Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 194 trang )


ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN TUYẾT HẠNH

VẤN ĐỀ DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 50433
LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
MAI QUỐC LIÊN
Phó tiến sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh 1996


DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài
Đƣờng là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc mà khuynh hƣớng sáng tác đa
dạng, nghệ thuật độc đáo. Ảnh hƣởng của thơ Đƣờng đối với Việt Nam rất quan trọng, ở
nƣớc ta, Đƣờng thi là khuôn mẫu tƣ tƣởng, dụng ngữ cho các thi sĩ thời xƣa. Ông cha ta đã
ứng dụng thể Đƣờng luật trong việc làm thơ, đƣa thơ vào trong các kỳ thi tuyển chọn nhân
tài, biến thơ Đƣờng thành thể thơ quen thuộc để diễn tả tình cảm, tƣ tƣởng Việt Nam. Ngƣời
Việt Nam thích dịch thơ Đƣờng hơn bất cứ thứ thơ nào của Trung Quốc và hơn bất cứ thứ
thơ của nƣớc nào khác. Hiện tƣợng dịch thơ Đƣờng đã diễn ra từ khi chữ Nôm đƣợc sử dụng
rộng rãi và còn kéo dài đến tận ngày nay. Trong con ngƣời có một khuynh hƣớng bắt nguồn
từ bản năng tự vệ, khiến cho ngƣời ta vẫn luôn luôn trong khi bƣớc tới, có tâm trạng luyến
tiếc quá khứ, nhƣ một ngƣời luôn luôn tiếc tuổi thơ của mình. Trong sự rung cảm của mỗi
con ngƣời, bao giờ cũng có một phần rung cảm về quá khứ và thơ Đƣờng đã đáp ứng đƣợc


cái phần rung cảm đó của nhân loại vì không đâu và không có nền thi ca nào lại nói nhiều
đến quá khứ nhƣ thơ Đƣờng bằng nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng nhất.
Không chỉ Đông phƣơng mà cả Tây phƣơng cũng rất yêu chuộng thơ Đƣờng. Đối với
Việt Nam, nghiên cứu thơ Đƣờng là đi đến với nền thi ca của nhân loại và đồng thời cũng là
đi về với nền thi ca dân tộc.
Ngày nay, chúng ta, những ngƣời bị cắt lìa khỏi nền Hán học cũ muốn tiếp cận với
nền thi ca vĩ đại, rực rỡ ấy đành phải thông qua bản dịch. Nhƣ thế thì việc nhận diện ra bản
dịch nào còn giữ đƣợc nhiều sắc thái Đƣờng thi nhất là hết sức cần thiết. Cùng với việc Việt
Nam có một lịch sử dịch thơ Đƣờng lâu dài và những ảnh hƣởng đáng ngạc nhiên nhƣ thế thì
việc hệ thống lại các dữ kiện để đƣa ra một cái nhìn tổng quát lịch sử của nền dịch thuật nầy
cùng với lý do tồn tại và phát triển của nó sẽ rất hữu ích cho công việc giảng dạy và nghiên
cứu thơ Đƣờng ở Việt Nam và cho cả thơ Việt nữa. Vì nhƣ Trần Thanh Đạm trong "Lời

1


bạt thơ Đƣờng Tản Đà" có nhận xét là trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chƣơng nào
đặc biệt thiết thân nhƣ quan hệ giữa thơ Đƣờng và thơ Việt .
Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn đề tài VẤN ĐỀ DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở
VIỆT NAM

II. Lịch sử vấn đề
Chƣa có công trình nào nghiên cứu tập trung về vấn đề dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam.
Rải rác đây đó trong một số tạp chí mới xuất hiện đôi bài ngắn.
Tuy không trực diện bàn về việc dịch thơ Đƣờng, nhƣng quyển "Dịch từ Hán sang
Việt, một khoa học, một nghệ thuật" của nhiều tác giả (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà
Nội - 1982) là quyển sách tập trung nhất về dịch từ Hán sang Việt, tập hợp những ý kiến,
kinh nghiệm của các nhà Hán học lão thành, các dịch giả, các nhà nghiên cứu.
1. Về lịch sử dịch thơ Đường
- Nguyễn Quảng Tuân, trong Tạp chí Hán Nôm số 1-1995, phát hiện: "Những bài

dịch thơ Đường đầu tiên trong văn học Việt Nam" trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập. Đây là
một tài liệu quý cho việc tìm hiểu lịch sử dịch thơ Đƣờng trong buổi đầu còn sót lại.
- Trần Nghĩa ''Những vấn đề đặt ra trong việc dịch từ Hán sang Việt hôm nay" và
Mai Quốc Liên "Mấy vấn đề về lịch sử và lý thuyết dịch cho việc dịch Hán Việt" trong "Dịch
từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật" đề cập tới quá trình dịch thuật lâu dài của
Việt Nam và kết quả đã đạt đƣợc.
Các tài liệu đƣợc công bố về vấn đề này rất mỏng và rời rạc, chúng tôi thu thập thêm
rất nhiều, hệ thống lại để có một cái nhìn thoáng về lịch sử dịch thơ Đƣờng từ buổi đầu đến
thế kỷ 20
2. Về thể loại chuyển dịch
Hầu hết các bài viết trong "Dịch từ Hán sang Việt, một khoa học, một nghệ thuật" có
đề cập đến vấn đề này, đều cho rằng nên dịch theo nguyên thể

2


nhƣng nếu không thể đƣợc thì nên dịch theo thể loại phù hợp nhất với nguyên tác.
Bàng Bá Lân trong "Thế nào là một bản dịch hay" trên Văn hóa nguyệt san số 191970, Nguyễn Hiến Lê trong "Phép dịch thơ" trên Bách khoa số 8-1957, xem ra có phần
nghiêm khắc hơn trong khi bảo vệ việc dịch theo nguyên thể.
Chúng tôi rất đồng ý với việc dịch thơ Đƣờng theo nguyên thể nhƣng lại quan tâm
hơn đến việc dịch thơ Đƣờng theo thể loại sở trƣờng của dịch giả với những tuân thủ nhất
định. Bản dịch hay là tự nhiên, không để lộ công phu. Trái với sở trƣờng thì tất phải cố gắng
thì làm sao khỏi để lộ công phu?
3. Về phần ngữ nghĩa
Bài "Đọc Đường thi của Ngô Tất Tố" của Từ Châu trên Tri tân số 103.1943 nêu lên
những nhầm lẫn của tác giả Ngô Tất Tố. Nguyễn Hiến Lê nêu lên những nhầm lẫn của Trần
Trọng Kim trong "Bàn về vấn đề dịch sách cổ của ta" Bách khoa số 36 1.7.1958. Nguyễn
Quảng Tuân nói về sự lơ đễnh của Tản Đà trong "Từ hiểu sai, hiểu chưa hết đến lơ đễnh dịch
sai" trong Tạp chí Hán Nôm 1985 trang 74. Ngô Linh Ngọc trong "Đôi điều tâm đắc về việc
dịch thơ chữ Hán". (Dịch từ Hán sang Việt một khoa học, một nghệ thuật) cũng nêu lên sự

nhầm lẫn của Trần Trọng Kim khi dịch "Khiển hoài" của Đỗ Mục.
Luận án tập hợp và đƣa ra thêm những sai lầm khác. Dĩ nhiên với dung lƣợng hạn
chế, luận án không thể nêu hết những, nhầm lẫn trong khi dịch thơ Đƣờng của các dịch giả.
Một số nhầm lẫn của các dịch giả tinh thông Hán học đƣợc nêu là một cảnh báo cho những ai
chủ quan đối với sự giản dị của thơ Đƣờng.
4. Về nghệ thuật dịch thơ Đường
Nói về nghệ thuật dịch, ngƣời ta luôn luôn đƣa ra những tiêu chuẩn: tín, đạt, nhã (Hội
nghị dịch thuật do Hội nhà văn 1957) hay cuộc tranh luận dịch tác phẩm văn học trên Tạp chí
Văn học 1960 hay theo Cao Xuân Hạo thì tiêu chuẩn

