Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực (1930-1945) qua một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM MẠNH HÙNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG
VĂN XUÔI HIỆN THỰC (1930 -1945) QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA
NGÔ TẤT TỐ, VŨ TRỌNG PHỤNG, NAM CAO

CHUYÊN NGÀNH :LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC
MÃ SỐ

: 5.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN ĐÌNH SỬ

HÀ NỘI 2001


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM MẠNH HÙNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG
VĂN XUÔI HIỆN THỰC (1930 -1945) QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA
NGÔ TẤT TỐ,VŨ TRỌNG PHUNG, NAM CAO

CHUYÊN NGÀNH: LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ VĂN HỌC


MÃ SỐ

:5.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN ĐÌNH SỬ

HÀ NỘI 2001


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả
PHẠM MẠNH HÙNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .............................................................................................................................. 14
CHƢƠNG 1: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA KHÁI NIỆM HOÀN
CẢNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG TÁC PHẨM VĂN
HỌC HIỆN THỰC .............................................................................................................. 14
1.1.Về vấn đề khái niệm hoàn cảnh và sự cần thiết của việc xác định nội dung nghệ thuật
của khái niệm hoàn cảnh trong văn học hiện thực ........................................................... 14
1.2. Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh ......................................................................... 26
1.3.Cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh trong văn học . ................................................... 40
CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỆ HOÀN CẢNH TRONG TẮT ĐÈN CỦA
NGÔ TẤT TỐ ...................................................................................................................... 54

2.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh trong Tắt đèn ....................................................... 55
2.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh trong Tắt đèn ................................................... 61
2.3. Cơ chế trấn áp bạo lực .............................................................................................. 71
2.4. Không khí náo loạn, căng thẳng ............................................................................... 75
CHƢƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG GIỐNG TỐ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ................................................................................................. 92
3.1. Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh .............................................................................. 93
3.2. Mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh trong Giống tố ............................................... 110
3.3. Cơ chế dâm loạn và cơ chế vạn năng của đồng tiền ............................................... 118
3.4. Không khí điên loạn, bão giông .............................................................................. 126
CHƢƠNG 4: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG SỐNG MÒN
VÀ MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA NAM CAO ...................................... 139
4.1.Hệ thống nhân vật tạo hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao .................................... 140
4.2. Những mâu thuẫn, xung đột tạo hoàn cảnh ............................................................ 157
4.3.Cơ chế lạnh lùng tàn nhẫn và cơ chế Sống mòn ...................................................... 164
4.4. Không khí ngột ngạt, bế tắc .................................................................................... 175
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 195
DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ................................................... 200
THƢ MỤC THAM KHẢO.................................................................................................... 201


1

MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TÀI.
Trào lƣu văn học hiện thực là một trong ba trào lƣu văn học hình thành và phát triển
trên văn đàn Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Nghiên cứu trào lƣu văn học này, một trong
những vấn đề không thể bỏ qua là mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Bàn về chủ
nghĩa hiện thực, trong thƣ gửi Mácgarít Háccơnetxơ năm 1888, Angglien cũng đã khẳng định
vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, khái niệm hoàn cảnh, có khi vẫn đƣợc

hiểu thiên về góc độ hoàn cảnh xã hội, mà chƣa đƣợc nhìn nhận nhƣ một cấu trúc nghệ thuật.
Cho nên, vấn đề cần đặt ra là phải nghiên cứu hoàn cảnh từ phƣơng diện thẩm mỹ, nghĩa là
cần phải nghiên cứu thi pháp hoàn cảnh. Trên cơ sở lý thuyết thi pháp hoàn cảnh, luận án sẽ
mở rộng phạm vi nghiên cứu trên một bình diện mới với cấp độ mới. Tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực thời kỳ này là một cách tiếp cận hoàn cảnh
từ phƣơng diện đó. Giải quyết đƣợc vấn đề này, qua ba tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, luận án sẽ bổ sung cụ thể hóa thêm lý thuyết nghiên cứu thi pháp
hoàn cảnh, từ đó góp phần nâng cao việc nghiên cứu văn học hiện thực. Những kết quả của
luận án sẽ góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học hiện thực ở
các cấp học từ phổ thông đến đại học.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Về lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn học chúng tôi sẽ đề
cập tới ở chƣơng 1 - chƣơng cơ sở lý thuyết của luận án bởi vậy ở đây chúng tôi chỉ điểm lại
lịch sử vấn đề quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố,
Giống tố của Vũ Trọng Phụng Sống mòn và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.


2

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nào lƣu văn học hiện thực 1930-1945 trên cả
hai phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật. Chỉ riêng những bài nghiên cứu
về ba tác giả: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao cũng đã có hàng trăm. Trong những
công trình nghiên cứu ấy, cũng đã có những ý kiến bàn tới vấn đề hoàn cảnh, nhƣng ý thức về
vấn đề này ở mỗi bài viết khác nhau về từng nhà văn khác nhau, cũng có sự khác nhau.
2.1. Về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Ngô Tất Tố, chúng tôi chỉ tập trung
khảo sát một tác phẩm nổi tiếng thành công nhất của ông: tiểu thuyết Tắt đèn. Vì vậy ở đây,
chúng tôi chỉ nói tới lịch sử vấn đề nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của các
nhà nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết này.

Trên tờ báo Mới số 4, ngày 15/6/1939 Trần Minh Tƣớc đã đánh giá cao giá trị nội
dung của tiểu thuyết Tắt đèn: "trong văn phẩm ấy, Ngô Tất Tố đã dùng đƣợc đắc sách cái
phƣơng pháp khách quan để tỏ ra cho chúng ta biết rõ ràng những cảnh tƣợng nơi hƣơng ẩm,
là một chỗ mà ngƣời ta nhờ ông, nhận thấy rất nhiều mâu thuẫn và hƣ nát", Về phƣơng diện
nghệ thuật, Trần Minh Tƣớc khẳng định những gì đặt ra trong Tắt đèn "không còn là những
điều biện giải khô khan của lý luận, mà nó đã gắn liền vào đƣợc cái nghệ thuật uyển chuyển
của tiểu thuyết gia". Từ đó, ông khẳng định, với Tắt đèn "nhà nho ấy đã vƣợt khỏi cả thế hệ
của mình"...
Trên báo Đông Phƣơng số 10, ngày 1/9/1939, Phú Hƣơng cũng nhấn mạnh, trong khi
"sau lũy tre xanh, những sự tàn bạo ghê gớm, những chuyện hà lạm hèn mạt, những cảnh đói
nghèo tai hại là những trò cơm bữa ... các tiểu thuyết gia nào có mấy ai chú ý" thì "vừa rồi
ông Ngô Tất Tố đã làm một điều phần đông văn sĩ xứ ta không ai để mắt tới. Ông đã làm
trong cuốn Tắt đèn của ông và ông đã thành công vẻ vang hết sức".
Nhƣ vậy nƣớc 1945, bàn về Tắt đèn của Ngô Tất Tố ngƣời ta mới chỉ chú ý tới khẳng
định đề tài mà chƣa chú ý tới vấn đề hoàn cảnh. Vấn đề hoàn


3

anh chỉ đƣợc đề cập tới từ những năm hòa bình lập lại. Dƣới chế độ xã hội mới, tiểu thuyết
Tắt đèn vẫn tiếp tục đƣợc đề cao. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình đã thống nhất
khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của kiệt tác văn xuôi này.
Trong lời giới thiệu cuốn Tắt đèn do NXB Văn hóa ấn hành năm 1962, nhà văn
Nguyễn Tuân đã khẳng định: " Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn vẫn còn phải sống lâu, thọ
hơn cả một số văn gia đƣơng kim hôm nay".
Đã gần bốn mƣơi năm trôi qua kể từ ngày Nguyễn Tuân "tiên tri" và ta thấy lời tiên tri
đó là đúng. Tắt đèn của Ngô Tất Tố sẽ còn trƣờng tồn cùng năm tháng. Thật khó có thể hình
dung rằng nói tới văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 mà không nhắc tới tác phẩm Tắt
đèn của Ngô tất Tố (cũng nhƣ không nhắc tới Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của
Nam Cao ...).

