Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.57 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Nguyễn Thị Phương Dung

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA – DÂN TỘC
TRONG THÀNH NGỮ SO SÁNH VIỆT – ANH
CÓ YẾU TỐ TÍNH TỪ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602211

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


LỜI CẢM ƠN

*******
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Hoàng – người đã hết lòng chỉ bảo và dìu dắt
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học. Cảm ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các bạn hữu đã động viên tôi trong thời gian qua.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010
Học viên


Nguyễn Thị Phương Dung


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 2
5T

T
5

MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 3
5T

T
5

Mở đầu ............................................................................................................................................. 5
5T

T
5

0.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 5
5T

5T

0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 5
5T


5T

0.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 7
5T

5T

0.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 7
5T

5T

0.5. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................................................. 8
5T

5T

0.6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................................... 8
5T

5T

0.7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 9
5T

5T

0.8. Bố cục của luận văn ............................................................................................................... 9
5T


5T

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan.................................................................... 10
5T

T
5

1.1. Thành ngữ so sánh ............................................................................................................... 10
5T

5T

1.1.1. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt ............................................................................... 10
5T

T
5

1.1.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 10
T
5

5T

1.1.1.2. Phân loại ................................................................................................................ 10
T
5

5T


1.1.1.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ..................................................... 11
T
5

T
5

1.1.2. Thành ngữ so sánh trong tiếng Anh (simile) .................................................................. 13
5T

T
5

1.1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 13
T
5

5T

1.1.2.2. Phân loại ................................................................................................................ 14
T
5

5T

1.1.2.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh với “AS” (As- simile) ................................................ 15
T
5


T
5

1.2. Tính chất văn hóa - dân tộc trong thành ngữ so sánh ............................................................ 17
5T

T
5

1.2.1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ............................................................................... 17
5T

T
5

1.2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từ ............................................................................................. 17
5T

5T

1.2.3. Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh.................................................... 19
5T

T
5

1.3. Cơ sở đối chiếu thành ngữ so sánh giữa hai ngôn ngữ .......................................................... 21
5T

T

5

1.4. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh Việt - Anh chứa tính từ............................................ 22
5T

T
5

1.4.1. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt ......................................................... 24
5T

T
5

1.4.2. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng Anh ......................................................... 26
5T

T
5

1.4.3. Nhận xét ....................................................................................................................... 29
5T

5T

1.5. Đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh Việt – Anh chứa tính từ .................................... 30
5T

T
5


1.5.1. Đối tượng so sánh tiếng Việt ......................................................................................... 30
5T

5T

1.5.1.1. Đối tượng so sánh là danh từ (hoặc cụm danh từ) ................................................... 30
T
5

T
5

1.5.1.2. Đối tượng so sánh là động từ (hoặc cụm động từ) .................................................. 33
T
5

T
5

1.5.1.3. Đối tượng so sánh là cụm Chủ- Vị ......................................................................... 34
T
5

T
5

1.5.2. Đối tượng so sánh tiếng Anh ......................................................................................... 35
5T


5T

1.5.2.1. Đối tượng so sánh là động vật ................................................................................ 35
T
5

T
5


1.5.2.2. Đối tượng so sánh là con người và các bộ phận cơ thể người ................................. 36
T
5

T
5

1.5.2.3. Đối tượng so sánh là thực vật ................................................................................. 37
T
5

T
5

1.5.2.4. Đối tượng so sánh là vật tạo tác.............................................................................. 38
T
5

T
5


1.5.2.5. Đối tượng so sánh là thực phẩm ............................................................................. 39
T
5

T
5

1.5.2.6. Đối tượng so sánh là sự vật, hiện tượng tự nhiên .................................................... 39
T
5

T
5

1.5.3. Nhận xét ....................................................................................................................... 40
5T

5T

Chương 2: Sự thể hiện đặc trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ ........ 43
5T

T
5

2.1. Đặc trưng văn hoá - dân tộc thể hiện qua đối tượng so sánh ................................................. 43
5T

T

5

2.1.1. Đối tượng so sánh chứa yếu tố con người và bộ phận cơ thể người ............................... 43
5T

T
5

2.1.2. Đối tượng so sánh chứa yếu tố động vật ........................................................................ 47
5T

T
5

2.1.3. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực vật ......................................................................... 55
5T

T
5

2.1.4. Đối tượng so sánh chứa yếu tố thực phẩm ..................................................................... 56
5T

T
5

2.1.5. Đối tượng so sánh là vật tạo tác .................................................................................... 59
5T

T

5

2.2. Đặc trưng văn hóa – dân tộc thể hiện qua đối chiếu đối tượng so sánh ................................. 61
5T

T
5

2.2.1. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ tính cách, ứng xử .................. 62
5T

T
5

2.2.2. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ trạng thái tâm-sinh lí con người
............................................................................................................................................... 65
5T

T
5

2.2.3. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ hình dạng, kích thước, số lượng
............................................................................................................................................... 70
5T

T
5

2.2.4. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị.......................... 71
5T


T
5

2.2.5. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ đặc trưng, tính chất sự vật ..... 74
5T

T
5

2.3. Tiểu kết ............................................................................................................................... 78
5T

T
5

Kết luận.......................................................................................................................................... 79
5T

T
5

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 81
5T

5T

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 87
5T


T
5


Mở đầu
0.1. Lý do chọn đề tài
Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày từ
bao đời nay. Đây là hiện tượng thú vị, thu hút rất nhiều công trình nghiên cứu. Cho đến nay thành
ngữ tiếng Việt đã được khai thác trên nhiều phương diện: cấu trúc, chức năng, ngữ nghĩa, nguồn
gốc, so sánh đối chiếu với thành ngữ ở các ngôn ngữ khác… Nhưng nghiên cứu thành ngữ dưới góc
độ ngôn ngữ học văn hóa vẫn cần được đi sâu hơn nữa.
Ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt của văn hóa và thành ngữ đặc biệt phản ánh ảnh hưởng
của văn hóa lên ngôn ngữ. Ngôn ngữ phục vụ hoạt động xã hội của con người và thành ngữ gần như
là tấm gương của cuộc sống. Có nhiều hình ảnh mang tính văn hóa trong các thành ngữ, tuy chúng
không phải hạt nhân của cấu trúc thành ngữ nhưng lại là hạt nhân trong ý nghĩa thành ngữ.
“Ngôn ngữ không thể tồn tại mà không là một yếu tố cấu thành của văn hóa. Là một phần của
ngôn ngữ, thành ngữ chứa đựng những câu nói, tục ngữ được đặc trưng hóa bởi cụm từ hàm súc,
giàu ý nghĩa và hình ảnh ví von liên quan tới địa lí, lịch sử, niềm tin tôn giáo và tập tục xã hội” (Li
Ruihua, 1996).
Do vậy việc đối chiếu thành ngữ giữa hai ngôn ngữ để chỉ ra đặc trưng văn hóa - dân tộc bên
cạnh cái phổ quát trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay là một vấn đề cần thiết, mang nhiều
ý nghĩa. Qua đó mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, tâm lý, văn hóa dân tộc cũng sẽ được nhìn
nhận một cách có căn cứ.
Từ khi ra đời cho tới nay, ngôn ngữ học văn hóa đã thu hút nhiều sách, luận án, luận văn
nghiên cứu về nó, hứa hẹn một lĩnh vực nghiên cứu đầy hấp dẫn. Bản thân người viết cũng thực sự
thích thú lĩnh vực nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết luôn mong sẽ
đóng góp thêm cứ liệu cho ngôn ngữ học văn hóa nói riêng và ngôn ngữ nói chung.
Đối chiếu thành ngữ Anh-Việt dưới góc độ đặc trưng văn hóa- dân tộc không phải là vấn đề
mới, cũng đã có khá nhiều luận án, luận văn, sách vở nghiên cứu đề tài này. Nhưng ở đây chúng tôi
chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đây

là một vấn đề vẫn còn chưa được đi sâu nghiên cứu.
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam người ta đã quan tâm tới văn hóa học và mối
quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ. Năm 1992, hội thảo quốc gia “Việt Nam- những vấn đề ngôn
ngữ và văn hóa” đã được tổ chức. Trần Ngọc Thêm đã xây dựng thành công môn học “Cơ sở văn
hóa Việt Nam” trong chương trình giảng dạy đại học. Trên cơ sở đó, Trần Ngọc Thêm đã đề xuất
việc thành lập môn học mới “Ngôn ngữ học văn hóa”.