3


tín, đạt, nhã thật ra chỉ có tín mà thôi (Về công việc dịch các tác phẩm văn học nƣớc ngoài
thời gian qua - Tạp chí khoa học xã hội số 7. 1991) vì từ lâu các chuyên gia về dịch trên thế
giới đã nhất trí rằng đối với bản dịch chỉ có một lý tƣởng là hoàn toàn trung thành (tín) với
mọi nội dung và hình thức.
Nhiều bài trong "Dịch từ Hán sang Việt một cách khoa học, một nghệ thuật", trong
''Cuộc tranh luận dịch tác phẩm văn học", trên Tạp chí Văn học 1960 đều nhắc đến cái
''thần", cái "hồn" của bài thơ dịch nhƣ Ngô Linh Ngọc đã đề nghị trong "Cái Thần và cái Nhã
trong việc dịch thơ chữ Hán" trên Tạp chí Hán Nôm số 1 .1988. Khƣơng Hữu Dụng trong bài
Tham luận nhân ngày kỷ niệm 800 năm bài ca Igor do Hội nhà văn Liên Xô tổ chức tại
Matxcơva tháng 1.1985 lại lƣu ý những ngƣời dịch thơ đừng quá tập trung vào cái thần của
nguyên tác mà coi nhẹ câu chữ, vì cái thần của bài thơ không phải là bóng ma lang thang mà
đƣợc gửi gấm trong những tập hợp chữ nhất định.
Tín, Đạt, Nhã hay rút lại chỉ là "Tín" thôi và "Thần" và "Hồn"... đều là tiêu chuẩn lý
tƣởng rất chung cho việc dịch mọi tác phẩm văn học của mọi thời đại. Ai cũng hiểu đƣợc
điều đó và thấy đƣợc yêu cầu đó là hoàn toàn đúng nhƣng có lẽ phải có thêm những căn cứ
cụ thể hơn.
Mỗi loại thi ca đều đƣợc hình thành theo một cách thế riêng, thủ pháp nghệ thuật

riêng của nó mà hiểu đƣợc cách thức đó ngƣời dịch sẽ dịch đƣợc tốt hơn và ngƣời đọc sẽ
thƣởng thức đƣợc trọn vẹn hơn.
Phan Ngọc trong "Dịch thơ chữ Hán ra thơ chữ Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học"
(Dịch từ Hán sang Việt một khoa học, một nghệ thuật) có nhận định về sự thống nhất các mặt
mâu thuẫn trong hầu hết các bài thơ Đƣờng có số câu dƣới 16, cho chúng tôi nhiều gợi ý để
phát triển phần dịch thơ Đƣờng theo thủ pháp nghệ thuật của thơ Đƣờng. Chúng tôi cho rằng
dịch theo thủ pháp nghệ thuật là cách đi gần nguyên tác nhất. Dĩ nhiên ngoài việc dịch theo
thủ pháp nghệ thuật, dịch giả còn phải phát huy tài năng ở lĩnh vực ngôn ngữ, vần điệu, thanh
âm... để chiếm lĩnh đƣợc nguyên tác nhiều nhất.
Vấn đề dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam là một lĩnh vực lớn, tiềm ẩn trong nó

4


còn biết bao điều thú vị, hữu ích mà chúng tôi mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ trong luận
án này. Chúng tôi hy vọng trở lại với vấn đề này một cách rộng hơn và sâu hơn.
Ở đây chúng tôi hạn chế phạm vi nghiên cứu của mình ở lĩnh vực: dịch thơ Đƣờng
theo thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng. Thực ra, từ thủ pháp chỉ là tạm dùng vì thực chất cái nội
dung mà luận án gửi vào trong từ thủ pháp cao hơn cái danh thủ pháp.
Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến những bài thơ có số câu dƣới 16
khi bàn về việc dịch theo thủ pháp. Ở những phần khác, chúng tôi cũng mở ra đến những bài
thơ có độ dài hơn và khi chọn những bản dịch để phân tích thì chúng tôi không để ý đến bản
dịch đó đã đƣợc dịch hay không đƣợc dịch theo thủ pháp thơ Đƣờng.
Và cuối cùng từ "vấn đề" trong "Vấn đề dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam" đƣợc dùng theo
nghĩa hẹp của từ là "việc" chứ không dùng từ "vấn đề" với nghĩa thông thƣờng của nó.

III. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp hệ thống hóa, lịch sử, thể loại, phân
tích và đối chiếu.
Dùng phƣơng pháp hệ thống hóa để gắn liền và làm dày thêm các dữ kiện còn mỏng

và rời rạc. Vận dụng phƣơng pháp lịch sử để nghiên cứu sự vận động và phát triển của việc
dịch thơ Đƣờng qua các giai đoạn lịch sử.
Luận án vận dụng phƣơng pháp lịch sử và loại hình để nghiên cứu sự vận động của
thể loại chuyển dịch từ buổi ban đầu đến nay.
Phƣơng pháp phân tích và đối chiếu đƣợc sử dụng xuyên suốt chƣơng III.
Trƣớc tiên tuyển chọn những nguyên tác thơ Đƣờng vừa tiêu biểu vừa có nhiều bản
dịch. Những bài thơ Đƣờng đƣợc tuyển chọn thƣờng là những bài thơ ngắn vì sự tập trung
thủ pháp nghệ thuật ở chúng dễ nhận thấy hơn trong hình thức thơ dài. Kế đến là phân tích
bài thơ nguyên tác, tìm hiểu cách sử dụng thủ

5


pháp nghệ thuật, rồi đối chiếu bản dịch với nguyên tác để xem bản dịch có thể hiện đƣợc thủ
pháp nghệ thuật của nguyên tác không và hiệu quả của việc dịch dƣợc những thủ pháp đó.

IV. Kết cấu luận án
1. Giới thuyết
Việt Nam có truyền thống dịch thơ Đƣờng từ rất lâu đời. Truyền thống đó vẫn còn
tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và lịch sử này hé cho thấy sẽ còn tiếp tục.
Không phải loại thơ nào cũng có đƣợc một sinh mệnh dịch thuật dài lâu nhƣ thơ
Đƣờng trong văn học Việt Nam. Đó là một hiện tƣợng dịch thuật văn học nƣớc ngoài độc
đáo nhất. Do có một lịch sử dài lâu, nó trở thành đối tƣợng lý tƣởng cho nhiều sự khảo sát.
Đề tài dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam không thể thiếu một chƣơng về lịch sử dịch thơ
Đƣờng ở Việt Nam.
Đối với một quốc gia có quan hệ mật thiết với Trung Quốc nhƣ Việt Nam, thì khi
dịch thơ Đƣờng của Trung Quốc tất sẽ có những phát sinh đặc biệt. Lisevich nhận định đặc
trƣng của thi ca Trung Quốc có thể dễ dàng cảm thông đƣợc ngay trong sự tiếp xúc đầu tiên
nhƣng không thể hiểu nó đến tận cùng nếu nhƣ không hiểu khuôn tƣ duy truyền thống của
nó.