Kể từ khi ra đời đến nay Tắt đèn không chí hấp dẫn nhiều thế hệ độc giả mà nó còn
đƣợc sự chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Những giá trị nội dung và nghệ
thuật của cuốn tiểu thuyết này đã đƣợc các nhà nghiên cứu nhiều thế hệ khai thác trên nhiều
phƣơng diện. Tiêu biểu là các công trình, bài viết của: Nguyền Tuân (Lời giới thiệu truyện
Tắt đèn. NXB Văn hóa - Viện văn học, II., 1962); Nguyên Đức Đàn - Phan Cự-Đệ (Ngô Tất
Tố - NXB Văn hóa, H., 1962 ; NXB Hội nhà văn tái bản 1999 với nhan đề Bƣớc đƣờng phát
triển tƣ tƣởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố)- Phan Cự Đệ (Ngô Tất Tố - Văn học Việt Nam
(1900 - 1945) NXB Giáo dục tái bản lần thứ 1 năm 1997); Phong Lê (Những đóng góp của
Ngô Tất Tố trong Tắt đèn. Tạp chí Văn Học số 3.1963 ; Ngô Tất Tố một chân dung lớn một
sự nghiệp lớn. Tạp chí văn học số 1.1994), Nguyễn Đăng Mạnh (Ngô Tất Tố Lịch sử văn học
Việt Nam tập 5, 1930 - 1945. NXB Giáo dục. H., 1973) Nguyễn Hoành Khung (Ngô Tất Tố.
Từ điển văn học. tập 2. NXB KHXI H., 1964), Trƣơng Chính (Lời giới thiệu tuyển tập Ngô
Tất Tố, tập 1, NXB Văn học. H., 1994), Hà Minh Đức (Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn của
Ngô Tất Tố - Ngô Tất Tố về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội 1999)


4

Trong những công trình nghiên cứu về Tắt đèn, các tác giả đã khẳng định sự thành
công về cả phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Cũng đã có những ý kiến đề cập
đến vấn đề hoàn cảnh của tác phẩm. Trong đó, có khi hoàn cảnh đƣợc nhìn nhận ở góc độ xã
hội. Chẳng hạn: "Tắt đèn không mở rộng hoàn cảnh môi trƣờng, không nói chuyện nông dân
bị cƣớp đoạt ruộng đất, bị bóc lột địa tô, bị vỡ đê lụt lội, mất mùa đói kém rồi bỏ làng ra mỏ,
đi đồn điền cao su. Tắt đèn tập trung tố cáo cái thứ thuế bất nhân của bọn thực dân đánh vào
đầu ngƣời hàng năm ..." (Phan Cự Đệ) [199.303]. Hoặc: "Tắt đèn đƣa ta thẳng vào một hoàn
cảnh náo động, căng thẳng nhất ở làng Đông Xá trong vụ thuế (...) thực ra, quanh năm không
lúc nào ở nông thôn Việt Nam không diễn ra cuộc xung đột gay gắt giữa bọn quan lại, bọn
cƣờng hào địa chủ-với nông dân lao động. Nhƣng cuộc xung đột đó trở nên tập trƣng nhất và
bộc lộ một cách tàn bạo nhất trong vụ thuế" (Nguyễn Đăng Mạnh) [199.262] ... Bên cạnh đó,
cũng đã có ý kiến nhìn nhận hoàn cảnh Tắt đèn ở phƣơng diện thẩm mỹ - nghệ thuật. Tiêu

biểu nhất là ý kiến của Nguyễn Tuân (mà chúng tôi sẽ dẫn ở phần phân tích cấu trúc nghệ
thuật của hoàn cảnh trong Tắt đèn). Hoặc ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh khi ông đánh giá
tài năng của Ngô Tất Tố trong việc miêu tả "những bức tranh sinh hoạt, những con ngƣời
trong hoạt động": "Tất cả đều diễn ra trƣớc mắt ngƣời đọc chân thật, cụ thể, sinh động, có sức
truyền cảm mãnh liệt. Ngòi bút Ngô Tất Tố nhiều khi còn đạt tới chỗ truyền đƣợc cả "không
khí" của đời sống nông thôn vào trong tác phẩm của mình "[199.273].
Phan Cự Đệ khi bàn về vấn đề hoàn cảnh điển hình trong Tắt đèn cũng đã đề cặp tới
một yếu tố trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh: "Ngô Tất Tố đã đặt các nhân ,vật của
mình vào một hoàn cảnh rất điển hình, một không khí ngột ngạt, oi bức, giông bão, người
nông dân trong làng cứ như kiến bò trong chảo nóng" [192.402] và "không khí đó tạo nên
một ấn tƣợng hết sức căng thẳng về một vùng nông thôn trong thời kỳ báo động "
[48.T2.365]. Tuy nhiên ở đây, tác giả chƣa minh chứng bằng những hệ thống tín hiệu nghệ
thuật cụ thể.


5

Trên tạp chí Văn học số 3.1990 Đỗ Kim Hồi cũng khẳng định: " Ngô Tất Tố vẫn là
nhà văn chƣa ai có thể vƣợt hơn trong việc làm sống lại cái không khí kinh hoàng, loạn lạc
của nạn "cƣớp ngày" hàng năm vẫn ập xuống thôn quê mỗi dịp đổ sƣu. Chƣa ai có thể vƣợt
hơn Ngô Tất Tố trong việc làm lòng ngƣời nghẹn uất trƣớc cái luật lệ dã man... "
Nhà văn Vũ Tú Nam trên báo Văn nghệ số l, ngày 1/1/1994 cũng nhận xét: " Ngô Tất
Tố đã sử dụng bút pháp " dồn nén", ông tập hợp lại một số cảnh mắt thấy tai nghe về hiện
trạng đời sống nông thôn vào trong một khung thời gian và không gian nhất định để làm nổi
bật những mặt tƣơng phản trong tâm lý và hành động nhân vật, tạo nên một không khí căng
thẳng, ngột ngạt, thôi thúc ở ngƣời đọc cái ý thức, ý nguyện phải làm một cái gì" ...
Khi các nhà nghiên cứu khẳng định hiệu quả "tạo không khí của đời sống", "không
khí kinh hoàng loạn lạc", "không khí căng thẳng ngột ngạt" trong tác phẩm Tắt đèn cũng có
nghĩa là họ đã nhìn nhận hoàn cảnh Tắt đèn ở phƣơng diện nghệ thuật, đã chú ý tới nghệ
thuật xây dựng hoàn cảnh của nhà văn. Nhƣng những ý kiến về hoàn cảnh Tắt đèn ở cả góc