Về các công trình nghiên cứu chuyên sâu ngôn ngữ và văn hóa, có thể nói tới quyển “Tìm
hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những
dân tộc khác) của Nguyễn Đức Tồn [71] và quyển “Một số vấn đề giao tiếp giao văn hóa” của
Nguyễn Quang [55]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn đi theo hướng lý thuyết tâm lý
ngôn ngữ học tộc người, làm rõ đặc trưng văn hóa- dân tộc của sự phạm trù hóa và định danh thế
giới khách quan, của ngữ nghĩa và tư duy ngôn ngữ ở người Việt trong sự so sánh với các dân tộc
khác như Nga… Công trình của Nguyễn Quang xuất phát từ các mô hình tư duy văn hóa của
Kaplan, tác giả xem xét hoạt động giao tiếp trên sự kết hợp thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ và kết
quả nghiên cứu của các bộ môn quan yếu để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về giao tiếp
giao văn hóa.
Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các luận án, luận văn theo hướng
nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện văn hóa. Có những luận án, luận văn đáng chú ý sau đây:
- Luận án phó tiến sĩ “Đối chiếu thành ngữ Nga- Việt trên bình diện giao tiếp” của Nguyễn
Xuân Hòa [35]
- Luận án tiến sĩ “Phương thức dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá con người giữa các
ngôn ngữ Việt- Anh- Nga” của Trần Thị Lan [49]
- Luận án tiến sĩ “Điển cố với các đặc trưng ngôn ngữ và nội hàm văn hóa của chúng (trên
cứ liệu điển cố Nga, Anh, Việt) của Nguyễn Văn Chiến [10]
- Luận án tiến sĩ “Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ -văn hóa trong diễn ngôn của người
Việt học tiếng Anh” của Phạm Đăng Bình [6]
- Luận án tiến sĩ “Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa của nhóm từ chỉ động thực vật tiếng

việt (so sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Thanh Tùng [73]
- Luận văn thạc sĩ “Đặc điểm hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh tiếng Việt (so
sánh với thành ngữ tiếng Anh) của Lâm Bá Sĩ [60]
- Luận văn thạc sĩ “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với
thành ngữ tiếngAnh) của Nguyễn Thị Bảo [4]
- Luận văn thạc sĩ “Đặc trưng ngôn ngữ- văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người
trong thành ngữ tiếng Việt (So sánh với tiếng Anh) của Nguyễn Thị Phương [54].
Theo sự tổng kết của Nguyễn Thiện Giáp [22], đặc trưng văn hóa- dân tộc của tiếng Việt đã
được nghiên cứu ở các khía cạnh sau: 1. Cách phản ánh, cách phân cắt thực tại của tiếng Việt khác
với các ngôn ngữ khác. 2. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng trong tiếng Việt. 3. Đặc trưng văn hóadân tộc ở thành ngữ tiếng Việt. 4. Đặc trưng văn hóa dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện tượng
biến đổi nghĩa và cơ cấu ý nghĩa của từ. 5. Đặc trưng văn hóa-dân tộc của tiếng Việt thể hiện ở hiện


tượng kiêng kị và biểu trưng. Trong đó ông đánh giá “Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành
ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Việt Nam” [22, tr 378].
Có rất nhiều bài viết nghiên cứu về thành ngữ trong các tạp chí chuyên ngành đi theo hướng
đi này. Có thể nhắc tới như: “Bình diện văn hoá- ngôn ngữ của nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt”
(Như Ý, [81, tr 80-82]); “Vai trò của tri thức nền trong việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ”
(Nguyễn Xuân Hoà, [34, tr 30-33]); “Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi động vật
tiếng Việt” (Nguyễn Thúy Khanh, [44, tr 3]); “Các con vật và một số đặc trưng của chúng được cảm
nhận từ góc độ của dân gian và khai thác để đưa vào kho tàng thành ngữ tiếng Việt” (Phan Văn
Quế, [56, tr 14-16]); “Hình ảnh gấu trong thành ngữ (trên cứ liệu tiếng Việt- Nga- Anh- Pháp và
một số tiếng Châu Âu khác) (Huỳnh Công Minh Hùng, [39, tr 3-5]); “Thành ngữ chỉ “tay” và
“chân” với đặc trưng văn hoá dân tộc” (Nguyễn Thị Thu, [67, tr 22-26])…
Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là thành ngữ
trên phương diện văn hoá - dân tộc khá phong phú. Riêng về thành ngữ so sánh, đặc biệt là thành
ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ, vẫn chưa thấy một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về khía
cạnh đặc trưng văn hoá dân tộc. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, luận văn
này tiến hành thống kê, phân loại, miêu tả thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và
dựa vào đó để so sánh, đối chiếu với thành ngữ so sánh tiếng Anh chứa “as”, qua đó tìm hiểu đặc

trưng văn hoá-dân tộc ở hai ngôn ngữ.
0.3. Mục đích nghiên cứu
Người viết thực hiện đề tài: “Đặc trưng văn hoá- dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt- Anh có
yếu tố tính từ” nhằm mục đích chính là tìm ra nét đặc trưng văn hoá-dân tộc trong thành ngữ so sánh
Việt chứa yếu tố tính từ qua sự đối chiếu so sánh với thành ngữ Anh. Để đạt được mục đích đó,
chúng tôi đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Tập hợp, thống kê, miêu tả thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong hai ngôn ngữ Việt và
Anh,
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá thông qua cứ liệu thành ngữ so sánh chứa
yếu tố tính từ,
- Tìm ra đặc trưng văn hoá- dân tộc cũng như cái phổ quát chung trong tiếng Việt và tiếng
Anh thông qua đối chiếu thành ngữ so sánh Việt- Anh chứa yếu tố tính từ.
0.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt trong sự so sánh với thành ngữ tiếng Anh trên
phương diện văn hóa- dân tộc. Nhưng bản thân thành ngữ là một vấn đề rất rộng. Chính vì vậy


chúng tôi giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu hẹp hơn: thành ngữ so sánh có chứa yếu tố tính
từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các thành ngữ so sánh có chứa yếu tố tính từ rất quen
thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt và người Anh. Chúng tôi chỉ xét những thành ngữ so
sánh có yếu tố tính từ xuất hiện trong cấu trúc bề mặt của thành ngữ, chẳng hạn: “đắt như tôm tươi”,
“đỏ như tôm luộc”, “chua như giấm”.v.v.. Với các thành ngữ so sánh ngầm chứa các yếu tố tính từ
(yếu tố tính từ không xuất hiện trực tiếp trong bề mặt thành ngữ, chúng chỉ được hiểu ngầm) như:
“Như cá nằm trên thớt” (nguy hiểm), “như diều gặp gió” (thuận lợi)… tạm thời chúng tôi sẽ không
khảo sát tới vì tính mơ hồ trong phân định ngữ nghĩa của chúng.
Việc đối chiếu, so sánh thành ngữ giữa hai ngôn ngữ Việt- Anh trong luận văn này được tiến
hành trên bình diện văn hoá dân tộc.
0.5. Tư liệu nghiên cứu
Để thống kê, tập hợp các thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh,

chúng tôi đã dựa vào từ điển, sách của các tác giả uy tín. Về tư liệu thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi
chọn: “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, “Thành ngữ học tiếng Việt”
của Hoàng Văn Hành, “Từ điển thành ngữ tiếng Việt” (2002) và “Đại từ điển tiếng Việt” (1999) do
Nguyễn Như Ý chủ biên, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân. Về thành ngữ
tiếng Anh, chúng tôi chọn các từ điển và phần mềm uy tín như: “Oxford Advanced Learner’s
T
3

Dictionary” và phần mềm tương ứng, phần mềm Từ điển Lạc Việt, “Oxford Dictionary of English
T
3

Idioms” (1993, Oxford University Press), “Oxford Learner’s Dictionary of English Idioms” (1994,
Oxford University Press). Dựa trên các nguồn ngữ liệu này, chúng tôi thống kê được 416 thành ngữ
so sánh Việt và 335 thành ngữ so sánh Anh chứa yếu tố tính từ.
Nếu trong tiếng Anh, tính từ là khái niệm rất rõ ràng về chức năng, hình thức, vị trí trong câu,
thì trong tiếng Việt, đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Việc nhận diện tính từ và động từ còn gặp
nhiều khó khăn. Có nhiều từ nằm giữa ranh giới tính từ và động từ, chưa có sự giải quyết nào thỏa
đáng. Trong luận văn này, để xác định tính từ khi tập hợp thành ngữ so sánh chứa tính từ tiếng Việt,
chúng tôi dựa vào “Đại từ điển tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý.
0.6. Đóng góp của luận văn
*Về ý nghĩa khoa học:
Luận văn này:
- Tiếp tục hướng nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt trên bình diện văn hoá dân tộc, góp phần
hoàn thiện bộ môn thành ngữ;
- Khẳng định mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa;


- Góp phần bổ sung cứ liệu cho lý thuyết ngôn ngữ học văn hóa và ngôn ngữ học đối chiếu;
- Chỉ ra đặc trưng dân tộc trong tư duy so sánh.

*Về ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn này có thể:
- Góp phần định hướng việc dịch thành ngữ Việt-Anh;
- Góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cho người Anh và ngược lại;
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thành ngữ tiếng Việt trong nhà trường.
0.7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp thống kê: nhằm thống kê các thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng
Việt và tiếng Anh để làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu.
-Phương pháp phân tích- tổng hợp và miêu tả: nhằm phân tích ngữ nghĩa và đặc trưng văn hoá
dân tộc của các thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
-Phương pháp đối chiếu- so sánh: nhằm tìm ra nét tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ, văn
hoá-dân tộc của người Việt và người Anh.
Chúng tôi sẽ vận dụng kết hợp các phương pháp này trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
0.8. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương một-“Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan”: là chương cung cấp các vấn đề lý
thuyết liên quan tới đề tài. Chúng tôi sẽ trình bày các vấn đề khái niệm, phân loại, đặc điểm của
thành ngữ so sánh trong hai ngôn ngữ Việt và Anh. Bên cạnh đó chúng tôi trình bày vấn đề đặc
trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh cũng như cơ sở để đối chiếu thành ngữ so sánh giữa
hai ngôn ngữ. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát yếu tố tính từ và đối tượng so sánh trong thành ngữ
so sánh Việt – Anh chứa yếu tố tính từ.
Chương hai-“Sự thể hiện đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh
có yếu tố tính từ”: sẽ đi sâu miêu tả và đối chiếu thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng
Việt và tiếng Anh. Trên cơ sở đối chiếu đối tượng so sánh và phân tích hình ảnh so sánh, chúng tôi
tập trung làm rõ đặc trưng văn hoá - dân tộc được thể hiện qua thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ
trong hai ngôn ngữ.