Việt Nam có vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa và tƣ tƣởng Trung Quốc nên có ƣu thế
đặc biệt trong khi dịch thơ Đƣờng. Chữ Hán Việt ngày nay vẫn phát âm theo âm Đƣờng
Tống vì vậy cách đọc âm Hán Việt của ta là cách đọc gần với cách đọc nguyên tác nhất.
Ta đọc thơ Đƣờng bằng chính âm đời Đƣờng, âm đó cũng là âm Hán Việt của Việt
Nam, cộng thêm sự giao lƣu văn hóa nhiều đời đã làm cho ngƣời Việt Nam yêu thích dịch
thơ Đƣờng, có nhiều thuận lợi trong khi dịch thơ Đƣờng. Đó cũng là một trong những lý giải
vì sao lịch sử dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam lại có một sinh mệnh dài lâu nhƣ thế.

6


Chịu ảnh hƣởng Trung quốc từ rất lâu đời, lại có ngôn ngữ đơn lập nhƣ Trung Quốc
nên Việt Nam cũng làm thơ chữ Hán và chữ Nôm theo thể cách của Trung Quốc. Chính vì
thế mà ngoài các thể thơ dân tộc nhƣ lục bát, song thất lục bát... ta còn hoàn toàn có thể dịch
theo thể loại của nguyên tác. Từ đó phát sinh ra vấn đề chọn thể loại chuyển dịch.
Nghệ thuật dịch bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu trong khi bàn về vấn đề dịch
thuật. Và nói đến nghệ thuật dịch là đề cập đến nhiều vấn đề tinh tế. Ở đây luận văn giới hạn
trong vài điểm đặc trƣng cho nghệ thuật dịch thơ Đƣờng.
Mỗi nhà thơ đều có một giọng điệu riêng toát ra từ ý tú, lời lẽ. Ngƣời dịch trƣớc hết
phải là một độc giả tri âm để lòng mình rung động theo nỗi lòng của tác giả. Dịch thứ thơ nào
cũng cần có sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả , nhƣng ở thơ Đƣờng thì sự đồng cảm đó
càng đặc biệt có ý nghĩa vì thơ Đƣờng thƣờng rất ngắn, nó chứa đựng phút xuất thần của nhà
thơ. Cực kỳ sâu sắc nhƣng ẩn dƣới cái vẻ cực kỳ giản dị. Khêu gợi hơn là mô tả, ý tại ngôn
ngoại nên không thể chỉ dựa vào xác lời mà hiểu đƣợc bài thơ Đƣờng, mà nhiều khi phải biết
quên lời. Do đó sự đồng cảm sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khi dịch thơ Đƣờng.
Con ngƣời của mỗi đất nƣớc, mỗi thời kỳ đều có thị hiếu riêng. Nhà thơ nào cũng
dùng đến các từ buồn, nhớ, thương, sầu, mơ... nhƣng cái chất chứa trong từ ngữ đó cũng biến
đổi theo toàn thể cơ cấu của bài thơ mà ngôn ngữ thi ca là toàn bộ cơ cấu đó.
Phải hiểu đƣợc ngôn ngữ thi ca đời Đƣờng mới dịch đƣợc tinh xác và giữ đƣợc "vị
Đƣờng".

Nói đến thơ Đƣờng thì phải nói đến thể Đƣờng luật vì hình thức này định hình và hết
sức phát triển dƣới đời Đƣờng. Mỗi thể loại đều có chứa một thông báo riêng về mỹ học.
Thông báo của thể thơ Đƣờng luật là nêu lên cái bất biến trong sự biến đổi, cái vĩnh cửu
trong sự lƣu chuyển không ngừng. Cái then chốt của thể thơ Đƣờng luật chính là tính cân đối,
thể hiện rõ nhất trong câu đối. Do kiến trúc đối xứng mà dịch giả nhiều khi phải dựa vào
phép đối mới phục hiện

7


đƣợc ý nghĩa của bài thơ.
Thơ Đƣờng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật thi ca nhờ đã tìm đƣợc hình thức biểu
hiện tốt nhất, phù hợp với nội dung diễn tả. Tƣ tuông Phật, Lão, Nho đƣợc lồng trong một
cái khung Âm Dƣơng và những thủ pháp nghệ thuật bắt nguồn từ triết học và hôi họa.
Dịch bất cứ thứ thơ nào thì cùng phải dịch đƣợc hàm ý mà nhà thơ muốn diễn tả bằng
thứ ngôn ngữ tinh lọc, âm điệu tiết tấu phù hợp với nguyên tác mà không xa lạ với tập truyền
thẩm mỹ của dân tộc. Đó là mẫu số chung của các bản dịch thơ. Ở đây luận án hạn chế phạm
vi nghiên cứu ở điểm dịch thơ Đƣờng theo thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng vì thơ Đƣờng tập
trung áp dụng một số thủ pháp đặc trƣng để có đƣợc sự hàm súc, cô đọng, tinh tế, sự độc đáo
hài hòa các tƣơng phản, sự có họa trong thơ.
Cái "đức" vẫn đƣợc ca ngợi xƣa nay của thơ Đƣờng là "ngôn ngoại chi ý, huyền ngoại
chi âm cam dƣ chi vị "(ý ở ngoài lời, thanh âm ngoài giây đàn, vị ngọt còn lƣu lại) tức là hiệu
quả tuyệt vời thơ Đƣờng đã tạo đƣợc bằng khuôn khổ thơ ngắn, ít lời. Để làm đƣợc điều đó
các thi nhân đời Đƣờng không đƣợc nói nhiều, mô tả rõ mà dùng thủ pháp phác diễn, phác
một vài đƣờng nét tiêu biểu nhất, mang đậm tinh thần của cảnh vật, tâm tình rồi cô đọng
chúng lại trong cái khung thơ nhỏ. Rồi cái cô đọng, mờ ảo đó đƣợc thi nhân dùng thủ pháp
đối lập để gợi nó ra. Sự cô đọng và hàm ý của câu thơ đƣợc gợi mở nhờ sự hô ứng, đối chiếu.
Đem đối lập hai mặt hiện tại và quá khứ của cùng một cảnh vật, cảnh mộng với cảnh thực
của cùng một con ngƣời, cái lớn lao dài lâu của vũ trụ với cái nhỏ bé ngắn ngủi của cuộc đời,
thì tự thân những đối lập đó sẽ đi đến chỗ thống nhất, sẽ khơi dậy biết bao liên tƣởng trong

lòng độc giả mà không cần phải nói dài lời. Mỗi ngƣời đọc sẽ đắm mình trong niềm suy
tƣởng mênh mang phù hợp với cảnh ngộ, tâm tình của riêng mình. Cảnh giới của câu thơ nhờ
đó nhiều khi đƣợc mở rộng hơn cả ý đồ của tác giả.
Hai thủ pháp phác diễn và đối lập hỗ trợ, chiếu ứng nhau làm cho thơ Đƣờng thành
cực kỳ cô đọng, hàm súc mà vẫn có thể hiểu đƣợc. Cái cảm thụ đó tùy theo kiến thức và kinh
nghiêm sống của từng ngƣời, vì tác giả chỉ gợi chứ

