kết luận :
Kết luận: Trẻ em là những người còn rất non nớt, về thể xác và tinh thần các em cẩn sự giúp đỡ của người
lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái với pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động
và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi…. Chính vì thế trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, có nhiều điều
khoản để bảo vệ trẻ em
- Giáo viên giới thiệu các điều khoản có liên quan đến Quyền được sống còn của trẻ. Gọi một vài em đọc to
cho cả lớp nghe các điều khoản.
PHỤ LỤC 1: NHỮNG ĐIỀU KHỎAN CỦA CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỐNG
CÒN CỦA TRẺ EM

Điều 2 Không phân biệt đối xử
Điều 4 Thực hiện các Quyền trẻ em
Điều 5 Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em
Điều 6 Quyền được sống và phát triển
Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch

Điều 8 Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình
Điều 9 Quyền được sống cùng cha me
Điều 18 Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng
Điều 19 Quyền được bào vệ để không bị lạm dụng
Điều 21 Quyền của trẻ em không gia đình
Điều 22 Quyền dành cho trẻ em tị nạn
Điều 23 Quyền của trẻ em khuyết tật
Điều 24 Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế
Điều 26 Quyền được hưởng an tòan xã hội
Điều 27 Quyền được có mực sống thỏa đáng
Điều 28 Quyền được giáo dục
Điều 29 Quyền được giáo dục về các giá trị
Điều 30 Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ
Điều 31 Quyền được vui chơi giải trí
Điều 32 Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế
Điều 33 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy
Điều 34 Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục
Điều 35 Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc
Điều 36 Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác
Điều 37 Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác
Điều 38 Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang
Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi
Điều40 Quyền được áp dụng những quy định pháp luật dành riêng với vị thành niên
C. QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA
VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN PHÁT
TRIỂN:
- Điều 17: Quyền được thông tin
- Điều 28, 29: Quyền được giáo dục
- Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí
- Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa

- Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng
- Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)
- Điều 24 : Quyền phát triển sức khỏe và thể lực
- Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe

PHỤ LỤC
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN QUAN TỚI SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ, BÓC
LỘT, CÁC TÌNH HUỐNG KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
Điều 2 Không phân biệt đối xử
Điều 7 Quyền có tên và quốc tịch
Điều 10 Quyền được đoàn tụ với gia đình
Điều 11 Không được buôn bán trẻ em bất hợp pháp và Quyền được trở về
Điều 16 Quyền riêng tư
Điều 19 Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và bị bỏ rơi
Điều 20 Bảo vệ trẻ em trong gia đình
Điều 21 Nhận lảm con nuôi
Điều 22 Trẻ em tị nạn
Điều 25 Kiểm tra định kỳ trẻ em được giám hộ
Điều 32 Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động
Điều 33 Chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý
Điều 34 Quyền chống bóc lột về mặt tình dục
Điều 35 Quyền được bảo vệ và chống lại việc buôn bán và bắt cóc trẻ em
Điều 36 Quyền được bảo vệ và chống lại các hình thức bóc lột khác
Điều 37 Quyền được bảo vệ và chống lại việc tra tấn và tước đoạt tự do
Điều 38 Bảo vệ trẻ em trong các xung đột trẻ em
Điều 39 Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc, phục hồi
Điều 40 Toà án vị thành niên
-------------------------------------------------------------------------------------------
QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM


III. HỌAT ĐỘNG
. Khởi động : Trò chơi “Gieo hạt”
. GV cho học sinh đứng thành vòng tròn, hướng dẫn các em làm theo
+ Gieo hạt: cúi hai tay, chạm xuống đất
+ Nảy mầm: đứng thẳng người, giơ hai tay lên cao
+ Một nụ : giơ một cánh tay phải, các ngón tay chụm lại
+ Hai nụ : giơ cánh tay trái, các ngón tay chụm lại
+ Một hoa : giơ cánh tay phải, xòe bàn tay.
+ Hai hoa : giơ cánh tay trái, xòe bàn tay.
+ Gió thổi, cây lay : giơ cả hai cánh tay và lắc tòan thân sang trái, sang phải
+ Mùi hương thơm ngát : Để hai tay trước ngực đưa vòng qua đầu, và hất hai tay sang hai bên.