độ hoàn cảnh xã hội và phƣơng diện hoàn cảnh nghệ thuật chủ yếu vẫn là những nhận xét đơn
lẻ, những cảm nhận chủ quan mà ít có sự minh chứng. Hoàn cảnh trong Tắt đèn chƣa thật sự
đƣợc nhìn nhận ở cấu trúc nghệ thuật. Từ đó quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của Ngô
Tất Tố chƣa đƣợc chú ý làm sáng rõ.
2.2. Về tác phẩm Giống tố của Vũ Trọng Phụng
Mặc dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ và chỉ trên dƣới 10 năm cầm bút nhƣng Vũ Trọng
Phụng đã để lại một di sản văn học có thể coi là không nhỏ 11 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, 2
vở kịch dài, vài chục truyện ngắn phóng sự ngắn, bút chiến, tiểu luận ... Với di sản văn
chƣơng ấy "kể ra cũng ít hoặc chƣa có một "ca" văn học nào lại gây những tranh cãi gay go
và kéo dài nhƣ "ca" Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học thế kỷ này" (Phong Lê) [194 54]
Kể từ khi tác phẩm đầu uy của Vũ Trọng Phụng ra mắt công chúng vở kịch Không
một tiếng vang (1931), cho đến nay đã tròn 70 năm. Trong


6

khoảng thời gian hai phần ba thế kỷ ấy, đã có nhiều cuộc tranh luận, nhiều công trình nghiên
cứu về sự nghiệp văn chƣơng của ông. Theo thống kê của chúng tôi, số lƣợng những bài
nghiên cứu, tiểu luận đã công bố về ông có tới trên hai trăm, chƣa kể những luận án tiến sĩ,
những luận văn thạc sĩ đã và đang tiến hành. Trên cơ sở tƣ liệu các công trình nghiên cứu về
Vũ Trọng Phụng có đƣợc, chúng tôi-nhận thấy lịch sử nghiên cứu vấn đề hoàn cảnh trong tác
phẩm của Giống tố nhà văn nhƣ sau:
2.2.1. Đã có những ý kiến bàn về vấn đề hoàn cảnh trong các sáng tác của Vũ Trọng
Phụng, khẳng định ý thức của nhà văn về quan niệm tính cách là sản phẩm của hoàn cảnh.
Chẳng hạn, ý kiến của Nguyễn Hoành Khung về hoàn cảnh trong Giống tố: "Sự biến chất của
Long và Mịch đã đƣợc Vũ Trọng Phụng cắt nghĩa bằng quan niệm riêng.Theo Ông, chính
hoàn cảnh cụ thể là cái bả vật chất đã có sự cám dỗ ghê gớm làm biến chất con ngƣời, không
ai đủ sức cƣỡng lại" [195.447] ; hay ý kiến của Vũ Ngọc Phan về tác phẩm trên: "Quyển tiểu
thuyết Giống tố của Vũ Trọng Phụng làm cho ta thấy ảnh hƣởng của hoàn cảnh là dƣờng nào
! vì hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội, hai kẻ vốn tính hiền lành và ngay thẳng nhƣ Mịch

và Long rút cuộc đã trở thành một ngƣời đàn bà hƣ hỏng và một thiếu niên hƣ hỏng"
[195.173]; hoặc ý kiến của Dƣơng Nghiễm Mậu cũng về cuốn tiểu thuyết đó: "ông đồ Uẩn
chính là cái hạng thuộc về thái cực thứ hai, bị hoàn cảnh lôi cuốn đến không còn đƣợc nhân
cách" [195.309].
2.2.2. Cũng đã có những ý kiến đề cập tới những khía cạnh thuộc về phƣơng diện
nghệ thuật của hoàn cảnh trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Chẳng hạn ý kiến bàn về nhịp
diệu trong tác phẩm Giống tố: "Nhịp độ vận động trong Giống tố rất khẩn trƣơng, gấp gấp,
sự việc diễn biến bất ngờ, đầy kịch tích, gợi ấn tƣợng sâu về cuộc đời điên đảo, thế sự thăng
trầm. Đó chính là dặc điểm trong cảm quan hiện thực, trở thành ý thức nghệ thuật của Vũ
Trọng Phụng"(Nguyễn Hoành Khung) [196.253] ; "Chƣa thể nói nhà văn đã có đƣợc cảm
quan chính xác về sự vận động biến chứng của hiện thực, nhƣng


7

quả là ông nhạy cảm với cái nhịp điệu hối hả, dữ đội của đời sống Nguyễn Hoành Khung)
[190.131]. Hoặc ý kiến bàn về vấn đề không khí rong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng:
"Đọc Giống tố phải cảm nhận cái không khí chung, cái âm hƣởng chung, cái linh hồn chung
của thế giới hình tƣợng của cuốn tiểu thuyết. Ấy là một xã hội quay cuồng, đảo điên đến
chóng mặt, biết bao tình huống trớ trêu, biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, xuống chó rồi
lại lên voi, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông..." (Nguyễn Đăng Mạnh) [196.262] hay ý kiến
bàn về những xung đột giấu kịch tính (một yếu tố thuộc cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh)
trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: "Tiểu thuyết của ông đầy những xung đột căng thẳng,
giàu kịch tính" Trƣơng Chính) [190.154] ; "tác phẩm Vũ Trọng Phụng bố cục thƣờng chặt
chẽ chứa nhiều ƣu điểm của kịch tính" (Văn Tâm)[195.218] ; cũng có ý kiến bàn về vấn đề hệ
thống nhân vật - một hệ thống yếu tố tạo hoàn cảnh: "Thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng khá
đông và thuộc nhiều giới khác nhau. Một khi đƣợc nâng lên đến mức điển hình, một số ngƣời
trong họ là tài liệu quý giúp đỡ đắc lực cho những ai muốn nghiên cứu về xã hội hoặc tìm
hiểu tài nghệ ngòi bút Vũ Trọng Phụng. Nhƣng còn nhƣ để hiểu tâm sự ngƣời viết, cái phức
tạp đa đoan của chính tác giả, thì có những nhân vật chỉ đóng vai phụ hoặc có vẻ không tiêu

biểu gì thật ra lại là một thứ chìa khoa khá tốt mà ngƣời nghiên cứu không có quyền xao
nhãng" (Vƣơng Trí Nhàn) [195.407],
2.2.3. Nhƣ vậy, nghiên cứu tác phẩm Giống tố của Vũ Trọng Phụng, vấn đề hoàn
cảnh không phải là vấn đề chƣa từng đƣợc quan tâm. Về vấn đề này, đáng chú ý là các công
trình nghiên cứu của Văn Tâm, Trƣơng Chính, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Hoành Khung, Hoàng Thiếu Sơn, ... nhƣng việc nhìn nhận hoàn cảnh ấy nhƣ một
hoàn cảnh nghệ thuật chƣa đƣợc đặt ra và giải quyết một cách hệ thống. Mặc dù đã có ít
nhiều ý kiến bàn về hoàn cảnh trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng từ cái nhìn cấu trúc nghệ
thuật, nhƣng cũng vẫn chỉ là những nhận định chung ở một khía cạnh nào đó và cũng chƣa có
sự minh chứng cụ thể. Vấn đề thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng chƣa
thật sự đƣợc đặt ra và giải quyết.