8


không nói rõ. Và chính vì thế mà thơ Đƣờng vẫn cứ mới nguyên, xanh tƣơi dù đã trải hơn
ngàn năm lịch sử.
Dịch thơ Đƣờng theo thủ pháp nghệ thuật sẽ cho một bản dịch không sai lệch với hàm
ý của nguyên tác mà còn đọng nhiều ý vị Đƣờng nhất.
Dĩ nhiên ngƣời dịch còn phải đem tài hoa ra mà tinh lọc ngôn ngữ, nắn dây thanh âm
và hát ca vần điệu. Đó lại là vấn đề khác nữa.
2. Kết cấu luận án
Dẫn nhập
Chƣơng I: Lịch sử việc dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam
I. Truyền thống dịch thuật ở Việt Nam
1. Dịch nói
2. Dịch Phạn sang Hán
3. Dịch Hán sang Việt
3.1. Sự xuất hiện của chữ Nôm
3.2. Dịch Hán sang Nôm
3.3. Tình hình dịch thi ca: từ nỗ lực Việt hóa từ Hán Việt trong thơ Nôm buổi
ban đầu đến bản dịch "Chinh phụ ngâm"
3.4. Tình hình dịch văn xuôi
II. Truyền thống dịch thơ Đƣờng
1 Truyền thống diễn ca thơ Đƣờng từ khi chữ Nôm thịnh hành

2. Các bản dịch thơ Đƣờng trong Hồng Đức Quốc Âm thi tập, ở thế kỷ 15
3. Các bản dịch Tỳ Bà hành
3.1. Vấn đề dịch giả của bản dịch "Tỳ Bà hành" hiện hành
3.2. Bản dịch của Phạm Thiếu Du
3.3. Bản dịch của Phan Văn Ái
3.4. Bản dịch khuyết danh trên Nam phong tạp chí
4. Thơ Đƣờng trong truyện Kiều
5. Một vài dịch giả của thế kỷ 19

9


6. Thổng thơ Đƣờng
6.1. Thổng thơ Đƣờng theo lối tập cổ
6.2. Thổng thơ Đƣờng theo lối sáng tác
7. Thơ Đƣờng trên các tạp chí
8. Thơ Đƣờng trong các tuyển tập
9. Thơ Đƣờng trong các bộ Văn học sử
Chƣơng II. Những phát sinh do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam và
Trung Quốc trong việc dịch thơ Đƣờng
I. Những thuận lợi của các dịch giả Việt Nam trong khi dịch thơ Đƣờng
1. Về ngôn ngữ
2. Về quan hệ giao tiếp nhiều đời
3. Về cách phát âm Hán Việt
4. Về cách dịch từ Hán Việt
II. Vấn đề thể loại chuyển dịch và sở trƣờng của dịch giả
1. Các thể loại chuyển dịch
2. Sở trƣờng của dịch giả trong thể loại chuyển dịch
Chƣơng III. Nghệ thuật dịch thơ Đƣờng
I. Sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả

II. Ngôn ngữ thơ Đƣờng trên góc độ dịch
1. Ngôn ngữ nói chung
2. Điển
3. Ngữ nghĩa
4. Giọng điệu
III. Nghệ thuật dịch thơ Đƣờng
1. Sự đồng bộ của thể thơ Đƣờng luật với thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng
2. Hiệu quả của việc dịch đƣợc thủ pháp nghệ thuật thơ Đƣờng
Kết luận

10


CHƢƠNG I: LỊCH SỬ VIỆC DỊCH THƠ ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM
I. Truyền thống dịch thuật ở Việt Nam
1. Dịch nói
Nƣớc ta có truyền thống dịch thuật từ rất lâu đời, có mối giao hảo với Trung Quốc từ
trƣớc thời Bắc thuộc. Lĩnh Nam chích quái có ghi, vào đời Thành Vƣơng nhà Chu, Hùng
Vƣơng sai bề tôi là họ Việt Thƣờng, đem bạch trĩ sang tiến cống. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu
Công phải sai sứ qua nhiều lần thông dịch mới hiểu đƣợc nhau [115:61]
Sách Sử ký của Tƣ Mã Thiên cũng chép, năm Tân Mùi thứ 6 (1110 trƣớc Công
nguyên) đời vua Thành Vƣơng nhà Chu, phía Nam bộ Giao chỉ có họ Việt Thƣờng qua ba
lần sử dịch dâng chim trĩ trắng [115:61] Dĩ nhiên việc dịch lúc đó là dịch nói.
2. Dịch Phạn sang Hán
Vào thế kỷ thứ 2, ta đã có trung tâm dịch thuật Luy Lâu ở Giao Châu. Đây là một
trong ba trung tâm dịch kinh Phật giáo quan trọng và có sớm nhất thời nội thuộc Trung Quốc,
so với Lạc Dƣơng và Bành Thành [142:21]
Thiền Uyển tập anh ngữ lục có chép. Thông Biện quốc sƣ tức Thiền sƣ Trí Không
dẫn lời sƣ" Đàm Thiện ngƣời Trung Quốc nói: Phật giáo vào Trung Quốc chƣa phổ cập đến
Giang Đông mà xứ ấy (tức Giao Châu) đã xây ở Liên Lâu hơn hai mƣơi bảo tháp, độ đƣợc

hơn năm trăm vị tăng và dịch hơn mƣời lăm bộ kinh rồi [140:11]. Có nhiều bộ kinh ở ta dịch
trƣớc cả Trung Quốc nhƣ Khƣơng tăng Hội đã dịch Bát thiên tụng bát nhã ra chữ Hán và
đƣợc các nhà Phật học đánh giá nhƣ là bộ kinh Bát nhã xuất hiện xƣa nhất trong toàn bộ văn
hệ bát nhã