* Họat động 1: trẻ em cần gì để phát triển?
Cách tiến hành:
Bước 1: Mời các lớp vẽ một cây trên bảng con, dựa vào trò chơi khởi động nêu câu hỏi:
+ Muốn cây phát triển tốt cần có những yếu tố gì?
+ GV ghi những ý kiến trả lời lên bảng vào các nhánh của cây: Nước, phân, chăm sóc, đất tốt….
Bước 2: Liên hệ tới sự phát triển thể lực của trẻ em
+ Vật chất: mặc, ăn, ở, chăm sóc y tế…
+ Tinh thần: học, vui chơi, tín ngưỡng, tôn giáo, có tên, có gia đình….
Giáo viên chốt lại các lại các yếu tố mà học sinh vừa nêu và đưa ra định nghĩa về Quyền được
phát triển trong Công ước.
Kêt luận: Các Quyền được phát triển bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức và không chính
thức) nhằm giúp các em học hỏi, có tri thức và những kỹ năng cần thiết. các em cần có và có
Quyền được biết các thông tin về các vấn đề của trẻ em, đồng thời có Quyền có một mức sống và
sự chăm sóc đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí lực và xã hội của trẻ.
* Họat động 2: Vẽ tranh
Mục tiêu: thể hiện được các hình ảnh về Quyền được phát triển của trẻ em bằng các hình vẽ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên treo hoặc dán tờ giấy lớn có ghi các điều khỏan đặc biệt liên quan đến Quyền

được phát triển của trẻ em lên bảng hoặc lên tường, yêu cầu một vài học sinh đọc to các điều
khỏan đó.
Bước 2:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em /nhóm)
- Yêu cầu các nhóm vẽ thể hiện các biểu tượng có liên quan đến Quyền được phát triển của trẻ em
Ví dụ: Một người vẽ hình ảnh về giáo dục, một người khác vẽ hình ảnh vui chơi giải trí, người
khác vẽ hình ảnh về thông tin, người khác …
Bước 3: Dán tất cả các tranh lên tường để các nhóm quan sát và bình luận theo cách đổi chéo các
nhóm.
- Sau khi nghe bình luận các nhóm lắng nghe xem nhóm bạn bình luận tranh có đúng ý thể hiện
của nhóm mình không và có thể bổ sung.
Bước 4: Giáo viên gọi một số em đọc phụ lục 3 các điều khỏan trong công ước có liên quan đến
Quyền phát triển.

* Họat động 3: Vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc thực
hiện Quyền phát triển của trẻ em
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ rằng gia đình, nhà trường, xã hội có vai trò và trách nhiệm đối với
việc thực hiện Quyền được phát triển của trẻ em.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (5-6 em/lớp)
Bước 2: Phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập tình huống (Phụ lục 2)
+ Các nhóm thảo luận các tình huống đã được ghi trong phiếu bài tập của nhóm mình và phân
công sắm vai thể hiện tình huống đó.
+ Sau khi nhóm thể hiện, yêu cầu học sinh thảo luận nêu ý nghĩa của tình huống. Tình huống đó
đã vi phạm điều khỏan nào trong công ước Quyền trẻ em.
Bước 3: Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau;
1) Theo em, những điều khỏan nào trong công ước quốc tế về Quyền trẻ em mà ở Việt Nam chưa
được thực hiện đầy đủ? Vì sao? Cho ví dụ cụ thể.
2) Chúng ta những học sinh cần phải làm gì để thực hiện Quyền được phát triển của chính mình?
- Từng nhóm lần lượt trình bày ý kiến thảo luận

Bước 4: Giáo viên chốt lại ý kiến thảo luận của mỗi nhóm, nhấn mạnh các ý:
Các em cần cho người lớn biết nhu cầu được học tập, được cung cấp thông tin, được vui chơi giải
trí lành mạnh. Việc chủ động tìm kiếm thông tin, nhờ sự giúp đỡ nói lên những quan tâm lo ngại
của các em cũng sẽ góp phần làm cho Quyền được phát triển được thực hiện.
Bước 5: Giáo viên sử dụng hình ảnh cây phát triển (Phụ lục 3)
- Yêu cầu 1 học sinh đọc to các Quyền được thể hiện trên cây phát triển
- Yêu cầu 1 vài học sinh khác nhắc lại.
Lưu ý:
Giáo viên nhắc học sinh nhớ Quyền được phát triển của trẻ em có liên quan mật thiết đến Quyền
sống còn, Quyền được bảo vệ. Các tình huống sắm vai đã đề cập đến tất cả các Quyền này

THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
1. Nội dung Quyền được phát triển
a- Quyền được thông tin
Điều 17 trong công ước Quyền trẻ em có nêu: Nhà nước phải đảm bảo cho trẻ em được tiếp xúc
với những thông tin và tài liệu có xuất xứ từ các nguồn khác nhau, phải khuyến khích các phương
tiện thông tin đại chúng truyền bá thông tin có ích lợi về mặt xã hội và văn hóa đối với trẻ em,
nhà nước phải có những biện pháp bảo vệ trẻ em chống lại những tài liệu nguy hiểm.
Như vậy trẻ em có Quyền được thông tin một cách đầy đủ, giúp cho trẻ em phát triển tri thức, có
thêm hiểu biết xã hội. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì, các em cần được cung cấp thông tin để hiểu rõ
về sự thay đổi của bản thân ở tuổi dậy thì, các vấn đề xã hội đang tác động đến sức khỏe và sự
phát triển của các em.
b – Quyền được giáo dục
Điều 28, 29 có nêu mọi trẻ em đều có Quyền được học tập. nhà nước có
nghĩa vụ đảm bảo giáo dục tiểu học là bắt buột và miễn phí. Nhà trường
tôn trọng các Quyền và nhân phẩm của trẻ em. Giáo dục phải nhằm phát
triển nhân cách, tài năng, tinh thần và thể chất ở mức độ cao nhất. Chuẩn
bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp sau này, giáo dục trẻ biết kính trọng
cha mẹ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa và giá trị của
người khác.

c- Quyền được vui chơi giải trí và tham gia các họat độn văn hóa
Điều 31 có nêu, trẻ em có Quyền vui chơi, giải trí và tham gia vào các họat động văn hóa nghệ
thuật, vui chơi giải trí lành mạnh giúp cho các em phát triển về tinh thần và thể chất
d- Quyền được tự do tín ngưỡng
Điều 14 có nêu nhà nước phải tôn trọng Quyền của trẻ em được tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn
giáo theo sự hướng dẫn thích hợp của cha mẹ.
e – Quyền được phát triển về nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)
Các điều 5,6,13,14,15,56 có nêu nhà nước tôn trọng các Quyền và trách nhiệm của cha mẹ, gia
đình hướng dẫn trẻ phát triển năng lực của các em. Mọi
trẻ em có Quyền được sống, nhà nước có nghĩa vụ đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của trẻ. Trẻ em có Quyền tự do
bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.
Trẻ em có Quyền kết bạn, giao lưu với trẻ em khác và
tham gia các họat động tập thể, gia nhập hoặc lập hội.
g – Quyền phát triển sức khỏe và thể lực
Điều 24 có nêu trẻ em có Quyền được hưởng tình trạng
sức khỏe cao nhất, được chăm sóc y tế, đảm bảo cho tất cả mọi trẻ em được hưởng những dịch vụ
được chăm sóc sức khỏe.
- Quyền được lắng nghe.
Điều 12, 13 có nêu ý kiến của trẻ, phải được xem xét trong mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng
đến trẻ em.
* Định nghĩa về Quyền được phát triển
Các Quyền được phát triển bao gồm tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính
thức) và Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và
xã hội

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện Quyền phát triển của
trẻ em.
Thực hiện Quyền phát triển của trẻ em nhằm phát triển tòan diện nhân cách của trẻ - những chủ
nhân tương lai của đất nước, gia đình có trách nhiệm đảm bảo Quyền được nuôi dưỡng và được có

mức sống đầy đủ tạo điều kiện cho trẻ phát triển đầy đủ tốt về mặt thể lực, tình cảm đạo đức. Nhà
trường có trách nhiệm giáo dục hòan thiện nhân cách phát triển trí tuệ, văn hóa tinh thần, vui chơi
giải trí. Xã hội có trách nhiệm đảm bảo cho trẻ Quyền chăm sóc y tế, Quyền có họ tên khai sinh,
quốc tịch, Quyền tự do tham gia các tổ chức đòan thể, Quyền thu nhận thông tin, tự do tính
ngưỡng.
- Giáo viên cần phải
+ Tôn trọng nhân cách trẻ em
+ Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ
thuật
+ Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư
tưởng tình cảm của trẻ em
+ Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em
+ Lắng nghe ý kiến của các em
+ Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện Quyền phát triển của trẻ
em