8

2.3. Về tác phẩm Sống mòn và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.
Có thể nói, trong nhiều công trình nghiên cứu về Nam Cao từ trƣớc tới nay, nhiều nhà
nghiên cứu đã quan tâm tới vấn đề hoàn cảnh.
Nhìn lại ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề hoàn cảnh trong tác phẩm Sống
mòn và một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau
đây:
2.3.1. Nhiều ý kiến đã khẳng định sự thành công của Nam Cao trong việc xây dựng
hoàn cảnh, coi đây là một nét đặc sắc góp phần xác định vị trí xứng đáng của Nam Cao trong
đội ngũ các nhà văn hiện thực, mà bài viết về Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm
Nam Cao của Hà Minh Đức là một ví dụ tiêu biểu. Và cũng phải nói thêm rằng, trong các
công trình nghiên cứu về Nam Cao, nếu có một bài viết nào tập trung vào phân tích lý giải
khá sâu sắc vấn đề hoàn cảnh thì đó chính là bài viết này của Hà Minh Đức [63.311] .
2.3.2. Có những nhà nghiên cứu đã chỉ ra mốt số đặc điểm của hoàn cảnh trong tác
phẩm Nam Cao. Chẳng hạn: "Đọc truyện Nam Cao không thấy những hoàn cảnh điển hình
với những xung đột điển hình kiểu nhƣ nông dân và địa chủ, tƣ bản và dân nghèo" (Phạm

Xuân Nguyên) [193.150]; " Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những
hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con ngƣời bị tha hóa" (Trần Đăng Xuyên) [193.159]; " để
những dạng nhân vật đặc biệt của mình xuất hiện, Nam Cao ráo riết chuẩn bị một môi trƣờng
đậm đặc tính chất trái chiều" (Nguyễn Quang Trung)[193.211]; "đọc văn Nam Cao ở truyện
nào ta cũng có thể gặp những hoàn cảnh, những tình huống trái ngƣợc, những sự tƣơng phản
giữa thực tại và ƣớc mơ" (Phan Trọng Thƣởng) [193.474 ]... Nhƣng những nhận định trên
chủ yếu vẫn dừng ở những nhận xét đơn lẻ và ít có sự minh chứng cụ thể, bởi những ý kiến
bàn về hoàn cảnh trên đây đƣợc đề cập tới trong những bài viết không lấy vấn đề hoàn cảnh
làm đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu.


9

2.3.3. Đề cập tới vấn đề hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao, nhiều nhà nghiên cứu
đã chỉ ra đƣợc tác động của hoàn cảnh tới nhân cách, sự tha hóa của con ngƣời. Chẳng hạn: "
Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh lạ thƣờng quá trình lƣu manh hóa của một số quần
chúng cơ bản trong hoàn cảnh bị đè nén áp bức bóc lột của xã hội cũ" (Lê Đình Kỵ)[l93.59];
" Trong tác phẩm Nam Cao, con ngƣời sống trong một xã hội dữ dằn cay nghiệt, hoàn cảnh
nhƣ muốn nghiền nát con ngƣời" (Nguyễn Văn Hạnh)[193.131]; "Sự kiện của hiện thực đƣợc
chú trọng không đủ trên bình diện phản ánh mà còn là, và chủ yếu là, trên lĩnh vực tác động
của nó tới nhân cách con ngƣời" (Phạm Xuân Nguyên)[193.147]; Hoàn cảnh không chỉ tác
động tới nhân cách con ngƣời mà nó còn tác động tới tâm lý, tới quá trình tự ý thức của nhân
vật: "Hiện lên trong tiểu thuyết Sống mòn những biến thái của tâm trạng các nhân vật này
sinh trong những hoàn cảnh với những va đập, khắc khoải, những bộc bạch kiểu tƣ vấn"
(Nguyễn Ngọc Thiện) [193.330].
2.3.4. Một số nhà nghiên cứu khẳng định sức ám ảnh, sự truyền cảm mạnh mẽ từ
những hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao. Chẳng hạn, bàn về tác phẩm Sống mòn, Phong
Lê nhận xét: "Bối cảnh truyện chỉ là sinh hoạt của mấy thầy giáo dạy tƣ nhƣng sao lại có sức
gắn đến thế với cả cuộc đời rộng lớn, cái tiếng thì thầm của tác phẩm lại có sức ám ảnh đến
thế với nhiều lớp ngƣời trong hành trình cuộc đời, giữa bao thăng trầm của lịch sử"

[193.111]. Đọc truyện ngắn của Nam Cao, nhà văn Nguyên Hồng có cảm giác: " ta thấy tâm
trí ta nghẹn lại, ngực ta tức tối, ý thức ta có một cái gì nhấp nháy nhƣ ánh sáng chỉ chờ bắt
cháy đƣợc thêm một sức mạnh gì đấy có thể nổ bùng lên" [193.82]. Và khi phân tích chất
nghịch dị trong tác phẩm Nam Cao Vƣơng" Trí Nhàn cũng khẳng định Nam Cao đã "tạo nên
một hiệu quả ngột ngạt tức thở gợi ra cảm tƣởng một thứ lƣới vô hình bao quanh ngƣời ta.
Lƣới chỉ mỏng manh nhẹ nhàng nhƣng ngày một thít chặt hơn," không ai thoát ra nổi"
[193.456]...


10

2.3.5. Không khí trong tác phẩm Nam Cao cũng là vấn đề đã đƣợc một số công trình
nghiên cứu đề cập tới. Đó là không khí "có cái gì kinh dị lạ thƣờng" (Nguyễn Đức Đàn)
[193.67], " rùng rợn đến ngỡ nhƣ ma quái" (Quỳnh Nga) [193.443] trong Nửa đêm, "không
khí ma sống lẫn với ngƣời " (Hà Minh Đức) [193.257] trong Ma đưa ... và bao trùm lên phần
lớn các tác phẩm là không khí "tù đọng ngột ngạt đến mức không chịu nổi" (Trần Đăng
Xuyền) [193.403]. Nhận xét về nghệ thuật tạo không khí của Nam Cao, Hà Minh Đức khẳng
định Nam Cao đã "nắm bắt đƣợc nhiều chi tiết chân thực và sinh động, tạo không khí giỏi"
[63.204].
Nhƣ vậy, nhìn lại những công trình nghiên cứu về Nam Cao, chúng tôi nhận thấy vấn
đề hoàn cảnh đã từng đƣợc quan tâm. Nhƣng những kiến giải về nó vẫn chủ yếu dừng ở
những nhận xét, cảm nhận, ít có những minh chứng cụ thể. Nó vẫn chủ yếu đƣợc nhìn nhận ở
góc độ hoàn cảnh xã hội. Cách nhìn ấy là đúng và cần thiết, nhƣng có lẽ chƣa đủ. Bởi vì hoàn
cảnh chƣa thực sự đƣợc nhìn nhận nhƣ một yếu tố nghệ thuật trong cấu trúc tác phẩm Nam
Cao. Bàn về vấn đề này, có lẽ bài viết về "Tầm quan trọng của hoàn cảnh trong tác phẩm của
Nam Cao" [63.311 ] của Hà Minh Đức là đáng chú ý hơn cả. Trong bài viết này, tác giả tập
trung phân tích hoàn cảnh, chỉ ra một số đặc điểm của hoàn cảnh ấy, vị trí vai trò quan trọng
của nó và khẳng định "tài năng tạo dựng hoàn cảnh" là "thành công lớn của Nam Cao và ấn
tƣợng sâu sắc nhất có thể nhận thấy" ở Nam Cao so với các nhà văn hiện thực khác [63.320].
Khi nói rằng, đọc tác phẩm Nam Cao, ngƣời ta cảm nhận rất rõ một không khí ngột