11


[142:23] Còn kinh Pháp hoa tam muội, có bảy bản dịch khác nhau từ đời Ngô đến đời Tùy,
trong số này bản dịch của Chi Cƣơng Lƣơng Lâu và Đạo Thanh ở Giao Châu là xƣa nhất
[142:27]
Nhƣ thế ở ta không những biết dịch sớm mà còn dịch rất nhiều và ảnh hƣởng cũng rất
sâu rộng. Đời nào cũng có nhiều tăng sĩ tài giỏi dịch kinh sách để hoằng dƣơng đạo pháp.
3. Dịch Hán sang Việt
Thời Bắc thuộc chữ Hán chính thức truyền vào nƣớc ta. Đã diễn ra nhiều cuộc tranh
luận về đạo Phật giữa Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu.
Những tác phẩm: "Bạch Vân chiếu xuân hải", "Đối trực ngôn cực giản sách" của
Khƣơng Công Phục, "Thương đạo hy" của Đại Thừa Đăng, "Để Lữ Sấm" của Liêu Hữu
Phƣơng cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của ngƣời Việt từ rất sớm trong thời
kỳ Bắc thuộc. Và khi đã sử dụng hết sức thành thạo nhuần nhuyễn một ngôn ngữ thì việc
dịch nó sang tiếng Việt là một điều không khó khăn gì.
Theo Văn Đa cƣ sĩ, một học giả đời Tự Đức, tác giả sách "Đại Nam quốc ngữ" và bài
tựa sách "Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa" thì Sĩ Vƣơng (187 - 226) bắt đầu dùng tiếng Hán
dịch sang tiếng ta, khi dịch đến chữ "thƣ cƣu" không biết gọi là chim gì, khi dịch đến "dƣơng
đào" không biết gọi là quả gì. Tuy nói nhƣ vậy nhƣng Văn Đa cƣ sĩ không cho biết rõ ông
căn cứ vào sách nào [5:347-355]. Thế nhƣng dù là truyền thuyết thì việc đó cũng nói lên một
điều là việc dịch thuật đã sớm xuất hiện ở nƣớc ta và đƣợc giới lãnh đạo quan tâm.
Trong giai đoạn đầu việc dịch thuật kinh Phật ở trung tâm Luy Lâu là giai đoạn dịch
từ Phạn ra Hán. Khi nƣớc nhà độc lập tự chủ thì bên cạnh chữ Hán là công cụ ghi chép chính
thức, chữ nôm dần dần đƣợc sử dụng rộng rãi.

Chữ nôm có tự bao giờ là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, thế nhƣng khi chữ Nôm đƣợc
sử dụng rộng rãi thì có nhiều bản dịch Hán sang Nôm.
Từ trung tâm Luy Lâu, truyền thống dịch thuật của nƣớc ta vẫn đƣợc tiếp

12


tục qua các triều đại. Thế nhƣng sự phát triển tiếp theo kém rực rỡ hơn giai đoạn dịch từ
Phạn sang Hán và giai đoạn sau khi chữ quốc ngữ đƣợc truyền bá rộng rãi, tức giai đoạn đầu
thế kỷ 20. Điều đó cũng dễ hiểu vì chữ Phạn là thứ chữ chép kinh sách Phật, không phải thứ
chữ mà trí thức Giao Châu thời đó tinh thông ngay cả phần đông tu sĩ. Do đó muốn quảng bá
tƣ tƣởng Phật giáo thì việc dịch Phạn sang Hán là hết sức cần thiết.
Giai đoạn dịch từ Hán sang Nôm mờ nhạt hơn giai đoạn đầu vì đặc trƣng của chữ
Nôm. Chữ Nôm do một hoặc nhiều chữ Hán hợp thành, do đó phải giỏi chữ Hán mới tinh
thông đƣợc chữ Nôm. Ngƣời đọc đƣợc bản dịch Hán ra Nôm tất đã thừa khả năng để đọc
nguyên tác bằng chữ Hán, vì thế họ không thấy sự cần thiết của bản dịch. Dịch thuật trong
tình hình đó chỉ phát huy hết cái khả năng của mình trong một số lĩnh vực phù hợp.
3.1 Sự xuất hiện của chữ Nôm
Vấn đề dịch Hán sang Nôm có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của chữ Nôm. Thế
nhƣng thời kỳ xuất hiện của chữ Nôm là một vấn đề còn tranh luận.
1) Nhóm cho rằng chữ Nôm xuất hiện từ thời Hồng Bàng có Phạm Huy Hổ
2) Nhóm chủ trƣơng chữ Nôm xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp có Nguyễn Văn San (Văn
Đa cƣ sĩ) học giả thời Tự Đức, tác giả Đại Nam quốc ngữ; bài tựa sách "Chỉ Nam ngọc âm
giải nghĩa" của sƣ Pháp Tính in khoảng sau thế kỷ 16, Trƣơng Vĩnh Ký, Sở Cuồng Lê Dƣ.
3) Nhóm chủ trƣơng chữ Nôm xuất hiện từ thời Phùng Hƣng, thế kỷ thứ 8 có Nguyễn
Văn Tố, Dƣơng Quảng Hàm.
4) Nhóm chủ trƣơng chủ Nôm xuất hiện từ thế kỷ 13 vào thời Nguyễn Thuyên có
P.Pelliot, Henry Maspero, Hoa Bằng.
5) Nhóm căn cứ vào thời kỳ hình thành hoàn chỉnh của âm Hán Việt để đánh dấu sự
xuất hiện của chữ Nôm có Đào Duy Anh, Nguyễn Sĩ Đạo, Nguyễn


13


Tài Cẩn, Lê Văn Quán. Nhƣ thế thì chữ Nôm chỉ có thể xuất hiện sau khi nƣớc Việt giành
đƣợc độc lập.
6) Liên Giang thì chủ trƣơng chữ Nôm hình thành do nhu cầu của tầng lớp dân chúng
bình dân. Khi Phật giáo lan truyền ra dân gian, tu sĩ đi thuyết pháp và cúng độ cho chúng
sinh, thƣờng có lá điệp lá sớ hay những bài phát nguyện, cần phải ghi tên họ tín chủ, quê
quán. Trong tầng lớp bình dân, tên họ hầu hết là âm thuần Việt, cả địa danh cũng thế nên các
tăng đồ phải tìm cách ghi lại. Chữ Nôm đã phát sinh theo một đang cách nhƣ thế lúc mới
hình thành, nhƣ cách hình thành chữ quốc ngữ ngày nay là do các nhà truyền giáo Thiên
Chúa.
Nghiêm Toàn cũng chủ trƣơng chữ Nôm phát sinh do nhu cầu của giới bình dân.
7) Bửu Cầm và Phạm Văn Diêu cho rằng chữ Nôm xuất hiện sau Sĩ Nhiếp mà trƣớc
Nguyễn Thuyên.
Về sự xuất hiện của chữ Nôm, trừ Pelliot, Maspero, Hoa Bằng, cho rằng chữ Nôm
xuất hiện ở thời Nguyễn Thuyên, còn tất cả các tác giả khác đều thống nhất cho rằng chữ
Nôm phải xuất hiện trƣớc thời đó. Ngô Thời Nhiệm trong sách "Hải Đông chí lược" có viết
"ngã quốc văn tự đa dụng quốc ngữ tự Thuyên thủy (văn tự nƣớc ta dùng nhiều quốc ngữ bắt
đầu từ Nguyễn Thuyên).
Nguyễn Thuyên là ngƣời đầu tiên làm thơ quốc âm thì chữ Nôm tới thời Nguyễn
Thuyên đã phải có qui củ nề nếp. Không thể sử dụng một thứ chữ mới hình thành để làm thơ
phú đƣợc vì thơ là trình độ cao nhất của một thứ tiếng.
3.2. Dịch Hán sang Nôm
Từ khi chữ Nôm đƣợc sử dụng rộng rãi, đƣợc dùng để sáng tác thi ca thì chắc chắn
cũng xuất hiện nhiều bản dịch Hán sang Nôm.
Theo Sở Cuồng thì Hồ Quý Ly nhà Trần bắt đầu dùng quốc ngữ dịch nghĩa kinh Thi,
gọi là "Quốc ngữ thi nghĩa" (1394), dịch thiên "Vô dật" trong kinh Thi (1395) để dạy cho
vua…Phùng Khắc Khoan cũng có bộ Chu dịch diễn nghĩa. Vũ