V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN ĐẶC BIỆT TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN
PHÁT TRIỂN:
- Điều 17: Quyền được thông tin
- Điều 28, 29: Quyền được giáo dục
- Điều 31 : Quyền vui chơi giải trí
- Điều 31 : Quyền tham gia vào các họat động văn hóa
- Điều 14 Quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng
- Điều 5, 6, 13, 14, 15 : Quyền được phát triển nhân cách (về mặt xã hội và tâm lý)
- Điều 24 : Quyền phát triển sức khỏe và thể lực
- Điều 12, 13 : Quyền được lắng nghe

PHỤ LỤC 2

1. Lan là học sinh lớp 5, em học giỏi được cô giáo và các bạn yêu quý, nhưng vì nhà nghèo, bó
nghiện rượu, mẹ phải tần tảo nuôi 5 chị em Lan. Bố của Lan bắt em phải nghỉ học để ở nhà giúp
mẹ. Lan cố gắng thuyết phục nhưng không được Lan rất buồn và mong ước được đến trường.
2. Ngọc là cô gái có giọng hát hay và hay hát. Ngọc được cô giáo và các bạn giới thiệu tham gia
vào đội văn nghệ của trường chuẩn bị cho ngày 20/11. Khi các bạn đến rủ Ngọc đi tập văn nghệ,
Ngọc xin phép bố mẹ nhưng bố nhất định không cho đi, Ngọc đã trốn đi và bị bố đánh trước mặt
bạn bè của Ngọc.
3. Tuấn là một học trò thông minh, được nhiều bạn bè yêu quý nên bạn bè rất hay gọi điện cho
Tuấn. Bố mẹ Tuấn cho rằng các bạn có thể sẽ rủ Tuấn đi chơi nên thường quản lý bằng cách nghe
trộm điện thọai. Một hôm Phương gọi điện mời Tuấn đến nhà chơi. Tuấn xin phép bố mẹ, nhưng
chưa kịp nói lý do thì bố mẹ đã không cho đi. Tuấn tỏ ra bực tức khi biết bố mẹ thường xuyên
nghe trộm điện thọai của mình.
4. Bố mẹ Đức đã ly hôn, bố đã đi lấy vợ và mẹ củng đi lấy chống, còn em ở nhà với bà. Vì bà quá
già yếu, không nuôi được em, nên gửi cho người bác ruột nuôi dưỡng. Em đã bị ngược đãi. Cả nhà
sai khiến mọi việc em không có thời gian học bài. Đức học ngày một kém đi vì kém đi vì mệt mỏi
và buồn tủi, em đã bỏ nhà đi lang thang.

PHỤ LỤC 3
CÂY PHÁT TRIỂN
-------------------------------------------------------------------------------------------
Lớp 6
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM
I. MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh:
. Hiểu được các Quyền được sống còn của trẻ em là một trong các nhóm Quyền cơ bản được ghi nhận trong công
ươớ quốc tế về Quyền trẻ em.
. Chỉ ra những tình huống đe doạ sự sống còn của trẻ em
. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến Quyền sống còn của trẻ em.
. Nâng cao ý thức thực hiện Quyền sống còn của trẻ em