ngạt, tù túng, trì trệ, bế tắc, mỏi mòn... thậm chí, một không khí ma quái, là ngƣời ta đã nhìn
nhận hoàn cảnh trong tác phẩm Nam Cao ở phƣơng diện nghệ thuật ; đã thừa nhận hoàn cảnh
trong tác phẩm Nam Cao đƣợc xây dựng một cách nghệ thuật. Bởi vì hoàn cảnh nghệ thuật là
hoàn cảnh tạo đƣợc không khí, nó phải toát lên một không khí và tạo nên sức truyền cảm, ám
ảnh mạnh mẽ tới ngƣời đọc.
Tuy nhiên, sự nhìn nhận hoàn cảnh nghệ thuật trong tác phẩm Nam Cao cũng vẫn chỉ
dùng ở những ý kiến nhận xét, cảm nhận, chƣa hệ thống, các yếu tố thuộc cấu trúc nghệ thuật
của hoàn cảnh chƣa đƣợc đề cập tới trong một hệ thống.


11

3. NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ của luận án là đi sâu tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh đƣợc
thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và
Nam Cao, để từ đó làm sáng rõ cơ sở lý thuyết thi pháp hoàn cảnh. Trên cơ sở đó tiếp tục
nghiên cứu hoàn cảnh trong tác phẩm văn học hiện thực ở một phƣơng diện mới.
- Để có thể thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, luận án phải xác định nội dung nghệ
thuật khái niệm hoàn cảnh trong văn học (tức là cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh) tạo tiền
đề lý luận cho việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của nhà văn.
- Từ quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh của ba nhà văn tiêu biểu, đề tài phải chỉ ra
đƣợc sự phong phú của những quan niệm nghệ thuật ấy và chứng minh những quan niệm ấy
không phải là những khái niệm trừu tƣợng mà nó đƣợc thể hiện qua hệ thống những yếu tố
nghệ thuật.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong văn xuôi hiện thực nhƣng đề tài
chỉ nghiên cứu ba tác giả tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao.
- Tác phẩm của các nhà văn trên có một số lƣợng rất lớn bởi vậy đề tài cũng chỉ tập
trung khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà văn đó

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Căn cứ vào mục tiêu đối tƣợng đã đƣợc xác định, để hoàn thành những nhiệm vụ đã
đặt ra, đề tài này sẽ phải sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:


12

4.1. Phƣơng pháp hệ thống: Quan niệm nghệ thuật bộc lộ qua hệ thống các tín hiệu
nghệ thuật, qua sự lặp lại, tần số xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật. Bởi vậy phƣơng pháp
hệ thống là phƣơng pháp không thể không sử dụng để đạt đƣợc những mục đích, yêu cầu đã
đặt ra trong luận án: nghiên cứu thi pháp hoàn cảnh văn xuôi hiện thực .
4.2. Phƣơng pháp so sánh, lịch sử: Một trong những nhiệm vụ đặt ra đối với đề tài là
chỉ ra đƣợc sự khác biệt, đa dạng, phong phú của quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong
văn xuôi hiện thực. Không thể thấy đƣợc sự khác biệt, đa dạng, phong phú đó nếu không sử
dụng phƣơng pháp này. Đây là phƣơng pháp đƣợc chúng tôi đặc biệt chú ý.
4.3. Phƣơng pháp thống kê: Sử dụng phƣơng pháp này là cần thiết bởi từ những kết
quả của nó, các luận điểm, kết luận sẽ có những luận cứ cụ thể, thuyết phục.
4.4. Phƣơng pháp phân tích tác phẩm văn học: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm
minh chứng cho những kết luận lý thuyết, sáng tỏ những vấn đề lý luận.
5. NHỮNG KẾT LUẬN MỚI VÀ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
5.1. Những kết luận mới.
- Đề tài khẳng định có một quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong trào lƣu văn học
hiện thực thời kỳ 1930 - 1945. Quan niệm đó bộc lộ qua cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh
trong một số tác phẩm xuất sắc của các tác giả tiêu biểu. Lần đầu tiên, vấn đề thi pháp hoàn
cảnh đƣợc đặt ra và thi pháp hoàn cảnh của văn học hiện thực đƣợc nghiên cứu một cách cụ
thể, hệ thống, có ý thức hơn. Đề tài góp thêm một hƣớng tiếp cận mới về vấn đề hoàn cảnh.
- Đồng thời luận án còn chỉ ra sự phong phú của quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh
trong trào lƣu văn học này, khẳng định đóng góp của các nhà văn hiện thực về phƣơng diện
xây dựng hoàn cảnh nghệ thuật - đổi mới một phƣơng diện hình thức trong tác phẩm văn
chƣơng Việt Nam.



13

5.2. Cấu trúc của luận án:
Mở đầu.
Nội dung: Gồm 4 chƣơng
Chƣơng 1: Xác định nội dung nghệ thuật của khái niệm hoàn cảnh và qua niệm nghệ
thuật về hoàn cảnh trong văn học.
Chƣơng 2: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Chƣơng 3: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong Giống tố của Vũ Trọng Phụng.
Chƣơng 4: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong Sống mòn và một số truyện
ngắn tiêu biểu của Nam Cao.
Kết luận.
Một số công trình, bài báo liên quan đến đề tài luận án của tác giả đã công bố
Thƣ mục.


14

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CỦA KHÁI NIỆM
HOÀN CẢNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HOÀN CẢNH TRONG
TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC
1.1.Về vấn đề khái niệm hoàn cảnh và sự cần thiết của việc xác định nội
dung nghệ thuật của khái niệm hoàn cảnh trong văn học hiện thực
1.1.1. Về vấn đề khái niệm hoàn cảnh.
Chủ nghĩa hiện thực là một khuynh hƣớng, một trào lƣu văn học có nội dung cụ thể,
xác định trên cơ sở một số nguyên tắc mỹ học: Lấy hiện thực trực tiếp là đối tƣợng của nghệ
thuật, coi trọng các chi tiết chân thực, cụ thể, chính xác trong quá trình miêu tả con ngƣời và

cuộc sống ; tái hiện khách quan các mối quan hệ của con ngƣời với hoàn cảnh, chú trọng mối
quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình trên cơ sở thừa nhận sự
tác động qua lại giữa con ngƣời và mồi trƣờng sống, giữa tính cách và hoàn cảnh; phản ánh
cuộc sống bằng điển hình hóa các sự kiện của thực tế đời sống, đảm bảo tính khuynh hƣớng
xã hội nhƣng không biến nhân vật thành ngƣời phát ngôn lộ liễu.
Vấn đề chủ nghĩa hiện thực là một trong những vấn đề lớn của lý luận văn học bởi sự
phong phú, phức tạp và ý nghĩa của nó. Còn có nhiều vấn đề phải bàn cãi xung quanh chủ
nghĩa hiện thực. Chỉ riêng việc xác định thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực, cho đến
nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau: "Một số ngƣời cho rằng, những nguyên tắc phản ánh
hiện thực chủ nghĩa hình thành từ cổ đại và trải qua các giai đoạn lịch sử nhƣ Cổ đại, Phục
hƣng, Ánh sáng, thế kỷ XIX ... một số khác thì cho là từ thời Phục hƣng ; một số khác nữa thì
cho là từ thế kỷ XVIII khi tiểu thuyết sinh hoạt gia đình và sinh hoạt xã hội ra đời. Nhiều
ngƣời thì lại cho rằng, chủ nghĩa hiện thực nhƣ