14


Thành dạy học trò đều lấy kinh tịch dịch thành quốc âm. Đặng Thái Phƣơng lấy chữ Nôm
dịch kinh Dịch gọi là Chu dịch quốc âm dịch nghĩa. Nguyễn Bá Lân dịch kinh Thƣ ra quốc
âm gọi là "Thư kinh diễn nghĩa". Đời Tây Sơn có đặt ra Sùng Chính viện cử ông Nguyễn Lạp
Phong làm viện trƣởng chủ trƣơng dịch các kinh ra quốc âm, dịch sách tiểu học để dạy học
trò [30:197]
Theo Khâm định Việt Sử thông giám cương mục quyển 11, thì năm 1387 đời vua Trần
Đế Nghiển, Thƣợng hoàng Nghệ Tông ban cho Quý Ly một thanh gƣơm trên có ghi "Văn vũ
toàn tài, quân thần đồng đức" . Ông có làm thơ quốc ngữ tạ ơn. Quý Ly là ngƣời đầu tiên
dùng quốc âm dịch kinh tịch mà giảng học.
Chữ Nôm không những đƣợc dịch ra để dạy học mà chữ Nôm còn đi vào các kỳ Thi
và các dụ chỉ ở đầu thế kỷ 18, Theo "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãng thì vào năm 1715,
một bài văn sách khoa thi Sĩ Vọng đƣợc cho làm bằng chữ Nôm.
"Ngày 4 tháng 7 mùa thu, thi Sĩ Vọng. Đầu bài "Tiêu tương bát cảnh" thi lấy vần
"kiêm" dùng thể thất ngôn luật. Bài "Tam hoàng ngũ đế" biện. Bài Văn sách "Sát quan lại
năng phủ phóng dân gian tật khổ, như hà khả dĩ phục chúng chí".
Bài này cho làm bằng chữ Nôm (kỳ văn thể thích dụng quốc âm) [70:224]
An Vƣơng Trịnh Cƣơng đích thân làm bài dụ chỉ, sai dịch bài "dụ chỉ" này ra quốc
âm rồi triệu các quan văn võ vào cung hiểu dụ một cách ân cần [70:8]
3.3. Tình hình dịch thi ca: từ nỗ lực Việt hóa từ Hán Việt trong thơ Nôm buổi đầu đến
bản dịch "Chinh phụ ngâm"
Trong những thơ Nôm buổi đầu nhƣ thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoàng
Sĩ Khải, Đào Duy Từ... ngoài số từ Hán Việt không thể thay thế đƣợc còn có những từ Việt
dịch từ những từ Hán trong nỗ lực Việt hóa.
Nguyễn Trãi là một khuôn mặt văn học lớn, rất yêu nƣớc, có nhiều nỗ lực trong việc
Nôm hóa các từ Hán Việt. Trong chiều hƣớng đó Nguyễn Trãi đã dịch


15


rất sát, chuyển rất thẳng các từ ngữ Hán Việt thành từ Việt. Ngày nay chúng ta thấy chúng
còn cứng nhắc, kém uyển chuyển, nhƣng giá trị thực của chúng là ý hƣớng muốn vƣợt thoát
ra khỏi sự ràng buộc của từ Hán Việt để đóng góp vào vốn từ Nôm đang còn rất thiếu thốn.
Chất liệu Hán trong thơ Nguyễn Trãi đƣợc biểu hiện bằng cách dịch mô phỏng nội
dung trong tiếng Hán bằng hình thức và ngữ pháp tiếng Việt.
Các khái niệm "hành chỉ" đƣợc dịch thành "đi nghỉ" "xuất xứ" thành "gánh lui";
"chiến thi" thành "đánh thơ", "cố lão" thành "già cũ".
Nhiều câu, nhiều phần dịch thẳng từ các thành ngữ, các từ Hán Việt theo lối áp dịch
là lối dịch thông dụng buổi đầu của nền dịch thuật Hán sang Việt.
Nhƣ từ câu "Quân tử cố cùng", trong sách Luận ngữ:
Ông viết:
Khó bền mới phải người quân tử
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu
(Trần tình - bài thứ 7)
Từ câu "Đại ẩn, ẩn triều thị, tiểu ẩn, ẩn lăng tẩu", ông viết:
"Ẩn cả lo chi thành thị nữa.
Nào đâu là chẳng đất nhà quan
(Ngôn chí - bài thứ 17)
Từ câu
"Bần cư trung thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm"
thành câu:
Của nhiều sơn đã đem nhau đến
Khó ở kinh thành ít kẻ han
(Bảo kính cảnh giới - bản 6)
hay "cùng đáo cốt"


16


thành câu: Cùng một ngày càng ngặt đến xương.
Từ câu thơ của Hàn Dũ "Thu lan doanh cửu ngôn" và "Tam kính cúc". Trong bài
"Qui khứ lai từ" của Đào Uyên Minh, Nguyễn Trãi gộp lại dịch thành
"Lan còn chín khúc, cúc ba đường"
Từ câu "Khổng Tử chú Nhan Uyên" trong sách Pháp ngôn của Dƣơng Hùng, Nguyễn
Trãi dịch thành
"Đúc nên Nhan Tử, tiếc chi vàng"
Từ "Thư hàm vị nhất điều băng" và "thất như huyền khánh" thành: Quan thanh bằng
nước, nhà bằng khánh.
Phƣơng thức dùng chất liệu hình thức Việt để tiếp nhận chất liệu nội dung Hán có
một vai trò quan trọng trong một thời gian dài sau Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt và văn học
cổ điển Việt Nam [155:9] Trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, "Tứ thời khúc vịnh" của
Hoàng Sĩ Khải "Tư dung vãn" của Đào Duy Từ cũng còn lối trực dịch ấy.
Nhƣ "hữu dụng" dịch thành "có dùng" trong câu. "Có dùng ngƣời trọng vì tài"; "tử
mạch" dịch thành "đường tía" trong "Đƣờng tía đã qua bƣớc ngại chân"; "đắc sũng" thành
"được sũng" "Đƣợc sũng xin chớ thờ lơ", trong những câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
"Cầu đã sao thì cây lại lửa" dịch từ "tinh kiều, hỏa thụ''. "Bếp bằng tờ nhà nhà ăn nguội"
dịch từ "hàn thực". Hay "nguyện cầm báu cả cho bền" dịch từ "đại báu", trong "Tứ thời khúc
vịnh" của Hoàng Sĩ Khải, hay "hổ khiếu phong sinh" thành "hùm ngâm gió thổi" - "Hùm
ngâm gió thổi tự nhiên" trong "Tư dung vãn" của Đào Duy Từ.
Cũng không thiếu những thí dụ nhƣ thế trong giai đoạn đầu của nền văn học chữ
Nôm.
Từ cách dịch thẳng còn cứng nhắc của các tác phẩm Nôm buổi đầu đã dần dần hình
thành tƣ duy dịch thuật.
Thế kỷ 18 là thế kỷ lớn của nền văn học dân tộc. Cùng với sự lớn mạnh và giành
đƣợc vị trí chủ đạo trong nền văn học dân tộc của văn học chữ Nôm thì