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và những vấn đề hữu quan


1.1. Thành ngữ so sánh
1.1.1. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm
Thành ngữ - đơn vị tương đương với từ - là một hiện tượng phổ biến trong bất cứ ngôn ngữ
nào.Việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt cũng đã thu hút rất nhiều nhà Việt ngữ học.
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” (1996): “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố
định có tính nguyên khối về nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với
tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ
riêng biệt ở trong câu” [80, tr. 271]. Mai Ngọc Chừ thì cho rằng “Thành ngữ là cụm từ cố định,
hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/và gợi cảm” [11, tr.
153–165]. Như vậy có thể xem thành ngữ là những cụm từ cố định, có chức năng gọi tên sự vật,
phản ánh hiện tượng một cách giàu hình ảnh.
Theo Mai Ngọc Chừ, thành ngữ tiếng Việt bao gồm thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả
ẩn dụ. Hoàng Văn Hành phân loại thành ngữ cụ thể hơn: thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, thành ngữ
ẩn dụ hoá phi đối xứng, thành ngữ so sánh. Chung quy lại, thành ngữ so sánh được xem là một bộ
phận cấu thành nên thành ngữ tiếng Việt.
Theo Mai Ngọc Chừ, thành ngữ so sánh là “những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so
sánh. Ví dụ: lạnh như tiền, rách như tổ đỉa, cưới không bằng lại mặt,...” [11, tr.153-165]. Thành
ngữ so sánh được Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học Tiếng Việt” định nghĩa: “là một tổ hợp từ
bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh, với nghĩa biểu trưng, kiểu rách như tổ đỉa, khỏe như vâm, như
cá nằm trên thớt, nhảy như choi choi,… [30, tr. 97]. Như vậy, thành ngữ so sánh là một cụm từ có
tính cố định, hàm chứa một kết cấu so sánh giàu hình ảnh biểu trưng.
1.1.1.2. Phân loại
Thành ngữ so sánh là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: đẹp như tranh vẽ, ăn như hổ, như nước đổ
đầu vịt,... Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác:
A ss B: trong đó A là vế được so sánh (chúng tôi tạm gọi là đối tượng được so sánh), B là vế đưa ra
để so sánh (chúng tôi tạm gọi là đối tượng so sánh), còn ss là từ so sánh: như, bằng,hơn, tựa, hệt,
tày,... Tuy nhiên, sự xuất hiện của thành ngữ so sánh trong thực tế tiếng Việt lại khá đa dạng, trong
nhiều trường hợp nó không đủ ba thành phần như mô hình tổng quát trên.



Mai Ngọc Chừ trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”(1997) [11, tr. 153–165] đã phân
thành ngữ so sánh ra các dạng phổ biến sau:
*A.ss.B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: đắt như tôm tươi, nhẹ tựa lông
hồng, lạnh như tiền, dai như đỉa đói, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lừ đừ như ông từ vào đền,...
*(A).ss.B: Ở kiểu này, thành phần A của thành ngữ so sánh có thể xuất hiện hoặc không,
nhưng nghĩa vẫn không thay đổi, người ta vẫn lĩnh hội ý nghĩa của thành ngữ ở dạng toàn vẹn. Ví
dụ: (rẻ) như bèo, (chắc) như đinh đóng cột, (vui) như mở cờ trong bụng, (to) như bồ tuột cạp,
(khinh) như rác, (khinh) như mẻ, (chậm) như rùa,...
*ss.B: Ở dạng này, thành phần A không nằm trong cấu trúc của thành ngữ. Khi đi vào hoạt
động trong câu nói, thành ngữ kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, phụ thuộc vào
tình huống giao tiếp, nhưng nhất thiết phải có. A là của câu nói và nằm ngoài thành ngữ. Ví dụ: Ta
có thành ngữ “như mẹ chồng với nàng dâu”, tuỳ tình huống mà có A khác nhau, chẳng hạn: ăn ở với
nhau như mẹ chồng với nàng dâu, xử sự với nhau như mẹ chồng với nàng dâu, giữ ý giữ tứ với nhau
như mẹ chồng với nàng dâu,…
Có thể kể ra một số thành ngữ kiểu này như: như tằm ăn rỗi, như vịt nghe sấm, như con chó
ba tiền, như gà mắc tóc, như đỉa phải vôi, như ngậm hột thị,...
1.1.1.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ
Trong thành ngữ so sánh, vế A có thể là tính từ chỉ thuộc tính, đặc trưng, tính cách, tâm
trạng,… (trắng như tuyết, bẩn như ma lem, nhát như thỏ đế, chậm như rùa, hiền như bụt, lừ đừ
như ông từ vào đền,…), hoặc là động từ biểu thị các trạng thái hoạt động (ăn như mèo, nói như đấm
vào tai, kêu như cháy nhà,…), hoặc cũng có thể là danh từ chỉ sự vật, hiện tượng được so sánh
(chấy rận như sung, kẻ cắp như rươi, quân lệnh như sơn,...), thậm chí có thể là cụm chủ- vị thể
hiện một hiện tượng xã hội, tâm lý (quan thấy kiện như kiến thấy mỡ, gái gần hơi trai như thài lài
gặp cứt chó,..).
Như vậy, thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ là những thành ngữ có cấu trúc “A ss B”, mà
trong đó “A” là tính từ chỉ thuộc tính, đặc điểm, tính cách, tâm trạng,… của con người hay sự vật.
Thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ cũng mang những đặc điểm của thành ngữ so sánh nói
chung.

Trong thành ngữ so sánh, thành phần biểu thị quan hệ so sánh (ss) và đối tượng so sánh (vế B)
là bộ phận bắt buộc và ổn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu. Nếu phá vỡ cấu trúc so
sánh này thì sẽ không còn thành ngữ so sánh nữa. Sự lựa chọn từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh và
đối tượng so sánh mang tính dân tộc sâu sắc (Vấn đề này cũng là nội dung trọng tâm của luận văn,
sẽ được làm rõ ở những phần tiếp theo).


Vế A (vế được so sánh hay đối tượng được so sánh) trong thành ngữ so sánh là vế bắt buộc
trong cấu trúc sâu, nhưng không nhất thiết phải xuất hiện trên cấu trúc bề mặt như ở thành ngữ so
sánh có cấu trúc “như B”. Điều này cho thấy khả năng ẩn hiện rất linh hoạt của A trong thành ngữ
so sánh tiếng Việt. Riêng trong thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ, chúng tôi chỉ xét đến trường
hợp vế “A” xuất hiện trên bề mặt cấu trúc.
Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như; ngoài ra còn những từ so
sánh khác, chẳng hạn: tựa, tựa như, như thể, bằng, tày, hơn,... ( ví dụ: gương tày liếp, coi trời bằng
vung, tội tày đình, cưới không bằng lại mặt,...) nhưng những thành ngữ dùng các từ so sánh này rất
hiếm. Từ so sánh phổ biến trong thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ cũng là từ “như”, rất ít khi
gặp các trường hợp như: bé bằng con kiến, quý hơn vàng,...
Trong một vài trường hợp, từ so sánh có thể lược bỏ đi mà nghĩa của phát ngôn không
phương hại gì. Chính khả năng tiềm ẩn này là tiền đề cho quá trình chuyển hóa thành ngữ so sánh
thành những tổ hợp ẩn dụ hóa. Hoàng Văn Hành đã đưa ra vài ví dụ cho trường hợp này: lặng tờ
(lặng như tờ), lặng cá (lặng như cá), đen thui (đen như thui), bé hạt tiêu (bé như hạt tiêu),... Ông
còn cho rằng: “việc chuyển hóa thành ngữ so sánh sang từ có nghĩa ẩn dụ cũng là một quá trình
biến đổi ngữ nghĩa có tính quy luật” [30 , tr.103].
Vế B (đối tượng so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh, làm rõ cho A, mặt
khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái,... được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời
sống văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt. Đối chiếu với thành ngữ so sánh của các ngôn
ngữ khác, ta dễ thấy sắc thái dân tộc của mỗi ngôn ngữ được thể hiện một phần ở đó. Điều này cắt
nghĩa tại sao ít có sự tương đương hoàn toàn giữa các thành ngữ so sánh (cũng như thành ngữ nói
chung) ở hai ngôn ngữ. Có khi cách biểu hiện có sự tương đồng về hình ảnh, nhưng giá trị về nội
dung lại rất khác nhau. Chẳng hạn, cùng là nóng như lửa, nhưng trong tiếng Việt thì nói về tính tình,

còn trong tiếng Anh as hot as fire lại nói về nhiệt độ.
Vế B trong thành ngữ so sánh nói chung và thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ nói riêng có
cấu trúc không thuần nhất:
-B có thể là một danh từ (hoặc cụm danh từ). Ví dụ: nhát như thỏ, nóng như lửa, lạnh như tiền,
nợ như chúa Chổm, đắng như bồ hòn, len lét như rắn mùng năm,...
-B có thể là một động từ (hoặc cụm động). Ví dụ: giống như in, nóng như đốt, dễ như trở bàn
tay, nóng như hơ lửa,…
-B có thể là một cụm chủ- vị (một mệnh đề). Ví dụ: lừ đừ như ông từ vào đền, vênh váo như bố
vợ phải đấm, sợ như đĩ thấy cha, tất tưởi như nợ đuổi sau lưng,...