15

một phƣơng pháp, một khuynh hƣớng nghệ thuật hình thành vào những năm 30 của thế kỷ
XIX, khi trong văn học châu Âu nguyên tắc mô tả chân thực cuộc sống đƣợc khẳng định một
cách đầy đủ nhất, trong những hình thức phân tích xã hội phát triển nhất" [185.55].
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu dựa trên cơ sở trào lƣu văn học hiện thực
phƣơng Tây thế kỷ XIX, bởi vì: "Dù các ý kiến còn khác nhau đến đâu thì mọi ngƣời đều
phải thừa nhận là từ những năm 40 thế kỷ XIX trở di, chủ nghĩa hiện thực trong văn học đã
bƣớc sang một giai đoạn mới phát triển hoàn chỉnh và rực rỡ nhất cả về mặt lý luận lẫn thực
tế sáng tác" [185.55]. Và trong thực tế, trào lƣu văn học hiện thực thế kỷ XIX đã trở thành
nền tảng cho sự phát triển lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực.
Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực, các nhà nghiên cứu thƣờng nhắc đến định nghĩa nổi
tiếng của Ăngghen trong bức thƣ gửi M. Háccơnecxơ về đặc trƣng của việc phản ánh đời
sống theo lối hiện thực chủ nghĩa: "Theo ý tôi, ngoài chi tiết chân thực, chủ nghĩa hiện thực
còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình"

[152.384]. Ở đây, Ăngghen đã đặc biệt nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa tính cách điển hình
và hoàn cảnh điển hình. Đây là mối quan hệ không ai có thể phủ nhận. Nhƣng cũng cần phải
thấy rằng, tƣ tƣởng về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh là tƣ tƣởng chung của nhiều
thời đại. Giữa thế kỷ XIX, giới phê bình dân chủ cách mạng Nga từ những quan niệm có tính
duy vật về bản chất của con ngƣời đã đề cập tới tƣ tƣởng về sự phụ thuộc của tính cách vào
các hoàn cảnh xã hội - lịch sử khách quan. Đó là cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn nguyên
tắc phản ánh cuộc sống của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực có nhu cầu giải thích
tính cách số phận bằng hoàn cảnh. Các nhà văn hiện thực nhận thấy môi trƣờng hoàn cảnh
quyết định số phận, tính cách con ngƣời. Trong truyện ngắn Sao lại thế này ? nhà văn hiện
thực xuất sắc Nam Cao đã từng khẳng định: "Chỉ có những hoàn cảnh là khác. Hoàn cảnh
đổi, thế là ngƣời đổi tâm tính đổi ". Trong chủ nghĩa hiện thực, con ngƣời luôn luôn là đại
diện của một môi trƣờng lịch sử xã hội nhất định. Nó phụ thuộc vào chính môi trƣờng ấy.
Môi trƣờng ấy là bao trùm rộng lớn chứ không chỉ là một vài cá nhân xoay


16

quanh nhân vật. Có thể nói, nguyên lý mối quan hệ tính cách và hoàn cảnh là một nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Bởi vậy, phải thừa nhận nguyên lý về mối quan hệ giữa tính
cách và hoàn cảnh đƣợc coi là nền tảng của chủ nghĩa hiện thực lâu nay là đúng.
Vấn đề hoàn cảnh đã đƣợc đặt ra từ Hêghen (1770-1831) - nhà biện chứng, đồng thời
là nhà triết học duy tâm khách quan thế kỷ XVIII. Mặc dù triết học của ông đầy mâu thuẫn,
nhƣng một đóng góp to lớn của Hêghen vào lý luận mỹ học là đã xây dựng đƣợc những phạm
trù mỹ học tình huống, xung" đột,- hành động và tính cách, đồng thời cấp cho chúng một
cách lý giải thực sự sâu sắc.
Thực ra, trƣớc Hêghen, Arixtốt, Létxinh đã dùng khái niệm này để nói về kịch.
Hêghen nâng chúng lên thành những phạm trù của mỹ học và đƣa ra đƣợc cách lý giải gắn
với bản chất của cái đẹp. Phạm trù tình huống (die Situation) của Hêghen, rất gần với phạm
trù " hoàn cảnh điển hình" và phạm trù tính cách của ông cũng rất gần với phạm trù " tính
cách điển hình" của mỹ học hiện thực. Hêghen cũng đã đƣa ra khái niệm "tình trạng chung

thế giới" và cho rằng "So với từng cá nhân, thì tình trạng chung của thế giới chỉ làm thành
miếng đất trên đó các cá nhân tồn tại và tự biểu lộ với những đặc điểm riêng biệt của từng
hoàn cảnh" [68.T1-336]. Nhƣ vậy khái niệm "tình trạng chung thế giới" ở đây có thể hiểu là
hoàn cảnh lịch sử khách quan. Hoàn cảnh lịch sử khách quan ấy đƣợc cụ thể hóa ở cá nhân
thành tình huống: "Tình huống làm thành một tiền đề riêng biệt hơn khiến cho mọi cái gì
trong tình trạng chung của thế giới vẫn còn nằm ở trong hình thức chƣa phát triển thì nay bộc
lộc ra ngoài và hoạt động tích cực" [68.T1-338]. Hêghen cho rằng: "Nói chung tình huống là
một trạng thái có tính chất nông biệt và trở thành đƣợc qui định. Ở trong thuộc tính này của
nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có đƣợc một sự tồn lại bên ngoài bằng
sự biểu hiện nghệ thuật " [68.T1-338]. Và Hêghen cũng đã khẳng định tầm quan trọng của
tình huống: " Tình huống cấp cho ta một thao trƣờng rộng lớn để tìm hiểu bởi vì từ lâu nhiệm
vụ quan trọng nhất của nghệ thuật vẫn là tìm những tình huống thú vị, tức là những tình
huống nào cho phép ta bộc lộ những hứng thú quan trọng và