II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Bảng con lớn
- Phấn viết, xốp lau.
- Bộ tranh về Quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Khởi động : Món Salat (10 phút)
Cách chơi:
- Cả lớp ngồi thành vòng tròn mỗi người một ghế
- Điểm danh bằng tên các trái cây, rau quả có thể làm nên món salat. Lập đi , lặp lại cho đến
hết.
- Người quản trò đứng ở giữa hô: “Su hào thì tất cả những người có tên Su hoà đứng dậy đổi
chổ cho nhau.” Khi đó người quản trò cũng nhanh chóng ngồi vào một ghế. người nào dư ra
người đó phải làm quản trò và hô tiếp các rau quả khác.
- Nếu hô “Món salat” thì tất cả mọi người phải đứng dậy đổi chổ cho nhau. Lưu ý phải tìm ghế
đối diện mình, chứ không đước dịch ngay sang ghế bên cạnh
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: “Các nhóm Quyền của trẻ em “
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về công ước quốc tế Quyền trẻ em đã được học ở Chương
trình giáo dục công dân.
Các thực hiện:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã biết về Quyền trẻ em. Các em có thể cho biết ý kiến
dựa trên bài đã được học hoặc từ những gì các em biết được qua báo chí, bạn bè hay gia đình về Quyền trẻ em.
Bước 2: Ghi lên bảng ý kiến của các em
Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến các em, dẫn dắt vào phần trình bảy các nội dung cơ bản:
Kết luận :
Công ước về Quyền trẻ em là luật quốc tế để bảo vệ Quyền trẻ em bao
gồm 54 điều khoản.
Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn
thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989.
Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê
chuẩn.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn công ước của Liên hiệp Quốc về Quyền trẻ em
Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản (theo công thức 4-3-
1) sau:
Bốn nhóm Quyền
+ Quyền được sống còn
+ Quyền được bảo vệ
+ Quyền được phát triển
+ Quyền được tham gia
Việc phân chia 4 nhóm Quyền này chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế, các nhóm Quyền có liên hệ chặt chẽ
và mật thiết với nhau.
Ba nguyên tắc
+ Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người đưới 18 tuổi.
+ Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng bình đẳng cho mọi trẻ em mà không
có sự phân biệt đối xử.
+ Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em

* Họat động 2: Thế nào là Quyền sống còn của trẻ em?
Mục tiêu: Giúp cho học sinh nhận thức được rằng trong xã hội của chúng ta có những nhóm trẻ mà Quyền sống
còn đang bị đe dọa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Chia lớp thành 4-5 em.
Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận:
+ Hãy tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan đến Quyền sống còn của trẻ em ?
+ Những gì các em đang xem trong tranh có diễn ra trong thực tế cuộc sống không? Hãy nêu các ví dụ
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Bước 4: Giáo viên liệt kê các nhóm trẻ em mà các nhóm vừa nêu lên bảng, tổng hợp ý kiến trình bày của các em.
• Trẻ sơ sinh
• Trẻ lang thang
• Trẻ phải lao động sớm

• Trẻ mồ côi
• Trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV
• ….
• Trẻ em trong chiến tranh
• Trẻ em các dân tộc thiểu số
• Trẻ em bị khuyết tật
• Trẻ em tị nạn
• Trẻ em bị bỏ rơi
• …

Kết luận: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu
cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm
sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời

* Hoạt động 3: Những yếu tố cần thiết để bảo đảm Quyền sống còn của trẻ em.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các yếu tố cần thiết để bảo đảm và tăng cường Quyền sống
còn của trẻ em.
Các tiến hành:
Bước 1 : Chia lớp thành 6 nhóm, cử 2 nhóm đóng vai dựa theo một trường hợp cụ thể:

Các tình huống và câu hỏi thảo luận:
Tình huống 1: Thắng là một em trai 10 tuổi, bị liệt một chân. Cha me em làm nghể nông.
Trong một lần khi đi thăm bà con ở xa, học đã bị tai nạn ôtô và chết. Thắng có hai người thần
là cô ruột và chú ruột nhưng họ không muốn nuôi em. Gia đình họ đông con và rất khó khăn về
kinh tế. Thắng đành bỏ nhà lang thang đi xin ăn để kiếm sống.
* Câu hỏi thảo luận:
- Những Quyền gì của em Thắng đã bị ảnh hưởng?
- Những nguy cơ nào có thể xảy ra với Thắng khi em kiếm sống trên đường phố?
- Ai có thể giúp đỡ em Thắng?


* Câu hỏi thảo luận:
- Những Quyền nào của em đã bị vi phạm?
- Làm thế nào để bảo vệ những trẻ em này?
Kết luận: Những nguy cơ đe dọa sự sống còn của trẻ em hiện nay gồm:
· Thiên tai
· Nạn đói
· Bị người lớn lạm dụng sức lao động
· Bị đánh đạp, xâm hại
· Bị người lớn bỏ rơi
· ….

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×