Nếu cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng thì thành ngữ so sánh ít biến dạng hơn. Lí do
chính ở chỗ thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chúng phải chặt chẽ và bền vững về mặt cấu trúc
và ý nghĩa.
1.1.2. Thành ngữ so sánh trong tiếng Anh (simile)
1.1.2.1. Khái niệm
Loại ngữ cố định tiếng Anh có kết cấu và chức năng tương đương với thành ngữ so sánh tiếng
Việt được gọi là “simile”. Chúng tôi tạm gọi “simile” là thành ngữ so sánh tiếng Anh. Trong ngôn
ngữ học Anh-Mỹ, vẫn còn quan điểm chưa thống nhất về simile và idiom (thành ngữ). Bên cạnh
quan điểm của nhiều nhà ngôn ngữ học cho simile là một bộ phận đặc biệt của idiom, có quan điểm
khác cho hai khái niệm này không bao hàm nhau, simile là một dạng lời nói giàu hình ảnh, mang nét
riêng về cấu tạo cũng như chức năng, tồn tại độc lập bên cạnh idiom (thành ngữ) hay metaphor (ẩn
dụ). Do đó nhiều người Anh-Mỹ có sự phân biệt khá rõ ràng về simile (tạm gọi là thành ngữ so
sánh) và idiom (thành ngữ).
J. Seidl và W. McMordie trong “English idioms” đưa ra định nghĩa về idiom (thành ngữ): “là
một nhóm từ mà khi kết hợp với nhau sẽ có nghĩa khác với nghĩa của từng từ” (a number of words
which, when taken together, have a different meaning from the individual meanings of each word)
[87, tr.13].
Từ điển “Webster's New World College Dictionary” (2010) định nghĩa về idiom như sau: “là
một cụm từ được nhận biết như một đơn vị trong một ngôn ngữ, có nghĩa khác với ngữ nghĩa thông

thường hoặc khác với tập hợp nghĩa đen của các từ tạo thành” (a phrase, construction, or expression
that is recognized as a unit in the usage of a given language and either differs from the usual
syntactic patterns or has a meaning that differs from the literal meaning of its parts taken together)
[96].
Về simile, có sự thống nhất cao trong các khái niệm của các nhà ngôn ngữ vì đây là một hiện
tượng rõ ràng và khá đơn giản. Theo từ điển “Webster’s New World College Dictionary” (2010),
simile được định nghĩa là: “một hình thái lời nói trong đó một đối tượng được liên kết với một đối
tượng khác biệt khác bằng cách dùng từ nối “like” hoặc “as” (a figure of speech in which one thing
is likened to another, dissimilar thing by the use of “like”, “as”).
Từ điển “Oxford Advanced Learner’s Dictionary” (2005) định nghĩa simile là: “là một từ hoặc
cụm từ trong đó vật này được so sánh với vật khác, dùng những từ như like hoặc as, ví dụ as white
as snow (trắng như tuyết)” (a word or a phrase that compares something to something else, using
the words like or as, for example as white as snow) [90, tr.1369].


Theo “The American Heritage College Dictionary”, thành ngữ so sánh Anh (simile) được định
nghĩa là: “một dạng thức của lời nói mà trong đó hai vật không giống nhau lại được so sánh hiển
minh với nhau, thường đi với “like” hoặc “as” (a figure of speech in which two essentially unlike
things are explicitly compared, usually by means of like or as) [83, tr. 1270].
Như vậy thành ngữ tiếng Anh (idiom) được hiểu là một nhóm từ cố định có nghĩa khác với nét
nghĩa tổng hợp của từng từ trong nhóm. Khác với idiom, simile thường được hiểu dựa trên sự tổng
hợp nghĩa của các từ trong nhóm, nên kết cấu ngữ nghĩa của một simile thường đơn giản và rõ ràng
hơn một idiom thông thường. Mặt khác, simile có một cấu trúc so sánh rất đặc trưng với sự tham gia
của hai liên từ “as” và “like”. Chẳng hạn: sleep as a log (ngủ như một khúc gỗ), like a bird (tự do
như chim), as busy as a beaver (bận rộn như con hải li), as red as a beetroot (đỏ như củ cải
đường),… Simile (thành ngữ so sánh Anh) được dùng để nhấn mạnh và tạo hình ảnh sinh động cho
việc miêu tả.
Về bản chất, simile tương đương với khái niệm thành ngữ so sánh tiếng Việt. Nếu từ so sánh
“như” là phương tiện nhận diện một thành ngữ so sánh trong tiếng Việt thì “as” và “like” là hai dấu
hiệu để nhận ra một simile (thành ngữ so sánh trong tiếng Anh).

1.1.2.2. Phân loại
Có hai dạng thành ngữ so sánh trong tiếng Anh: thành ngữ so sánh với “as” (As-simile) và
thành ngữ so sánh với “like” (Like-simile).
a/ Thành ngữ so sánh với “as” (As-simile)
Thành ngữ so sánh với “as” có cấu trúc phổ biến như sau:
(AS) + tính từ + AS + đối tượng so sánh
Ví dụ: His skin was as cold as ice (Da hắn ta lạnh như đá). (Oxford dictionary)
Một vài thành ngữ khác thuộc dạng này: (as) hot as fire, (as) fresh as a daisy, (as) safe as
houses, (as) happy as a clam, (as) hard as nails…
Cũng cần chú ý rằng trong mẫu cấu trúc “As…as…” , đôi khi chữ “as” đầu được lược bỏ.
Có một dạng thành ngữ so sánh tiếng Anh với “As” mà vế làm đối tượng so sánh được mặc
định bởi những từ “anything”, “hell”, “you please” như các cấu trúc sau đây:
- (as) + tính từ+ as Anything
- (as) + tính từ+ as Hell
- (as) + tính từ+ as You please
Ví dụ: I felt as pleased as anything (Tôi cảm thấy rất hài lòng) (Oxford dictionary)
Trong những thành ngữ so sánh kiểu này, các yếu tố theo sau AS thứ hai chỉ làm trợ từ để
nhấn mạnh. Nói cách khác không có mối tương quan giữa tính từ với vế để so sánh (ngoại trừ


trường hợp as hot as hell (nóng như địa ngục), giữa “hot” và “hell” có mối quan hệ ngữ nghĩa với
nhau vì địa ngục là nơi đày ải, nơi dùng nhiều cực hình liên quan tới lửa để trừng trị kẻ xấu, nên
trường hợp này không được tính vào loại trên).
b/ Thành ngữ so sánh với “like” (Like-simile)
Một số ví dụ cho thành ngữ so sánh với “like”: like a wind (như gió), like an oven (như cái lò
nướng), like a rat in a hole ( như chuột trong hang), like a house on fire (như ngựa trên lửa),like

smoke (như khói), like water off a duck’s back (nhu nuoc do dau vit), like blazes (như lửa),…
Thành ngữ so sánh với “like” có hai dạng sau:
*is + LIKE + đối tượng so sánh

Ví dụ: My love is like a red rose. (Tình yêu của tôi giống như hoa hồng đỏ)
*động từ + LIKE + đối tượng so sánh
Ví dụ: He eats like a pig (Cậu ta ăn như lợn).
Trong dạng thành ngữ có cấu trúc “as…as…”, ta thấy thuộc tính, đặc trưng được so sánh ở sự
vật hiện ra rất rõ ràng. Nhưng trong cấu trúc “like…”, thuộc tính được so sánh nằm ở bề sâu ngữ
nghĩa của thành ngữ, được hiểu dựa trên sự phán đoán.
Trong các dạng thành ngữ so sánh tiếng Anh ở trên, dạng có cấu trúc “as…as…” (As-simile)
tương đương với dạng thành ngữ so sánh có yếu tố tính từ trong tiếng Việt. Đây là đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của luận văn. Chúng tôi sẽ trình bày một vài đặc điểm của dạng thành ngữ so sánh có
cấu trúc“as…as…”(As-simile) trong phần tiếp theo.
1.1.2.3. Đặc điểm thành ngữ so sánh với “AS” (As- simile)
a/ Hầu hết các tính từ trong thành ngữ so sánh với As (As-simile) là đơn âm tiết. Nhiều thành
ngữ so sánh Anh diễn ra sự lặp âm đầu và sự hiệp vần, chẳng hạn như: bold as brass, drunk as a
skunk, fit as a fiddle, good as gold, happy as Larry, nice as pie, right as rain, sick as a pig, snug as
a bug (in a rug), thick as thieves,…
Một vài simile lại tồn tại song hành với cấu trúc so sánh có “than”, chẳng hạn như các ví dụ
sau đây:
- as happy as a pig in shit-> happier than a pig in shit
- as white as snow -> whiter than snow
- as hot as hell -> hotter than hell
Trong một vài trường hợp, As-simile tồn tại song song với cấu trúc “like + cụm danh từ
(không có tính từ)”. Chẳng hạn: quick as lightning (nhanh như chớp) song hành với like lightning
(như chớp), regular as clockwork (đều đặn như đồng hồ) song song với like clockwork (như đồng
hồ),…