17


lịch sử dịch thuật cũng ghi dƣợc những thành tựu mới.
Với liên tiếp bốn bản dịch "Chinh phụ ngâm" nhất là "bản hiện hành", lịch sử dịch
thuật đã ghi nhận sự trƣởng thành của tƣ duy dịch thuật. Đây không phải là sự ngẫu nhiên
mà là cả một quá trình nhập thân của tƣ duy Việt và tƣ duy Hán ngữ quá trình thể nghiệm để
dần dần nâng cao đƣợc sức diễn đạt của tiếng Việt, để trở thành một phƣơng tiện diễn đạt
đƣợc mọi sắc thái của tình cảm, tƣ tƣởng và quá trình kế thừa lẫn nhau của các bản dịch, kinh
nghiệm dịch.
Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn sau khi ra đời đã đƣợc
nhiều ngƣời đem diễn ra thơ quốc âm. Năm 1953 trong công trình nghiên cứu công phu,
Hoàng Xuân Hãn đƣa ra giới thiệu bốn bản dịch khác nhau, trong đó có bản vẫn lƣu truyền
rộng rãi xƣa nay và ba bài chƣa thấy khắc in. "Bản hiện hành" từ lâu vẫn truyền tụng là của
nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, ngƣời cùng thời với Đặng Trần Côn. Nhƣng mấy mƣơi năm gần đây,
Hoàng Xuân Hãn và một số nhà nghiên cứu để xuất và chứng minh, cho đó là bản dịch của
Phan Huy Ích.
Bản nguyên tác bằng Hán văn làm theo lối trƣờng đoản cú của Đặng Trần Côn đƣợc
nhiều danh sĩ tán thƣởng, nhƣng khúc ngâm lại càng đƣợc ca ngợi hơn trong suốt mấy thế kỷ
qua. Bản dịch Chinh phụ ngâm "bản hiện hành" là tiêu biểu cho câu "thanh xuất ƣ lam nhi
thanh ƣ lam". So với nguyên tác, bản dịch gọn gàng hơn từ nguyên tác 478 câu thơ cô đúc lại
còn 408 câu. Ít hơn 70 câu mà nội dung ý tƣởng vẫn đƣợc duy trì đầy đủ, nếu không nói là
nguyên tác đã đƣợc bản dịch làm cho phong phú thêm lên, đẹp đẽ hơn lên. Nhiều câu thơ
sinh động hơn nguyên tác, nhờ biết khéo léo tận dụng ƣu thế của ngôn ngữ dân tộc. Nguyên
tác không thuần nhất khi thì điển nhã, lúc lại mộc mạc, vì do vay mƣợn đó đây trong cổ nhạc
phủ Trung Quốc và Đƣờng thi của Lý Bạch. Bản dịch đã cố gắng làm cho phong cách ngôn
ngữ nhất quán để làm cho nỗi lòng của chinh phụ thực hơn, tinh tế hơn sống động hơn.
Các bản dịch "Chinh phụ ngâm" khác xét về toàn thể không thể so sánh đƣợc với
"bản hiện hành", nhƣng từng đoạn cũng có nhiều câu rất đẹp, rất hay chứng tỏ đƣợc khả năng
dịch Thuật thi ca của ngƣời Việt Nam trong thể loại "song


18


thất lục bát" đặc biệt của dân tộc.
3.4. Tình hình dịch văn xuôi
Ở nƣớc ta việc dịch thơ rất phát triển mà dịch văn xuôi thì còn kém cỏi.
Theo Vũ Phƣơng Đề trong "Công dư tiệp ký" thì Nguyễn Thế Nghi có diễn giải
"Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ, văn chƣơng thanh nhã. Nguyễn Thế Nghi ngƣời làng
Mộ Trạch, đỗ tiến sĩ đời Mạc Đăng Doanh sống đồng thời với Nguyễn Dữ, thế kỷ 16. Bản
dịch Nôm "Truyền kỳ mạn lục" của ông theo Vũ Phƣơng Đề "vẫn còn truyền tụng" tức vào
khoảng thế kỷ 18, khi Vũ Phƣơng Đề viết "Công Dư tiệp ký". Bản dịch này có văn xuôi, biền
ngẫu và thơ. Phần dịch văn xuôi còn nhiều chữ Hán, lủng củng khó hiểu.
"Chƣng huyện Vĩnh Lại ở phủ Hạ Hồng xƣa nhiều thủy tộc dõi bên sông mà lập miếu
thờ, Chƣng mƣời dƣ chốn năm năm chƣng ở lâu, thuở ấy hoặc làm gì. Nhƣng cầu tạnh xin
mƣa chăng là chẳng lập ứng". [59:98]
Ông Hoa Bằng lại tìm đƣợc bộ "Truyền kỳ mạn lục" bằng mộc bản trùng san từ mùa
xuân năm Cảnh Hƣng thứ 24, 1763. Trong sách nầy, mỗi câu chữ Hán có một câu dịch Nôm
và chú thích những điển tích. Nhan đề sách Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập
chú [3:3,4]. Bản dịch có rất nhiều từ ngày nay không thấy dùng nữa. Đó là những chữ Nôm
thƣờng thấy trong các áng văn Nôm thời kỳ phôi thai và xây dựng, gần nhƣ trong "Quốc âm
thi tập" của Nguyễn Trãi. Nhƣ "kỳ" dịch là "thửa", "chi" dịch là ""chƣng"; "chi" dịch là "đó",
"dĩ nhi" dịch là "đã mà", "sở" dịch là "thửa", "ƣ" là "chƣng" "giao tiếp" thành "giao bén",
"chuyển mật" thành "quanh nhặt", "tƣơng phối" thành "cùng đôi", "quả" thành "ắt", "trƣởng
thành" thành "cả nên", "niên cập trƣởng" thành "tuổi vừa đến cả nên", "tả hữu" thành "kẻ
chiêu đăm". Hoa Bằng cho dịch "tả hữu" thành "kẻ chiêu đăm" rất khéo vì ngƣời ta vẫn
thƣờng nói "tay chiêu, tay đăm".
Bản dịch Nôm nhƣng theo cú pháp Trung Quốc, lại hay dùng thể tĩnh văn, ẩn chữ
nghĩa và vị ngữ, vì thế câu văn trở nên tối nghĩa. Ta thử đọc một đoạn văn dịch trong "Tân
biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm chú tập".