17

sâu sắc cũng nhƣ cái nội dung chân thực của tâm hồn" [68.TI-338]. Nhƣ vậy, có thể nói,
trong quan niệm của Hêghen, tình trạng chung của thế giới (hoàn cảnh lịch sử khách quan) là
đối tƣợng của khoa học, muốn trở thành đối tƣợng của nghệ thuật nó phải đƣợc bộc lộ dƣới
hình hình thức tình huống (hoàn cảnh điển hình), ở đây ta thấy có sự gần gũi giữa quan niệm
của Hêghen và mĩ học hiện thực. Nhƣng cũng chƣa thể sử dụng khái niệm "hoàn cảnh" ấy để
khám phá nội dung nghệ thuật khái niệm hoàn cảnh trong văn học nói chung và trong văn học
hiện thực nói riêng.
Mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và hoàn cảnh cũng là một trong những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là một mặt của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thƣợng tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong Luận cƣơng về Phơ Bách,
Mác đã khẳng định: " Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con ngƣời là tổng hòa của tất
cả những mối quan hệ xã hội" [152.148]. Triết học Mác cũng đã khẳng định vai trò quyết
định của hoàn cảnh. Quan niệm đó thể hiện ở nguyên lý: " Ý thức không bao giờ lại có thể là

cái gì khác hơn là bản thể có ý thức cả (das bewusste Sein), mà bản thể của con ngƣời lại là
quá trình sinh hoạt thực tế của họ. Và nếu trong toàn bộ hệ tƣ tƣởng, chúng ta thấy con ngƣời
và những mối quan hệ của họ lộn ngƣợc đầu xuống dƣới, nhƣ trong một buồng tối, thì hiện
tƣợng đó là do quá lành sinh "hoạt lịch" sử của họ ma ra, hoàn toàn giống nhƣ hình ảnh lộn
ngƣợc của các vật trên võng mạc của con mắt là do quá trình sinh hoạt rõ ràng về mặt thể
chất mà ra " [152.43-44].
Xuất phát từ những quan niệm triết học ấy, bàn về văn học Mác -Ăngghen cũng rất
chú ý tới vấn đề hoàn cảnh. Trong " Thƣ gửi Látxan ngày 18/5/1895", Ăngghen có viết: "
Theo quan niệm về kịch của tôi, là quan điểm đòi hỏi ngƣời ta không đƣợc vì chạy theo
những cái có tính chất lý tƣởng mà quên mất hiện thực, không vì chạy theo Sinle mà quên
mất Sechxpia, thì việc sử dụng thành phần bình dân hết sức đa dạng trong xã hội lúc bấy giờ
có lẽ sẽ đem lại những chất liệu hoàn toàn mới về cho vở kịch sinh động tạo ra được một cái
nền vô cùng có giá trị (chúng tôi nhấn mạnh - PMH) cho phong


18

trào dân tộc của giai cấp quí tộc đang diễn ra trên sâu khấu, và có lẽ sẽ lần đầu tiên làm cho
ngƣời ta nhìn thấy rõ bộ mặt thật của chính phong trào này" [152.376]. Ở đây, có thể nói
Ăngghen cũng đã đề cập tới một phƣơng diện nghệ thuật của hoàn cảnh đó là hệ thống nhân
vật trong cấu trúc nghệ thuật của hoàn cảnh. Cũng trong bức thƣ này, bàn về vở kịch
Xíchkinghen, Ăngghen nhận xét: " Cách đặt vấn đề đƣợc nêu lên đúng đắn: Các nhân vật
chính thì thực sự là dại biểu cho những giai cấp và những trào lƣu nhất định, do dó tiêu biểu
cho các tƣ tƣởng nhất định của thời đại họ, và động cơ hành động của họ không phải là
những ham thích vụn vặt cá nhân, mà là cái trào lƣu lịch sử lôi cuốn họ" [152.373J. Vấn đề
hoàn cảnh cũng lại đƣợc Ăngghen đề cập đến trong " Thƣ gửi M. Háccơnecxơ đầu tháng
4.1888". Trong bức thƣ này, bàn về tác phẩm Cô gái thành thị, Ăngghen đã đƣa ra một
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa hiện thực là "Sự tái hiện chân thực những tính cách điển hình
trong hoàn cảnh điển hình". Đồng thời ông nhận xét: " Các tính cách của cô khá điển hình
trong những giới hạn, trong đó những tính cách ấy hành động, nhƣng về các hoàn cảnh bao

quanh họ và bắt họ hành động, thì ngƣời ta có thể nói là không đƣợc điển hình đầy đủ". Để
làm rõ hơn nhận xét đó ông viết tiếp: "Trong Cô gái thành thị, giai cấp công nhân xuất hiện
với tính cách một quần chúng thụ động không thể tự giúp mình đƣợc, thậm chí không có một
sự cố gắng và một mƣu toan nào về mặt đó. Mọi mƣu toan kéo nó ra khỏi cái cảnh nghèo khổ
làm ngƣời ta đần độn đều xuất phát từ bên ngoài, từ bên trên. Nhƣng nếu nhƣ điều này là
đúng đối với năm 1800 hay 1810 tức là vào thời của Xanhximông và của Rôbe Ôoen, thì vào
năm 1897 vấn đề không phải nhƣ vậy nữa đối với một ngƣời gần 50 năm nay đã vinh dự
tham dự vào phần lớn các trận chiến dấu của giai cấp vô sản" [152.384].
Qua những ý kiến trên, có thể thấy rằng, quan tâm tới vấn đề hoàn cảnh, nhƣng
Ăngghen chú ý tới tính chân thực của hoàn cảnh nhiều hơn là tính nghệ thuật của hoàn cảnh.
Vì vậy, những ý kiến của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực khiến ngƣời ta hƣớng tới phƣơng
diện xã hội nhiều hơn là phƣơng diện nghệ thuật khi nghiên cứu hoàn cảnh trong tác phẩm
văn học.


19

Các nhà lý luận, nhà nghiên cứu, nhà văn trong và ngoài nƣớc cũng đã có nhiều ý kiến
bàn về vấn đề hoàn cảnh, nhất là khi nói tới những vấn đề xung quanh chủ nghĩa hiện thực.
Cùng với việc khẳng định: "Bất cứ tính cách nào cũng là một đại diện trong chừng
mực này hay chừng mực khác của một hoàn cảnh nhất định", L. I. Timôfêep đã thể hiện quan
niệm về hoàn cảnh: "Hoàn cảnh mà ta hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ môi trƣờng xã hội xung
quanh con ngƣời đó. Cái vốn có của hoàn cảnh ấy là những mối quan hệ nhất định giữa ngƣời
và ngƣời, thể hiện trong những biến cố xung đột này hay những biến cố xung đột khác... điển
hình đối với nó, tức là những biến cố xung đột trong đó bộc lộ rõ thái độ của con ngƣời tiểu
biểu đối với hoàn cảnh ấy". [235.297]. Khái niệm hoàn cảnh ở đây đã đƣợc nhà lý luận hiểu
là "toàn bộ môi trƣờng xã hội xung quanh con ngƣời đó". Và theo ông đó là "hoàn cảnh mà ta
hiểu theo nghĩa rộng". Nhƣng nếu hiểu hoàn cảnh theo nghĩa rộng nhƣ vậy vẫn chƣa đủ.
Hoàn cảnh không chỉ là " toàn bộ môi trƣờng xã hội" mà còn là toàn bộ môi trƣờng tự nhiên.
Tất nhiên, cốt lõi của hoàn cảnh vẫn là "những mối quan hệ nhất định giữa ngƣời và ngƣời".