b/ Nghĩa của As-simile tương ứng với nghĩa của thành tố tính từ có trong nó, nhưng nhấn
mạnh hơn. Chẳng hạn: quiet as a mouse (im lặng như chuột) có nghĩa là “very quiet” (rất im lặng).
Khi tính từ mang nhiều nét nghĩa, As-simile có thể chỉ mang một nét nghĩa nào đó, dù đó là
nét nghĩa không phổ biến, không phải là nghĩa chính. Ví dụ: bold as brass (trơ tráo như kèn đồng)

có nghĩa là “impudent” (trơ trẽn), right as rain có nghĩa là “satisfactory” (tốt đẹp).
Nhiều As-similes có thể có hơn một nét nghĩa, ví dụ: hard as nails vừa có nghĩa là cứng cáp
(vật chất), vừa có nghĩa là lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng (tinh thần); dry as dust có thể là sự khô
khan (vật chất) hay là sự tẻ nhạt- nhàm chán (cảm xúc).
Trong nhiều trường hợp, các nét nghĩa khác nhau của tính từ đa nghĩa sẽ chọn lựa những
nhóm danh từ tương ứng khác nhau. Ví dụ thick as thieves có nghĩa là sự thân thiết, nhưng thick as
two short planks lại mang nghĩa là “ngu ngốc”, red as blood liên quan tới màu sắc trong khi red as a
beetroot lại liên quan tới sự bối rối hay giận dữ.
Một vài As-similes mang nghĩa châm biếm, mỉa mai, như: clear as mud với nghĩa “unclear”
(không rõ ràng), as traight as a round-about (thẳng như… bùng binh-> không thẳng), as funny as a
funeral (vui như ...đám tang-> buồn).
c/ Norrick (1986) đã bàn về nghĩa của tính từ trong similes và mối quan hệ giữa tính từ với
cụm danh từ (đối tượng so sánh) và khách thể được miêu tả. Ông chia thành ba tiểu loại sau: nghĩa
đen, nghĩa bóng, và nghĩa không thích hợp. Ở nhóm đầu tiên, tính từ duy trì nét nghĩa ban đầu,
nghĩa đen hay là nghĩa cụ thể (ví dụ: quick as a flash, flat as a pancake), trong nhóm thứ hai, nghĩa
của tính từ là nghĩa đen trong mối quan hệ với cụm danh từ làm đối tượng so sánh, nhưng lại mang
nghĩa bóng trong mối quan hệ với khách thể miêu tả (chẳng hạn, cool as a cucumber, sharp as a
tack). Ở nhóm thứ 3, các tính từ nói tới đặc tính được gán cho khách thể chứ không phải cho danh từ
làm đối tượng so sánh (ví dụ: daft as a brush, poor as a church mouse). Norrick cũng đã khảo sát:
dựa trên 366 similes liệt kê được trong “The Oxford Dictionary of Proverbs” (1970), có 25% tính từ
nói tới màu sắc hay cảm nhận giác quan khác trong khi đó có 38% đối tượng so sánh là động vật,
19% là cây cối và các sản phẩm thiên nhiên khác, 14% là vật tạo tác, vải vóc, nhà cửa,..v.v. Trong
bài viết “Conventionalized as-similes in English” (2008), Rosamund Moon lại có con số khác một
chút: Số lượng động vật ít hơn, nhưng vật tác tạo và môi trường tự nhiên lại nhiều hơn, trong khi đó
hơn 70% tính từ đề cập tới màu sắc hoặc đặc tính vật lý (không nhất thiết là từ chỉ giác quan), chiều,
tốc độ, tuổi tác [89, tr. 3-37].
d/ Nhiều similes là cơ sở hình thành nhiều từ ghép. Chẳng hạn: ice-cold (as cold as ice),
pitch-dark (as dark as pitch), bone-dry (ais dry as bone), lightning-quick (as quick as lightning), jetblack (as black as jet), crystal- clear (as clear as crystal), button- cute (as cute as a button), rock-



solid (as solid as a rock), stick- thin (as thin as a stick), boot-tough (as tough as old boots), diestraight (as straight as a die),…
1.2. Tính chất văn hóa - dân tộc trong thành ngữ so sánh
1.2.1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Hoàng Văn Hành từng nói: “Nếu như những khảo cổ vật thuộc văn hoá vật thể ở các di chỉ
khảo cổ học tàng ẩn sâu trong lòng đất, thì những trầm tích văn hoá tinh thần cũng như vật chất
tàng ẩn sâu kín trong những tín hiệu ngôn từ đầy bí ẩn và kỳ thú của ngôn ngữ dân tộc” [30, tr.
142]. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ được xem
như một bộ phận hữu cơ của văn hóa. Ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa, là một trong những thành
tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn
hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất. Ngược lại, đặc trưng văn hóa dân tộc cũng ảnh hưởng tới
sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc đó. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ luôn luôn đi song song
với sự biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn
ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Ðiều đó được thể hiện rõ
ràng trong trường hợp tiếp xúc, giao tiếp văn hóa mà hai bên có bối cảnh văn hóa khác nhau.
Trong thời đại hiện nay, quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ,
mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của sự trao đổi đó. Quá trình trao đổi văn hóa giữa các
dân tộc có thể diễn ra theo nhiều con đường khác nhau. Đó có thể là sự trao đổi trực tiếp giữa những
người thuộc dân tộc khác nhau hoặc thông qua các phương tiện giao tiếp đại chúng (báo chí, đài
phát thanh, truyền hình, điện ảnh). Quá trình trao đổi văn hóa giữa các dân tộc còn có thể diễn ra
qua việc dịch những tác phẩm văn học nghệ thuật, những nghiên cứu văn hoá, lịch sử…từ ngôn ngữ
này qua ngôn ngữ khác. Đây là nguyên nhân khiến trong các ngôn ngữ có mang những đặc điểm
văn hóa giống nhau do sự vay mượn.
1.2.2. Ngữ nghĩa văn hóa của từ
Theo Dương Kỳ Đức trong công trình “Ý nghĩa của một thực từ”, nghĩa của một thực từ gồm
hai phần: nghĩa ngữ hiệu và nghĩa văn hàm. Nghĩa ngữ hiệu là nghĩa của từ với tư cách một tín hiệu
ngôn ngữ, nó thể hiện khái niệm, các đặc trưng chung của đối tượng được con người nhận thức qua
thực tiễn xã hội. Còn nghĩa văn hàm được hiểu là nghĩa của từ với tư cách một hàm tố văn hóa, chứa
đựng tư duy, văn hóa riêng của dân tộc nói ngôn ngữ đó [4, tr.30]. Ta có thể hiểu nghĩa văn hàm ở
đây chính là nghĩa biểu trưng của từ.
Nghĩa của từ trong một ngôn ngữ phản ánh ý thức xã hội của cộng đồng người sử dụng ngôn

ngữ đó như tiếng mẹ đẻ. “Mặc dù là quy luật chung phản ánh hiện thực khách quan của những


người bản ngữ thuộc ngôn ngữ (văn hóa) khác nhau, trong hệ thống ý nghĩa không thể không phản
ánh đặc trưng văn hóa- dân tộc của hoạt động được tiến hành bằng công cụ giao tiếp” [71, tr. 17].
Chúng ta sẽ khó có thể dịch được hoàn toàn đầy đủ nội dung ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ này
bằng một từ của ngôn ngữ khác. Do đó, việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể giúp tìm hiểu được nét độc
đáo về văn hóa- dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy.
Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ về từ ngữ chỉ động vật như: “rồng”, “bò”, “dê”, “chim
khách” để làm sáng tỏ điều đã nói ở trên. Như vậy, ngoài chức năng định danh ra, các từ ngữ trên
còn hàm chứa yếu tố văn hóa bên trong thông qua việc gợi lên một sự liên tưởng nào đó. Các từ ngữ
này thể hiện cách cảm nhận, cách đánh giá các con vật xấu hay tốt. Trong tiếng Việt, từ “con rồng”
ngoài chức năng định danh chỉ một con vật tưởng tượng ra, nó còn là biểu tượng của nhà vua và dân
tộc Việt. Người Việt thường tự nhận là “con rồng cháu tiên”. Nhưng với người phương Tây, từ
“dragon” (rồng) lại gợi lên một con vật rất hung ác, luôn làm hại con người.
Tương tự như vậy, trong Hán ngữ, con bò vàng (lão hoàng ngưu) tượng trưng cho những
người làm việc cần cù, khiêm tốn, là một danh hiệu rất quí giá. Nhưng trong tiếng Việt, con bò lại là
một biểu tượng của sự ngu đần. Người ta nói “ngu như bò”. Trong khi đó để chỉ người kém thông
minh, người Mỹ nói “óc nhỏ như hạt đậu” (bean).
Trong ngôn ngữ Việt, từ lóng “dê” có nghĩa không đẹp, dùng để chỉ đàn ông đa dâm: “máu
dê”, “dê cụ”, “dê xồm”, “râu dê”,... Nhưng trong Hán ngữ thì dê là hình ảnh dễ thương, hiền lành.
Ngoài ra vì đồng âm với chữ may mắn nên người Trung Hoa xem con dê là tượng trưng cho sự may
mắn.
Người Việt và người Trung Hoa cho con chim khách là biểu tượng của điềm lành, tin rằng nó
đem lại tin vui. Nhưng với người Châu Âu, hình ảnh chim khách không quý báu gì, ở nước Nga
người ta cho loại chim này là tượng trưng cho kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo và kẻ trộm.
Hàm tố văn hóa trong ngữ nghĩa của từ còn được thể hiện qua cách dùng từ đó. Ví dụ một từ
có cùng nghĩa nhưng lại thay đổi, hay thêm bớt nghĩa, tùy theo cách dùng, cách đặt câu của từng
quốc gia. Chẳng hạn như từ “nóng”/ “hot”/ ”chaud” của tiếng Việt/Anh/Pháp. “Nóng” của tiếng
Việt giống như “hot” của tiếng Anh ở chỗ ngoài chỉ tính chất vật lý nhiệt độ cao còn có nghĩa nóng