19


"Họ Nguyễn tên là Diễm, họ cả huyện Đông Sơn chƣng em gái họ Chênh, hàng bên
ngoại ngƣời Khát Chân vậy, cùng vợ "con buôn" ở huyện Cẩm Giàng họ Lý đôi mở phố phấn
chƣng ngoài thành Tây Đô. Láng giềng gần giao bén, lòng yêu quanh nhặt, song điều chƣa có
con..."
Nói gì đến văn dịch, ngay cả văn xuôi thời Nguyễn Sơ 1802-1819, khi văn vần đã đi
đƣợc những bƣớc tuyệt vời, mà trong tờ chỉ truyền bằng tản văn của Gia Long đƣa cho ông
Nguyễn Văn Thắng (Jean Baptiste Chaigneau) chánh quản tàu Long Phi năm 1802, văn dùng
nửa chữ, nửa Nôm rất khó hiểu, tỏ ra trình độ văn xuôi ta còn rất ấu trĩ [26:599]

II. Truyền thống dịch thơ Đƣờng
Lịch sử dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam đã phát triển theo tiến trình chung của việc thiết
lập và phát triển nền văn học quốc âm. Nó cũng đi từng bƣớc dò dẫm lúc ban đầu trong cách
chuyển thẳng từ Hán Việt thành từ Việt theo lối áp. dịch, dùng chất liệu hình thức Việt để
tiếp nhận chất liệu, nội dung Hán. Cùng với sự lớn mạnh và giành đƣợc vị trí chủ đạo trong
nền văn học dân tộc, thì lịch sử dịch thuật cũng ghi đƣợc những thành tựu mới.
Có hai thời điểm đáng chú ý là thời toàn thịnh của nền văn học quốc âm và giai đoạn
phát triển chữ quốc ngữ ở đầu thế kỷ 20. Chính trong những giai đoạn này, thơ Đƣờng đã có
những tác phẩm dịch xuất sắc, sáng tạo, phát huy đƣợc thi pháp và ngôn ngữ dân tộc nhất.
1. Truyền thống diễn ca thơ Đường bắt đầu từ khi chữ Nôm thịnh hành
Một trong những lĩnh vực mà giai đoạn dịch Hán sang Nôm phát huy đƣợc hết khả
năng của mình là lĩnh vực thi ca. Theo Trần Nghĩa [92:19] thì cùng với sự hình thành của
chữ Nôm, những bản diễn âm thơ cũng xuất hiện. Kinh Thi đƣợc diễn âm sang chữ Nôm
(Mao thi ngâm vịnh thực lục; Thi kinh giải âm, Thi kinh diễn nghĩa, Thi kinh diễn âm...), Qui
khứ lai từ (trong Chủ đề hợp tuyển, Qui khứ lai từ diễn ca) Tương tiến tửu (trong Ca điệu
lƣợc ký) Tỳ bà hành (trong Tỳ bà hành diễn âm ca, Tỳ bà hành thảo, Tỳ bà quốc âm truyện)
Trường hận ca (trong Trƣờng hận ca)...


20


Các tập thơ Đƣờng đƣợc tuyển chọn và dịch đi dịch lại nhiều lần: Đường thi quốc âm,
Đường thi trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca, Đường thi hợp tuyển ngũ luật giải âm,
Đường thi thất tuyệt diễn ca...
Tại sao thơ Đƣờng lại đƣợc diễn ca rất nhiều trong cái thời đại mà hầu nhƣ ai cũng
đọc hiểu đƣợc nguyên tác một cách rất dễ dàng?
Nỗi khao khát đƣợc nghe âm điệu quê hƣơng không phải là nỗi niềm riêng của dân
tộc nào, cho nên dù tôn trọng chữ Hán, xem đó là thứ chữ cao quý, ngƣời Việt Nam vẫn
mong muốn đƣợc nghe lại những ý tình đã đƣợc diễn tả trong những bài thơ Đƣờng, bằng âm
điệu của tiếng Việt thân thiết. Mong muốn đó đƣợc cái căn bản Hán học vững chắc, đƣợc cái
truyền thống dịch thuật lâu đời hỗ trợ tạo thuận lợi tối đa cho các dịch giả diễn ca thơ Đƣờng.
Vả lại, việc thƣởng thức một bài thơ bằng nguyên tác có khác với cái hứng vị khi đọc một
bản dịch hay. Dịch một bài thơ hay, đọc đƣợc một bản dịch hay là tận hƣởng đƣợc hai lần cái
hay, cái đẹp của bài thơ.
2. Các bản dịch thơ Đường trong Hồng Đức Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân [152:51,55] những bài thơ Đƣờng dịch
sớm nhất hiện nay vẫn còn tìm thấy đƣợc là những bài đƣợc sƣu tầm trong bộ Hồng Đức
quốc âm thi tập thế kỷ 15: Bài Tân xuân lữ xá và chùm thơ Thiên thai của Tào Đƣờng.
Bài "Tân xuân lữ xá" nguyên văn bằng chữ Hán là bài "Xuân tịch lữ hoài" của Thôi
Đồ.
Thủy lưu hoa tạ lưỡng vô tình
Tống tận đông phong quá Sở thành
Hồ điệp mộng trung gia vạn lý
Tử qui chi thượng nguyệt tam canh
Cố viên thư động kinh niên tuyệt
Hoa phát xuân thôi mãn kính sinh
Tự thị bất qui, qui cánh đắc

Ngũ hồ yên cảnh hữu thùy tranh"

21


Bài quốc âm là
Hoa bay nước chảy cũng vô tình.
Gió quyến xuân đưa đến Sở thành
Hồ điệp mơ màng nhà mấy dặm
Từ qui khắc khoải nguyệt ba canh
Thư nhàn dễ cách lòng nên bạc
Tóc tuyết khôn cầm thúc lại xanh
Nẻo ấy chẳng về, về ắt được
Năm hồ cảnh vang có ai tranh
[104:131]
Nguyên tác Nhập Thiên Thai
Thụ nhập Thiên Thai thạch lộ tân
Vân hòa thảo tĩnh quýnh vô trần
Yên hà bất tỉnh sinh tiền sự
Thủy mộc không nghi mộng hậu thân
Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt
Thời thời khuyển phệ động trung xuân
Bất tri thử địa qui hà xứ
Tu tựu Đào nguyên vấn chủ nhân
Tào Đƣờng
Dịch quốc âm Lưu Nguyễn nhập động
Cây rợp non tiên một nẻo phân
Đất chăng bụi bụi cỏ êm chân
Khói xanh bóng tiễn xem đương mặt
Nước biếc duyên ưa nọ có thân

Dải non cao, chăng khói nguyệt
Doanh sông thẳm, một đường xuân
Chẳng hay người ấy về đâu tá?
Niệm đến Đào nguyên hỏi chủ nhân
Hồng Đức quốc âm thi tập (tr 98)
Nguyên tác Động trung ngộ tiên nhân

22


Thiên hòa thụ sắc ái thương thương.
Hà trọng nham thâm lộ diểu mang
Vân đậu man sơn vô điểu tước
Thủy tranh, duyên giản hữu sênh hoàng
Bích sa động lý càn khôn biệt
Hồng thụ chi biên nhật nguyệt trường
Nguyệt đắc hoa giãn hữu nhân xuất
Miền linh tiên khuyển phệ Lưu lang
Tào Đƣờng
Dịch quốc âm Lưu Nguyễn động trung ngộ tiên tử
Cây khói xanh xanh thức biếc tương
Trước đông thuở dãi bóng trì đường
Mây che cửa chim bay hết
Suối thay cầm tiếng nhặt xoang
Sông có bích đào non nước dẫy
Cõi nhiều hồng hạnh tháng ngày trường
Cách hoa dầu chẳng người tiên rước
Chó sủa âu là hẳn ấy làng
Hồng Đức quốc âm thi tập (tr 99)
Nguyên tác Động trung hữu hoài

Bất tương thanh sắc lý nghê thường
Trần mộng na tri hạc mộng trường
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang
Ngọc sa dao thảo duyên khê bích
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương
Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang
Tào Đƣờng
Dịch quốc âm Tiên tử hoài lƣu Nguyễn
Chẳng còn nhớ đến khúc nghê thường
Một phút chiêm bao một phút thương

23


×