Trong cách định nghĩa của L. I. Timôpêep, ta vẫn chưa thấy hoàn cảnh được nhìn nhận ở
phương diện thẩm mỹ - nghệ thuật.
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N. Pospelov đã đặt ra vấn đề phải xác
định khái niệm hoàn cảnh khi nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực: " Trƣớc khi đi đến một công
thức khoa học về chủ nghĩa hiện thực tƣ duy lý luận cần phải đặt ra và giải quyết vấn đề thế
nào là "những hoàn cảnh" mà chúng có ảnh hƣởng đến các tính cách đƣợc miêu tả và vì sao
sự phát triển các tính cách phụ thuộc vào các hoàn cảnh là đặc điểm tƣ bản của chủ nghĩa
hiện thực" [201 - 247] và theo G.N. Pospelov "Ngay tƣ tƣởng lý luận văn học dân chủ đã
khám phá bản chất xã hội của các hoàn cảnh tạo nên tính cách và đó là chìa khóa có tính
chất phƣơng pháp luận quan trọng để hiểu văn học hiện thực. Các hoàn cảnh đã đƣợc hiểu
nhƣ các đặc điểm bên ngoài của môi trƣờng, hoàn cảnh tƣơng tự mà nhƣ những quan hệ .xã
hội và cuộc đấu tranh xã-hội


20

qui định sự vận động lịch sử của xã hội và do đấy quy định cả từng cá nhân

riêng lẻ"

[201.248].Về những ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa các tính cách nghệ thuật và hoàn
cảnh xã hội, G. N. Pospeelov nhận xét: "nếu nhƣ các nhà phê bình đã nhận xét rằng, nhà văn
nhận thức đƣợc mối quan hệ của các nhân vật nghệ thuật do mình tạo ra với những hoàn cảnh
của đất nƣớc và thời đại sâu sắc hơn so với những ngƣời đi trƣớc và đã khám phá sâu sắc hơn
những tác động qua lại giữa chúng thì trong đó họ đã thấy sự phát triển của chủ nghĩa hiện
thực, sự hoàn thiện của nguyên tắc phản ánh đời sống hiện thực chủ nghĩa" [201.248]. Đặt ra
vấn đề phải xác định khái niệm hoàn cảnh và cũng đã bàn về vấn dề hoàn cảnh trong văn học,
G. N. Pospelov chủ yếu vẫn nhấn mạnh bản chất xã hội của hoàn cảnh.
M. B. Khraplrenko khi nghiên cứu Các hình thức khái quát hóa hiện thực chủ nghĩa
đã nhấn mạnh: Một trong những thành tựu lớn nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán là sự

phản ánh những mối quan hệ chặt chẽ giữa con ngƣời với môi trƣờng xã hội, sự tái hiện tác
động của những điều kiện, hoàn cảnh sống đối với việc hình thành tính cách con ngƣời.
Những mối liên hệ của con ngƣời với thế giới xung quanh cũng là đối tƣợng chú ý đặc biệt
của văn học hiện thực trong giai đoạn phát triển trƣớc của nó - trong thời kỳ Phục Hƣng, và
sau đó trong thời đại Khai sáng. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã nay sinh
những đặc điểm căn bản mới mẻ về mặt này" . [110.61]. Giải thích nguyên lý về mối quan hệ
giữa tính cách và hoàn cảnh, M.B Khraptrenko viết:" Các nhà hiện thực thế kỷ XIX đã thực
hiện việc khám phá lĩnh vực hình thành và phát triển những tính cách con ngƣời, các mối liên
hệ của những tính cách đó đối với môi trƣờng xã hội, những khám phá đó sở dĩ có đƣợc là do
trong chính thực tại đã nổi rõ lên sự tác động của hoàn cảnh sống đối với thế giới nội tâm con
ngƣời và cũng là do tƣ duy sáng tạo của các nghệ sĩ ngôn từ lớn đã nhằm vào việc nghiên cứu
các khái quát bằng nghệ thuật các quan hệ của con ngƣời với môi trƣờng xã hội, của cá nhân
với xã hội" [110.88]. Nhận xét một số tác phẩm tiêu biểu của Bandắc về phƣơng diện hoàn
cảnh, M. B Khraptrenko cho rằng " việc miêu tả cảnh sinh hoạt, nhà cửa,


21

địa điểm, xảy ra hành động cũng chiếm vị trí quan trọng trong Ơgiêni Grăngđê, Nông dân, Đi
tìm cái tuyệt đối, Bêalơrix. Hoàn cảnh sinh hoạt trong tác phẩm Bandắc nhiều khi không chỉ
là sự dẫn chuyện, mà còn nhƣ một nhân vật văn học độc đáo, bình đẳng về nhiều mặt với các
nhân vật chính của tác phẩm" [110.91]. Khi cho rằng hoàn cảnh sinh hoạt trong tác phẩm
Bandắc "nhƣ một nhân vật văn học độc đáo", có nghĩa là M.B. Khraplrenko đã coi hoàn cảnh
như một hình tượng nghệ thuật, nó không chỉ còn đƣợc coi là cái nền, cái bối cảnh cho nhân
vật hoạt động. Từ quan niệm " hoàn cảnh sinh hoạt trong tác phẩm Bandắc nhiều khi không
chỉ là sự dẫn chuyện", M. B. Khraptrenko nhận thấy "Khi xác định hoàn cảnh sinh hoạt vật
chất của các nhân vật, ảnh hƣởng của hoàn cảnh đó đối với con ngƣời, Ban dắc không tách
rời cái môi trƣờng theo nghĩa hẹp của từ này, với cái môi trƣờng đƣợc hiểu một cách rộng rãi
nhƣ là một tập hợp mâu thuẫn của những nguyên tắc thống trị đời sống. Cái này đan quyện
với cái kia" [110.92]. Ở đây, hoàn cảnh đã đƣợc nhìn nhận ở phƣơng diện cấu trúc nghệ thuật

của nó.
Ở Việt Nam, các nhà lý luận khi bàn về chủ nghĩa hiện thực cũng đã nói tới vấn đề
hoàn cảnh. Nhƣng các tác giả chủ yếu chỉ nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa tính cách điển hình
và hoàn cảnh điển hình. Và cũng có tác giả đƣa ra nội dung khái niệm hoàn cảnh điển hình.
Còn nội dung nghệ thuật của khái niệm hoàn cảnh thì chƣa đƣợc đề cập tới.
Trong công trình nghiên cứu về Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, xuất bản năm 1974) Phan Cự Đệ cũng đã bàn về vấn đề hoàn cảnh
điển hình khi nói tới "Vấn đề điển hình hóa trong các tiểu thuyết hiện thực phê phán". Tác giả
đã nhấn mạnh tới sự phân biệt giữa hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh trong tác phẩm: "Hoàn
cảnh điển hình trong tiểu thuyết không phải là sự sao chép một cách tầm thường hoàn cảnh
trong cuộc sống. Hoàn cảnh điển hình phản ánh bối cảnh lịch sử nhưng khái niệm hoàn cành
điển hình không đồng nhất với khái niệm hoàn cảnh lịch sử. Hoàn cảnh điển hình là một
phạm trù thẩm mỹ (chúng tôi nhấn mạnh - PMH).


×