nảy, mới tinh. Trong tiếng Anh “hot” có thêm nghĩa nữa là cay (hot pepper). “Chaud”, “chaudeur”
trong tiếng Pháp là nóng, nhưng nếu nhầm lẫn nói một người đàn bà đang “en chaleur” (đang ham
muốn nhục dục) thì thật nguy hiểm.
Như vậy ta có thể nói rằng đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nhất qua nét nghĩa văn
hàm hay nét nghĩa biểu trưng của từ. Đây cũng là tiền đề để tạo ngữ nghĩa văn hóa trong thành ngữ
so sánh sẽ được nói đến ở phần sau.


1.2.3. Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh
“Có thể nhận định một cách tổng quát rằng vốn thành ngữ của tiếng Việt, cũng như của bất
kỳ một ngôn ngữ nào khác, là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hoá đặc sắc và phong phú
của dân tộc.” [30, tr. 142].
Thành ngữ, đặc biệt thành ngữ so sánh, là đơn vị mang nhiều đặc trưng văn hoá- dân tộc qua
nhiều khía cạnh.
Trước hết, so sánh là một hiện tượng phổ quát trong nhận thức cũng như trong ngôn ngữ. Cái
riêng được bộc lộ ở phương tiện ngôn ngữ đặc thù được dùng để biểu thị quan hệ so sánh, chẳng
hạn trong tiếng Việt là “như”, trong tiếng Anh: “as…as…” và “like…”.
Qua thành ngữ so sánh ở mỗi ngôn ngữ, ta thấy đối tượng dùng để so sánh phản ánh rõ nét
đặc trưng văn hoá của dân tộc nói ngôn ngữ đó. Thông thường, khi lựa chọn cái để làm đối tượng so
sánh, người nói những ngôn ngữ khác nhau đều chọn những sự vật, hiện tượng rất quen thuộc trong
đời sống hàng ngày của mình. Văn hoá, địa lý, lịch sử,… ở mỗi nước, đặc biệt là giữa các nước
phương Đông và phương Tây có sự khác biệt lớn, điều này tất yếu sẽ được phản ánh trong thành
ngữ so sánh thông qua việc lựa chọn đối tượng so sánh ở mỗi ngôn ngữ. Trong nhiều trường hợp, để
biểu thị cùng một ý tưởng, mỗi dân tộc lại chọn các đối tượng khác nhau để so sánh. Ví dụ, để biểu
thị sự “im lặng”, người Việt dùng các thành ngữ so sánh: im như chết, im như thóc, im như thóc
trầm ba mùa, im như hến, im như ngậm hột thị trong khi người Anh lại nói: as quiet as a pool (im
như cái hồ nước)/ as quiet as a fish (im như con cá), as dumb as oyster (im như con sò), as close as
wax (im như sáp ong), as quiet as a mouse (im như con chuột). Để biểu thị trạng thái “sạch sẽ”,
người Việt dùng thành ngữ sạch như lau, sạch như chùi, sạch như li như lai, còn người Anh lại nói:
as neat as a new pin (sạch như đinh ghim), as clean as a whistle (sạch như tiếng còi), as clean as a

new pin (sạch như chiếc đinh ghim), as clean as crystal (sạch như thuỷ tinh), as clean as
springwater (sạch như nước mùa xuân),…
Có thể xảy ra sự gặp gỡ trong việc lựa chọn đối tượng so sánh do tính phổ quát của vũ trụ,
tính phổ quát sinh học, tư duy của con người hoặc do sự tiếp xúc xã hội. Những thành ngữ ở hai
ngôn ngữ giống nhau hoàn toàn về sự lựa chọn vật so sánh, về ngữ nghĩa và cách dùng thật sự rất
hiếm. Ta có vài ví dụ hiếm hoi sau: ướt như chuột lột- like a drowned rat, như nước đổ đầu vịt –like
water off a duck’s back, như chó với mèo- like cat and dog,... Tuy nhiên, trong hầu hết sự gặp gỡ
này, mỗi dân tộc cũng vẫn thể hiện được nét riêng thông qua cách sử dụng thành ngữ biểu trưng cho
cái gì. Chẳng hạn người Việt và người Anh đều có thành ngữ nóng như lửa. Người Anh nói as hot
as fire. Như vậy chúng ta thấy hai ngôn ngữ đều chọn đối tượng so sánh là “lửa” (fire), một vật rất
quen thuộc trong đời sống con người nói chung. Hai thành ngữ tưởng chừng hoàn toàn tương đương
nhau, song lại bộc lộ điểm riêng ở chỗ: người Anh dùng thành ngữ này để chỉ nhiệt độ cao mang


tính vật lý trong khi người Việt dùng để chỉ trạng thái nóng nảy trong tính cách con người cả việc
thể hiện nhiệt độ cao. Một ví dụ khác nữa là thành ngữ lạnh như sắt, lạnh như đá trong tiếng Việt và
as cold as steel/ as cold as stone trong tiếng Anh. Nếu như lạnh như sắt/ đá trong tiếng Việt chỉ đề
cập tới thái độ lạnh lùng, dửng dưng của con người, thì as cold as steel/ stone lại vừa chỉ nhiệt độ
thấp, vừa chỉ thái độ vô cảm của con người.
Sự khác biệt mang tính văn hoá - dân tộc qua thành ngữ so sánh còn thể hiện ở thái độ đánh
giá sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn các thành ngữ so sánh có thành tố động vật. Cùng khai thác một
loài vật nhưng mỗi dân tộc lại có những liên tưởng khác nhau. Nói như Nguyễn Thuý Khanh: “Mỗi
con vật thường gợi lên trong ý thức của người bản ngữ một sự liên tưởng nào đó, gắn liền với
những đặc điểm, thuộc tính của con vật” (Dẫn theo Nguyễn Thị Bảo, [4 tr.34]). Do đó mỗi thành tố
động vật đều gợi lên những đặc điểm, tính chất khác nhau phụ thuộc vào quan niệm, tâm sinh lý, tư
duy của mỗi dân tộc. Ví dụ, hình ảnh “chuột” trong tâm trí người Việt Nam thường gợi lên nét
nghĩa tiêu cực, như sự bẩn thỉu trong hôi như chuột chù, hay kẻ cơ hội, bất tài gặp dịp may trong
như chuột sa hũ nếp, kẻ tiểu nhân trong len lét như chuột ngày trong khi đó, từ “mouse” (chuột)
trong tiếng Anh lại gợi lên hình ảnh một người lặng lẽ, nhút nhát (as quiet as a mouse- lặng lẽ như
chuột), hay một người trong hoàn cảnh nghèo hèn rất đáng thương (as poor as a church mousenghèo như chuột ở nhà thờ). Hoặc qua thành ngữ so sánh Việt, hình ảnh “gà” thường gợi đến việc

đẻ nhiều trong đẻ như gà, hay chỉ tác phong chậm chạp trong lờ đờ như gà ban hôm, sự bối rối, lúng
túng, nháo nhác trong: lúng túng như gà mắc tóc, nháo nhác như gà phải cáo, nháo nhác như gà lạc
mẹ, rối như gà mắc đẻ. Trong khi đó người Anh lại xem “gà”, đặc biệt là “gà trống” (cock) là hình
ảnh của sự giàu có, sung túc như trong thành ngữ live like fight cocks.
Hoàng Văn Hành khi nghiên cứu thành ngữ so sánh đã có nhận xét: “Một đặc trưng nổi bật
về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh là vế B (đối tượng so sánh) trong cấu trúc so sánh bao giờ
cũng có tầng nghĩa đôi. Như một quy luật, các từ ngữ thuộc vế so sánh vẫn được dùng với nghĩa
vốn có của mình, nhưng lại cốt để hàm một ý khác của nó...[]…sự song hành hai tầng nghĩa làm
cho thành ngữ so sánh có tính hình tượng” [30, tr. 105-106]. Và ông đã gọi nghĩa cấu trúc so sánh
là nghĩa biểu trưng với vế B (đối tượng so sánh) là vế mang nghĩa biểu trưng ấy.
Như vậy nghĩa của thành ngữ so sánh thể hiện qua ý nghĩa biểu trưng của từ, cụm từ làm đối
tượng so sánh. Và qua vế đối tượng so sánh này, “chúng ta có thể thấy được bóng dáng của cách
nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần cái dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hoá, vật
chất tinh thần của dân tộc được phản ánh trong ngôn ngữ” [30, tr. 101].


1.3. Cơ sở đối chiếu thành ngữ so sánh giữa hai ngôn ngữ
Thủ pháp so sánh là một thủ pháp nghệ thuật nhằm kết nối cái so sánh và cái được so sánh từ
một yếu tố chung, nhờ một công cụ ngữ pháp. Hay nói cách khác, đó là việc thiết lập mối quan hệ
giữa hai sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm nào đó bằng một từ biểu thị
quan hệ so sánh. Thủ pháp này được sử dụng khá phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ. Đặc biệt trong
thành ngữ so sánh, nó đóng vai trò là thủ pháp nòng cốt với cách diễn đạt dễ nhớ, dễ dùng, nhờ đó
mà người nói có thể diễn đạt sự liên tưởng của mình một cách trực tiếp và bột phát.
Vũ Bội Liêu cũng đã có sự giải thích về “cách tỷ lệ” trong ngôn ngữ: “ ... dân tộc nào cũng
vậy, khi cần hình dung một vật gì, hay muốn miêu tả một ý gì cho xác đáng, đều cảm thấy sự cần
phải đem vật này ví với vật khác, việc nọ với việc kia, để cho rõ ý mình muốn nói” [50, tr. 36]
Vì mỗi dân tộc có những đặc trưng về lịch sử, văn minh, văn hóa, khí hậu v.v... nên họ có
những lời ăn tiếng nói rất riêng. Tuy vậy, đôi khi ngôn ngữ giữa các dân tộc lại có sự gặp gỡ thú vị.
Những nét tương đồng và dị biệt giữa các thành ngữ so sánh tiếng Việt và các thành ngữ so sánh
tiếng Anh cho phép chúng ta khẳng định điều đó.

Việc tìm hiểu, nghiên cứu nét tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ nói chung và thành
ngữ ở mỗi dân tộc nói riêng không những có giá trị trên phương diện ngôn ngữ học mà còn trong
nhiều lĩnh vực khác như văn học, dịch thuật, văn hoá, lịch sử,… Trong dịch thuật, đặc biệt là dịch
văn học, việc dịch tục ngữ, thành ngữ từ ngữ nguồn sang ngữ đích không phải là một việc đơn giản,
cho tới nay vẫn còn nhiều tranh luận, chủ yếu giữa hai trường phái: hướng nguồn (Source-oriented)
T
2

T
2

và hướng đích (Target-oriented). Trường phái “hướng nguồn” đề xuất giải pháp dịch bám sát nghĩa
2T

T
2

từng từ (word by word) có trong thành ngữ của văn bản nguồn để trung thành với tinh thần và sắc
thái của nguyên bản. Trong khi đó, trường phái “hướng đích” lại chủ trương dịch bằng thủ pháp
tương đương về ngữ nghĩa của thành ngữ, tức chỉ chú ý đến việc chuyển tải cái được biểu đạt.
Để lý giải cho sự gặp gỡ thú vị giữa hai ngôn ngữ, Whatmough trong “Language” (1956) đã đề
cập tới tính phổ quát ngôn ngữ (universaux linguistiques): “Ngôn ngữ dù có khác nhau nhưng vẫn
có những tính phổ biến cơ bản, chúng tái hiện trong tất cả các ngôn ngữ cho đến đây đã được xem
xét” [5, tr.10-12]. Tính phổ quát của ngôn ngữ có thể xem như là sự tương đồng giữa các ngôn ngữ
về mặt ngữ nghĩa, ngữ âm, hình vị, ngữ pháp,... Sự phổ quát trong ngôn ngữ có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do đặc điểm chung trong tâm sinh lý con người, tính phổ quát
của vũ trụ. Cùng là con người nên dân tộc nào cũng có những điểm giống nhau về sinh lý và tâm
trạng, cảm xúc,… Martinet, một nhà ngôn ngữ người Pháp cho rằng: “vì con người sống chung một
hành tinh và có điểm chung là sự tương đồng về thể chất và tâm lý, cho nên chúng ta có thể phát
hiện ra một sự song song nào đó trong sự phát triển của lời ăn tiếng nói” [5, tr. 10-12]. Đó là lí do

tại sao trong hầu hết các ngôn ngữ đều có các khái niệm như: vui, buồn, giận, sợ, đói, no, đỏ, đen,


cao, thấp, tròn, dài, ngắn, cứng, mềm,… Ngoài ra, cũng theo Martinet, tính phổ quát ngôn ngữ còn
xuất phát từ tính phổ quát của vũ trụ. Trong bất cứ ngôn ngữ nào chúng ta cũng bắt gặp các khái
niệm: đêm, ngày, lửa, đất, nước, trời, biển, sông, núi, mưa, bão, tuyết,…
Ngoài ra, để lí giải sự giống nhau giữa hai ngôn ngữ, chúng ta cũng nên kể tới sự vay mượn,
một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Qua sự tiếp xúc về kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội v.v..., lời ăn tiếng nói của các dân tộc dần dà được “toàn cầu hoá”. Sự thật là có những
thành ngữ mà chúng ta không thể biết nguồn gốc của nó là từ nước nào.
Sự tương đồng giữa các thành ngữ về cái được biểu đạt, thật đáng kinh ngạc. Riêng trong
phạm vi thành ngữ so sánh, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều sự gặp gỡ kỳ diệu này. Chẳng hạn,
người Việt nói nhanh như chớp thì người Anh cũng nói as fast as lightning (nhanh như chớp),
người Pháp cũng có câu tương tự “rapide comme l’éclair” (nhanh như chớp); người Việt béo như
lợn thì người Anh as fat as a big, người Pháp “gras comme un cochon” hay “cứng như đá”- “as
hard as a rock”- “solide comme le roc” hoặc “sướng như Vua”- “as happy as a king”- “heureux
comme un roi”,…v.v
Qua việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh tiếng Việt và thành ngữ so sánh tiếng Anh,
chúng tôi nhận thấy số lượng thành ngữ tương đương về nghĩa nhưng khác nhau về hình ảnh so sánh
(đối tượng so sánh) khá nhiều. Ví dụ: người Việt nói khô như ngói thì người Anh sẽ nói là khô như
mùn cưa/ bộ xương (as dry as sawdust/ bone), người Pháp nói khô như một cục xương (sec comme
un os), người Việt nói ngu như bò trong khi người Anh nói “ngu như con ngỗng/ con lừa (as stupid
as a goose/ donkey) và người Pháp thì nói ngu như đôi bàn chân của mình (bête comme ses
pieds),…
Cũng có thể thấy rằng giữa các thành ngữ này có thể có sự tương đương về ngữ nghĩa nhưng
không thể hoàn toàn giống nhau cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, khi chúng ta dịch các thành
ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại, nếu dịch sát từ từng sẽ cho ra những câu nói rất khập
khiễng, khó hiểu. Tuy việc tìm một thành ngữ tương đương trong ngôn ngữ đích để dịch một thành
ngữ nguồn có thể giúp người đọc hiểu nghĩa văn bản, song trong nhiều trường hợp, giải pháp này lại
rất khó đảm bảo sự cân bằng về chất lượng ngữ nghĩa, bản sắc văn hoá…của câu thành ngữ trong

ngôn ngữ nguồn.
1.4. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh Việt - Anh chứa tính từ
Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh là những thuộc tính, tính chất, đặc điểm được dùng làm
căn cứ so sánh giữa các sự vật hiện tượng, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện ngữ
nghĩa của thành ngữ. Việc khảo sát yếu tố tính từ nhằm làm rõ các vấn đề sau đây:


+Hai ngôn ngữ đã sử dụng những tính từ nào trong thành ngữ so sánh, từ đó rút ra những tính
từ cùng được dùng so sánh trong hai ngôn ngữ và những tính từ chỉ được so sánh ở mỗi ngôn ngữ.
+Tần số xuất hiện của mỗi tính từ trong thành ngữ so sánh ở hai ngôn ngữ. Điều này cũng
góp phần thể hiện nét riêng ở mỗi ngôn ngữ.
+Số lượng thành ngữ so sánh ở mỗi phạm vi nhóm tính từ.
Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh luôn là cái “bắt buộc trong cấu trúc sâu, nhưng không
nhất thiết phải ổn định trên cấu trúc bề mặt” [30, tr.102]. Quả thực vậy, trong cấu trúc thành ngữ
kiểu “như + đối tượng so sánh”, ta luôn có thể ngầm hiểu về một thuộc tính nào đó được nằm ẩn
trong bề sâu của thành ngữ. Ví dụ trong thành ngữ như cá nằm trên thớt, ta có thể ngầm hiểu tính từ
được đề cập là “nguy hiểm”. Tuy nhiên cơ sở để xác định tính từ trong các thành ngữ kiểu này
không rõ ràng, mang tính mơ hồ, không chắc chắn. Trong nhiều trường hợp, việc nhận diện cơ cấu
ngữ nghĩa của những thành ngữ này gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi
chỉ tiến hành khảo sát những thành ngữ so sánh có sự xuất hiện một cách hiển minh của tính từ với
cấu trúc “tính từ + như + đối tượng so sánh” trong tiếng Việt và thành ngữ với cấu trúc “tính từ+
as+đối tượng so sánh” trong tiếng Anh.
Ngay bản thân việc nhận diện tính từ trong tiếng Việt vẫn còn là vấn đề phức tạp. Khác với
các ngôn ngữ châu Âu, tính từ tiếng Việt có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu. Đây là một đặc điểm
làm tính từ gần với động từ hơn về bản chất ngữ pháp. Trên thực tế có nhiều từ khó có thể xét thuộc
về từ loại tính từ hay động từ. Dù các nhà Việt ngữ học đã đưa nhiều tiêu chí để nhận diện tính từ,
song vẫn chưa có một giải pháp triệt để cho tất cả mọi trường hợp, đặc biệt là trong việc phân biệt
tính từ chỉ trạng thái con người (vui, buồn, đói,…) và động từ chỉ trạng thái con người (mừng, chết
đứng, say, khinh,…). Tuy nhiên, luận văn của chúng tôi sẽ không lạm bàn về vấn đề này. Để tập
hợp các thành ngữ so sánh tiếng Việt chứa yếu tố tính từ giữa kho tàng thành ngữ so sánh của dân

tộc Việt, chúng tôi tạm dựa theo kết quả xác định từ loại của Nguyễn Như Ý trong quyển “Đại từ
điển tiếng Việt” (1999).
Để thuận tiện cho việc khảo sát, chúng tôi tạm thời phân các tính từ đã khảo sát được thành 4
nhóm chính như sau:
+Nhóm tính từ chỉ tính cách, tâm trạng: gồm những tính từ chỉ phẩm chất, tính cách hoặc tâm
trạng, trạng thái sinh lý con người (ác, dữ, hiền, buồn, vui, đau, nhục,…)
+Nhóm tính từ chỉ hình dạng, kích thước, số lượng: gồm những tính từ chỉ hình dạng như
(tròn, vuông, méo, cong,…) hoặc kích thước như (dài, ngắn, nông, sâu,…).
+Nhóm tính từ chỉ màu, mùi, vị: gồm những tính từ chỉ màu sắc (đỏ, vàng, trắng,…) hoặc chỉ
mùi (hôi, tanh,…), hay chỉ vị (ngọt, mặn, đắng,…)


+Nhóm tính từ chỉ đặc tính khác của sự vật: gồm những tính từ chỉ tính chất, đặc trưng khác
(ngoài ba nhóm trên) của sự vật, hiện tượng (nóng, lạnh, cứng, mềm,…)
Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt, nhiều tính từ có hơn một nét nghĩa. Chúng tôi sẽ dựa vào nét
nghĩa được sử dụng trong từng thành ngữ để xét tính từ đó thuộc nhóm nào. Bên cạnh đó, có những
tính từ trong cùng một thành ngữ lại thể hiện nhiều hơn một nét nghĩa. Do vậy sẽ có những tính từ
được xếp ở nhiều nhóm.
1.4.1. Yếu tố tính từ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt
Khảo sát 416 thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, chúng tôi rút ra được có 168 tính từ với tần
số xuất hiện khác nhau.
Với 168 tính từ đã khảo sát được, chúng tôi tạm phân thành 4 nhóm như sau:
* Nhóm 1: Tính từ chỉ tính cách, tâm trạng
Nhóm này gồm những thành ngữ so sánh chứa tính từ chỉ tính cách, phẩm chất đạo đức, tâm
trạng, nội tâm, trạng thái sinh lý của con người. Ví dụ như: buồn như cha chết, dữ như hùm, câm
U

U

U


U

U

U

như hến, nhát như thỏ, sướng như tiên, vênh váo như bố vợ phải đấm, bình chân như vại, nóng như
U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, hỗn như gấu, khư khư như ông từ giữ oản, lành như đất, nghịch
U


U

U

U

U

U

U

U

U

U

như quỉ sứ, tự nhiên như ruồi,..v.v.
U

U

Thuộc nhóm này gồm gần 70 tính từ trong tổng số 168 tính từ xuất hiện trong thành ngữ so
sánh, chiếm 41,67 %. 70 tính từ thuộc nhóm tính cách, tâm trạng này có trong 160 thành ngữ so
sánh (chiếm 38,46 % trong tổng số 416 thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ trong tiếng Việt).
Đây là danh sách các tính từ thuộc nhóm tính cách, tâm trạng (có tần số xuất hiện-tức số
lượng thành ngữ so sánh chứa tính từ đó- được ghi chú kèm sau mỗi tính từ): ác (3), ấm oái (1), bầy
nhầy (1), bình (chân) (1), bơ vơ (2), buồn (4), câm (3), chán (1), dữ (3), dửng dưng (1), đa nghi (1),

đau (10), đói (1), gan (1), hau háu (1), hiền (4), hỗn (1), hùng hục (1), im (11), kín (1), khép nép (1),
khôn (3), khư khư (1), lanh (1), lành (3), lật đật (2), lúng búng (1), lúng túng (1), lừ đừ (1), lười (1),
ngang (1), ngây (1), nóng (nảy) (2),nghịch (1), ngu (3), nhanh (9), nháo nhác (2), nhát (2), nhạt (2),
nhục (1), nhức (1), oan (1), rát (1), rầu (1), rối (7), sướng (4), tất tưởi (1), tê tái (2), thất thểu (1),
tỉnh (2), tiu nghỉu (3), tự nhiên (1), tức (2), thẳng (2), thật (thà) (2), thay đổi (2), thất thểu (1), thủy
chung (1), trơ (5), ủ rũ (1), vênh váo (1), vui (5), vững (5).
Những tính từ trong nhóm này có mật độ xuất hiện cao hơn cả là: im (11), đau (10), rối (7), vui
(5), vững (5), hiền (4), buồn (4).
* Nhóm 2: Tính từ chỉ hình dáng, kích thước, số lượng


Đây là nhóm tính từ thuộc các thành ngữ so sánh thể hiện hình dáng bề ngoài, kích thước của
sự vật, hiện tượng. Ví dụ: bé như con kiến, cao như sếu, gầy như con mắm, mỏng như lá lúa, rạc
U

U

U

U

U

U

U

U

như xác ve, thấp như vịt, thẳng như kẻ chỉ, to như Hộ Pháp, tròn như hột mít, trần như nhộng, sù sì

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

như da cóc,…
Có 46 thành ngữ so sánh (chiếm 11,06 % trong tổng số 416 thành ngữ so sánh được khảo sát)
chứa 15 tính từ thuộc nhóm này (chiếm 8,9 % trong số 168 tính từ): bé (2), béo (5), cao (6), dài (1),
dày (1), đông (10), gầy (7), lép (1), lùn (1), mỏng (2), sù sì (1), rạc (1), to (4), thẳng (2), trần (1),
tròn (1).
Tính từ trong nhóm này có mật độ xuất hiện cao hơn cả là: đông (10), gầy (6), cao (6), béo (5).

* Nhóm 3: Tính từ chỉ màu, mùi, vị
Nhóm này gồm 15 tính từ (chiếm 8,9 %): bạc (2), đen (10), đỏ (10), trắng (4), xanh (4), vàng
(1), cay (1), chua (5), đắng (3), mặn (2), ngọt (4), nhạt (3), gắt (2), hôi (2), tanh (1).
Ví dụ: bạc như vôi, đen như cột nhà cháy, đỏ như máu, xanh như lá, vàng như nghệ, cay như
U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

ớt, chua như giấm, đắng như mật, mặn như muối, ngọt như đường, nhạt như nước ốc, gắt như mắm
U


U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

tôm, hôi như cú, tanh như mật cá mè,…
U

U

U


U

Những tính từ có tần số xuất hiện cao trong nhóm này là: đen (10), đỏ (10), chua (5), xanh (4).
Thuộc nhóm này có 51 thành ngữ so sánh (chiếm 12,26 % trong số 416 thành ngữ so sánh được
khảo sát).
* Nhóm 4: Tính từ chỉ đặc tính khác của sự vật
Đây là nhóm tính từ nằm trong các thành ngữ so sánh phản ánh tính chất, đặc điểm của sự vật,
hiện tượng. Chẳng hạn: bẩn như hủi, sạch như lau, căng như da trống, cứng như đá, mềm như bún,
U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

dẻo như múa, dễ như trở bàn tay, khó như lên trời, đắt như tôm tươi, rẻ như bèo, êm như ru, giống
U


U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

U

như in,…
Có 159 thành ngữ so sánh chỉ đặc trưng, tính chất sự vật, chiếm 38,22 % trong tổng thể 416
thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ được khảo sát.
Ở nhóm này gồm có 68 tính từ (chiếm 40,48 % tổng số 168 tính từ): ào ào (1), ấm (2), bẩn (5),
bơ vơ (2), căng (1), cứng (4), chai (1), chắc (1), chằng chịt (1), chậm (2), chấp chới (1), chật (2),
chòng chành (1), dẻo (3), dễ (4), dính (1), dức (1), đắt (2), êm (4), giống (5), khô (5), lạch bạch (1),
lai rai (1), lạnh (5), lặng ngắt (1), lấm (3), lỗ chỗ (1), lộp bộp (1), lửng lơ (1), mạnh (2), mềm (4),

nát (2), nặng (2), nóng (10),, nhanh (9), nhẵn (1), nhăn (2), nhẹ (3), nhũn (1), óng (1), ồn (2), quý
(1), rách (2), rành rành (2), rẻ (2), rét (1), rõ (1), sạch (3), sáng (2), sắc (3), tái (2), tối (5), trơn (1),
ướt (1), vắng (2).


×